Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học pharselenzym trong khẩu phần ăn đến sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của lợn ngoại nuôi thịt tại huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.07 KB, 53 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BC : Bạch cầu
CN : Chủ nhật
CP : Charoen Pokphan
Cs : Cộng sự
ĐC : Đối chứng
ĐVT : Đơn vị tính
HC : Hồng cầu
KPCS : Khẩu phần cơ sở
KPTN : Khẩu phần thí nghiệm
KL : Khối lượng
KLTĂ : Khối lượng thức ăn
LMLM : Lở mồm long móng
Nxb : Nhà xuất bản
P : Khối lượng
PTH : Phó thương hàn
STT : Số thứ tự
TN : Thí nghiệm
TS : Tiến sĩ
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
TT : Thể trọng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TB : Trung bình
VTM : Vitamin
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diệ n tí ch và sả n lượng mộ t số cây trồng chính t năm 2009 - 2011 4
Bảng 1.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Hiệp Hòa năm 2009-2011 5
Bảng 1.3: Lịch sát trùng của trại lợn hậu bị và lợn thịt 12
Bảng 1.4: Lịch tiêm phòng của trại lợn hậu bị 13


Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31
Bảng 2.2: Hàm lượng selen trong KPCS và KPTN 32
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn thí nghiệm 51 ngày tuổi 35
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym trong
phòng và trị bệnh tiêu chảy của lợn thí nghiệm 36
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả
năng kháng bệnh của lợn 21 ngày tuổi đến xuất chuồng 37
Bảng 2.6: Khối lượng lợn thí nghiệm qua các kỳ cân (kg) 38
Bảng 2.7: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) 40
Bảng 2.8: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) 41
Bảng 2.9: Tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm t 21 ngày tuổi đến 111
ngày tuổi 43
Bảng 2.10: Sơ bộ hạch toán chi phí thuốc thú y cho lợn thí nghiệm 44
Bảng 2.11: Thành phần hóa học và hàm lượng Se trong thịt lợn thí nghiệm 45
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm 39
Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 41
Hình 2.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 42
MỤC LỤC
Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 2
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 3
1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển của Trang trại Trường Giang 6
1.1.5. Đánh giá chung 9
1.2. Nội dung, biện pháp thực hiện công tác phục vụ sản xuất 10
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 10
1.2.2. Biện pháp thực hiện 11

1.3. Kết quả phục vụ sản xuất 11
1.3.1. Công tác chăn nuôi 11
1.3.2. Công tác thú y 12
1.3.3. Công tác khác 14
1.4. Kết luận và đề nghị 15
1.4.1. Kết luận 15
1.4.2. Đề nghị 16
Phần 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 17
2.1. Đặt vấn đề 17
2.2. Tổng quan tài liệu 19
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 27
2.2.3. Thông tin về chế phẩm Pharselenzym 29
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
2.3.2. Địa điểm và thời gian thực tập 30




5
2.3.3. Nội dung nghiên cứu 31
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 31
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 34
2.4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến sức đề
kháng của lợn t 21 ngày tuổi đến xuất chuồng 34
2.4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng
sinh trưởng của lợn thí nghiệm t 21 ngày tuổi đến xuất chuồng 38
2.4.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn của lợn thí nghiệm 42
2.4.4. Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm sinh học Pharselenzym

cho lợn ngoại nuôi thịt 44
2.4.5. Thành phần hóa học và hàm lượng Se trong thịt lợn thí nghiệm 45
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 46
2.5.1. Kết luận 46
2.5.2. Tồn tại 46
2.5.3. Đề nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47





1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Hiệp Hòa là một huyện trung du, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang.
Huyện lỵ là thị trấn Thắng cách thành phố Bắc Giang 30km và cách thủ đô Hà
Nội 50km theo đường bộ.
Huyện Hiệp Hòa có địa giới hành chính như sau:
Phía Đông Bắc giáp huyện Tân Yên; phía Đông giáp huyện Việt Yên,
phía Nam giáp vùng đồng bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh; phía
Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn của Hà Nội; phía Tây Bắc giáp các huyện Phổ
Yên và Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên.
1.1.1.2. Địa hình, đất đai
Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng
theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi và gò thấp ở một số xã phía

Bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía Đông Nam và giữa huyện.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.110 ha (tức 201 km
2
), trong
đó, đất nông nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm
0,9%, đất chưa sử dụng 1.653,2 ha chiếm 8,2%.
Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây lương thực, thực phẩm,
và cây công nghiệp.
1.1.1.3. Giao thông vận tải
Đường bộ của Hiệp Hòa khá thuận tiện, có ba tuyến chính: Quốc lộ 37 t
Đình Trám qua Thắng và lên Hà Châu (đoạn chạy qua huyện Hiệp Hòa dài
14km), đường 295 nối bến đò Đông Xuyên qua Thắng lên Cao Thượng (đoạn
qua huyện dài 20km), đường 296 nối Thắng qua cầu Vát tới phố Nỉ (đoạn qua




2
huyện dài 8 km). Ngoài ra, còn hai tuyến chỉ ở trong nội huyện: T Thắng đi
Lữ và bến Gầm dài 16 km và t Thắng đi bến đò Quế Sơn dài 5km. Năm
tuyến đường trên đều đã rải nhựa. Nhược điểm lớn nhất của hệ thống giao
thông đường bộ là chưa xây dựng được cầu qua sông Cầu tại Đông Xuyên
trên Quốc lộ 295.
1.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình 23- 24
o
C,
lượng mưa trung bình mỗi năm 1.650 - 1.700mm, nhiệt lượng bức xạ mặt trời
khá lớn khoảng 1.765 giờ nắng một năm.
(Nguồn: Phòng địa chính - Huyện Hiệp Hòa)

1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.1.2.1. Dân số và lao động
Năm 2011, dân số của huyện là 213.358 người, t lệ tăng dân số qua các
năm từ 2010 là 1,34% và năm 2011 là 1,42% mậ t độ dân số 105 ngườ i/km
2
số
người trong độ tuổi lao động chiếm 45,8% dân số, chủ yếu là lao động nông
nghiệp. Tuy nhiên chỉ số ít đượ c đà o tạ o có chuyên môn kĩ thuậ t . Lao động
chưa có chuyên môn kỹ thuật chiếm 89,3%.
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng
Hiệp Hòa chủ yếu sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc-gia cầm, nuôi
trồng thủy sản. Nhờ được đầu tư hệ thống mương máng tốt mà người dân có
thể trồng hai vụ lúa và một vụ hoa màu trong một năm. Năm 2011, sản lượng
lúa đạt 93.183 tấ n và sả n l ượng rau màu đạt 126.183 tấ n. Trong những năm
gần đây, Hiệp Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản
xuất hàng hóa, xây dựng các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cấp
hệ thống chợ nông thôn để phát triển thương mại.
Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng trên
địa bàn huyện đạt 300 triệu USD, tăng 30,5% so với năm 2010. Sản lượng




3
may mặc, bia, khai thác cát sỏi, gạch đều vượt kế hoạch t 9 - 10%. Hiện nay,
huyện đã quy hoạch được 7 cụm công nghiệp, trong đó có 4 cụm đã được đưa
vào sử dụng với tổng diện tích 124,5 ha. Năm 2011, toàn huyện đã thu hút 4
dự án đầu tư lớn với tổng vốn đăng ký hàng trăm t đồng.
1.1.2.3. Văn hóa xã hội
- Giáo dục:

Trong những năm gần đây ngành giáo dục ở Hiệp Hòa đã có những
bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng giáo dục.
+ Trường học mẫ u giá o tăng so vớ i 2010, từ 31 trườ ng lên 33 trườ ng.
+ Toàn huyện có 3 trườ ng tiể u họ c
+ 26 trườ ng trung họ c cơ sở .
+ 7 trườ ng trung họ c phổ thông vớ i hơn 7.612 học sinh.
Huyệ n đã phổ cậ p tiể u họ c và trung họ c cơ sở .
Đa số người dân có trình độ dân trí cao.
- Công tác y tế:
Toàn huyện có một bệnh viện lớn là Bệ nh việ n Hiệ p Hò a , vớ i quy mô
hơn 450 giườ ng bệ nh, các xã đều có Trạm y tế xã, các thôn đều có y tá chăm
sóc sức khỏe cho người dân. Ngoài ra còn có các phòng khám tư nhân.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân ngày càng được quan tâm,
nhất là các đối tượng phụ nữ, trẻ em. Thường xuyên quan tâm, tuyên truyền
dưới nhiều hình thức kết hợp với nhiều biện pháp nghiệp vụ chuyên môn kỹ
thuật đã làm giảm t lệ phát triển dân số hàng năm.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Trồng trọt là ngành chiếm t trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp. Diện
tích và sản lượng cây trồng được trình bày ở bảng 1.1.





4
Bảng 1.1: Diệ n tí ch và sả n lượ ng mộ t số cây trồng chí nh
từ năm 2009 - 2011
Năm


Cây
trồng
2009
2010
2011
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Lúa
16331
86544
16300
91280
16198
90708
Ngô

2097
8388
2272
9088
1231
4921
Lạc
272
1088
270
1080
271
1084
Khoai tây
566
2733
575
2817,5
599
2995
Rau màu
1425
122550
1429
124323
1433,9
126183,2
(Nguồ n phò ng Nông nghiệ p huyệ n Hiệ p Hò a)
Qua bảng 1.1. cho thấy: Mấy năm trở lại đây, diện tích và sản lượng
một số loại cây trồng chính có những biến động nhất định. Lúa vẫn là cây

trồng chủ đạo trên địa bàn xã, với tổng diện tích năm 2009 là 16.331 ha, năng
suất đạt 86.544 tấn, đến năm 2011, thì diện tích giảm xuống còn 16.198 ha và
năng suất đạt 90.708 tấ n, tuy diệ n tí ch có giả m nhưng năng suấ t vẫ n đạ t 5,6
tấn/ha, đó là do ngườ i dân đã ứ ng dụ ng nhữ ng tiế n bộ khoa họ c kĩ thuậ t và o
sản xuất, đưa năng suấ t lên cao . Việc đưa các cây hoa màu ngắn ngày, nhưng
đem lại năng suất cao như ngô, khoai tây, lạc và các loại cây hoa màu (bắp
cải, su hào,…) vào sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do người dân thay đổi cơ cấu cây trồng,
tăng vốn đầu tư cho những loại cây trồng đạt hiệu quả kinh tế. Việc đưa các
loại cây có giá trị vào sản xuất được chú trọng, cho nên năng suất và sản lượng
cây trồng không ngng được nâng lên.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Số lượng gia súc, gia cầm của huyện có sự biến động qua 3 năm gần đây.
Kết quả điều tra số lượng gia súc, gia cầm được trình bày ở bảng 1.2.





5
Bảng 1.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Hiệp Hòa năm 2009-2011
STT
Vật nuôi
Năm 2009
(con)
Năm 2010
(con)
Năm 2011
(con)
1

Trâu
4332
4275
4250
2

33978
34940
36000
3
Lợn
135.000
139.000
141.000
4
Gia cầm
1.100.000
1.200.000
1.500.000
(Nguồ n Trạm Th y huyện Hiệp Hòa)
Qua bảng số liệu cho thấy:
- Chăn nuôi trâu, bò: Số lượng trâu giảm nhẹ qua các năm . Năm 2009,
toàn huyện có 4.332 con trâu. Đến năm 2011, số lượng đàn trâu giảm xuống còn
4.250 con. Số lượng bò tăng t 33.978 con trong năm 2009 lên 36.000 con vào
năm 2011. Nguyên nhân của việc tăng số lượng như vậy, là do trong nhữ ng năm
gầ n đây ngườ i dân đã chú trọ ng hơn đế n chăn nuôi, phát triển kinh tế.
- Chăn nuôi lợn: Những năm gần đây trên địa bàn các xã xuất hiện một
số gia đình chăn nuôi t 10 - 20 lợn nái sinh sản và một vài trăm lợn thịt, cùng
với sự thành lập và phát triển của trang trại chăn nuôi gia công trên địa bàn
huyện, do đó số lượng đàn lợn của huyện không ngng tăng lên qua các năm.

Năm 2009, số lượng là 135.000 con, đến năm 2011 số lượng tăng lên 141.000
con. Nguyên nhân là giá bán sản phẩm cao, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho người chăn nuôi.
- Chăn nuôi gia cầm: Số lượng đàn gia cầm tăng lên rõ rệt. Năm 2009,
số lượng đàn gia cầm là 1,1 triệu con nhưng đến năm 2011 số lượng đàn đã
tăng lên 1,5 triệu con. Có sự tăng lên không ngng về số lượng đàn như vậy
là do mấy năm trở lại đây người chăn nuôi đã chú trọng hơn trong công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng tr dịch bệnh, công tác tiêm phòng được thực hiện
triệt để. Giá bán sản phẩm cao đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.




6
* Công tác thú y: Huyện hiệp Hòa hàng năm đã tổ chức tốt kế hoạch
tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Công tác kiểm tra xuất nhập con giống
và kiểm soát giết mổ được thực hiện nghiêm ngặt.
Hiện nay, người dân đã nhận thức được lợi ích của việc tiêm phòng cho
đàn gia súc, gia cầm nên công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao, góp phần làm
giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất. Hàng năm vào tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10
Trạm Thú y huyện Hiệp Hòa kết hợp với thú y cơ sở các xã tiến hành tiêm
phòng tất cả đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và chó.
- Với trâu, bò: Tiêm vaccine Tụ huyết trùng.
- Với Lợn: Tiêm vaccine Tụ dấu + Dịch tả.
- Với gia cầm: Tiêm vaccine cúm gia cầm, H
5
N
1
,


1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển của Trang trại Trường Giang
1.1.4.1. Quá trình thành lập
Trang trại sản xuất lợn hậu bị siêu nạc Trường Giang, nằm trên địa
phận xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Trại được thành lập
năm 2006, là trại gia công của công ty CP (Công ty TNHH Charoen Pokphan
Việt Nam). Hoạt động theo phương thức tư nhân (chủ trại) xây dựng cơ sở vật
chất, thuê công nhân, Công ty đưa tới lợn giống, thức ăn, thuốc, kỹ thuật viên.
Hiện nay, trang trại do ông Hà Văn Trường làm chủ trại, kỹ thuật viên
của công ty CP giám sát mọi hoạt động của toàn trại.
Tổng diện tích của trang trại khoảng 5 ha, trong đó 1 ha dùng để chăn
nuôi, 1.5 ha là ao cá, còn lại là diện tích xây dựng công trình xung quanh
trang trại: Nhà điều hành (phòng làm việc, phòng ở cho công nhân) và các
công trình phụ trợ khác.
1.1.4.2. Cơ sở vật chất của trang trại
- Nhà điều hành và Trung tâm đào tạo kỹ sư chăn nuôi của công ty CP
Việt Nam được xây dựng trên diện tích 0.5 ha.




7
- Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống
chuồng trại cho 2.100 lợn hậu bị. Cùng một số công trình phụ phục vụ cho
chăn nuôi như: Kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng kỹ thuật, kho thuốc,
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ
thống giàn mát, cuối chuồng có 5 quạt thông gió. Hai bên tường có dãy cửa sổ
lắp kính. Mỗi cửa sổ rộng 1,5 m
2
, cách nền 1,2 m, mỗi cửa sổ cách nhau 40
cm. Trên trần được lắp hệ thống chống nóng bằng bạt.

Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tông và có các hố sát trùng.
Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước
uống cho lợn được cấp t một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng. Nước tắm và
nước xả máng, phục vụ cho công tác khác, được bố trí t bể lọc và được bơm
qua hệ thống ống dẫn tới các chuồng.
1.1.4.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu của trại được tổ chức và biên chế như sau:
- 01 chủ trại.
- 01 quản lý trại.
- 01 quản lý kỹ thuật.
- 01 kế toán.
- 4 công nhân hợp đồng dài hạn và 6 công nhân mùa vụ.
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau
như tổ chăn lợn, tổ điện nước, nhà bếp và tổ bảo vệ.
Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được khoán đến tng
công nhân, nhằm nâng cao trách nhiệm, năng suất, chất lượng sản phẩm và
thúc đẩy sự phát triển của trang trại.




8
1.1.4.4. Tình hình sản xuất của trang trại
- Ngành chăn nuôi.
Nhiệm vụ chính của trang trại là nuôi dưỡng lợn giống hậu bị, lợn thịt
và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sau đó, các lợn giống được chuyển
đến các trại lợn đẻ của công ty CP, hoặc bán cho khách hàng.
Hiện nay, trại sản xuất được 2,0 - 2,5 lứa/năm. Trại hoạt động vào mức
khá - theo đánh giá của công ty CP. Hoạt động chăn nuôi của trại là chăn nuôi

lợn hậu bị và lợn thịt.
Thức ăn cho lợn là hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được Công ty
CP cấp theo lứa tuổi và loại hình sản xuất.
- Công tác thú y:
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn hậu bị luôn
thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty CP.
+ Công tác vệ sinh:
Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về
mùa đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom
phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn, phun
thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định.
Khi công nhân, kỹ sư, khách tham quan vào khu chăn nuôi lợn đều phải
sát trùng tại nhà sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ
lao động, mới được vào khu chuồng nuôi.
+ Công tác phòng bệnh:
Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không được tự
tiện sang khu vực khác, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách
nghiêm ngặt. Với phương châm phòng bệnh là chính, nên tất cả gia súc ở đây
đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vaccine.




9
Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại thực hiện nghiêm túc,
đầy đủ và đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh, được
chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn
tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. T lệ tiêm
phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%.
+ Công tác điều trị bệnh:

Kỹ thuật viên của trang trại, luôn theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên,
các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm,
cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu nên điều trị đạt hiệu quả t 80-90% trong
một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại về số lượng đàn gia súc.
1.1.5. Đánh giá chung
1.1.5.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của U ban nhân dân xã tạo điều kiện cho sự phát
triển của trại.
- Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện
đường giao thông.
- Đất đai tươi tốt thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt.
- Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ thú y và công nhân.
- Cán bộ thú y và công nhân có tay nghề cao, nhiệt tình và có tinh thần
trách nhiệm cao.
1.1.5.2. Khó khăn
- Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa
bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh trưởng của lợn.
- Đây là trại tư nhân nên huy động vốn rất khó khăn, nguồn vốn chủ yếu
là vay ngân hàng.




10
- Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày tăng lên cao khiến chi phí/kg tăng
khối lượng cao.
- Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng.
- Đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn.
1.2. Nội dung, biện pháp thực hiện công tác phục vụ sản xuất

1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập, tôi đã căn cứ vào
kết quả điều tra cơ bản, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn của
trại, vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn sản
xuất, kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ đi trước, nhằm góp
phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi cũng như củng cố, trang bị thêm
kiến thức cho bản thân. Xuất phát t thực tế trên tôi đã đề ra một số nội dung
công việc như sau:
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi
- Tìm hiểu về quy trình chăn nuôi lợn thịt và lợn hậu bị.
- Nắm vững đặc điểm của giống lợn có ở trại.
- Tham gia chọn lọc lợn đực giống, cái giống t các đàn lợn nuôi để giữ
lại và cung cấp cho bà con nông dân.
- Tham gia công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn.
1.2.1.2. Công tác thú y
- Tiêm phòng vaccine cho đàn lợn theo quy trình tiêm phòng của trại.
- Phun thuốc sát trùng chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi theo quy
trình vệ sinh thú y.
- Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải trong quá
trình thực tập.
- Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học trên đàn lợn thí nghiệm của trại.
- Tham gia các công tác khác khi Trạm Thú y huy động.




11
1.2.2. Biện pháp thực hiện
Để thu được kết quả tốt nhất trong thời gian thực tập và thực hiện tốt
những nội dung trên tôi đã đưa ra một số biện pháp để thực hiện như sau:

- Tuân thủ nội dung của khoa, của trường, của trại và yêu cầu của cô
giáo hướng dẫn.
- Tích cực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thú y cơ sở và những
người chăn nuôi để nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức chuyên môn.
- Vận dụng những kiến thức lý thuyết ở trường vào công việc chăm
sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn.
- Thực hiện, bám sát cơ sở sản xuất và đi sâu kiểm tra, tìm hiểu nguyện
vọng của quần chúng nhân dân về lĩnh vực chăn nuôi.
- Nhiệt tình, khiêm tốn, không ngại khó và ngại khổ.
- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của cô giáo hướng dẫn để có những
bước đi đúng đắn.
- Điều tra, theo dõi các chỉ tiêu nằm trong phạm vi chuyên môn mình
quan tâm.
- Tham khảo sổ sách theo dõi của trại và trao đổi các vấn đề chuyên
môn với cán bộ thú y và chủ trang trại.
1.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.3.1. Công tác chăn nuôi
Trong công tác chăn nuôi nói chung, giống là tiền đề có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Để đạt được năng suất cao, chất lượng sản phẩm
tốt, trước tiên phải chú ý tới con giống nên trong thời gian thực tập tại trại, tôi
và cán bộ thú y của trại tiến hành chọn lọc, phân loại đàn lợn hậu bị, chăm sóc
nuôi dưỡng đàn lợn con t khi mới nhập, để có thể tạo ra những con giống tốt,
khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn phẩm giống. Chăn nuôi đàn lợn thịt đạt năng suất
và chất lượng cao.




12
1.3.2. Công tác thú y

1.3.2.1. Công tác vệ sinh th y
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan
trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh
trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi
cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi
đã thực hiện tốt các công việc như: Quét dọn chuồng trại hàng ngày, khơi
thông cống rãnh, phun thuốc sát trùng, rẫy cỏ, rắc vôi bột xung quanh chuồng
nuôi và lối đi lại giữa các dãy chuồng theo lịch trình.
Bảng 1.3: Lịch sát trùng của trại lợn hậu bị và lợn thịt
Thứ
Trong chuồng
Ngoài chuồng
Ngoài khu vực
chăn nuôi
Thứ 2
Quét và rắc vôi đường đi
Phun sát trùng
toàn bộ khu vực
Phun sát trùng toàn
bộ khu vực
Thứ 3
Phun sát trùng


Thứ 4

Rắc vôi
Rắc vôi
Thứ 5
Phun sát trùng



Thứ 6

Phun sát trùng
Phun sát trùng
Thứ 7
Phun sát trùng


CN
Tổng vệ sinh chuồng
Rắc vôi
Rắc vôi
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty CP)
1.3.2.2. Công tác phòng bệnh
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho ta thấy công việc
tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn gia súc phải được thực hiện một cách tích
cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ
thể chúng một sức miễn dịch chủ động chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn,




13
tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do vậy, phòng bệnh là chính, chẩn đoán chính
xác và chữa bệnh kịp thời.
Sau đây là quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho lợn của trại.
Bảng 1.4: Lịch tiêm phòng của trại lợn hậu bị
Tuổi

Phòng
bệnh
Vaccine -
Thuốc
Đường
đưa thuốc
Liều lượng
(ml/con)
33 ngày tuổi
Dịch tả
Coglapest
Tiêm bắp
2
42 ngày tuổi
LMLM
Aftopor
Tiêm bắp
2
54 ngày tuổi
Dịch tả
Coglapest
Tiêm bắp
2
69 ngày tuổi
LMLM
Aftopor
Tiêm bắp
2
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty CP)
1.3.2.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh
kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm t
lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,
hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả
các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập, tôi
đã gặp một số bệnh:
- Bệnh tiêu chảy ở lợn
+ Nguyên nhân:
Do vi khuẩn đường tiêu hoá gây ra, do chăm sóc nuôi dưỡng kém, do
thời tiết thay đổi thất thường, do thay đổi thức ăn đột ngột….
+ Triệu chứng:
Lợn ỉa chảy liên tục, phân lỏng mùi thối khắm, lợn bỏ ăn hoặc ăn kém,
mệt mỏi, có con bụng chướng to.
+ Điều trị: Tiêm Nor 100, 1ml/10kgTT/1lần/ngày




14
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
- Bệnh viêm phổi ở lợn.
+ Triệu chứng: Lợn ho nhiều, khó thở và thở mạnh, lợn ngồi như chó
ngồi để thở, lợn kém ăn, sốt 40 - 41
o
C, nước mũi chảy ra.
+ Thuốc điều trị:
Dyamulin: 1ml/20kgTT/ngày.
Tiêm Anagil: 4 - 5 ml/con/ngày.
- Bệnh viêm bao khớp
+ Nguyên nhân:

Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), gây viêm khớp lợn cấp và mãn
tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi
khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm
nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng, qua vết thiến.
+ Triệu chứng:
Lợn con đi khập khiễng t 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào
ngày 7 - 15 sau khi sinh, nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi.
Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.
Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ
khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau.
+ Điều trị:
Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/ngày.
Điều trị liên tục trong 3 - 6 ngày.
1.3.3. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu
chuyên đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc khác như:
- Làm công tác nhập và xuất lợn.
- Nhập thức ăn cho lợn.




15
- Nuôi trồng thủy sản.
Kết quả công tác phục vụ sản xuất trong thời gian thực tập được thể
hiện qua bảng 1.5.
Bảng 1.5: Kết quả công tác phục vụ sản xuất

STT
Nội dung công việc

Số lượng
(con)
Kết quả (an toàn/ khỏi)
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)


1
Tiêm phòng vaccine cho lợn

An toàn
Dịch tả
2100
2100
100
Lở mồm long móng
2100
2100
100


2
Điều trị bệnh

Khỏi
Bệnh tiêu chảy
316
296

93,67
Bệnh viêm phổi
86
78
90,70
Bệnh viêm bao khớp
39
37
94,87

3
Công tác khác

An toàn
Nhập lợn
2100
2100
100
Xuất lợn
1200
1200
100
Nuôi trồng thủy sản (m
2
)
500

500
100
1.4. Kết luận và đề nghị

1.4.1. Kết luận
Qua thực tế làm việc đã giúp tôi trưởng thành hơn về mọi mặt, giúp tôi
mạnh dạn và tự tin vào khả năng làm việc của mình, để hoàn thành tốt công
việc được giao, củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở nhà trường, tích luỹ
được nhiều kiến thức thực tế, rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc. Vì
vậy, tôi cảm thấy yêu nghề hơn, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của thầy cô,
đồng nghiệp đi trước và bạn bè hơn nữa.




16
Trong quá trình thực tập, tôi thấy t lý thuyết đến thực hành còn một
khoảng cách rất xa, nếu chỉ học lý thuyết thì chưa đủ, mà cần phải thực hành,
trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng lợn và điều trị bệnh cho chúng, để giúp ngành
chăn nuôi ngày càng phát triển. Vì vậy, tôi thấy việc đi thực tập tại các cơ sở
sản xuất là rất cần thiết đối với bản thân nói riêng, cũng như tất cả mọi sinh
viên nói chung trước khi tốt nghiệp ra trường.
1.4.2. Đề nghị
Trong thời gian thực tập tại Trại chăn nuôi lợn Trường Giang, xã Đức Thắng,
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, tôi thấy có một số tồn tại cần khắc phục, vì
vậy, tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Cán bộ kỹ thuật cần hướng dẫn chu đáo cho công nhân cách phát hiện
lợn ốm kịp thời.
- Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Thay thế một số trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi bị cũ, hỏng để tăng
năng suất lao động.
- Mở rộng quy mô chuồng trại để chăn nuôi đạt hiệu quả hơn nữa.
- Công tác tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh cần thực hiện tốt hơn nữa.






17
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym trong
khẩu phần ăn đến sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của lợn ngoại
nuôi thịt tại huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang”.
2.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia
súc ở nước ta, cũng như ở các nước trên thế giới. Vì đó là một ngành cung cấp
nguồn thực phẩm chiếm t trọng cao và chất lượng tốt cho con người. Ngoài
ra, còn cung cấp một lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt và một số sản
phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến như da, mỡ, Sở dĩ con lợn có vị
trí quan trọng như trên, là nhờ có những đặc điểm ưu việt như: Khả năng sinh
sản cao, khả năng cho thịt, mỡ cao, lợn ăn tạp, chí phí cho một kg tăng trọng
khối lượng thấp. Mặt khác, thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao, phẩm chất tốt,
t lệ tiêu hóa của con người đối với thịt lợn là 95%, đối với mỡ lợn là 97% và
phù hợp với khẩu vị của nhiều người tiêu dùng. Vì vậy, lợn được nuôi rộng
rãi hầu khắp các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi lợn đứng trước nhiều khó khăn.
Nguyên nhân do giá cả thức ăn tăng cao, dịch bệnh xuất hiện ngày càng phức
tạp và tràn lan (dịch tai xanh, cúm lợn, ), gây thiệt hại về kinh tế, làm cho giá
cả thịt lợn trên thị trường không ổn định. Thực tế, chăn nuôi lợn chưa được
quan tâm đúng mức trong dân chúng.
Để năng cao cả về số lượng và chất lượng đàn lợn, nhằm đáp ứng nhu cầu
thị trường, đã có nhiều biện pháp kỹ thuật được đưa vào chăn nuôi lợn để đạt kết

quả cao. Hiện nay, một trong những phương pháp đạt hiệu quả đáng kể là bổ




18
sung chế phẩm sinh học, nhằm kích thích sinh trưởng, tăng sức đề kháng, giảm
một số bệnh đường tiêu hóa, giảm thiểu chất độc hại trong chất thải vật nuôi.
Tuy nhiên, việc bổ sung các loại chế phẩm sinh học này, thường được áp dụng
đối với giai đoạn t sau cai sữa của lợn con, vì ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa
việc bổ sung gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn các giai đoạn khác.
Chế phẩm Pharselenzym với thành phần chủ yếu là Lactobacilus
acidophilus và Selen hữu cơ, có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, giải
độc, chống viêm, phục hồi chức năng của cơ thể, kích thích tiêu hóa, ức chế vi
khuẩn gây hại đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Việc bổ sung
chế phẩm sinh học Pharselenzym cho lợn con nuôi thịt giúp tăng khả năng
kháng bệnh và nâng cao được tốc độ sinh trưởng của lợn con.
Với những tính năng ưu việt trên, được sự nhất trí của cơ sở, cùng cô giáo
hướng dẫn, chúng tôi tiến hành chuyên đề: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm
sinh học Pharselenzym trong khẩu phần ăn, đến sức đề kháng và khả năng sinh
trưởng của lợn ngoại nuôi thịt, tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
* Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiệu lực của chế phẩm Pharselenzym đối với khả năng
kháng bệnh và khả năng sinh trưởng của lợn ngoại nuôi thịt.
- Khuyến cáo cho người chăn nuôi lợn sử dụng chế phẩm Pharselenzym
nhằm giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
* Mục tiêu của đề tài
- Xác định mức độ ảnh hưởng của chế phẩm Pharselenzym đến khả
năng kháng bệnh và khả năng sinh trưởng của lợn nuôi thịt.
- Xác định ảnh hưởng của chế phẩm Pharselenzym đến khả năng sinh trưởng

và chuyển hóa thức ăn của lợn ngoại nuôi thịt t 21 ngày tuổi đến xuất chuồng.
- Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Pharselenzym.
- Xác định được hàm lượng Selen tồn dư trong sản phẩm thịt lợn. Đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng.




19
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn con
* Khái niệm về sinh trưởng
Theo Chambers J.R.(1990)[18], sinh trưởng là quá trình sinh lý sinh hoá
phức tạp duy trì t phôi thai được hình thành đến khi con vật thành thục về
tính. Như vậy, ngay t khi còn là phôi thai, quá trình sinh trưởng đã được
khởi động.
Johanson.L (1972)[15] đã đưa ra khái niệm: Về mặt sinh học, sinh
trưởng được xem như là quá trình tổng hợp protein, cho nên người ta lấy việc
tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng. Tuy nhiên, cũng có khi
tăng khối lượng không phải là sinh trưởng (ví dụ như có trường hợp tăng khối
lượng chủ yếu là tăng mỡ và nước chứ không phải sự phát triển của mô cơ),
sự sinh trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, chất lượng và các chiều
của tế bào mô cơ, ông cho rằng cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và
giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến sự phát triển của con vật.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, ta không thể không đề cập đến quá trình
phát dục. Đây là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm, hoàn thiện thêm
về tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể.
Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình
thái, kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình

phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn t khi trứng rụng tới khi trưởng thành, khi
con vật trưởng thành quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở
các cơ quan, tổ chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu
là tích luỹ mỡ, còn tích lũy cơ thể xem như ở trạng thái ổn định.




20
* Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn con
Lợn con trong gian đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng, phát dục
nhanh. So với những loài gia súc khác, thì tốc độ sinh trưởng của lợn con là
cao nhất. Khối lượng cai sữa của lợn con khi 2 tháng tuổi gấp 12 - 16 lần so
với khối lượng sơ sinh, trong khi đó bê nghé chỉ tăng 3 - 5 lần.
Qua thực tế sản xuất và nghiên cứu của nhiều tác giả đã chứng minh
giai đoạn lợn con theo mẹ có khả năng sinh trưởng rất nhanh.
Theo Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006)[10], lợn con ở 7 - 10 ngày
tuổi đã gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày
tuổi gấp 5 lần và đến 60 ngày tuổi gấp 10 - 15 lần khối lượng sơ sinh.
Lợn con sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ các chất
dinh dưỡng rất mạnh. Lợn con 3 tuần tuổi mỗi ngày tích luỹ được 9 - 14g
protein/kg khối lượng cơ thể. Trong khi lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3
- 0,4g protein/kg khối lượng cơ thể.
Lợn con bú sữa sinh trưởng phát triển nhanh, nhưng không đồng đều
qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm. Có sự giảm này
do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần và
hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn con giảm. Thời gian bị giảm sinh
trưởng thường kéo dài khoảng 2 tuần tuổi, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng
của lợn con. Chúng ta có thể hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách tập cho
lợn con tập ăn sớm (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[7].

Khả năng miễn dịch của lợn con trong giai đoạn cũng có những đặc
điểm đặc biệt. Lợn con mới đẻ, trong máu không có  - globulin nhưng sau 24
giờ bú sữa đầu, hàm lượng

 - globulin trong máu đạt tới 20,3mg/100ml máu.
Do đó, lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không
được bú sữa đầu thì t 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng
thể (Trần C, 1972)[3].

×