Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT RNA TOÀN PHẦN và mRNA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.86 KB, 2 trang )

PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT RNA TOÀN PHẦN VÀ mRNA.
1. Nguyên tắc tách chiết RNA
− Cần phải được nhiều RNA, sạch, toàn phần không bị gãy mới có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình nhân gen và nghiên cứu biểu hiện của gen. Muốn vậy cần
phải làm bất hoạt enzyme endonuclease như RNase và ngăn cản sự xâm nhập
của enzyme RNase từ bên ngoài vào.
− Điều khó khăn là phần lớn các RNA đều không bền, dễ bị phân hủy bởi các
enzyme ribonuclease, vì thế bước đầu tiên của quy trình tách chiết là phân rã tế
bào trong môi trường hóa học có khả năng làm biến tính RNase.
− Các enzyme này lại rất bền vững và hoạt động mạnh không cần có sự tham gia
của yếu tố cộng nhân tố, thậm chí nhiều khi xử lý ở nhiệt độ 90
o
C trong một
giờ vẫn không làm bất hoạt được men này. Chúng tồn tại ở khắp nơi, ở rất
nhiều trên đầu ngón tay, chính vì thế mọi dụng cụ đều phải dùng mới hoặc sử
dụng một lần.
− Khi thao tác phải đeo găng tay, khẩu trang, các dung dịch, nước hoặc muối khi
sử dụng để chiết xuất RNA đều phải xử lý bằng hóa chất
Diethylpysocarbbonate (DEPC), hóa chất này làm bất hoạt men RNase bằng
cách làm biến đổi liên kết cộng hóa trị phosphodiester.
− Tất cả các dung dịch dùng để chiết xuất RNA tuyệt đối không được lẫn tạp
RNase, muốn thế thì tất cả các dung dịch trừ dung dịch TES vì chứa Tris-Cl
chất này làm bất hoạt DEPC, sau khi thêm dung dịch Guanidium đều phải
được xử lý DEPC.
2. Các bước chiết xuất cơ bản.
− Tế bào, mô (nơi có gen mục tiêu hoạt động) được lấy mẫu và nghiền trong
dung dịch có chứa các chất tẩy mạnh như SDS và Sarkosyl ở nồng độ cao kết
hợp với 2 tác nhân gây biến tính protein mạnh và hiệu quả là: Guanidinium
thiocyanate và 2 mercaptoethanol, 2 chất này có tác dụng ức chết hoạt động
của các RNase nội bào và tách các protein liên kết ra khỏi RNA.
− Loại bỏ các protein ra khỏi mẫu bằng cách xử lý Phenol:Choloroform rồi quay


li tâm, để kết tủa protein và cặn bã cò nucleic axit sẽ hòa tan ở phần trên.
− Kết tủa nucleic axit (RNA và DNA) bằng cách thêm lượng ethanol dư thừa.
tách DNA ra khỏi RNA nếu cần thiết, trong nhiều trường hợp không cần thiết
tách, bằng cách dùng 8M LiCL với lượng thêm vào bằng ½ thể tích của mẫu để
có nồng độ làm việc của LiCl là 2M, để kết tủa qua đêm ở nhiệt độ 4
o
C.
− Như chúng ta đã biết, có 3 loại RNA nồng độ mỗi loại khác nhau tùy theo từng
tế bào, mô và giai đoạn sinh trưởng phát triển. Nhìn chung, Rrna chiếm 80-
85%. Trna từ 15-20%, hai loại này có kích thước và trình tự xác định đặc biệt
tRNA nhỏ, có thể tách riêng ra một cách dễ dàng bằng li tâm hoặc điện di. Vì
mục đích tách chiết RNA chủ yếu là tách chiết được nhiều và được nguyên vẹn
mRNA, loại này chỉ chiếm 1-5% tổng RNA. Tất nhiên, hàm lượng này còn phụ
thuộc vào mô tế bào. Đặc điểm của mRNA ở sinh vật nhân thực phần lớn đều
có đầu 3’ đính poly A, tùy mRNA có thể lên tới 100A. Dựa vào đặc tính này và
đặc tính liên kết bổ sung A=T của nucleic axit người ta có thể tách riêng
mRNA ra khỏi hỗn hợp RNA tổng số bằng phương pháp sắc ký ái lực trên cột
oligon dT cellulose. Hiện nay, trên thương trường người ta bán những bộ KIT,
thay bằng cột oligo dT là các viên bi từ có mang oligo dT trên bề mặt. Đổ các
viên bi này vào dung dịch RNA tổng số, sau đó các viên bi này được thu nhận
lại và rửa bằng môi trường pH kiềm thì các mRNA sẽ được tách trở ra. Nhờ kỹ
thuật này đã cho phép chúng ta thu được chỉ mRNA từ những mẫu, mô tế bào
nhỏ.
 Sau khi có mRNA thì bược tiếp là phải tinh sạch bằng phương pháp kết tủa,
điện di hay sắc ký. Cuối cùng là định tính và định lượng mRNA.

×