Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giáo trình chuyên đề lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.98 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

CHUYÊN ĐỀ
LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ

Tác giả: Th.s Hoàng Thanh Tuấn
TS. Nguyễn Văn Duy

Năm 2017
1


LỜI NÓI ĐẦU
Với mục đích giúp giảng viên và sinh viên chủ động học tập trong chương
trình đào tạo theo tín chỉ và qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. Giúp sinh viên
nắm được kiến thức cơ bản, hệ thống, chuyên sâu về quá trình hình thành, phát
triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ đó, hiểu sâu sắc hơn về lịch
sử thế giới, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và các môn
khoa học xã hội nhân văn khác. Bộ môn Lịch sử Đảng - Tư tưởng Hồ Chí Minh đã
biên soạn giáo trình Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Giáo trình này gồm có 8 chương Chương 1: Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu bộ môn lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; Chương 2:
Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ khởi đầu đến công xã Pari 1871;
Chương 3: Quốc tế I và quốc tế II; Chương 4: Phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế từ sau công xã Pari đến chiến tranh thế giới lần thứ hai; Chương 5: Quốc tế
III và Cương lĩnh chung của phong trào cộng sản quốc tế; Chương 6: Trào lưu xã


hội dân chủ quốc tế; Chương 7: Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ sau
chiến tranh thế giới II đến nay; Chương 8: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã rất cố gắng, song khó tránh khỏi
những thiếu sót. Tổ Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh rất mong sự cảm
thông và những góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………….1
Chương I
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỘ MÔN LỊCH
SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ...................... 4
Chương II
PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TỪ KHỞI
ĐẦU ĐẾN CÔNG XÃ PARI 1871 ...................................................................... 7
Chương III
QUỐC TẾ I VÀ QUỐC TẾ II................................................................. 23
Chương IV
PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TỪ SAU
CÔNG XÃ PARI ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ HAI .......... 31
Chương V
QUỐC TẾ III VÀ CƯƠNG LĨNH CHUNG CỦA PHONG TRÀO
CỘNG SẢN QUỐC TẾ ..................................................................................... 47
Chương VI
TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ QUỐC TẾ......................................... 57
Chương VII
PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TỪ SAU

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II ĐẾN NAY....................................................... 65
Chương VIII
CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI – XÉT LẠI
TRONG PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ........... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 86

3


Chương I
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỘ MÔN
LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ

I. VỊ TRÍ MÔN HỌC
Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là một môn khoa học nghiên cứu
lịch sử hình thành, phát triển của giai cấp công nhân, của phong trào công nhân và chính
đảng của nó.
Đây là một môn học cơ bản trong chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin.
Điều đó được thể hiện ở chỗ:
- Nghiên cứu, phân tích sâu những vấn đề lịch sử và lý luận của phong trào công
nhân, phong trào cộng sản quốc tế và giải phóng dân tộc thế giới trong từng giai đoạn
cũng như toàn bộ tiến trình lịch sử.
- Làm rõ hơn, cụ thể hơn nhiều vấn đề quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
mà các môn học khác không có điều kiện hoặc không có nhiệm vụ nghiên cứu.
- Là cơ sở để hiểu đầy đủ hơn nội dung quá trình hình thành, phát triển chủ nghĩa
Mác-Lênin.
II. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng của môn học
Đối tượng nghiên cứu của môn học là những quy luật lịch sử chính trị của phong
trào công nhân từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác, chính đảng vô sản và phong trào giải

phóng dân tộc thế giới trong thời đại ngày nay.
Môn học không nghiên cứu mặt cơ cấu, mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của giai cấp
công nhân, của phong trào công nhân mà tập trung nghiên cứu ở các mặt sau đây:
- Cuộc đấu tranh giành chính quyền, giữ vững chính quyền của giai cấp công nhân.

4


- Công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới dưới sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân mà hạt nhân của nó là đảng cộng sản.
Môn học không chỉ nghiên cứu một thời điểm nhất định mà nghiên cứu toàn bộ
lịch sử của giai cấp công nhân ở mặt chính trị của nó.
Một số quy luật quan trọng như:
- Quy luật về sự phát triển từ tự phát đến tự giác của phong trào công nhân.
- Quy luật về đấu tranh của giai cấp công nhân để tự giải phóng mình và giải phóng
xã hội, giải phóng thế giới.
- Quy luật về sự xuất hiện chính đảng của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo
của đảng cộng sản.
- Quy luật về sự đoàn kết thống nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu và tả khuynh trong phong trào...
2. Nhiệm vụ của môn học
Môn Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
Đây là môn học nghiên cứu sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân, quá trình phát
triển cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới là
tự giải phóng mình và giải phóng những người lao động khỏi mọi áp bức, bóc lột, xây
dựng xã hội mới không có người bóc lột người.
- Nghiên cứu những vấn đề của phong trào cộng sản quốc tế. Môn học nghiên cứu
sự ra đời, các hình thức tổ chức, các nguyên tắc tổ chức, hoạt động, những kinh nghiệm
của phong trào.

- Nghiên cứu những vấn đề của phong trào giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc
trong thời đại ngày nay.
- Nghiên cứu những bài học lịch sử về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của
các nước xã hội chủ nghĩa (kể cả những bài học thành công và thất bại tạm thời của chủ
nghĩa xã hội).

5


Với những nhiệm vụ như trên, môn học vừa có tính lịch sử vừa có tính lý luận.
3. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp luận
Cũng như các môn khoa học xã hội khác, môn Lịch sử phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận,
phép biện chứng macxit, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm giai cấp công nhân để
nghiên cứu.
b. Phương pháp đặc thù (cụ thể)
Phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp lôgíc.
III. Mục đích, ý nghĩa học tập môn học
Việc học tập, nghiên cứu môn Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là
rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Điều đó được thể hiện:
- Góp phần nâng cao nhận thức lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin; là cơ sở, căn cứ khoa
học để hiểu sâu sắc hơn sự phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Nâng cao lập trường giai cấp, ý thức cách mạng cho người học.
- Có cơ sở để hiểu đúng đắn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và đường lối, chính
sách của Đảng. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam là một bộ phận của lịch sử phong trào
cộng sản quốc tế; cách mạng nước ta nói riêng, cách mạng mỗi nước nói chung không
thể tách rời cách mạng thế giới; giai cấp công nhân nước ta nói riêng, giai cấp công nhân
các nước nói chung là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế. Đảng ta rất quan tâm
giáo dục ý thức giai cấp, đường lối cách mạng cho giai cấp công nhân và quần chúng lao

động. Do vậy, môn học này giúp cho người học có cơ sở để hiểu đầy đủ, đúng đắn, sâu
sắc quan điểm đường lối của Đảng.

6


Chương II
PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
TỪ KHỞI ĐẦU ĐẾN CÔNG XÃ PARI 1871
I. GIAI CẤP VÔ SẢN HIỆN ĐẠI VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA
NÓ TRONG THỜI KỲ ĐẦU
1. Sự hình thành giai cấp vô sản hiện đại
Giai cấp vô sản hiện đại là giai cấp những người công nhân làm thuê dưới chế độ
tư bản chủ nghĩa, là con đẻ của nền đại công nghiệp.
Trong lịch sử xã hội loài người, không phải khi nào cũng có giai cấp vô sản. Theo
Ăngghen, các giai cấp nghèo khổ và lao động thì khi nào cũng có, nhưng những người
lao động và nghèo khổ có hoàn cảnh, địa vị của những người vô sản hiện đại thì chỉ xuất
hiện từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời.
- Vào thế kỷ XIV – XV, chế độ phong kiến tan rã, quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa bắt đầu hình thành ở một số nước châu Âu, chế độ lao động làm thuê dần dần xuất
hiện đối lập nhau:
+ Một bên gồm những người sở hữu TLSX và TLSH;
+ Một bên gồm những người chỉ sở hữu một tài sản duy nhất là sức lao động. (Lớp
người này bị tước đoạt hết TLSX và TLSH, trở thành những người “tự do” bán sức lao
động để kiếm sống. Đó chính là những người vô sản đầu tiên).

7


BẢNG TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIAI CẤP CÔNG NHÂN


Thời gian

Hình thức tổ Lực
chức sản xuất

XVI

- Công

XVIII

thủ
TBCN

lượng Đặc điểm

sản xuất

trường GCVS

công Bị phân tán, ngăn cách trong sản xuất; mang nặng tâm lý, tư

công trường

thủ tưởng của người sx nhỏ → chưa trở thành một lực lượng ổn định,

công

độc lập trong XH, địa vị làm thuê của họ còn mang t/c tạm bợ nhất

thời.

XVIII
XIX

- Đại
nghiệp

công GCVS
đại ra đời

hiện Bị tước đoạt hết TLSX và chỉ có thể sống được bằng cách bán slđ
cho nhà TB (làm thuê tạm bợ → làm thuê suốt đời) → trở thành
một lực lượng ổn định, độc lập trong XH; có khả năng tiến hành
những hành động độc lập.

8


2. Phong trào đấu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản
Vào cuối XVIII đầu XIX:
+ những cuộc đấu tranh kinh tế của GCVS diễn ra sôi nổi và mang tính tất yếu
khách quan. Nhằm mục đích đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện sống và
làm việc, phản đối tình trạng lương thực, thực phẩm đất đỏ, chống chế độ cúp phạt và
những hành vi lừa gạt của chủ tư bản.
+ phong trào đập phá máy móc, đốt phá kho tàng, công xưởng, công nhân chống lại
việc sử dụng máy móc vào sản xuất.
+ phòng trào bãi công, đình công diễn ra mạnh mẽ
+ xuất hiện những tổ chức công nhân đầu tiên như hội thợ bạn, hội hữu ái, các tổ
chức nghiệp đoàn... làm cho PTCN từ chỗ hành động phân tán, rời rạc đến hoạt động có

tổ chức, phát triển thành phong trào đấu tranh độc lập.
* Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Liông (Pháp) (1831 – 1834)
- Thời gian:
Đợt 1: 21 – 11 – 1831. Khẩu hiệu “sống có việc làm hoặc chết trong đấu tranh”.
Đợt 2: 4 -1834: khẩu hiệu “nền cộng hòa hay là chết”.
- Hình thức đấu tranh: biểu tình; đập phá máy móc, nhà xưởng, kho tàng
- Kết quả: thất bại
- Nguyên nhân: công nhân chưa có một tổ chức thống nhất lãnh đạo; chưa có
cương lĩnh; chưa có mối liên hệ với công nhân ở thành phố khác, chưa có mối liên hệ
với nông dân.
- Ý nghĩa: gây được ấn tượng sâu sắc trong các giai cấp ở Pháp và nhiều nước
khác, tạo ra bước ngoặt căn bản trong quan niệm về sự phát triển lịch sử.
* Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Xilêdi (Đức) (1844)
- Thời gian: 6 – 1844

9


- Hình thức đấu tranh: biểu tình; đập phá máy móc, nhà xưởng, kho tàng
- Kết quả: thất bại
- Ý nghĩa: mở đầu phong trào công nhân có tính chất quần chúng ở Đức.
* Phong trào Hiến chương ở Anh (1835 – đầu những năm 50 của thế kỷ XIX)
- Thời gian: + 1835: Phong trào công nhân đòi cải cách tuyển cử, gọi là phong trào
“Hiến chương” và đấu tranh đòi dân sinh.
+ 4.2.1839: đại hội đại biểu phong trào “hiến chương” lần thứ nhất khai mạc ở
Luân Đôn đã thông qua bản kiến nghị về cải cách quyền bầu cử.
+ 1842: phong trào “hiến chương” vận động tổ chức lấy được 3.500.000 chữ ký
vào bản kiến nghị nhưng cũng không đạt được kết quả. Nhiều cuộc đấu tranh chính trị
liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi.
+ 1847 – 1848: một cao trào mới của phong trào Hiến chương lại nổi lên.

- Kết quả: thất bại
- Nguyên nhân: chưa có một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; có sự bất đồng
về tư tưởng và sách lược, thậm chí nhượng bộ GCTS thống trị củ những nguời lãnh đạo
phong trào; nền công nghiệp phát triển làm cho phần lớn công nhân bỏ ra nước ngoài
làm cho phong trào suy thoái.
- Ý nghĩa: đánh dấu GCCN từ chỗ lệ thuộc vào GCTS đến chỗ độc lập về chính
trị và đối lập với GCTS; từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị trên co sở cải tạo xã
hội bằng đấu tranh giai cấp; từ những hoạt động rời rạc đến sự phối hợp hành động trong
phạm vi toàn quốc và có tổ chức thống nhất.
* Những đặc điểm của các cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên của GCVS:
- Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp và sự xuất hiện của PTSX
TBCN, một lưc lượng xã hội mới – GCVS hiện đại – ra đời và bước lên vũ đài lịch sử.
Tuy lúc đầu chưa được giác ngộ đầy đủ về SMLS của mình, nhưng qua thực tiễn đấu
tranh, GCVS chứng tỏ là một lực lượng chính trị độc lập, một giai cấp triệt để cách
mạng.

10


- XHTB mang trong lòng nó đầy rẫy những mâu thuẫn đối kháng. Ngay từ khi
mới ra đời, nó đã bộc lộ là một xã hội áp bức, bóc lột tàn bạo, GCTS đã đàn áp một cách
dã man phong trào đấu tranh của GCVS. Sự thật lịch sử đó đã lý giải vì sao cuộc đấu
tranh của GCVS chống GCTS xuất hiện ngay từ khi nó mới ra đời và ngày càng quyết
liệt.
- Sự phát triển của PTCN đòi hỏi bức thiết phải có lý luận khoa học cách mạng
dẫn đường. Đó chính là điều kiện khách quan và tiền đề xã hội cho sự ra đời của chủ
nghĩa Mác – học thuyết cách mạng và khoa học của GCVS.
II. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỪ KHI CÓ CHỦ NGHĨA MÁC ĐẾN
CÔNG XÃ PARI
1. Sự hình thành chủ nghĩa Mác – hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân

* Mác, Ăngghen và quá trình sáng lập chủ nghĩa Mác:
- Tiền đề KT-XH: vào những năm 40 của XIX, cuộc CMCN phát triển mạnh mẽ ở
nhiều nước làm cho LLSX có bước phát triển nhảy vọt. PTCN chống GCTS diễn ra gay
gắt và đòi hỏi cần có một lý luận khoa học, cách mạng dẫn đường.
- Tiền để tư tưởng, lý luận: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học Anh, chủ
nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
- Tiền đề khoa học tự nhiên: Lý thuyết về tế bào, Quy luật bảo toàn và chuyển hóa
năng lượng, Học thuyết tiến hóa của Đácuyn...
→ Mác và Ăngghen đã kế thừa và tận dụng những điều kiện khách quan trên làm
cuộc cách mạng vĩ đại trong lĩnh vực khoa học xã hội – sáng tạo ra chủ nghĩa Mác, một
học thuyết khoa học và cách mạng của GCVS.
Mác, Ăngghen: DT, dân chủ cách mạng → DVBC, CSCN.
Mác, Ăngghen: GCVS là người tự giải phóng mình, đồng thời giải phóng cho
toàn nhân loại.

11


BẢNG TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA MÁC VÀ ĂNGGHEN
TT

Hoạt động cách mạng

Xuấ

N

Sự cộng tác

ăm sinh t thân

1. C.Mác

1818-

TS

1883

tộc

- 23 tuổi: bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết

quý
và học

ngoan

- Tp: Gia đình
- 1842: bắt đầu hoạt động chính trị. Lúc đầu là thần thánh (1844),

đạo

cộng tác viên, sau đó là chủ bút tờ báo Rênani.

Hệ tư tưởng Đức

- Tp: Góp phần phê phán triết học pháp quyền (1846), Tuyên ngôn
của Hêghen, Luận cương Phơbách (1845), Sự khốn của Đảng cộng sản
(2.1848).
cùng của triết học (1847).

2.Ph.Ăngghen

1820-

Trong

1895

một

- Tp: Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh,
gia Phác thảo phê phán khoa kinh tế chính chị (1844).

đình chủ
xưởng
dệt

12


* Đồng minh những người cộng sản và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp
vô sản
- Sự hoạt động nỗ lực (về lý luận và thực tiễn) của Mác, Ăngghen đã đưa đến việc
cải tổ “Đồng minh những người chính nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sản”
vào năm 1847.
+ 6-1847: Đại hội lần thứ I họp tại Luân Đôn đã quyết định đổi tên Đồng minh
những người chính nghĩa thành Đồng minh những người cộng sản; thay châm ngôn “Tất
cả mọi nguời đều là anh em” bằng khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại”.
→ Việc thành lập Đồng minh những người cộng sản đã mở đầu cho quá trình kết
hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

+ Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1847: Đại hội lần thứ II họp ở Luân Đôn đã
thông qua Điều lệ với những nội dung quan trọng như: mục đích của Đồng minh là lật đổ
GCTS, giành quyền thống trị chi GCVS, xóa bỏ XHTB và thiết lập một xã hội mới – xã
hội không có tư hữu, không có giai cấp; nguyên tắc tổ chức mới là nguyên tắc tập trung
dân chủ;...
→ Đồng minh những người cộng sản chính là một Đảng thực sự cách mạng của
GCVS.
- Đại hội II giao cho Mác, Ăngghen nhiệm vụ quan trọng là soạn thảo bản Tuyên
ngôn thành lập Đồng minh những người cộng sản. Đó chính là tác phẩm “Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản”. Hai ông đã hoàn thành vào tháng 2 năm 1848.
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là tác phẩm lý luận đánh dấu sự chín muồi ra đời
chủ nghĩa Mác, đồng thời cũng là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của GCVS, trong đó
Mác và Ăngghen đã trình bày một cách sáng tỏ cơ sở lý luận, thế giới quan, cương lĩnh
và sách lược của GCVS.
Điểm nổi bật là Mác và Ăngghen đã nêu rõ vai trò lịch sử thế giới của GCVS, vạch
ra sự tất yếu của CMVS, chuyên chính vô sản và vai trò của Đảng Cộng sản – đội tiên
phong của GCVS. Mác và Ăngghen cũng đã nêu lên những nguyên tắc, sách lược của

13


Đảng Cộng sản và phê phán một cách sâu sắc các trào lưu xã hội chủ nghĩa phản động,
bảo thủ và không tưởng, đập tan những lời vu khống, xuyên tạc của GCTS đối với
những người cộng sản.
Tuyên ngôn đã chỉ ra những nhiệm vụ chiến đấu cơ bản của GCCN như sau:
Thứ nhất, sự nghiệp giải phóng GCCN là sự nghiệp của bản thân GCCN. Sự
nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện với điều kiện: GCCN tất cả các nước liên hiệp lại,
GCCN chỉ có thể tự giải phóng mình bằng cách đồng thời giải phóng cho toàn nhân loại.
Thứ hai, GCCN chỉ có thể đạt được mục đích của mình bằng con đường đấu tranh
giai cấp, con đường cách mạng bạo lực.

Thứ ba, trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, GCVS phải lập ra chính đảng độc
lập của mình.
Thứ tư, GCVS trước hết phải tiêu diệt GCTS ở nước mình.
Thứ năm, những người cộng sản có trách nhiệm ủng hộ mọi phong trào cách mạng
chống chế độ đương thời và tìm cách liên minh với các lực lượng dân chủ tiến bộ, trong
đó những người cộng sản phải giữ vững tính độc lập của mình.
Cuối cùng, Tuyên ngôn kêu gọi: “Vô sản tất cả các nuớc, liên hiệp lại”.
Với những nội dung khoa học và cách mạng ấy, GCVS toàn thế giới đã không
ngừng nghiên cứu Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, coi đó như là kim chỉ nam cho mọi
hoạt động của mình.
2. Vai trò giai cấp vô sản trong cao trào cách mạng 1848 – 1849 ở Châu Âu
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1845 – 1846 diễn ra trầm trọng ở các nước
TBCN.
+ Đời sống công nhân và ndlđ hết sức khó khăn do mất mùa, sâu bệnh.
+ Mâu thuẫn giai cấp và các cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, quyết liệt.

14


+ Một số nước ở Châu Âu còn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế; đất nước bị chia
cắt như Đức, Italia làm cản trở sự phát triển kinh tế TBCN, vì vậy vấn đề quan trọng và
thiết yếu là việc thống nhất quốc gia dân tộc gắn liền với CMDCTS.
+ Việc thành lập “Đồng minh những người cộng sản” và sự ra đời tp “Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản” là những sự kiện quan trọng đối với sự phát triển PTCN.
Từ những hoàn cảnh trên đã làm xuất hiện tình thế cách mạng ở Châu Âu. Cao trào
cách mạng bùng nổ, trong đó nổi bật và điển hình là cuộc cách mạng ở Pháp và Đức.
- Giai cấp vô sản Pháp và Đức trong cách mạng 1848 - 1849:

15



Sự kiện

TT

GCVS

1.
Pháp

Kết quả

Nguyên nhân

GCTS

-22.2.1848: qcnd biểu tình -Chế độ quân chủ của LuiPhilip bị lật đổ. CP lâm PTCN

- Do thiếu một chính đảng lãnh đ

đòi lật đổ chính quyền.

- Do chưa có sự liên minh chặt c

thời được thành lập.

Thất bại

- 24.2.1848:cuộc kn vũ - 2.3: CP phải có 1 số nhượng bộ: ra đạo luật giảm

trang thắng lợi. Nền cộng bớt 1h lao động trong ngày, cho xây dựng các công
hòa được thành lập với xưởng quốc gia để giải quyết việc làm cho công
khẩu hiệu “Tự do, bình nhân.
đẳng, bác ái”.

- Ban hành chính sách tăng thuế trực thu 45% đối với

- 29.2: UBLĐ được thành nông dân, gây ra sự chia rẽ giữa công nhân với nông
lập.

dân.
- 5.1848: Quốc hội lập hiến ra đời. CP mới được
thành lập

16

- không triệt để cách mạng.

- phương pháp cách mạng: chủ y


- 22.6: công nhân dựng
chiến lũy, thành lập nghĩa
quân và tiến hành khởi
nghĩa vũ trang.
- 27.2: cách mạng bắt

- GCTS tự do nắm chính quyền.

đầu nổ ra ở vùng Tây Nam

và miền Nam.
- tháng 3: công nhân,
nông dân và thợ thủ công ở
Myunkhen nổi dậy.
- 3.3: Đồng minh
2.

những người cộng sản đã

Đức

tổ chức ở Côlon 1 cuộc
biểu tình với yêu sách gồm
6 điểm. Đây là cuộc biểu
tình lớn đầu tiên của công
nhân Đức từ sau khi CM
nổ ra.
- 17.3: quần chúng ở

17


Béclin đấu tranh đòi rút

- 18.3: Vua Phriđrich Vinhem IV phải ban bố

toàn bộ quân đội ra khỏi đạo luật: bãi bỏ chế độ kiểm duyệt; triệu tập QH liên
thủ đô...

hiệp vào 2.4 nhưng không ra lệnh rút quân đội khỏi N chưa

thủ đô.
đạt được

CN, ndlđ đẩy mạnh

- 19.3: Vua...đã chấp nhận yêu sách vũ trang mục đích.
cho CN thành thị, giải thể CP. CP mới được thành

cuộc đấu tranh.

lập do GCTS nắm quyền. (GCTS đã phản bội cách
-14.6: ở thủ đô Béclin
đã diễn ra cuộc chiến đấu
ác liệt giữa GCVS và thợ
thủ công với quân đội và
cảnh
(GCVS

TC

sát

của

không

GCTS.
còn

mạng).

- 12.1848: Vinhem IV làm chính biến, lật đổ
nội các TS, lập chínhphủ mới gồm toàn bộ bọn PK
phản động.
GCTS nhu nhược, bất lực và nhanh chóng bị

ảo đánh bại.

tưởng vào GCTS, đã nhận
ra kẻ thù của mình chính là
GCTS).

18


- Những bài học kinh nghiệm của cách mạng 1848 – 1849:
Một là, cao trào cách mạng đã làm bộc lộ đầy đủ bản chất chính trị của tất cả các
giai cấp trong xã hội. GCVS mặc dù còn non yếu về tư tưởng và tổ chức, chưa có một
Đảng cách mạng lãnh đạo nhưng đã biểu hiện bản chất cách mạng triệt để và bản chất
XHCN của mình. GCTS mất dần vai trò trong CMDCTS và thể hiện tính chất nửa vời,
phản cách mạng. GC tiểu TS và ND là những lực lượng to lớn và có tinh thần cách mạng
cao, nhưng lập trường của họ luôn luôn dao động, thậm chí có lúc ủng hộ GCTS chống
lại GCVS.
Hai là, GCVS tuy còn ảo tưởng vào GCTS và vua chúa PK nhưng đã có nhiều cố
gắng để hoạt động với tư cách là một giai cấp độc lập, song trong hoàn cảnh lúc ấy, họ
đã bị lẻ loi.
Trong tác phẩm Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapáctơ, C.Mác đã tổng kết
và rút ra kinh nghiệm về liên minh công nông.
Ba là, GCVS đã sáng tạo ra phương pháp cách mạng của mình: dùng bạo lực cách
mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Các cuộc cách mạng dùng khởi nghĩa vũ trang
đã làm rung chuyển các thủ đô của Pháp và Đức.

Bốn là, cuộc đấu tranh giai cấp của GCVS châu Âu gắn liền với phong trào GPDT
tuy chưa giành được thắng lợi nhưng có một ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng.
Ăngghen đã đánh giá đúng về cuộc cách mạng này.
3. Công xã Pari 1871
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Vào những năm 60 của XIX, dưới sự thống trị của đế chế II Lui Bônapactơ, ndlđ
Pháp vô cùng cực khổ và căm phẫn. Mâu thuẫn giai cấp và xã hội ngày một tăng lên.
+ Nước Pháp có nguy cơ bị Phổ xâm lược.
+ Đế chế II tỏ ra bất lực, nhu nhược.

19


+ 4.9.1870: nhân dân nổi dậy làm cách mạng lật đổ nền thống trị của Đế chế II,
tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa. Chính phủ vệ quốc được thành lập và thực hiện
nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. GCVS Pari giữ vai trò nòng cốt trong cuộc đấu
tranh. Ủy ban Trung ương của các quận ở Pari được thành lập để lãnh đạo PTCM.
Hoảng sợ trước sức mạnh của quần chúng, Chính phủ vệ quốc của GCTS đã tìm
cách chống lại nhân dân, toan tính cam tâm bán rẻ Tổ quốc cho quân Phổ để bảo vệ lợi
ích của GCTS Pháp. 28.1.1871: Chính phủ Pháp ký hiệp định đầu hàng quân Phổ và sau
đó lập tức chuyển sang tấn công các lực lượng cách mạng.
18.3.1871: theo lệnh của Chie, 6000 quân chính phủ tấn công đội vệ binh quốc gia
của GCVS ở đồi Môngmáctơrơ nhằm chiếm đoạt 300 khẩu đại bác của quân cách mạng
nhưng bị thiệt hại nặng nề. Chớp lấy thời cơ, quân cách mạng tấn công vào Pari, chiếm
giữ những vị trí quan trọng. Chính phủ TS rút chạy về Vecxay.
Chiều 18.3.1871: toàn bộ Pari thuộc về nhân dân. Cách mạng giành thắng lợi.
- Sự thành lập Công xã:
26.3.1871: dưới sự lãnh đạo của GCVS, nhân dân Pari tiến hành cuộc bầu cử Hội
đồng Công xã. Lần đầu tiên, nhân dân được tự do lựa chọn người đại diện cho mình.
Hội đồng Công xã gồm 86 uỷ viên, trong đó có 17 đại biểu của giai cấp đại tư sản

và trung sản đã rút lui, 68 người còn lại có 32 đại biểu trí thức, 25 công nhân, 8 viên
chức, 1 thợ thủ công và 2 tiểu chủ. Đại biểu của GCCN là lực lượng then chốt giữ vai trò
lãnh đạo Công xã.
28.3: tại quảng trường Ratusi đã diễn ra cuộc míttinh với 100.000 người tham gian.
Lễ thành lập Công xã được tiến hành trọng thể.
Hội đồng Công xã là cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra. Nó hoạt động vì lợi
ích của nhân dân. Hội đồng Công xã thực chất là một nhà nước của GCVS. Nhiệm vụ cơ
bản của Hội đồng Công xã là lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống quân xâm lược và giải
phóng người lao động khỏi ách áp bức bóc lột.

20


Sắc lệnh đầu tiên của Công xã là hủy bỏ quân đội thường trực, tiến hành vũ trang
cho toàn dân. Công xã tuyên bố bãi bỏ mọi chức vụ quan lại cũ, và nhân dân bầu ra
những đại biểu lãnh đạo của mình.
Khoảng cách giữa quyền lập pháp và quyền hành chính bị xóa bỏ: Hội đồng Công
xã ban bố các đạo luật, các ủy viên Công xã phải phụ trách từng việc, lập ra ủy ban các
bộ. Các công chức không có đặc quyền, mỗi viên chức đều có thể bị bãi miễn, lương
được hưởng bằng mức lương của công nhân lành nghề. Nhà thờ được tách khỏi Nhà
nước. Công xã đã đưa vào các đoàn thể, các chi bộ quốc tế, các Xanhđica, hợp tác xã,
câu lạc bộ... Nhiều sắc lệnh ra đời.
Phụ nữ Pari giữ vai trò rất tích cực trong hoạt động cách mạng.
Các xí nghiệp, nhà máy chuyển vào liên hiệp; công nhân, giáo viên và viên chức
nghèo được tăng lương; chế dộ cúp phạt bị hủy bỏ. Công nhân chuyển đến ở nhà của bọn
TS, trật tự trị an được giữ vững, các rạp hát, viện bảo tàng, công viên được mở cửa...
Toàn bộ hoạt động của Công xã đều nhằm mang lại lợi ích cho nhân dân lao động.
Đó là một nhà nước kiểu mới – nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử.
- Sự phản kích của kẻ thù đối với Công xã:
Sau khi củng cố lực lượng, GCTS Pháp mở các đợt tấn công chống lại cách mạng.

21.5 đến 28.5.1871: Quân Chie đã thực hiện một tuần lễ đẫm máu.
Các chiến sĩ Công xã và nhân dân Pari chiến đấu anh dũng nhưng cuối cùng đã bị
thất bại vào 28.5.1871.
Những ngày tiếp theo là cuộc trấn áp, trả thù đẫm máu của GCTS. Gần 30.000
người bị bắn chết, hàng chục ngàn người bị bỏ tù và đuổi đến các thuộc địa xa xôi.
Công xã Pari tồn tại 72 ngày, nhưng sự nghiệp của nó còn sống mãi. Công xã Pari
là tấm gương sáng của PTCN trong XIX, khích lệ mạnh mẽ phong trào XHCN ở Châu
Âu, và giác ngộ cho GCVS những nhiệm vụ cơ bản của CMXHCN.

21


- Những bài học kinh nghiệm từ Công xã Pari:
Một là, sự nghiệp cách mạng đòi hỏi tất yếu, bức bách phải có một chính đảng vô
sản lãnh đạo. Hoạt động của Công xã còn mang tính tự phát, thiếu chủ động và chưa có
một chính đảng cách mạng lãnh đạo, do đó những thắng lợi giành được không thể triệt
để và vững chắc.
Hai là, sự nghiệp cách mạng vô sản cần thiết và tất yếu phải thực hiện liên minh
công nông. Công xã đã không làm được việc ấy vì nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan.
Ba là, CMVS phải quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng bạo lực, và tư tưởng
cách mạng tiến công. Công xã đã biết dựa vào sức mạnh của quần chúng, sử dụng bạo
lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
Câu hỏi ôn tập

1. Anh/chị hãy trình bày nội dung của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
2. Anh/chị hãy phân tích bài học kinh nghiệm của Công xã Pari.

22



Chương III
QUỐC TẾ I VÀ QUỐC TẾ II

I. QUỐC TẾ I (HỘI LIÊN HIỆP CÔNG NHÂN QUỐC TẾ)
1. Sự ra đời của Quốc tế I
- Hoàn cảnh ra đời:
Thứ nhất, do sự phục hồi và phát triển của PTCN giữa thế kỷ XIX.
Thứ hai, trước sự trưởng thành của PTCN về chính trị, tổ chức Đồng minh những
người cộng sản thành lập năm 1847 không đủ sức lãnh đạo phong trào đấu tranh chính
trị của GCCN nên đã tự giải tán vào năm 1852.
Thứ ba, những trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác cản trở sự thống nhất
của PTCN, làm suy yếu phong trào. Đây cũng là một yếu tố góp phần thúc đẩy sự ra đời
một tổ chức quốc tế làm trung tâm tập hợp lực lượng, giác ngộ SMLS của GCCN, lãnh
đạo PTCN.
Thứ tư, do vai trò hoạt động cách mạng không mệt mỏi của C.Mác và Ph. Ăngghen
(cả về lý luận và thực tiễn) đã giác ngộ và tập hợp được những người tiên tiến nhất trong
GCCN các nước, thúc đẩy việc hình thành tổ chức quốc tế thay cho tổ chức Đồng minh
những người cộng sản đã bị giải tán.
- Sự thành lập Quốc tế I và những văn kiện đầu tiên của Quốc tế:
Ngày 28.9.1864: Quốc tế I (còn được gọi là Hội liên hiệp công nhân quốc tế) được
thành lập, đã bầu ra BCH TW (gồm 32 người) có nhiệm vụ thảo ra Tuyên ngôn và Điều
lệ. Mác là người đứng đầu.
Mục đích của Quốc tế I là đoàn kết lại thành một khối tất cả các lực lượng có tinh
thần chiến đấu của GCCN châu Âu và châu Mỹ...

23


Tuyên ngôn thành lập Quốc tế do Mác trực tiếp soạn thảo đã nêu những nguyên tắc

có tính tất yếu của sự phát triển gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp giữa GCVS và
GCTS; khẳng định chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng hoàn toàn GCCN. Tuyên ngôn
nhấn mạnh việc giải phóng GCCN đòi hỏi phải có sự thống nhất và sự hợp tác anh em
của công nhân trên phạm vi quốc tế.... Tuyên ngôn được kết thúc bằng khẩu hiệu “Vô
sản tất cả các nước, đoàn kết lại”.
Điều lệ của Quốc tế là sự phác họa bước đầu về nguyên tắc tập trung dân chủ trong
tổ chức công nhân. Đại hội là cơ quan cao nhất, giữa hai kỳ Đại hội thì BCH TW do Đại
hội bầu ra lãnh đạo Quốc tế. Tổ chức của Quốc tế bao gồm các chi bộ. Những chi bộ
trong một nước hợp thành liên chi và có hội đồng liên chi lãnh đại. Nhiệm vụ của các hội
viên là thống nhất các đoàn thể công nhân thành những tổ chức có tính chất toàn quốc.
Tuyên ngôn và Điều lệ được thông qua, là những văn kiện đầu tiên của Quốc tế I,
đánh dấu bước trưởng thành của GCCN và khẳng định sự đóng góp lớn lao của Mác.
Tập hợp được mọi lực lượng công nhân trong Quốc tế I, Mác và Ăngghen không ngừng
giác ngộ họ đấu tranh chống lại các khuynh hướng XHCN sai trái.
2. Hoạt động của Quốc tế I
Quốc tế I từ khi thành lập (1864) đến khi chính thức tuyên bố giải tán (1876), qua 5
kỳ đại hội đã từng bước đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác đối với các trào lưu
tiền macxit về tư tưởng và tổ chức.
- Đại hội I: họp từ ngày 3 đến ngày 8.9.1866 tại Giơnevơ
Đại hội ra Nghị quyết chống lại âm mưu của những người theo phái Pruđông bênh
vực một cương lĩnh phản động, cải lương và tiểu tư sản. Bọn này chống lại cuộc đấu
tranh chính trị của GCVS, phản đối việc tổ chức các cuộc bãi công của GCCN.
Đại hội đã thông qua lời kêu gọi và bản điều lệ, đồng thời bầu BCH chính thức của
Quốc tế I.

24


Hưởng ứng đề nghị của Mác, BCH TW Quốc tế I đã tích cực ủng hộ phong trào bãi
công ở các nước Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Bỉ... do đó ảnh hưởng và uy tín của Quốc tế

I, sự đoàn kết quốc tế ngày càng được nâng cao.
Đại hội I của Quốc tế I đã thành công tốt đẹp. Nó đánh dấu sự thắng lợi của các
nguyên lý macxit, cương lĩnh và tổ chức trong nội bộ Quốc tế I. Lập trưởng của Mác
trong BCH TW lại được củng cố thêm.
- Đại hội II: họp từ ngày 2 đến ngày 8.9.1867 ở Lôdan
Quốc tế I lúc này đã tập hợp được hàng vạn công nhân. Các báo cáo đã phản ánh rõ
bước trưởng thành của Quốc tế I. Hai vấn đề quan trọng được Đại hội II nêu ra và bàn
luận là: vấn đề những biện pháp thực tiễn để cải biến Quốc tế I thành trung tâm chung
cho cuộc đấu tranh giải phóng GCVS và vấn đề ngân quỹ của công nhân.
Quốc tế I ngày càng được củng cố qua cuộc đấu tranh chống các tổ chức bè phái và
những tư tưởng phi macxit.
- Đại hội III: họp tại Brucxen từ ngày 6 đến ngày 13.9.1868.
Đại hội III tiến hành giữa lúc Quốc tế I đang bị đàn áp nhưng số đại biểu đi dự Đại
hội lại tăng gần gấp đôi Đại hội II. Đến Đại hội này, sự suy yếu của phái Pruđông cánh
hữu đã bộc lộ rõ nét.
Đại hội III thông qua Nghị quyết đấu tranh bãi công, thành lập các tổ chức công
đoàn, yêu sách ngày làm việc 8 giờ.
Tại Đại hội, theo chỉ dẫn của Mác, một bản báo cáo tỷ mỉ bàn về quyền sở hữu tập
thể ruộng đất do Đôpapơ trình bày đã được thông qua. Đây là một trong những nghị
quyết quan trọng của CNXH đối với những khuynh hướng tư tưởng tiểu tư sản trong nội
bộ Quốc tế I.
- Đại hội IV: họp từ ngày 6 đến ngày 1.9.1869 tại Balơ
Lần đầu tiên có đại biểu của Mỹ tham dự.
Đại hội IV thông qua Nghị quyết kêu gọi công nhân tất cả các nước thành lập các
công đoàn thống nhất trong phạm vi quốc gia. Đại hội đã quyết định số phận của nhóm

25



×