Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá khả năng chuyển đổi giới tính trên cá rô phi bằng hormone 17α metyltestosterol tại trung tâm giống thủy sản cấp i bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 70 trang )


1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21
0
07’ đến 21
0
37’ vĩ độ Bắc, từ
105
0
53’ đến 107
0
02’ kinh độ Đông.
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía
Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải
Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn,
phía tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông nam giáp
tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.
Đến nay tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó có 6 huyện
miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động); 229 xã, phường, thị trấn.
Trung tâm giống thuỷ sản cấp I Bắc Giang (trung tâm vùng) nằm trong
vùng Đông Bắc của tổ quốc thuộc thôn Hoành Sơn - xã Phi Mô - huyện Lạng
Giang - tỉnh Bắc Giang.
Tổng diện tích: 11.3ha, trong đó diện tích mặt nước 7.5 ha.
Ngoài ra trung tâm còn có hai cơ sở nhánh:
+ 01 cơ sở thuộc xã Xương Giang - thành phố Bắc Giang (cơ sở Xương
Giang) với tổng diện tích 1.5 ha, trong đó diện tích mặt nước là 7.780 m


2

+ 01 cơ sở thuộc xã Hòa Lạc - huyện Hữu Lũng- tỉnh Lạng Sơn (hồ Cấm
Sơn) với tổng diện tích 8.0 ha, trong đó diện tích mặt nước là 6.0 ha.
1.1.1.2. Địa hình đất đai
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng
bằng xem kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP-
Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục
Ngạn,Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các huyện
Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh)
là chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn

2
tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được
nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu
tương, chè ; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn
tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực. Vùng
trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả,
cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ
sản khác.
Trung tâm giống thuỷ sản cấp I Bắc Giang được bao bọc bởi hệ thống
và các công trình thủy lợi. Nằm trong vùng hoàn toàn có nguồn nước ngọt
sạch, tự chảy được dẫn từ hồ Cấm Sơn về. Nguồn nước này luôn được duy trì
11 tháng/năm, chỉ bị hạn chế vào tháng 12 hàng năm. Nguồn nước có pH ổn
định, chất đáy sét pha cát.
1.1.1.3. Khí hậu thủy văn
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc.
Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, mùa

thu khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ trung bình 22 - 23
0
C, có độ ẩm dao động lớn từ
73 – 87%.
Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời
sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển
các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới. Các năm gần đây Bắc Giang ít bị ảnh
hưởng bởi thiên tai, thời tiết ổn định có nhiệt độ trung bình năm không cao
(22 – 25
0
C) số ngày mưa trung bình 90 ngày.
Trung tâm giống thuỷ sản cấp I Bắc Giang mang khí hậu đặc trưng của
vùng Đông Bắc. Nhiệt độ biến động giữa các mùa là khá lớn (14
0
C - 36
0
C), vào
mùa đông nhiệt độ xuống thấp nên gặp nhiều khó khăn tới nuôi và sản xuất.
1.1.1.4. Mạng lưới giao thông
Trung tâm giống thuỷ sản cấp I Bắc Giang có đường giao thông đi lại
thuận lợi cạnh đường quốc lộ 1A, tiếp giáp với thành phố Bắc Giang là đầu
mối giao thông với các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Hải Dương, Quảng Ninh,…

3
Nhìn chung hệ thống giao thông đi qua trung tâm rất thuận lợi cho việc
lưu thông cung cấp con giống và chuyển giao khoa học công nghệ người dân
trong tỉnh nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế

* Tình hình phát triển kinh tế
Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố, 229 xã - phường - thị trấn. Dân
số của tỉnh tính đến năm 2006 là 1.596.696 người, với hơn 90% dân số sống ở
khu vực nông thôn. Nguồn lao động là 1.178.501 người. Trong đó:
- Số người trong độ tuổi lao động là: 988.901 người.
- Số người trong độ tuổi lao động không có việc làm là: 26.700 người,
chiếm 2,7% tổng số lao động của tỉnh.
Những năm qua; kinh tế Bắc Giang đạt kết quả khá. Tổng giá trị sản
lượng công nghiệp giai đoạn 2006-2008 tăng 13,9% so với giai đoạn 2001 -
2005; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 31%/năm; Bắc Giang có
nhiều khu công nghiệp lớn là nơi thu hút nhiều nhân lực và tăng thu ngân sách
cho tỉnh. Giá trị tăng thêm ngành nông-lâm nghiệp và thuỷ sản tăng trưởng
bình quân 3,02%/năm; riêng 6 tháng đầu năm 2008 là 3,2%. Sản lượng lương
thực có hạt năm 2007 đạt trên 590 ngàn tấn, tăng 1,7% so với năm 2005. Sản
lượng lương thực hàng hoá đạt 130 ngàn tấn; lương thực bình quân đầu người
đạt 370 kg/người/năm. Sản lượng thuỷ sản đạt 16.950 tấn.
* Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản
Bắc Giang có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản rất lớn; với diện
tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản 23.054 ha trong đó; diện tích
ao hồ lớn 3.790 ha, diện tích ruộng trũng cấy lúa không ăn chắc chuyển đổi
sang NTTS 4.305 ha, diện tích ao hồ nhỏ 4.643 ha còn lại là diện tích chưa
được khai thác.
Diện tích mặt nước đang sử dụng NTTS 11.838 ha thực sự đã mang lại hiệu
quả kinh tế xã hội; phong trào nuôi trồng thuỷ sản của nhân dân tỉnh Bắc
Giang đang trên đà phát triển mạnh, diện tích nuôi trồng thuỷ sản được gia
tăng, diện tích mặt nước và diện tích cấy lúa không ăn chắc đã được chuyển

4
đổi và sử dụng có hiệu quả bằng nuôi trồng thuỷ sản và mô hình VAC. Trong
giai đoạn này nhu cầu giống thuỷ sản của nhân dân tăng mạnh, nhân dân đã

quan tâm đầu tư vào đối tượng cá giống có giá trị kinh tế cao và quan tâm đầu
tư về khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản thay thế dần tập quán nuôi
thả, đặc biệt là giống cá rô, cá chép và các giống loài thuỷ đặc sản khác. Năng
lực về KHKT của người nông dân đã được nâng dần qua các lớp tập huấn, hội
thảo và các mô hình, dự án giống mới. Sản phẩm thuỷ sản được xã hội coi
trọng và góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày của người nông dân; nhất là
nhân dân miền núi vùng đồng bào dân tộc (qua các chương trình hỗ trợ của
tỉnh) và làm phong phú hơn sản phẩm xã hội. Nuôi trồng thuỷ sản thực sự đã
tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập làm thay đổi và cải thiện đáng kể
đời sống của một bộ phận người nông dân; góp phần tích cực trong chương
trình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
1.1.2.2. Đời sống kinh tế xã hội
Về các hoạt động văn hoá thể thao của Trung tâm tương đối mạnh.
Trung tâm đã tham gia vào các giải văn nghệ thể thao do đơn vị tổ chức, giao
lưu với các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh, tỉnh đoàn tổ chức và đạt kết quả tốt.
Trung tâm đã đạt được thành tích cao do sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Giang trao tặng.
1.1.3.Các hoạt động chủ yếu của trung tâm
1.1.3.1. Cơ sở vật chất
Trung tâm giống thuỷ sản cấp I Bắc Giang (Trung tâm vùng) là đơn vị
sự nghiệp có thu; được thành lập tại Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày
14/9/2004 của UBND tỉnh Bắc Giang V/v thành lập Trung tâm giống thuỷ sản
cấp I Bắc Giang trên cơ sở giữ nguyên cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực của
Xí nghiệp giống dịch vụ thuỷ sản Bắc Giang (Phi Mô, Lạng Giang, Bắc
Giang) và Trạm thuỷ sản Cấm Sơn (Hoà Lạc, Hữu Lũng, Lạng Sơn) Trung
tâm có chức năng nhiệm vụ là đơn vị lưu giữ nguồn gen đặc hữu và ứng dụng
khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống thuỷ sản. Năm 2006 - 2007 được sự
quan tâm của Bộ thuỷ sản, UBND tỉnh Bắc Giang Trung tâm được đầu tư
nâng cấp mở rộng sản xuất. Trung tâm hiện có 2 cơ sở sản xuất chính và 1 cơ
sở nhỏ trực thuộc.


5
* Cơ sở 1:(tại xã Phi Mô, Lạng Giang, Bắc Giang)
Trên cơ sở vật chất của Trại cá giống Lạng Giang được thành lập từ
năm 1968; với đầy đủ khả năng của một cơ sở sản xuất giống thuỷ sản; với
tổng diện tích đất sử dụng tại cơ sở 1 là 11,3ha với nguồn nước trong sạch và
hoàn toàn tự chảy; trong đó có 7,5 ha mặt nước (còn lại là các công trình phụ
trợ). Năm 2007 được sự quan tâm của Bộ thuỷ sản, UBND tỉnh Bắc Giang
Trung tâm được đầu tư xây dựng với các hạng mục công trình ao, đường nội
bộ, kênh dẫn nước, hồ điều hoà được bê tông hóa, nhà điều hành và phòng thí
nghiệm được trang bị thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu. Cơ sở nhà xưởng
sản xuất, ao nâng nhiệt đủ điều kiện để lưu giữ cá bố mẹ qua đông và phục vụ
sản xuất, cải thiện mùa vụ đã thực sự làm cho năng lực sản xuất của đơn vị
được nâng cao hơn nhiều lần.
Hàng năm Trung tâm sản xuất được từ 250 - 300 triệu cá bột, 18 - 22
triệu cá hương và 8 - 12 triệu cá giống các loại và cung ứng phục vụ nhân dân
từ 70 - 100 tấn cá giống; doanh thu 3,0 – 4,5 tỷ đồng; đảm bảo việc làm và
thu nhập ổn định cho 43 - 50 cán bộ CNVC-LĐ hàng năm có thu nhập bình
quân 1,9 tr đ/người/ tháng.
Để nâng cao năng lực sản xuất; năm 2011 Trung tâm được tiếp tục đầu
tư mở rộng cơ sở sản xuất với các hạng mục công trình: Nhà công nghệ cao,
cứng hoá kênh tiêu nước, ao thực nghiệm với tổng mức đầu tư trên 21,0 tỷ
đồng; sau khi dự án hoàn thành điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện
đảm bảo tiếp nhận và ứng dụng nhiều dự án thuỷ sản cùng lúc.
* Cơ sở 2: (tại xã Hoà Lạc, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn)
Là cơ sở mới được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; với những hạng mục
công trình kênh dẫn nước, ao nuôi, đường nội bộ được bê tông hoá; nhà điều
hành, nhà xưởng sản xuất với 8,0 ha mặt nước ở vùng núi có nhiệt độ trung
bình năm thấp nhìn chung cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng được những yêu
cầu kỹ thuật của cơ sở sản xuất giống thuỷ sản và ứng dụng công nghệ sản

xuất mới.
* Cơ sở 3: Là cơ sở trực thuộc Trung tâm; đóng tại xã Xương Giang,
Thành phố Bắc Giang. Là cơ sở nhỏ với hơn 1,5 ha diện tích tự nhiên trong
đó có 0,8 ha diện tích mặt nước sản xuất chủ yếu là ương nuôi cá giống

6
Nhà xưởng, điều kiện về địa điểm mặt bằng của trung tâm
Trung tâm có đầy đủ trang thiết bị về văn phòng, nhà điều hành, nhà
xưởng và mặt bằng phục vụ các nội dung của dự án. Tổng diện tích đất sử
dụng tại cơ sở 1 là 13 ha. Trong đó có 7,2 ha là mặt nước với các ao được bê
tông hóa, 2 ha đất đã xây dựng các khu điều hành, nhà kho, nhà xưởng, phòng
thí nghiệm. Diện tích đất còn lại còn dùng để tiếp tục mở rộng quy mô sản
xuất; đặc biệt là nhà xưởng, nhà chế biến thức ăn tự chế.
+ Trung tâm có nguồn nước tự chảy, sạch được dẫn từ hồ Cấm Sơn về.
Nguồn nước này luôn duy trì tự chảy 10 tháng/ năm. Nguồn nước chỉ bị hạn
chế vào những tháng 11,12 hàng năm.
+ Trung tâm có 01 trạm biến áp riêng, đảo bảo lượng điện cho hoạt
động sản xuất hiện tại của trung tâm và xưởng chế biến thức ăn.
+ Hiện tại trung tâm có 01 xe bán tải loại 0,5 tấn và 01 xe tải loại 2,5
tấn đảm bảo phục vụ dự án tốt nhất
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Ban giám đốc : 01 Giám đốc
01 phó giám đốc
Phòng kỹ thuật : 01 trưởng phòng
07 nhân viên
Phòng hành chính: 01 trưởng phòng
02 kế toán
02 nhân viên
Ngoài ra tổ sinh sản và phục vụ sản xuất gồm: 30 nhân viên.
1.1.3.3. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp nhận và triển khai công

nghệ của trung tâm
*Chức năng
+Nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng các công nghệ về giống thủy
sản, lưu giữ giống thủy sản đặc hữu ở địa phương, nhân các loại giống thuần
chủng cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
+Tham gia đào tạo kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về giống thủy
sản, sản xuất, dịch vụ con giống thủy sản có chất lượng cao.

7
* Nhiệm vụ
+ Tiếp nhận và nuôi dưỡng giống thủy sản ông bà, giống mới từ trung
tâm giống thủy sản Quốc gia để sản xuất giống thủy sản cung cấp cho nhu cầu
ở địa phương.
+ Phát triển, chọn lọc giống thủy sản bố mẹ và hậu bị thuần chủng, sạch
bệnh từ giống ông bà cung cấp cho các trại giống thủy sản trong khu vực sản
xuất ra con giống chất lượng tốt nuôi thương phẩm.
+ Tiếp nhận, ứng dụng công nghệ mới về sản xuất giống thủy sản, xây
dụng mô hình trình diễn, tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất giống
thủy sản.
+ Kết hợp với các trường chuyên nghiệp, trung tâm khuyến nông,
khuyến ngư đào tạo công nhân kỹ thuật nghành nuôi trồng thủy sản theo yêu
cầu của địa phương.
+Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện công
trình nghiên cứu thực nghiệm về giống thủy sản ở địa phương. Sản xuất dịch
vụ con giống thủy sản có giá trị kinh tế mà các cơ sở sản xuất giống khác ở
địa phương chưa đủ cho nhu cầu sản xuất.
+Tiếp nhận thành công dự án sản xuất cá Rô phi đơn tính đực dòng
GIFT từ viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I từ năm 2006. Mỗi năm trung
tâm sản xuất được trên 2 triệu cá rô phi đơn tính giống.
+Tiếp nhận và sinh sản thành công cá Lăng chấm từ viện nghiên cứu

nuôi trồng thủy sản I từ năm 2008. Kết quả đã sản xuất được trên 10.000 con
cá Lăng chấm giống trong năm 2009. Trung tâm tiếp tục mở rộng quy mô sản
xuất cá Lăng chấm trong những năm tiếp theo. Hiện nay trung tâm có trên
300kg cá Lăng chấm bố mẹ phục vụ cho kế hoạch sinh sản nhân tạo loài cá
này trong những năm sau.
+Tiếp nhận và triển khai dự án bảo tồn, lưu giữ và phát triển các loài cá
quý hiếm như Lăng chấm, Anh vũ, Chày mắt đỏ, Cua gia,…và các đối tượng
đặc hữu khác từ trường Cao đẳng thủy sản từ năm 2009.

8
+ Nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành công cá Anh vũ trong
năm 2009 - 2010. Hiện tại đã sản xuất được 10.000 con giống cá Anh vũ.
+Tiếp nhận và triển khai dự án bảo tồn, lưu giữ và phát triển các loài cá quý
hiếm như Lăng chấm, Anh vũ, Chày mắt đỏ và các đối tượng đặc hữu khác.
+ Năm 2010 - 2011, chủ trì dự án: “Ứng dụng tiến bộ KH&CN để nuôi
cá Lăng chấm hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
+ Năm 2011-2012: “Ứng dụng tiến bộ KH&CN để nuôi cá Rô đầu
vuông hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
+ Năm 2012 - 2013, Trung tâm thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ
sản xuất cá Lăng chấm cho tỉnh Lào Cai.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
- Ban lãnh đạo luôn quan tâm chú ý, đầu tư sản xuất, đáp ứng công tác
đào tạo ngày càng tốt hơn, đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân
viên của Trung tâm.
- Trung tâm giống thuỷ sản cấp I Bắc Giang có diện tích đất đai tương
đối rộng, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất giống để cung cấp giống cho
địa phương và cho các tỉnh lân cận.
- Đường xá đi lại qua trung tâm đã được nhựa hoá nên việc đi lại phục
vụ cho việc chuyển giao con giống cũng như việc chuyển giao khoa học công

nghệ được thuận lợi hơn.
- Trung tâm giống thuỷ sản cấp I Bắc Giang có đội ngũ cán bộ trẻ, có trình
độ chuyên môn cao, nhiệt tình, năng động, tích cực đưa tiến bộ khoa học vào sản
xuất nâng cao chất lượng con giống đáp ứng được nhu cầu của người dân.
1.1.4.2. Khó khăn
- Do sự bất thường của thời tiết, lượng mưa trong năm phân bố không
đều gây khó khăn trong công tác sản xuất giống. Khí hậu khắc nghiệt hay thay
đổi ở một số tháng gây nên nhiều bệnh tật, khả năng sinh trưởng phát triển
của các loài cá bị hạn chế.
- Mặc dù có sự quan tâm của Bộ thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc
Giang nhưng do kinh tế còn hạn chế nên cơ sở vật chất chưa được đầu tư hiện
đại và thiếu đồng bộ, các đề tài của địa phương chưa thực sự phát triển.

9
1.2. Nội dung, phƣơng pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Để tiến hành nghiên cứu cũng như hoàn thành đề tài tốt nghiệp thì công
tác phục vụ sản xuất phải được tiến hành chu đáo, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá
trình thực hiện sản xuất.
Công tác phục vụ sản xuất điều kiện đầu tiên, quan trọng trong sản xuất
muốn sản xuất được thành công thì công tác phục vụ sản xuất phải được coi
trọng và tiến hành nghiêm túc ngay từ đầu.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tạiTrung tâm giống thuỷ sản cấp I Bắc
Giang. Nội dung phục vụ sản xuất nhằm phục vụ đề tài nghiên cứu và cho sản
xuất bao gồm:
- Tham gia cho cá đẻ cùng tổ sinh sản: Cá chép, cá trắm cỏ, cá Rô đầu
vuông,…
- Tham gia cùng các cán bộ phòng kỹ thuật trong công tác cải tạo ao.
- Phòng và trị bệnh cho rô phi bố mẹ.
-Tham gia vào các công tác khác…

1.2.2. Phương pháp tiến hành
Để thực hiện tốt các nội dung trên, trong thời gian tiến hành đề tài nghiên cứu và
hoàn thiện công tác phục vụ sản xuất tôi đã đề ra một số biện pháp sau:
- Lập thời gian biểu và lên kế hoạch cho từng nội dung nghiên cứu, sắp xếp
nội dung công việc hợp lý cho từng ngày.
-Kết hợp công việc phục vụ sản xuất với công tác phục vụ nghiên cứu
phù hợp tình hình sản xuất của phòng kỹ thuật.
- Chịu khó quan sát, tư duy, học hỏi cán bộ, các kỹ thuật viên của Trung tâm.
-Tham gia trực tiếp và nhiệt tình các hoạt động nghiên cứu và sản xuất
của phòng.
-Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các anh chị cán bộ trong phòng.
- Tích cực, hăng làm việc, luôn luôn học hỏi, rèn luyện tay nghề xác định
động lực làm việc, không ngại khó khăn vất vả.
- Luôn luôn giám sát, theo dõi tình hình chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý
dịch bệnh và xử lý kịp thời khi xảy ra.
- Làm việc cẩn thận, nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm, tinh thần
làm việc cao bảo đảm cho nhu cầu sản xuất.

10
- Thường xuyên học hỏi, xin ý kiến cán bộ của trung tâm. Luôn theo dõi và
bám sát tình hình thực tế.
- Xác định các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến nội dung đề tài nghiên
cứu, công việc sản xuất và trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc để từ đó có
biện pháp hợp lý hoàn thành tốt nội dung công tác phục vụ sản xuất.
1.3. Kết quả phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tôi được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn, các
cán bộ, công nhân viên của Trung tâm giống thuỷ sản cấp I Bắc Giang tạo
điều kiện cho tôi có kiến thức thực tế.Và đã thu được kết quả như sau:
1.3.1. Công tác cải tạo lại ao nuôi
Được thực hiện theo quy trình của sơ đồ dưới đây:



















Hình 1.1. Sơ đồ quy trình cải tạo ao
Ao
Tháo cạn nước trong ao

Bắt vét cá và các động vật có trong thủy vựctrong ao

San lấp mặt ao, sửa san bờ, cống rãnh, dọn sạch cây cỏ quanhbờ ao

Bón vôi ( 7-10 kg/100m
2
)


Phơi ải (3 ngày)

Tháo nước vào ngâm
Sử dụng

- pH đất cao thì
lượng vôi ít
- pH đất thấp thì vôi
nhiều hơn bình
thường

11
-Kết quả thu được trong công tác cải tạo ao:
+Cải tạo được 2 ao B1,B2 để ghép giai rô phi bố mẹ với tổng diện tích
3600 m
2
.
+ Cải tạo được 4 ao B3, A1, A2, A3 để thả cá bột rô phi với tổng diện
tích 7200 m
2
.
+ Cải tạo ao C1 để thả Rô đầu vuông với diện tích 1800 m
2
.
1.3.2. Cho cá chép đẻ
- Kỹ thuật sinh sản cá chép
+ Chọn cá chép
Chọn cá cái có bụng mềm, phần phụ sinh dục màu hồng. Hạt trứng rời nhau,
căng đều, màu sáng trắng.
Cá đực được chọn là những cá thể khi vuốt nhẹ bụng gần phần phụ sinh dục

thấy có sẹ màu trắng sữa.
+Kích dục tố
Kích dục tố là LRH-A kết hợp với DOM. Cá cái được tiêm kích dục tố 2 lần.
Lần 1 tiêm 1/4- 1/5 lượng thuốc cần tiêm, sau khoảng 6 đến 8 giờ tiêm hết số
thuốc còn lại. Cá đực chỉ tiêm 1 lần, trước khi tiêm lần 2 cho cá cái khoảng 2
giờ.
+ Thu trứng và sẹ
Trứng cá được vuốt vào bát men có đường kính 18 cm, long bát trơn bóng.
Sau khi đã thu được trứng nhanh chóng vuốt sẹ vào bát trứng để thụ tinh cho
trứng.
Trứng của mỗi cá cái cần được thụ tinh bởi tinh của 2 cá đực.
+ Thụ tinh cho trứng
Sử dụng lông gà khô khuấy nhẹ nhàng, đảo đều trứng với sẹ trước khi cho 5-
10 ml nước sạch vào bát trứng. Sau khi cho nước sạch vào tiếp tục khuấy
thêm 1- 3 phút.
+ Khử dính cho trứng
Trứng được khử dính bằng dung dịch nước dứa (DDKD). Lượng DDKD gấp
5 lần khối lượng trứng cần được khử dính.
Đổ 1/3 lượng DDKD vào bát trứng đã được thụ tinh khuấy đều cho trứng tách
rời nhau. Sau đó cho số lượng DDKD còn lại, nhẹ nhàng khuấy đều từ 20
phút. Sau 20 phút kiểm tra độ dính của trứng, trứng không dính lại với
nhau là được.

12
+Ấp trứng
Trứng đã khử dính, rửa sạch được ấp trong bình vây có bình vây có thể tích
300 lít với mật độ tối đa 40.000 trứng/lít.
Lượng nước qua bình khoảng 4 lít/giây. Trong quá trình ấp trứng vệ sinh
mạng tràn thường xuyên, nhất là khi trứng nở.
- Thu được kết quả như sau:

+ Đợt 1 (24/02/2012): Cho đẻ 46 cặp với tổng khối lượng cá cái 107,2 kg
thu được 2,05 triệu cá bột.
+ Đợt 2(27/02/2012): Cho đẻ 26 cặp với tổng khối lượng cá cái 136,3kg
thu được 2,85 triệu cá bột.
+ Đợt 3 (01/03/2012): Cho đẻ 46 cặp với tổng khối lượng cá cái 192,8 kg
thu được 4,79 triệu cá bột.
1.3.3. Cho cá trắm cỏ sinh sản
-Kỹ thuật cho cá trắm cỏ sinh sản
+ Chọn cá trắm cỏ
Chọn cá cái có bụng mềm, phần phụ sinh dục màu hồng. Hạt trứng rời
nhau, căng đều, màu sáng trắng.
Cá đực được chọn là những cá thể khi vuốt nhẹ bụng gần phần phụ sinh
dục thấy có sẹ màu trắng sữa.
+ Kích dục tố
Kích dục tố là LRH-A kết hợp với DOM. Cá cái được tiêm kích dục tố 2 lần.
Lần 1 tiêm 1/4- 1/5 lượng thuốc cần tiêm, sau khoảng 6 đến 8 giờ tiêm
hết số thuốc còn lại. Cá đực chỉ tiêm 1 lần, trước khi tiêm lần 2 cho cá cái
khoảng 2 giờ.
+Sau khi tiêm xong thả cá bố mẹ vào bể cho cá sinh sản quan sát tới khi
cá đẻ trứng rồi dùng vợt cho vào bể vòng thu trứng rồi chuyển trứng vào bể
vòng để ấp trứng.
-Kết quả thu được:
+ Đợt 1 (10/05/2012): Cho đẻ 6 cặp với tổng khối lượng cá cái 23 kg và
thu được 1,1 triệu cá bột.
+ Đợt 2 (28/05/2012): Cho đẻ 9 cặp với tổng khối lượng cá cái 41,5 kg
và thu được 2,5 triệu cá bột.

13
1.3.4. Cho cá rô đầu vuông đẻ
- Kỹ thuật cho cá rô đầu vuông sinh sản

+ Chọn cá bố mẹ: trọng lượng cá bố mẹ từ 150 - 200 g/con.
Cá đực có sẹ chảy ra khi vuốt nhẹ vào bụng.
Cá cái thân tròn, bụng to mềm.
+ Tiêm kích dục tố DHG cho cá bố mẹ: tiêm vào gốc vây ngực hoặc
phần cơ của gốc vây lưng.
Sau khi được tiêm thuốc 2 - 3 tiếng thì được chuyển vào bể.
Thời gian ấp trứng từ 16 - 20 giờ.
+Mật độ trứng cho ấp là 3.000 trứng/lít nước.
+Cần thay nước ngày 2 lần.
+ Khi trứng nở dùng ống nhựa trong rút nước cặn, vỏ trứng và trứng ung
bỏ đi và cho dòng nước chảy nhẹ vào để cung cấp cho cá bột.
- Kết quả thu được như sau:
+ Đợt 1 (20/04/2012): Cho 100 cặp cá đẻ với tổng khối lượng cá cái 17,5
kg thu được 12 vạn cá bột.
+ Đợt 2 ( 09/05/2012): Cho 155 cặp cá đẻ với tổng khối lượng cá cái
22,6 kg thu được 16 vạn cá bột.
+ Đợt 3 (15/05/2012): Cho 86 cặp cá đẻ với tổng khối lượng cá cái 16,8
kg thu được 11 vạn cá bột.
Bảng 1.1. Tổng hợp công tác phục vụ sản xuất
Nội dung
Thời gian
Đợt
Số lƣợng
cá tham
gia sinh sản
Trọng lƣợng
cá cái (kg)
Số lƣợng cá
bột thu
đƣợc (triệu)

Cho cá
chép đẻ
24/02/2012
1
46 cặp
107,2
2,05
27/02/2012
2
26 cặp
136,3
2,85
01/03/2012
3
46 cặp
192,8
4,79
Cho cá trắm
cỏ đẻ
10/05/2012
1
6 cặp
23
1,1
28/05/2012
2
9 cặp
41,5
2,5
Cho cá Rô

đầu vuông
đẻ
20/04/2012
1
100 cặp
17,5
0,12
09/05/2012
2
155 cặp
22,6
0,16
15/05/2012
3
86 cặp
16,8
0,11
Công tác
khác
Cải tạo ao
Tổng diện tích: 126.000 m
2
Phòng trị bệnh cho cá rô phi bố mẹ

98% khỏi bệnh


14
1.4. Kết luận và đề nghị
1.4.1. Kết luận

Qua bảng kết quả công tác phục vụ sản xuất cho thấy trong công tác
sản xuất của trung tâm bao gồm rất nhiều mảng khác nhau song kết quả đạt
được vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân là do:
- Thời gian thực tập có hạn.
- Trình độ tay nghề còn kém.
Vì vậy, tôi đã đi sâu tìm hiểu những kỹ thuật và làm việc, học hỏi
những kinh nghiệm của các cán bộ công nhân kỹ thuật tại trung tâm để nâng
cao hơn nữa những hiểu biết nghề nghiệp cũng như nâng cao trình độ tay
nghề cho bản thân và cũng đã thu được một số kết quả sau:
- Nắm được kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi, cá chép,
- Gắn kết được lý thuyết đã học vào thực tế sản xuất.
- Tiếp cận được với những tiến bộ khoa học mới.
- Học hỏi được cách giao tiếp, ứng xử không chỉ trong công việc mà
còn cả trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết được cách phòng và điều trị một số bệnh cho đàn cá bố mẹ, cho cá
giống, trong quá trình ấp trứng, đặc biệt là các bệnh thường sảy ra khi xử lý
cá rô đơn tính ở 21 ngày tuổi.
- Hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp của mình.
1.4.2. Đề nghị
- Mỗi một mảng công việc riêng của trung tâm như: mảng chuyên cá rô
đầu vuông, mảng chuyên cá rô phi, cần có những kỹ sư chuyên về mảng đó
để đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc.
- Nâng cấp lại hệ thống ao mương đang bị rò rỉ.
- Bỏ bớt lớp bùn đáy ao quá dày để giảm bớt lượng khí độc tích tụ ở
đáy ao.
- Cần trang bị thêm một số dụng cụ phục vụ trong quá trình sản xuất.
- Phải luôn luôn kiểm soát dịch bệnh, chất lượng nước trong các hoạt
động nuôi trồng thủy sản, định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa học của môi
trường nuôi.


15
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “Đánh giá khả năng chuyển đổi giới tính trên cá rô phi bằng
hormone 17α- Metyltestosterol tại trung tâm giống thủy sản cấp I Bắc Giang”
2.1. Đặt vấn đề
2.1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây lợi nhuận kinh tế đem lại cho người dân từ
việc nuôi cá khá cao so với nuôi trồng các loại cây, con khác, nên diện tích
mặt nước dành cho nuôi trồng thủy sản ngày một tăng. Hiện nay, cá rô phi
đang được nuôi rộng rãi trong cả nước và là một trong những đối tượng được
chú ý phát triển mạnh trong nuôi trồng thuỷ sản. Do cá rô phi là một loại cá
ăn tạp, dễ nuôi, chúng có thể phát triển trong các loại hình mặt nước như ao,
hồ, sông, suối, ruộng, lồng bè và có thể sống trong môi trường nước ngọt,
nước lợ, nước biển có độ mặn tới 15‰. Cá ít dịch bệnh, có thể nuôi với mật độ
dầy. Thịt cá rô phi được đánh giá là có chất lượng cao, thơm ngon, ít xương, giá
thành phù hợp với người dân, trọng lượng cá thể vừa phải thích hợp cho việc chế
biến xuất khẩu và thuận tiện cho việc sử dụng trong gia đình.
Thực tế nhu cầu về con giống cá rô phi đơn tính đực ở nước ta ngày càng
tăng trong khi đó những cở sở sản xuất giống hiện không đáp ứng đủ nhu cầu
của người nuôi. Mặt khác do sử dụng các dòng cá rô phi địa phương để sản
xuất giống đơn tính nên chất lượng con giống của nhiều cơ sở sản xuất vẫn
chưa đảm bảo về chất lượng khiến cho người nuôi gặp nhiều rủi ro như cá
chậm lớn, cỡ cá thương phẩm nhỏ dẫn đến năng suất nuôi thấp.
Hiện nay có nhiều phương pháp để tạo ra đàn cá đơn tính đực như:
phương pháp lai xa; phương pháp tạo dòng siêu đực; phương pháp xử lý bằng
hormone, theo các mục tiêu cụ thể khác nhau đang được thực hiện trên thế
giới, nhằm nâng cao chất lượng như: sinh trưởng, chịu lạnh, độ dày thân Tuy
nhiên hai phương pháp lai xa và tạo đàn siêu đực mang lại kết quả cao nhưng
tính ổn định thấp, khó thực hiện, tốn thời gian. Từ những năm 1994 Viện


16
nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã tiếp thu công nghệ xử lý cá rô phi đơn
tính đực bằng hormone, từ Học Viện Công nghệ châu Á. Phương pháp xử lý
bằng hoocmone vừa dễ áp dụng hiệu quả lại cao tỷ lệ đực đạt tới 95% - 100%
(Nguyễn Tường Anh, 2005) [1], chất lượng con giống ổn định.Vì vậy, tôi tiến
hành thực hiện đề tài:“Đánh giá khả năng chuyển đổi giới tính trên cá rô phi
bằng hormone 17α- Metyltestosteroltại Trung tâm giống thủy sản cấp I
Bắc Giang”
2.1.2. Mục tiêu của đề tài
- Tiếp cận kiến thức từ thực tế để củng cố kinh nghiệm cho bản thân.
- Thành thạo qui trình sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực bằng
hormone 17α- Metyltestosterol.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Đặc điểm sinh học
* Vị trí phân loại


Hình 2.1. Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus
Bộ cá vược: Perciformes
Bộ phụ: Percoidae
Họ: Cichlidae
Giống:Oreochromis
Loài: O. niloticus
Cá rô phi có tên gọi chung của khoảng 80 loài cá và căn cứ vào đặc
điểm sinh sản, các nhà nghiên cứu đã phân loại thành 3 giống chính.

17
Bảng 2.1. Đặc điểm sinh sản và những loài rô phi quan trọng trong nuôi

trồng thuỷ sản (Macintosh và Líttle, 1995) [20].
Tên giống
Kiểu sinh sản
Một số loài quan trọng
Tilapia
Đẻ có giá thể
T. zillii
T. rendalli
Sarotherodon
Cá bố hoặc cá mẹ ấp
trứng trong miệng
T. galilaeus
Oreochromis
Cá mẹ ấp trứng trong
miệng
O. niloticus
O. mossambicus
O. aureus
O. andersoni
O. urolepis-hornorum
O. macrochiir
O. spirulus
* Đặc điểm hình thái
Cá Rô phi vằn O. niloticus toàn thân phủ vẩy sáng bóng, phần lưng có
màu xám nhạt, phần bụng có màu trắng sữa hoặc xanh nhạt. Trên thân mình
có 7 - 9 vạch đậm chạy từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen đậm
song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bố khắp vây đuôi. Vây lưng
có những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vây lưng và vây
đuôi có viền hồng nhạt. Cá rô phi vằn là loài cá có kích thước lớn, tốc độ tăng
trưởng nhanh, đẻ thưa, chất lượng thịt ngon thơm.

* Môi trường sống
Do có nguồn gốc ở châu Phi nên khả năng chịu lạnh của cá rô phi kém
hơn so với khả năng thích nghi ở nhiệt độ cao. Cá rô phi có thể chịu đựng
được ở nhiệt độ 40
0
C và chết nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 10
0
C (Capili,
1995) [16].
Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường
nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn từ 0 - 40‰.
Môi trường có pH từ 6,5 - 8,5 là thích hợp cho sự phát triển và sinh
trưởng của cá rô phi.
Hàm lượng oxy thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi
từ 5- 8 mg/lit.

18
* Đặc điểm dinh dưỡng
Tính ăn của cá rô phi thay đổi theo từng loài, từng giai đoạn phát triển
và môi trường nuôi. Khi còn nhỏ cá rô phi ăn sinh vật phù du như tảo và
động vật phù du nhỏ là chủ yếu. Khi trưởng thành, cá ăn mùn bã hữu cơ lẫn
các loại tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng côn trùng, thực vật thuỷ sinh
(KhoaThuỷ sản trường Đại học Cần Thơ, 1994) [13]. Tuy nhiên trong nuôi
công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột
cá khô, bột ngô, bột sắn, khoai lang, cám mịn, bã đậu tương, bã lạc.
Trong tự nhiên cá rô phi chủ yếu kiếm mồi vào ban ngày, cá có thể bắt
mồi hầu hết các giờ trong ngày. Ruột cá rô phi thích nghi với việc thu nhận
thức ăn từng ít một. Do vậy trong quá trình nuôi hoặc chuyển giới tính đực
cần phải chia lượng thức ăn thành nhiều lần trong ngày sẽ thuận lợi cho việc
theo dõi thức ăn thừa, quản lý được chất lượng nước và giai xử lý đơn tính

đực, đảm bảo cho cá sinh trưởng (Macintosh và Líttle, 1995) [20].
* Đặc điểm sinh trưởng
Trong cùng một loài các dòng khác nhau cũng có tốc độ sinh trưởng
khác nhau. Khi nghiên cứu về sự sinh trưởng của cá O. niloticus dòng GIFT
và Ivory Coast và dòng Ghana trong cùng một điều kiện nuôi cho thấy dòng
GIFT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, kém nhất là dòng (Ghana Khater và
Smistherman, 1988) [18]. Nghiên cứu về sinh trưởng ở Philippin đối với cá
O.niloticus dòng Israel, dòng Singapor và dòng Đài Loan kết quả cho thấy
dòng Israel có tốc độ sinh trưởng tốt nhất, kém nhất là dòng Đài loan
(Tayamen và Guerrero, 1988) [17].
* Đặc điểm sinh sản
Các loài cá rô phi khác nhau có tuổi thành thục và sinh sản khác nhau,
loài Rô phi vằn O. niloticus phát dục sau 5 - 6 tháng nuôi, chu kỳ sinh sản là
30 - 35 ngày, lượng trứng tối đa trong 1 lần sinh sản đạt tới 2000 trứng trên cá
thể, phụ thuộc vào rất nhiều kích thước cá thể. Trứng sau khi đẻ được cá mẹ
ấp trong miệng khoảng 4 - 6 ngày ở nhiệt độ 25 - 30
0
C thì cá nở và được mẹ
ấp trong miệng cho tới khi hết noãn hoàng, chúng được mẹ nhả ra bơi lội tự
do trong nước. Theo Mair và cs (1997) [19], chu kỳ sinh sản của cá Rô phi O.
niloticus chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn xây tổ và ghép đôi, giai đoạn rụng

19
trứng, giai đoạn ấp trứng, giai đoạn chăm sóc con, giai đoạn dinh dưỡng và
phục hồi cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Để phân biệt cá đực cá cái người ta
dựa vào hình thái bên ngoài và dựa vào kết quả giải phẫu tuyến sinh dục.
Ở Việt Nam do điều kiện nhiệt đới nên cá sinh sản gần như quanh năm,
riêng miền bắc nước ta có mùa đông nên thời điểm đầu vụ xuân và cuối vụ
thu thường xảy ra hiện tượng cá bố mẹ thì đẻ được nhưng trứng ấp kéo dài
dẫn đến khi nở thành cá bột bị dị hình nhiều, đưa vào xử lý đơn tính đực hay

bị bệnh nên hao nhiều tỷ lệ sống chỉ đạt được khoảng 10 - 30%.
Bảng 2.2. Phân biệt cá đực, cá cái qua các đặc điểm hình thái
Đặc điểm
Cá đực
Cá cái
Đầu
To và nhô cao
Nhỏ, hàm dưới trề do ngậm
trứng và con
Màu sắc
Vây lưng và vây đuôi có
màu sắc sặc sỡ
Màu nhạt hơn
Lỗ sinh dục
2 lỗ: Lỗ niệu sinh dục
và lỗ hậu môn
3 lỗ: Lỗ niệu, lỗ sinh dục, lỗ
hậu môn
Hình dạng huyệt
Đầu thoát lỗ niệu sinh
dục dạng lồi, hình nón
dài và nhọn
Dạng tròn hơi lồi và không
nhọn như cá đực

Hình 2.2. Hình ảnh cá đực và cá cái

20
Dựa vào phương pháp giải phẫu tuyến sinh dục: Khi cá đạt cỡ 3-5 gam,
mổ lấy tuyến sinh dục sau đó nhuộm dung dịch Aceto-Carmin, dùng kính hiển

vi quan sát thấy những chấm nhỏ li ti đấy là tế bào sinh dục đực, con cái cho
thấy những vòng tròn nhỏ đồng đều hoặc có một vài cỡ khác nhau đó là cá thể
cái (Guerrero và Shelton, 1974) [23].
2.2.1.2. Một số hiểu biết về hormone 17α- Metyltestosterol.
Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng thủy
sản, kỹ thuật tạo cá siêu đực đã được nghiên cứu nhằm đáp ứng tốt nhất các
yêu cầu thực tiễn. Tạo đàn cá rô phi đơn tính cho tỷ lệ cá đực lớn, sản xuất
với số lượng nhiều, cỡ cá đồng đều, hiệu quả kinh tế cao.
Các hormone sinh dục với bản chất Steroid có tác dụng chuyển đổi giới
tính ngược với kiểu hình mà gen quy định. Hormone nhóm Androgen có tác
dụng đực hóa và nhóm Estrogen lại có tác dụng cái hóa. Đã có 47 loài cá
thuộc 15 họ được chuyển đổi giới tính bởi 1 trong 31 hormone (16 thuộc
nhóm Androgen và 15 thuộc nhóm Estrogen).
Nhóm hormone chuyển đực về hoạt tính có thể được xếp như sau:
Miboleron > 19 - nor - ethynyltestosteron > 17α- Metyltestosterol >
testosterol. Trong đó hormone thường được sử dụng nhiều nhất (phổ biến
nhất) là 17α- Metyltestosterol.
Tạo con rô phi đơn tính đực bằng hormone 17α- Metyltestosterol có ý
nghĩa rất lớn: cá lớn nhanh hơn, ít tiêu tốn thức ăn hơn, khống chế được mật
độ, kích cỡ đồng đều hơn khi thu hoạch, giảm rủi ro lai tạp cá bố mẹ trong các
trang trại.
2.2.1.3. Các giải pháp tạo quần đàn cá rô phi đơn tính đực
Có nhiều phương pháp đã được sử dụng để tạo quần đàn đơn tính
đực như:
- Chọn lọc dựa vào hình thái ngoài
- Phương pháp chuyển giới tính bằng việc xử lý trực tiếp hormone như:
phương pháp ngâm, phương pháp cho ăn thức ăn trộn hormone; hiện nay

21
phương pháp này đã và đang được nhiều nước trên thế giới như Thái Lan,

Philippine, Đài Loan, Brazil và Việt Nam ứng dụng. Phương pháp ngâm bằng
hormone triển khai tại miền Bắc Việt Nam chỉ mang tính nghiên cứu khoa học
chứ không áp dụng vào thực tế được vì thời tiết miền bắc thay đổi thất thường
không ổn định nên hiệu quả chuyển giới tính không cao, nhất là thời điểm đầu
vụ xuân và cuối vụ thu. Phương pháp trộn hormone với thức ăn cho thấy ổn
định về chuyển giới tính đực nhưng đầu vụ xuân và cuối vụ thu tỷ lệ sống còn
quá thấp không đạt như mong muốn.
- Tạo quần đàn đơn tính đực bằng lai giữa hai loài thuộc giống
Oreochromis một số nước như Israel, Đài Loan, Trung Quốc đã và đang ứng
dụng một số công thức lai cho quần đàn đơn tính đực.
-Tạo cá đơn tính đực bằng cá siêu đực (YY) cho sinh sản với cá cái
thường cho phép tạo một lượng lớn cá giống trong cùng một thời gian.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi, trên thế giới có khoảng 80 loài cá
thuộc ba giống: Tilapia, Sarotherodon và Oreochromis, nắm trong họ
Cichlidae, bộ phụ Percoidae thuộc bộ cá vược Perciformes. Cá rô phi được du
nhập và nuôi rộng rãi ở hơn một trăm nước trên thế giới (Tilapia Culture,
1994) [22] và là một trong những nhóm cá được nghiên cứu kỹ nhất phục vụ
cho nuôi trồng thuỷ sản.
Mặc dù được nuôi và khai thác ở hơn một trăm nước nhưng sản lượng
cá rô phi của thế giới chỉ tập chung ở hơn 10 nước, trong đó Trung Quốc, Ai
Cập, Thái Lan, Philippin, Đài Loan, Indonesia đang là những nước đứng đầu
thế giới về sản lượng rô phi nuôi (Rana K, 2001) [21].
Trung Quốc chỉ mới phát triển nuôi cá rô phi từ giữa thập niên 80 của
thế kỷ trước. Tuy nhiên, chỉ sau hơn một thập kỷ Trung Quốc đã trở thành
nước sản xuất rô phi số một thế giới với sản lương nuôi 1999 đạt 562.000 tấn
(FAO,2004) [24], chiếm 51% sản lượng cá nuôi trên thế giới và chỉ nuôi một
loài rô phi O.niloticus.


22
Ai Cập là quê hương của cá rô phi sông Nile, sản lượng cá rô phi năm
1999 của nước này đạt 226.300 tấn (FAO, 2001 [16]) đứng thứ 2 trên thế giới,
trong đó sản lượng cá nuôi chiếm trên 50% và sản lượng cá khai thác chiếm
gần 50%.
Đài Loan có sản lượng cá rô phi nuôi năm 1999 là 57.000 tấn (FAO,
2001 [16]), đối tượng nuôi chủ yếu là rô phi vằn (O.niloticus) và rô phi hồng
(con lai của O.niloticus và O.mossambicus). Đài Loan là một trong những
nước có công nghệ nuôi cá rô phi hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Hình
thức nuôi chủ yếu là thâm cao trên ao đất, trong bể xi măng và trong hệ thống
nước chảy.
Nhiều nước Châu Mỹ đang phát triển mạnh nghề nuôi cá rô phi, coi cá
rô phi là đối tượng quan trọng. Theo dự báo của FAO, tới năm 2010 sản
lượng cá rô phi của Châu Mỹ sẽ đạt trên 500.000 tấn/ năm.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 1973, cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus) được nhập nước ta
từ Đài Loan và nuôi ở miền Nam Việt Nam. (Nguyễn Công Dân, 2000) [3].
Sau năm 1975 loài cá này được chuyển ra nuôi ở các tỉnh phía Bắc. Thời gian
đầu loài cá này được người sản xuất rất ưa chuộng do cá lớn nhanh, kích cỡ
lớn, đẻ thưa và ít đẻ hơn. Nhưng sau đó do quá trình quản lý giống kém dẫn
đến lai tạp giữa cá Rô phi đen và Rô phi vằn trong hệ thống nuôi khiến cho
chất lượng di truyền của loài cá Rô phi vằn này bị thoái hoá, kéo theo sản
lượng cá rô phi của nước ta trong giai đoạn này giảm sút nghiêm trọng. Để
góp phần khôi phục và phát triển nghề nuôi cá rô phi ở nước ta trong những
năm 1994 đến 1997, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 (NCNTTS 1) đã
nhập nội và thuần hoá ba dòng cá rô phi Oreochromis niloticus từ Philippin
và Thái Lan. Trong đó dòng GIFT có sức sinh trưởng cao nhất, nó được sản
xuất, tiếp nhận và phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng
Sông Hồng (Nguyễn Công Dân và ctv, 2000) [5]. Để ổn định và nâng cao
phẩm giống của dòng cá rô phi GIFT, từ năm 1998 đến nay Viện NCNTTS 1


23
đã tiến hành chương trình chọn giống dòng cá này, nhằm làm tăng sức sinh
trưởng và khả năng chịu lạnh. Sau ba năm thực hiện, đến năm 2000 đã chọn
được đàn cá rô phi có sức sinh trưởng cao hơn 16,6% so với đàn cá dòng
GIFT thường (Nguyễn Công Dân và ctv, 2000) [5]. Chương trình chọn giống
này vẫn đang được tiến hành ở Viện NCNTTS 1.
Từ năm 2000 đến nay dòng GIFT chọn giống đã được công nhận là ưu
việt và được phát tán nuôi trong cả nước. Trong năm 2002, Viện NCNTTS 1
đã cung cấp hơn 70 vạn cá GIFT giống thế hệ con giống thứ 3 cho 25 tỉnh để
nuôi dưỡng thành cá bố mẹ, sản xuất giống cung cấp cho người nuôi. Cùng
với chương trình chọn giống, công nghệ điều khiển giới tính cá rô phi đã được
áp dụng thành công tại Viện NCNTTS 1. Công nghệ sản xuất giống cá rô phi
đơn tính đực bằng hormone 17α- Metyltestosterone, thu trứng trong giai thưa
được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 nhập từ Học Viện công nghệ
châu Á. Công nghệ tương đối đơn giản, dễ áp dụng kết quả ổn định, tạo đàn
cá có tỷ lệ đực đạt 95 - 100%, trong điều kiện quản lý và chăm sóc tốt.
Trước năm 2000, cá rô phi chưa được trú trọng phát triển và vẫn được
coi là loài cá nuôi thứ yếu trong cơ cấu đàn cá nuôi nước ngọt. Gần đây cá rô
phi đã phát triển nhanh ở một số tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hải Dương,
Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang. Khu vực phía phía Nam cá rô phi được nuôi
chủ yếu trong lồng bè trên sông Tiền và sông Hậu.
Từ năm 2002, phong trào nuôi cá rô phi đang có xu hướng phát triển
mạnh, góp phần làm tăng nhanh sản lượng cá nuôi và tăng tỷ trọng xuất khẩu
thuỷ sản từ nuôi nước ngọt. Nuôi cá rô phi trong nước lợ là biện pháp giúp cải
tạo môi trường ao nuôi, đặc biệt là những vùng nuôi có nguy cơ ô nhiễm và
suy thoái cao (Phạm Anh Tuấn, 1998) [11]. Tuy nhiên, trên thực tế người sản
xuất đang dùng nhiều loài cá rô phi tạp giao có chất lượng thấp. Ở các tỉnh
miền Bắc nuôi cá rô phi còn ở mức độ phân tán, chưa tổ chức được vùng nuôi
tập trung, thiếu sự gắn kết giữa người nuôi cá và thị trường tiêu thụ, đặc biệt

là chưa kiểm soát được chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.

24
2.3. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu loài cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus).
2.3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên đàn cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus)
tại trung tâm giống thủy sản cấp I Bắc Giang, Phi Mô - Lạng Giang - Bắc Giang.
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
2.3.2.1. Địa điểm
Trung tâm giống thuỷ sản cấp I Bắc Giang, Phi Mô - Lạng Giang -
Bắc Giang.
2.3.2.2. Thời gian
Từ ngày 26/12/2011 đến 11/06/2012.
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Thực hiện quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính đực 21 ngày tuổi bằng
hormone 17α-Metyltestosterone.
- Thực hiện quy trình ương nuôi cá 21 ngày tuổi lên cá hương.
2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Các yếu tố môi trường
- Mức độ thành thục của cá
- Tỷ lệ thành thục của cá
- Tỷ lệ ghép cá bố mẹ
- Tỷ lệ đẻ
- Sức sinh sản cá bố mẹ
- Tỷ lệ nở
- Tỷ lệ sống

- Sinh trưởng của cá bột
- Tỷ lệ chuyển đổi giới tính

25
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính đực 21 ngày tuổi bằng hormone
17α- Metyltestosterone








Hình 2.3. Sơ đồ quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính đực 21 ngày tuổi

* Tuyển chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ
- Chuẩn bị ao
Ao nuôi vỗ cá bố mẹ được chuẩn bị theo tiêu chuẩn ngành: 28TCN - 64 – 79.
+ Ao cho cá bố mẹ sinh sản và thu trứng trực tiếp có mực nước sâu từ
0,8-1,0m.
+ Diện tích từ 500 - 800 m
2
.
+ Mật độ cá bố mẹ nuôi trong ao khoảng 2 - 4 con/m
2.
.
- Tuyển chọn cá bố mẹ

Cá bố mẹ đưa vào sinh sản tốt nhất nên chọn những con khoẻ mạnh,
không xây sát, trọng lượng từ 0,150 - 0,300 kg.
+ Chọn cá đực
Chọn những con phần phụ sinh dục là hình chóp nhọn, chỉ có hai lỗ đó
là: lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn. Màu sắc của thân hồng nhạt pha lẫn sáng
sẫm, các vây chẵn và vây đuôi có màu đỏ tươi.
+ Chọn cá cái
Chọn những con phần phụ sinh dục là hình bầu dục dẹt, có ba lỗ: lỗ
niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn. Màu sắc của thân xám nhạt, hậu môn có màu
vàng nhạt.
Tuyển
chọnCá bố
mẹ
Nuôi vỗ cá
bố mẹ
Chăm sóc cá cá
bố mẹsinh sản
Thu
trứngcá
Xử lý cá bột
bằng hormone
Ấp trứng

×