Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

điều tra, nghiên cứu tảo độc gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra - đánh giá các kết quả nghiên cứu độc tố vi tảo từ trước đến na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.66 KB, 18 trang )


1
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC




ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ KC 09-19
_____________________________________________



BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC TỐ
VI TẢO TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY TẠI MIỀN TRUNG
VÀ NAM VIỆT NAM



Đào Việt Hà
Viện Hải Dương Học, Nha Trang





6132-33


02/10/2006




Nha Trang, tháng 12/2004

2
I. MỞ ĐẦU

Các loài vi tảo độc hại có thể chia thành 3 nhóm khác nhau: Nhóm
thứ nhất có khả năng sản sinh các độc tố có thể tích lũy trong các sinh vật
biển hoặc làm chết cá. Nhóm thứ hai là các loài có khả năng phát triển
với mật độ tế bào cao, dẫn đến hiện tượng thiếu oxygen cho nhiều sinh
vật khác. Nhóm thứ ba bao gồm một số loài vi tảo có cả hai khả năng
trên. Một trong những tác hại chính từ sự nở hoa của các loài vi tảo là
chúng gây ra hiện tượng ngộ độc ở con người thông qua việc tiêu thụ các
sinh vật hai mảnh vỏ. Trong trường hợp này, có thể chỉ cần mật độ tế bào
tảo khá thấp cũng có thể dẫn đến biểu hiện bệnh lý hoặc tử vong của con
người. Các loài hai mảnh vỏ như sò, vẹm, hàu hoặc điệp là bọn ăn lọc
trực tiếp các loài vi tảo trong đó có các loài vi tảo độc, bằng con đường
này, chúng có khả năng tích lũy độc tố vi tảo trong cơ thể với một thới
gian dài nhưng không hề gây ra hiệu ứng độc với bản thân chúng. Nhưng
các độc tố được tích lũy này lại là một mối nguy hại lớn cho con người
hoặc các sinh vật khác khi tiêu thụ hai mảnh vỏ bò nhiễm độc tố
(Thorarinsdottir 1998).
Dựa vào biểu hiện khi ngộ độc, các độc tố được đặt tên là
paralytic, diarrhetic, neurotoxic and amnesic shellfish poisoning (PSP,
DSP, NSP and ASP). Ngoài ra, một loại độc tố khác-ciguatera fish
poisoning (CFP) sản sinh từ một số loài tảo giáp sống bám đáy trên bề

mặt của nhiều quần xã san hô (SCOR-IOC GEOHAB 1998).
Hiện nay, sự bùng nổ của các loài tảo độc hại đang trở thành vấn
đề toàn cầu ở cả môi trường biển và nước ngọt. Hiện tượng này đã gây ra
sự thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng thuỷ sản, mặt khác, nó gây nên hiện
tượng ngộ độc có thể gây tử vong cho con người và các động vật biển
khác. Các hiện tượng ngộ độc này gây ra bởi các độc tố PSP, DSP, ASP,
NSP và CFP được sản sinh từ các loài vi tảo độc như Alexandrium,
Dinophysis, Pyrodinium, Prorocentrum. Tùy thuộc vào bản chất hóa học,
mỗi loại độc tố tảo có các cơ chế tác động và hiệu ứng sinh học khác
nhau, có thể làm hư hại hệ thần kinh hoặc hệ tiêu hóa với những triệu
chứng đặc trưng ở người và các động vật khác.

3
Nghiên cứu về sự nở hoa của tảo độc hại nói chung và độc tố vi tảo
nói riêng chỉ được bắt đầu tại nước ta khoảng gần 10 năm gần đây, và
được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học của Viện Hải Dương Học.
Giai đoạn 1997 - 1999,D. T. Nga et.al.(2001, 2002) bước đầu thăm dò độc
tố PSP và DSP trong một số loài hai mảnh vỏ thu ở vùng biển Nha Trang,
Phan Thiết và theo dõi biến động của độc tố theo thời gian. Nghiên cứu
điều tra này được tiếp tục dưới sự tài trợ của dự án ASEAN-Canada cho
đến năm 1999, nhưng nhìn chung chỉ trong phạm vi đòa lý khá hẹp (tỉnh
Khánh Hòa và lân cận). Ngoài ra, (Nga, D.T., 2000) đã công bố kết quả
nghiên cứu của mình về độc tố PSP trên đối tượng cua rạn Zosimus
aeneus tại đảo Nhơn Châu, tỉnh Bình Đònh năm 1997.
Năm 2000, Đào Việt Hà đã thực hiện nghiên cứu độc tố PSP trong
loài Vẹm xanh Perna viridis thu tại khu vực Hải Phòng (Cát Bà và Đồ
Sơn), Huế (Đầm Lăng Cô) và Khánh Hòa (Đầm Nha Phu) theo đònh kỳ
hàng tháng (Dao Viet Ha. 2001). Sau đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu của
mình đối với loài Nghêu Meretrix meretrix tại một số vùng nuôi trọng
điểm khu vực Cần Giờ, TP. HCM (Dao Viet Ha, 2004) và Vẹm xanh P.

viridis tại đầm Nha Phu (Khánh Hòa) trong giai đoạn 2001 - 2002.
Những nghiên cứu này không chỉ nhằm mục đích điều tra phát hiện
sự tồn tại của độc tố vi tảo trong đối tượng hai mảnh vỏ mà còn là những
cơ sở ban đầu cho việc tìm hiểu cơ chế tích lũy độc tố của chúng trong
mối tương quan với mật độ các loài vi tảo độc có mặt trong môi trường.
Mặt khác, cũng vào thời điểm này, Bộ Thủy Sản bắt đầu quan tâm
đến an toàn chất lượng hải sản xuất khẩu nên cũng đã bước đầu xây dựng
chương trình giám sát hàm lượng độc tố tảo trong các loài HMV xuất
khẩu, được thực hiện bởi NAFIQAVES (TP.HCM).


4
II. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

Dựa vào mục tiêu của các nghiên cứu, có thể phân chia chúng
thành 02 loại hình khác nhau:
A. Các nghiên cứu khoa học về sự tích lũy độc tố vi tảo trong sinh vật
trong mối tương quan với thành phần và mật độ của các loài vi tảo
độc: Đây là hướng nghiên cứu cần thiết lâu dài nhằm tìm hiểu cơ
chế, nguyên nhân của hiên tượng nở hoa của tảo độc hại, tạo cơ sở
khoa học cho việc xây dựng kế hoạch giám sát và quản lý thích hợp,
góp phần giáo dục và cảnh báo cộng đồng tránh những thất thoát
về kinh tể biển và bảo đảm an toàn sức khỏe cộng đồng.

1. Bước đầu thăm dò độc tố PSP và DSP trong một số loài hai mảnh
vỏ thu ở vùng biển Nha Trang, Phan Thiết (D. T. Nga et.al. 2001),
2002) và theo dõi biến động của độc tố PSP và DSP trong một số loài
HMV thu tại Vónh Trường, Nha Trang (D. T. Nga et.al. 2002)

Độc tố PSP:


Bảng 1
: Kết quả thử nghiệm sinh học trên chuột (MBA, AOAC,
1990) của độc tố PSP trong một số loài HMV thu ở vùng biển Nha
Trang 1997

PSP (µg/100g)
Loài Thời gian Đòa điểm
Cơ Nội quan
Saccostrea cucullata
31/03/97 Cửa Bé – < 36.75 < 36.75

05/05/97 Đìa 3/2 < 36.75 < 36.75

10/06/97 < 36.75 < 36.75

05/08/97 < 36.75 < 36.75

13/10/97 < 36.75 < 36.75
Isognomon
ephippium
31/03/97 Cửa Bé – < 36.75 < 36.75

05/05/97 Đìa 3/2 37.71 37.71

10/06/97 < 36.75 < 36.75

05/08/97 < 36.75

5


13/10/97 38.51 < 36.75
Katelysia hiantina
31/03/97 Vónh
Trường
- -

05/05/97 - -

10/06/97 - -

05/08/97 - -

13/10/97 - -
Cardium briadiatum
31/03/97 Sông Lô - -

05/05/97 - -

10/06/97 - -

05/08/97 - -

13/10/97 - -
A
mussium pleuronecte
s
31/03/97 Sông Lô - -

05/05/97 - -


10/06/97 - -

05/08/97 - -

13/10/97 - -
Pinna attenuata
11/05/97 Hòn mun - < 36.75
Tridacna crossea
Hòn mun - -
Spondylus squamosus
Hòn mun - < 36.75

Bảng 2
: Kết quả thử nghiệm sinh học trên chuột (MBA, AOAC,
1990) của độc tố PSP trong một số loài HMV thu ở vùng biển Phan
Thiết 1997

PSP (µg/100g)
Loài Thời gian Đòa điểm
Cơ Nội quan
Saccostrea cucullata
13/05/97 Cảng cá - -

17/07/97 - -

10/09/97 < 36.75 < 36.75
Pictada martensii
13/05/97 Xa bờ 6-8
km

- -

17/07/97 - -

10/09/97 - -
Pecten solaris
13/05/97 Xa bờ 6-8 - -

6
km

17/07/97 - -

10/09/97 - -
Amussium
pleuronectes
13/05/97 Xa bờ 6-8 k
m
- -

10/09/97 - < 36.75
Chlamys nobilis
13/05/97 Xa bờ 6 –8
km
- -

10/09/97 - -
Cardium briadiatum
13/05/97 Xa bờ 6-8
km

- < 36.75
Cucullaea labiata
13/05/97 Xa bờ 6-8
km
- -
Arca navicularis
13/05/97 Xa bờ 6-8
km
- -

Tại vùng biển Nha Trang, trong số 08 loài HMV được nghiên cứu, đã
ghi nhận được 04 loài Saccostrea cucullata, Isognomon ephippium, Pinna
attenuata và Spondylus squamosus có biểu hiện dương tính đối với sự tích
lũy độc tố PSP, tuy nhiên hàm lượng độc tố không cao (hầu hết < 36.75
µg/100g). Đối với 02 loài Saccostrea cucullata và Isognomon ephippium,
độc tính được phát hiện ở cả phần cơ và phần nội quan của tất cả các mẫu
thu tại các thời điểm khác nhau. Như vậy có thể nhận xét ban đầu rằng 02
loài này khá nhạy đối với sự tích lũy độc tố PSP từ môi trường. Ở 02 loài
khác là Pinna attenuata và Spondylus squamosus mới chỉ phát hiện độc tố
PSP trong phần nội quan, tuy nhiên đây chỉ là kết quả của 01 lần thu mẫu
duy nhất nên chưa đủ cơ sở để nói rằng phần cơ là không độc.
Trong số 08 loài HMV thu tại Phan Thiết, đã ghi nhận kết quả
dương tính trong phép thử chuột đối với 03 mẫu dòch chiết từ cơ và nội
quan của loài Saccostrea cucullata (10/09/97), nội quan của 02 loài
Amussium pleuronectes (10/09/97) và Cardium briadiatum (13/05/97)
nhưng đều với hàm lượng < 36.75 µg/100g.


7
Độc tố DSP:


Bảng 3
: Kết quả thử nghiệm sinh học trên chuột của độc tố DSP trong
một số loài HMV thu ở vùng biển Nha Trang 1997

DSP (µg/100g)
Loài Thời gian Đòa điểm
Cơ Nội quan
Saccostrea cucullata
31/03/97 Cửa Bé – - -

05/05/97 Đìa 3/2 - -

10/06/97 - -

05/08/97 - -

13/10/97 - -
Isognomon
ephippium
31/03/97 Cửa Bé – - -

05/05/97 Đìa 3/2 - -

10/06/97 - + (28h)

05/08/97 - -

13/10/97 - -
Katelysia hiantina

31/03/97 Vónh
Trường
- + (9h)

05/05/97 - -

10/06/97 - -

05/08/97 - -

13/10/97 - -
Cardium briadiatum
31/03/97 Sông Lô - -

05/05/97 - -

10/06/97 - -

05/08/97 - -

13/10/97 - -
A
mussium pleuronecte
s
31/03/97 Sông Lô - -

05/05/97 - -

10/06/97 - -


05/08/97 - + (22h)

13/10/97 - + (22h)
Pinna attenuata
11/05/97 Hòn mun - -

8
Tridacna crossea
Hòn mun - -
Spondylus squamosus
Hòn mun - -


Bảng 4
: Kết quả thử nghiệm sinh học trên chuột của độc tố DSP
trong một số loài HMV thu ở vùng biển Phan Thiết 1997

DSP (µg/100g)
Loài Thời gian Đòa điểm
Cơ Nội quan
Saccostrea cucullata
13/05/97 Cảng cá - -

17/07/97 - -

10/09/97 - -
Pictada martensii
13/05/97 Xa bờ 6-8
km
- -


17/07/97 - -

10/09/97 - -
Pecten solaris
13/05/97 Xa bờ 6-8
km
- -

17/07/97 - -

10/09/97 - + (17h)
Amussium
pleuronectes
13/05/97 Xa bờ 6-8 k
m
- + (17h)

10/09/97 - + (13h)
Chlamys nobilis
13/05/97 Xa bờ 6 –8
km
- -

10/09/97 - -
Ghi chú: -: m tính trong MBA
+ Dương tính trong MBA (thời gian chết trung gian – MDT
của chuột thử nghiệm

Từ các kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra một số nhận xét sơ bộ

như sau:
- Các loài hàu có khả năng tích lũy độc tố PSP nhạy hơn là DSP.
- Các loài hến và điệp nhạy với việc tích lũy độc tố DSP.

9
- Vùng biển Nha Trang bò ảnh hưởng của vi tảo độc rõ nét hơn vùng
Phan Thiết. Tuy nhiên, hàm lượng độc tố PSP ở cả 02 vùng đều còn
khá thấp, do đó có thể nói rằng tại thời điểm nghiên cứu, 02 vùng
biển này còn ở mức độ an toàn về mặt tảo độc hại gây PSP, nhưng
nên quan tâm hơn đến độc tố DSP.

Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu biến động của độc tố PSP,
DSP theo thời gian trong 04 loài HMV thường gặp tại vùng biển Vónh
Trường, Nha Trang. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện tại bảng 5
và 6.

Bảng 5
: Kết quả thử nghiệm sinh học trên chuột đối với độc tố PSP
trong 04 loài HMV thu tại Vónh trường, Nha Trang 1998

Độc tính PSP (MU/100g)
Thời gian
Saccostrea
cucullata
Isognomon
ephippium
Amussium
pleuronectes
Katelysia
hiantina

14/01/98 ND* ND* ND ND
11/02/98 ND** ND ND ND
10/03/98 ND* ND* ND ND
21/04/98 ND*** ND* ND ND
19/05/98 ND* ND* ND ND
15/06/98 ND** ND* ND ND
07/07/98 ND* ND ND ND
10/08/98 ND*** ND* ND ND
07/09/98 ND*** ND* ND ND
07/10/98 ND* ND ND ND
Ghi chú: *: Chuột thử nghiệm chết trong thời gian > 12h
**: Chuột thử nghiệm chết trong thời gian 5 – 10h
***: Chuột thử nghiêm chết trong thời gian < 4h
ND: Dưới mức độ điều tra của phương pháp MBA

Bảng 6
: Kết quả thử nghiệm sinh học trên chuột đối với độc tố DSP
trong 04 loài HMV thu tại Vónh trường, Nha Trang 1998


10
Độc tính DSP (MU/100g)
Thời gian
Saccostrea
cucullata
Isognomon
ephippium
Amussium
pleuronectes
Katelysia

hiantina
14/01/98 ND ND ND ND
11/02/98 ND ND ND ND
10/03/98 ND ND ND ND
21/04/98 ND ND ND ND
19/05/98 ND ND ND ND
15/06/98 ND ND ND ND
07/07/98 ND ND + (6h) ND
10/08/98 ND ND ND ND
07/09/98 ND ND + (18h) ND
07/10/98 ND ND +(23h30) ND
Ghi chú: -: m tính trong MBA
+ Dương tính trong MBA (thời gian chết trung gian – MDT của
chuột thử nghiệm)

Từ các kết quả bảng 5 và 6, tác giả đưa ra một số nhận đònh sau:
- Loài Amussium pleuronectes và Isognomon ephippium nhạy đối với
sự tích lũy độc tố PSP, tậïp trung cao vào tháng 4 -5 và tháng 8 – 9.
Tuy nhiên mức độ nhiễm độc tố PSP ở 02 loài này vẫn nằm trong
giới hạn an tòan sử dụng.
- Loài Amussium pleuronectes nhạy với tích lũy độc tố DSP vào thời
điểm tháng 7-10 hàng năm với hàm lượng tương đối cao, do đó cần
thâïn trọng khi sử dụng chúng làm thức ăn vào thời gian này.

2. Bước đầu nghiên cứu độc tố PSP trong loài cua Mặt quỷ Zosimus
aeneus tại đảo Nhơn Châu, Bình Đònh (Nga, D. T. 2000)

Xuất phát điểm từ vụ ngộ độc tử vong ngày 16/05/1998 tại đảo Nhơn
Châu, tỉnh Bình Đònh do ăn cua, 03 loài cua (Cua Mặt Quỷ Zosimus
aeneus, Cua Mắt Đỏ Eriphia sebana và Cua Đá Ozius tuberculosus) nghi

ngờ có liên quan đã được thu thập tại đòa điểm xảy ra ngộ độc cho nghiên
cứu độc tố PSP.


11
Bảng 7: Hàm lượng độc tố PSP trong 03 loài cua thu tại Nhơn Châu, Bình
Đònh 05/1998

Loài cua Hàm lượng độc tố
PSP (µg
STXeq./100g)
Cua Mặt Quỷ Zosymus
aeneus
613.87
Cua Mắt Đỏ Eriphia
sebana
44.10
Cua Đá Ozius
tuberculosus
40.40

Như vậy, nếu so sánh kết quả này với giới hạn an toàn của độc tố PSP
trong sinh vật biển cho người sử dụng, Z. aeneus chứa hàm lượng độc tố
cao gấp 8 lần, chỉ cần ăn 10 thòt loài cua này cũng co thể dẫn đến ngộ độc
gây tử vong. E. sebana va O. tuberculosus có độc tính gần như nhau, tuy
hàm lượng chưa vượt quá giới hạn sử dụng nhưng nên rất thận trọng đối
với những sinh vật này. Tốt hơn cả là không nên sử dụng chúng làm thức
ăn cho người và gia súc.
Ngoài ra, phép phân tích Sắc ký lỏng cao áp (HPLC) đã cho biết thành
bản chất độc tố của loài cua Z. aeneus là độc tố PSP với thành phần chủ

yếu thuộc các nhóm đồng phân GTX2,3 (chiếm 67.9% thành phần), STX,
neo-STX và dc-STX.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, tác giả nhận đònh:
- Cả 03 loài cua thu tại đảo Nhơn Châu, Bình Đònh trong thời gian
nghiên cứu đều biểu hiện độc tính, trong đó Cua Mặt Quỷ được
xem là loài rất độc, cực kỳ nguy hiểm cho con người.
- Bản chất độc tố của Z. aeneus là độc tố PSP bao gồm GTX2,3;
STX, neo-STX và dc-STX.

3. Hàm lượng độc tố Paralytic shellfish poisoning trong một số loài
HMV ven bờ Việt Nam (Dao Viet Ha 2001)
Năm 2000, trong khuôn khổ luận án Cao học do chương trình DANIDA
tài trợ, tác giả đã thực hiện nghiên cứu khảo sát sự tích lũy độc tố PSP

12
trong một số loài HMV thường gặp tại các điểm chọn lọc tại 03 vùng Bắc
(Cát Bà - Hải Phòng), Trung (Đầm An Cự – Huế) và Nam trung Bộ (Vònh
Vân Phong và Vònh Cam Ranh – Khánh Hòa). Các mẫu HMV được thu
thập theo đònh kỳ hàng tháng từ 03/2000 đến 07/2004. Kết quả dương tính
được ghi nhận trong các mẫu HMV thu tại Vònh Cam Ranh, tỉnh Khánh
Hòa (bảng 8) với độc tính cao nhất (33.43 µg/100 g) được bắt gặp ở loài
Bàn Mai Pinna bicolor, tiếp theo là loài Isognomon isognomon với hàm
lượng độc tố 31.5 µg/100 g. Trong khi đó, không tìm thấy sự tích lũy độc
tố PSP trong các loài HMV khác tại cả 03 vùng nghiên cứu.

Bảng 8:
Kết quả thử nghiệm sinh học trên chuột (MBA) đối với độc tố
PSP (µg/100g)

Đòa điểm Loài Thời gian PSP

(µg/100g)
(1) (2) (3) (5)
Đầm An
Cự
Perna viridis
27/04/00 ND
(Huế) 19/05/00 ND
23/06/00 ND
14/07/00 ND
Đảo Cát

P. viridis
23/03/00 ND
(Hải
Phòng)
29/04/00 ND
25/05/00 ND
10/06/00 ND
07/07/00 ND
Vònh Vân
Phong
Isognomon
ephippium
11/04/00 ND
(Khánh
Hòa)
P. viridis
04/05/00 ND

Saccostrea

cucullata

11/04/00 ND

13
Vònh Cam
Ranh
I. ephippium
23/03/00 ND
(Khánh
Hòa)
Isognomon
isognomon
23/04/00 < 31.50

Pinna bicolor
30.38

I. isognomon
21/05/00 < 31.50

P. bicolor
31.50

I. isognomon
18/06/00 < 31.50

P. bicolor
36.54


I. isognomon
09/07/00 < 31.50

P. bicolor
35.28
Ghi chú: ND: Dưới mức độ phát hiện của phương pháp

Mặc dù độc tính của tất cả các mẫu tại thời điểm nghiên cứu đều chưa
đạt tới ngưỡng an toàn tiêu dùng cho con ngừơi (80 µg/100 g), nhưng theo
số liệu của nghiên cứu này, sự nhiễm độc tố PSP trong các loài HMV tại
vònh Cam Ranh có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây (hình 1),
liên quan đến sự gia tăng mật độ các loài vi tảo độc hại trong môi trường.
Vì vậy, cầ htiết phải có kế hoạch giám sát thận trọng với độc tố PSP tại
Việt Nam, nhằm tránh thất thoát kinh tế trong nuôi trồng biển cũng như
đảm bảo an toàn sức khoẻ cho cộng đồng.












Hình 1: Biến động của độc tố PSP trong loài Pinna bicolor theo thời gian

PSP concentration

(µg/100g tissue)
Time (month)


14
Trong số các vùng nghiên cứu, vònh Cam Ranh là vùng có nguy cơ cao
hơn cả về mặt độc tố PSP và HAB, có thể do điều kiện đòa hình (vònh nửa
kín), điều kiện môi trường và sự có mặt của các bào tử vi tảo độc – Là
những yếu tố quan trọng liên quan đến sự bùng nổ của tảo độc hại và sự
nhiễm độc tố vi tảo trong các loài HMV. Do đó, cần đặc biết quan tâm và
đề phòng nguy cơ về HAB và độc tố PSP tại vùng này. Mặc dù chưa phát
hiện thấy dấu hiệu tích lũy độc tố PSP trong các loài HMV tại Cát Bà, An
Cự và Vân Phong, nhưng vẫn phải duy trì theo dõi diễn tiến của HAB tại
các vùng này.

4. Hàm lượng độc tố Paralytic shellfish poisoning trong Nghêu
Meretrix meretrix tại một số vùng nuôi trọng điểm khu vực Cần Giờ
(Dao Viet Ha 2004)
Hàm lượng độc tố vi tảo Paralytic shellfish poisoning (PSP) trong các
mẫu Nghêu (Meretrix lyrata) thu thập đònh kỳ 3 tháng/lần (từ tháng
08/2001 đến tháng 02/2002) tại một số khu vực nuôi Nghêu ở Cần Giờ đã
được phân tích bằng phương pháp thử nghiệm sinh học trên chuột (MBA,
AOAC 1990) và sắc ký lỏng cao áp (HPLC, Oshima 1995). Kết quả cho
thấy nhìn chung hàm lượng độc tố này trong tất cả các mẫu nghiên cứu là
không đáng kể, nằm trong phạm vi an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng (bảng 9).

Bảng 9:
Kết quả phân tích hàm lượng độc tố PSP trong Meretrix lyrata
bằng phương pháp MBA và HPLC


Hàm lượng PSP (µg STXeq./100g
mẫu)
Thời gian Đòa điểm
MBA HPLC
08/2001 Ngọc Điệp ND 21.34
Long Thạnh ND 18.40
30/4 ND 10.40
Chợ Cần Giờ ND 16.00
11/2001 Ngọc Điệp ND 16.16
Long Thạnh ND 45.68

15
30/4 ND 33.75
Chợ Cần Giờ ND 31.85
02/2002 Ngọc Điệp ND 47.09
Long Thạnh ND 6.91
30/4 ND 55.20
Chợ Cần Giờ ND 23.60
Ghi chú:
ND: Dưới mức độ phát hiện của phương pháp
MBA: Phương pháp thử nghiệm sinh học trên chuột
HPLC: Phương pháp phân tích trên máy sắc ký lỏng cao áp

Tuy nhiên, có thể bước đầu nhận xetù rằng hàm lượng độc tố PSP có chiều
hướng gia tăng theo thời gian các đợt thu mẫu. Mặt khác, phân tích sắc ký
lỏng cao áp cho biết thành phần độc tố chủ yếu thuộc nhóm STXs (nhóm
có độc lực cao), từ đó gợi ý ban đầu này, loài vi tảo độc chiếm ưu thế
trong môi trường tại các khu vực này có thể thuộc giống Alexandrium (sản
sinh GTXs và STXs), do đó, cần chú trọng theo dõi, đề phòng sự nở hoa

các loài này trong những điều kiện môi trường thích hợp để có biện pháp
ngăn ngừa và cảnh báo kòp thời.

B. Các kết quả phân tích độc tố vi tảo trong một số đối tượng HMV xuất
khẩu trong chương trình kiểm soát ATVS vùng thu hoạch nhuyễn thể
HMV Việt Nam nhằm kiểm soát chất lượng thủy sản, phục vụ thò trường
quốc tế:

Từ tháng 7 /1997 trở về trước thò trøng xuất khẩu HMV chủ yếu của
Việt Nam là Nhật bản và EU, nhưng những năm gần đây, thò trường về
ngạch hàng này của nước ta bao gồm EU, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc
với tổng sản lượng hàng năm đạt tới 250,000 tấn. Do môi trường nuôi ô
nhiễm dẫn đến hình thành các mối nguy cơ ngộ độc thục phẩm do tiêu
thụ nhuyễn thể trở nên gia tăng trên phạm vi toàn cầu, các thò trường xuất
khẩu đều đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm soát chất lượng
HMV về mặt độc tố vi tảo. Tháng 7/1997, do chưa hội nhập được với các
yêu cầu trên, Việt Nam chính thức bò thò trường EU ra lệnh cấm nhập đối
với mặt hàng HMV. Ngay lập tức, Bộ Thủy Sản ban hành Quy chế kiểm

16
soát ATVS khu vực NTHMV, thiếp lật và thục hiện chương trình hiểm
soát ATVS NT2MV đối với các vùng biển Tiền Giang và Bến Tre nhằm
đáp ứng các y6eu cầu nghiêm ngặt của các thò trường nhập khẩu, các tổ
chức quốc tế.

Bảng 10
: Số lần phát hiện độc tố DSP trong HMV thuộc chương trình
giám sát ATVS của NAFIQAVES

Vùng thu hoạch

Thời điểm
Tân Thành Bình Đại Ba Tri Hiệp Thành
7/2000 +
+
+

2/2001 +
+
+
+
+
+

3/2001 +
+
+
+
+
+

4/2002 +
5/2002 + +
Ghi chú: +: Kết quả dương tính trong MBA

Như vậy, trong giai đoạn 2000-2002, đã có 05 thời điểm phát hiện độc tố
DSP trong thòt Nghêu tại các vùng nuôi Tân Thành, Bình Đại, Ba Tri
(Bến Tre), và Hiệp Thành (Trà Vinh); trong số đó, Tân Thành là vùng có
tần suất bắt gặp kết quả dương tính cao nhất (03 lần vào 7/2000, 02 và
03/2001). Tuy nhiên, khi so sánh với số liệu mật độ vi tảo ở cùng thời
điểm phát hiện độc tố DSP trong Nghêu, chưa thấy được qui luật rõ ràng

giữa sự tích lũy độc tố này trong thòt Nghêu và mật độ vi tảo Dinophysis
caudata trong môi trường.


17
III. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
HABs và độc tố vi tảo cùng với các tác hại của chúng đã được quan
tâm nghiên cứu trong những năm gần nay, là một trong những nhiệm vụ
khoa học quan trọng hàng đầu của Viện Hải Dương Học. Lónh vực này
cũng thu hút sự chú ý của các cơ quan có liên quan như Bộ Thuỷ Sản, Bộ
Y Tế…trong kế hoạch phát triển lâu dài và bền vững của nền kinh tế biển
Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một chương trình
giám sát quốc gia một cách hệ thống và lâu dài về tảo độc hại với sự
phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng trên phạm vi toàn quốc.
Hầu hết các dự án, đề tài chỉ được thực hiện trong thời gian nhất đònh
(thường từ 2-3 năm) và tại một số vùng nuôi lẻ tẻ. Mặt khác, các số liệu
hiện có phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ đánh giá phạm vi an toàn tiêu
dùng về mặt độc tố vi tảo trong các loài kinh tế. Hiện nay, chưa có được
những nghiên cứu chuyên sâu về thành phần độc tố của các loài vi tảo
độc có mặt tại Việt Nam cũng như cơ chế tích lũy và mối tương quan giữa
độc tố vi tảo trong hai mảnh vỏ và mật độ tế bào trong môi trường. Do
đó, bên cạnh việc cần thiết phải thiết lập một chương trình giám sát
HABs một cách rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, cũng cần thiết phải
đẩy mạnh hơn nữa các nghiên cứu chuyên sâu với mục đích tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến HABs và cơ chế tích lũy độc tố vi tảo trong các loài
sinh vật khác nhau, nhằm tiến tới có thể dự đoán và ngăn ngừa HABs,
tránh thiệt hại về kinh tế trong nuôi trồng biển và an toàn sức khỏe cộng
đồng.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dao Viet Ha. 2001. The contamination of Paralytic shellfish poisoning in
some bivalve species from Vietnamese coastal water. The 5th
IOC/WESTPAC conference, 2001.
Đào Việt Hà. 2004. Hàm lượng độc tố Paralytic shellfish poisoning trong
Nghêu Meretrix meretrix tại một số vùng nuôi trọng điểm khu vực

18
Cần Giờ. Hội thảo Khoa học về động vật thân mềm toàn quốc lần
thứ 3. NXB Nông Nghiệp.
Nga, D.T. 2000. Preliminary study on crab poisoning in Isle village Nhon
Chau (Binh Dinh province). In the conference "Bien Dong" held at
Nhatrang, 19-21 september 2000.
Nga, D.T., Dung C.P., Ha, L.T., Ha, D.V. & Ky, P.X. 2002. Following the
variation of PSP and DSP toxins in some bivalve species collected
in the coastal of Vinh Truong, Nha Trang. In Collection of Marine
research Works, Vol 12. pp 273 - 280. Science and Technique
Publishing House.
Nga, D.T., Tram, L.N., Dung C.P., Ha, L.T., Ha, D.V. & Ky, P.X. 2001.
Initial investigating PSP and DSP toxins accumulating in some
bivalve species collected in Nha Trang and Phan Thiet coastal
waters in 1997. In Collection of Marine research Works, Vol 11. pp
273 - 280. Science and Technique Publishing House.


×