Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Luận văn tốt nghiệp quản lý đất đai ứng dụng gis và viễn thám đánh giá biến động đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ BIẾN
ĐỘNG ĐẤT TRỒNG LÚA GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

SINH VIÊN THỰC HIỆN
LÊ VĂN TIÊN
MSSV: 13D850103103
LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI - KHÓA 8

2017
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH 52850103

ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ BIẾN
ĐỘNG ĐẤT TRỒNG LÚA GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

SINH VIÊN THỰC HIỆN


LÊ VĂN TIÊN
MSSV: 13D850103103
LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI K8

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN QUỐC HẬU

2017
ii


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Luận văn: “Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động đất trồng lúa giai đoạn 2010
– 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”
Sinh viên thực hiện: LÊ VĂN TIÊN
Lớp: ĐH QLĐĐ K8
Luận văn đã được hoàn thành theo yêu cầu của cá bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ luận
văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản Lí Đất Đai, Khoa Sinh học ứng dụng – Đại
học Tây Đô.
Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2017
Xác nhận của Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

LÊ VĂN TIÊN

NGUYỄN QUỐC HẬU


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quãng thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tây Đô
em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô thuộc
khoa Sinh Học Ứng Dụng đã quan tâm, chỉ dạy tận tình, tạo môi trường tốt nhất để em
đạt kết quả tốt trong học tập. Cùng với sự nổ lực, cố gắn của bản thân và sự hướng dẫn
nhiệt tình của quý Thầy Cơ đã giúp em hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Với lòng
biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn đến:
- Thầy Mai Linh Cảnh đã quan tâm, hỗ trợ tích cực cũng như giải đáp mọi thắc
trong suốt quá trình em theo học tại trường.
- Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Nguyễn Quốc Hậu,
giảng viên khoa Nông Nghệp trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
- Con xin cảm ơn gia đình đã có cơng ni dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để
con có thể học tập đến ngày hơm nay.
Cuối lời Cuối lời em xin gửi lời chúc sức khỏe đến tồn thể q Thầy, Cơ trường
Đại Học Tây Đô, chúc quý Thầy Cô thành công trong công tác giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức bổ ích cho thế hệ tiếp sau chúng em.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

LÊ VĂN TIÊN

i



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động đất trồng lúa
giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” đã được tiến hành trong thời gian
từ ngày 1/3/2017 đến ngày 13/7/2017. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là ứng dụng
ảnh viễn thám, cụ thể là ảnh viễn thám MODIS (MOD09Q1) và công nghệ GIS với mục
tiêu là thành lập được bảng đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và từ đó đánh giá được khả năng ứng dụng của ảnh MODIS
trong theo dõi, đánh giá biến động diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn 2010 – 2015
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Từ kết quả tính tốn chỉ số NDVI của khu vực vùng nghiên
cứu, thiết lập chuỗi ảnh đa phổ với 65 kênh (đối với năm 2010 và năm 2015) và 46 kênh
(đối với năm 2012, 2013, 2014) đã được giải đoán các đối tượng cây trồng. Trên cơ sở
đó tiến hành thành lập bảng đồ hiện trạng sử dụng đất lúa bằng phương pháp chuyển đổi
dữ liệu từ ENVI sang MapInfo, sử dụng các chức năng tích hợp trên phần mềm MapInfo
để tính tốn diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015. Từ kết quả giải đốn ảnh viễn
thám, diện tích đất lúa giai đoạn 2010 – 2015 biến động chủ yếu theo chiều hướng giảm
cụ thể như sau: Tổng diện tích đất lúa năm 2010 so với năm 2015 giảm 4,18% trong đó
địa phương có diện tích giảm nhiều nhất là huyện Phụng Hiệp, tổng diện tích đất lúa
năm 2015 so với năm 2010 giảm 6,03%, bên cạnh các địa phương có diện tích đất lúa
giảm thì huyện Long Mỹ có diện tích đất lúa năm 2015 tăng 9,61% so với diện tích năm
2010. Từ các ứng dụng như: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa, tính
diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh, cug cấp dữ liệu thuộc tính của từng đối tượng,
việc ứng dụng cơng nghệ GIS kết hợp với công nghệ viễn thám đã đem lại hiệu quả cao
trong theo dĩa cũng như đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang.

ii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

2.1

Các thông số kỹ thuật của vệ tinh MOISD

9

2.2

Đặc điểm của một số kênh phổ ảnh MODIS

9

2.3

Đặc điểm ảnh MOD09Q1

10

4.1

Khóa giải đốn ảnh MODIS khu vực tỉnh Hậu Giang

40


4.2

Ma trận sai số phân loại ảnh

49

4.3

Các giá trị tính tổng cột và dịng theo kết quả Bảng 4.2

51

4.4

Diện tích đất trồng lúa sau khi tính tốn trên bảng đồ hiện trạng đã
thành lập

53

4.5

So sánh diện tích đất trồng lúa sau khi giải đoán ảnh so với số liệu
kiểm kê của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang năm
2015.

55

iii



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Nội dung

Trang

2.1

Các thành phần của GIS

12

2.2

Giao diện của phần mềm ENVI 4.8

13

2.3

Giao diện phần mềm Mapinfo 10.5

14

2.4

Sự phát triển của lúa vụ Đông xuân - Hè Thu và sự biến động chỉ số NDVI
(Nguồn: Trần Thị Hiền, 2010)


17

2.5

Tương quan giữa sự phát triển của lúa ở vụ Đông xuân và Hè Thu và sự
biến động của chỉ số NDVI (Nguồn: Trần Thị Hiền, 2010)

17

2.6

Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

19

3.1

Sơ đồ quá trình xử lý ành Modis

21

3.2

Sơ đồ các bước thực hiện đề tài

23

4.1


Ảnh MODIS09Q1 thu thập được

25

4.2

Các bước trong quá trình cắt sơ bộ vùng nghiên cứu

26

4.3

Ảnh trước khi cắt sơ bộ (a) và ảnh sau khi cắt sơ bộ (b)

26

4.4

Các bước trong quá trình cắt ảnh theo địa giới hành chính

27

4.5

Ảnh trước khi cắt theo địa giới hành chính (a) và ảnh sau khi cắt theo địa
giới hành chính (b)

28

4.6


Các bước trong q trình hiệu chỉnh hình học

39

4.7

Trước và sau khi hiệu chỉnh hình học

30

4.8

Các bước tiến hành lọc ảnh

30

4.9

Mối quan hệ giữa chỉ số thực vật NDVI với sự hiện diện của thực vật

32

4.10

Các bước tiến hành quá trình ghép chuỗi ảnh NDVI

33

4.11


Ảnh Hậu Giang tổ hợp dựa trên các kênh phổ 6, 14 và 47

34

4.12

Các bước thực hiện quá trình che chuỗi ành NDVI

35

4.13

Bản đồ phân loại khơng kiểm sốt năm 2010

36

4.14

Giá trị NDVI của 6 đối tượng được phân loại khơng kiểm sốt năm 2010

37

4.15

Các giai đoạn phát triển của cây lúa (giai đoạn trước xạ, giai đoạn phát
triển, giai đoạn lúa chín và giai đoạn sau khi thu hoạch)

37


4.16

Bản đồ phân loại khơng kiểm sốt năm 2015

38

4.17

Giá trị NDVI của 6 đối tượng được phân loại khơng kiểm sốt

39

4.18

Các bước tiến hành khoanh ROI

41

4.19

Vị trí các điểm khảo sát

42

4.20

Các bước thực hiện để lấy giá trị NDVI

44


4.21

Biểu đồ biến động NDVI khu vực thực vật phát triển tốt quanh năm

45

iv


Hình

Nội dung

Trang

4.22

Biểu đồ biến động NDVI khu vực thực vật phát triển tốt quanh năm và có
chu kỳ theo năm

45

4.23

Biểu đồ biến động NDVI khu vực thực vật phát triển kém

46

4.24


Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ trong
1 năm

47

4.25

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ trong
2 năm liên tiếp

47

4.26

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ thu
đông sớm trong 1 năm

47

4.27

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ thu
đông sớm trong 2 năm liên tiếp

48

4.28

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ thu
đông muộn trong 1 năm


48

4.29

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ thu
đông muộn trong 2 năm liên tiếp

48

4.30

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa năm 2010 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

52

4.31

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

53

4.32

Biểu đồ diện tích đất trồng lúa năm 2010 và 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang

54

4.33


Biểu đồ so sánh diện tích đất lúa năm 2010 giữa kết quả giải đoán ảnh
MODIS so với số liệu kiểm kê của Sở TN&MT

56

4.34

Biểu đồ so sánh diện tích đất lúa năm 2015 giữa kết quả giải đốn ảnh
MODIS so với số liệu kiểm kê của Sở TN&MT

56

4.35

Biểu đồ tương quan giữa số liệu điều tra với diện tích giải đốn ảnh
MODIS

57

v


DANH SÁCH CÁC TỪ VẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng anh

Tiếng việt


GIS

Geographic Information System

Hệ thống thông tin địa lý

ENVI

The Environment for Visualizing

Môi trường thể hiện ảnh

ĐBSCL
NDVI

Đồng bằng sông Cửu Long
Chỉ số khác biệt thực vật

The Normalized Difference
Vegetation Index

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

ĐX

Đông Xuân

HT


Hè Thu

TĐm

Thu Đông muộn

MODIS

Moderate-resolution Imaging
Spectroradiometer

Hệ thống quét ảnh đa phổ độ

GPS

Global Positioning System

Hệ thống định vị toàn cầu

UTM

Universal Transverse Mercator

Hệ tọa độ chuyển đổi tổng hợp

WGS-84

World Geodetic Systerm 84


Hệ tọa độ thế giới xây dựng năm 1984

ROI

Region Of Interest

Vùng đại diện

vi


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VẾT TẮT............................................................................... vi
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ..............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................................1
1.3 Nội dung của đề tài ................................................................................................2
1.4 Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1 Cơ sở khoa học về sử dụng đất ..............................................................................3
2.1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai ......................................................................3
2.1.2 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp .........................................................4

2.2 Biến động hiện trạng sử dụng đất ..........................................................................6
2.2.1 Định nghĩa sử dụng đất. ...................................................................................6
2.2.2 Biến động sử dụng đất, các trường hợp và nguyên nhân của biến động đất
đai..............................................................................................................................6
2.2.3 Khái quát về bản đồ biến động sử dụng đất.....................................................6
2.3 Tổng quan về viễn thám và GIS.............................................................................7
2.3.1 Khái niệm viễn thám ........................................................................................7
2.3.2 Nguyên lý hoạt động của viễn thám ................................................................8
2.3.3 Nguyên tắc sử dụng ảnh viễn thám theo dõi biến động...................................8
2.3.4 Đặc điểm ảnh viễn thám MODIS ....................................................................8
2.4 Tổng quan về GIS ................................................................................................10
2.4.1 Khái niệm về GIS ..........................................................................................10
2.5 Giới thiệu phần mềm xử lý ảnh ENVI .................................................................12
2.6 Giới thiệu phần mềm Mapinfo .............................................................................13
2.7 Tổng quan một số đề tài nghiên cứu viễn thám và công nghệ GIS .....................15
2.8 Tồng quan về khu vực nghiên cứu .......................................................................17
2.8.1 Vị trí địa lí ......................................................................................................18
2.8.2 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................18
vii


2.8.3 Kinh tế - xã hội ..............................................................................................19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN ..................................................21
3.1 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................21
3.2 Phương tiện nghiên cứu .......................................................................................22
3.2.1 Tài liệu – số liệu ...........................................................................................22
3.2.2 Phần mềm, thiết bị ........................................................................................22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................25
4.1 Kết quả thu thập ảnh viễn thám và số liệu ...........................................................25
4.2 Kết quả xử lý ảnh .................................................................................................25

4.2.1 Cắt, che ảnh....................................................................................................25
4.2.2 Hiệu chỉnh hình học .......................................................................................28
4.2.3 Biến đổi ảnh ...................................................................................................30
4.2.4 Phân loại khơng kiểm sốt .............................................................................35
4.2.5 Phân loại có kiểm soát ...................................................................................40
4.2.6 Kết quả khảo sát thực tế.................................................................................42
4.2.7 Kết quả phân loại có kiểm sốt ......................................................................43
4.2.8 Kiểm tra độ tin cậy của bản đồ hiện trạng sử dụng đất được giải đoán ........49
4.3 Thành lập bảng đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hậu Giang dựa trên dữ liệu ảnh
giải đốn .....................................................................................................................52
4.4 Tình hình biến động diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2010 – 2015 ................................................................................................................53
4.4.1 Tình hình biến động diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 - 2015 ..............53
4.4.2 So sánh kết quả giải đoán ảnh với số liệu thu thập từ cơ quan Nhà Nước ....55
4.5 Khả năng ứng dụng của ảnh MODIS09Q1 và công nghệ GIS trong đánh giá biến
động diện tích đất trồng lúa........................................................................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................59
5.1 Kết luận ................................................................................................................59
5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60
PHỤ LỤC ......................................................................................................................62

viii


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đối với công tác quản lý đất đai thì cơng nghệ viễn thám và GIS là một trong
những công cụ đắc lực hỗ trợ rất lớn cho các cán bộ địa chính trong việc nắm bắt tình
hình sử dụng đất của khu vực mình quản lý.

Trong giai đoạn hiện nay quá trình sử dụng đất ln có những biến động phức tạp
và khó kiểm sốt, gây khó khăn trong thống kê, kiểm kê hiện trạng sử dụng đất. Đặc
biệt đất trồng lúa là một trong những loại đất có sự biến động nhiều nhất về hiện trạng
sử dụng, theo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu giai đoạn 2011 –
2015 của Đồng Bằng Sơng Cửu Long diện tích đất trồng lúa của ĐBSCL thay đổi qua
các năm cụ thể: Năm 2010 tổng diện tích là 4.120,18 (nghìn ha), giai đoạn cuối năm
2014, đầu năm 2015 diện tích giảm cịn 3.951,00 (nghìn ha), năm 2015 diện tích là
4.030,75 (nghìn ha) do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là chuyển mục đích
sử dụng đất, làm cho diện tích đất trồng lúa ngày càng bị suy giảm đặc biệt là khu vực
ĐBSCL. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì việc áp dụng
những tiến bộ trong lĩnh vực này đem lại hiệu quả rất cao trong việc theo dõi sự biến
động của hiện trạng sử dụng đất. Công nghệ viễn thám và GIS giúp cho cán bộ chun
mơn có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình biến động sử dụng đất trong khu vực mình
quản lý, vừa cho kết quả chính xác, vừ tiết kiệm được thời gian, chi phí.
Hiện nay vấn đề sử dụng ảnh vệ tinh kết hợp với công nghệ tin học đặc biệt là công
nghệ viễn thám và GIS trong công tác thành lập bản đồ đã hạn chế được rất nhiều những
khó khăn về kinh phí cũng như thời gian thành lập bản đồ. Mặt khác, do tính chất đa
thời gian của viễn thám mà thông tin được tách chiết, từ tư liệu viễn thám có khả năng
phản ánh khách quan và đảm bảo tính thời sự, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu biến
động.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động
đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cần được nghiên
cứu.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm mục đích: Theo dõi và đánh giá được hiện trạng đất trồng
lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 – 2015. Thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất trồng lúa qua các năm từ đó so sánh với số liệu kiểm kê qua năm 2010
và năm 2015 xem độ chính xác khoảng bao nhiêu phần trăm, trên cơ sở đó cho thấy
được khả năng áp dụng cơng nghệ viễn thám và GIS trong theo dõi sự thay đổi hiện
trạng đất trồng lúa trong giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Các mục tiêu cụ thể gồm:
1


- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang;
- Đánh giá sự biến động về diện tích trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong
giai đoạn 2010 – 2015;
- Đánh giá khả năng ứng dụng của ảnh viễn thám MODIS và công nghệ GIS trong
việc theo dõi biến động diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 của tỉnh Hậu Giang.
1.3 Nội dung của đề tài
Tiến hành các bước trong quy trình xử lý ảnh viễn thám MODIS thu thập được từ
phần mềm ENVI 4.8 và kết hợp với phần mềm MapInfo để thành lập bảng đồ hiện trạng
sử dụng đất trồng lúa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 – 2015.
Đánh giá tình hình biến động diện tích đất trồng lúa của tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2010 – 2015 dựa trên dữ liệu ảnh giải đốn và diện tích tính được từ bản đồ hiện trạng
sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2010 và năm 2015.
So sánh kết quả diện tích tính được từ việc giải đốn ảnh viễn thám với số liệu
kiểm kê đất đai từ Sở TN&MT đánh giá được khả năng ứng dụng của ảnh viễn thám
MODIS và công nghệ GIS trong thực tiễn.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài “Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động đất trồng lúa giai đoạn
2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” nhằm đánh giá được tình hình biến động
diện tích đất trồng lúa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 – 2015, đồng thời đề tài
còn cho thấy khả năng ứng dụng của viễn thám và công nghệ GIS trong công tác đánh
giá hiện trạng sử dụng đất thông qua ảnh MODIS và bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

2



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học về sử dụng đất
2.1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai
* Khái niệm đất đai
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất đai là
một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của mơi trường
sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa
hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn thực vật và động vật, trạng thái định cư
của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền,
hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa)".
Về quan điểm sinh thái và môi trường của (Lê Văn Khoa, 2000) đất là một vật thể
sống, một vật mang của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất, con người tác động vào đất
cũng chính là tác động vào hệ sinh thái mà đất mang trên mình nó. Đất đai là tài ngun
khơng tái tạo, là vật mang của hệ sinh thái. Đất là thành phần của môi trường thiên nhiên,
của sinh quyển và có mối quan hệ mật thiết với các tài nguyên thiên nhiên khác (như
nước, thực vật...).
Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả
các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ
thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động thực vật và
mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại, hệ thống thủy lợi, đường giao
thơng, các tịa nhà.... (FAO 1995b).
* Vai trị của đất
Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người, là cơ sở
tự nhiên, là tiền đề cho mọi q trình sản xuất. Vai trị cơ bản của đất đai trong việc hỗ
trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1995a) tổng hợp bao gồm:
- Đất là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp không gian
cho con người để ở, xây dựng và vui chơi giải trí;
- Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác;
- Đất là môi trường sống của mọi sinh vật: Con người, động thực vật và vi sinh vật;

- Đất là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn tồn cầu,
vừa là nguồn phát vừa là bể chứa để giảm thiểu khí nhà kính;
- Đất là nơi lưu giữ và vận chuyển nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, lưu trữ
các nguồn tài nguyên và khoáng sản cho con người;
- Đất là bộ đệm, bộ lọc và bến đổi hóa học các chất ơ nhiễm.
3


Đất đai là một yếu tố cơ bản của sản xuất, vừa là đối tượng lao động vừa là tư
liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đó là nơi để con người thực hiện các hoạt
động của mình để tác động vào cây trồng, vật ni để tạo ra sản phẩm. Đất đai còn là tư
liệu lao động trong q trình sản xuất thơng qua việc con người đã biết lợi dụng một
cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hóa học, sinh vật học và các tính
chất khác để tạo tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm.
2.1.2 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
* Khái niệm nhóm đất nơng nghiệp
Nhóm đất nơng nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thuỷ sản, làm muối và
mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp,
đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
* Phân loại đất nông nghiệp
a) Đất sản xuất nông nghiệp (SXN) bao gồm đất trồng cây hằng năm và đất trồng
cây lâu năm.
- Đất trồng cây hằng năm (CHN): Là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây
có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch không quá một năm, kể
cả đất đất sửdụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây
hằng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác.
+ Đất trồng lúa (LUA) là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc
trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng
trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước

còn lại và đất trồng lúa nương.
 Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): Là ruộng trồng lúa nước (bao gồm cả
ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ hai vụ trở lên, kể cả có luân canh, xen canh với
cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không
sử dụng trong thơi gian không quá một năm.
 Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): Là ruộng trồng lúa nước (bao gồm cả
ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trong năm có
thuận lợi mà chỉ trồng thêm một vụ lúa hoặc trông thêm cây hàng năm khác hoặc do khó
khăn đột xuất mà khơng sử dụng trong thời gian không quá một năm.
 Đất trồng lúa nương (LUN): Là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi
dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và
trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác.
+ Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): Là đất trồng các cây hàng năm (trừ đất
trồng lúa), gồm chủ yếu để trồng rau, màu, cây thuốc, mía, đai, gai, cói, sả, dâu tằm, đất
4


trồng cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn ni gia súc. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm
đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
 Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): Là đất bằng phẳng ở đồng
bằng, thung lũng, cao nguyênđể trồng cây hàng năm khác.
 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): Là đất trồng cây hàng
năm khác trên sườn đồi, núi dốc kề cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không
thường xuyên nhưng theo chu kỳ.
- Đất trồng cây lâu năm (CLN): Là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng
từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch là trên một năm, kể cả những loại cây có thời gian
sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch nhiều năm như thanh long, chuối,
nho… Các loại cây lâu năm bao gồm:
+ Cây công nghiệp lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch khơng
phải là gỗ, được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế

biến mới sử dụng được như chè, ca cao, cà phê, dừa, điều…;
+ Cây ăn quả lâu năm: Các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi
hoặc kết hợp với chế biến;
+ Vườn tạp là vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen
lẫn cây hàng năm mà không được công nhận là đất ở;
+ Các loại cây lâu năm khác không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây
ăn quả lâu năm, chủ yếu là cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan trong các đô thị, khu
dân cư nông thôn.
b) Đất lâm nghiệp (LNP): Là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng)
đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới
được trồng rừng hoặc trồng kết hợp với khoanh nuôi tự nhiên. Đất lâm nghiệp bao gồm
đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
- Đất rừng sản xuất (RSX): Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo
quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất rừng phòng hộ (RPH): Là đất để sử dụng vào mục đích phịng hộ đầu nguồn,
bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ mơi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn
sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất rừng đặc dụng (RDD): Là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí
nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn quốc gia, bảo vệ di tích
lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
c) Đất nuôi trồng thủy sản (NTS): Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích ni,
trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.
5


d) Đất làm muối (LMU): Là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối
e) Đất nơng nghiệp khác (NKH): Gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp
trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được

pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho muc đích học tập,
nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
2.2 Biến động hiện trạng sử dụng đất
2.2.1 Định nghĩa sử dụng đất.
Sử dụng đất (Land use): Sử dụng đất là cách thức mà người ta sử dụng bề mặt trái
đất. Sử dụng đất được phân loại như thành thị, nông thôn, đất nông nghiệp, rừng…hoặc
với mức phân loại cụ thể hơn cho những mục đích cụ thể. (Phùng Văn Tiến, 2009).
2.2.2 Biến động sử dụng đất, các trường hợp và nguyên nhân của biến động đất đai.
* Biến động sử dụng đất
Biến động sử dụng đất là sự tăng hay giảm về diện tích đối tượng nào đó trong một
giai đoạn nhất định. (Phùng Văn Tiến, 2009).
* Các trường hợp biến động đất đai
- Được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Được nhà nước thu hồi đất, mất đất do thiên tai
- Trường hợp đất bồi, đất cồn
- Thay đổi mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng, hình thể sử dụng.
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp hoặc chia tách quyền
sử dụng đất.
* Nguyên nhân của biến động đất đai
Do nhà nước: nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
Do người sử dụng đất: Nhu cần chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thể
chấp theo quy định của pháp luật về các quyền của người sử dụng đất
Do tự nhiên gãy, do thiên tai (bão, lũ lụt, xói mịn, sụp lở…) hay do đắt hồi
2.2.3 Khái quát về bản đồ biến động sử dụng đất
Theo khoản 5 điều 3 Luật đất đai 2013 thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ
thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị
hành chính.
6



Để nghiên cứu biến động sử dụng đất người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp
từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: Số liệu thống kê hàng năm, số liệu kiểm kê hoặc
từ các cuộc điều tra. Các phương pháp này có độ chính xác khơng cao, tốn nhiều thời
gian và kinh phí, đồng thời chúng khơng thế hiện được sự thay đổi sử dụng đất từ loại
đất này sang loại đất khác và vị trí khơng gian của sự thay đổi đó. Thành lập bản đồ biến
động sử dụng đất từ tư liệu viễn thám đa thời gian sẽ khắc phục được những nhược điểm
trên.
Bản đồ biến động sử dụng đất ngoài các yếu tố nội dung cơ bản của các Bản đổ
chuyên đề như: bản đồ địa hình, địa vật, giao thơng, thủy văn... phải thể hiện được sự
biến động về sử dụng đất theo thời gian. Các thơng tin về tình hình sử dụng đất, biến
động sử dụng đất kết hợp với các thông tin có liên quan là yếu tố quan trọng phục vụ
cơng tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý đất đai để đảm bảo sử dụng đất bền vững, hiệu
quả, thân thiện môi trường và quan trọng nhất là đảm bảo an ninh lương thực. Ưu điểm
của bản đồ biến động sử dụng đất là thể hiện được rõ sự biến động theo khơng gian và
theo thời gian. Diện tích biển động được thế hiện rõ ràng trên bản đồ, đồng thời cho
chúng ta biết có biến động hay khơng biến động, hay biến động từ loại đất nào sang loại
đất nào. Nó có thể được kết hợp với nhiều nguồn dữ liệu tham chiếu khác để phục vụ có
hiệu quả cho rất nhiều mục đích khác nhau như quản lý tài nguyên, môi trường, thống
kê, kiểm kê đất đai. Về cơ bản, bản đồ biến động sử dụng đất được thành lập trên cơ sở
hai bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại hai thời điểm nghiên cứu vì vậy độ chính xác của
bản đồ này phụ thuộc vào độ chính xác của các bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại hai
thời điểm nghiên cứu.
2.3 Tổng quan về viễn thám và GIS
2.3.1 Khái niệm viễn thám
Viễn thám là một khoa học thu nhận thông tin của bề mặt trái đất mà không tiếp
xúc trực tiếp với bề mặt ấy. Điều này được thực hiện nhờ vào việc quan sát và thu nhận
năng lượng phản xạ, bức xạ từ đối tượng và sau đó phân tích, xử lý, ứng dụng những
thơng tin nói trên (Phạm Văn Thơng, 2010).

Theo Lê Quang Trí (1999) cho rằng: Viễn thám được định nghĩa là sự thu thập và
phân tích thơng tin về các đối tượng, sự thu thập và phân tích thơng tin này được thực
hiện từ một khoảng cách khơng gian khơng có sự tiếp xúc đến các vật thể.
Theo Lê Quang Trung và cộng tác viên (2000), đã định nghĩa về viễn thám và các
chuyên ngành về viễn thám như sau: Viễn thám (Remote sensing): có nhiều định nghĩa
về viễn thám của nhiều tác giả khác nhau , nhìn chung viễn thám là sự thu thập và phân
tích các thơng tin về các đối tượng, sự thu thập và phân tích này được thực hiện từ một
khoảng cách khơng gian khơng có sự tiếp xúc trực tiếp đến các vật thể. Máy bay hay vệ
tinh là những vật mang chủ yếu phục vụ cho sự quan trắc trong viễn thám.
7


2.3.2 Nguyên lý hoạt động của viễn thám
Nguyên lý cơ bản của viễn thám đó là đặc trưng phản xạ hay bức xạ của các đối
tượng tự nhiên tương ứng với từng giải phổ khác nhau. Kết quả của việc giải đốn các
lớp thơng tin phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về mối tương quan giữa đặc trưng
phản xạ phổ với bản chất, trạng thái của các đối tượng tự nhiên. Những thông tin về đặc
trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên sẽ cho phép các nhà chuyên môn chọn các
kênh ảnh tối ưu, chứa nhiều thông tin nhất về đối tượng nghiên cứu, đồng thời đây cũng
là cơ sở để phân tích nghiên cứu các tính chất của đối tượng, tiến tới phân loại chúng.
2.3.3 Nguyên tắc sử dụng ảnh viễn thám theo dõi biến động
- Các ảnh sử dụng để theo dõi biến động một khu vực, phải ở cùng một hệ tọa độ
lưới chiếu.
- Ảnh phải có độ phân giải như nhau.
- Ảnh có độ phân giải càng cao thì các tượng tượng phản xạ càng mạnh, thông tin
về các đối tượng thực phủ càng chi tiết hơn và ngược lại. Vì vậy ảnh có cùng độ phân
giải các đối tượng thực phủ sẽ cho phản xạ gần như nhau, và khi đó chồng lớp đối tượng
trên hai ảnh cho kết quả biến động chính xác hơn.
- Ảnh phải được phân tích giải đốn ở các bước sóng như nhau.
- Khu vực nghiên cứu của ảnh phải như nhauHai ảnh phải được chụp trên cùng

một khu vực hoặc được cắt theo ranh giới hành chính của khu vực nghiên cứu.
2.3.4 Đặc điểm ảnh viễn thám MODIS
* Khái quát ảnh vệ tinh MODIS
MODIS là bộ cảm viễn thám chủ yếu của vệ tinh Terra được phóng lên quỹ đạo
vào ngày 18/12/1999 và vệ tinh Aqua được phóng vào ngày 4/5/2002. Trong khoảng
thời gian một ngày đêm, các bộ cảm của vệ tinh sẽ quét gần hết Trái đất trừ một số dải
hẹp ở vùng xích đạo, các dải này sẽ được phủ hết vào ngày hơm sau (Viện khí tượng
thủy văn và mơi trường, 2012).
MODIS được thiết kế để thu thập 50 bước sóng của ánh sáng nhưng các vệ tinh
hiện đang trong quỹ đạo chỉ thu được 36 bước sóng, bao gồm các bước sóng từ 0.4μm
đến 14.4μm. Độ phân giải của dữ liệu khoảng từ 250 đến 1000 m tùy thuộc vào bước
sóng được ghi lại. (Ruizhi Ren, 2009).
Ảnh MODIS cung cấp dữ liệu về đất liền, biển và khí quyển một cách đồng thời.
Tùy vào mục đích nghiên cứu mà sử dụng các kênh phổ khác nhau. Vệ tinh Terra và
Aqua mang bộ cảm MODIS ban ngày đi từ Bắc xuống Nam, qua xích đạo khoảng 10h30’
và 13h30’ giờ địa phương, thời gian bay hết một vòng quanh Trái đất xấp xỉ 1h40’. Về
ban đêm thì chiều bay của vệ tinh ngược lại. Như vậy vệ tinh TERRA và AQUA sẽ bay
8


qua lãnh thổ Việt Nam một ngày bốn lần vào khoảng 10h30’, 13h30’, 22h30’ và 1h30’,
do đó ở Việt Nam sẽ thu được ảnh MODIS bốn lần trong một ngày. (Viện Khí tượng
thủy văn và Mơi trường, 2012).
Bảng 2.1: Các thông số kỹ thuật của vệ tinh MOISD
Độ cao quỹ đạo
Quỹ đạo
Thời gian qua xích đạo
Tốc độ quét
Độ phủ
Kích thước

Trọng lượng
Độ phân giải bức xạ
Độ phân giải không gian

705 km
Đổng bộ mặt trời
10:30 a.m hoặc 1:30 p.m
20.3 rpm
2330 km
1,0 x 1,6 x 1,0 m
228,7 kg
12 bits
250 m (kênh 1-2)
500 m (kênh 3-7)
1000 m (kênh 8-36)
1 – 2 ngày

Chu kỳ lặp

(Nguồn: )

Bảng 2.2: Đặc điểm của một số kênh phổ ảnh MODIS
Kênh
1
2
3
4
5
6
7


Bước sóng (nm)

Độ phân giải khơng Lưu trữ (bit)
gian (m)

620 – 670
841 – 876
459 – 479
545 – 565
1230 – 1250
1628 – 1652
2105 - 2155

250
250
500
500
500
500
500

12
12
12
12
12
12
12


(Nguồn: )

* Ứng dụng của ảnh vệ tinh MODIS
Với đặc tính chụp phủ vùng rộng lớn, độ phân giải thời gian cao cộng với nhiều
kênh thiết kế chuyên để tính hiệu chỉnh ảnh hƣởng khí quyển đã làm tăng khả năng sử
dụng ảnh MODIS trong nghiên cứu những vùng nhiệt đới nhiều mây (Trần Hùng, 2007).
Mặc dù độ phân giải không gian của ảnh vệ tinh MODIS không cao nhưng với tầm
phủ rộng, thời gian quan trắc liên tục và đặc biệt là miễn phí, liệu ảnh vệ tinh MODIS
là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cao đối với các nhà khoa học trong việc thực hiện
những nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, dữ liệu ảnh vệ tinh MODIS có độ phân giải
phổ khá cao với 36 kênh phổ làm tăng tính ứng dụng của MODIS trong hầu hết các

9


nghiên cứu hiện nay vì độ phân giải phổ càng lớn thì khả năng phân biệt, nhận biết và
giải đốn các đối tượng càng cao.
 Ưu điểm của dữ liệu ảnh MODIS trong xác định cơ cấu cây trồng:
Mục tiêu nghiên cứu dựa trên hiện trang cơ cấu mùa vụ làm cơ sở để chuyển đổi
sang hiện trạng xâm nhập mặn của khu vực nghiên cứu. Lựa chọn dữ liệu ảnh phù hợp
với mục tiêu là công việc quyết định đến kết quả tối ưu nhận được. Ảnh MODIS được
cung cấp miễn phí và đầy đủ với độ phân giải thời gian cao (hàng ngày, 8 ngày) thích
hợp để nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng, kể cả ngắn ngày
lẫn dài ngày. Dựa trên sự biến động của chỉ số NDVI được tính tốn từ ảnh có thể giúp
ta xác định được cụ thể thời gian của quá trình canh tác (thời gian gieo trồng, giai đoạn
phát triển mạnh nhất cũng như thời gian thu hoạch) từ đó giúp xác định đối tượng cây
trồng và hình thức canh tác nơng nghiệp cụ thể.
Ảnh MODIS hằng ngày tuy có độ phân giải thời gian cao hơn nhưng với mức độ khai
thác thông tin phục vụ cho nghiên cứu thì khơng cần thiết, sẽ tốn nhiều thời gian xử lý
ảnh và giải đoán, đồng thời dung lượng lưu trữ cao cũng hơn gấp nhiều lần. Do đó trong

nghiên cứu này sử dụng ảnh MOD09Q1, độ phân giải thời gian 8 ngày với hai kênh đỏ
và hồng ngoại gần.
Bảng 2.3: Đặc điểm ảnh MOD09Q1
Kênh

Bước sóng (μm)

Độ phân giải thời
gian (ngày)

Độ phân giải không
gian (m)

RED
NIR

0,620 – 0,670
0.841 – 0,876

8
8

250
250

2.4 Tổng quan về GIS
2.4.1 Khái niệm về GIS
Theo Ducker (1979) định nghĩa, GIS là một trường hợp đặc biệt của hệ thống thơng
tin, ở đó có cơ sở dữ liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng phân bố khơng gian, các
hoạt động sự kiện có thể được xác định trong khoảng không như đường, điểm, vùng.

Theo Burrough (1986) định nghĩa, GIS là một công cụ mạnh dùng để lưu trữ và truy
vấn, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu khác
nhau.
Theo Nguyễn Kim Lợi và ctv (2009) Hệ thống thông tin địa lý được định nghĩa
như là một hệ thống thơng tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ
sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm hỗ trợ việc thu nhận, lưu trữ,
quản lí, xử lí, phân tích và hiển thị các thơng tin khơng gian từ thế giới thực ñể giải quyết
các vấn đề tổng hợp từ thơng tin cho các mục đích con người đặt ra.

10


* Các thành phần của GIS
GIS bao gồm 05 thành phần: Thiết bị, phần mềm, số liệu, tổ chức và chính sách quản lý,
chuyên viên.
- Thiết bị: Thiết bị bao gồm máy vi tính (computer), máy vẽ (plotters), máy in
(printer), bàn số hoá (digitizer), thiết bị quét ảnh (scanners), các phương tiện lưu trữ số
liệu (Floppy diskettes, optical cartridges, C.D ROM).
- Phần mềm: là bộ não của hệ thống, phần mềm GIS rất đa dạng và có thể chia làm
3 nhóm (nhóm phần mềm quản đồ họa, nhóm phần mềm quản trị bản đồ và nhóm phần
mềm quản trị, phân tích khơng gian).
- Số liệu: bao gồm dữ liệu khơng gian (dữ liệu bản đồ) và dữ liệu thuộc tính (dữ
liệu phi không gian). Dữ liệu không gian miêu tả vị trí địa lý của đối tượng trên bề mặt
Trái đất. Dữ liệu thuộc tính miêu tả các thơng tin liên quan đến đối tượng, các thơng tin
này có thể được định lượng hay định tính.
- Tổ chức và chính sách quản lý: Ðây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả
năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công
nghệ GIS. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải
được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ
người sử dụng thông tin.

- Chuyên viên: Đây là một trong những hợp phần quan trọng của cơng nghệ GIS,
địi hỏi những chun viên hướng dẫn sử dụng hệ thống để thực hiện các chức năng
phân tích và xử lý các số liệu. Địi hỏi phải thơng thạo về việc lựa chọn các cơng cụ GIS
để sử dụng, có kiến thức về các số liệu đang được sử dụng và thông hiểu các tiến trình
đang và sẽ thực hiện.
* Ứng dụng của hệ thơng tin địa lý GIS
- Mơi trường
- Khí tượng thủy văn
- Nông nghiệp
- Giao thông
- Y tế

11


Hình 2.1 :Các thành phần của GIS

2.5 Giới thiệu phần mềm xử lý ảnh ENVI
ENVI là viết tắt của “The Environment for Visualizing Image” , là một phần mềm
xử lý tư liệu viễn thám của Research System Inc, Mỹ. ENVI được cấu trúc thành 12
Module chính, được viết bằng ngơn ngữ IDL (Interactive Data Language), một trong
những ngôn ngữ lập trình cấu trúc mạnh (Lê Văn Trung, 2005) với các cơng cụ có khả
năng hiển thị, định vị và phân tích ảnh số với một mơi trường và giao diện thân thiện
với người sử dụng, đáp ứng các thao tác thuật toán về xử lý ảnh vệ tinh và ảnh máy bay.
Theo Lê Văn Trung (2005), các ưu điểm của ENVI được thể hiện ở cách tiếp cận
trong công tác xử lý ảnh, đó là việc kết hợp các kỹ thuật dựa trên kênh phổ và kỹ thuật
dựa trên tập tin. Khi dữ liệu được mở, các kênh phổ được lưu vào danh sách chờ xử lý
của chương trình, hoặc khi các tập tin được mở, các kênh phổ của các tập tin được xử lý
như một nhóm. ENVI có tất cả các chức năng xử lý ảnh cơ bản, trong chế độ tương tác
với người sử dụng về đồ họa. Đặc biệt trong khi xử lý, ENVI khơng có giới hạn về kênh

phổ được xử lý đồng thời do vậy các dữ liệu ảnh siêu phổ cũng có thể được xử lý và
phân tích bằng ENVI.
* Những tính năng nổi trội của bộ phần mềm ENVI bao gồm:
- Làm việc (hiển thị và xử lý) số lượng và dung lượng ảnh lớn;
- Đọc, hiển thị và phân tích nhiều định dạng (format) ảnh vệ tinh, ảnh thông dụng,
dữ liệu raster và DEM;
- Khai thác thông tin từ nhiều loại ảnh vệ tinh và ảnh hàng không khác
(VNREDSat-1, SPOT, Landsat, ASTER, QuickBird, GeoEye, WorldView,...)
12


- Trộn các dạng ảnh (ảnh quang học, ảnh radar…) nhằm hiểu rõ đặc điểm của vùng
nghiên cứu;
- Bộ công cụ xử lý ảnh đa dạng dựa trên các phương pháp khoa học đã được kiểm
chứng như công cụ xử lý hình học, cơng cụ phân tích phổ, cơng cụ phân tích dữ liệu và
các cơng cụ nâng cao;
- Khả năng làm việc với dữ liệu vector (các định dạng shapefile, MIF, DXF và
GPS) và kết nối trực tiếp với phần mềm ArcGIS cho phép dễ dàng tích hợp kết quả phân
tích ảnh vào cơ sở dữ liệu và quy trình ứng dụng bản đồ GIS;
- Với ngơn ngữ lập trình IDL, ENVI có khả năng tùy biến và mở rộng theo u
cầu quy trình xử lý phân tích ảnh của khách hàng.

Hình 2.2: Giao diện của phần mềm ENVI 4.8

2.6 Giới thiệu phần mềm Mapinfo
MapInfo là một trong những phần mềm phục vụ cho việc xây dựng và quản lý dữ
liệu hệ thống thông tin địa lý.
MapInfo trang bị khả năng xử lý dữ liệu (bao gồm cả những lệnh truy vấn SQL để
chọn ra đối tượng) và các đặc tính hiển thị giá trị trên màn hình:
- MapInfo có khả năng mở các tập tin dữ liệu dạng DBASE hoặc FoxBASE,

Lotus 1-2-3 và Microsoft Excel. Nhập vào các tập tin hình ảnh với nhiều dạng thức khác
nhau. Ngồi ra, MapInfo cịn có thể tự tạo tập tin dữ liệu của nó;
- MapInfo cho phép xem thơng tin trong 3 loại cửa sổ: Map, Browser và Graph
tương ứng với cửa sổ bản đồ, bảng thuộc tính và đồ thị. Kỹ thuật liên kết “nóng” của
13


các loại cửa sổ cho phép xem cùng một thông tin trên nhiều cửa sổ khác nhau. Khi thay
đổi thông tin trong một cửa sổ, sự thay đổi này sẽ được cập nhật một cách tự động sang
các cửa sổ khác;
- MapInfo cho phép phủ nền bản đồ bằng những tấm ảnh điểm. Khả năng này
làm tăng qui mô, giá trị của bản đồ nền.
- Khả năng thực hiện những sự lựa chọn bằng ngôn ngữ SQL của MapInfo cho
phép thực hiện phép chọn đối tượng nhanh chóng và tiện lợi trên một hay nhiều bảng;
- Bộ công cụ vẽ, hiệu chỉnh bản đồ và các hàm chức năng hoàn hảo khác trợ
giúp trong quá trình xây dựng bản đồ;
- Công cụ Save Workspace cho phép lưu tất cả cửa sổ đang làm việc vào một
tập tin duy nhất. Điều này giúp mở các cửa sổ cần thiết một cách nhanh chóng, tiết kiệm
thời gian, tránh sai sót;
- MapInfo cho phép xây dựng trang in trong cửa sổ Layout với tập lệnh trợ giúp
rất hữu hiệu;
- MapInfo cho phép thay đổi hệ quy chiếu của các lớp bản đồ khi bắt đầu số hóa
cũng như khi hiển thị chúng.
MapInfo là một phần mềm được thiết kế để hòa hợp với các phần mềm khác, người
sử dụng không phải thay đổi cách làm việc trên máy tính, MapInfo chỉ làm thay đổi kết
quả nhận được. Có thể bắt đầu làm việc với MapInfo trên nguồn dữ liệu trong bảng tính
Excel, bảng dữ liệu của Foxpro, các bảng vẽ CAD hoặc những dữ liệu địa lý khác. Nếu
chưa có sẵn nguồn dữ liệu, MapInfo cung cấp công cụ để tạo ra nguồn dữ liệu phù hợp.
(TS. Phạm Thị Xuân Thọ - Nguyễn Xuân Bắc, Giáo trình lý thuyết và thực hành
MapInfo).


Hình 2.3: Giao diện phần mềm Mapinfo 10.5
14


×