Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích swot của công ty cổ phần sữa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.96 KB, 4 trang )

PHÂN TÍCH SWOT CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
(VINAMILK)

Mơi trường bên ngồi

O: Opportunities (cơ hội)
- Tư duy người dùng có nhiều
cải thiện
- Nhu cầu tiêu thụ sữa ngày
càng tăng cao
Mơi trường bên trong
- Có sự hỗ trợ từ chính phủ
- Các sản phẩm nhập khẩu có
mức giá cao
S: Strengths (điểm mạnh)
S-O
- Thương hiệu mạnh, thị phần - Tận dụng tài chính mở rộng
thị trường
lớn (75%)
- Mạng lưới phân phối rộng khắp - Nâng cao chất lượng sản
phẩm
64 tỉnh thành
- Sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh - Đầu tư cho truyền thông,
nâng cao độ tin cậy cho người
tranh
tiêu dùng

- Dây chuyền sản xuất tiên tiến
- Ban lãnh đạo có năng lực quản
lý tốt
- Danh mục sản phẩm đa dạng và


mạnh
- Quan hệ bền vững với các đối
tác
- Đội ngũ tiếp thị và nghiên cứu
sản phẩm giàu kinh nghiệm
- Tài chính mạnh
- Nguồn sữa tự nhiên, đạt chuẩn
Quốc tế
- Chất lượng sản phẩm tốt
W: Weakness (điểm yếu)
- Nguyên liệu nhập từ nước ngoài
- Nhu cầu tiêu thụ sữa bột chưa cao
- Mở rộng thị trường

T: Threats (thách thức)
- Khánh hàng có xu hướng
chuộng sữa ngoại
- Nguồn nguyên liệu đầu vào
chưa có sự ổn định
- Đối thủ cạnh tranh
- Hệ thống phân phối bán lẻ
chưa có chọn lọc
T-S
- Chủ động nguồn tài chính,
hạn chế ảnh hưởng lãi
- Nâng cao chất lượng sản
phẩm, phân phối, marketing
để cạnh tranh
- Cung cấp dịch vụ tốt hơn,
sản phẩm tốt hơn đến với

khánh hàng

W-O
T-W
- Đầu tư Marketing để nâng - Áp lực chi phí nguyên liệu
cao thị phần sữa bột
đầu vào
- Đầu tư cho vận tải, công - Nguy cơ giảm thị phần
nghệ bảo quản

S: Strengths (điểm mạnh)

- Thương hiệu mạnh, thị phần lớn: Là thương hiệu sữa lâu đời nhất tại Việt
Nam, Vinamilk từ lâu đã có một chỗ đứng vững chắc trong lịng người tiêu
dùng Việt Nam. Những sản phẩm của Vinamilk gắn liền với tuổi thơ của bao
thế hệ và khó có sản phẩm nào thay thế được như sữa đặc Ông Thọ, Ngôi sao,
Dielac, sữa chua Vinamilk, sữa tươi Vinamilk…  Các chiến lược Marketing bài
bản cũng là một trong những yếu tố mang lại giá trị thương hiệu cao cho
Vinamilk.


- Sản phẩm đa dạng: Danh mục sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và hướng
tới tất cả các thành viên trong gia đình. Từ trẻ em, người lớn, người già đến mẹ
bầu và trẻ sơ sinh. Một số sản phẩm nổi bật của thương hiệu này phải kể đến là:
sữa đặc Ơng Thọ, sữa đặc Ngơi Sao, bột ăn dặm, sữa tươi nguyên chất, sữa
chua và các dòng sản phẩm organic khác. Với sự đa dạng trong danh mục sản
phẩm, Vinamilk sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường.
- Mạng lưới phân phối rộng rãi: Các sản phẩm của Vinamilk hiện đang được
phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành. Mạng lưới bao gồm hơn 250 nhà phân phối
và hơn 135.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Việc kết hợp được cả kênh phân

phối hiện đại (siêu thị) và kênh phân phối truyền thống (điểm bán lẻ) giúp
Vinamilk nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và tiếp cận được cả khách hàng ở
thành thị và nông thôn.
- Dây chuyền sản xuất tiên tiến: Tất cả các nhà máy sản xuất sữa của
Vinamilk đều được trang bị máy móc hiện đại đặt tại các vùng kinh tế trọng
điểm. Công nghệ sản xuất và đóng gói được nhập khẩu từ các quốc gia Châu
Âu tiên tiến như Đức, Ý, Thụy Sỹ.
- Tài chính mạnh: Vinamilk có cơ cấu vốn khá an toàn so với nhiều doanh
nghiệp trên thị trường. Tỷ lệ Nợ/tổng tài sản của doanh nghiệp này khá ổn định
ở mức 16,7% (năm 2009).
- Và một số điểm mạnh khác: Quan hệ bền vững với các đối tác, chất lượng
sản phẩm tốt,...

W: Weakness (điểm yếu)

- Nguyên liệu nhập từ nước ngoài:

 Điểm yếu lớn nhất của Vinamilk là phần lớn ngun liệu đều nhập khẩu từ
nước ngồi, chưa có khả năng tự chủ được nguồn nguyên liệu trong nước.
Trong khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng nhưng nguyên liệu trong nước
chỉ đáp ứng đủ 30% nhu cầu sản xuất, 70% còn lại chủ yếu được nhập khẩu
từ châu Âu.
 Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận của
thương hiệu. Nhất là khi thế giới đang chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng kinh tế, giá nguyên vật liệu tăng khiến tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam
tăng theo và lợi nhuận giảm.
- Nhu cầu tiêu thụ sữa bột chưa cao: Hiện nay, người dùng có xu hướng sử
dụng sữa bột nhập khẩu cao hơn sữa bột được sản xuất trong nước. Bên cạnh
đó, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu sữa ngoại được nhập
khẩu từ châu Âu nên thị phần sữa bột của Vinamilk vốn giữ vị trí độc quyền

đang có xu hướng tuột dốc.

O: Opportunities (cơ hội)

- Sự hỗ trợ từ chính phủ: Nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sữa trong
nước, phấn đấu tới năm 2020 đạt sản lượng 1 triệu tấn, Chính phủ đang thực thi
rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sữa Việt Nam. Trong đó phải
kể đến chính sách giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu giúp các doanh nghiệp sữa
giảm bớt gánh nặng về chi phí mua nguyên liệu đầu vào. Theo cam kết với


WTO, thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa đang tương đối thấp. Đây là cơ hội tuyệt
vời nhưng thường bị bỏ qua trong q trình phân tích SWOT của Vinamilk. Nó
giúp một doanh nghiệp nhập khẩu 60% nguyên liệu chế biến như Vinamilk tối
ưu được đáng kể chi phí sản xuất.
- Nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng cao: Sữa là thực phẩm thiết yếu hằng
ngày của hầu hết người Việt Nam. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, các sản
phẩm từ sữa còn được dùng trong việc làm đẹp, nấu ăn, làm bánh. Do đó, nhu
cầu sữa trên thị trường gần như khơng bao giờ sụt giảm. Đây chính là cơ hội
vàng để Vinamilk tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong ngành sản xuất và chế
biến tiềm năng này.
- Các sản phẩm nhập khẩu có mức giá cao: Các thương hiệu sữa nhập khẩu
đến từ châu Âu thường có mức giá khá cao so với thu nhập trung bình của
người Việt. Trong khi sữa Vinamilk có mức giá tầm trung và ổn định, đáp ứng
đủ 3 tiêu chí “ngon – bổ – rẻ”. Đây tiếp tục là cơ hội để Vinamilk dành chiến
thắng trong cuộc cạnh tranh về giá.
- Tư duy người dùng có nhiều cải thiện: Thời gian trở lại đây, tâm lý “sính
ngoại” của một bộ phận người dùng có xu hướng dịch chuyển. Khi mà khẩu
hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng được hưởng
ứng mạnh mẽ, tâm lý sử dụng các sản phẩm nội địa dần lấy lại ưu thế. Ngoài

ra, vấn đề về an toàn thực phẩm, sữa Trung Quốc chứa Melanin bị lên án dữ
dội trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng là một yếu tố khiến sữa
Việt được ưa chuộng hơn.

T: Threats (thách thức)

- Đối thủ cạnh tranh: Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh là thách thức hàng
đầu cần được nhắc đến khi phân tích SWOT của Vinamilk. Cầu lớn thì đương
nhiên cung sẽ lớn. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu sữa mới và
sữa ngoại nhập trên thị trường là một thách thức rất lớn đối với một thương
hiệu lâu năm như Vinamilk. Rất nhiều thương hiệu đã đầu tư mạnh mẽ cho các
chiến dịch truyền thông và dần trở thành đối thủ cạnh tranh quyết liệt với
Vinamilk. Điển hình phải kể đến các ông lớn như: Nestle, Dutch Lady, Abbott,
Enfa, Anline, Mead Johnson…
- Khánh hàng có xu hướng chuộng sữa ngoại: Như đã nói ở phần cơ hội của
doanh nghiệp, tâm lý sính ngoại của người Việt Nam đang dần có sự dịch
chuyển theo hướng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tuy
nhiên, điều đó chỉ đúng với một bộ phận rất nhỏ người tiêu dùng. Thực tế thì
phần đơng khách hàng vẫn có tâm lý cho rằng các dòng sữa nhập ngoại hay
hàng xách tay sẽ có chất lượng tốt hơn sữa nội địa. Đây là một thách thức rất
lớn đối với thị trường sữa Việt Nam nói chung và thương hiệu Vinamilk nói
riêng. Nó địi hỏi thương hiệu này cần tăng cường thêm nhiều chiến dịch quảng
bá để khẳng định giá trị dinh dưỡng của sản phẩm không thua kém bất cứ
thương hiệu ngoại quốc nào.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa có sự ổn định: Tuy sở hữu những trang
trại bò sữa chuẩn quốc tế, nguyên liệu của Vinamilk vẫn phụ thuộc vào việc
nhập khẩu. Ngồi ra, do lợi nhuận từ chăn ni khơng cao nên nơng dân có xu
hướng chuyển đổi cơng việc. Điều này đã tạo nên một sức ép lớn đối với



Vinamilk, đòi hỏi thương hiệu này phải tập trung vào phát triển nguyên liệu
trong nước, tránh phụ thuộc vào các nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.



×