Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Giao án chuyên đề lịch sử 10 mới 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 55 trang )

Ngày soạn: 12/03/2023
Tuần dạy: 26

TPCT: 26
Lớp dạy: 10a2.

CHUYÊN ĐỀ 3:
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
Môn học: Lịch sử; lớp: 10
Thời gian thực hiện: (số tiết: 02)

Mục I: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Một số mơ hình nhà nước qn chủ Việt Nam tiêu biểu
+ Nhà nước quân chủ thời Lý - Trần.
+ Nhà nước quân chủ thời Lê sơ.
+ Nhà nước quân chủ thời Nguyễn.
- Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858
+ Quốc triều hình luật.
+ Hồng Việt luật lệ.
2. Về năng lực
- Tìm hiểu tư liệu để tìm hiểu về một số mơ hình nhà nước quân chủ Việt Nam tiêu biểu:
Nhà nước quân chủ thời Lý - Trần, thời Lê sơ, thời Nguyễn.
- Nêu và phân tích được đặc điểm của mơ hình nhà nước qn chủ Việt Nam thơng qua ví
dụ cụ thể: Nhà nước quân chủ thời Lý - Trần, thời Lê sơ, thời Nguyễn. Những điểm khác của nhà
nước thời Lê sơ so với nhà nước quân chủ thời Lý - Trần; Những điểm khác của nhà nước thời
Nguyễn so với nhà nước thời Lê sơ.
- Phân tích được nét chính của hai bộ luật tiêu biểu của nhà nước quân chủ Việt Nam:
Quốc triều hình luật và Hồng Việt luật lệ và rút ra được điểm chung của hai bộ luật trên.
3. Về phẩm chất


- Qua bài học hình thành ở học sinh phẩm chất yêu nước, tự hào về những thành tựu mà
cha ông đã đạt được để xây dựng nhà nước Đại Việt lớn mạnh.
- Hình thành cho học sinh phẩm chất nhân ái, tinh thần gắn kết dân tộc.
- Học sinh có ý thức chấp hành các quy định của nhà nước.
- Rèn cho học sinh ý thức trung thực, trách nhiệm khi tham gia các hoạt động học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu (Tài liệu, thiết bị, học liệu)
- Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10
- Tranh ảnh, tư liệu về mô hình nhà nước quân chủ thời Lý - Trần, thời Lê sơ, thời
Nguyễn.
- Máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1.Khởi động: 5ph
a, Mục tiêu: Học sinh nêu được những hiểu biết của mình về nhà nước quân chủ, tạo hứng thú
trước khi vào bài học.


b, Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân.
+ GV cung cấp cho học sinh 10 từ khóa, yêu cầu học sinh chọn 5 từ thể hiện những nét
chính về nhà nước quân chủ Việt Nam.
(1). Vua đứng đầu.
(2). Vua cai trị độc đoán.
(3). Thống nhất từ trung ương đến địa phương.
(4). Quyền lực tập trung ở trung ương.
(5). Tăng cường bóc lột nhân dân.
(6). Hình thành từ thế kỉ IX.
(7). Hình thành từ thế kỉ X.
(8). Quan lại tuyển chọn từ nhiều nguồn.
(9). Quan lại được tuyển chọn từ hoàng tộc.

(10). Vua và thái thượng hoàng điều hành.
- Thực hiện nhiệm vụ
+ HS xác định và thực hiện nhiệm vụ.
+ Sản phẩm: HS chọn ra được 5 từ thể hiện những nét chính về nhà nước quân chủ
(1,3,4,7,8)
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV gọi 2-3 HS trả lời câu hỏi.
+ GV gọi HS khác nhận xét câu trả lời của bạn, đưa ra quan điểm của mình.
- Kết luận, nhận định.
Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài.
2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
I.Mục I: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858.
1.Một số mơ hình nhà nước qn chủ tiêu biểu.
Tiết 01:
Hoạt động 1: Tìm hiểu Nhà nước quân chủ thời Lý – Trần, Lê sơ, Nguyễn. 30ph
I.1.a. Nhà nước quân chủ thời Lý – Trần: 10ph
a, Mục tiêu: Nêu được những nét cơ bản của nhà nước quân chủ. Phân tích được đặc điểm của
nhà nước quân chủ thời Lý – Trần. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần.
b)Tổ chức thực hiện:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Học sinh nghiên cứu SGK phần I.1.a. Nhà nước quân chủ thời Lý – Trần. HS nghiên cứu
Hình 1-SGK/45, tư liệu 1,2- SGK/46, Hình 2-SGK/46 tìm hiểu các nội dung sau:
+ Thế nào là nhà nước quân chủ?
+ Đặc điểm của của mơ hình nhà nước qn chủ thời Lý- Trần.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần.


- Hình thức: Cặp đơi.
- Thời gian: 10 phút.
2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định và thực hiện nhiệm vụ.
- HS làm việc cá nhân, sau đó ghi vào vở, thảo luận, thống nhất với bạn cùng cặp đôi.
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.
- Sản phẩm: HS ghi các câu trả lười vào vở.
3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV gọi đại diện các cặp đơi cặp đơi báo cáo sản phẩm của mình.
- GV tổ chức cho các cặp đôi nhận xét về các sản phẩm được báo cáo.
-GV mở rộng các vấn đề:
(1). GV khái quát sự ra đời của nhà Lý – Trần.
(2). Yêu cầu học sinh trả lười câu hỏi: Khai thác các tư liệu 1, 2 giúp em hiểu gì về
chính sách cai trị của nhà nước qn chủ thời Lý - Trần?
GV gợi ý trả lời:
- Các tư liệu 1, 2 cho thấy chính sách thân dân, chú trọng đến đời sống nhân dân của nhà nước
quân chủ thời Lý - Trần, cụ thể:
+ Tư liệu 1 đề cập đến việc vua Lý Thái Tông cày ruộng tịch điền để làm gương cho dân
chúng, đồng thời khuyến khích dân chúng sản xuất.
+ Tư liệu 2 thể hiện việc coi trọng nhân dân lấy việc chăm lo cho dân làm gốc rễ của sự
phát triển đất nước.
4. Kết luận, nhận định
Sau khi thảo luận, GV cùng HS thống nhất một số nội dung.
I. Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858.
1.Một số mơ hình nhà nước quân chủ tiêu biểu.
a, Tìm hiểu Nhà nước quân chủ thời Lý – Trần.
- Nhà nước quân chủ: Là nhà nước do vua đứng đầu có quyền lực tối cao. Quyền lực nhà nước
tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Đặc điểm của nhà nước qn chủ thời Lý – Trần: Là mơ hình nhà nước quân chủ tập quyền
thân dân.
+ Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ quyền lực tối cao.
+ Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương:
+ Thi hành nhiều chính sách "an dân":

- Tổ chức nhà nước thời Lý – Trần:
+ Vua đứng đầu nhà nước.
+ Ở trung ương: các đại thần, các cơ quan văn phịng, các bộ giúp vua cai quản những
cơng việc của đất nước. Ngồi ra cịn một số cơ quan chuyên môn khác.
+ Ở địa phương, cả nước được chia thành các lộ, phủ do quý tộc, tôn thất cai quản; dưới


phủ là huyện/châu; hương/giáp, thơn/xã.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Nhà nước quân chủ thời Lê sơ: 10ph
1. Mục tiêu: HS nêu được những nét cơ bản của tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ. Đánh giá
được điểm tiến bộ của bộ máy nhà nước thời kì này so với thời Lý- Trần.
2. Tổ chức thực hiện
-Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS căn cứ vào SGK mục I.1.b Nhà nước quân chủ thời Lê sơ, thực hiện các u
cầu sau:
1.Hãy cho biết đặc điểm của mơ hình nhà nước quân chủ Đại Việt thời Lê sơ?
2. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ được tổ chức như thế nào?
3. So sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ với tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý Trần?
+ Hình thức: nhóm
+ Thời gian: 10- 15 phút
- Tổ chức thực hiện
+ HS xác định nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
+ HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ, sau đó làm việc nhóm, hồn thành sản phẩm nhóm.
+ GV quan sát, hỗ trợ các nhóm HS
+ Sản phẩm: HS ghi chép các câu trả lời vào vở
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ (20-25 phút)
+ Các nhóm nộp sản phẩm, nhóm được chỉ định trình bày cử đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.
+ GV tổ chức cho HS các nhóm khác nhận xét theo kĩ thuật 3-2-1. (3 điểm khen-2 điểm chê (nếu
có) -1 yêu cầu, câu hỏi thắc mắc đề nghị giải đáp)
+ GV tổ chức mở rộng, khắc sâu kiến thức ngoài SGK một số nội dung sau:

1. Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tơng.
2. Điểm mới và tiến bộ của bộ máy nhà nước thời Lê sơ (nhất là thời Lê Thánh Tông) ở
một số điểm như:
-Bỏ chức Tể tướng và một số chức quan trung gian, tăng cường quyền lực cho nhà
vua; lập ra lục bộ, lục khoa, lục tự. (GV giải thích)
- Tăng cường việc thanh tra, giám sát hoạt động của các chức quan, các cơ quan,
tránh lạm quyền, nâng cao trách nhiệm.
- Việc lập các các Đạo thừa tuyên với 3 ti cai quản; coi trọng cấp xã- xã trưởng.
3. Mở rộng thêm: Chế độ hồi tỵ (anh em họ hàng không cùng làm quan ở 1 địa phương)
tuyển dụng quan lại nghiêm, chống tham nhũng. Đây là những biện pháp tổ chức có giá trị là bài
học cho tổ chức nhà nước hiện nay.
-Nhận định của nhà nghiên cứu Benzin (Nga) khi nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước
thời Lê: “có trình độ chun mơn hố cao hơn hẳn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, và
thậm chí ngay cả phương Tây thời trung cổ cũng khơng biết đến một chính quyền với các cơ quan
chức năng hoàn chỉnh đến như vậy”
-Kết luận, nhận định:


+ GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc và chất lượng sản phẩm của HS.
+ GV cùng thống nhất với HS một số nội dung sau
b. Nhà nước quân chủ thời Lê sơ
- Đặc điểm: được tổ chức theo mơ hình qn chủ tập quyền quan liêu (tăng cường quyền lực
vào tay vua và chính quyền trung ương; nhiều cơ quan chuyên môn được thành lập)
- Tổ chức bộ máy nhà nước: quy củ, hoàn thiện.
+ Ở trung ương: vua đứng đầu, tập trung quyền lực.
Giúp việc cho vua là các quan đại thần, đứng đầu các cơ quan (lục bộ, lục khoa, lục tự…)
+ Ở địa phương: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti cai quản. Dưới đạo là
phủ- huyện (châu)- xã.
-So với bộ máy nhà nước thời Lý – Trần, bộ máy nhà nước thời Lê sơ được tổ chức quy mơ
và hồn thiện hơn, cơ cấu quyền lực và chức năng của các cơ quan được quy định cụ thể, rõ

ràng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhà nước quân chủ thời Nguyễn: 10ph
a. Mục tiêu: HS nêu được cấu trúc và đặc điểm của nhà nước quân chủ ở Việt Nam thời Nguyễn.
HS so sánh với mơ hình nhà nước quân chủ thời Lê sơ.
b. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ HS làm việc cá nhân, nhóm: chia lớp mỗi bàn là 1 nhóm. Các nhóm đọc SGK:
1/ Nêu cấu trúc mơ hình nhà nước qn chủ thời Nguyễn.
2/ Hoàn thành phiếu học tập (đặc điểm của nhà nước quân chủ thời Nguyễn)
PHIẾU HỌC TẬP
Đặc điểm của mơ hình nhà nước qn chủ tập quyền chun chế thời Nguyễn.
 Nhà nước thời Nguyễn là mơ hình nhà nước ………cao độ với những đặc điểm sau:
+ Vua nắm giữ quyền lực….., lập và trao quyền nhiều hơn cho các …..trực tiếp của vua (Nội các,
Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện,.vv..) để tập trung quyền lực cho nhà vua.
+ Bỏ bớt các cơ quan, chức quan …..ở trung ương, tăng quyền lực cho các cơ quan tư pháp và
giám sát.
+ ……..của chính quyền địa phương. Đặc biệt, từ sau cải cách Minh Mạng, cấp .….do vua và
triều đình trực tiếp quản lí.
Hãy lựa chọn các cụm từ sau điển vào chỗ trống: quân chủ chuyên chế tập quyền, trung gian ,
tối cao, cơ quan giúp việc, tỉnh, kiểm sốt và hạn chế quyền lực.
3/ Tìm điểm khác so với mơ hình nhà nước thời Lê sơ.
+ Thời gian: 12 phút
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân và ghi vào vở, sau đó thảo luận với các bạn cùng
nhóm để hồn thành phiếu học tập, thống nhất câu trả lời theo yêu cầu.
Gv quan sát, hỗ trợ các nhóm.
- Báo cáo kết quả, thảo luận:


Gv cho đại diện của 2-3 nhóm báo cáo sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định:

* Cấu trúc mơ hình nhà nước qn chủ thời Nguyễn

* Phiếu học tập
Những đặc điểm của mơ hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn.
 Nhà nước thời Nguyễn là mơ hình nhà nước qn chủ chuyên chế tập quyền cao độ với những
đặc điểm sau:
+ Vua nắm giữ quyền lực tối cao, lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực
tiếp của vua (Nội các, Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện,...) để tập trung quyền lực cho
nhà vua.
+ Bỏ bớt các cơ quan, chức quan trung gian ở trung ương, tăng quyền lực cho các cơ quan tư
pháp và giám sát.
+ Kiểm soát và hạn chế quyền lực của chính quyền địa phương. Đặc biệt, từ sau cải cách Minh
Mạng, cấp tỉnh do vua và triều đình trực tiếp quản lí.
* Những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ.
- Một số điểm khác trong tổ chức nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ:
+ Ở trung ương, lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp của vua như Nội
các, Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện,... để tập trung quyền lực cho nhà vua. Tăng
quyền lực cho các cơ quan tư pháp và giám sát (Đại lí tự, Đơ sát viện, Ngự sử đài,...).
+ Ở địa phương, từ sau cải cách Minh Mạng, cấp tỉnh do vua và triều đình trực tiếp quản lí.
3.Luyện tập: 5ph
a, Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về mơ hình, tổ chức nhà nước quân chủ thời Lý –
Trần.
b, Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân.


+ HS vẽ sơ đồ chi tiết về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý và thời Trần.
- Thực hiện nhiệm vụ
+ HS xác định và thực hiện nhiệm vụ.

+ Sản phẩm: HS vẽ được sơ đồ chi tiết tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV gọi 2 HS vẽ lên bảng. Một HS vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, một HS
vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần.
+ Các HS khác vẽ vào trong vở.
- Kết luận, nhận định
GV gọi HS nhận xét sản phẩm của 2 HS trên bảng.
+ Sau đó, GV đánh giá, trình chiếu sơ đồ chi tiết để HS điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm
của mình.
HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Mơ hình nhà nước quân chủ thời Nguyễn xuất hiện ở thời gian nào?
A. Thế kỉ XI
B. Thế kỉ XV
C. Thế kỉ XVI
D. Thế kỉ XIX
Câu 2.Tính quân chủ được tăng cường vào thời Nguyễn được thể hiện rõ ở yếu tố
A. quyền lực của trung ương gia tăng
B. quyền lực của hoàng đế gia tăng
C. thẩm quyền của địa phương giảm
D. thẩm quyền của cấp tỉnh yếu
Câu 3. Cấu trúc của mơ hình nhà nước qn chủ thời Nguyễn có điểm mới là
A. lập ra các cơ quan giám sát
B. bỏ các bộ phận trung gian ở cấp trung ương
C. lập ra cấp tỉnh ở địa phương
D. pháp luật nghiêm khắc
Câu 4. Các cơ quan văn phịng, hành chính, giám sát giúp việc cho vua đều được
A. tăng bổng lộc
B. tăng quyền hành
C. giảm quyền hành
D. giảm bổng lộc

Câu 5. Điểm tích cực được kế thừa và phát huy của bộ máy quân chủ thời Nguyễn từ triều
đại trước đó là:
A. tính thống nhất và chặt chẽ
B. tính chuyên chế, hà khắc
C. tính đồn kết
D. tính nhân dân


4: Vận dụng: 5ph
a.Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ được giao
b.Tổ chức thực hiện: Ngồi giờ lên lớp
- Hình thức tổ chức: cá nhân (dành cho 1 số HS có hứng thú, lựa chọn môn Ls)
- Nhiệm vụ: Theo em, nhà nước ta nên học hỏi những chính sách tiến bộ nào từ cách tổ chức bộ
máy nhà nước của thời Lê sơ để kiện toàn và làm trong sạch bộ máy nhà nước hiện nay?
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện và nộp sẩn phẩm qua Zalo nhóm lớp.
- Yêu cầu cần đạt: HS chỉ ra được những chính sách tiến bộ trong tổ chức nhà Lê sơ có thể lấy
làm bài học cho hiện nay như: tăng cường công tác thanh tra; chức năng các cơ quan cần cụ thể,
tránh chồng chéo; chống tham nhũng, kết bè phái…


Ngày soạn: 19/03/2023
Tuần dạy: 27

TPCT: 27
Lớp dạy: 10a2.

CHUYÊN ĐỀ 3:
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
Môn học: Lịch sử; lớp: 10
Thời gian thực hiện: (số tiết: 01)


Mục I.2: Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858
+ Quốc triều hình luật.
+ Hồng Việt luật lệ.
2. Về năng lực
- Phân tích được nét chính của hai bộ luật tiêu biểu của nhà nước quân chủ Việt Nam:
Quốc triều hình luật và Hồng Việt luật lệ và rút ra được điểm chung của hai bộ luật trên.
3. Về phẩm chất
- Qua bài học hình thành ở học sinh phẩm chất yêu nước, tự hào về những thành tựu mà
cha ông đã đạt được để xây dựng nhà nước Đại Việt lớn mạnh.
- Hình thành cho học sinh phẩm chất nhân ái, tinh thần gắn kết dân tộc.
- Học sinh có ý thức chấp hành các quy định của nhà nước.
- Rèn cho học sinh ý thức trung thực, trách nhiệm khi tham gia các hoạt động học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu (Tài liệu, thiết bị, học liệu)
- Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10
- Tranh ảnh, tư liệu về hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hồng Việt luật lệ
- Phiếu học tập cho học sinh
- Máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1.Khởi động: (5 phút)
a, Mục tiêu: Học sinh nêu được những hiểu biết của mình về pháp luật, tạo hứng thú trước khi
vào bài học.
b, Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân.
+ GV cung cấp cho học sinh một câu khuyết thiếu, yêu cầu học sinh tìm từ khố cịn thiếu
điền vào để được câu hồn chỉnh và trình bày hiểu biết của mình về từ khoá.

Phạm Văn A là đối tượng nhiều lần tổ chức lừa đảo, đưa người lao động Việt Nam vượt
biên trái phép sang Campuchia. Hành động của Phạm Văn A là vi phạm [....] và sẽ bị xử lý theo
quy định của [.....] .


+ Sau khi HS tìm ra từ khố, GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên một số bộ luật của nước ta thời
phong kiến mà em biết?
- Thực hiện nhiệm vụ
+ HS xác định và thực hiện nhiệm vụ.
+ Sản phẩm: HS tìm ra được từ khố cần điền là Pháp luật, trình bày ngắn gọn được
những hiểu biết của mình về pháp luật, kể tên được một số bộ luật thành văn thời phong kiến.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV gọi 2-3 HS trả lời câu hỏi.
+ GV gọi HS khác nhận xét câu trả lời của bạn, đưa ra quan điểm của mình.
- Kết luận, nhận định.
Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.30ph
I.Mục I: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858.
2. Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858
Tiết 2:
Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ Quốc triều hình luậtp: 15ph
a, Mục tiêu:
- Nêu được cấu trúc và nội dung cơ bàn của bộ luật Quốc triều hình luật
- Đánh giá được những điểm tích cực và hạn chế của bộ luật Quốc triều hình luật
b) Tổ chức thực hiện:
- B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao PHT – Bảng so sánh hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hồng Việt
Luật lệ cho HS
Nội dung
Quốc triều hình luật

Hồng Việt luật lệ
Triều đại
Tên gọi
Cấu trúc
Nội dung chính
Tích cực
Hạn chế
Vai trị
- Học sinh nghiên cứu SGK phần I.2.a. Quốc triều hình luật. HS nghiên cứu Hình 7SGK/49, tư liệu 3,4-SGK/49, tìm hiểu các nội dung sau:
+ Bộ luật Quốc triều hình luật ra đời vào thời kì nào trong lịch sử? Bộ luật này cịn có các
tên gọi nào khác?
+ Trình bày cấu trúc của bộ luật Quốc triều hình luật?
+ Thơng qua tư liệu 3, 4-SGK/49, nêu và phân tích những nội dung cơ bản cùa bộ Quốc
triều hình luật?


- Hình thức: Cặp đơi.
- Thời gian: 10 -15 phút.
- B2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định và thực hiện nhiệm vụ.
- HS làm việc cá nhân, sau đó ghi vào PHT, thảo luận, thống nhất với bạn cùng cặp đôi.
- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.
- Sản phẩm: HS ghi các câu trả lời vào PHT.
- B3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV gọi đại diện 2 cặp đôi cặp đôi báo cáo sản phẩm của mình.
- GV tổ chức cho các cặp đơi khác nhận xét về các sản phẩm được báo cáo.
- GV mở rộng vấn đề:
(1) Thông qua các tư liệu 3,4-SGK/49, đánh giá điểm tích cực và hạn chế của bộ Quốc
triều hình luật?
(2) Rút ra vai trị của bộ luật Quốc triều hình luật?

GV gợi ý trả lời:
(1).
+ Tư liệu 3 nói về những hình phạt áp dụng đối với những người làm sai, chậm, hư hại,...
các cơng trình liên quan đến vua như thuyền, đường, cung điện,... Qua đây có thế thấy rõ một
trong những nội dung quan trọng của Quốc triều hình luật là bảo vệ lợi ích, đặc quyền, đặc lợi của
vua nói riêng và tầng lớp q tộc nói chung. Điểm tích cực là những điều khoản này giúp bảo vệ
trật tự xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Điểm hạn chế là chúng thể hiện rõ sự bất bình đẳng trong xã
hội, hình phạt đưa ra cho người vi phạm thường rất nặng như “lưu đày châu xa”, phạt đánh 60
trượng,…
+ Tư liệu 4 đề cập đến một số điều khoản bảo vệ quyền lợi người phụ nữ trong xã hội
phong kiến, như: quyển được chia tài sản, thừa kế hương hoả, phân chia tài sản khi li hôn,... Đây
là những điều luật rất tiến bộ trong bối cảnh xã hội thời phong kiến, thể hiện truyền thống tốt đẹp
của dân tộc VN là coi trọng phụ nữ, tính đạo đức, nhân văn và tư tưởng tiến bộ đó đang được kế
thừa trong luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.
(2).
Bộ Quốc triều hình luật là cơ sở để triều Lê sơ quản lí và cai trị đất nước.
- B4. Kết luận, nhận định
Sau khi thảo luận, GV đánh giá kết quả thực hiện hoạt động và cùng HS thống nhất một số
nội dung ghi vào cột Quốc triều hình luật của PHT.
I. Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858.
2. Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858
a, Quốc triều hình luật
Bảng so sánh hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hồng Việt Luật lệ
Nội dung
Quốc triều hình luật
Hồng Việt luật lệ
Triều đại
Thời Lê sơ



Tên gọi
Cấu trúc

Nội dung chính

Tích cực

Hạn chế
Vai trị

(Khởi thảo: Lê Thái Tổ
Hồn chỉnh: Lê Thánh Tơng)
Quốc triều hình luật, Lê triều hình luật,
luật Hồng Đức
13 chương, 722 điều, quy định về nhiều
lĩnh vực khác nhau: hình sự, dân sự, hơn
nhân, gia đình,...
Bảo vệ lợi ích, đặc quyền, đặc lợi của giai
cấp thống trị (vua, hoàng tộc, quan lại và
địa chủ)
Bảo vệ trật tự xã hội phong kiến.
Có nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn, đề
cao giá trị đạo đức, chú ý phần nào tới
quyền lợi người phụ nữ,…
Nhiều hình phạt nặng, bất bình đẳng,…
Là cơ sở để triều Lê sơ quản lí và cai trị
đất nước

Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ Hoàng Việt luật lệ: 15ph
a, Mục tiêu:

- Nêu được cấu trúc và nội dung cơ bàn của bộ luật Hồng Việt luật lệ
- Đánh giá được những điểm tích cực và hạn chế của bộ luật Hoàng Việt luật lệ
- Rút ra được những điểm chung của hai bộ luật thời phong kiến.=
b) Tổ chức thực hiện:
- B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Học sinh nghiên cứu SGK phần I.2.b. Hồng Việt luật lệ. HS nghiên cứu Hình
8-SGK/50, tư liệu 5,6-SGK/50, mục Em có biết-SGK/50 tìm hiểu các nội dung sau:
+ Bộ luật Hoàng Việt luật lệ ra đời vào thời kì nào trong lịch sử? Bộ luật này cịn có các
tên gọi nào khác?
+ Trình bày cấu trúc của bộ luật Hồng Việt luật lệ?
+ Thơng qua tư liệu 5,6-SGK/50, mục Em có biết-SGK/50, nêu và phân tích những nội
dung cơ bản của bộ Hồng Việt luật lệ?
- Hình thức: Cặp đôi.
- Thời gian: 10 -15 phút.
- B2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định và thực hiện nhiệm vụ.
- HS làm việc cá nhân, sau đó ghi vào PHT, thảo luận, thống nhất với bạn cùng cặp đôi.


- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.
- Sản phẩm: HS ghi các câu trả lời vào PHT.
- B3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV gọi đại diện 2 cặp đôi cặp đôi báo cáo sản phẩm của mình.
- GV tổ chức cho các cặp đơi khác nhận xét về các sản phẩm được báo cáo.
- GV mở rộng vấn đề:
(1) Thông qua các tư liệu 5,6-SGK/50, mục Em có biết-SGK/50, đánh giá điểm tích cực
và hạn chế của bộ Quốc triều hình luật?
(2) Rút ra vai trị của bộ luật Quốc triều hình luật?
(3) Rút ra những điểm chung của hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ?
GV gợi ý trả lời:

(1).
+ Tư liệu 5 nói về việc quy định xử phạt rất nặng đối với những người phạm tội phản
nghịch (đối với nhà vua và triều đình), đó là tội chết, khơng kể là chủ mưu hay đồng phạm. Ngồi
ra, gia đình của kẻ phạm tội sẽ bị giáng xuống làm nơ tì, tồn bộ tài sản bị sung cơng. Điều luật
này cho thấy sự nghiêm khắc của Luật Gia Long, vừa mang tính chất bảo vệ chế độ, đồng thời
cũng chính là bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp thống trị.
+ Tư liệu 6 đề cập đến những điều luật nhằm bảo vệ cho các đổi tượng yếu thế trong xã
hội như: người cao tuổi, người bị tàn tật,... Đó là, nếu quan lại dùng hình với các đối tượng trên
trong khi tra khảo sẽ bị triều đình xử tội. Như vậy, ngồi việc có nhiều điểu khoản nhằm bào vệ
quyển lợi cùa giai cấp thống trị thì bộ Luật Gia Long cũng thể hiện những điềm tiến bộ với một
số điểu khoản quy định về việc bảo vệ người già, phụ nữ, trẻ em,...
+ Mục Em có biết đề cập đến năm loại hình phạt chính được quy định trong các bộ luật
thời quân chủ. Tất cả các hình phạt này đều rất nặng nề.
+ Ngồi ra, bộ Hoàng Việt luật lệ tham khảo khá nhiều luật của nhà Thanh (Trung Quốc),
thể hiện rõ tính chuyên chế của nhà nước quân chủ, nhưng tích cực hơn ở chỗ khơng giữ lại
những hình phạt q nặng nề như tru di tam tộc hay lăng trì,…
(2).
Bộ Hồng Việt luật lệ là cơ sở để triều Nguyễn quản lí đất nước, ổn định trật tự xã hội.
(3).
Những điểm chung:
+ Đều được ban hành trong bối cảnh nhà nước phong kiến Quân chủ chuyên chế, nên nội
dung chủ yếu là tập trung bảo vệ chế độ quân chủ, quyền lực và quyền lợi của giai cấp thống trị.
+ Đều mang những hạn chế chung của pháp luật thời quân chủ (ví dụ: thiên về hình sự,
nhiều hình phạt nặng, tính bất bình đẳng cao,...).
+ Đều thể hiện những tiến bộ về mặt kĩ thuật lập pháp: Các điều luật được sắp xếp theo
từng lĩnh vực, hầu hết các quy phạm pháp luật đều gồm 3 thành phần cơ bản là giả định, quy định
và chế tài. Đây là cơ sở để hình thành nên các bộ luật mới trong tiến trình tiếp theo của lịch sử
dân tộc.



- B4. Kết luận, nhận định
Sau khi thảo luận, GV đánh giá kết quả thực hiện hoạt động và cùng HS thống nhất một số
nội dung ghi vào cột Hoàng Việt luật lệ trong PHT, hoàn thiện PHT.
I. Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858.
2. Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858
b. Hoàng Việt luật lệ
Bảng so sánh hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hồng Việt Luật lệ
Nội dung
Quốc triều hình luật
Hồng Việt luật lệ
Triều đại
Thời Lê sơ
Thời Nguyễn
(Khởi thảo: Lê Thái Tổ
(Gia Long)
Hoàn chỉnh: Lê Thánh Tơng)
Tên gọi
Quốc triều hình luật, Lê triều Hồng triều luật lệ, Nguyễn triều
hình luật, luật Hồng Đức
hình luật, luật Gia Long
Cấu trúc
13 chương, 722 điều, quy định 22 quyển, 398 điều, chia làm 6
về nhiều lĩnh vực khác nhau: thể loại, tương ứng với sáu bộ.
hình sự, dân sự, hơn nhân, gia
đình,...
Nội
dung Bảo vệ lợi ích, đặc quyền, đặc Tổng hợp, quy định và điều
chính
lợi của giai cấp thống trị (vua, chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội
hồng tộc, quan lại và địa chủ).

thời đó, tập trung bảo vệ quyền
lực và quyền lợi của giai cấp
thống trị.
Tích cực
Bảo vệ trật tự xã hội phong kiến. Bảo vệ trật tự xã hội phong kiến.
Có nhiều nội dung tiến bộ, nhân Có nhiều nội dung tiến bộ, bảo
văn, đề cao giá trị đạo đức, chú ý vệ người già, trẻ em, phụ nữ,
phần nào tới quyền lợi người phụ người tàn tật,…
nữ,…
Hạn chế
Nhiều hình phạt nặng, bất bình Nhiều hình phạt nặng, bất bình
đẳng
đẳng
Vai trị
Là cơ sở để triều Lê sơ quản lí Là cơ sở để triều Nguyễn quản lí
và cai trị đất nước
đất nước, ổn định trật tự xã hội.

3. LUYỆN TẬP:5ph
a, Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về luật pháp thời phong kiến, nhất là với hai bộ
luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
b, Tổ chức thực hiện:
- B1: Chuyển giao nhiệm vụ:


+ GV cung cấp cho HS 5 câu hỏi trắc nghiệm
+ Hình thức: HĐ cá nhân.
+ Thời gian: 5-7p
+ HS trả lời lần lượt 5 câu hỏi:
Câu 1: Dưới thời phong kiến quân chủ chuyên chế ở nước ta, luật pháp được ban hành chủ

yếu bảo vệ cho quyền lợi của đối tượng nào?
A. Toàn thể nhân dân
B. Vua, hoàng tộc, quan lại và địa chủ
C. Nhân dân lao động, phụ nữ, trẻ em, người già
D. Vua
Câu 2: Ý nào sau đây Không đúng về luật Hồng Đức?
A. Ban hành dưới thời Lê sơ
B. Gồm 13 chương, 722 điều
C. Chia làm 6 thể loại, tương ứng với sáu bộ
D. Chú ý tới quyền lợi người phụ nữ
Câu 3: Hoàng Việt luật lệ là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
A. Nhà Lý
B. Nhà Trần
C. Nhà Lê sơ
D. Nhà Nguyễn
Câu 4: Cho bảng sau
A- bộ luật
B- tên khác
1. Quốc triều hình luật
a. Luật Gia Long
2. Hồng Việt luật lệ
b. Lê triều hình luật
c. Hồng triều luật lệ
d. Luật Hồng Đức
e. Nguyễn triều hình luật
Nối dữ liệu ở cột A – bộ luật với cột B – tên khác cho phù hợp.
A. 1-b,d; 2-a,c,e
B. 1-a,b; 2-c,d,e
C. 1-b,c; 2-a,d,e
D. 1-c,e; 2-a,b,d

Câu 5: Vai trò chủ yếu của luật pháp trong thời kì phong kiến là?
A. Là cơ sở để quản lí và cai trị đất nước, ổn định trật tự xã hội
B. Là công cụ để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị
C. Là biện pháp thể hiện quyền uy của nhà vua
D. Là chỗ dựa cho nhân dân.
- B2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS xác định và thực hiện nhiệm vụ.


+ Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi.
- B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Các HS khác nhận xét, đánh giá.
- B4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, cung cấp đáp án để HS điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm của mình.
4. VẬN DỤNG: 5ph
a, Mục tiêu:
HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao.
b, Tổ chức thực hiện:
- B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện: Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển hệ
thống Pháp Luật Việt Nam thông qua bảng sau:
STT
1
2


Thời gian

Tên bộ luật


Khái quát

+ Hình thức: HĐ cá nhân.
+ Thời gian: HS thực hiện nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp
+ HS sưu tầm thơng tin để hồn thiện bảng
- B2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS xác định và thực hiện nhiệm vụ.
+ Sản phẩm: HS hoàn thành được bảng về lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống
pháp luật Việt Nam.
- B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với GV sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- B4: Kết luận, nhận định
+ HS có thể hoàn thành nhiệm vụ với nhiều mức độ khác nhau.
+ GV đánh giá, cung cấp đáp án để HS tham khảo, điều chỉnh, hồn thiện sản phẩm của
mình.
Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam
TT
1

Thời gian Tên Bộ Luật
Thời Lý Bộ luật Hình thư

Nội dung
- Đây được xem là bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên
trong lịch sử lập pháp nước nhà.
- Hình thư gồm 3 quyển, trong đó bao gồm các quy


2


3

4

5

định:
  + Tổ chức của triều đình, quân đội và hệ thống quan
lại.
  + Biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy
hiểm cho xã hội.
  + Sở hữu và mua bán đất đai, tài sản, quy định về
thuế…
- Kế thừa nội dung của Hình thư từ thời Lý và bổ
Thời Trần Quốc triều hình luật sung và điều chỉnh nhất định về hình phạt, thủ tục tố
tụng và chế độ tư hữu đất đai, tài sản.
- Bao gồm 722 điều, chia thành 13 chương, 6 quyển.
- Trong đó, có các nội dung về hành chính, hình sự,
Thời Lê
Bộ luật Hồng Đức dân sự, hơn nhân gia đình và tố tụng.

- Đây được đánh giá là thành tựu có giá trị đặc biệt
quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam.
- Bao gồm 398 Điều, chia thành 22 quyển và 6 lĩnh
vực.
- Trong đó, có các nội dung quy định về:
  + Tổ chức nhà nước và hệ thống quan lại.
  + Tội danh và hình phạt.
Thời

Bộ luật Gia Long   + Quản lý dân cư và đất đai.
Nguyễn
  + Ngoại giao và nghi lễ cung đình.
  + Tổ chức quân đội và quốc phòng.
  + Xây dựng, bảo vệ đê điều, lăng tẩm.
- Được đánh giá là một trong hai bộ luật tổng hợp có
quy mơ lớn và nội dung phong phú.
09/11/194 Hiến pháp 1946
- Đây là bản án Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng
6
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi chủ tịch Hồ
Chí Minh công bố Bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Bản Hiến pháp này khẳng định quyền tự do dân chủ
của dân tộc Việt Nam ta.
- Bao gồm: 7 chương và 70 điều, trong đó có các nội
dung quy định về:
  + Chính thể.
  + Nghĩa vụ quyền lợi của công dân.
  + Cơ cấu tổ chức của Nghị viên nhân dân, Chính
phủ, HĐND, Ủy ban hành chính và cơ quan tư pháp.
Kể từ ngày 19/12/1946 – Ngày Toàn quốc kháng
chiến, Nhà nước Việt Nam đã ban hành 479 văn bản


6

01/01/196
Hiến pháp 1959
0


7

19/12/198
Hiến pháp 1980
0

8

18/04/199 Hiến pháp 1992
2

pháp luật, trong đó có 243 sắc lệnh, 46 Thơng tư và
12 văn bản khác.
- Bao gồm 10 chương và 112 Điều. Trong đó, có các
nội dung chính quy định về:
  + Chế độ chính trị, kinh tế và xã hội.
  + Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà
nước.
  + Quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân…
Sau khi Hiến pháp 1959 được thông qua, hoạt động
lập pháp của nước ta chỉ quan tâm đến lĩnh vực tổ
chức bộ máy nhà nước, nghĩa vụ quân sự và pháp luật
hình sự. Các lĩnh vực khác ít được quan tâm hơn.
- Hiến pháp này ra đời nhằm thể chế hóa đường lối
chủ trưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai
đoạn mới. Đây là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
Bao gồm 12 chương và 147 Điều. Trong đó, có các
nội dung chính quy định về:
  + Chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

  + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  + Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của cơ
quan nhà nước.
Đáng lẽ sau khi Hiến pháp này thơng qua thì hệ thống
pháp luật Việt Nam có một khởi sắc mới, tuy nhiên,
thực tế hoạt động xây dựng pháp luật sau khi bản
Hiến pháp này được thơng qua khơng có được khởi
sắc cần thiết.
Hoạt động lập pháp tập trung chủ yếu về các lĩnh vực
tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật hình sự, lĩnh vực
quân sự…
- Hiến pháp này khẳng định Nhà nước phát triển kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
định hướng XHCN, Nhà nước ghi nhận quyền tự do
kinh doanh của công dân.
- Bao gồm 12 chương và 147 Điều. Trong đó, có các
nội dung chính quy định về:
  +Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh.
  + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.


9

10

  + Cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ
quan nhà nước.
  + Thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo,
nhân dân làm chủ.

- Từ sau khi Hiến pháp 1992 được thông qua, hệ
thống pháp luật Việt Nam có những bước phát triển
nhảy vọt
Sau gần 10 năm thi hành, Hiến pháp 1992 bộc lộ
nhiều thiếu sót và bất cập so với thực tế, Nghị quyết
51 ra đời với mục đích hồn thiện Hiến pháp 1992.
Nghị
quyết
Khẳng định rõ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
07/01/200 51/2001/QH10
Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
2
(sửa đổi Hiến
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực
pháp 1992)
nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Bao gồm 11 chương và 120 Điều, trong đó bao gồm
các nội dung chính về:
  + Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ
mơi trường, giáo dục.
  + Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
01/01/201
Hiến pháp 2013
công dân.
4
  + Tổ chức bộ máy nhà nước.
  + Bảo vệ Tổ quốc.
- Hiến pháp 2013 ra đời đánh dấu bước hoàn thiện

hoạt động lập pháp của nước nhà trong thời kỳ hội
nhập và phát triển.


Ngày soạn: 12/03/2023
Tuần dạy: 28- 29

TPCT: 28-29
Lớp dạy: 10a2.

CHUYÊN ĐỀ 3:
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

Mục: II. NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (1945-1976) (2 tiết)
Môn học: Lịch sử; lớp: 10
Thời gian thực hiện: (số tiết: 02)

I. MỤC TIÊU
Thông qua bài học, giúp HS:
1. Về kiến thức
- Phân tích được bối cảnh ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Nêu được ý nghĩa của việc ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ.
- Phân tích được đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ.
- Nêu được vai trị của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ trong q trình kháng chiến
chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước thời kì 1945 - 1976.
2. Về năng lực
- Biết cách sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về bối cảnh và ý nghĩa, đặc điểm, tính chất
và vai trị của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Năng lực phân tích, đánh giá q trình lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.
3. Về phẩm chất

- Yêu nước - trách nhiệm: Có ý thức trân trọng lịch sử nhà nước, lịch sử lập hiến của dân
tộc.
- Xây dựng lòng trung thực, ý thức trách nhiệm khi tham gia hoạt động nhóm để tìm hiểu
bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy
- Một số tư liệu lịch sử tiêu biểu và một số tranh ảnh sưu tầm liên quan đến nội dung bài
học như : Nhà nước, pháp luật, hiến pháp Việt Nam…
- Máy tính, máy chiếu
2. Học sinh
- SGK
- Giấy A0
- Bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. MỞ ĐẦU: 7ph
a. Mục tiêu:
Kích thích tư duy của học sinh trong bài học, tạo hứng thú cho HS để vào bài mới



×