Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

Khuôn khổ chính sách cạnh tranh trong 1 số ngành kinh tế tại Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.55 KB, 31 trang )


Khuôn kh chính sách c nh tranh ổ ạ
trong m t s ng nh kinh t t i Vi t ộ ố à ế ạ ệ
Nam
i n l c, Vi n Thông v Ngân H ngĐ ệ ự ễ à à
Ng­êi tr×nh bµy: Ph¹m Hoµng Hµ

NGÀNH ĐIỆN LỰC: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

Khâu phát điện:

Số lượng nhà máy phát điện: hơn 46, trong đó 14 nhà máy thuộc
EVN;

Sản lượng điện thương phẩm: liên tục tăng từ 15,3 tỷ Kwh (năm
1997) lên 39,6 tỷ Kwh (năm 2004);
Trong đó, EVN: 94,1% (năm 2002) và 96,2% (năm 2003)

Công suất lắp đặt:

14 nhà máy của EVN: chiếm 85% tổng công suất

32 nhà máy ngoài EVN: chiếm 15% tổng công suất

Nhập khẩu: Trung Quốc (0,4%)

Khâu truyền tải

4 công ty truyền tải điện khu vực;

Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia



NGÀNH ĐIỆN LỰC: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

Khâu phân phối:

8 công ty điện lực thuộc EVN: 30,8% số xã

54 doanh nghiệp nhà nước: 3,0% số xã

572 công ty trách nhiệm hứu hạn, công ty cổ phần và doanh
nghiệp tư nhân: 2,4% số xã

Các hợp tác xã: 50,2% số xã

Các ban quản lý điện huyện và xã: 12,7% số xã

NGÀNH ĐIỆN LỰC: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

Xác định giá điện:

Giá bán điện của các nhà máy phát điện:

14 nhà máy của EVN: Giá cạnh tranh trên thị trường điện nội bộ
(không vượt giá trần do EVN ấn định);

Các nhà máy ngoài EVN: Giá thoả thuận với EVN (nếu bán điện
cho EVN); Giá thoả thuận với khách hàng trực tiếp (nếu bán trực
tiếp);

Giá bán điện tiêu dùng: Chính phủ quy định


Chi phí truyền tải và phân phối: chưa có quy định cụ thể,
nhưng khuyến khích giảm tổn thất điện năng

NGÀNH ĐIỆN LỰC: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

Lợi ích của cạnh tranh ban đầu trên thị trường điện lực

Khâu sản xuất điện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí
điện năng  tăng cạnh tranh khâu sản xuất điện tạo sức ép
giảm chi phí sản xuất điện; tuy nhiên tác động này còn hạn
chế vì:

Nguồn điện từ EVN: nhu cầu điện lớn so với cung ứng  các
nhà máy sản xuất điện giá cao vẫn bán được điện  tác động
giảm giá sản xuất điện còn hạn chế;

Nguồn điện ngoài EVN: giá bán không hấp dẫn nhà đầu tư (giá
điện bán cho EVN còn thấp; được khuyến khích bán trực tiếp
nhưng không được từ chối khách hàng chính sách);

Chưa có cạnh tranh trong thị trường bán buôn và bán lẻ  hạn
chế tác động của cạnh tranh giá ở khâu phát điện tới giá bán
điện cuối cùng

NGÀNH ĐIỆN LỰC: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

Do vậy:

Thị trường phát điện cạnh tranh giúp các nhà máy của EVN tập

dượt hơn là tạo ra lợi ích tức thì cho người tiêu dùng (sức ép
điều chỉnh giá điện tăng vẫn rất lớn)

Tác động cạnh tranh trên thị trường phát điện cạnh tranh phụ
thuộc nhiều vào tăng lượng điện cung ứng; tiếp tục tạo động cơ
mạnh hơn để các doanh nghiệp sản xuất điện giảm chi phí (ví dụ
như cổ phần hoá);

Người tiêu dùng cuối cùng hưởng lợi rõ rệt hơn khi có thị
trường bán buôn và bán lẻ cạnh tranh.

NGÀNH ĐIỆN LỰC: CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT
LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH

Cải cách ban đầu vào giữa những năm 90

Cơ cấu lại ngành điện lực (1994): mục tiêu là giảm sự can thiệp hành
chính của bộ chủ quản vào hoạt động kinh doanh thường ngày + xây
dựng doanh nghiệp điện lực có khả năng cạnh tranh quốc tế:

Thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam (hợp nhất 3 công ty điện
lực khu vực) lấy lợi nhuận là một trong các mục tiêu hoạt động (hơn
là chỉ thực hiện các yêu cầu hành chính như trước đó)

Chuyển độc quyền khu vực thành độc quyền quốc gia trong tất
cả các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
EVN: thông qua tất cả các chính sách giá, ra quyết định đầu tư vốn,
bổ nhiệm các thành viên HĐQT và giám đốc điều hành:

 Tính độc lập giữa cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà
nước, điều tiết và EVN chưa rõ.

NGÀNH ĐIỆN LỰC: CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT
LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH

Củng cố hoạt động của EVN: mục tiêu là tăng cường hiệu quả tài chính
và có thể mở rộng đầu tư sản xuất bằng nguồn vốn của EVN hơn là
ngân sách nhà nước:

Tách các hoạt động phụ trợ ra khỏi các hoạt động chính (sản xuất,
truyền tải và phân phối điện);

Tăng cường hiệu quả tài chính của các hoạt động chính thông qua
chuyển các đơn vị kinh doanh của EVN thành các đơn vị hạch toán
lỗ, lãi.

Xác định giá hạch toán nội bộ hợp lý, qua đó minh bạch hoá các
khoản bù chéo, tạo sức ép các doanh nghiệp được trợ cấp phải nâng
cao hiệu quả sản xuất.

Khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động điện lực
(quy định về BOT và Luật đầu tư nước ngoài): cho phép các nhà máy
điện độc lập được bán điện cho khách hàng công nghiệp trong các khu
công nghiệp xác định với giá cả không cần sự chấp thuận của EVN hoặc
bán điện cho lưới điện quốc gia.

NGÀNH ĐIỆN LỰC: CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT
LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH


Từng bước xây dựng thị trường điện lực cạnh tranh

Nghị quyết của Đảng (2003), Chiến lược (2004) và Quy hoạch (2001)
phát triển ngành điện lực xác định chính sách chung về phát triển thị
trường điện lực:

Từng bước xây dựng thị trường điện trong nước cạnh tranh;

Không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp;

Nhà nước giữ độc quyền trong khâu truyền tải; chi phối trong khâu
sản xuất và phân phối điện; EVN chỉ đầu tư nhà máy điện có công
suất từ 100MW trở lên.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thị trường điện: xây
dựng các công trình nguồn điện và lưới điện phân phối theo các hình
thức nhà máy điện độc lập (IPP), BT, BOT, liên doanh, công ty cổ
phần; (tổng công suất có nguồn vốn đầu tư nước ngoài không quá
20% tổng công suất cực đại của hệ thống)

NGÀNH ĐIỆN LỰC: CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT
LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH

Luật Điện lực (2004): thể chế hoá các chính sách chung :

Áp dụng nguyên tắc cạnh tranh trong hoạt động điện lực, trừ khâu
truyển tải và điều độ hệ thống điện quốc gia;

Đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng và không phân biệt
đối xử giữa các thành phần tham gia thị trường điện lực.


Kế hoạch phát triển thị trường điện lực cạnh tranh :

Giai đoạn 1: Thị trường phát điện cạnh tranh: các nhà máy điện
phải cạnh tranh để bán điện cho EVN; (dự kiến 10 năm)

Giai đoạn 2: Thị trường bán buôn cạnh tranh: các công ty điện lực
và khách hàng lớn được mua điện trên thị trường và có thể được lựa
chọn người cung ứng; (dự kiến 10-15 năm)

Giai đoạn 3: Thị trường bán lẻ cạnh tranh: các nhà máy điện, các
công ty phân phối, nhà bán lẻ cạnh tranh bán điện cho khách hàng
tiêu dùng; đồng thời tất cả khách hàng, kể cả khách hàng trực tiếp
mua từ lưới điện, được tự do lựa chọn người cung ứng. (dự kiến 10-
15 năm)

NGÀNH ĐIỆN LỰC: CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT
LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH

Xây dựng thị trường điện nội bộ

Bắt đầu vận hành từ tháng 7/2004 với sự tham gia của 14 nhà máy
điện thuộc EVN;

Dự kiến cho phép các nhà máy ngoài EVN tham gia vào năm 2005;

Trước mắt thực hiện các giao dịch về điện, sau đó là các dịch vụ dự
phòng;

Các nhà máy đưa ra bản chào về công suất và giá bán từng giờ cho

này hôm sau; EVN quyết định nguồn điện mua trên cơ sở dự báo
nhu cầu và ưu tiên cho doanh nghiệp chào giá thấp;

Thị trường này sẽ phát triển đến mức cao nhất khi có sự tham gia
của Trung tâm giao dịch điện và chịu sự điều tiết của Uỷ ban điều
tiết điện lực;

NGÀNH ĐIỆN LỰC: CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT
LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH

Chính sách giá

Thực hiện cải cách giá điện theo lộ trình đã duyệt: điều chỉnh giá
điện tiến dần tới chi phí biên dài hạn;

Giảm bù chéo quá lớn giữa các nhóm khách hàng;

Tách phần chính sách xã hội ra khỏi giá điện; thực hiện hạch toán
riêng phần dịch vụ mang tính công ích của EVN;

Kiểm soát giá điện ở nông thông để không vượt giá trần do Chính
phủ quy định

×