Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giáo án tổng hợp lịch sử 10 nguyễn phú cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.82 KB, 15 trang )

CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC ÂU – MỸ
(Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)
BÀI 32
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
1. Về kiến thức:
- Biết được tiền đề, mốc thời gian và thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp.
- Biết được hệ quả của Cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản
ở Châu Âu và trên thế giới.
- Hiểu được tác dụng của cuộc cách mạng công nhiệp đối với việc xây dựng đất nước trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
2. Về thái độ, tình cảm:
- Đánh giá được công lao của các phát minh kỹ thuật trong cuộc Cách mạng công nghiệp và
những giá trị mà nó để lại.
- Có lòng ham mê, sáng tạo trong công việc; ý thức tìm tòi, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
3. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá bước phát triển của máy móc, tác động của cách
mạng công nghiệp đối với kinh tế xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh: xa quay tay, máy Gien-ni, máy hơi nước
của Giêm Oát,…
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Tài liệu tham khảo:
- Phan Ngọc Liên- Đào Tuấn Thành- Nguyễn Thị Huyền Sâm-Mai Phú Phương, Lịch sử thế
giới cận đại, Tập 1, NXB Đại học Sư phạm.
- Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), Sách giáo khoa Lịch Sử 10, NXB Giáo Dục.
- Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), Sách giáo viên Lịch Sử 10, NXB Giáo Dục.
- Phan Ngọc Liên, Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Thiết bị dạy học:
- Bảng, phấn.
- Tranh, ảnh về những phát minh công nghiệp: máy Gien-ni, máy hơi nước của Giêm Oát,
đầu máy xe lửa của Xti-phen-xơn,…


III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:


1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp thông qua lớp trưởng.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày những diễn biến chính của cuộc Cách mạng Pháp qua các giai đoạn.
Câu 2: Tại sao nói thời kỳ chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản
Pháp?
Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
3. Dẫn nhập:
Cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, các nước châu Âu đã có bước phát triển
nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất, đó là nhờ cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ ở Anh,
nhằm thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công. Thực chất đây là
cuộc cách mạng kỹ thuật nhằm tạo ra một năng suất lao động cao hơn cho chủ nghĩa tư bản,
củng cố nền tảng của chế độ mới. Để nắm vững những thành tựu chủ yếu của cuộc cách
mạng công nghiệp ở châu Âu như thế nào? Hệ quả của cách mạng công nghiệp ra sao?
Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
4. Tổ chức dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

*GV trình bày: Sau khi lật đổ chế độ phong kiến, giai cấp tư
sản lên nắm quyền đã tăng cường củng cố vị trí của mình bằng
việc phát triển kinh tế, cách mạng công nghiệp đã đáp ứng yêu
cầu để tạo ra năng suất lao động cao hơn, khẳng định tính hơn
hẳn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa so với phương
thức sản xuất phong kiến vốn đã lạc hậu.
*GV: đặt câu hỏi:
Dựa vào SGK em hãy cho biết tại sao Anh là nước đầu tiên
tiến hành Cách mạng công nghiệp?
*HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi

*GV nhận xét, bổ sung và kết luận: Anh có nhiều điều kiện
thuận lợi để tiến hành cách mạng công nghiệp sớm hơn các
nước khác:
-Cách mạng tư sản nổ ra sớm giai cấp tư sản lên nắm quyền,
mở đường cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
-Có nguồn vốn ( tư bản) lớn từ hoạt động cướp biển và buôn
bán nô lệ da đen.
-Có nguồn nhân công dồi dào do hệ quả của hoạt động “rào
đất cướp ruộng” người nông dân bị mất ruộng đất buộc phải
bán sức lao động của mình trở thành công nhân làm thuê.
-Có thị trường rộng khắp với hệ thống các thuộc địa.
-Các phát minh kỹ thuật sớm ra đời.

KIẾN THỨC HỌC SINH
CẦN NẮM VỮNG
1.Cách mạng công nghiệp ở
Anh
a. Tiền đề của cuộc Cách mạng
công nghiệp
-Cách mạng nổ ra sớm chính
quyền thuộc về tay giai cấp tư
sản, kinh tế tư bản chủ nghĩa
phát triển mạnh.
-Có nguồn vốn (tư bản) lớn
-Có nguồn nhân công dồi dào
-Có thị trường rộng lớn với hệ
thống các thuộc địa
-Sự tiến bộ của kỹ thuật
=> Anh là nước đầu tiên tiến
hành Cách mạng công nghiệp.



=> Anh là nước đầu tiên tiến hành Cách mạng công nghiệp.
b.Những phát minh về máy
móc:
*GV: Yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa, lựa chọn điền
những thông tin còn thiếu vào bảng.
Người phát
Tên phát
Ý nghĩa
Thời gian
minh
minh
phát minh
1764
Máy kéo sợi
Gienni
Ác crai tơ
1785 Ét-mơncacrai
1784
Đầu máy xe
lửa đầu tiên
Phương pháp
nấu than cốc

+ Năm 1764 Giêm Hagrivơ phát
minh ra máy kéo sợi Gienni sử
dụng từ 16-18 cọc suốt năng suất
tăng từ 16-18 lần.
+ Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo

ra máy kéo sợi chạy bằng sức
nước
+ Năm 1785 Et-mơn-cacrai chế
tạo ra máy dệt chạy bằng sức
nước đưa năng suất lao động
tăng gần 40 lần so với dệt tay.
-Năm 1784, Giêm oát phát minh
ra máy hơi nước và được đưa
vào sử dụng.
-Luyện kim:
*HS: xem sách giáo khoa và hoàn thành bảng.
+ Năm 1735 phát minh ra
*GV nhận xét và kết luận:
phương pháp nấu than cốc
Người
Thời
Tên phát
phát
Ý nghĩa phát minh + Năm 1784 lò luyện gang đầu
gian
minh
tiên ra đời
minh
-Giao thông vận tải:
1764 Giêm
Máy kéo sợi Sử dụng từ 16 đến 18 cọc
+ Năm 1814 Xti-phen-xơn chế
Hagrivơ
Gienni
suốt=>năng suất lao

tạo thành công chiếc đầu máy xe
động tăng từ 16-18 lần
lửa
1769 Ác crai tơ Máy kẹo sợi Sợi dệt chắc hơn
+ Năm 1825 nước Anh khánh
chạy bằng
thành đoạn đường sắt đầu tiên
sức nước
1785 Ét-mơnMáy dệt
Tăng năng suất gần 40
cacrai
chạy bằng
lần, cho ra sợi nhỏ dai
sức nước
1784 Giêm oát Máy hơi
Tạo ra nguồn động lực
nước
mới giảm sức lao động
cơ bắp của con người.
1814 Xti-phen- Đầu máy xe Thúc đẩy việc vận
xơn
lửa đầu tiên
chuyển nguyên liệu trong
cách mạng công nghiệp
1735 Abra ham Phương pháp Đóng góp quan trọng cho
nấu than cốc việc luyện gang thép.
*GV hỏi: Tại sao Cách mạng công nghiệp lại bắt đầu từ
ngành dệt?
*HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
*GV nhận xét và kết luận:

-Dệt là ngành công nghiệp truyền thống, đầu tư vốn ít, xoay
vòng vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng và cho


lợi nhuận lớn nhất .
*GV: giới thiệu hình ảnh( Máy kéo sợi quay bằng tay, Máy
kéo sợi Gienni và Máy kéo sợi chạy bằng sức nước)
*GV hỏi: Tại sao máy hơi nước là phát minh quan trọng
nhất?
*HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
*GV nhận xét và kết luận:
-Nhờ có máy hơi nước nền công nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc
vào nguồn nước, các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi
thuận tiện
-Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt, lao
động bằng chân tay dần được thay thế lao động bằng máy móc
=>Việc phát minh ra máy hơi nước là thành tựu lớn nhất trong
cuộc cách mạng công nghiệp.
*GV: giới thiệu hình ảnh: Máy hơi nước của Giêm oát.
*GV cho HS quan sát hình ảnh (Lược đồ nước Anh giữa thế
kỉ XVIII, nước Anh giữa thế kỉ XIX, Máy móc trong nông
nghiệp, xưởng công nghiệp ở Anh) và trả lời câu hỏi:
Hãy cho biết sự biến đổi về cơ cấu kinh tế và dân cư của nước
Anh sau cách mạng công nghiệp?
*HS suy nghĩ trả lời
*GV nhận xét và tổng kết:
-Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công
xưởng của thế giới”.Luân Đôn trở thành trung tâm thương mại
với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con
đường công nghiệp hóa

-Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng cao đây chính là
nơi đầu tiên khởi phát phong trào công nhân đập phá máy móc

c.Hệ quả cách mạng công
nghiệp Anh
-Đến thế kỉ XX, Anh được mệnh
danh là “công xưởng thế giới”
-Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản
ngày càng cao

*GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu:
2. Cách mạng công nghiệp ở
1. Tại sao cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức diễn ra muộn Pháp, Đức
nhưng tốc độ lại nhanh?
(đọc thêm)
2.Những thành tựu chính của cách mạng công nghiệp Pháp,
Đức?
3.Ý nghĩa của cách mang công nghiệp với kinh tế Pháp, Đức?

*HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
3. Hệ qủa của cách mạng công
Cách mạng công nghiệp đem lại những hệ quả gì?
nghiệp
*GV nhận xét và tổng kết:
-Kinh tế:
-Về kinh tế:
+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản nhiều trung tâm công + Nâng cao năng suất lao động
nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện
+ Nhiều trung tâm công nghiệp



+ Tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần với việc sử dụng
rộng rãi máy móc.Được chứng minh tron bản tuyên ngôn
Đảng Cộng Sản Mác viết” trong vòng chưa tới một thế kỉ giai
cấp tư sản đã tạo ra một lượng của cải vật chất khổng lồ bằng
tất cả các thế kỉ trước cộng lại”.
-Về xã hội:
Thúc đẩy sự ra đời và trưởng thành của hai giai cấp cơ bản tư
sản công nghiệp- vô sản công nghiệp. Giai cáp tư sản tăng
cường bóc lột công nhân làm cho mâu thuẫn tư sản và vô sản
ngày càng gay gắt và trở thành mâu thuẫn của thời đại.
*HS trả lời câu hỏi : Thế nào là “ Cách mạng công nghiệp”?
*GV nhận xét và kết luận:
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng kĩ thuật trong lĩnh
vực sản xuất, là bước nhảy vọt trong sự phát triển của lực
lượng sản xuất, từ sản xuất công trường thủ công sang sản
xuất cơ khí.

mới và thành thị đông dân xuất
hiện.
-Về xã hội:
+Thúc đẩy sự ra đời và trưởng
thành của 2 giai cấp tư sản và vô
sản
+ Mâu thuẫn giữa tư sản và vô
sản không ngừng tăng lên trở
thành mâu thuẫn của thời đại.

5. Củng cố:
Nối các cột A, B, C cho phù hợp:


A

B

C

1735
1764
1769
1784
1785
1814

Ác crai tơ
Xti-phen-xơn
Ét-mơn-cacrai
Giêm Hagrivơ
Giêm oát
Abra ham

Đầu máy xe lửa đầu tiên
Máy dệt chạy bằng sức nước
Máy kéo sợi Gienni
Máy kẹo sợi chạy bằng sức nước
Máy hơi nước
Phương pháp nấu than cốc

6. Dặn dò:
- Học bài cũ.

- Đọc trước và chuẩn bị bài mới bài 33: Hoàn thành Cách mạng Tư sản ở châu Âu và Mĩ
giữa thế kỉ XIX.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
BÀI 33
HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ Ở CHÂU ÂU VÀ MĨ GIỮA THẾ KỈ XIX
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
1. Về kiến thức:
- Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc đấu tranh thống nhất Đức.
- Hiểu được tại sao cuộc đấu tranh thống nhất Đức là cuộc cách mạng tư sản.
- Đánh giá vai trò của các cá nhân Bi-xmác trong cuộc thống nhất nước Đức.
2. Về thái độ:
- Đánh giá đúng vai trò và ý nghĩa của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.
- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống các thế
lực phong kiến, bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.

3. Về kĩ năng:
- Khả năng trình bày trước tập thể.
- Khai thác thông tin từ lược đồ và tranh ảnh trong SGK.
- Phân tích và đánh giá các sự kiện, trên cơ sở đó rút ra kết luận về nội dung bài học.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Tài liệu tham khảo:
- Phan Ngọc Liên- Đào Tuấn Thành- Nguyễn Thị Huyền Sâm-Mai Phú Phương, Lịch sử thế
giới cận đại, Tập 1, NXB Đại học Sư phạm.
- Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), Sách giáo khoa Lịch Sử 10, NXB Giáo Dục.
- Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), Sách giáo viên Lịch Sử 10, NXB Giáo Dục.
- Phan Ngọc Liên, Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Thiết bị dạy học:
- Bảng, phấn.


- Tranh, ảnh về: Bi-xmác.
- Lược đồ: quá trình thống nhất Đức.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số thông qua lớp trưởng.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Cho biết những thành tựu chủ yếu của Cách mạng công nghiệp Anh và hệ quả của
nó.
3. Dẫn dắt vào bài mới:
Trong các thập niên 50 – 60 của thế kỉ XIX nhiều cuộc cách mạng tư sản liên tục nổ ra
dưới những hình thức khác nhau ở Châu Âu và Bắc Mĩ đã khẳng định sự toàn thắng của
phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa, chấm dứt cuộc đấu tranh “Ai thắng ai” giữa thế lực
phong kiến lạc hậu, bảo thủ với giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Bài
học hôm nay sẽ giúp cúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh thống nhất Đức và nội chiến Mĩ
– hai cuộc cách mạng tư sản diễn ra với những hình thức khác nhau trong thế kỉ XIX.
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

KIẾN THỨC HỌC SINH
CẦN NẮM VỮNG
1. Cuộc đấu tranh thống nhất
nước Đức
Trước hết GV giới thiệu: Từ những năm 1848 – 1849 một cao
a. Tình hình nước Đức giữa TK
trào CMTS lại diễn ra sôi nổi ở Châu Âu. Ở Pháp nhằm lật đổ XIX
bộ phận tư sản tài chính, thiết lập nền Cộng hòa, còn ở Đức
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

-

ngoài nhiệm vụ thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến còn
thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước, mở đường cho chủ

-

nghĩa tư bản đi lên.
GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình nước Đức giữa thế kỉ

XIX như thế nào?
- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét chốt ý:
+ Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế TBCN ở Đức phát triển nhanh

- Giữa thế kỉ XIX, kinh tế TBCN

chóng, Đức từ một nước nông nghiệp trở thành nước công phát triển nhanh chóng  trở
nghiệp. Dù thua kém so với các nước Anh và Pháp nhưng ở thành nước CN.
Đức mức sản xuất trong vòng 20 năm nhiều hơn số sản phẩm

của cả thế kỉ trước: sản lượng thép, sắt, than tăng gấp đôi; số
lượng động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên gấp 6 lần; chiều
dài đường sắt là 11672Km; ngân hàng mọc lên liên tiếp,…


=> số lượng công nhân tăng lên vùn vụt: 1849: Béclin có 5 vạn
công nhân, 1859 tăng lên 18 vạn công nhân và Béclin trở
thành trung tâm chế tạo máy móc.

- Phương thức kinh doanh TBCN

+ Phương thức kinh doanh theo lối TBCN đã xâm nhập vào sản đã xâm nhập vào các ngành kinh
xuất: Sử dụng máy móc, thuê mướn công nhân, đẩy mạnh tế, hình thành tầng lớp Junker.
khai thác… được nhiều quý tộc địa chủ thực hiện, một vài địa
chủ còn làm chủ lò luyện kim, lò đúc gang,… tạo nên tầng lớp
quý tộc tư sản hóa gọi chung là gioongke (Junker). Con đường
phát triển TBCN trong nông nghiệp nhưng vẫn duy trì tàn tích
của chế độ bóc lột phong kiến: bắt nông dân lao dịch, nộp
tiên chuộc thuế thân và các nghĩa vụ phong kiến khác. Lênin

- Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều
gọi đó là con đường kiểu Phổ.
vương quốc nhỏ, cản trở sự phát
+ Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, là trở ngại
triển kinh tế TBCN.
lớn nhất để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa trong đó Áo
-

và Phổ là hai vương quốc lớn nhất.
GV nêu câu hỏi: Yêu cầu cấp bách của Đức là làm gì để phát

triển kinh tế TBCN ?
 Cần thống nhất đất nước.
HS trả lời câu hỏi.
GV kết luận: Yêu cầu cấp bách lúc này là thống nhất đất nước,
- Đức thống nhất đất nước bằng
chấm dứt tình trạng phân tán, chia rẽ.
GV trình bày và phân tích: Ở Đức vấn đề cơ bản của sự phát vũ lực “Từ trên xuống” thông
qua chiến tranh với các nước
triển chủ nghĩa tư bản là vấn đề thị trường dân tộc, túc là vấn
khác.
đề thống nhất đất nước. và việc thống nhất nước Đức có thể
thông qua bằng hai con đường hoàn toàn khác nhau hoặc là
một cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo thành lập
một nước Cộng hòa bao gồm tất cả các bang ở Đức (gọi là
“con đường từ dưới lên”) hoặc bằng một cuộc chiến tranh
của triều đình Phổ, tăng cường bá quyền của quý tộc Phổ do
giai cấp quý tộc phong kiến gioongke tiến hành(gọi là “con
đường từ trên xuống”).
Do sự thoả hiệp của giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến,
giai cấp vô sản chưa đủ trưởng thành để tiến hành thống
nhất đất nước nên quá trình thống nhất đất nước được thực
hiện bằng con đường chiến tranh vương triều – “từ trên
xuống”, thông qua vai trò của quý tộc Phổ – đại diện là Bixmác (Bismarck). Với những chính sách bảo thủ và thực dụng,
Bi-xmác đã khiến nước Đức trở thành một đồn luỹ phản


động, là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến chủ nghĩa quân phiệt
xâm lược và là trung tâm xảy ra các cuộc chiến tranh ở châu

-


Âu.
GV giới thiệu về Bi-xmác: Ôttô phôn Bi-xmác (1815-1898)
b. Quá trình thống nhất nước
làm thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ Ngoại giao Phổ, người đại Đức
diện cho quan điểm và quyền lợi của tầng lớp quý tộc tư sản
hóa – gioongke thực hiện chính sách liên minh chặt chẽ giữa
địa chủ quý tộc và đại tư bản. ông theo chủ nghĩa dân tộc Phổ
đặt nước Phổ đứng đầu quốc gia Đức chủ trương dùng bạo
lực để chống Áo và các nước khác cản trở quá trình thống
nhất nước Đức. Ông tuyên bố: “những vấn đề lớn của thời
đại không thể giải quyết bằng diễn văn hay biểu quyết mà
phải bằng sắt và máu”. Bi-xmác trở thành người trụ cột lãnh

-

đạo.
GV sử dụng lược đồ hình 64 SGK yêu cầu HS trình bày lại quá

-

trình thống nhất Đức.
GV phân tích và chốt ý: Quá trình thống nhất nước Đức chủ

- Năm 1864, Phổ tấn công Đan
yếu tập trung vào những nội dung sau:
+ Năm 1864, Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hônxtainơ Mạch, nhanh chóng giành thắng
(Holstein) và Sơlêvich (Schleswig) – hai địa bàn chiến lược lợi.
quan trọng ở Ban Tích và Bắc Hải. Đan Mạch phải ký hoà ước
(30/10/1864), đồng ý trao hai vùng này cho Áo và Phổ thành- Năm 1866, Phổ gây chiến với

lập một liên bang mới.
Áo.
+ Sau đó, Bi-xmác đã tiến hành cuộc chiến tranh với nước Áo
 Liên bang Bắc Đức thành lập,
(1866) và nhanh chóng giành thắng lợi.
+ Năm 1867 Liên bang Bắc Đức ra đời gồm 18 quốc gia Bắc Đức thông qua hiến pháp.
và 3 thành phố tự do (Hămbua, Brêmen, Liubếch), ngày
17/4/1867 Hiến pháp được thông qua, quốc hội Liên bang
Đức được thành lập. quyền của quốc hội bị hạn chế bởi tổng
thống Liên bang và Hội đồng Liên bang là các đại biểu của các
nước trong Liên bang. Hiến pháp quy định tổng thống là nhà
vua Phổ, giúp tổng thống có thủ tướng, thủ tướng không chịu
trách nhiệm trước quốc hội mà chỉ chịu trách nhiệm trước
tổng thống. và Bi-xmác vừa là thủ tướng Phổ vừa là thủ- Năm 1870 – 1871, Bi-xmác gây
tướng Liêng bang.
chiến với Pháp  thu phục các
+ Năm 1870 – 1871, Bi-xmác tiến hành chiến tranh với Pháp, bang miền Nam, hoàn toàn thống
đối thủ quan trọng nhất của Đức lúc này. Chiến tranh kết thúc nhất đất nước.
với sự thất bại hoàn toàn của Napôlêông III ở Pháp, Pháp phải


kí hiệp định đầu hàng, Đức thu phục được các bang miền
Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước.
+ Ngày 18/1/1871 lễ thành lập Đế quốc đại Đức đã được tổ
chức tại cung điện Véc-xây của Pháp đang bị Phổ chiếm đóng.
Vua Vin-hem I lên ngôi hoàng đế, Bi-xmác là thủ tướng Đức.
+ Ngày 16/4/1871 hiến pháp đế quốc được ban hành quy định
Đức gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, củng cố vai trò quý
tộc quân phiệt Phổ.


c. Ý nghĩa:

- Tính chất: Việc thống nhất nước

- GV giải thích rõ: Việc thống nhất nước Đức đã hoàn thành. Đức mang tính chất một cuộc
Sự thống nhất là một tiến bộ lịch sử vì nó mở đường cho CMTS tạo điều kiện cho kinh tế
CNTB phát triển. Nước Đức thống nhất bằng con đường chiến TBCN phát triển mạnh mẽ ở
tranh vương triều”từ trên xuống” dưới sự lãnh đạo của quý Đức.
tộc Phổ duy trì chế độ quân chủ và những đặc quyền quý tộc
đồng thời phát triển CNTB. Việc thống nhất nước Đức mang
tính chất một cuộc CMTS tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát
triển mạnh mẽ ở Đức.
Nội dung đọc thêm.
2. Cuộc đấu tranh thống nhất
Hướng dẫn HS tìm hiểu về quá trình thống nhất nước Italia:
Italia: (Đọc thêm)
- Tháng 4/1859 chiến tranh giữa liên quân Piêmôntê-Pháp với
Áo diễn ra dưới sự hỗ trợ của quân tình nguyệnGa-ri-ban-đi
đẩy Áo vào tình thế khó khăn, tháng 3/1860 các vương quốc
miền Bắc sáp nhập vào Piêmôntê.
- tháng 4/1860 khởi nghĩa bùng nổ ở Xixilia cùng với đội
quân “Áo đỏ” của Ga-ri-ban-đi thống nhất được miền Nam.
- 1866 liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vênêxia.
- 1870 sau thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh với Phổ,
Rôma thuộc về Italia.
5. Củng cố: Tại sao nói sự nghiệp thống nhất nước Đức mang tính chất một cuộc cách
mạng tư sản?
6. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Đọc trước và chuẩn bị bài 33: Hoàn thành Cách mạng Tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ

XIX, phần 3: Nội chiến ở Mĩ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
BÀI 33
HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ Ở CHÂU ÂU VÀ MĨ GIỮA THẾ KỈ XIX
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
1. Về kiến thức:
- Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc nội chiến ở Mĩ.
- Hiểu được tại sao cuộc nội chiến ở Mĩ là cuộc cách mạng tư sản.
- Đánh giá vai trò của Abraham Lincoln trong cuộc nội chiến ở Mĩ.
2. Về thái độ:
- Đánh giá đúng vai trò và ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Mĩ.
- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống các thế
lực phong kiến, bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.
3. Về kĩ năng:
- Khả năng trình bày trước tập thể.
- Khai thác thông tin từ lược đồ và tranh ảnh trong SGK.
- Phân tích và đánh giá các sự kiện, trên cơ sở đó rút ra kết luận về nội dung bài học.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Tài liệu tham khảo:
- Phan Ngọc Liên- Đào Tuấn Thành- Nguyễn Thị Huyền Sâm-Mai Phú Phương, Lịch sử thế
giới cận đại, Tập 1, NXB Đại học Sư phạm.

- Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), Sách giáo khoa Lịch Sử 10, NXB Giáo Dục.
- Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên), Sách giáo viên Lịch Sử 10, NXB Giáo Dục.
- Phan Ngọc Liên, Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Thiết bị dạy học:
- Bảng, phấn.
- Tranh, ảnh về A-bra-ham Lin-côn.
- Lược đồ: nước Mĩ giữa thế kỉ XIX.


III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số thông qua lớp trưởng.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy trình bày những nét lớn về tình hình nước Đức giữa thế kỉ XIX và diễn
biến chính của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.
3. Dẫn dắt vào bài mới:
Ở tiết trước chúng ta đã học quá trình thống nhất nước Đức mang tính chất của một cuộc
cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển ở Đức. Vậy ở Mỹ những năm
giữa thế kỉ XIX diễn ra 1 cuộc nội chiến, và người đứng ra giải quyết cuộc nội chiến là tổng
thống Abraham Lincôn. Đây có thể xem là một cuộc cách mạng tư sản hay không và nó đã
để lại những hệ quả gì cho nước Mỹ ta cùng đi vào tiết học hôm nay.
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV cho HS quan sát trên lược đồ nước Mĩ giữa thế kỷ XIX
trong SGK và giới thiệu cho HS thấy được sự mở rộng đất đai
nước Mĩ giữa thế kỷ XIX: đến giữa thế kỉ XIX nước Mỹ đã có
30 bang, diện tích rộng 4,8 triệu kilômét vuông, dân số ngày
càng đông, nguồn di dân từ châu Âu sang ngày càng nhiều.
Họ ra đi vì sự bất đồng chính trị, vì nguồn sinh kế, cũng cónơi vì nạn đói như ở Ailen. Việc phát hiện ra mỏ vàng ở
Calophoocnianăm 1848 càng kích thích làn sóng di cư mạnh

mẽ của dân châu Âu tìm đường đến châu Mỹ.
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình nước Mĩ trước khi
nội chiến?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời, trình bày và phân tích: Kinh tế Mĩ
giữa thế kỉ XIX tồn tại theo 2 con đường: Miền Bắc phát triển
nền công nghiệp TBCN, miền Nam phát triển kinh tế đồn điền
dựa trên bóc lột sức lao động nô lệ.
+ Về nông nghiệp ở miền Bắc và miền Tây kinh tế trang trại chủ
nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế phục vụ thị trường công
nghiệp. Trong khi đó ở miền Nam kinh tế đồn điền phát triểndựa trên sức lao động nô lệ làm giàu nhanh chóng cho giới
chủ nô. Tuy nhiên, chế độ nô lệ đã cản trở nền kinh tế TBCN
phát triển.

KIẾN THỨC HỌC SINH
CẦN NẮM VỮNG
3. Nội chiến ở Mĩ
a. Tình hình nước Mĩ trước
nội chiến

Giữa TK XIX kinh tế Mĩ phát
triển theo hai con đường: miền
Bắc phát triển nền công nghiệp
TBCN; miền Nam kinh tế đồn
điền vào bóc lột nô lệ.
Kinh tế nhanh chóng phát triển,
nhưng chế độ nô lệ cản trở nền
kinh tế TBCN phát triển.

Tư sản, trại chủ miền Bắc ><

chủ nô ở Miền Nam ngày càng
gay gắt.


+ Mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ nhỏ ở miền Bắc với các chủ
nô ở miền Nam ngày càng gay gắt  Phong trào đấu tranh đòi
thủ tiêu chế độ nô lệ mở đường cho CNTB phát triển.
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến là
gì?
+
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
+ Lincoln là ứng cử viên của Đảng Cộng hoà đại diện cho giai
cấp tư sản và trại chủ miền Bắc trúng cử Tổng thống đe doạ
quyền lợi các chủ nô ở miền Nam vì Đảng Cộng hoà chủ
trương bác bỏ chế độ nô lệ (GV kết hợp giới thiệu hình 62,
Tổng thống Lincoln (người ngồi bên trái) thẩm duyệt bản
Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ với nội dung về Lincoln trong
+
SGK).
+ 11 bang miền Nam phản đối tách khỏi Liên bang thành lập
Hiệp bang mới có chính phủ, Tổng thống riêng và chuẩn bị
lực lượng chống lại Chính phủ Trung Ương: 20/12/1860 là
bang Carolina Nam tuyên bố tách khỏi Liên bang, 9/2/1861 6
bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam cũng tuyên bố li khai, sau
đó là 4 bang cũng tách khỏi liên bang và gia nhập hiệp bang,
thủ đô tại Ríchmôn (bang Viếcgiênnia).
- GV giới thiệu về Abraham Lincôn (1809-1865) xuất thân
từ một trang trại chủ nghèo ở Kentấcki. Bị bọn chủ nô ức
hiếp, gia đình ông chạy sang miền Tây để sống. Thuở nhỏ ông

phải lao động vất vả nhưng nhờ có trí thông minh và lòng
dũng cảm ông đã trở thành lãnh tụ của xu hướng mới. Năm
1848, ông được bầu vào Quốc hội đến 1860 được đảng Cộng
hòa đưa ra tranh cử Tổng thống và ông đã thắng cử vào ngày
6/11/1860.
- GV trình bày: Ngày 12/4/1861 nội chiến bùng nổ ở bangb.
Carôlina Nam rồi diễn ra ác liệt dọc trên bờ sông Mitxixipi vàtrên đất các tiểu bang miền Nam dọc Đại Tây Dương, ban đầu
quân đội Liên bang kiên quyết và không sử dụng biện pháp
triệt để nên bị thua liên tiếp.
- GV nêu câu hỏi: Trước tình hình đó chính phủ Lincoln có
biện pháp gì?
- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, bổ sung, và chốt ý:
+ Chính phủ Liên bang thay đổi kế hoạch tác chiến và có những
biện pháp tích cực hơn: Giữa năm 1862 ký sắc lệnh cấp đất ở-

Nguyên nhân trực tiếp:
A. Lincoln đắc cử Tổng thống,
đe doạ quyền lợi của các chủ nô
miền Nam.

11 bang miền Nam tách khỏi liên
bang.

Diễn biến
Ngày 12/4/1861: nội chiến bùng
nổ, phe Hiệp bang chiếm ưu thế.

Ngày 1/1/1863 ban hành sắc



miền Tây cho dân di cư, mỗi người được khoảng 65 ha, canh
tác trong 5 năm đầu không phải nộp thuế.
+ Ngày 1/1/1863 ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ  hàng vạn nô
lệ và người dân được giải phóng gia nhập quân đội Liên bang.+ Ngày 9/4/1865, quân đội miền Bắc giành thắng lợi quyết định
trong trận đánh thủ phủ Hiệp bang miền Nam, nội chiến chấm
dứt.
- GV mở rộng: cuộc nội chiến kết thúc, cả 2 phe mất khoảng
60 vạn quân, trong đó phe Liên bang giành được thắng lợi
nhưng mất đến 36 vạn người. Chế độ nô lệ được tuyên bố hủy
bỏ. Lincôn kí sắc lệnh giải phóng nô lệ. Số người nô lệ da đen
đều đã có đất để sinh sống. Nhưng cuộc đấu tranh giữa các
phe phái tư sản và chủ nô vẫn còn diễn ra vô cùng quyết liệt.
Chính trong lễ ăn mừng chiên thắng ngày 14/4/1865 Tổng
thống Lincôn bị ám sát.

lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ  nông
dân, nô lệ tham gia quân đội
Liên bang.
Ngày 9/4/1865: nội chiến kết
thúc, thắng lợi thuộc về quân
Liên bang.

- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc nội chiến
Mĩ?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
+ Là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ sau cuộc đấu tranh
giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Cuộc đấu
tranh nhằm chống bọn chủ nô và khuynh hướng bảo thủ duy

trì và phát triển chế độ nô lệ tàn bạo. Những lực lượng tiến bộ
của giai cấp tư sản công thương ngiệp của miền Bắc, quần
chúng nhân dân lao động và nô lệ đã tham gia cuộc đấu tranh
quyết liệt này.
+ Xoá bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa
tư bản phát triển. Abraham Lincôn ngay từ đầu đã tập hợp lực
lượng dưới khẩu hiệu giải phóng nô lệ với chiến thắng của lực
lượng Liên bang, hiến pháp công bố hoàn toàn xóa bỏ chế độ
này.
+ Nền kinh tế nước Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến,
con đường phát triển tư bản kiểu Mỹ trong nông nghiệp được
mở rộng, cơ sở cho sự phát triển công nghiệp được tạo nên
một cách đầy hứa hẹn. Nhờ vậy, cuối thế kỉ XIX nước Mỹ bắt
đầu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp nhanh chóng đưa
nước Mỹ lên vị trí hàng đầu của các nước tư bản trên thế giới.

- Ý nghĩa:
+ Là cuộc CMTS lần thứ hai ở
Mĩ.

+ Xoá bỏ chế độ nô lệ, tạo điều
kiện cho CNTB phát triển.

+ Nền kinh tế Mĩ phát triển
nhanh chóng sau nội chiến.

5. Củng cố: Tại sao nói nội chiến ở Mỹ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản?
6. Dặn dò:



- Học bài cũ.
- Đọc trước và chuẩn bị bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................



×