Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

công cụ trực tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.63 KB, 2 trang )

công cụ trực tiếp
Trong năm 2008-2009 kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Những biến động khó
lường của kinh tế và thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước đã ảnh hưởng tiêu
cực tới cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của
Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá,
đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu,
hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể là:
● Can thiệp trực tiếp
Các NHTW có thể tác động đến tỷ giá bằng cách trực tiếp mua vào ngoại tệ hoặc bán
nội tệ ra thị trường. Khi NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái mà có sự điều chỉnh sự
thay đổi trong mức cung tiền tệ, điều này gọi là can thiệp không vô hiệu hóa. Ngược lại,
nếu muốn can thiệp vào thị trường hối đoái, trong khi vẫn duy trì mức cung tiền tệ,
NHTW sẽ sử dụng can thiệp vô hiệu hoá bằng cách áp dụng các giao dịch trên thị trường
ngoại hối đồng thời với các hoạt động trên thị trường mở. NHNN đã can thiệp thị trường
ngoại hối với mức tỷ giá mua vào và bán ra được điều chỉnh linh hoạt. Trong thời điểm thị
trường dư cầu, NHNN đã kịp thời bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường. Trong thời
điểm thị trường dư cung, NHNN mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, bảo đảm tỷ giá không
giảm sâu, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu.
- Ba tháng đầu năm 2008: tỷ giá USD/VND liên tục sụt giảm. Trong khoảng thời gian
này, Chính phủ và NHNN đang đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, sử dụng biện pháptiền
tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ8,25%/năm (tháng 12/2007) lên8,75%/năm (tháng
2/2008). NHNNkhông thực hiện mua ngoại tệ USDnhằm hạn chế việc bơm tiền ra
lưuthông, tăng biên độ tỷ giá USD/VNDtừ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày10/03/2008.
- Ba tháng tiếp theo năm 2008: Trong giaiđoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng
mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến19.400đồng/USD vào ngày18/06, cách hơn
2.600 đồng so với mức trần. NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh
nghiệp xuất khẩu (theo quyếtđịnh số 09/2008/QĐ, NHNN khôngcho phép vay để chiết
khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sảnxuất xuất khẩu) giảm hiện tượng
doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tế bán lại trên thị trường.
- Ba tháng tiếp : Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn


đứng. Nhận thấy tình trạng sốt USDđã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN
đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị
trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm.Đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành
một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý
thu đổi ngoại tệ(cấm mua bán ngoại tệ trên thị trườngtự do không đăng ký với các
NHTM),cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu
vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các
NHTM lớn.
- Ba tháng cuối năm 2008: cầu USD tăng cao do NHNN không cho phép nhập vàng thì
hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng ( do USD là đồng tiền thanh toán chính). NHNN bán
hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu
- Từ tháng 01-11/ 2009 tỉ giá tăng mạnh sau đó giảm dần về cuối năm: do NHNN đã
thực hiện biện pháp bình ổn tỷ giá với sự góp sức của các NHTM đã làm giảm tỉ giá sao
1 khoảng thời gian đầy biến động; bằng các nghiệp vụ hối đoái ,NHVN thực hiện phá giá
nhỏ đồng nội địa. Phá giá nhỏ tức là tỷ giá biến động linh hoạt hơn trong mức độ vừa
phải. Báo Wall Street Journal trong bài từ Hà Nội và Hong Kong 27/11/2009 về tin Việt
Nam phá giá 5 phần trăm tiền đồng (Tuy nhiên, khi phá giá, sẽ tăng gánh nặng nợ quốc
gia (khi mức vay nợ nước ngoài của VN hiện nay đang gần 40% GDP). )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×