Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích, đánh giá quá trình việt nam đàm phán, kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đa phương toàn cầu (sinh viên lựa chọn 2 hoặc 3 công ư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.7 KB, 9 trang )

Bài tập lớn học kì – môn công pháp quốc tế
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .............................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………......2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………..…..2
I.

Một số khái niệm liên quan …………………………………………………………..….....2
1. Khái niệm điều ước quốc tế ………………………………………………………..…2
2. Một số khái niệm khác …………………………………………………………......…2
2.1.
Đàm phán điều ước quốc tế ………………………..…………………………..2
2.2.
Kí kết điều ước quốc tế ………………………………………………………..2
2.3.
Gia nhập điều ước quốc tế …………………..………………………….………3
2.4.
Thực hiện điều ước quốc tế ………………………………...
…………………..3

II.
III.

Phân tích,đánh giá quá trình Việt Nam đàm phán, kí kết, gia nhập
điều ước quốc tế đa phương toàn cầu …………………………………………………..3
Phân tích, đánh giá quá trình thực hiện điều ước quốc tế đa phương
toàn cầu ……………………………………………………………………………………...6

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………....8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………….....9



LỜI MỞ ĐẦU

Nguyễn Thị Hương – MSSV: 361026 – Lớp: N01.TL4

1


Bài tập lớn học kì – môn công pháp quốc tế
Điều ước quốc tế là một trong những dạng nguồn hình thành Luật quốc tế. Mà
nguồn của luật quốc tế lại có ý nghĩa rất quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên
quan chặt chẽ đến việc xác định sự hình thành của quan hệ pháp luật quốc tế nói riêng
và quá trình thực thi luật quốc tế nói chung. Vậy có các cách nào hình thành nên điều
ước quốc tế và việc thực thi các điều ước quốc tế đó sẽ được tiến hành ra sao? Trong
phạm vi bài luận, em xin chọn: “Phân tích, đánh giá quá trình Việt Nam đàm phán, kí
kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đa phương toàn cầu (sinh viên lựa chọn 2
hoặc 3 công ước để phân tích)” làm đề tài cho bài tập học kì của mình.
Bài làm không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Kính mong nhận được sự góp
ý của quý thầy (cô) để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số khái niệm liên quan
1. Khái niệm điều ước quốc tế

Theo công ước viên 1969 thì “điều ước” là thuật ngữ dùng để chỉ một thỏa thuận
quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều
chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện
có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.
Nội dung này được nội luật hóa thông qua luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều
ước quốc tế của nước ta 2005: “Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân

danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế,
không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận,
nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”.
2. Một
2.1.

số khái niệm khác
Đàm phán điều ước quốc tế

Là giai đoạn các bên cùng bàn bạc, thảo luận các vấn đề thuộc lĩnh vực điều chỉnh
của điều ước quốc tế dự định thiết lập, có thể được tổ chức thông qua cơ quan đại diện
ngoại giao ở nước ngoài hoặc trong khuôn khổ các hội nghị quốc tế hoặc tổ chức quốc
tế với nhiều cấp độ khác nhau, từ cấp chuyên viên, cấp vụ trưởng, cấp thứ trưởng,..
2.2.

Kí kết điều ước quốc tế

Nguyễn Thị Hương – MSSV: 361026 – Lớp: N01.TL4

2


Bài tập lớn học kì – môn công pháp quốc tế
Là những hành vi pháp lý do người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện, bao gồm đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế hoặc trao đổi văn
kiện tạo thành điều ước quốc tế.
2.3.

Gia nhập điều ước quốc tế


Là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để chấp
nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ký
điều ước quốc tế đó, không phụ thuộc vào việc điều ước quốc tế này đã có hiệu lực hay
chưa có hiệu lực.
2.4.

Thực hiện điều ước quốc tế

Thực hiện điều ước quốc tế không được giải thích cụ thể trong công ước viên 1969,
cũng như trong luật quốc gia. Nhưng về cơ bản, Luật quốc tế cũng như luật điều ước
quốc tế chỉ “xác lập” nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế cho các thành viên của điều
ước quốc tế. Có thể hiểu thực hiện điều ước quốc tế là hoạt động mà thành viên điều
ước quốc tế tiến hành nhằm hiện thực hóa các cam kết trong điều ước quốc tế.
II.Phân

tích, đánh giá quá trình Việt Nam đàm phán, kí kết, gia nhập điều ước
quốc tế đa phương toàn cầu

Việt Nam là một trong các quốc gia được cộng đồng quốc tế đánh giá cao khi đã rất
tích cực tham gia các hoạt động quốc tế, trong đó có việc cùng tham gia đàm phán, kí
kết, gia nhập các điều ước quốc tế. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết và gia
nhập tạo khuôn khổ pháp lý quốc tế quan trọng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và các
nước khác trên thế giới, đồng thời khẳng định quan điểm nhất quán, cũng như cam kết
của Nhà nước Việt Nam trong hội nhập quốc tế ở tất cả các lĩnh vực mà điều ước quốc
tế có Việt Nam tham gia điều chỉnh. Với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, việc Việt Nam gia
nhập các tổ chức quốc tế liên chính phủ là hoàn toàn khó khăn, tiêu biểu là việc Hoa Kỳ
phủ quyết việc gia nhập Liên hợp quốc của Việt Nam. Khi đó, việc Việt Nam tham gia
đàm phán, kí kết các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu trên mọi lĩnh vực dường như

không tồn tại. Vì thế, quyền tham gia thảo luận, bàn bạc các vấn đề mang tính quốc tế
của Việt Nam bị hạn chế. Điều đó, gây ảnh hưởng lớn, làm chậm tới quá trình hội nhập
quốc tế của nước ta; đồng thời, gây khó khăn trong việc bảo vệ các quyền lợi của quốc
gia và công dân trong đời sống pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, năm 1977, Việt Nam gia
nhập Liên hợp quốc, đã đánh dấu mốc quan trọng trong bước chuyển của Việt Nam
trong tiến trình hội nhập. Điều đó được thể hiện qua việc Việt Nam đã cùng các quốc
gia thành viên Liên hợp quốc tham gia đàm phán, kí kết các điều ước quốc tế. Các vấn
Nguyễn Thị Hương – MSSV: 361026 – Lớp: N01.TL4

3


Bài tập lớn học kì – môn công pháp quốc tế
đề đưa ra đều là những vấn đề có mối liên hệ trực tiếp đến các mặt của đời sống xã hội;
đồng thời vấn đề đó có thể “động chạm” tới quyền lợi riêng của một số quốc gia khác;
Do đó, việc đàm phám không tránh khỏi những lần thất bại vì ý kiến trái chiều của các
bên. Tuy nhiên, tại các hội nghị đó Việt Nam và các quốc gia khác cũng đã thể hiện
được tiếng nói, quan điểm của mình trong các vấn đề liên quan, để từ đó cùng nhau bàn
bạc, tìm được tiếng nói chung, có phương thức giải quyết thấu đáo hơn. Với những đàm
phán thành công, các quốc gia đi đến kí kết – là bước thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm
pháp lý của điều ước với các quốc gia thành viên. Đứng trước quy định của công ước
viên, thẩm quyền đàm phán, kí kết điều ước quốc tế cũng thuộc về đại diện đương nhiên
của quốc gia (nguyên thủ quố gia, người đứng đầu Chính phủ,…) hoặc đại diện theo ủy
quyền. Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế, Việt Nam đã dần thể hiện vị trí, vai trò của
mình trong việc tích cực tham gia đàm phán, kí kết các điều ước quốc tế phù hợp với
tình hình đất nước. Ví dụ, Việt Nam cùng các thành viên khác của Liên hợp quốc đã
cùng nhau đàm phán, kí kết công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
1992;… Bên cạnh đó, trước hoàn cảnh nêu trên, với những điều ước quốc tế đa phương
toàn cầu đã hết thời gian kí kết, hay trong trường hợp chưa là thành viên của tổ chức đó,
Việt Nam đang tích cực thực hiện thủ tục gia nhập điều ước quốc tế đa phương đó, ví dụ

như: việc Việt Nam gia nhập công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế,…Như
thế, một quốc gia trong những hoàn cảnh nhất định, trở thành một trong những bên của
điều ước quốc tế đa phương mà quốc gia đó đã không tham gia kí kết. Việc gia nhập
một điều ước quốc tế cũng thể hiện quan điểm sâu sắc của Quốc hội, Chính phủ Việt
Nam trong việc ràng buộc trách nhiệm của Việt Nam, cũng như cam kết thực hiện công
ước. Việc gia nhập đã giúp Việt Nam hòa nhập tốt hơn với các quốc gia thành viên của
cùng một tổ chức mà Việt Nam tham gia. Qua đó thúc đẩy quá trình liên kết, thu hẹp
khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới về mọi lĩnh vực của đời
sống sinh hoạt quốc tế; đồng thời đảm bảo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác lập,
thực hiện và bảo vệ chủ quyền, lợi ích chính trị, kinh tế của nhà nước và công dân,
khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều ước quốc tế cũng là một công
cụ hữu hiệu để các chủ thể xây dựng khung pháp luật quốc tế, cũng như việc pháp điển
hóa luật quốc tế của quốc gia thành viên được hiệu quả. Quá trình đàm phán, kí kết và
gia nhập điều ước quốc tế của Việt Nam được dẫn chứng qua hai công ước quốc tế đa
phương toàn cầu về môi trường sau:
Thứ nhất, công ước về đa dạng sinh học – CBD
Công ước về đa dạng sinh học là một hiệp ước khung được thông qua tại Rio de
Janero, Brazin trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển bền
vững do Liên hợp quốc tổ chức năm 1992 và có hiệu lực từ ngày 29/12/1993. Tính đến
Nguyễn Thị Hương – MSSV: 361026 – Lớp: N01.TL4

4


Bài tập lớn học kì – môn công pháp quốc tế
năm 2011, đã có 193 nước tham gia Công ước đa dạng sinh học. Nhận thức được tầm
quan trọng của Công ước này, sau khi tiếp nhận trả lời của các Bộ liên quan như: Bộ tư
pháp, Bộ khoa học và công nghệ,… Bộ tài nguyên & môi trường gửi tờ trình thủ tưởng
chính phủ quyết định việc gia nhập điều ước quốc tế của Việt Nam, trước khi gửi công
hàm xin gia nhập tới ban thư ký của Liên hợp quốc. Do một số điểm không tương thích

giữa Công ước và quy định của luật quốc gia nên Chính phủ đã gửi tờ trình để Quốc hội
nước ta tiến hành phê chuẩn công ước vào ngày 28/05/1993 và Việt Nam chính thức trở
thành một trong những quốc gia thành viên của Công ước ngày 16/11/1994. Như thế,
tuy không tham gia kí kết điều ước quốc tế nhưng mốc 16/11/1994 đã đánh dấu sự ràng
buộc về mặt pháp lý của công ước này với Việt Nam. Do đó sẽ phát sinh các quyền và
nghĩa vụ pháp lý đối với Việt Nam, cũng như các quốc gia thành viên khác trong việc
bảo tồn, sử dụng bền vững nguồn đa dạng sinh học; đồng thời thể hiện chủ quyền của
quốc gia đối với tài nguyên sinh học hiện hữu và trách nhiệm hợp tác quốc tế về việc
bảo vệ đó.
Thứ hai, công ước các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt
như là nơi cư trú của loài chim nước – Công ước Ramsar
Một số quốc gia quan tâm đến việc đất ngập nước đã nhóm họp tại thành phố
Ramsar, Iran để dự thảo một Công ước về những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của chim nước. Công ước này được thông qua ngày
02/09/1971 và có hiệu lực ngày 21/12/1975. Tính đến tháng 5/2012, có tổng cộng 160
quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước Ramsar, bao gồm 2006 khu, tổng diện tích
là 192 822 023 (ha). Trước những điều kiện mà công ước mang lại, Việt Nam đã ký gia
nhập Công ước Ramsar vào năm 1989, là thành viên thứ 50 và là quốc gia đầu tiên của
Đông Nam Á tham gia công ước này. Việc gia nhập công ước đã thể hiện sự ràng buộc
pháp lý của công ước đối với vấn đề này ở nước ta; đồng thời tăng cường khả năng hợp
tác của các nước về vấn đề này. Cũng với quy trình gia nhập như công ước trên, tại thời
điểm có hiệu lực, trách nhiệm phát sinh; đồng thời Việt Nam cũng có quyền viện dẫn
nội dung của điều ước này để bảo vệ chủ quyền của mình, lợi ích của nhà nước và công
dân về các vấn đề liên quan được Công ước điều chỉnh.
Từ phần phân tích, với những ví dụ cụ thể trên, ta nhận thấy tinh thần tích cực,
khẩn trương của Việt Nam trong việc tham gia đàm phán, kí kết, gia nhập điều ước quốc
tế. Đó là những hành động “khôn khéo”, “khôn ngoan” của Đảng và Nhà nước ta trong
việc thúc đẩy hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực. Từ đó, đưa Việt Nam tiến gần với các
quốc gia khác hơn, làm cho tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng được rút ngắn. Quá
trình hội nhập của nước ta ngày càng nâng lên, bởi số lượng điều ước quốc tế luôn tỉ lệ

thuận với tốc độ phát triển mạnh mẽ của quan hệ hợp tác quốc tế. Đồng thời, việc tích
Nguyễn Thị Hương – MSSV: 361026 – Lớp: N01.TL4

5


Bài tập lớn học kì – môn công pháp quốc tế
cực tham gia các điều ước quốc tế cũng đã thể hiện phần nào thiện chí của nước ta
trong hoạt động hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho vị thế, vai trò của Việt Nam ngày
càng nâng cao “trong mắt” bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, khi nước ta tham gia các điều ước
quốc tế thì cũng có rất nhiều thách thức gây khó khăn cho đất nước ta về nhiều mặt.
III.

Phân tích, đánh giá về quá trình Việt Nam thực hiện điều ước quốc tế đa
phương toàn cầu

Bên cạnh việc chủ động tham gia đàm phán, kí kết, gia nhập điều ước quốc tế thì
Việt Nam cũng rất tích cực thực thi các công ước đó và được các quốc gia khác đánh giá
cao. Ví dụ với sự nỗ lực phấn đấu tham gia và thực hiện các công ước về nhân quyền
của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã đạt được những thành quả tích cực về lĩnh vực này.
Điều này được đánh dấu bằng việc mới đây nhất (12/11/2013) Việt Nam trúng cử với số
phiếu cao nhất so với các thành viên ứng cử khác vào Hội đồng nhân quyền của Liên
hợp quốc – đó là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành công của Việt
Nam trong lĩnh vực này, … Trong phạm vi bài này, em xin phân tích, đánh giá quá trình
Việt Nam thực hiện điều ước quốc tế đa phương toàn cầu thông qua hai điều ước quốc
tế tại mục II. Với những cam kết của Việt Nam và các nước khác khi tham gia công ước
này thì Việt Nam đã chủ động triển khai thực hiện công ước với các cấp, ngành, cũng
nhiều nhiệm vụ khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Từ việc Chính phủ giao cho
cơ quan đầu mối – Bộ tài nguyên & môi trường tổ chức thực thi cả hai công ước trên
đến việc các bộ, ngành khác và ủy ban nhân dân các cấp tiến hành các hoạt động có liên

quan để thực hiện công ước trong phạm vi thẩm quyền của mình; đồng thời với mỗi
công ước lại có những nhiệm vụ thực thi khác nhau. Cụ thể là:
Một là, quá trình Việt Nam thực hiện công ước đa dang sinh học – CBD
Bên cạnh việc phối hợp hoạt động, Việt Nam đã tham gia ký văn bản Nghị định
thư Cartagena về an toàn sinh học (nghị định thư đầu tiên đi kèm công ước về đa dạng
sinh học) vào ngày 20/01/2004 và chính thức có hiệu lực trên lãnh thổ nước ta ngày
20/04/2004. Để triển khai nghị định thư này đi vào thực tiễn ở nước ta, Chính phủ ban
hành các kế hoạch hành động quốc gia như: Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng
sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh
học và Nghị định thư Cartagena(2007), với đồ sộ các dự án cần thực hiện; hay bản dự
thảo chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(2012). Ngoài ra, một loạt các văn bản khác có liên quan đến bảo tồn đa dạng đã được
nghiên cứu, xây dựng và ban hành. Cho đến nay đã có khoảng hơn 100 văn bản quy
phạm pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
đa dạng sinh học của Việt Nam như: Luật bảo vệ đa dạng sinh học; Bộ luật dân sự; Chỉ
Nguyễn Thị Hương – MSSV: 361026 – Lớp: N01.TL4

6


Bài tập lớn học kì – môn công pháp quốc tế
thị số 07/NNBTV-CT ngày 09/03/1993 cấm nhập và lưu hành côn trùng lạ Tehehiro
monitor làm thức ăn cho chim cảnh; Chỉ thị 12/1998/CT-BTS ngày 17/7/1998 của Bộ
thủy sản về việc nhập khẩu cá hổ Priana;… Việc ban hành hệ thống văn bản trên là cơ
sở rất quan trọng về mặt pháp lý cho việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ đa dạng
sinh học và thể hiện mối quan tâm của Chính phủ và các ngành chủ quản đến tài nguyên
sinh vật và đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, ở nước ta cũng triển khai thực hiện các hoạt
động khác như: Xây dựng, quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên theo quyết định số
192/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ
thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010; Các cấp, ngành phối hợp cũng

tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức đa dạng sinh học của Việt Nam
theo từng thời kỳ nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra với chỉ tiêu và kế hoạch cụ thể. Đây là
một công việc có ý nghĩa quan trọng nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công ước về
đa dạng sinh học của Bộ trưởng Bộ tài nguyên & môi trường; Tăng cường tiềm lực, đào
tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học; Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng vì
quyền lợi chung của mỗi Quốc gia về bảo tồn và phát triển lâu bền đa dạng sinh học.
Hai là, quá trình Việt Nam thực hiện công ước các vùng đất ngập nước có tầm
quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước – Công ước Ramsar
Ngoài việc tập trung cùng triển khai hoạt động, Việt Nam đã đưa ra hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất ngập nước như:
Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật thủy sản, Luật đất đai,…
Tuy nhiên, những văn bản này thường chỉ đế cập tới từng khía cạnh về bảo tồn, khai
thác, sử dụng, phát triển tài nguyên đất ngập nước, còn vấn đề quản lý tổng thể về đất
ngập nước được đề cập trong Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/09/2003 của
Chính phủ về bảo tồn và phát triển đất ngập nước ở Việt Nam. Mặt khác, theo chức
năng, nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Bộ tài nguyên & môi trường ban hành quyết định
số 04/2004/QĐ-BTNMT phê duyệt kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền
vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004-2010, với mục tiêu: Bảo tồn và phát triển
bền vững đất ngập nước ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói
giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và đa dạng sinh học. Ngoài ra,
các bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều hướng dẫn kỹ thuật có liên quan tới việc quản lý,
sử dụng bền vững vùng đất ngập nước như: Quy trình kỹ thuật về sản xuất cây trồng,
vật nuôi và các kỹ thuật khuyến nông; Quy trình kỹ thuật liên quan đến quản lý rừng,…
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai các hoạt động khác như: Tuyên
truyền, giáo dục, đào tạo về đất ngập nước; Phát triển các hoạt động bảo tồn đất ngập
nước (với hơn 70 vùng đất ngập nước); tiến hành kiểm kê, quy hoạch các vùng đất ngập
nước trên toàn quốc.
Nguyễn Thị Hương – MSSV: 361026 – Lớp: N01.TL4

7



Bài tập lớn học kì – môn công pháp quốc tế
Như vậy, qua phần phân tích trên ta nhận thấy được sự chủ động, tích cực của
Việt Nam trong quá trình đàm phán, kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
Đồng thời, Việt Nam cũng là một quốc gia được đánh giá cao trong việc nỗ lực thưc
hiện các cam kết quốc tế đó. Nếu như quá trình đàm phán, kí kết, gia nhập là tiền đề thì
việc thực hiện điều ước quốc tế là “bước đi” của quá trình hội nhập ở nước ta. Nên việc
Việt Nam đàm phán, kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế là một tất yếu khách
quan, quá trình này đã phần nào thể hiện được sự nâng cao trong vị trí, vai trò của Việt
Nam với các quốc gia khác. Điều ước quốc tế được hình thành thể hiện rõ thành quả của
các chủ thể Luật quốc tế trong việc hợp tác, càng kí kết, gia nhập nhiều điều ước quốc tế
càng chứng tỏ quan hệ hợp tác của nước ta với cộng đồng quốc tế ở mức cao hơn. Đó là
phương tiện quan trọng trong việc thực hiện chức năng đối ngoại của quốc gia. Điều
ước quốc tế là kết quả của cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của các quốc gia trong việc
bảo vệ cân bằng giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích quốc gia. Việc cho áp dụng trực tiếp
điều ước quốc tế góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam; tuy nhiên, việc
áp dụng trực tiếp nội dung điều ước quốc tế ở nước ta còn rất hạn chế. Mặt khác, không
tương thích giữa nội dung điều ước quốc tế với luật quốc gia đã bước đầu gây sáo trộn,
khó khăn cho việc áp dụng trên thực tế. Để khắc phục tình trạng này, Quốc hội, Chủ tịch
nước, Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định để thực hiện điều
ước quốc tế và với những quy định trong tất cả các văn bản luật quốc gia khi có sự bất
đồng giữa quy định luật quốc gia và điều ước quốc tế đa phương toàn cầu mà Việt Nam
tham gia thì áp dụng theo điều ước quốc tế. Điều này, khẳng định rõ quan điểm, thiện
chí của nước ta tận tâm thực hiện cam kết quốc tế của nhà nước ta, đề cao tính hợp tác
quốc tế. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, kí kết, thực hiện điều ước quốc tế sẽ
không phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế,… Tuy nhiên, trên thực tiễn thông thường
việc kí kết, gia nhập lại bị chi phối bởi khả năng, điều kiện của mỗi quốc gia. Chính
điều này cũng gây khó khăn cho việc thực hiện quyền của các quốc gia về vần đề này.
KẾT LUẬN

Điều ước quốc tế là kết quả của quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Với những
giá trị pháp lý vô cùng sâu sắc và ý nghĩa, điều ước quốc tế đã tạo cơ sở cho quá trình
hợp tác, hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng nâng lên, tiến gần hơn với các quốc
gia khác. Sự hình thành điều ước quốc tế đa phương toàn cầu đã đáp ứng nhu cầu hợp
tác của các nước trên thế giới cả về mặt khoa học pháp lý, cũng như nhu cầu phát triển
của thực tiễn đời sống quốc tế. Mỗi một điều ước quốc tế ra đời là một lần khẳng định
quan hệ hợp tác và sự thay đổi nhận thức chung của các quốc gia về các vấn đề nảy sinh
trong quan hệ pháp luật quốc tế theo chiều hướng tích cực hơn. Đó là cơ sở cho các
quốc gia xác lập hành vi xử sự sao cho phù hợp với những cam kết quốc tế đó.
Nguyễn Thị Hương – MSSV: 361026 – Lớp: N01.TL4

8


Bài tập lớn học kì – môn công pháp quốc tế
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân,

2.

năm 2004.
Giáo trình Luật quốc tế, ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS. Chu Mạnh Hùng

3.

(đồng chủ biên), Nxb. Giáo dục Việt Nam, năm 2010.
Giáo trình Luật môi trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân


4.

dân, năm 2006.
Công ước đa dạng sinh học và vấn đề thực hiện Công ước tại Việt Nam, khóa

5.
6.

luận tốt nghiệp, Đào Ngọc Vân, 2012.
/> />
7.

va_cong_uoc_ramsar_4
/>
Nguyễn Thị Hương – MSSV: 361026 – Lớp: N01.TL4

9



×