Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Điều tra, đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò và đưa ra một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò trong vụ đông tại xã tỏa tình huyện tuần giáo tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.69 KB, 54 trang )

1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
1.1.1.1. Tình hình chung
Tỏa Tình là xã vùng cao của huyện Tuần Giáo, cách trung tâm huỵện
Tuần Giáo 16 km, chủ yếu là đồi núi, phía Bắc giáp với xã Quài Cang, phía
Đông giáp xã Ta Ma, phía tây giáp xã Quài Tở, Tênh Phông, phía Nam giáp
xã Mường É - huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La. Xã toả tình nằm trên đỉnh
đèo Pha Đin với tổng cộng 7 bản có tổng diện tích tự nhiên khoảng trên
6.505,84 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 5.589,87 ha
- Đất phi nông nghiệp: 133,99 ha
- Đất chưa sử dụng: 781,798 ha
Xã Tỏa Tình có 2.025 người với 430 hộ. 100% người dân ở đây là
người H’Mông, Chủ yếu người dân ở đây sản xuất nông nghiệp vì vậy cuộc
sống còn gặp rất nhiều khó khăn, số hộ nghèo trong xã là 52 hộ chiếm 12,09%, hộ
cận nghèo 16 hộ chiếm 3,85%. Do địa hình phức tạp nên sự phân bố dân cư
không đồng đều, ở khu vực trung tâm xã dân cư tập trung đông hơn.
1.1.1.2. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp
Ngay từ đầu năm uỷ ban nhân dân xã đã có kế hoạch chỉ đạo nhân dân
ở các bản sớm bắt tay vào sản xuất vụ mùa cụ thể như sau:
Tổng diện tích gieo trồng: 935 ha. Trong đó:diện tích trồng lúa mùa là
45 ha, lúa nương là 380ha, diện tích trồng ngô 500 ha, cây lấy bột 30 ha, cây
sắn 20 ha, cây lạc là 2 ha, đậu tương 500 ha (đậu tương 2 vụ), trồng lạc là 3
ha. Đặc biệt từ năm 2008 trở về đây nhân dân xã Tỏa Tình xác định đưa ra các
loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: Năm 2009 - 2010 toàn xã có
19,4 ha cà phê đến năm 2011 có 20,4 ha tăng 10 ha, cây sơn trà (Táo mèo)
hiện nay có 20 ha đây là cây mũi nhọn có giái trị kinh tế cao đang được nhân
dân mở rộng trong nhưng năm tiềp theo.


1
2
Tổng sản lượng lương thưc có hạt năm 2011 đạt 1.961,4 tấn, đạt 97%
kế hoạch huyện giao, tăng so với năm 2010 là 2,5 tấn.
Lương thực bình quân đầu người năm 2011 đạt 450 kg/ người/ năm,
tăng so với năm 2010 là 50 kg/người/ năm. Thu nhập từ sản xuất lương thực
đã góp phần quan trọng trong viêc nâng cao đời sống nhân dân.
Quản lý số rừng hiện có là: 1.579,6 ha. Trong đó:
- Rừng tự nhiên: 1.290,6 ha
- Rừng trồng: 298,4 ha
Ngay từ đầu năm 2011 Bảo lâm xã phối hợp với kiểm lâm huyện xuống
các bản tuyên truyền cho nhân dân luật phòng cháy, chứa cháy rừng, tính đến
nay địa bàn xã không có vụ cháy rừng nào xảy ra, vì vậy độ che phủ rừng
được nâng lên 40,2%.
1.1.1.3. Tình hình sản xuất chăn nuôi Tỏa Tình
Do đặc điểm tự nhiên không có nhiều diện tích đồng cỏ nên trong năm
qua chính quyền xã đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo ban thú y xã tiêm
phòng đầy đủ cho đàn gia súc theo định kỳ, có biện pháp ngăn chặn kịp thời
khi có dịch bệnh xảy ra, do đó trong năm qua trên đia bàn xã không có ổ dịch
lớn xảy ra. Tổng đàn gia súc năm 2011 so với năm 2010 tăng như sau:
- Đàn trâu: Năm 2010 là 745 con, năm 2011 là 735 con, tốc độ tăng đàn
giảm 10%.
- Đàn bò: Năm 2010 là 438 con, năm 2011 là 515 con, tốc độ tăng đàn
tăng: 11,8%.
- Đàn dê: Năm 2010 là 144 con, năm 2011 là 152 con, tốc độ tăng đàn
tăng: 1.6%.
- Đàn lợn: Năm 2010 là 1.173 con, năm 2011 là 1.269 con, tốc độ tăng
đàn: 1,8%.
- Tổng đàn gia cầm: Năm 2010 là 8.368 con, năm 2011 là 9.852 con,
tốc độ tăng đàn tăng: 84,9%.

- Diện tích ao nuôi thả cá 19 ha,qua điều tra thực tế 23 ha tăng 4 ha.
2
3
Nhân dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên giá trị
trồng trọt và chăn nuôi trên một đơn vị canh tác tăng từ 8-15 triệu đồng trên
một đơn vị diện tích canh tác.
1.1.1.4. Mô tả phương thức chăn nuôi trâu bò tại Tỏa Tình
Tỏa Tình là xã vùng cao của huyện Tuần Giáo, nơi 100% dân số là
người H.Mông. Qua điều tra người dân về chăn nuôi bò trong xã cho thấy: địa
hình và cách thức nuôi dưỡng bò là tương đối giống nhau không có sự khác
biệt. các hộ sống tập trung chủ yếu thành các khu vực địa lý nhỏ (5 - 10 hộ).
Hầu hết các hộ đều có chăn nuôi bò từ 2 - 10 con tùy vào hộ gia đình. Chỉ một
số rất ít gia đình không có bò. Mục đích chăn nuôi để 1 con bò đực tốt cày
kéo, vì sản xuất nông nghiệp ở đây rất cần sức lao động của bò. Còn các con
khác với mục đích sinh sản và sản xuất thịt. Các hộ ở đây có truyền thống
chăn nuôi bò tốt, hộ cũng đã có ý thức chăm sóc và bảo vệ đàn bò của mình.
Một số gia đình ít nhiều đã có khu vực trồng cỏ để bổ sung cho bò, tuy nhiên
việc trồng có vẫn còn mới và chưa phổ biến. Hiện nay, do nhận thức được giá
trị của việc trồng cỏ chăn bò nên có rất nhiều hộ đã có ý định tăng thêm diện
tích trồng cỏ.
Cách thức nuôi dưỡng chủ yếu là chăn thả trong ngày tại khu vực đồi,
rừng của gia đình, hoặc khu vực bãi chăn của bản từ 7 - 8 h sáng đến 5 - 6 h
chiều, buổi tối bò được lùa về nhà để quản lý và có thể bổ sung thêm thức ăn
(Bò cày kéo, bò cái đẻ có thể được bổ sung 1 - 2 kg ngô bột/ngày, hoặc bổ
sung cỏ nếu có. Mùa đông thì được bổ sung thức ăn thô dự trữ như rơm, vỏ
bắp ngô, …). Bò đực được chăn dắt hàng ngày để tránh bị ngã núi do đánh
nhau và đi sang đồi nhà khác phá nương có thể bị chém. Bò cái và bê thì đa số
được thả vào rừng. Bò ở đây được tiêm phòng và quản lý thú y khá tốt. Tuy
nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn hay xảy ra (nhất là bệnh tụ huyết trùng và lở
mồm long móng) do ý thức người chăn nuôi chưa cao, chuồng trại tạm bợ,

các bệnh ký sinh trùng, bệnh đường tiêu hóa chưa được người dân quan tâm.
Mặc dù trong xã có thú y viên nhưng đa số các hộ đều tự mua thuốc về chữa
bệnh cho bò dựa vào triệu chứng của bệnh, như đau chân, đau bụng hay tiêu
chảy, … Chuồng trại ở đây chưa được quan tâm nhiều, đa số là có chuồng
riêng tuy nhiên rất sơ sài (nền đất, mái pro xi măng, không có vách). Người
3
4
dân cho biết, mùa đông ở đây thời tiết rất lạnh nhưng việc tránh rét cho bò
chưa đươc quan tâm đúng mức, không có vách che cho chuồng bò, ngoài ra
một số hộ gia đình canh tác trên nương ngô cách nhà 4 - 5 km tại các đỉnh
đồi, núi cao. Bò được nuôi hầu hết trên đồi, tại lán chăn nuôi, không có
chuồng trại mà chỉ có các lán che mưa gió tạm bợ, thậm chí là buộc ngoài
trời, khi có mưa hoặc rét quá thì mới cho vào gầm nhà tránh mưa rét. Ban
ngày bò được chăn thả tại các khu vực đồi, rừng gần nương ngô dưới sự giám
sát của các hộ. Buổi tối bò tự về hoặc được đưa về khu vực lán của gia đình
quản lý. Vì vậy số trâu bò bị chết do rét rất nhiều, gây thiệt hại lớn cho người
chăn nuôi, điển hình là năm 2011 toàn xã có 70 con trâu và bò bị chết rét.
1.1.1.5. Kết quả điều tra nông hộ chăn nuôi trâu bò
Nhóm điều tra đã tiến hành điều tra phỏng vấn 30 hộ dân thuộc bản Tỏa
Tình. Kết quả điều tra cho thất toàn bộ 30 hộ đều có trồng lúa và ngô. Trong
số các hộ được hỏi có 3 hộ có trồng sắn, 5 hộ có trồng đậu đỗ các loại, 7 hộ có
trồng cỏ voi cho gia súc (chiếm 23,33%). 14 hộ (46.7%) muốn trồng cỏ cho
bò, tuy nhiên các hộ đều cho biết họ gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng
diện tích trồng cỏ do thiếu đất và thiếu vốn đầu tư.
Kết quả điều tra về đàn gia súc của các hộ cho thấy trung bình mỗi hộ
nuôi 2.3 bò trưởng thành, 1.34 bê. 99% số bò được nuôi chủ yếu phục vụ mục
đích sinh sản. Bên cạnh đó 76% cũng được sử dụng với mục đích cày kéo.
22% số hộ được hỏi cho biết họ nuôi bò với mục đích để bán. Kết quả điều tra
cũng cho thấy 76% số bò được nuôi trong nông hộ là do bò của nhà sinh ra,
chỉ có 24% số bò là được mua từ các vùng lân cận.

Về công tác quản lý giống ở xã Tỏa Tình, kết quả điều tra cho thấy
100% số hộ được hỏi sử dụng phương pháp nhảy trực tiếp cho bò, các hộ dân
được hỏi cũng cho biết họ gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn giống bò.
Về phương thức ăn nuôi 100% số bò trong các hộ điều tra đều được chăn dắt
hàng ngày với khoảng cách từ nhà đến bãi chăn khoảng 1 - 5 km. có 15 trong
số 30 hộ được hỏi cho biết họ thiếu thức ăn xanh cho bò, 28 hộ cho biết họ
thiếu các kiến thức cần thiết trong việc tìm ra giải pháp phòng chống rét cho
bò trong vụ đông.
4
5
Kết quả nghiên cứu về chuồng trại cho bò cũng cho thấy 30/30 số hộ
được hỏi có chuồng làm bằng gỗ cho bò, một số hộ có mái chuồng kiên cố
bằng tấm lợp kim loại, còn lại mái chuồng làm chủ yếu bằng rơm. Tuy nhiên
một số hộ chuồng trại còn rất thô sơ, nền đất, chưa có vách che chống rét cho
trâu bò gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của vật nuôi.
Về thức ăn và nuôi dưỡng bò ở xã Tỏa Tình, bò ở đây chủ yếu dựa vào nguồn
thức ăn tự nhiên sẵn có. Có 7 hộ dân đã trồng thêm cỏ voi để cung cấp thêm
cho bò từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, 11 hộ dân cung cấp thêm thức ăn cho
bò bằng rơm khô hoặc lá cây ngô. Chỉ có 7 (23.3%) hộ dân được hỏi có dự trữ
rơm cho bò trong giai đoạn thiếu thức ăn.
Qua điều tra các hộ dân ở Tỏa Tình cũng cho biết họ có được tiếp cận
với các dịch vụ thú y, tuy nhiên thuốc thú y tương đối thiếu ở đây. Người dân
cũng cho biết họ thiếu các kiến thức về phòng bệnh cho đàn bò do vậy một
khi dịch bệnh bùng phát sẽ rất khó kiểm soát. Người dân Tỏa Tình cho biết họ
chưa từng tham dự một lớp tập huấn nào, và khi được hỏi thì người dân ở đây
đều mong muốn được đào tạo và tập huấn về các kiến thức chăn nuôi.
Hình 1. Diễn biến Lượng
thức ăn xanh trong năm
tại xã
Dựa trên các kết quả

thu thập được trong quá
trình điều tra tại xã Tỏa
Tình, tôi có một số kết
luận chủ yếu sau đây:
Mục đích chăn nuôi
bò của người dân chủ yếu
là để cày kéo và sinh sản, một số hộ đã bắt đầu chăn nuôi bò thịt để bán. Tuy
nhiên bò ở đây chủ yếu được chăn thả theo phương thức truyền thống. Tình
trạng dịch bệnh và thời tiết khí hậu, tình trạng thiếu thức ăn là nguyên nhân
chủ yếu làm bò chết tại địa phương.
5
6
Dịch vụ thú y tại địa phương còn nhiều hạn chế, tình trạng thiếu thuốc thú y
và vaccine phòng bệnh làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Các hộ dân đều mong muốn được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi nhằm
mở rộng sản xuất.
Tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt ở xã Tỏa Tình là tương đối lớn
do các hộ dân ở đây đều có ý khả năng và sẵng sàng mở rộng diện tích trồng
cỏ cho bò. Người dân ở đây đều trồng trọt do vậy lượng phế phụ phẩm trồng
trọt như rơm, lá và thân sắn, thân và lá ngô làm thức ăn cho bò tương đối dồi
dào. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít thách thức đối với người dân trong
việc mở rộng sản xuất như kiến thức của người dân về chăn nuôi còn hạn chế,
điều kiện tự nhiên đặc biệt là vào mùa đông thời tiết giá rét là điều kiện bất lợi
cho bò và cây cỏ phát triển. Tỏa Tình là Xã 135 có 100% vaccine được hỗ trợ,
hàng năm huyện đều có kinh phí để tổ chức tập huấn.
1.1.2. Đánh giá chung
1.1.2.1. Thuận lợi
Tỏa Tình là xã vùng cao của huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên, trong quá
trình xây dựng và phát triển có nhiều lợi thế về tự nhiên cũng như xã hội.
Nhờ có chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là chính sách

xóa đói giảm nghèo cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn.
Có sự quan tâm lãnh đạo của huyện ủy, HĐND - UBND và các phòng ban,
đoàn thể của huyện, Đảng bộ và nhân đân đoàn kết, cần cù trong lao động sản
xuất. Có đường quốc lộ 6A đi qua địa bàn xã, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại
và giao lưu hàng hóa của nhân dân.
Đất đai rất phù hợp với cây ngô, cây lúa nên ngô và lúa là thế mạnh
của vùng. Hiện nay nhân dân trồng thêm cây sắn, đậu tương, lạc cũng đem
lại thu nhập cao, năng suất tốt cho bà con. Ngoài ra những cây công nghiệp
có giá trị kinh tế cao như sơn tra, café cũng đang được người dân chú trọng
phát triển.
Chăn nuôi cũng được xác định là một lợi thế của vùng nên đã thường
xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi
6
7
đàn gia súc, gia cầm, nuôi cá; tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác phòng
chống dịch bệnh, chống rét, khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm.
Đảm bảo sinh trưởng phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả.
1.1.2.2. Khó khăn
Tỏa Tình la xã vùng cao nên còn gặp nhiều khó khăn. Địa hình là đồi
núi cao, suối sâu, độ dốc lớn, đường xá liên bản đi lại khó khăn cách trở, nhất
là về mùa mưa. Trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều; nền kinh tế xã hội
chậm phát triển. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn
thiếu thốn. Diễn biến thời tiết khí hậu bất lợi tạo điều kiện cho dịch bệnh sinh
sôi nảy nở. Giống vật nuôi bản địa có năng suất chưa cao.
Phương thức chăn nuôi về cơ bản vẫn nhỏ lẻ, phân tán trong các nông
hộ, hình thức chăn nuôi truyền thống còn phổ biến; hiệu quả chăn nuôi còn
thấp, năng suất thấp.
Chưa chủ động sản xuất thức ăn công nghiệp tại chỗ; thiếu vốn cho sản
xuất, thiếu cơ sở sản xuất giống vật nuôi quy mô lớn cung cấp con giống cho
nhu cầu sản xuất của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi mới

được tập trung vào đại gia súc, chăn nuôi lợn và một số con khác vẫn còn
lúng túng trong quản lý.
Việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn
nuôi còn chậm và manh mún.
Hoạt động thú y chưa thực sự hiệu quả vì nhận thức của người dân
chưa cao cũng như điều kiện về giao thông, đi lại khó khăn. Công tác tuyên
truyền triển khai chưa sâu rộng đến tận người chăn nuôi.
1.1.2.3. Phương hướng sản xuất
Trong thời gian gần đây, phương hướng sản xuất của toàn xã là cố gắng
khai thác tối đa mọi nguồn lực để có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm vì đây cũng đã được xác
định là thế mạnh của vùng. Khai thác lợi thế của tự nhiên, tận dụng các khe
suối có nước quanh năm để phát triển chăn nuôi.
7
8
Công tác thú y phải được chú trọng hơn, nhất là công tác tiêm phòng
đúng định kỳ, tăng cường công tác theo dõi và kiểm soát dịch bệnh và ngăn
chặn kịp thời các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng trên đàn bò.
Tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cỏ thâm canh, chế biến, dự trữ
thức ăn nhằm giải quyết thức ăn trong mùa khô. Các hộ nuôi bò dành diện
tích đất thích hợp để trồng thâm canh các loại cỏ như cỏ voi cung cấp thêm
thức ăn cho trâu, bò.
Tiếp tục làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng khoanh nuôi.
Phát huy thế mạnh vốn có của vùng, đó là cây ngô, cây lúa đồng thời
tăng cường phát huy tiềm năng của việc trồng cây sắn, cây sơn tra, cây café…
vì đây là loại cây mới được trồng và được đánh giá là cho năng suất cao.
Khuyến khích phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế để nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh, giữ
vững chính trị trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế xã

hộ phát triển đúng hướng.
1.2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập, chúng tôi có triển khai một số công tác về
chăn nuôi và thú y mà khi trên ghế nhà trường, tôi đã được học và thực hành
qua những đợt thực tế. Cùng với đó, chúng tôi có tham gia dự án "Khắc phục
các trở ngại về kỹ thuật và thị trường để chăn nuôi bò thịt có lãi tại vùng Tây
Bắc Việt Nam". Cụ thể của những công tác đó như sau:
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi
Phỏng vấn, điều tra các thông tin về hệ thống chăn nuôi từ các hộ
chăn nuôi.
Hướng dẫn bà con áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến phù hợp với
điều kiện kinh tế của địa phương và của mỗi hộ gia đình, nhằm đạt hiệu quả
kinh tế cao.
8
9
Vận động nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh, định kỳ tiêm phòng
dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Khuyến khích bà con tăng thêm diện tích trồng cỏ để chăn nuôi trâu bò
có hiệu quả.
Tuyên truyền những tiến bộ khoa học và công nghệ mới cho nông dân
và áp dụng vào địa phương.
1.2.1.2. Công tác thú y
Tham gia tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi.
Chẩn đoán, điều trị bệnh cho vật nuôi.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Tự giác tuân thủ nội quy, quy định của khoa, nhà trường, xã Tỏa Tình
trong thời gian thực tập.
Tuân thủ yêu cầu kỹ thuật để thực hiện tốt chuyên đề một cách
nghiêm túc.

Bám sát địa bàn thực tập, không ngại khó khăn gian khổ, trung thực với
công việc.
Mạnh dạn bắt tay vào công việc thực tế, không ngừng học hỏi kinh
nghiệm của nhân dân và các cán bộ thú y cơ sở, qua đó bổ sung kiến thức cho
cá nhân.
Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến chăn nuôi và thú y để bổ sung kiến
thức phục vụ cho thực tế.
Nắm vững chủ trương, kế hoạch, lịch tiêm phòng hàng năm của vùng
và kết hợp với UBND xã cùng phòng Nông nghiệp và Trạm thú y cơ sở để
tham gia kế hoạch tiêm phòng.
Tìm hiểu tình hình dịch bệnh, qua đó rút ra kinh nghiệm để hướng
dẫn bà con cách phòng chống các bệnh hay xảy ra. Cùng cán bộ thú y tham
gia chữa bệnh cho vật nuôi, vừa tuyên truyền những thành tựu của khoa
học kỹ thuật, vừa học hỏi kinh nghiệm từ chính những người dân để nâng
cao hiểu biết.
9
10
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
Trong thời gian thực tập, tôi thấy rằng công tác chăn nuôi ở đây chưa
được chú trọng. Chăn nuôi trâu bò chủ yếu theo hình thức bán chăn thả. Hằng
ngày, trâu bò được thả vào rừng cho ăn, tối lại tự xuống đường và được lùa
về. Vì vậy, việc theo dõi trâu bò động dục ít được quan tâm, việc chăn nuôi
trâu bò chửa còn hạn chế. Cũng từ đó khiến cho tỷ lệ đẻ của trâu bò hàng năm
còn thấp và trọng lượng sơ sinh của trâu bò thấp, chất lượng trâu bò giống
không cao. Chuồng trại sơ sài, không đảm bảo cho việc chống rét cho đàn gia
súc. Đa số các hộ chỉ có chuồng đơn giản với nền đất, mái lợp pro xi măng và
không có vách che chống rét. Các hộ còn lại là buộc trâu, bò ngoài trời hoặc
buộc ở gầm sàn nhà.
Mặc dù diện tích đất đai khá nhiều nhưng mọi người chưa biết tận

dụng trồng thêm cỏ để chăn nuôi nên về mùa khô thì trâu, bò thường bị
thiếu thức ăn.
Chăn nuôi lợn cũng còn nhiều hạn chế. Đàn lợn ở đây chủ yếu là lợn
bản, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi theo hình thức thả rông. Một số hộ
có chuồng riêng nhưng không đảm bảo yêu cầu cho chăn nuôi.
Gia cầm cũng chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ các giống gà địa phương, hằng
năm không được tiêm phòng nên mỗi khi xảy ra dịch bệnh lại chết hàng loạt.
Thấy được những hạn chế này trong chăn nuôi nên chúng tôi đã tuyên
truyền, vận động bà con chú ý hơn đến công tác chăn nuôi, chăm sóc cho vật
nuôi, đặc biệt là đại gia súc. Vận động bà con làm chuồng trại tránh mưa,
tránh rét cho trâu, bò. Bổ sung thêm thức ăn hàng ngày cho vật nuôi để nâng
cao chất lượng chăn nuôi. Mùa khô ở đây thường thiếu thức ăn nên chúng tôi
hướng dẫn bà con nên tận dụng các phụ phẩm trồng trọt để dự trữ, ủ thức ăn
để bổ sung dinh dưỡng và dự trữ thức ăn. Đồng thời bổ sung các loại thức ăn
như bột cá, các loại khoáng và vitamin để tăng sức đề kháng trong chăn nuôi.
10
11
Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn bà con cách vệ sinh chuồng trại để phòng
bệnh cho vật nuôi.
Nhận thấy đất đai ở đây khá nhiều, một số hộ chăn nuôi đã có trồng cỏ
voi để cung cấp thêm cho chăn nuôi trâu bò, cung cấp một lượng thức ăn
không nhỏ cho chúng, đặc biệt là vào mùa khô thiếu thức ăn nên chúng tôi đã
vận động bà con tăng thêm diện tích trồng cỏ, những hộ nào chưa trồng thì
nên trồng cỏ. Qua lời tư vấn của chúng tôi và nhận thấy lợi ích thực tế của
những hộ đã trồng cỏ, rất nhiều hộ đã quyết định trồng thêm cỏ voi để chăn
nuôi trâu bò.
1.2.3.2. Công tác thú y
Với phương châm “phòng bệnh là chính”, để phòng chống dịch bệnh cho
đà gia súc, chúng tôi đã cùng với thú y cơ sở kết hợp với chính quyền địa
phương tổ chức tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc vụ Đông năm 2011. Các loại

vaccine được sử dụng là vaccine lở mồm long móng và tụ huyết trùng cho trâu
bò, lợn.
Cùng với công tác phòng bệnh, công tác chẩn đoán và chữa bệnh cho vật
nuôi cũng được tiến hành thường xuyên vì đây chính là công việc rất quan
trọng và cần thiết của người làm công tác thú y. Được sự bảo ban, hướng dẫn
tận tình của cán bộ thú y xã và sự tin tưởng của nhân dân trong xã, tôi đã có cơ
hội làm việc và nâng cao tay nghề cũng như kiến thức thực tế. Trong thời gian
thực tập, chúng tôi đã tiến hành tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho một số
gia súc sau:
* Bệnh ở trâu, bò
- Bệnh tụ huyết trùng: Trong thời gian thực tập, chúng tôi gặp một số
trường hợp trâu, bò bị ốm. Qua kiểm tra lâm sàng và hỏi thăm qua chủ nhà,
thấy được trâu, bò có biểu hiện bỏ ăn, ngừng nhai lại, chướng hơi dạ cỏ, dãi
chảy ra nhiều, thân nhiệt cao; có trường hợp gia súc mắt đỏ ngầu, hầu sưng to.
Nước tiểu có màu đỏ hơi vàng, mùi khai đặc biệt. Từ những triệu chứng trên,
chúng tôi chẩn đoán trâu, bò bị tụ huyết trùng và điều trị theo phác đồ sau:
11
12
Streptomycine 10.000UI/kg TT
Bcomplex 10ml/con
Tiêm bắp liên tục trong 3 ngày
Kết hợp vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho gia súc và chăm sóc cẩn thận,
sau 3 ngày trâu, bò ăn được và hồi phục dần.
- Bệnh ghẻ ở trâu, bò
Bệnh ghẻ là bệnh khá phổ biến ở trâu, bò, bệnh gây ngứa khiến con
vật luôn cọ xát da vào tường và các gốc cây, tạo ra các vết xây xát trên da,
làm rụng lông. Trên da nổi mụn đỏ từng đám, mọng nước, tập trung ở những
chỗ da mềm như rìa tai, nách, bẹn, quanh vú. Bệnh nặng, các đám da mẩn đỏ
có ở hầu hết trên mặt da. Chỗ da ghẻ bị sần sùi và rụng trụi lông. Trong quá
trình đi lấy mẫu phân để thực hiện đề tài chúng tôi đã phát hiện một số trâu

bò bị bệnh và dùng biện pháp tổng hợp để điều trị bệnh.
+ Tắm chải sạch sẽ, cọ sạch các vảy ghẻ, để ráo nước, bôi mỡ ghẻ vào
chỗ da ghẻ, cách một ngày bôi một lần.
+ Tiêm Vimectin: 1ml/ 15kg thể trọng để diệt cái ghẻ
+ Tiêm Penstrep - suspension 1ml/20kg hoặc Marbovitryl 1ml/10kg thể
trọng để phòng nhiễm trùng da
+ Dọn vệ sinh chuồng trại để phòng bệnh tái phát.
- Bệnh giun đũa bê nghé: mùa đông là mùa sinh sản của trâu bò, có rất
nhiều bê nghé được sinh ra nhưng do đặc tính chăn thả và thiếu sự quan tâm
của người chăn nuôi nên trâu bò ít khi được tẩy giun sán định kỳ. Vì vậy, có
nhiều bê nghé bị nhiễm giun, đặc biệt là bệnh giun đũa. Thấy người dân thắc
mắc vì bê nghé gầy, chậm lớn và bị ỉa chảy, tuy đã uống thuốc tiêu chảy mà
không khỏi. Chúng tôi đã đến quan sát và thấy các triệu chứng: bê nghé gầy,
lông xù, lưng cong, thân nhiệt cao, đi lại chậm chạp, đặc biệt là phân có màu
trắng, thối khắm.
12
13
Sau khi đã xác định con vật bị giun đũa, chúng tôi đã cho uống thuốc
Mebendazol 10% liều 150mg/kg TT để tẩy giun. Nhắc nhở chủ hộ tăng cường
chăm sóc trâu bò mẹ để tăng lượng sữa cho con bú.
- Ngộ độc sắn: tháng 12 là thời gian thu hoạch sắn của bà con nên có rất
nhiều sắn tươi cho trâu bò ăn. Nhưng vì không nắm rõ được tác hại khi cho gia
súc ăn sắn tươi nên bà con chủ quan khiến cho nhiều trường hợp gia súc ngộ
độc khi ăn sắn. Triệu chứng của gia súc khi bị ngộ độc sắn là: toàn thân run rẩy,
đi loạng choạng, có cảm giác bồn chồn không yên, không nhai lại, nước dãi
chảy ra, chướng hơi, phân nhão có lẫn ít máu. Đặc biệt khi nghe chủ nhà nói
cho ăn sắn tươi với lượng khá nhiều, chúng tôi kết luận trâu bị ngộ độc sắn và
sử dụng phác đồ điều trị như sau;
Atropin 0,1% 4ml/con
Xanh metylen 1% 1ml/10kg TT

Cafein - Natribenzoate 20% 10ml/con
Vitamin C 5% 30ml/con
Các loại trên tiêm dưới da, sau khoảng 4 giờ thấy con vật tỉnh táo, nhanh
nhẹn hơn. Tuy nhiên, con vật vẫn còn yếu nên chúng tôi nhắc nhở bà con cần
phải chú ý chăm sóc tốt hơn để gia súc nhanh hồi phục.
- Bệnh sán lá gan và sán lá dạ cỏ: trong quá trình thực hiện đề tài, chúng
tôi phát hiện trứng sán lá dạ cỏ và sán lá gan trong phân của một số trâu bò.
Xác định được bệnh, chúng tôi đã dùng thuốc Benzimidazole cho trâu bò bị sán
lá dạ cỏ với liều 12mg/kg TT, cho uống. Còn với bệnh sán lá gan, chúng tôi
dùng các loại thuốc Han - Dertil- B, Fasciolid 25%, Fasinex với liều lượng
như đã quy định trong đề tài.
* Bệnh ở lợn
Bệnh giun đũa lợn: Đây là bệnh điển hình của lợn địa phương này, vì lợn
hầu hết được thả rông cho ăn linh tinh, uống nước bẩn rất mất vệ sinh. Mọi
người cho biết là lợn rất chậm lớn mặc dù cho ăn nhiều. Theo quan sát, chúng
tôi thấy lợn gầy còm, da khô, lông dựng lên. Theo kinh nghiệm của thú y địa
13
14
phương và kiến thức đã học, chúng tôi kết luận: lợn bị nhiễm giun. Chúng tôi
dùng thuốc Levamisol dung dịch 7,5% liều 1ml/10kg TT tiêm bắp cho lợn. Kết
quả ngày hôm sau kiểm tra phân lợn thấy có giun đũa.
Ngoài ra tôi còn tham gia vào một số công tác khác như: Đỡ đẻ và cắt
nanh cho lợn con, tiêm Dextran - Fe cho lợn con sau khi sinh, thiến lợn đực.
Sau đây là bảng kết quả công tác phục vụ sản xuất của tôi trong quá trình
thực tập:
Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc
Số lượng
gia súc,
gia cầm

(con)
Kết quả
Số lượng
(con)
Tỷ lệ (%)
1. Tiêm phòng An toàn
Vaccine tụ huyết trùng trâu 742 742 100
Vaccine lở mồm long móng trâu 742 742 100
Vaccine tụ huyết trùng bò 425 425 100
Vaccine lở mồm long móng bò 425 425 100
2. Ðiều trị bệnh Khỏi
Bệnh tụ huyết trùng ở bò 4 4 100
Bệnh lợn con phân trắng 11 9 81,8
Bệnh phó thương hàn ở lợn 5 3 60
3. Các công tác khác An toàn
Thiến lợn đực 7 7 100
Ðỡ đẻ và bấm nanh cho lợn 12 12 100
Tiêm Dextran – Fe cho lợn con
12 12 100
Bảng trên là kết quả đã đạt được của tôi trong quá trình phục vụ sản
xuất tại địa phương. Qua bảng này, tôi có một số nhận xét sau:
14
15
Tình hình chăn nuôi ở đây vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên bệnh
dịch xảy ra nhiều. Đa số bà con nhận thức được giá trị kinh tế của đàn trâu bò
nên đã có ý thức trong việc tiêm phòng nhưng vẫn chưa triệt để.
Đàn lợn địa phương còn thả rông nhiều nên rất khó để tiêm phòng, vì
vậy kết quả tiêm phòng trên đàn lợn rất thấp. Do điều kiện đi lại rất khó khăn
nên tôi chỉ được tham gia tiêm phòng ở 6/7 bản, Có bản ở xa và đi lại khó
khăn thì việc tiêm phòng còn gặp rất khó khăn và hạn chế.

Mặc dù còn nhiều hạn chế, song tôi đã cố gắng vận dụng những kiến
thức đã học, kết hợp tham khảo tài liệu chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm
của những người đi trước nên tay nghề của tôi cũng được tăng lên và cũng rút
ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Có được những kết quả
như vậy là nhờ có sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô
giáo trong khoa, sự giúp đỡ của cán bộ thú y xã, trạm thú y huyện Tuần Giáo
và sự tin tưởng của bà con trong xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
đợt thực tập này.
1.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập, tôi thấy tình hình chăn nuôi và thú y của địa
phương vẫn còn nhiều hạn chế mặc dù theo tôi được biết là trong những năm
gần đây, tập quán chăn nuôi đã được cải thiện nhiều so với trước. Đa số bà
con vẫn còn chăn nuôi kiểu tự nhiên, chưa thực sự chú trọng nhiều đến lợi ích
kinh tế từ việc chăn nuôi. Trâu bò được chăn nuôi theo phương thức bán chăn
thả, lợn cũng được thả rông, dê cũng thả cho tự kiếm ăn. Tuy nhiên, bà con
cũng đã biết dự trữ thức ăn cho mùa đông, trồng cỏ bổ sung cho trâu bò dù số
lượng vẫn còn hạn chế.
Tình hình dịch bệnh cũng diễn biến phức tạp do người dân không chủ
động trong việc phòng chống bệnh. Mặc dù có chương trình hỗ trợ tiêm
phòng định kỳ hằng năm cho gia súc nhưng ý thức và nhận thức của người
15
16
dân chưa cao, thêm nữa là do địa hình phức tạp, đi lại rất khó khăn nên việc
tiêm phòng chưa được triệt để.
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Phan Đình Thắm và
các thầy cô trong khoa, sự giúp đỡ của UBND xã Tỏa Tình, trạm thú y huyện
Tuần Giáo, phòng Nông Nghiệp huyện Tuần Giáo, cán bộ thú y xã và sự tin
tưởng của nhân dân trong xã, tôi đã có cơ hội được áp dụng những kiến thức
đã được học vào thực tế sản xuất. Cùng với sự nhiệt tình, hăng hái học hỏi

kinh nghiệm và niềm vui khi mang kiến thức phục vụ sản xuất, tôi đã tìm hiểu
tình hình dịch bệnh tại địa phương, tham gia tiêm phòng, điều trị bệnh cho vật
nuôi, hướng dẫn bà con thực hiện vệ sinh để phòng bệnh, khuyến khích bà
con trồng thêm cỏ để chăn nuôi trâu bò hiệu quả, vận động bà con chú trọng
hơn nữa vào chăn nuôi, xóa bỏ phương thức chăn nuôi lạc hậu để đạt hiệu quả
tốt hơn trong chăn nuôi, … Cũng nhờ thời gian thực tập này, tôi đã tích lũy
cho bản thân rất nhiều kinh nghiệm quý báu, mở rộng được tầm nhìn, nâng
cao tay nghề và thấy yêu nghề hơn.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, tay nghề còn non kém, giải
quyết công việc chưa được tốt, nhưng có học thì mới biết, có làm thì mới có
kinh nghiệm. Dù có học bao nhiêu cũng vẫn chưa đủ, vì vậy tôi sẽ vẫn không
ngừng học hỏi. Và tôi tin rằng đợt thực tập này đã giúp tôi có thêm nhiều hiểu
biết và thật nhiều kinh nghiệm quý.
1.3.2. Kiến nghị
Qua tìm hiểu và nhận thấy những hạn chế trong sản xuất chăn nuôi tại
địa phương, tôi có một số đề nghị sau:
Công tác vệ sinh, tiêm phòng cho đàn gia súc chưa được triệt để vì
vậy dịch bệnh vẫn xảy ra gây thiệt hại về kinh tế, vì vậy xã cần thường
xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho bà con
nông dân, nâng cao nhận thức của bà con về lợi ích của việc tiêm phòng
bệnh cho vật nuôi.
16
17
Mạng lưới thú y xã hoạt động chưa có hiệu quả nên cần được bồi
dưỡng, đào tạo nhiều hơn nữa.
Tuyên truyền, vận động cho bà con thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh,
thay đổi phương thức chăn nuôi để đạt hiệu quả cao, để chăn nuôi thực sự là
thế mạnh của vùng.
Khuyến khích bà con trồng thêm cỏ để việc chăn nuôi trâu được bò tốt
hơn vì ai cũng đã nhận thức được giá trị kinh tế của trâu, bò nên hiện nay trâu,

bò đang được gia tăng về số lượng, trong khi đó thức ăn cho chúng lại không
đủ và đặc biệt là tình trạng thiếu thức ăn mùa khô.
Vận động bà con đầu tư chuồng trại tốt hơn cho trâu, bò, vừa để thuận
lợi trong việc vệ sinh chuồng trại, vừa để tránh mưa rét cho chúng, giúp giảm
thiệt hại về bệnh tật cũng như chết rét.
17
18
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò và đưa ra
một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò trong vụ Đông tại xã Tỏa Tình
huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên”
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành
nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể
thiếu đối với nhu cầu đời sống của con người. Nhà nước ta hiện nay đã có
những chủ trương nhằm phát triển ngành chăn nuôi cả về chất lượng và số
lượng để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu.
Chăn nuôi bò không những cung cấp lương thực, thực phẩm (thịt, sữa)
lớn cho con người mà còn là nguồn cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành
trồng trọt và cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp nhẹ. Do vậy
chăn nuôi bò luôn được quan tâm chú trọng. Tuy nhiên sự phát triển của
ngành chăn nuôi còn nhiều hạn chế, quy mô nhỏ chưa tương xứng với tiềm
năng nên chăn nuôi chưa thể chở thành ngành sản xuất chính. Đặc biệt ở miền
núi nơi các dân tộc ít người sinh sống, chăn nuôi chỉ là tự cung, tự cấp, chăn
thả theo phương thức quảng canh. Giống vật nuôi chủ yếu lầ giống địa
phương có tầm vóc nhỏ, sức sản xuất thấp,sinh trưởng phát triển chậm, công
tác thú y chưa được thực hiện triệt để nên bệnh dịch vẫn thường xuyên xảy ra
làm thiệt hại không nhỏ đến ngành chăn nuôi.

Để tiến hành công tác giống có kết quả tôi tiến hành điều tra, đánh giá
một số đặc điểm về khả năng sinh trưởng và phát triển của bò, làm cơ sở cho
việc chọn giống nhằm nâng cao chất lượng đàn bò địa phương. với mục đó tôi
tiến hành chuyên đề: “ Điều tra, đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò và đưa
ra một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò trong vụ Đông tại xã Tỏa Tình,
huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”.
18
19
2.1.1. Mục đích đề tài
- Điều tra, đánh giá tình hình phát trển chăn nuôi bò ở xã Tỏa Tình
huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.
- Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển của bò ở
địa phương.
- Đánh giá tình hình dịch bệnh và công tác phòng trị đối với bò ở
địa phương.
2.1.2. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Kết quả của đề tài là những
thông tin khoa học bổ sung và làm sáng tỏ hơn nhũng yếu tố liên quan đến
khả năng sinh sản, sinh trưởng, phát triển của bò ở địa phương.
- Ý nghĩa thực tiễn: Xác định được khả năng sinh sản, sinh trưởng và
phát triển của bò ở địa phương. Qua đó giúp người dân có phương thức chăn
nuôi phù hợp để nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển đàn bò.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở lý luận
2.2.1.1. Cơ sở nhân giống gia súc
Khi tìm hiểu về các giống gia súc, người ta phải biết cơ cấu tổ chức của
các giống và khái niệm về tổ chức đó. Nếu trước đây khoa học chọn giống chỉ
chú trọng nhiều đến chọn lọc cá thể và ghép đôi giao phối thì gần đây, do việc
áp dụng phương pháp thống kê sinh vật học và di truyền học quần thể, việc
chọn lọc đã được tiến hành trên các cơ sở quần thể. Điều đó phù hợp với việc

sử dụng các ưu thế lai, sinh học cận huyết, khả năng phối hợp tạo giống thuần
chủng từ những giống sẵn có, đẩy mạnh tốc độ tạo giống và hiệu quả của việc
tạo giống.
Như đã nói ở trên, nhân giống gia súc là ngoài việc chọn lọc cá thể ra
còn cần phải tiếp xúc với quần thể với số lượng khác nhau như: giống, dòng,
đàn, bầy, và hiểu theo nghĩa hẹp thì nhân giống có nghĩa là thay đổi quần thể
về mặt di truyền của nó một cách có kế hoạch, theo một hướng phù hợp với
yêu cầu đặt ra. Sự thay đổi có khi bao quát được cả phạm vi một giống, có khi
chỉ thay đổi hẹp ở một nhóm của đàn.
19
20
Để tiến hành nhân giống trong phạm vi nào đó, người ta phải nắm chắc
được các đặc điểm của phẩm giống của đàn gia súc. Để nắm được các đặc
điểm về phẩm giống làm cơ sở cho việc nhân giống, người ta phải tiến hành
điều tra nghiên cứu các chỉ tiêu biểu thị giá trị phẩm giống của đàn gia súc đó
(Trần Đình Miên - 1975)[8].
2.2.1.2. Sự di truyền các tính trạng năng suất vật nuôi
Theo Nguyễn Văn Thiện - 1995 [12], các tính trạng của vật nuôi được
chia làm 2 loại: tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
Trong chăn nuôi người ta quan tâm nhiều đến tính trạng số lượng vì nó
quyết định năng suất.
Tính trạng số lượng là tính trạng do nhiều gen quy định. Kiểu hình
(Phenotype-P) của cá thể do kiểu gen (Genotype-G) và môi trường
(Envivonment-E) tạo nên.
P = G + E
Để nâng cao giá trị kiểu hình hay nói cách khác là để nâng cao năng
suất vật nuôi phải tác động vào 2 mặt. Một mặt tác động về di truyền thông
qua công tác lai tạo và chọn lọc, mặt khác cải thiện điều kiện môi trường cho
phù hợp. Đó chính là biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý.
Để đánh giá tính trạng số lượng, người ta sử dụng các tham số thống kê

như: số trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, hệ số biến dị, sai số trung bình.
2.2.1.3. Quá trình sinh trưởng và phát dục
* Khái niêm về sinh trưởng và phát dục
- Khái niệm sinh trưởng: Khi còn là hợp tử có khối lượng rất nhỏ, khi
trưởng thành ta thấy có sự biến đổi về phương diện khối lượng. Sự biến đổi
này gọi là sự tăng trưởng hay sự sinh trưởng và được định nghĩa như sau.
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng
lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn
bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước. “Thực chất
của sinh trưởng là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể”.
Trong phần lớn cuộc đời của con vật, những chất bên ngoài được
chuyển dần thành những chất bên trong cơ thể do quá trình đồng hóa, về cuối
đời dị hóa mạnh hơn đồng hóa nên khối lượng cơ thể, năng xuất sản xuất…
20
21
giảm. Trong thực tế sản xuất, giai đoạn sau này chỉ sảy ra ở những vật nuôi
mà con người nuôi không phải với mục đích lợi ích vật chất như chó mèo…
Trong sự sinh trưởng, ta phân biệt ba hướng chính: khối lượng, thể tích
và các chiều thẳng. (Dương Mạnh Hùng, 2008)[5]
Trong công tác giống, nhân giống và chọn giống tính trạng này luôn
được nghiên cứu.
- Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa
làm tăng chiều cao, chiều dài, chiều rộng, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ
cơ thể con vật. Đó là sự tích lũy protein trên cơ sở di truyền của đời trước.
Theo Gartner - 1992, quá trình sinh trưởng được xem như là kết quả
của sự phân chia tế bào, làm tăng số lượng và thể tích của tế bào.
Sinh trưởng được tính từ khi trứng được thụ tinh để trở thành hợp tử
cho đến khi trưởng thành.
- Nghiên cứu sự sinh trưởng không thể không nói đến sự phát dục.
Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng, tức là sự thay đổi, tăng thêm và

hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể gia
súc. nhờ vậy vật nuôi hoàn thiện được các chức năng của cơ thể sống.
Khi nói đến phát dục ta hay nghĩ đến sự thay đổi của hệ sinh dục. Thực
ra là sự thay đổi chức năng của mọi bộ phận trong cơ thể vật nuôi. từ khi là
hợp tử đến giai đoạn phân chia tế bào, hình thành các cơ quan chức năng
trong giai đoạn bào thai, đến khi con vật được sinh ra và lớn lên, thì các cơ
qua mới phát triển đảm nhận vai trò của nó. Đó là sự phát dục. (Dương Mạnh
Hùng, 2008)
Hai quá trình sinh trưởng và phát dục là hai mặt của một quá trình có
sự tương quan và phụ thuộc lẫn nhau, không tách rời nhau.
* Những quy luật chung về sinh trưởng và phát dục
Muốn đánh giá đúng đắn sự phát triển của vật nuôi, cần phải nắm được
các quy luật chung về sự sinh trưởng và phát dục của chúng. Quá trình sinh
trưởng và phát dục thường tuân theo 3 quy luật chính, đó là:
21
22
+ Quy luật phát triển theo giai đoạn
Quá trình sinh trưởng của cơ thể được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn bào thai: Từ khi hình thành hợp tử đến khi sinh ra, được chia
thành thời kỳ phôi và thời kỳ bào thai.
Thời kỳ phôi được tính từ khi trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành
hợp tử cho đến lúc hình thành bào thai. Thời kỳ này ở trâu, bò là 60 ngày.
Thời kỳ bào thai là thời gian kể từ lúc hình thành bào thai đến lúc đẻ.
Bào thai được nuôi dưỡng bằng các chất dinh dưỡng qua máu mẹ. Thời kỳ
này ở trâu, bò là 220 – 230 ngày. Ở thời kỳ bào thai, đặc biệt là giai đoạn cuối
cùng khi gần đẻ, bào thai phát triển rất mạnh với tốc độ nhanh, do vậy thức ăn
cho con mẹ phải đầy đủ chất dinh dưỡng như protein, vitamin và các chất
khoáng giúp cho sự hình thành khung xương.
Giai đoạn ngoài thai: được chia thành các thời kỳ: Thời kỳ bú sữa, thời
kỳ thành thục sinh dục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi.

Thời kỳ bú sữa: Được tính từ lúc sơ sinh đến khi cai sữa. Con vật non
chủ yếu sống bằng sữa mẹ. Ngoài ra, cần tập cho gia súc non ăn thức ăn thực
vật để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tạo điều kiện kích thích bộ
máy tiêu hóa phát triển. Thời kỳ bú sữa của bê, nghé là từ 4 - 6 tháng tuổi.
Thời kỳ thành thục sinh dục: Là thời kỳ tiếp theo của thời kỳ bú sữa.
Các bộ phận sinh dục đã hình thành từ thời kỳ bào thai, nhưng phải đến thời
kỳ này bộ phận sinh dục mới bắt đầu phát triển dưới ảnh hưởng của nội tiết và
các yếu tố bên ngoài. Lúc này sự biệt hóa về tính biệt cũng như các đặc điểm
về sinh dục thứ cấp được phân chia rõ rệt.
Thời kỳ trưởng thành: Ở thời kỳ này, cơ thể của con vật đã phát triển
hoàn chỉnh. Con vật có khả năng sinh sản và khả năng sản xuất cao.
Thời kỳ già cỗi: Ở thời kỳ này các khả năng sản xuất giảm dần và
ngừng hẳn, sức khỏe giảm. Thời kỳ này đến sớm hay muộn không chỉ do tuổi
con vật mà còn phụ thuộc phần lớn vào điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc.
22
23
+ Quy luật phát triển không đồng đều:
Nhịp độ phát triển của cơ thể và từng bộ phận trong cơ thể qua các thời
kỳ có những đặc điểm khác nhau.
Tính chất không đồng đều của nhịp độ phát triển rất phù hợp với sự
hoạt động hưng phấn và ức chế hệ thần kinh với sự đồng hóa, dị hóa có thời
kỳ mạnh, yếu của cơ thể.
Biểu hiện rõ nhất của nhịp độ phát triển không đồng đều là sự tăng
trọng của cơ thể. Tăng trọng nhiều hay ít là sự cân bằng các quá trình oxi hóa
khử trong trao đổi chất có giữ được đều nhịp độ nào đó hay không, đồng thời
các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc có tốt hay không. Sự phát triển không
đồng đều còn biểu hiện ở cả thành phần hóa học của cơ thể gia súc. Ở trâu bò,
thời kỳ bào thai trong tháng thứ nhất tăng 600 lần, tháng thứ 2 tăng 433 lần,
tháng thứ 6 tăng 25 lần, tháng thứ 9 tăng 1,5 lần và lúc mới đẻ tỷ lệ vật chất
khô trong cơ thể là 25,81%, 6 tháng là 30,93%, ở 12 tháng tuổi là 36,25%. Sự

phát triển không đồng đều có sự biểu hiện ở khả năng thích ứng với ngoại
cảnh khác nhau của cơ thể gia súc.
Sự thay đổi điều kiện sống ảnh hưởng trước tiên và mạnh đến hoạt
động thần kinh của con vật, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và do
đó làm cho chức năng, cấu tạo của từng tế bào, bộ phận của cơ thể cũng thay
đổi theo.
+ Quy luật phát triển theo chu kỳ:
Quy luật phát triển không đồng đều cho thấy nhịp độ phát triển của cơ
thể qua các thời kỳ có những điểm khác nhau, nhịp độ phát triển đó mang tính
chu kỳ phù hợp với hoạt động thần kinh và mức độ đồng hóa, dị hóa của cơ
thể. Đó chính là quy luật phát triển theo chu kỳ. Năm 1994, J.Hamol đã
phát hiện ra quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của
các cơ quan bộ phận theo thứ tự là: não, thần kinh trung ương, xương, cơ
quan tiêu hóa, tổ chức cơ, tổ chức mỡ. Khi các chất dinh dưỡng dư thừa
thì mới tích lũy mỡ.
23
24
* Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng
Người ta có thể đánh giá khả năng sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
bằng nhiều phương pháp khác nhau như: quan sát, cân, đo.
Cân gia súc là hình thức thường dùng nhất nhưng không nên dùng
phương pháp này, vì nếu căn cứ vào khối lượng mà đánh giá sự sinh trưởng
thì không đủ, sở dĩ như vậy vì có trường hợp thiếu thức ăn, gia súc non vẫn có
thể giữ nguyên khối lượng, hoặc khối lượng bị sụt nhưng chiều dài, chiều
ngang vẫn có thể tăng chút ít. Như vậy, tùy từng loại gia súc mà ta nên dùng
phương pháp cân hoặc đo hoăc kết hợp cả cân và đo. Đối với gia súc nào có
tốc độ sinh trưởng nhanh thì cần phải đo nhiều lần hơn. Qua số liệu cân đo
người ta có thể tính và xác định được tốc độ sinh trưởng. Tốc độ sinh trưởng
của gia súc là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi.
Ngoài ra, khả năng sinh trưởng và phát triển của gia súc còn liên quan

đến hình dáng của con vật đó, phẩm giống đó. Hình dáng là ngoại hình của
con vật, vì vậy ngoài đánh giá khả năng sinh trưởng, phát dục cho vật nuôi thì
cần đánh giá ngoại hình gia súc. Hình dáng bên ngoài liên quan đến sức khỏe,
cấu tạo chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản
xuất của gia súc và hình dáng đặc trưng của một giống gia súc. Mỗi gia súc có
hướng sản xuất khác nhau đều có ngoại hình khác nhau. Đánh giá ngoại hình
con vật là giai đoạn đầu tiên giúp ta tìm hiểu hình thái sức khỏe, sức sản xuất
và hướng sản xuất nói chung của con vật. Mục đích của việc đánh giá con vật
qua ngoại hình là để chọn được những con giống tốt, có ngoại hình phù hợp
với hướng sản xuất. Để đánh giá ngoại hình gia súc, người ta thường dùng 3
phương pháp đánh giá sau:
- Đánh giá bằng mắt
- Đo các chiều cơ thể gia súc
- Nhận xét và đánh giá ngoại hình gia súc theo mẫu quyết định (phương
pháp cho điểm) hoặc tiêu chuẩn giám định (theo từng giống).
24
25
Trong đó, phương pháp đo các chiều cơ thể có ưu tiên là khách quan và
trực tiếp hơn. Mục đích đo là để biết được sự liên quan giữa chiều này với
chiều khác và cuối cùng biết được sự phát triển của toàn bộ cơ thể. Vì vậy,
sau khi đo không những cần so sánh các chiều đo tương ứng của con vật này
với con vật khác, nhóm gia súc này với nhóm gia súc khác mà còn tính toán
các chỉ số cấu tạo thể hình.
2.2.1.4. Hoạt động sinh dục ở bò và khả năng sinh sản của bò cái
* Hoạt động sinh dục
Sinh sản là một quá trình sinh lý phức tạp chịu tác động của tính di
truyền và môi trường xung quanh. Hoạt động sinh dục do Hipothalamus điều
khiển, thông qua tuyến yên và hệ thần kinh - thể dịch.
- Sự thành thục về tính: Qua quá trình sinh trưởng và phát triển con vật
đến độ tuổi thành thục về tính và có khả năng sinh sản. Khi đó cơ quan sinh

dục bắt đầu sinh ra những tế bào sinh dục có khả năng thụ thai, đồng thời
dưới tác dụng của hormone, cơ quan sinh dục cũng phát triển, một số đặc
điểm sinh dục phụ xuất hiện, gia súc có những phản xạ về tính.
- Chu kỳ tính và hiện tượng động dục: Khi đã thành thục về tính, cứ sau
một thời gian nhất định, con cái có hiện tượng động dục. Sự động dục này
mang tính chu kỳ. Thời gian từ lần động dục trước đến lần động dục sau gọi
là chu kỳ tính. Chu kỳ tính ở trâu, bò trung bình là 21 ngày (dao động trong
khoảng 17 - 25 ngày).
- Sự rụng trứng: Quá trình rụng trứng chịu sự điều khiển của hệ thần
kinh trung ương. Ở mỗi kỳ động dục trứng chỉ dụng một lần, sau khi trứng
rụng, chỗ noãn bao vỡ sẽ hình thành thể vàng. Thời gian rụng trứng của các
loại gia súc không giống nhau và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
- Sự thụ tinh: Khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên của ống
dẫn trứng và có sự đồng hóa của 2 giao tử để hình thành hợp tức là quá trình
thụ thai đã xảy ra.
25

×