MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................2
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề về biện pháp KBXLTS của người phải THA....1
CHƯƠNG 2: Quy định của pháp luật THA dân sự Việt Nam hiện hành về
biện pháp KBXLTS của người phải THA.........................................................2
2.1. Các quy định về thẩm quyền, điều kiện, nguyên tắc áp dụng biện pháp KBXLTS của
người phải THA.................................................................................................................................2
2.1.1 Về thẩm quyền áp dụng.......................................................................................................2
2.1.2 Về điều kiện áp dụng............................................................................................................2
2.1.3 Về nguyên tắc áp dụng.........................................................................................................3
2.2. Các quy định pháp luật về trình tự áp dụng biện pháp KBXLTS của người phải THA.....4
2.2.1 Về phạm vi kê biên tài sản...................................................................................................4
2.2.2 Xác minh về tài sản kê biên.................................................................................................5
2.2.3 Thông báo về việc kê biên tài sản........................................................................................6
2.2.4 Định giá tài sản kê biên........................................................................................................6
2.2.5 Bảo quản, giao tài sản kê biên.............................................................................................7
2.2.6. Phương thức xử lý tài sản kê biên......................................................................................7
2.2.7. Thanh toán tài sản kê biên..................................................................................................8
CHƯƠNG 3: Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật THA dân sự
Việt Nam hiện hành về biện pháp KBXLTS của người phải THA và một số
giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả pháp luật..........................................9
3.1.
Những vướng mắc trong quy định của pháp luật THA dân sự Việt Nam hiện hành về
biện pháp KBXLTS của người phải THA.......................................................................................9
3.2.
Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp
KBXLTS của người phải THA dân sự...........................................................................................10
a. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật..............................................................................10
b. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp KBXLTS của người phải THA dân
sự..................................................................................................................................................11
KẾT LUẬN.........................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................13
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ đầy đủ
Chữ cái viết tắt/ký hiệu
Luật thi hành án dân sự năm 2008,
sửa đổi, bổ sung năm 2014
Luật THADS
Thi hành án dân sự
THADS
Thi hành án
THA
Chấp hành viên
CHV
Kê biên, xử lý tài sản
KBXLTS
MỞ ĐẦU
Hoạt động THA dân sự được thực hiện nhằm đảm bảo hiệu lực thi hành
của bản án, quyết định về mặt thực tế, thơng qua đó bảo vệ được quyền và lợi ích
chính đáng của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật. Nhìn chung, hiện nay
Luật THA dân sự và các văn bản hướng dẫn đã quy định tương đối đầy đủ, rõ
ràng về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp KBXLTS trong THADS. Tuy
nhiên, hiện nay việc áp dụng quy định trên phát sinh nhiều bất cập từ thể chế đến
thực tiễn, gây khó khăn cho CHV, cơ quan THA dân sự trong khi thực hiện
nhiệm vụ. Để góp phần đánh giá tồn diện hơn về công tác THADS, chúng em
xin chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật THA dân sự
Việt Nam hiện hành về biện pháp KBXLTS của người phải THA và nêu kiến
nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này”.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề về biện pháp KBXLTS của người phải THA
1.1. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp KBXLTS của người phải THA
KBXLTS của người phải THA là một trong những biện pháp cưỡng chế
THA trong trường hợp người phải THA có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết
định có điều kiện THA nhưng không tự nguyện thi hành1.
Biện pháp KBXLTS của người phải THA là một trong những biện pháp
cưỡng chế THA dân sự, do đó biện pháp này có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, là biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền.
Thứ hai, đối tượng của biện pháp KBXLTS của người phải THA là động
sản hoặc bất động sản khơng phải tiền, giấy tờ có giá, thuộc sở hữu riêng của
người phải THA hoặc sở hữu chung với người khác, thuộc đối tượng được phép
kê biên.
Thứ ba, biện pháp kê biên tài sản thường được áp dụng khi người phải
THA khơng có tiền, tài khoản, giấy tờ có giá hoặc có nhưng khơng đủ để THA.
Tr 251, Giáo trình Luật Thi hành án dân sự, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb, Công an nhân dân, Hà Nội,
2019
1
1
Kê biên tài sản thường được coi là biện pháp sau cùng trong nhóm các biện pháp
cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền, bên cạnh biện pháp khấu trừ tài khoản, vào
tiền, thu hồi giấy tờ có giá.
1.2 Ý nghĩa của biện pháp KBXLTS của người phải THA dân sự
Biện pháp KBXLTS của người phải THA là một biện pháp cần thiết và
bắt buộc để đảm hiệu lực, tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời khôi phục
và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người được THA và có liên
quan. Chính sự tồn tại của biện pháp cưỡng chế này góp phần tác động vào tâm
lý của người phải THA, khiến cho người phải THA có ý thức tự nguyện THA tốt
hơn. Đồng thời giảm bớt thời gian cũng như chi phí cho q trình THA.
CHƯƠNG 2: Quy định của pháp luật THA dân sự Việt Nam hiện hành về
biện pháp KBXLTS của người phải THA
2.1. Các quy định về thẩm quyền, điều kiện, nguyên tắc áp dụng biện pháp
KBXLTS của người phải THA
2.1.1 Về thẩm quyền áp dụng
Theo quy định pháp luật về THA dân sự kê biên, xử lí tài sản thuộc thẩm
quyền của CHV. Cụ thể quy định tại điều 20 Luật THADS về nhiệm vụ, quyền
hạn của CHV: “5. quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THA; biện pháp
cưỡng chế THA; thu giữ tài sản THA.”2
Theo đó CHV là chủ thể có thẩm quyền tiến hành biện pháp cưỡng chế kê
biên, xử lí tài sản của người phải THA. trong trường hợp cần huy động lực lượng
CHV lập kế hoạch cưỡng chế THA; kế hoạch cưỡng chế THA được gửi gay cho
Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan Công an cùng cấp, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi
tổ chức cưỡng chế và cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế3.
2.1.2 Về điều kiện áp dụng
Như đã đề cập tại phần 1.1, biện pháp KBXLTS của người phải THA chỉ
được áp dụng khi có đủ ba điều kiện sau:
2
Khoản 5 điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014
3
Điều 72 Luật Thi hành án dân sự 2008 sủa đổi bổ sung 2014
2
Thứ nhất, Người phải THA phải thi hành nghĩa vụ trả tiền. Như vậy, khi bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật trên thực té thì CHV căn cứ vào đó để ra quyết
định thực hiện việc cưỡng chế kê biên tài sản đối với người phải THA.
Thứ hai, Người phải THA có tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền. Ở đây, người
phải THA phải có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc
thơng qua người khác thực hiện nghĩa vụ. Tài sản bao gồm tài sản thuộc sở hữu
riêng của người phải THA và tài sản thuộc sở hữu chung của người phải THA
với người khác. Những tài sản này có thể do người phải THA hặc người thứ ba
quản lý, sử dụng.
Thứ ba, Người phải THA không tự nguyện THA khi đã chết thời hạn tự nguyện
hoặc chưa hết thời hạn tự nguyện nhưng cần phải ngăn chặn. Do tính chất của
THA dân sự khác với THA hình sự, mặt khác đối tượng kê biên là tài sản, do đó
cần phải cho họ một thời gian để họ chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ. Chính vì vậy,
Điều 46 luật THADS đã quy định khi hết thời hạn 10 ngày quy định tại Điều
45.1 của Luật này, người phải THA có điều kiện THA mà khơng tự nguyện THA
thì bị cưỡng chế. Bên cạnh đó, trường hợp chưa hết thời hạn tự nguyện nhưng
cần phải ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản thì CHV cũng có quyền áp
dụng ngay biện pháp cưỡng chế này theo quy định tại Điều 45.2 Luật THADS.
2.1.3 Về nguyên tắc áp dụng
Có thể thấy, để đảm bảo áp dụng được biện pháp cưỡng chế này, cơ quan
có thẩm quyền áp dụng nguyên tắc kê biên tài sản riêng trước, tài sản chung với
người khác sẽ được kê biên sau, điều này được quy định cụ thể tại Điều 24.2
Nghị định 62/2015 về hướng dẫn luật THADS. Theo đó, cơ quan THA dân sự
chỉ KBXL đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất khi các tài sản khác không đủ để THA hoặc khi có đề nghị của
đương sự theo quy định pháp luật. Trường hợp người phải THA có chung tài sản
với người khác mà đã xác định được phần tài sản, quyền tài sản của từng người
thì CHV kê biên phần tài sản, quyền tài sản của người phải THA để THA; nếu
không thể xác định được phần quyền sở hữu theo quy định tại Điều 74.1 Luật
THADS thì người phải THA và chủ sở hữu chung tự thỏa thuận hoặc khởi kiện
ra tòa.
Trong trường hợp đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của
vợ, chồng thì CHV xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp
3
luật về hơn nhân và gia đình và thơng báo cho vợ, chồng biết; Nếu vợ, chồng
khơng đồng ý thì có thể u cầu Tịa án giải quyết trong thời hạn 30 ngày nếu
khơng khởi kiện thì CHV KBXLTS và trả lại giá trị tài sản theo thuộc quyền sở
hữu của họ.
Đối với trường hợp việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải
THA và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó khơng có các tài
sản khác hoặc có nhưng khơng đủ để THA, trừ trường hợp người phải THA
đồng ý kê biên nhà ở để THA. Đồng thời việc kê biên nhà ở gắn liền với đất
cũng đưọc quy định chi tiết tại Điều 95 Luật THA dân sự.
Ngoài ra, biện pháp KBXLTS phải không thuộc diện các tài sản không
được kê biên theo quy định tại Điều 87 Luật THA dân sự.
2.2. Các quy định pháp luật về trình tự áp dụng biện pháp KBXLTS của
người phải THA
2.2.1 Về phạm vi kê biên tài sản
Phạm vi kê biên tài sản trong THA đã được Luật THADS quy định chi
tiết, cụ thể. Đối tượng được phép kê biên có thể được chia làm ba nhóm dựa trên
những nét đặc thù của từng loại tài sản, đó là: tài sản là vật; tài sản là quyền sở
hữu trí tuệ; tài sản là quyền sử dụng đất. Đối với mỗi nhóm Luật THADS lại có
quy định cụ thể về những trường hợp, loại tài sản không được phép kê biên nhằm
đảm bảo được tính nhân đạo, dân chủ của nhà nước ta. Có thể thấy, Luật
THADS cũng liệt kê những tài sản của người phải THA nhưng CHV không được
phép kê biên.
Thứ nhất, đối với tài sản là vật
Về nguyên tắc mọi tài sản hữu hình thuộc sở hữu của người phải THA đều
có thể bị KBXL để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người được THA. Tuy
nhiên, thực hiện nguyên tắc nhân đạo để đảm bảo cuộc sống bình thường của
công dân, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước và của cán bộ, công nhân làm việc
tại doanh nghiệp trong trường hợp phải THA, pháp luật quy định cụ thể những
loại tài sản không được kê biên tại Điều 87 Luật THADS. Theo đó, Luật
THADS đã quy định những tài sản không kê biên đối với cá nhân, tài sản không
kê biên đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
4
Việc quy định chi tiết như vậy tạo cho CHV tiến hành việc kê biên dễ dàng,
đồng thời đảm bảo được quyền lợi của các chủ thể liên quan.
Thứ hai, đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định tại Điều 84 Luật THADS thì CHV có quyền kê biên quyền
sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải THA. Theo đó, khi tiến hành
cưỡng chế kê biên đối với quyền sở hữu trí tuệ CHV có quyền kê biên tất cả
những tài sản trí tuệ của người phải THA khi chứng minh được rằng tài sản đó
thuộc quyền sở hữu của người phải THA. Tuy nhiên, Điều 84.3 Luật THADS
cũng quy định trong một số trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an
ninh, dân sinh và lợi ích của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật sở hữu trí tuệ
mà Nhà nước quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì CHV
khơng được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải THA trong thời gian bắt
buộc phải chuyển giao.
Thứ ba, đối với tài sản là quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất là quyền tài sản theo quy định tại điều 105 Bộ luật dân
sự 2015. Quyền sử dụng đất được kê biên để THA phải là quyền sử dụng đất của
người phải THA mà theo quy định của pháp luật đất đai được phép chuyển
quyền sử dụng theo Điều 110 Luật THADS.
Khi kê biên quyền sử dụng đất, CHV yêu cầu người phải THA, người đang quản
lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan THA dân
sự. Bên cạnh đó, khi kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thuộc
quyền sở hữu của người phải THA thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất. Trường hợp đất của người phải THA có tài sản gắn liền với đất
mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì CHV chỉ kê biên quyền sử
dụng đất và thông báo cho người có tài sản gắn liền với đất. Cuối cùng, việc kê
biên quyền sử dụng đất phải lập biên bản ghi rõ vị trí, diện tích, ranh giới thửa
đất được kê biên, có chữ ký của những người tham gia kê biên.
2.2.2 Xác minh về tài sản kê biên
Trách nhiệm xác minh điều kiện THA của người được THA của Luật
THADS nhằm nâng cao vai trò cơ quan THA và người được THA trong hoạt
động THA dân sự góp phần bảo đảm cho hoạt động THA dân sự hiệu quả hơn.
5
Tại điều 7 Luật THADS, khi người được THA yêu cầu CHV xác minh điều kiện
THA thì người này sẽ khơng phải trả các chi phí thực tế, hợp lý cho việc xác
minh như quy định tại Luật THADS năm 2008 nữa. Đây được coi là điểm mới
tiến bộ của Luật THADS khi xem xét lại việc người được THA khơng phải trả
chi phí xác minh điều kiện THA, do nghĩa vụ xác minh là thuộc về Cơ quan
THA nên chi phí này quy định do Ngân sách nhà nước chi trả là hồn tồn hợp
lý.
Bên cạnh đó, đối với vốn góp của người phải THA, CHV yêu cầu cá nhân,
cơ quan, tổ chức nơi người phải THA có vốn góp cung cấp thơng tin về phần vốn
góp của người phải THA để kê biên phần vốn góp đó 4 và Đương sự cũng có
quyền u cầu Tịa án xác định phần vốn góp của người phải THA 5. việc pháp
luật quy định cho phép Cơ quan THA dân sự có quyền kê biên tài sản phần vốn
góp của người phải THA cũng là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm
nâng cao kết quả công tác THA dân sự, hạn chế việc người phải THA lợi dụng
kẽ hở của pháp luật để tẩu tán tài sản bằng hình thức góp vốn vào các tổ chức
kinh tế.
2.2.3 Thơng báo về việc kê biên tài sản
Sau khi nhận thấy cần thiết phải kê biên tài sản của người phải THA để
THA thì CHV ra quyết định kê biên tài sản. Để đảm bảo quyền lợi của người
phải THA và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức kê biên tài sản, CHV có
trách nhiệm thơng báo cho những chủ thể liên quan biết. Việc thông báo cưỡng
chế kê biên được quy định tại Điều 39, Điều 88 Luật THADS. CHV phải thông
báo về việc kê biên cho người phải THA, người được THA, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan, đại diện chính quyền cấp xã nơi có tài sản kê biên theo đúng
thủ tục mà pháp luật quy định, trừ trường hợp khẩn cấp phải tiến hành kê biên
ngay nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản. Riêng đối với bất động sản
thì phải báo trước 3 ngày làm việc mới được tiến hành kê biên.
2.2.4 Định giá tài sản kê biên
Sau khi kê biên tài sản, Cơ quan THA dân sự phải tiến hành định giá tài
sản kê biên để xác định giá trị của tài sản kê biên, nhằm thực hiện nghĩa vụ dân
4
Điều 92.1 Luật THADS 2008 sđ, bs 2014
5
Điều 92.2 Luật THADS 2008 sđ, bs 2014
6
sự của người phải THA góp phần đẩy nhanh tiến độ THA, làm giảm lượng án
tồn qua các năm. Theo quy định tại Điều 98 Luật THADS việc định giá tài sản
kê biên đã quy định một cách tương đối cụ thể tài sản kê biên được tính theo giá
thỏa thuận của các đương sự, được tiến hành ngay sau khi kê biên, Quyền định
đoạt, thỏa thuận của đương sự luôn được đề cao. Việc thuê tổ chức định giá để
xác định giá trị tài sản kê biên cũng được đặt ra để giúp đỡ các đương sự khi hai
bên không đạt được thỏa thuận chung. Quy định này là một quy định tiến bộ,
từng bước xã hội hóa cơng tác THA nói chung và vấn đề xác định giá tài sản kê
biên nói riêng.
2.2.5 Bảo quản, giao tài sản kê biên
Theo quy định tại Điều 58 Luật THADS thì sau khi đã định giá tài sản kê
biên, trong trường hợp, bản án, quyết định của Tịa án khơng xác định rõ trách
nhiệm bảo quản tài sản thì Cơ quan THA dân sự sẽ quyết định một trong các
hình thức bảo quản sau đây:
Giao cho người phải THA, người thân thích của người phải THA theo quy
định tại Điều 40.2 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản;
Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;
Bảo quản tại kho của cơ quan THA dân sự.
Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại
Kho bạc nhà nước.
Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình
trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên CHV, đương sự, người được
giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ của người được giao
bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối ký thì
phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Bởi thời gian từ khi định giá tài sản kê biên cho đến khi xử lý tài sản kê biên có
thể sẽ bị kéo dài, do đó việc đưa ra quy định rõ ràng, chặt chẽ về vấn đề bảo
quản tài sản kê biên như trên là vô cùng cần thiết.
2.2.6. Phương thức xử lý tài sản kê biên
Theo Luật THADS, sau khi kê biên tài sản sẽ có ba phương thức xử lý đối
với tài sản đã kê biên:
7
Thứ nhất: Giao cho người được THA nếu hai bên đương sự thỏa thuận được về
việc sẽ nhận tài sản kê biên để trừ vào số tiền được THA 6. Sau đó, CHV sẽ tiến
hành lập biên bản về sự thỏa thuân và giao tài sản đó cho người được THA trong
thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có thỏa thuận. Trường hợp có nhiều người
được THA thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được
THA khác và phải thanh toán lại cho những người được THA khác số tiền tương
ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng.
Thứ hai: Nếu tài sản đã kê biên nhưng người được THA khơng nhận thì CHV
phải áp dụng phương thức thứ hai là bán tài sản kê biên theo Điều 101 Luật
THADS. Việc bán tài sản kê biên được bán theo ba hình thức: CHV bán đấu giá,
CHV bán không qua thủ tục đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản7.
Thứ ba: Nếu tài đã kê biên, người được THA không nhận và cũng khơng bán
được thì áp dụng phương thứ thứ ba là trả lại tài sản cho người phải THA. Tại
đây, ta xác định người phải THA chưa có điều kiện thi hành án theo điều 44.2
luật THADS.
2.2.7. Thanh toán tài sản kê biên
Sau khi đã bán được tài sản kê biên, Điều 47 Luật THADS quy định cụ thể
thứ tự thanh tốn tiền THA. Theo đó, số tiền THA sẽ được thanh tốn theo
ngun tắc:
Chi phí THA, tiền hỗ trợ thuê nhà.
Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp
mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
Án phí, lệ phí Tịa án;
Các khoản phải THA khác theo bản án, quyết định.
Trường hợp có nhiều người được THA thì việc thanh tốn tiền THA được thực
hiện như trên; trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được
THA thì việc thanh tốn được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được THA. Số
tiền THA thu theo quyết định cưỡng chế THA được thanh tốn cho những người
được THA tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó; số tiền cịn lại được
6
Điều 100 Luật THADS 2008 sđ, bs 2014
7
Luật đấu giá tài sản
8
thanh toán cho những người được THA theo các quyết định THA khác tính đến
thời điểm thanh tốn. Sau khi thanh tốn theo quy định như trên, số tiền cịn lại
được trả cho người phải THA.
CHƯƠNG 3: Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật THA dân sự
Việt Nam hiện hành về biện pháp KBXLTS của người phải THA và một số
giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả pháp luật.
3.1. Những vướng mắc trong quy định của pháp luật THA dân sự Việt
Nam hiện hành về biện pháp KBXLTS của người phải THA
Trường hợp tài sản KBXL là tài sản của người phải THA trong khối
tài sản chung với người khác
Điều 74.1 Luật THADS quy định tài sản chung thì phải khởi kiện ra Tịa
án để phân chia, mà không phân biệt tài sản chung với ai. Sau khi có kết quả giải
quyết của Tịa án, CHV xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án. Còn Điều
24.2.c Nghị định số 62/2015/NĐ-CP áp dụng đối với tài sản chung vợ, chồng
hoặc tài sản chung của hộ gia đình, CHV có quyền phân chia phần cho vợ, chồng
hoặc các thành viên trong hộ gia đình theo quy định. Mặc dù họ không đồng ý
với việc phân chia của CHV, nhưng quá thời hạn quy định họ khơng khởi kiện
u cầu Tịa án phân chia, CHV vẫn tiến hành cưỡng chế, KBXLTS để THA.
Như vậy, có thể thấy có sự khơng thống nhất với nhau giữa hai văn bản quy
phạm này. Câu hỏi khi thực hiện nhiệm vụ kê biên tài sản chung của vợ chồng
hoặc hộ gia đình thì phải áp dụng Điều 74.1 Luật THADS hay Điều 24.2.c Nghị
định số 62/2015/NĐ-CP vẫn còn bỏ ngỏ và gây khó khăn khi áp dụng trong thực
tiễn.
Trường hợp kê biên quyền tài sản là quyền sử dụng đất để THA
Tại Điều 111.1 Luật THADS thì “khi kê biên quyền sử dụng đất, CHV yêu
cầu người phải THA, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp
các giấy tờ đó cho cơ quan THA dân sự”. Trường hợp sau khi có được giấy tờ về
quyền sử dụng đất, CHV yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền tiến hành tách
thửa đất để THA nhưng cơ quan này từ chối với lý do diện tích đất nhỏ, khơng
đủ diện tích tối thiểu mà pháp luật đất đai yêu cầu để cấp giấy tờ, do đó, việc
THA chỉ nằm trên giấy tờ mà khơng đem lại hiệu quả trên thực tế.
9
Một vấn đề nữa là việc xác định tài sản kê biên theo giá cả thị trường là
vấn đề hết sức khó khăn và ln gây nhiều tranh cãi bởi hoạt động thẩm định giá
của các trung tâm thẩm định giá vẫn còn rất nhiều vấn đề phải bàn trên thực tế
như: Tính khách quan, minh bạch, chính xác và phù hợp với thực tế tại mỗi vùng
miền… vẫn còn đang là một dấu hỏi đối với các bên đương sự.
Thêm vào đó, Điều 110.2 Luật THADS quy định: “Người phải THA chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc
thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì
vẫn được KBXL quyền sử dụng đất đó”. Quy định này mâu thuẫn với Điều 188
Luật Đất đai năm 2013.
Trường hợp kê biên quyền sở hữu trí tuệ để THA
Việc kê biên tài sản là quyền SHTT được thực hiện theo quy định tại Điều
84 Luật THADS và Điều 29 nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Trình tự thủ tục này
được áp dụng cho tất cả các loại tài sản thuộc quyền SHTT. Tuy nhiên, trong
QSHTT bao gồm rất nhiều đối tượng như tác phẩm, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
cơng nghiệp, bằng sáng chế…Trong đó, mỗi loại đối tượng lại có các quyền
nhân thân, quyền tài sản khác nhau. Theo Điều 84.2 Luật THADS, khi kê biên
quyền sở hữu trí tuệ của người phải THA, tùy từng đối tượng của quyền SHTT,
CHV thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền SHTT của người phải THA.
Tuy nhiên cụ thể các loại giấy tờ có liên quan này bao gồm những loại giấy tờ gì
thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
3.2. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng các biện pháp KBXLTS của người phải THA dân sự
a. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật
Với những vướng mắc nêu trên, chúng em xin đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động KBXLTS của người
phải THA nói như sau:
Thứ nhất, cần làm rõ quy định trong trường hợp kê biên tài sản chung của
hộ gia đình thì nên áp dụng dụng Điều 74.1 Luật THADS hay Điều 24.2.c Nghị
định số 62/2015/NĐ-CP. Theo quan điểm của nhóm, trường hợp này nên áp
dụng Điều 24.2.c Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, bởi điều luật này đã hướng dẫn
10
cụ thể nên CHV có quyền phân chia phần cho vợ, chồng hoặc các thành viên
trong hộ gia đình và thông báo cho họ biết theo quy định. Nếu họ không đồng ý
với việc phân chia của CHV, nhưng quá thời hạn quy định họ khơng khởi kiện
u cầu Tịa án phân chia, thì CHV vẫn tiến hành cưỡng chế, KBXLTS để THA
là đúng quy định, không cần khởi kiện kéo dài thời gian THA. Nếu họ khiếu nại,
tố cáo thì giải quyết việc khiếu nại, tố cáo theo pháp luật quy định.
Thứ hai, cần hướng dẫn quy định tại Điều 84.2 Luật THA dân sự đối vơi
những giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Đối tượng của quyền sở hữu
trí tuệ rất đa dạng, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu cơng
nghiệp… và đặc điểm của những quyền này đó là tính vơ hình, khơng thể cầm
nắm, do đó việc kê biên chỉ có thể tiến hành thơng qua việc thu giữ giấy tờ có
liên quan. Tuy nhiên những giấy tờ đó là gì thì luật chưa đề cập, đó có thể là
bẳng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng
nhận đăng ký quyền tức giả…
b. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp KBXLTS của người
phải THA dân sự
Về cơ chế quản lý công tác THA
Đổi mới cơ chế quản lý công tác THA, tăng cường sự phối hợp giữa các
cơ quan hữu quan trong công tác THA đặc biệt là trong trường hợp biện pháp
KBXLTS của người phải THA dân sự. Công tác THA cần thống nhất về một
mối, bởi lẽ việc đổi mới cơ chế quản lý công tác THA hiện nay là một vấn đề có
tính chiến lược, nằm trong quá trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Việc
đổi mới cơ chế nhằm đảm bảo sự quản lý thống nhất về tổ chức, cơ chế hoạt
động, công tác hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn tập trung lực lượng cán bộ và
chun mơn hóa cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất là nhằm khắc phục những
vướng mắc, bất cập, tình trạng phân tán, xé lẻ trong hoạt động THA, mà chúng
tôi đã đề cập trong phần trên.
Về thực hiện các quy định pháp luật về biện pháp KBXLTS của người
phải THA dân sự
Như phân tích trên, thực tiễn việc áp dụng biện pháp KBXLTS của người
phải THA dân sự để THADS rất phức tạp. Dù vậy, biện pháp cưỡng chế này vẫn
có vai trị và ý nghĩa rất lớn đối với công tác THADS hiện nay. Vì đó, cần có sự
11
nhận thức một cách đúng đắn về những thành quả đạt được và những vấn đề
vướng mắc còn tồn tại để có giải pháp khắc phục. Đồng thời hồn thiện pháp luật
về cưỡng chế THA dân sự góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Việc cưỡng chế THA đã tiến hành
thuận lợi nghĩa là phần nào chúng ta đã thực hiện việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ
quyền và lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân
cũng có nghĩa là góp phần vào việc tăng cường bảo đảm pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Một số đề xuất khác
Thứ nhất, triển khai sâu rộng việc tin học hoá hoạt động quản lý, điều hành THA
dân sự: Triển khai hộp thư điện tử, đào tạo sử dụng, khai thác các cơ sở dữ liệu
THADS nói riêng và khai thác dữ liệu trên Internet nói chung cho THADS địa
phương, triển khai việc gửi báo cáo, văn bản bằng thư điện tử xây dựng phần
mềm thống kê kết quả THA dân sự...
Thứ hai, thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ quan THA; xây dựng và
thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ làm công tác THA, đảm bảo các CHV trước khi bổ nhiệm
phải qua đào tạo nghề.
Thứ ba, đáp ứng đầy đủ và kịp thời kinh phí hoạt động cho cơ quan THA. Tiếp
tục tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, đặc biệt là xây dựng trụ
sở, hệ thống kho tàng tài vật của các cơ quan THA.
Thứ tư, tăng cường cơng tác giải thích pháp luật, thường xuyên tổ chức việc
tuyên truyền, giáo dục thuyết phục đương sự tự nguyện chấp hành; chỉ tiến hành
cưỡng chế trong trường hợp bất đắc dĩ; tăng cường sự giám sát của nhân dân...
KẾT LUẬN
Trong pháp luật THA dân sự, biện pháp cưỡng chế THA, cụ thể là
KBXLTS trong THA dân sự được xem là một trong những quy định cơ bản,
quan trọng nhất, được coi là biện pháp cưỡng chế có hiệu quả trong việc bảo
đảm việc THA được thi hành trên thực tế. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu và
nhanh chóng thực hiện các giải pháp đồng bộ về nhiều mặt như kinh tế, pháp
luật, chính sách xã hội, tổ chức bộ máy, cán bộ viên chức,... nhằm giải quyết tình
12
trạng “án tồn đọng”, nâng cao hiệu quả THA dân sự nói chung, KBXLTS nói
riêng.
13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu in
1. Giáo trình Luật Thi hành án dân sự, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb,
Công an nhân dân, Hà Nội, 2019
2. Văn bản hợp nhất Luật thi hành án năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014
3. Luật đất đai năm 2013
4. Nghị định 62/2015 về hướng dẫn luật thi hành án dân sự
II. Tài liệu online
1. Biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản trong thi hành án dân sự :luận văn
thạc sĩ luật học /Nguyễn Thanh Phong ; TS. Lê Thu Hà hướng dẫn [Thư
viện trường đại học Luật Hà Nội, truy cập ngày 08/10/2020]
2. Biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án :
khố luận tốt nghiệp / Trần Hồi Thanh ; TS. Trần Anh Tuấn hướng dẫn,
[Thư viện trường đại học Luật Hà Nội, truy cập ngày 08/10/2020]
3. Áp dụng pháp luật thi hành án về kê biên tài sản chung / Đinh Thị Thanh
Mai // Dân chủ và Pháp luật. Số 10/2011, tr. 55 - 56, [Thư viện trường đại
học Luật Hà Nội, truy cập ngày 08/10/2020]
4. Bảo đảm sự thống nhất trong các quy định về biện pháp cưỡng
chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá /
Nguyễn Nhật Khanh // Nghiên cứu lập pháp. Số 8/2018, tr. 41 - 40, [truy
cập ngày 08/10/2020]
5. Kê biên tài sản là gì ? Khái niệm về kê biên tài sản, [truy cập ngày
08/10/2020]
/>6. Bảo quản tài sản thi hành án, [truy cập ngày 10/10/2020]
/>7. Bảo quản tài sản thi hành án dân sự được quy định như thế nào?, [truy cập
ngày 10/10/2020]
/>bao-quan-tai-san-thi-hanh-an-dan-su-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-246335
8. Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thuế để tiến
hành biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
/>9. Việc kê biên tài sản để thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
/>viec-ke-bien-tai-san-de-thi-hanh-an-dan-su-duoc-quy-dinh-nhu-225345