Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Nghiên cứu thử nghiệm thức ăn TH 003, dùng cho lợn thịt tại một số trang trại của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi thiên hợp tại đông anh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.81 KB, 73 trang )

Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Đông Anh là một trong năm huyện ngoại thành của Thủ đô, được
thành lập ngày 31 tháng 5 năm 1961 theo quyết định của Hội đồng Chính
phủ. Đông Anh có một thị trấn và 23 xã, huyện lỵ Đông Anh đặt tại thị trấn
Đông Anh, cách Hà Nội 22 km theo quốc lộ 3.
Đông Anh là huyện nằm phía Đông - Bắc thủ đô Hà Nội. Hệ thống
sông Hồng và sông Đuống là ranh giới hành chính của huyện với nội thành,
diện tích tự nhiên là 18.230 ha. Đông Anh là huyện lớn thứ hai của Hà Nội
sau Sóc Sơn. Về địa giới hành chính của huyện Đông Anh như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội
- Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
- Phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm
- Phía Nam giáp sông Hồng
- Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc

Ngoài sông Hồng và sông Đuống ở phía Nam của huyện, phía Bắc còn
có sông Cà Lồ. Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chạy qua: tuyến
Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến Hà Nội - Yên Bái. Cảng hàng không quốc tế
Nội Bài được nối với nội thành Hà Nội bằng đường quốc lộ 3 và đường cao
tốc Thăng Long - Nội Bài, đoạn chạy qua huyện Đông Anh dài 7,5 km. Có
thể thấy, Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông. Đây là điều kiện
thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và là cửa ngõ
giao lưu quốc tế của đất nước. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện.

Với vị trí địa lý thuận lợi và quỹ đất cho phép, Đông Anh đã và đang
thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên địa


bàn huyện hiện đã có trên 100 doanh nghiệp trung ương, thành phố và
huyện, trong đó có 4 liên doanh với nước ngoài đã đi vào hoạt động. Trong
thời gian tới, các dự án đầu tư còn tiếp tục gia tăng. Đây là một thế mạnh của
Đông Anh để thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động của huyện.

Trong quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội đến 2020 đã ưu tiên đầu
tư cho khu vực Bắc Sông Hồng. Tại đây, sẽ hình thành một Hà Nội mới với
các khu vực: Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài
Đồng - Yên Viên. Hướng ưu tiên này đã tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ đô
thị hoá và phát triển kinh tế - xã hội cho huyện.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên khí hậu và thủy văn
Đông Anh có cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, đó là
khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu
ẩm ướt, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ
đầu khô - lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời
kỳ chuyển tiếp tạo cho Đông Anh cũng như Hà Nội có bốn mùa phong phú:
xuân, hạ, thu, đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Đông Anh là 25
0
C, hai tháng nóng
nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thường xảy ra
vào tháng 7 là 37,5
0
C. Hai tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2, nhiệt độ trung
bình của tháng 1 là 13
0
C.


Độ ẩm trung bình của Đông Anh là 84%, độ ẩm này cũng rất ít thay đổi
theo các tháng trong năm, thường dao động trong khoảng 80 - 87%.

Số ngày mưa trong năm khoảng 144 ngày với lượng mưa trung bình
hàng năm 1600 - 1800 mm. Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) tập
trung tới 85% lượng mưa toàn năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8, với lượng
mưa trung bình 300 - 350 mm. Những tháng đầu đông ít mưa, nhưng nửa
cuối mùa đông lại có mưa phùn, ẩm ướt. Vào mùa đông, huyện còn phải
chịu các đợt gió mùa đông bắc.

Nhìn chung, thời tiết Đông Anh thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: lương thực, hoa, rau màu, cây ăn quả.
Nhưng các đợt dông, bão của mùa hè và gió mùa đông bắc của mùa đông
cũng gây những trở ngại nhất định cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân
dân.
1.1.1.3. Điều kiện địa hình đất đai
*.Đặc điểm địa hình
Nhìn chung, địa hình của Đông Anh tương đối bằng phẳng, có hướng
thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã phía Tây Bắc của huyện như
Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê có địa hình tương đối cao, phần lớn
diện tích là đất vàn và vàn cao. Còn các xã Đông Nam như Vân Hà, Liên
Hà, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm có địa hình tương đối thấp, hầu hết đất canh
tác là diện tích có địa hình thấp và trũng nên thường bị ngập úng. Tỷ lệ đất
cao chiếm 13,4% diện tích toàn huyện, đất vàn chiếm 56,2% còn đất trũng
chiếm 30,4%. Địa hình chỗ cao nhất là 14 m, chỗ thấp nhất là 3,5 m, trung
bình là cao 8 m so với mực nước biển.

Đặc điểm địa hình của huyện là một yếu tố cần được chú ý khi xác định
cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất: Vùng
đất cao nên tập trung trồng cây ăn quả, vùng đất vàn trồng rau, hoa, cây công

nghiệp, vùng đất trũng cải tạo để nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung địa hình
của Đông Anh là tương đối ổn định, có khả năng xây dựng các công trình
lớn.

*.Đặc điểm đất đai

Biểu 1.1: Phân bố sử dụng đất trong toàn huyện Đông Anh

TT Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ chiếm đất (%)
1 Đất nông nghiệp 10.015 54,79
1.1 Đất trồng cây hang năm 9.366 0,51
1.2 Đất trồng cây lâu năm 153 0,027
1.3 Đất ao hồ thủy sản 496 9,7
2 Đất chuyên dụng 3.744,15 20,72
2.1 Đất xây dựng 869 4,87
2.2 Đất giao thong 1.163 6,32
2.3 Đất thủy lợi 1.281 6,49
2.4 Đất di tích LSVH 47 0,245
2.5 Đất vật liệu xây dựng 83 0,0043
2.6 Đất an ninh, quốc phòng 94 0,52
2.7 Đất nghĩa địa 156,15 0,87
2.8 Đất chuyên dụng khác 93 0,007
3 Đất ở 2.049 11,34
3.1 Đất ở đô thị 109 0,57
3.2 Đất ở nông thôn 1.940 10,77
4 Đất chưa sử dụng 2.417 13,15
4.1 Sông, hồ, mương 1.559 8,08
4.2 Đất bằng, hoang 314 0,17

4.3 Mặt nước chưa sử dụng 359 0,22
4.4 Đất chưa sử dụng khác 149 0,0042
5
Đất lâm nghiệp
5,17 0,00028

Tổng
18.230,32

(Nguồn: Số liệu thống kê, Phòng Thống kê huyện.)

Tổng diện tích đất tự nhiên của Đông Anh là 18.230 ha, bao gồm cả một
phần diện tích sông Hồng, sông Đuống và vùng đất bãi ven sông. Đất vùng
ven sông nhiều phù sa, được bồi đắp màu mỡ, đất nội đồng độ phì nhiêu
kém, 70% là đất bạc màu.

Đất bình quân ở đô thị tại thị trấn Đông Anh là 212 m
2
/hộ. Bình quân
đất nông nghiệp cho một lao động là 0,051 ha/lao động nông nghiệp. Đây là
mức rất thấp so với bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Đất
làng xóm, bao gồm đất ở, đất vườn và các công trình dịch vụ trong các thôn
xóm có diện tích 1940 ha, bình quân đất sinh hoạt tại khu vực nông thôn là
364 m
2
/hộ. Trong huyện còn có khá lớn diện tích được sử dụng cho mục
đích quân sự, bao gồm các cơ sở quốc phòng, các cơ sở đào tạo của quân
đội.
Đặc điểm đất nông - lâm nghiệp có thể chia ra các loại chính như sau:
-Đất phù sa được bồi hàng năm có diện tích 790,8 ha ở ven đê sông Hồng,

sông Đuống và 272,2 ha ở ven sông Cà Lồ. Đặc điểm chung của loại đất này
là có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất dinh
dưỡng tương đối cao, kết cấu tơi, xốp, giữ nước, giữ phân tốt.

-Đất phù sa không được bồi hàng năm có diện tích 5117,5 ha tập trung ở khu
vực trong đê, đất này được phát triển trên đất phù sa cổ. Đặc điểm nhóm đất
này là tầng canh tác trung bình, có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình,
hàm lượng dinh dưỡng khá đến trung bình.

-Đất phù sa úng nước, có 355 ha phân bổ ở địa hình trung thuộc các xã Việt
Hùng, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Thụy Lâm, loại đất này bị biến đổi do
thời gian bị ngập lâu, đất chua đến rất chua.

-Đất xám bạc màu, có diện tích 3154,9 ha phân bố ở các xã Nam Hồng, Bắc
Hồng, Vân Nội, Uy Nỗ, Tiên Dương, Xuân Nộn, loại đất này có tầng canh
tác nông, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, giữ phân, giữ nước kém,
đất chua và nghèo dinh dưỡng.

-Đất nâu vàng, diện tích 298,6 ha, phân bố trên địa hình cao, vàn cao, đất
nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới trung bình.

Với những điều kiện phát triển kinh tế mới, xu hướng chung của huyện
trong việc sử dụng đất là giảm tỷ trọng đất nông nghiệp, tăng quỹ đất cho
giao thông, công nghiệp và đô thị. Do đó, đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu kỹ
tình trạng đất đai để có quy hoạch sử dụng hợp lý.
1.1.1.4. Điều kiện thủy văn và nguồn nước
Mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động sản xuất và đời
sống trên địa bàn Đông Anh. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 -
1.800 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 10, tập trung tới 85% tổng lượng mưa trong năm. Vào

mùa này thường gây hiện tượng ngập úng cho các xã vùng trũng.
Mưa phùn cũng là nét đặc trưng ở vùng này. Mặc dù không có ý nghĩa
về mặt cung cấp nước nhưng lại làm tăng độ ẩm của đất và không khí. Mưa
phùn thường xuất hiện vào mùa xuân, nhất là tháng 2 và 3. Đối với nông
nghiệp, mưa phùn thích hợp cho sự phát triển của cây nhưng cũng là điều
kiện cho sâu bọ, nấm mốc phát triển.
Mạng lưới sông, hồ, đầm trong nội huyện: không có sông lớn chảy
qua, các sông nằm ở ranh giới phía Nam và phía Bắc huyện.
Sông Hồng chạy theo ranh giới huyện từ xã Đại Mạch đến xã Xuân
Canh, có chiều dài 16 km là ranh giới giữa Đông Anh với quận Tây Hồ và
huyện Từ Liêm. Đây là con sông có ý nghĩa quan trọng với vùng đồng bằng
sông Hồng nói chung và với Đông Anh nói riêng.
Sông Đuống bắt nhánh với sông Hồng, chảy qua phía Nam của huyện,
giáp ranh giữa Đông Anh và Gia Lâm, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 5
km từ xã Xuân Canh đến Mai Lâm. Cả hai con sông này là nguồn cung cấp
nước cho sản xuất nông nghiệp và tạo thành dải đất phù sa được bồi đắp
hàng năm khá lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngắn ngày. Nhưng vào
mùa mưa, mực nước của hai con sông rất thất thường, dễ gây lụt lội làm ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống. Vì vậy, cần chú ý đến tình trạng đê điều.
Sông Cà Lồ chảy dọc theo ranh giới phía Bắc của huyện, đoạn chạy qua
huyện dài khoảng 9 km, có lưu lượng nước không lớn và ổn định hơn, cung
cấp lượng phù sa không đáng kể, nhưng là nguồn cung cấp nước tưới cho
các xã phía Bắc và phía Đông của huyện.
Sông Thiếp là sông nội huyện, bắt nguồn từ xã Tiền Phong (Mê Linh,
Vĩnh Phú) chảy về địa phận Đông Anh qua 10 xã và đổ ra sông Ngũ Huyện
Khê.
Ngoài hệ thống sông, Đông Anh còn có đầm Vân Trì là một đầm lớn,
có diện tích 130 ha, mực nước trung bình là 6 m, cao nhất là 8,5 m, thấp nhất
là 5 m, đầm này được nối thông với sông Thiếp, có vai trò quan trọng trong
việc điều hoà nước.

- Nước ngầm.
Ngoài những nguồn nước trên mặt đất, Đông Anh còn có những tầng
chứa nước với hàm lượng cao. Nước ngầm có ý nghĩa quan trọng trong việc
cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện. Nước ngầm
ở Đông Anh lại luôn được bổ sung, cung cấp từ nguồn nước giàu có của
sông Hồng.
1.1.1.5. Một số thông tin cơ bản về công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên
Hợp – Đông Anh – Hà Nội:
Công ty cổ phần Thiên Hợp đóng trên địa bàn tổ 37, khối 4A, thị trấn
Đông Anh, thành phố Hà Nội. Cách quốc lộ 3 Hà Nội – Cao Bằng 2km. Nhờ có
giao thông thuận lợi nên việc giao lưu kinh tế bán sản phẩm đi các tỉnh Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang…. Khá thuận tiện
Trại thực nghiệm của công ty năm ngay tại khu chế biến thức ăn nên rất
thuận tiện cho việc nghiên cứu sản xuất ra các loại thức ăn phù hợp với từng giai
đoạn, lứa tuổi gia súc, gia cầm.
* Cơ cấu tổ chức của công ty.
- Ban lãnh đạo gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.
- Phòng kế toán gồm: 06 người trong đó có 1 thủ quỹ, 1 kế toán tổng
hợp, 1 kế toán sản xuất, 1 thủ kho, 1 kế toán bán hang cho khách lẻ và 1 kế
toán bán theo đơn đặt hang qua điện thoại.
- Cán bộ thị trường 15 người.
- Tổ lái xe: 03 lái xe và 03 phụ lái.
- Tổ vận hành máy: 04 người có trình độ từ trung cấp trở lên.
- Tổ sản xuất: 08 người.
- Bộ phận KCS: 02 người.
- Phụ trách vi lượng: 01 người.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
- Khu hành chính gồm:
+ 01 phòng làm việc của lãnh đạo công ty.
+ 02 phòng của cán bộ hành chính.

+ 01 phòng họp.
- Khu sản xuất chiếm gần hết diện tích của công ty.
- Bên cạnh khu sản xuất còn có:
01 phòng kỹ thuật được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại phục vụ cho
việc sản xuất.
01 kho chứa nguyên liệu,
01 kho chứa thành phẩm và một kho chứa bao bì, vi lượng.
01 phòng bảo vệ.
05 phòng sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.
- Cuối khu nhà máy là trại thực nghiệm phục vụ cho việc nuôi thử
nghiệm lợn và gia cầm sử dụng thức ăn do công ty sản xuất ra.
Chuồng nuôi được thiết kế theo kiểu công nghiệp, có độ dốc đủ tiêu
chuẩn, có hệ thống vòi uống tự động, mái chuồng được thiết kế 2 tầng, lợp
bằng pro xi măng. Có hệ thống rãnh nước thải xuống hố biogas, cửa ra vào
có hố sát trùng.
*Tình hình sản xuất
Công ty cổ phần Thiên hợp là một công ty chuyên sản xuất và kinh
doanh thức ăn chăn nuôi. Hàng năm sản xuất và cung cấp ra thị trường hàng
ngàn tấn thức ăn các loại cho các loại vật nuôi. Công ty sản xuất cả 2 loại
thức ăn hỗn hợp và đậm đặc với nhiều mã hàng khác nhau phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của lợn và gia cầm.
- Về thức ăn hỗn hợp:
+ Thức ăn hỗn hợp dành cho lợn có: G1, TH002, TH003, TH1104,
TH1105, N93, N93S.
+ Thức ăn hỗn hợp dành cho gà, vịt: N828A, N828, N626, N636,
V68.
-Thức ăn đậm đặc gồm:
+ Thức ăn đậm đặc cho lợn có: TH009, TH007, N252, N888, …
+ Thức ăn đậm đặc cho gia cầm có: N131…
Hàng tháng Công ty sản xuất từ 450 – 500 tấn/tháng, cung cấp thức ăn

chăn nuôi cho các đại lý ở các tỉnh như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên,
Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Bình, …. và các huyện lân cận của công ty.
1.1.2Đánh giá chung
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên
Hợp, qua điều tra đánh giá về điều kiện tự nhiên, điều tra về kinh tế xă hội
của công ty, tôi thấy có một số thuận lợi, khó khăn đối với việc thực tập như
sau:
1.1.2.1. Thuận lợi
Công ty cổ phần Thiên Hợp đóng trên địa bàn tổ 37, khối 4A, thị trấn
Đông Anh, thành phố Hà Nội, cách quốc lộ 3( Hà Nội – Cao Bằng ) 2km
nên có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, giới thiệu sản phẩm
và thông tin khoa học kỹ thuật.
Nước dùng cho chăn nuôi được lấy từ giếng khoan, đưa qua vòi tự
động nên hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường tiêu hóa.
Hệ thống cán bộ chăn nuôi và cán bộ thú y của công ty năng động,
sáng tạo, có chuyên môn cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu của công việc.
1.1.2.2. Khó khăn
Bên cạnh rất nhiều thuận lợi thì còn tồn tại rất nhiều những khó khăn.
- Trại chăn nuôi của công ty nằm ở khu vực đông dân cư và gần đường
đi lại nên khó cho công tác phòng chống dịch bệnh.
- Trại chăn nuôi còn nhỏ hẹp, không có chuồng cách ly lợn ốm nên khi
xảy ra dịch bệnh thì tốc độ lây lan bệnh nhanh.
- Cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu các dụng cụ thí nghiệm cần thiết nên
công tác chẩn đoán và thí nghiệm không thu được những kết quả thuận lợi
cho việc phòng dịch.
Qua thời gian thực tập tại cơ sở, tôi nhận thấy những khó khăn chỉ là
tạm thời. Nếu được quan tâm, đầu tư, khắc phục tốt thì nền sản xuất của trại
chăn nuôi sẽ phát triển tốt và tạo nhiều sản phẩm cho xã hội.
1.2. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung

Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập, tôi căn cứ vào kết
quả điều tra cơ bản trên cơ sở phân tích những khó khăn thuận lợ của cơ sở
thực tập, áp dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế sản
xuất, kết hợp với học hỏi kinh nghiệm của những cán bộ đi trước, cùng với
sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, tôi đã đề ra một số nội dung công việc
như sau:
- Tìm hiểu tình hình sản xuất, chăn nuôi của huyện.
- Tham gia vệ sinh phòng chống dịch bệnh.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
- Tham gia tuyên truyền chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân.
- Tham gia một số công việc khác.
- Thực hiện đề tài: : “Nghiên cứu thử nghiệm thức ăn TH-003, dùng cho lợn
thịt tại một số trang trại của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Hợp
tại Đông Anh - Hà Nội”
1.2.2. Biện pháp tiến hành
Để thực hiện tốt nội dung trong thời gian dài thực tập, tôi đã đề ra các kế
hoạch cho bản thân và sắp xếp thời gian biểu cho hợp lý để có thể thu được
kết quả tốt nhất. Xác định cho mình động cơ làm việc đúng đắn, chịu khó
học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, không ngại khó, không ngại
khổ.
- Bám sát địa bàn nơi thực tập, tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân về
vấn đề chăn nuôi.
- Học hỏi kinh nghiệm của cán bộ thú y cơ sở, kinh nghiệm thực tế sản
xuất, tham khảo sách báo, tài liệu để nâng cao tay nghề để, củng cố kiến
thức chuyên môn.
- Thường xuyên liên hệ, xin ý kiến chỉ đạo chuyên môn của thầy giáo
hướng dẫn.
- Trực tiếp tham gia chữa bệnh cho gia súc gia cầm tại cơ sở thực tập.
- Mạnh dạn áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất
- Tuân thủ đúng và nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy,quy định của

nhà trường và cơ sở thực tập
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác tuyên truyền
-Tham gia chuyển giao công nghệ, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Hướng dẫn bà con vệ sinh chuồng trại theo định kỳ để hạn chế, ngăn
chặn mầm bệnh phát triển.
1.2.3.2. Công tác vệ sinh chăn nuôi
Công tác vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng, quyết
định tới thành quả chăn nuôi. Nó bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố : không
khí, khí hậu, chuồng trại….hiểu được phần quan trọng của vấn đề này nên
trong suốt thời gian thực tập, tôi đã cùng với công nhân tổ chăn nuôi thực
hiện tốt qui trình vệ sinh thú y, quan tâm đến bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi
( thông thoáng trại, khơi thông cống rãnh, diệt chuột bọ để tránh mầm bệnh
từ bên ngoài xâm nhập vào khu chăn nuôi).
Tuyên truyền và vận động người dân làm công tác vệ sinh chăn nuôi
như:
Vệ sinh thức ăn, nước uống: Trước khi gia súc ăn đảm bảo rau cỏ phải
được rửa sạch, nước uống phải sạch sẽ. Đặc biệt, không cho gia súc ăn thức
ăn bị thối, mốc, hư hỏng để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.
Vệ sinh chuồng trại: Chuồng trại phải được quét dọn thường xuyên đảm
bảo khô ráo sạch sẽ, không có nước đọng, phải có rãnh thoát nước chuồng
phải đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, phát quang bờ
bụi xung quanh khu vực chuồng trại, có hố ủ phân cho gia súc gia cầm, định
kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại, thực hiện phương châm “phòng bệnh
hơn chữa bênh”.
1.2.3.3. Công tác thú y
* Công tác phòng bệnh
Với phương châm “ phòng bệnh hợn chữa bệnh “ cũng đã cho ta thấy
tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn gia súc là biện pháp tích cực và bắt buộc.
Tiêm vacxin cho đàn gia súc tạo ra cho cơ thể chúng có một sức đề kháng

bệnh. Vì vậy công việc tiêm phòng vacxin được thực hiện theo đúng quy
trình và đúng lịch. Nhằm giảm thiểu tối đa về thiệt hại kinh tế do dịch bệnh
gây ra.
* Công tác tiêm phòng
Kết hợp với cán bộ thú y cơ sở tôi đã tiến hành tiêm vacxin phòng
bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và một số động vật khác.
-Tiêm phòng vacxin cho lợn nái vào các thời điểm tháng 3 đến tháng 4 và
tháng 9 đến tháng 10 trong năm, với các loại vacxin như sau : vacxin dịch
tả, vacxin suyễn, vacxin tụ dấu, vacxin giả dại, vacxin Farrowsure ( phòng
bệnh xoắn khuẩn, đóng dấu lợn, bệnh chết đột ngột ở lợn nái ), vacxin LTC (
phòng bệnh phân trắng ở lợn con)
-Tiêm phòng vacxin cho lợn đực: quy trình tiêm phòng giống như với lợn
nái, nhưng không tiêm vacxin TLT.
-Tiêm phòng vacxin cho lợn con : đối với lợn con tiêm các loại vacxin sau:
vacxin suyễn tiêm vào lúc 7 ngày tuổi, vacxin phó thương hàm tiêm vào lúc
21 ngày tuổi, tiêm nhắc lại lần 2 vào lúc 27 ngày tuổi. vacxin dịch tả tiêm
lần một vào lúc 35 ngày tuổi, nhắc lại lần 2 vào lúc 45 ngày tuổi, vacxin tụ
dấu tiêm vào lúc 60 ngày tuổi, vacxin phòng bệnh xoắn khuẩn tiêm vào giai
đoạn trên 3 tháng tuổi.
Tuy nhiên tùy theo tình hình dịch bệnh ở địa phương mà lịch tiêm phòng
cũng có những thay đổi cho phù hợp. Thời gian tiến hành tiêm phòng
thường vào buổi sáng khi có thời tiết mát mẻ, và bố trí đầy đủ khâu nhân
lực, vật lực tiến hành công tác tiêm phòng.
1.2.3.4 Công tác chẩn đoán điều trị bệnh
Trong chăn nuôi, việc phát hiện và điều trị kịp thời những gia súc ốm là
một khâu hết sức quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc, gia
cần, ngăn chặn lây dịch bệnh, giúp con vật mau chóng phục hồi sức khỏe và
giảm thiệt hại do bệnh tật gây ra.
Trong thời gian thực tập tôi đã tham gia chuẩn đoán và điều trị một số
bệnh thường xảy ra và đã thu được những kết quả nhất định.

Các bệnh thường gặp :
*Bệnh suyễn lợn.
+ Nguyên nhân
Do vi khuẩn gram âm gây ra thường xuất hiện vào lúc thời tiết lạnh kéo dài.
+ Triệu chứng
Con vật sốt, mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, sau đó bỏ ăn con vật ho từng cơn
thường ho vào buổi sớm và chiều tối, con vật khó thở.
+ Đều trị
- Tylosin 1ml/10kgTT liều 2lần/ngày
- Tiamulin 1ml/10kgTT liều 2lần/ngày
-Sectilin 5ml/20kgTT liều 1lần/ngày
*Bệnh phân trắng ở lợn con.
+ Nguyên nhân
Do đặc điểm sinh lý lợn con: khi mới sinh, cơ thể lợn con chưa phát
triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch. Trong dạ dầy lợn con thiếu
axit HCL nên Pepsinnozen tiết ra không trở thành men Pepsin hoạt động
được. Khi thiếu pepsin, sữa mẹ không được tiêu hoá và bị kết tủa dưới dạng
cazein, gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy phân màu trắng (màu của cazein chưa
được tiêu hoá). Hơn nữa khi mới sinh vỏ não và các trung tâm điều tiết thân
nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh, do vậy nó không kịp thích nghi với sự
thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu. Hơn nữa lượng mỡ dưới da của
lợn con lúc mới sinh chỉ có khoảng 1%. Lúc khí hậu thay đổi, lợn con mất
cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt. Đặc điểm này đã lý giải
tại sao bệnh này lại hay xảy ra hàng loạt, ồ ạt khi khí hậu thời tiết thay đổi
thất thường.
+ Triệu chứng
Bệnh gặp nhiều ở lợn từ sơ sinh cho đến 21 ngày tuổi. Lợn kém bú,
rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to bụng
hóp, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân. Niêm mạc mắt
lợn nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh. Lợn rặn rất nhiều khi ỉa. Màu phân

lúc đầu xanh đen sau đó chuyển sang sám rồi chuyển sang màu sám như cứt
cò, có mùi tanh, khắm đặc trưng. Phân dính nhiều vào đít. Lợn con bị bệnh
thường hay khát nước, nên tìm nước bẩn trong chuồng uống, làm bệnh nặng
thêm nếu không đảm bảo đủ nước sạch. Đôi khi có lợn nôn ra sữa chưa tiêu
hoá nên có mùi chua. bệnh kéo dài 2-4 ngày, lợn suy nhược nhanh, co giật,
run rẫy và chết. Tỷ lệ chết 50-80%. Thể kéo dài gặp nhiều ở lợn từ 22 ngày
tuổi. Bệnh có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Lợn con vẫn bú như giảm dần đi.
Phân màu trắng đục, trắng vàng. Nhiều con mắt có dử và vầng thâm xung
quanh. Lợn suy dinh dưỡng, niêm mạc nhợt nhạt, nếu chữa trị không kịp
thời lợn thường bị chết sau 1 tuần bị bệnh. Lợn con từ 45-50 ngày vẫn còn
bú mẹ cũng bị bệnh ỉa phân trắng với các triệu chứng nhẹ hơn. Nếu bệnh kéo
dài, lợn sẽ bị còi cọc.
+ Phòng trị
Phòng bệnh: phòng bệnh bằng vệ sinh dinh dưỡng: chăm sóc, nuôi
dưỡng lợn mẹ, lợn con tốt. Cần chú ý khâu thức ăn cho heo mẹ phải tốt về cả
số lượng và chất lượng. Thực hiện tốt cả 3 khâu: chống lạnh, chống ẩm và
chống bẩn, chuồng trại thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông…Tạo cho lợn con
ăn sớm thức ăn có chất lượng cao. Phòng bằng văcxin cho cả mẹ và con,
vacxin được chế từ các chủng E.coli gây bệnh phân trắng lợn con
(autovacxin – vacxin chuồng) bằng cách tiêm cho heo mẹ 1-2 tuần trước khi
đẻ, hay cho heo mẹ uống 3-4 lần sau khi đẻ. Vacxin có tác dụng bảo hộ 70%
cho heo khi đang cho con bú.
Trị bệnh: dùng cả thuốc hoá học có độ mẫn cảm cao với vi khuẩn
E.coli và Salmonella gây bệnh như: Neomycin; Antidia, đặc trị tiêu chảy,
hay một số loại kháng sinh có nguồn gốc thảo dược: viên tô mộc, becberin,
palmatin, ngũ bội tử, nước sắc của các lá, quả chát chưa nhiều tanin như
hồng xiêm, lá ổi…Dùng các chế phẩm sinh học: Complex-subtilit, bột
subtilit, bổ sung các nguyên tố vi lượng: Fu, Cu…
*Bệnh viêm khớp.
+ Nguyên nhân

Bệnh do cầu khuẩn streptococcus gram (+) gây nên, bệnh thường gặp
ở lợn con giai đoạn bú sữa. thông thường ở lợn con khỏe vi khuẩn
streptococcus cư trú ở hạch amydal. Khi thời tiết lạnh làm cho sức đề kháng
của lợn giảm thì bệnh dễ bùng phát.
+ Triệu chứng
Lợn đi khập khiễng, khớp mắt cá và khớp đầu gối sưng to, đỏ tấy, lợn
đau, ít di chuyển được làm giảm khả năng bú sữa dẫn đến lợn còi cọc.
+ Điều trị:
Shotapen LA 1 – 2ml/25kgTT/3 ngày
Catosal 1ml/4kgTT/3 ngày.
* Bệnh phó thương hàn
+ Nguyên nhân
Bệnh phó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn
Samolella Choleraesuis (vi khuẩn phó thương hàn) gây ra. Lợn ở mọi lứa
tuổi đều có thể mắc bệnh, phổ biến là lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi, ít
khi xảy ra ở lợn đến 6 tháng tuổi (chỉ thấy mắc bệnh ở thể mãn tính).
Vi khuẩn gây bệnh có khả năng tồn tại ngoài môi trường, nếu lợn gặp phải
điều kiện bất lợi gây stress như thời tiết thay đổi lúc giao mùa, lúc cai sữa
cho lợn con, vận chuyển lợn đi xa, nhập đàn, thay đổi thức ăn một cách đột
ngột, thức ăn bị nấm mốc, do ký sinh trùng,…lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập
vào cơ thể heo lây qua đường tiêu hóa (gây bệnh cấp tính trên lợn con).
Ngoài ra lợn nái mang thai có thể truyền bệnh cho bào thai.
+ Triệu chứng:
Thể cấp tính
Lợn sốt cao từ 41 – 41.50C. Giai đoạn đầu lợn táo bón, bí đại tiện,
nôn mửa. Sau đó, lợn tiêu chảy phân lỏng màu vàng có mùi rất thối, đôi khi
có lẫn máu, con vật kêu la đau đớn do viêm dạ dày, viêm ruột nặng.
Lợn thở gấp, ho, suy nhược do bị mất nước. Cuối thời kỳ bệnh, da tụ máu
thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong
đùi ngực. Bệnh tiến triển trong 2-4 ngày, lợn gầy còm, còi cọc, tiêu chảy

nhiều rồi chết, với biểu hiện ở bụng và chân có vết tím bầm.
Thể mãn tính:
Lợn gầy yếu dần, ăn uống giảm sút, chậm lớn thiếu máu, da xanh, có khi
trên da có những mảng đỏ hoặc bầm tím. Lợn tiêu chảy phân lỏng vàng rất
hôi thối.
Thở khó, ho, sau khi vận động con vật thường mệt nhọc, đi lại khó khăn.
Bệnh kéo dài trong vài tuần, một số có thể khỏi bệnh nhưng chậm lớn.
Bệnh tích
Thể cấp tính:
Lách sưng to, đặc biệt là 1/3 phần ở giữa sưng to hơn, dai như cao su
màu xanh thẩm.
Hạch lâm ba sưng, tụ máu, xuất huyết.
Gan tụ máu có nốt hoại tử bằng hạt kê.
Thận có những điểm hoại tử ở vỏ thận.
Phổi tụ máu và có các ổ viêm, ruột sưng nhiểu nước.
Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ, có điểm xuất huyết, đôi khi có vết
loét như hạt đậu.
Thể mãn tính:
Bệnh tích chủ yếu ở dạ dày và ruột.
Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ từng đám. Ở ruột già và ruột non có
nhiều đám loét bờ cạn, những đám loét này phủ fibrin.
Lách không sưng, đôi khi có những nốt hoại tử to bằng quả mận.
Gan có nốt viêm hoại tử màu xám bằng hạt đậu.
Phổi viêm sưng có ổ hoại tử màu vàng xám.
Phòng bệnh
- Mua lợn từ nơi không có bệnh, cách ly và theo dõi ít nhất 2 tuần rồi mới
nhập đàn.
- Vệ sinh phòng bệnh: định kỳ sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống,
đảm bảo cung cấp đủ thức ăn và uống sạch, không cho lợn ăn thức ăn hôi
thiu, ẩm mốc.

- Nên áp dụng biện pháp cùng vào – cùng ra, chuồng sẽ được để trống
khoảng 5-7 ngày.
- Phải sát trùng chuồng trại và dụng cụ thật kỹ sau mỗi lứa lợn.
- Phòng bệnh bằng vaccine:
Định kỳ tiêm phòng vaccin phó thương hàn cho lợn con và lợn thịt theo quy
trình tiêm phòng vaccine tại địa phương. Riêng đối với lợn nái, nên tiêm
trước khi phối giống 10-15 ngày là tốt nhất, để lợn con sinh ra có khả năng
miễn dịch do sữa mẹ truyền sang chống bệnh trong thời gian đầu.
+ Điều trị
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau:
- Clorfenicol, liều 1ml/20 kg thể trọng
- Gentamycine 20-50 mg/kg, 2 lần/ngày
- TyloPC, TyloDC, liều 1-2 ml/10 kg thể trọng
1.2.3.5 Các công tác khác
Cụ thể công tác phục vụ sản xuất được trình bày qua bảng sau:
Bảng 1.2: Kết quả công tác thú y phục vụ sản xuất
Nội dung
Số
lượng
( con )
Kết quả
Số lượng
( con )
Kết quả ( % )
1. Tiêm phòng An toàn Tỷ lệ ( % )
Tụ huyết trùng lợn 40 40 100
Dịch tả lợn 40 40 100
2. Điều trị bệnh Khỏi bệnh Tỷ lệ ( % )
Tụ huyết trùng lợn 1 1 100
Viêm phổi lợn 9 9 100

Bệnh ghẻ lợn 4 4 100
Bệnh tiêu chảy lợn 12 12 100
Bệnh viêm khớp ở lợn
3 3 100
3. Công tác khác
Đạt Tỷ lệ ( % )
Tiêm Dextran-Fe cho lợn
con
24 24 100
Tiêm vaccine lở mồm long
móng cho lợn con
24 24 100
Tiêm vaccine phó thương
hàn cho lợn con
24 24 100
Tiêm vaccine phòng bệnh
phù đầu cho lợn con
24 24 100
1.3. Kết luận
1.3.1. Bài học kinh nghiệm
Qua thời gian thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong
khoa CNTY và sự quan tâm của các cán bộ cán bộ tại Công ty cổ phần thức
ăn chăn nuôi Thiên Hợp, cộng với sự cố gắng của bản thân tôi, đăc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn đã tạo điều kiện tốt cho tôi được
vận dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế sản xuất cũng
như nghiên cứu khoa học. Từ đó giúp tôi củng cố thêm và nâng cao kiến
thức của mình, hiểu biết hơn về chuyên nghành chăn nuôi. Hơn hết tôi đã
rèn luyện được cho mình tác phong làm việc của cán bộ kỹ thuật , biết cách
quản lý chăn nuôi cũng như tập hợp tổ chức làm việc trong một trại chăn
nuôi. Qua thời gian thực tập, được tiếp xúc với thực tế sản xuất, tôi thấy

mình đã trưởng thành hơn rất nhiều, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm
cho bản thân. Có được những kết quả đó sẽ tạo điều kiện tốt giúp tôi trong
quá trình công tác sau này, nhất là biết được những vướng mắc, khó khăn
của ngành chăn nuôi, từ đó giúp họ tháo gỡ, khắc phục nhằm đẩy mạnh chăn
nuôi phát triển.
Qua thời gian thực tập tại cơ sở đã giúp tôi tự tin hơn, mạnh dạn hơn vào
khả năng chuyên môn của mình. Trong quá trình làm việc giúp tôi củng cố
thêm lòng yêu nghề. Đồng thời giúp tôi nhận thấy còn nhiều kiến thức khoa
học trong thực tế mà mình chưa biết đến, từ đó tôi thấy mình cần phải học
hỏi thêm từ thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, thường xuyên nghiên cứu,
tham khảo tài liệu để hiểu biết hơn về tiến bộ KHKT, nâng cao kiến thức
chuyên môn.

1.3.2. Tồn Tại
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác phục vụ sản
xuất, song trong thời gian thực tập tôi thấy bản thân mình còn mốt số hạn
chế sau:
+ Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều cho nên
kết quả thu được chưa cao.
+ Các kiến thức được vận dụng vào thực tế cò ở mức độ hạn hẹp.
+ Còn non tay nghề, đôi khi còn lúng túng khi gặp ca bệnh khó.
Tôi thấy từ kiến thức trên sách vở vận dụng vào thực tiễn sản xuất là cả
một quá trình dài do vậy bản thân tôi một kỹ sư chăn nuôi trong tương lai,
tôi nhận thấy mình cần phải khắc phục những yếu kém, cần phải đi sâu vào
thực tế và cố gắng rèn luyện vươn lên là một cán bộ kỹ thuật giỏi cả lý
thuyết vững chắc cả tay nghề, luôn cố gắng rèn luyện vươn lên.
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: :“Nghiên cứu thử nghiệm thức ăn TH-003, dùng cho lợn thịt
tại một số trang trại của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Hợp tại

Đông Anh - Hà Nội”
2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Chăn nuôi lợn ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đóng vai
trò hết sức quan trọng trong hệ thống chăn nuôi. Lợn là loài gia súc được
nuôi nhiều và cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người.Tốc độ
tăng đàn lợn đạt trên 3,4%, tổng sản lượng thịt đạt 2,88 triệu tấn tăng 4,1%
so với năm 2008. Theo số liệu thống kê gần đây nhất tại thời điểm
01/4/2010, cả nước có 27,3 triệu con, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2009.
Đàn lợn Việt Nam luôn tăng trưởng dương và có tốc độ phát triển nhanh,
đều hơn các vật nuôi khác.
Nước ta là một nước nông nghiệp, nghề nông có một vị trí quan trọng
trong sự phát triển kinh tế của đất nước, song song với các ngành nghề khác
thì chăn nuôi lợn đang phat triển mạnh, là một trong những mũi nhọn đóng
gop một phần rất lớn cho sự phát triển chung của đất nước. Chăn nuôi lợn
cung cấp thực phẩm hang ngày cho con người, bên cạnh đó còn cung cấp
nguồn phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho
công nghiệp chế biến, giúp cho nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển
hơn.
Hiện nay ngành chăn nuôi lợn đang từng bước áp dụng theo những tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như con giống, thức ăn và thú y, từ đó đã
làm cho đàn lợn của nước ta không những tăng lên cả về số lượng mà tăng
lên cả về chất lượng. Đặc biệt việc sử dụng thức ăn đóng vai trò quan trọng
trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn.
Thức ăn là một yếu tố rất quan trọng, khi đã chọn được một con giống tốt
thì cũng phải có thức ăn đảm bảo về chất lượng. Trong chăn nuôi lợn,tạo ra
một giống mới có năng suất cao thì chưa đủ, mà cần phải tạo ra nguồn thức
ăn cân bằng và đầy đủ về dưỡng chất để. Do vậy vấn đề dinh dưỡng là một
trong những khuynh hướng nghiên cứu và chế biến thức ăn nhằm cung cấp

thêm protein, axit amin và các dưỡng chất khác góp phần tăng giá trị dinh
dưỡng của thức ăn sử dụng cho lợn, có như thế mới thúc đẩy được hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi.
Thấy được tầm quan trọng của thức ăn trong chăn nuôi, nhiều năm qua
đã có nhiều công trình nghiên cứu và tạo ra các loại thức ăn hỗn hợp, phù
hợp với chức năng sinh lý, sinh trưởng theo từng lứa tuổi của lợn. Hiện nay
giá thành thức ăn hôn hợp còn khá cao, chưa phù hợp với điều kiện khinh tế
của hộ dân. Song đất nước đang phát triển với chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, đua ngành chăn
nuôi phat triển. Việc sử dụng thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi là xu thế của
thời đại.
Từ yêu cầu thực tế đấy, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi – thú y, thầy giáo, cô giáo hướng dẫn và sự nhất
trí của ban lãnh đạo Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Hợp – Đông
Anh – Hà Nội, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài :“Nghiên cứu thử nghiệm
thức ăn TH-003, dùng cho lợn thịt tại một số trang trại của công ty cổ
phần thức ăn chăn nuôi Thiên Hợp tại Đông Anh - Hà Nội”.
2.1.2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TH-003 đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của lợn thịt.
Từ đó đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
đến khả năng sinh trưởng phát triển của lợn thịt
2.1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1.3.1.Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở phục vụ cho nghiên cứu và hoc
tập của sinh viên và các khóa tiếp theo.
2.1.3.2. ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần làm rõ thêm ảnh hưởng của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
TH-003 đến khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn thịt.
Qua kết quả đó có thể khuyến cáo, phổ biến cho người chăn nuôi sử

dụng loại thức ăn thích hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.1.4. Điều kiện để thực hiện đề tài
Điều kiện của bản thân
- Trên cơ sở của bản thân đã học đã được học lý thuyết các môn từ cơ
sở đến chuyên ngành.
- Áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế và học hỏi them ngoài thực tiễn
sản xuất.
Thường xuyên liên hệ, xin ý kiến chỉ đạo chuyên môn của thầy giáo hướng
dẫn.
Tham khảo các tài liệu chuyên môn để thực tập tốt nghiệp đạt kết quả cao
Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ của mình để phấn đấu hoàn thành những
mục đích đặt ra.
2.1.5. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc đề tài
Để thu được kết quả cao trong thời gian thực tập và thực hiện tốt những
nội dung đã đề ra bản thân em đưa ra một số mục tiêu thực hiện như sau:
Học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của địa phương.
Quy trình chăn nuôi lợn thịt tại cơ sở chăn nuôi.
Chuẩn đoán và điều trị các bệnh mà lợn thường mắc phải.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1.Cơ sở khoa học của đề tài.
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn
Mục đích cuối cùng của người chăn nuôi là hiệu quả kinh tế. Để xây
dựng được những khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho lợn ở từng giai đoạn sinh
trưởng khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của con vật. Ta cần
nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng của lợn, từ đó có cơ sở khoa học để tác
động vào quá trình sinh trưởng của chúng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất.
Khái niệm sinh trưởng:
Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ chất thông qua quá trình trao đổi chất,là
sự tăng lên về khối lượng, về kích thước các chiều các bộ phận cũng như

toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước.
Người ta thường phân chia các quy luật sinh trưởng và phát dục của
vật nuôi theo hai cách:
- Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: quá trình sinh trưởng
và phát dục của lợn được chia làm giai đoạn trong thai (prenatal) và giai
đoạn ngoài thai (postnatal) (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [23].
+

Quá trình sinh trưởng trong thai: là một phần quan trọng trong chu
kỳ sống của lợn bởi vì các sự kiện của thời kỳ này có ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của lợn. Quá trình phát triển trong
thai được chia làm 3 giai đoạn nhỏ là giai đoạn phôi thai, giai đoạn tiền thai
và giai đoạn bào thai.
Giai đoạn phôi thai: được tính từ lúc trứng thụ tinh đến lúc 22 ngày.
Đặc điểm của giai đoạn này là hợp tử dịch chuyển và làm tổ ở sừng tử cung
(trong vòng hai ngày đầu tiên), hợp tử phân chia nhanh chóng thành khối tế
bào và
thành các lá phôi.
Giai đoạn tiền thai: tính từ ngày 23 - 39, hình thành hầu hết các cơ
quan bộ phận trong cơ thể còn non.
Giai đoạn thai: tính từ ngày 40 đến khi được sinh ra, là giai đoạn phát
triển nhanh về kích thước và khối lượng của thai.
+ Giai đoạn ngoài thai được chia thành các thời kỳ: bú sữa, thành
thục, trưởng thành và già cỗi.
- Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều:
Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: Lúc còn non khả năng
tăng khối lượng của lợn chậm. Sau đó tăng khối lượng nhanh dần, tuỳ theo

×