Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài thu hoạch, kinh tế phát triển mô hình tăng trưởng kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.14 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
1. MƠ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC MƠ HÌNH TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ.......................................................................................3
1.1. Khái niệm mơ hình tăng trưởng kinh tế...................................................3
1.2. Các mơ hình tăng trưởng kinh tế.............................................................3
2. ĐỔI MỚI MƠ HÌNH TĂNG TRƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.....4
2.1. Giải pháp đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam...........4
2.2. Liên hệ bản thân với việc tuyên truyền các giải pháp đổi mới mô hình
phát triển kinh tế ở Việt nam.........................................................................9
KẾT LUẬN....................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................12


MỞ ĐẦU
Mơ hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ đổi mới đến nay được vận
hành khá tốt theo cơ chế thị trường có kiểm sốt đã thúc đẩy tổng sản phẩm
trong nước (GDP) tăng trưởng liên tục và duy trì dài hạn, đưa Việt Nam trở
thành nước có thu nhập trung bình trong nhóm các nước đang phát triển.
Động lực của tăng trưởng được tạo bởi các động lực bộ phận cho phép khai
thác tốt tiềm năng của các thành phần kinh tế, từng bước chuyển dần theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Cấu trúc kinh tế dịch chuyển tích cực, hiện đại và phù hợp với xu thế
chung, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế liên tục
trong những năm qua. Kinh tế vĩ mô liên tục được duy trì ổn định hơn trên cơ
sở tăng trưởng GDP và việc làm, lạm phát nhìn chung được kiểm sốt. Các
chính sách vĩ mơ, như tiền tệ, tài khóa và thương mại... đã trở thành yếu tố
công cụ trong cơ chế vận hành mơ hình tăng trưởng kinh tế và được sử dụng
để kích thích tăng trưởng kinh tế, bình ổn kinh tế vĩ mô.
Không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, mơ hình tăng trưởng


kinh tế ở Việt Nam thời gian qua còn tạo được cơ chế phân bổ và phân phối
sản lượng tương đối phù hợp với trình độ phát triển, góp phần cải thiện và tạo
bước tiến đáng kể về phát triển xã hội trên nhiều khía cạnh, như thu nhập và
mức sống cho các tầng lớp nhân dân đã tăng lên và được cải thiện đáng kể;
cơng tác xóa đói, giảm nghèo đạt những kết quả khá bền vững; chỉ số phát
triển con người Việt Nam được nâng cao; các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
được cải thiện; sự nghiệp giáo dục được đầu tư đáng kể, góp phần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực; việc làm được tạo ra gần tương đương với tốc độ
gia tăng của nguồn lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống khá thấp.
Tuy nhiên, mơ hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm qua đã
bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong cơ chế vận hành. tình trạng trục trặc, thiếu

1


linh hoạt và kém hiệu quả trong sự kết hợp giữa tổng cung và tổng cầu, khiến
sản lượng luôn thấp hơn tiềm năng, không phát huy được hết các động lực.
Tăng trưởng sản lượng thấp hơn tiềm năng, tính ổn định chưa cao trước
những biến động kinh tế cả trong và ngoài nước. Tăng trưởng kinh tế ở nước
ta dựa quá nhiều vào đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, quá coi
trọng vai trò của khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả, trong khi lại
chưa quan tâm đúng mức đến các động lực khác của nền kinh tế, như khoa
học - công nghệ, nhu cầu của thị trường trong nước... Mơ hình tăng trưởng
kinh tế dựa quá nhiều vào cấu trúc kinh tế thiên lệch về nguồn lực cho công
nghiệp, dịch vụ, chưa chú trọng và đầu tư thích đáng cho nơng nghiệp, nơng
thơn. Điều đó đã tạo ra sự mất cân bằng và tiềm tàng bất ổn về kinh tế - xã
hội.
Với tầm quan trọng của việc đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế. Em
lựa chọn nội dung “ Mơ hình tăng trưởng kinh tế và đổi mới mơ hình tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam ” làm bài thu hoạch hết môn học Kinh tế phát

triển.

2


NỘI DUNG
1. MƠ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC MƠ HÌNH
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Khái niệm mơ hình tăng trưởng kinh tế
Mơ hình tăng trưởng kinh tế là: một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất
về sự tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng.
Mục đích của các mơ hình tăng trưởng kinh tế là mơ tả phương thức
vận động của nền kinh tế thông qua mối liên hệ nhân quả giữa các biến số
quan trọng trong quá trình phát triển sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp khơng
cần thiết. Những diễn đạt này có thể dưới dạng lời văn, sơ đồ hoặc toán học.
Như vây, đề cập đến mơ hình tăng trưởng kinh tế là đề cập đến phương thức
tăng trưởng KT thể hiện ở các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ tương hỗ
giữa chúng trong từng điều kiện cụ thể nhất định. Hay mơ hình tăng trưởng
kinh tế là phương pháp xác định và lượng hóa vai trị của các nhân tố dẫn
đến tăng trưởng kinh tế.
Có thể nhìn nhận các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế từ các
yếu tố đầu vào, đầu ra hoặc từ các ngành kinh tế. Ở góc độ các yếu tố đầu
vào, cụ thể là xét trên giác độ sử dụng các nguồn lực và hiệu quả sử dụng
chúng, người ta thường phân định mô hình tăng trưởng kinh tế thành hai loại chủ
yếu là mơ hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và mơ hình tăng trưởng kinh tế
theo chiều sâu.
1.2. Các mơ hình tăng trưởng kinh tế
1.2.1. Mơ hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng
Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ
sở gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài ngun mà

khơng kèm theo tiến bộ cơng nghệ.
Nói đến mơ hình tăng trưởng KT theo chiều rộng là nói đến phương thức
tăng trưởng sử dụng nhiều: vốn, cơng nghệ lạc hậu, với đa số lao động tay nghề
thấp, chủ yếu làm gia công, lắp ráp, khai thác và bán rẻ tài nguyên thô hoặc sơ
chế.

3


Mơ hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng có đặc trưng là: Sự gia
tăng về lượng các yếu tố đầu vào tạo ra trên 50% thu nhập của nền kinh tế;
Khơng thường xun sử dụng các nguồn lực có hiệu quả cao hơn; Chỉ chú
trọng phát triển các loại công nghệ và nguồn lực sản xuất truyền thống.
1.2.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu
Tăng trưởng KT theo chiều sâu là tăng trưởng KT dựa trên cơ sở nâng
cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.
Tăng trưởng KT theo chiều sâu dựa trên: cơ sở của khoa học – công
nghệ hiện đại, với đa số lao động có trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp
cao, có khả năng đi vào lĩnh vực thiết kế, chế tạo thuộc các ngành kinh tế mũi
nhọn, làm ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tăng trưởng KT theo chiều sâu
không chỉ gia tăng khối lượng sản phẩm mà còn gia tăng cả chất lượng sản
phẩm nền kinh tế.
2. ĐỔI MỚI MƠ HÌNH TĂNG TRƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
2.1. Giải pháp đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Để thực hiện mục tiêu đổi mới mơ hình tăng trưởng cần hệ thống các
giải pháp đồng bộ, tồn diện, trong đó, cần tập trung vào một số giải pháp chủ
yếu, bao gồm: tháo gỡ khó khăn về thể chế, tạo lập mơi trường thuận lợi cho
đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân; phát triển kinh tế tri thức;
thúc đẩy tăng trưởng xanh...

Tháo gỡ khó khăn về thể chế, tạo mơi trường thuận lợi cho đầu tư sản
xuất - kinh doanh 
Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, cần thiết phải chuyển từ nền
hành chính quản lý truyền thống sang nền hành chính tạo lập mơi trường
thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân. Phải coi doanh
nghiệp, công dân là khách hàng để mỗi cơ quan có trách nhiệm cung ứng
những dịch vụ cơng tốt nhất, có chất lượng và hiệu quả nhất. Chuyển vai trò
của Nhà nước từ chủ yếu là cai trị sang vai trò kiến tạo phát triển.
4


Để tháo gỡ khó khăn về thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp:
- Tập trung hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế kinh tế, liên quan đến
sản xuất, kinh doanh theo hướng đồng bộ, minh bạch, rõ ràng; bãi bỏ hoặc
đình chỉ áp dụng các quy định về điều kiện kinh doanh khơng cịn phù hợp,
trái quy định của pháp luật. Cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh
doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập
khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm. Khắc
phục tình trạng nợ đọng trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tình
trạng luật đã ban hành và có hiệu lực phải chờ nghị định, nghị định chờ thơng
tư,…
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính,
đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính khơng cịn phù hợp, giảm chi phí
tuân thủ thủ tục hành chính của doanh nghiệp và người dân. Chú trọng cải
cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực như đất đai, cấp phép, thuế, hải
quan,… là những lĩnh vực cịn nhiều bất cập, gây khó khăn và tốn kém chi phí
cho doanh nghiệp, người dân.
- Kiện tồn tổ chức bộ máy hành chính theo hướng bảo đảm thông suốt,

hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm mỗi việc, mỗi lĩnh vực do một cơ quan phụ trách
và chịu trách nhiệm, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
Công khai hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, tăng cường trách
nhiệm cung cấp thơng tin, trách nhiệm giải trình,… Giáo dục tinh thần trách
nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. Kiên
quyết đấu tranh với các hành vi cửa quyền, nhũng nhiễu, thái độ vơ cảm, tình
trạng tham nhũng trong công vụ của đội ngũ cán bộ, cơng chức.
- Phát triển chính phủ điện tử, tiến tới cung cấp dịch vụ công trực tuyến
là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính; góp phần

5


tăng tính minh bạch trong hoạt động của bộ máy chính quyền, phục vụ người
dân và doanh nghiệp tốt hơn. 
Đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức với 4 trụ cột chủ yếu là công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu mới và cơng nghệ mơi trường được hình thành
dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ, phát triển rất nhanh từ những
năm cuối của thế kỷ XX, trở thành hiện tượng phổ biến và ngày càng lan rộng
cùng với quá trình tồn cầu hố.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, cần tập trung vào các biện
pháp:
Thứ nhất, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nguồn nhân
lực chất lượng cao, tạo ra những điều kiện và tiền đề cần thiết cho kinh tế tri
thức hình thành, trước hết tập trung phát triển nguồn nhân lực đóng góp trực
tiếp vào việc làm tăng năng suất lao động, phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông, hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng khoa học và công nghệ.
Phát triển nguồn nhân lực, tập trung cho phát triển nguồn nhân lực
đóng góp vào tăng năng suất lao động nói chung và các yếu tố năng suất tổng

hợp nói riêng, đó là nhân lực hoạch định chính sách; nhân lực khoa học và
công nghệ; nhân lực quản trị và người lao động sản xuất hàng hóa và cung
cấp dịch vụ. 
Thứ hai, tập trung tiềm lực khoa học và công nghệ đẩy mạnh nghiên
cứu sáng tạo ra sản phẩm hàng hoá mới, dịch vụ mới, phương pháp tổ chức
sản xuất, quản lý mới hoặc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, phương pháp tổ
chức quản lý tiến tiến, hiệu quả. 
Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ để từng bước nâng cao trình độ cơng
nghệ quốc gia; chú trọng cơng nghệ sản xuất sạch, ít chất thải nhằm giảm
thiểu chất thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Áp dụng công nghệ tiên
tiến, hiện đại nhằm đưa dần hàm lượng tri thức và hàm lượng công nghệ,
6


thông tin vào giá trị của sản phẩm, giảm dần tỷ trọng giá trị của nguyên, nhiên
vật liệu và năng lượng truyền thống. Phát triển và nhân rộng công nghệ mới
bằng cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận tới các sản phẩm
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và cơng nghệ, khuyến khích các cơ sở sản
xuất kinh doanh dịch vụ sử dụng các công nghệ mới. Nâng dần số lượng
doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm mới có thương hiệu mạnh, có sức cạnh
tranh cao trên thị trường trong nước và khu vực.
Thực hiện ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào sản xuất nông
nghiệp để tạo các giống, cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù
hợp với điều kiện Việt Nam. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong
việc chế biến, bảo quản các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản để giảm tỷ lệ hao
hụt sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Xây dựng doanh
nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo nền móng để hình thành nền
nơng nghiệp tiên tiến, thân thiện với mơi trường.
Có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực khoa học và cơng nghệ
trong và ngồi nước, tạo điều kiện cho các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức

khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu
và phát triển để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, phục vụ cho
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ ba, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, xây dựng và
hình thành mơ hình xã hội học tập, tạo mơi trường học tập suốt đời, phát triển
mơ hình đào tạo mở và đào tạo từ xa, tạo cơ hội cho tất cả mọi người có điều
kiện học tập để nâng cao trình độ học vấn và cập nhật kiến thức. 
Xây dựng xã hội học tập phải lấy gia đình, các tổ chức chính trị xã hội,
tổ chức nhà nước làm hạt nhân, trên cơ sở đó nhân rộng ra cộng đồng, xây
dựng mơ hình làng học tập, tổ dân phố học tập... trên địa bàn các xã, phường,
thị trấn.

7


Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, xây dựng mơ hình
xã hội học tập là cơ sở hình thành nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng
cao cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức.
Thúc đẩy tăng trưởng xanh
Tăng trưởng xanh là định hướng thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng
tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục
cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ
thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau. Ngân hàng Thế
giới (World Bank) định nghĩa “Tăng trưởng xanh là quá trình tăng trưởng sử
dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà
khơng làm chậm q trình này.”
Để thúc đẩy tiến độ chuyển dịch sang nền kinh tế xanh, cần thực hiện
tốt một số biện pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức trong các ngành, các cấp, các tầng lớp
nhân dân về tăng trưởng xanh trong xu thế hội nhập hiện nay; đồng thời có

chiến lược rõ ràng về vị thế của kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế xanh toàn
cầu với những tiềm năng, lợi thế và cả những thách thức.
Thứ hai, rà soát cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế, những ngành nghề
phù hợp với nền kinh tế xanh trong điều kiện phát triển của Việt Nam cần tiếp
tục nghiên cứu, hoàn thiện; hạn chế, tiến tới thu hẹp những ngành nghề, lĩnh
vực kinh tế thâm dụng nhiều tài nguyên, phát thải nhiều chất độc hại, gây ô
nhiễm môi trường. Cùng với cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế, cũng cần rà
soát cơ cấu tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là trong lĩnh
vực giao thông vận tải, nơi tiêu thụ một lượng lớn năng lượng hóa thạch, phát
thải nhiều khí độc hại gây ơ nhiễm mơi trường.
Thứ ba, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính cũng như kỹ thuật, công nghệ,
kinh nghiệm quản lý từ cộng đồng quốc tế cho tăng trưởng xanh, nhất là các
chương trình, dự án hỗ trợ của các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc và
8


nguồn vốn ODA của các nước phát triển cho lĩnh vực này. Tiếp tục mở rộng,
phát triển các ý tưởng và tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức,
phong trào quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng
nền kinh tế xanh. 
Thứ tư, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên
sâu về kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, đối với đội ngũ cán bộ trong bộ máy
quản lý nhà nước về kinh tế; đội ngũ doanh nhân, công nhân kỹ thuật về kinh
tế xanh, tăng trưởng xanh, tiếp cận sớm những kiến thức xanh và công nghệ
sạch của thế giới để triển khai áp dụng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cần có các
biện pháp truyền thơng phù hợp để hình thành thói quen tiêu dùng xanh; lên
án, tẩy chay các sản phẩm, dịch vụ không thân thiện với mơi trường; phát huy
vai trị của người tiêu dùng trong việc gây áp lực đối với nhà sản xuất, buộc
họ phải đổi mới quy trình sản xuất, cơng nghệ theo hướng xanh hóa, thân
thiện với mơi trường.

Thứ năm, phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nhân, hiệp hội ngành
nghề trong việc tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp áp dụng cơng nghệ,
quy trình sản xuất thân thiện với môi trường; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm
trong việc tiếp thu sáng kiến, công nghệ, kinh nghiệm quốc tế về sản xuất
xanh; khuyến khích doanh nghiệp kết hợp với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo
trong việc thúc đẩy nghiên cứu - chuyển giao; hình thành nguồn quỹ để trao
giải, tôn vinh các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiêu biểu trong bảo
vệ môi trường.
2.2. Liên hệ bản thân với việc tuyên truyền các giải pháp đổi mới
mơ hình phát triển kinh tế ở Việt nam
Để có thể lựa chọn và xác định đúng các chiến lược, giải pháp, thì nhất
thiết phải hiểu đúng thực trạng của nền kinh tế, những lợi thế so sánh và lợi
thế đặc thù, nhận định đúng xu hướng phát triển của kinh tế toàn cầu, nhất là
thời kỳ hội nhập - mỗi quốc gia là bộ phận không thể tách rời của thế giới văn
9


minh. Đồng thời phải thường xuyên cập nhật thông tin về những tiến bộ mới
của khoa học công nghệ và khoa học quản lý. Để có được những hiểu biết
như vậy, với vai trò là cơ quan nghiên cứu lý luận và chính trị của Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ thực tiễn, đánh giá
toàn diện tính các mơ hình kinh tế để từ đó khái quát .
Khác với xưa kia, ngày nay thông tin đã tham gia trực tiếp vào lực
lượng sản xuất xã hội. Không chỉ đối với kinh tế, sản xuất, thông tin còn
quyết định nhận thức, tạo ra những con người với một trình độ, kỹ năng cao
hơn, và chính họ sẽ tạo ra năng suất lao động mới, đem lại hiệu quả đầu tư và
hiệu quả quản lý cao hơn. Chính con người chứ khơng phải cái gì khác sẽ
quyết định sự phát triển mạnh và bền vững của nền kinh tế; đồng thời quyết
định sự lành mạnh, nhân văn của xã hội. Và đối với con người thì thơng tin sẽ
quy định nhận thức, cung cấp kiến thức và phát triển năng lực.


10


KẾT LUẬN
Mơ hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian tới được xác định
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hiện đại, tạo ra
sự tương tác linh hoạt và hiệu quả giữa cách thức huy động, phân bổ và sử
dụng nguồn lực trong nước và bên ngoài, tạo ra năng lực sản xuất ngày càng
lớn và có chiều sâu, hiệu quả. Cơ chế phân phối hợp lý, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân. Thúc đẩy tăng tổng cầu trên thị trường
trong và ngoài nước để đạt tăng trưởng GDP tương xứng với tiềm năng của
nền kinh tế. Để đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm
tới, thiết nghĩ cần có một lộ trình thích hợp. Giai đoạn đầu cần hình thành sự
tương tác linh hoạt và hiệu quả giữa cách thức tạo ra năng lực sản xuất với sự
kết hợp của các nhân tố chiều rộng và chiều sâu một cách hiệu quả, đồng thời
phải tạo được cách thức phân phối tương xứng với nó.
Đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế là xác lập, định hướng, cách thức vận
hành nền kinh tế để đạt các mục tiêu tăng trưởng, phát triển. Còn cơ cấu lại nền
kinh tế là việc thực hiện hay hiện thực hóa cách thức vận hành nền kinh tế đã
được lựa chọn. Trong điều kiện hiện nay, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mơ hình
tăng trưởng kinh tế phải là quá trình hiện thực hiệu quả ba trụ cột: kinh tế - xã hội
- môi trường.
Đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhiệm vụ
tái cơ cấu nền kinh tế, bởi để thực hiện việc đổi mới mơ hình tăng trưởng,
phải cơ cấu lại nền kinh tế, nhằm khắc phục những khuyết tật, những hạn chế
nảy sinh trong quá trình tăng trưởng; đồng thời xây dựng một cơ cấu kinh tế
đáp ứng u cầu của mơ hình tăng trưởng.

11



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn
kiện Đại hội XII của Đảng;
2. Đại hội XII của Đảng
/>3. Các website: dangcongsan.vn; tuyengiao.vn…
4. TS. Nguyễn Xuân Trung, Kinh tế xanh trong đổi mới mơ hình tăng
trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới; Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam;
5. Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt
Nam, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5.
/>
12



×