1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị kinh tế quan trọng
thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nằm giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh
Phúc, Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô
Hà Nội ở phía Nam, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa
trung du, miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên toàn
tỉnh là 3.542,6km
2
(theo số liệu thống kê năm 2003). Dân số năm 2005 có
1.109 nghìn người, mật độ trung bình 313 người/km
2
. Đơn vị hành chính bao
gồm: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện: Định Hóa, Phú
Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Bình, Phổ Yên.
1.1.1.2. Địa hình đất đai
Địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc-Nam và thấp
dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa
mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.
Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi
dựng đứng và kéo dài theo hướng tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dãy núi trên
còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Cạn chạy theo hướng đông bắc-tây nam
đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao
che chắn gió mùa đông bắc.
Khí hậu
Với địa hình thấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi xuống trung du,
đồng bằng theo hướng Bắc - Nam làm cho khí hậu Thái Nguyên chia thành 3
2
vùng rõ rệt trong mùa đông: vùng lạnh, vùng lạnh vừa, vùng ấm và 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.500 đến
1.750 giờ và phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Lượng mưa
trung bình hàng năm ở Thái Nguyên khá lớn, khoảng 2.000 - 2.500 mm nên
tổng lượng nước mưa tự nhiên dự tính lên tới 6,4 tỷ m
3
/năm.
Nét đặc trưng khí hậu Thái Nguyên chịu ảnh hưởng khí hậu miền bắc Việt
Nam, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10, thời kỳ này nhiệt độ trung bình là 23
o
C - 28
o
C lượng mưa trung bình là
1.750mm (chiếm 85% cả năm) mùa khô nhiệt độ trung bình là 20
o
C thích hợp
cho cá và các loài động vật thuỷ sản khác sinh sống và phát triển.
Đất đai
Thái Nguyên có diện tích đất nông nghiệp 80.083 ha, đất lâm nghiệp
119.854 ha diện tích mặt nước 6.925 ha có thể nuôi trồng thuỷ sản được,
trong đó ao nuôi cá 2.285 ha, hồ chứa lớn 2.500 ha, hồ chứa nhỏ 1.140 ha,
ruộng trũng 1.000 ha. Thái Nguyên còn có nhiều sông suối nhưng chủ yếu là
suối nhỏ phụ lưu của hai sông chính Sông Cầu và Sông Công tổng diện tích
sông suối kênh mương có khoảng 12.000 ha là nguồn cung cấp nước cho canh
tác nông nghiệp là nơi sinh sống của các loài cá tự nhiên và có thể sử dụng
diện tích mặt nước này để nuôi cá lồng, bè.
1.1.1.3. Giao thông
Trại giống thủy sản Hòa Sơn nằm trên địa bàn huyện Phú Bình, Tỉnh
Thái Nguyên. Trung tâm nằm cách quốc lộ 37 Bắc Giang - Thái Nguyên 1 km,
và cách quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên là 15 km. Do đó rất thuận lợi cho
giao thông đi lại.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của trung tâm
Trung tâm thuỷ sản Thái Nguyên hiện đang quản lý: Trạm thuỷ sản Núi
Cốc, Trại cá giống Cù Vân, Trại cá giống Hoà Sơn. Trong đó trại cá giống
Hòa Sơn được thành lập từ năm 1982. Trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm, đến
nay trại cá giống Hòa Sơn là đơn vị trực thuộc trung tâm thuỷ sản Thái Nguyên
là đơn vị sự nghiệp có thu với cơ cấu tổ chức hiện đại.
3
Trung tâm được khởi công xây dựng từ 1982. Sau 27 năm hoạt động
sản xuất, cho đến năm 2009 trại cá giống Hòa Sơn được đầu tư nâng cấp, hiện
nay đã có cơ sở sản xuất khá thuận lợi. Sau khi được đầu tư nâng cấp, doanh
thu của trại ngày một tăng lên, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng lên.
Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay có 16 người, 100% được đào
tạo từ trung cấp nghề nuôi trồng thủy sản trở lên.
Diện tích đất đai tài sản là 33945m
2
trong đó diện tích mặt nước NTTS
là 27666m
2
còn lại là đất chuyên dùng, đất mương tưới tiêu và ao chứa nước.
Tổng số có 23 ao trong đó 22 ao sản xuất, 01 ao chứa nước 720m
2
chia
thành 3 khu chính A,B,C.
Công trình phụ trợ gồm 1 nhà sinh sản tạo 300m
2
gồm có 2 bể cá đẻ, 6
bể ấp, 2 bể ép và 1 hệ thống dàn ấp cá rô phi đơn tính. Và một số máy móc
thiết bị khác.
1.1.2.2. Đời sống kinh tế xã hội
Nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Nguyên dễ dàng nhận thấy là giữa tiềm năng
và sản lượng thực tế, giữa trình độ khoa học - công nghệ và thực tiễn sản xuất
còn tồn tại một khoảng cách khá lớn. Với diện tích như vậy sản lượng thuỷ sản
có thể đạt 7.015 tấn/năm nhưng hiện nay tỉnh Thái Nguyên mới khai thác được
50% tiềm năng, sản lượng thuỷ sản đạt 4.585 tấn/năm năm 2009.
Với tiềm năng và thế mạnh trên cơ sở sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn
có trong lĩnh vực thuỷ sản của tỉnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị
của sản phẩm thuỷ sản, phát triển bền vững có tốc độ tăng trưởng ổn định là một
bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng góp
một phần cơ cấu GDP của ngành 2-3%. Nuôi thuỷ sản góp phần xoá đói giảm
nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân và hướng tới xuất khẩu.
Năm 2009, trại Hòa Sơn được đầu tư nâng cấp với số vốn khoảng 10 tỷ
VNĐ do vậy hiện nay đã có cơ sở sản xuất khá thuận lợi. Trước khi chưa
nâng cấp doanh thu đạt 591 triệu năm 2008, năm 2009 và 2010 đang trong
thời kỳ nâng cấp trại. Trại tiếp tục đi vào hoạt động từ 2011 cho đến nay
doanh thu ngày một tăng lên, năm 2011 doanh thu đạt 805 triệu, ước tính
năm nay doanh thu đạt trên 1 tỷ. Lương bình quân 1 người / tháng 2.083.897
đ/người/tháng.
4
Đạt được thành quả như vậy là nhờ có cơ sở được dầu tư nâng cấp và tinh
thần đoàn kết thống nhất của cả tập thể xác định được đối tượng nuôi chính,
được sự giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời của trung tâm thủy sản, được sự phối kết
hợp của các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh. Do vậy năm nào cũng hoàn thành
kế hoạch trước 1 tháng và năm sau cao hơn năm trước 8 - 10%.
1.1.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng
Tổng diện tích mặt bằng trung tâm là 33945m
2
.
Trên mặt bằng này được bố trí các hạng mục công trình sau: Nhà điều
hành 150 m
2
, nhà sinh sản nhân tạo 300m
2
.
* Đường giao thông nội bộ: Gồm 2 tuyến chính:
- Tuyến chính có tổng chiều dài 52 m.
- Tuyến phụ có tổng chiều dài 162,26m.
* Hệ thống kênh cấp nước:
- Kênh cấp nước ngoài trung tâm có tổng chiều dài 162m trong đó kênh
số 1 là 102m, kênh số 2 là 60m.
- Các mương cấp nước vào ao với tổng chiều dài là 325 m.
Hàng rào bảo vệ trung tâm có tổng chiều dài là 326m.
* Hệ thống ao:
Tổng số ao là 23 cái với tổng diện tích là 28.386 m
2
. Ao có diện tích
rộng, đa số ao có diện tích rộng hơn 500 m
2
với mức nước trung bình là 1,2m
tối đa tới 1,5m.
1.1.3. Các hoạt động của trung tâm
1.1.3.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ.
Trại cá giống Hòa Sơn, Trung tâm giống thủy sản Thái Nguyên đủ
năng lực là thành viên trong mạng lưới cá giống quốc gia.
- Nghiên cứu công nghệ NTTS và cải tiến công nghệ mới áp dụng cho
phù hợp với vùng núi phía bắc.
- Tư vấn cho Sở nông nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tỉnh quản lý
giống thuỷ sản, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Đào tạo, trình diễn kỹ thuật tiên tiến cho khuyến ngư viên cấp huyện,
xã và cán bộ kiêm nhiệm theo dõi thuỷ sản các huyện và tập huấn kỹ thuật
cho nông dân.
5
- Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật,
khuyến ngư viên cấp huyện, xã và công nhân kỹ thuật NTTS của tỉnh.
- Sản xuất các loài cá giống truyền thống (cá mè, trôi, chép, trắm cỏ…)
để cung cấp cho các cơ sở và phong trào nuôi cá trong tỉnh.
- Phát hiện và nghiên cứu khôi phục, phục hồi một số đối tượng thuỷ
đặc sản bản địa phục vụ công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cung cấp cho
kinh tế dân sinh.
1.1.3.2. Hoạt động sản xuất giống và dịch vụ
- Nghiên cứu, thực nghiệm, phát triển giống thuỷ sản, ứng dụng các
công nghệ về giống, thức ăn phục vụ NTTS.
- Lưu giữ giống thuỷ đặc sản ở địa phương, nhân các dòng thuần cung
cấp cho các cơ sở sản xuất giống.
- Tham gia đào tạo kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về giống thuỷ sản
- Sản xuất, dịch vụ con giống thuỷ sản có chất lượng cao.
- Tiếp nhận và nuôi giữ giống gốc, dòng thuần từ Trung tâm giống thuỷ
sản quốc gia để phát triển, chọn lọc sản xuất giống thuỷ sản hậu bị thuần
chủng, sạch bệnh cung cấp cho trại giống trong tỉnh.
- Tiếp nhận, ứng dụng công nghệ mới về sản xuất giống thuỷ sản, xây
dựng mô hình trình diễn về giống, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất
giống thuỷ sản cho các cơ sở và nhân dân.
- Phát triển chọn lọc giống thuỷ sản bố mẹ và hậu bị thuần chủng sạch
bệnh từ giống ông bà cung cấp cho các trại giống thuỷ sản trong tỉnh và khu
vực sản xuất ra con giống chất lượng cao để nuôi thương phẩm.
- Sưu tập, nuôi giữ giống thuỷ sản bản địa để bảo tồn nguồn gen.
- Tham gia sản xuất cá giống cung cấp cho nhu cầu NTTS của tỉnh.
- Nhận lưu giữ các dòng cá gốc có chất lượng cao từ các trung tâm
giống trung ương và tái tạo cung cấp cho các cơ sở sản xuất cá giống trong
tỉnh và khu vực làm cá bố mẹ.
- Khai thác điều kiện thuận lợi của môi trường thiên nhiên của tỉnh để
ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các cơ quan khoa học trong và ngoài
6
nước nhằm tiếp tục kiểm nghiệm, hoàn thành quy trình nuôi các giống thuỷ
sản cho địa phương.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến về sản xuất một số giống thuỷ sản thông
thường hiện có và mở rộng một số loài thuỷ đặc sản tại địa phương nhằm gia
tăng nguồn lợi.
- Sản phẩm chủ yếu: sản xuất tất cả các đối tượng truyền thống trong đó
xác định 2 đối tượng chính là cá chép và cá rô phi đơn tính, làm một số việc
khác khi cấp trên giao.
Tổng sản lượng các loại cá hàng năm như sau:
- Cá bột từ 10 triệu con năm 2008 tăng dần cho tới đạt 50 triệu vào
năm 2011.
- Cá hương từ 2 triệu con năm 2008 tăng dần cho tới đạt 5 triệu vào
năm 2011.
- Cá giống từ 6 vạn con năm 2008 tăng dần cho tới đạt 5 triệu vào
năm 2011.
- Cá 21 ngày từ 0,2 triệu con năm 2008 tăng dần cho tới đạt 1,5 triệu
vào năm 2011.
1.1.3.3. Các hoạt động khác
Xu hướng phát triển sản xuất và cung ứng tất cả các loại cá truyền
thống chuẩn bị cơ sở vật chất cho nuôi một số đặc sản như cá Rô đầu vuông
và một số khác.
1.1.4. Đánh giá chung
* Thuận lợi
- Những năm qua, Trại giống Hòa Sơn, Trung tâm giống thủy sản Thái
Nguyên đã được UBND tỉnh cùng các Sở ban ngành trong tỉnh đầu tư cơ sở vật
chất kỹ thuật đã từng bước được đổi mới đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ
được giao.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên có trình độ
kinh nghiệm trong công tác sản xuất giống thủy sản.
- Nhu cầu giống cá đáp ứng cho nhân dân ngày càng mở rộng và đa
dạng về loài cả về số lượng và chất lượng.
7
* Khó khăn
- Hiện tại Trại giống Hòa Sơn, Trung tâm giống thủy sản Thái Nguyên
chỉ có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc sinh sản nhân tạo các loài cá
truyền thống, chưa có hệ thống trang thiết bị để sản xuất giống theo công
nghệ mới.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật chỉ phục vụ việc sản xuất giống các loài cá
truyền thống, chưa có hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến để sản xuất các
loại giống đặc sản, có giá trị kinh tế cao.
- Các loại vật tư chuyên dùng còn thiếu, xuống cấp và không đồng bộ.
- Điều kiện tiếp cận các thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của cán
bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên còn hạn chế và chưa thường xuyên.
1.2. Nội dung thực tập tốt nghiệp và biện pháp thực hiện
1.2.1. Nội dung thực tập
- Cùng với cán bộ công nhân viên của trung tâm tham gia vào công tác
phục vụ sản xuất của trung tâm.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình kỹ thuật, các
phương pháp tiên tiến vào sản xuất tại trung tâm.
- Kết hợp giữa phục vụ sản xuất và đề tài nghiên cứu, không ngừng
nâng cao kiến thức chuyên môn và tay nghề của bản thân.
- Tìm hiểu được quy trình sản xuất giống cá trôi Việt Nam.
1.2.2. Biện pháp thực hiện
- Lên kế hoạch phù hợp giữa nội dung của đề tài thực tập tốt nghiệp với
tình hình, lịch làm việc và sản xuất của trung tâm.
- Ghi chép và theo dõi các công việc hàng ngày.
- Cùng với cán bộ công nhân viên trong trại thực hiện quy trình sản
xuất cá trôi Việt Nam và theo dõi, ghi chép vào nhật ký thí nghiệm.
8
1.3. Kết quả phục vụ sản xuất
Bảng 1.1: Những công việc và kết quả đạt được
STT
Nội dung công việc
1
Vệ sinh, tu sửa bể ấp trứng
Số lượng bể: 10
2
Vệ sinh và tu sửa ao ương cá giống
10
3
Tham gia điều trị một số bệnh ở cá
Tỷ lệ khỏi là 98%
4
Công việc khác
- Khâu lưới, Xi
phông bể cá
1.4. Kết luận và đề nghị
1.4.1. Kết luận
Qua quá trình thực tập tại trung tâm đã đạt được những kết quả nhất
định, song vẫn còn một số hạn chế.
- Thời gian thực tập có hạn.
- Trình độ chuyên môn còn kém.
Vì vậy, tôi đã đi sâu tìm hiểu kỹ thuật và việc làm, hăng hái học hỏi
những kinh nghiệm của các cán bộ công nhân kỹ thuật tại trung tâm để nâng
cao hơn nữa những hiểu biết nghề nghiệp cũng như nâng cao tay nghề cho
bản thân, và đã thu được kết quả:
- Nắm được quy tình sản xuất giống cá Trôi
- Đưa lý thuyết gắn liền với thực tiễn
- Tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
1.4.2. Đề nghị
- Tu sửa lại các hệ thống ao mương trong trung tâm tránh bị rò rỉ nước
ảnh hưởng tới sản xuất.
- Các ao có lớp bùn khá dày cần được nạo vét hoặc hút bớt để thuận
tiện cho việc ương nuôi.
9
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá trôi
Việt Nam Cirrhinus molitorella tại trại giống Hòa Sơn - Huyện Phú Bình -
Tỉnh Thái Nguyên”.
2.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm
nhất định tới việc phát triển ngành thủy sản. Theo báo cáo mới nhất của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành thủy sản nước ta đang được đánh
giá là một trong những ngành mũi nhọn, góp một phần quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Được thiên nhiên ưu ái, Việt Nam có một tiềm năng to lớn trong việc
nuôi trồng cũng như đánh bắt thủy, hải sản. Với trên 3260 km bờ biển và với
vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km
2
, có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ cùng
nhiều eo vịnh, nhiều đầm ao nước lợ, mặn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của ngành thủy sản nói chung.
Trong vòng 20 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước
phát triển nhanh, mạnh và vững chắc kể từ khi có chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo sự định hướng
của Nhà nước. Việc đầu tư nước ngoài và tự do thương mại đã góp phần tăng
vào sự tăng trưởng đáng kể về kim nghạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản
nói chung. Đây là kết quả của sự thay đổi chính sách và cách thức quản lý hợp
lý, cũng như sự nhìn nhận đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với các công
ty tư nhân. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đứng thứ ba về giá trị với
trên 4,95 tỷ đô la, tăng 16,4 % so với năm 2009 và đóng góp 11 % vào thu
nhập quốc gia. Ước tính có khoảng 3,4 triệu người có thu nhập trực tiếp từ
hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản.
10
Các sản phẩm của ngành thủy sản nói chung rất đa dạng, trong đó cá
được coi là những sản phẩm chủ đạo. Cá trôi là loài cá nước ngọt đặc sản,
thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon, rắn chắc, có khả năng
thích ứng rộng với điều kiện môi trường nên được người dân ưa chuộng,
đồng thời cá trôi cũng là một bài thuốc bổ dân gian. Vì vậy, cá trôi được coi
là một trong những giống đứng đầu về nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng
như tại các trạm giống cơ sở, các trạm tập trung với quy mô lớn. Với những
đặc điểm đó cá trôi đang là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế được người chăn
nuôi cá lựa chọn.
Nhằm có những hiểu biết cơ sở về loài cá trôi Việt Nam, góp phần vào
việc giữ gìn giống cá truyền thống, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, sản
xuất cá trôi Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu quy
trình kỹ thuật sản xuất giống cá trôi Việt Nam Cirrhinus molitorella tại trại
giống Hòa Sơn - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên”.
* Mục tiêu đề tài
- Đem những kiến thức lý thuyết đã được học áp dụng với thực tế sản
xuất, đồng thời học hỏi và củng cố kinh nghiệm cho bản thân.
- Hiểu và nắm rõ quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá trôi Việt Nam trên
lý thuyết.
- Mô tả, tham gia hoạt động sản xuất giống cá trôi Việt Nam tại cơ sở thực
tập (trung tâm giố ng thủy sả n Hò a Sơn, huyệ n Phú Bì nh, tỉnh Thái Nguyên).
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Đặc điểm sinh học của cá trôi Việt Nam
2.2.1.1. Hệ thống phân loại và phân bố
Vị trí phân loại
Theo Nguyễn Văn Hảo và cs (2001) cá Trôi Việt Nam thuộc:
Bộ cá Thiểu: Cypriniformes
Họ cá Thiểu: Cyprinidae
Loài: Cirrhinus molitorella Sauvage, 1878
Tên khoa học: Cirrhinus molitorella (Sauvage, 1878)
Tên tiế ng Anh: Mud carp
11
Hình 2.1. Cá Trôi trắng Việt Nam (Cirrhinus molitorella)
Phân bố
Cá Trôi (Cirrhinus molitorella) là một loài cá nước ngọt thuộc gia đình
Cá chép (Cyprinidae) rất phổ biến tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam
Á. Cá đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng và trở thành một trong những loài cá
được nuôi tại nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Hoa, Việt Nam, Thái
Lan trong các môi trường nhân tạo từ quy mô nhỏ như ao, hồ cá gia đình đến
các trại nuôi công nghiệp để khai thác thương mại [13].
Cá Trôi phân bố trong vùng Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, Thái
Lan tại lưu vực các sông Trân Châu (Pearl river, Trung Hoa) Mekong, Chao
Phraya (Thái lan), sông Hồng…
Tại Việt Nam, cá phân bố tự nhiên chủ yếu ở các sông, suối trong vùng
đồng bằng, cao nguyên và được nuôi khắp nơi trong các ao, hồ, đầm, và trong
cả các ao cá gia đình ở phía Bắc. Cá Trôi thường được nuôi ghép chung với
các loại cá kinh tế khác như cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ… Cá sinh sống ở
vùng nước có độ sâu khoảng 5 - 20 m (Trần Đình Luân, 1995) [6].
2.2.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Cá có thể dài đến 30 cm, thân hình thoi dẹp. Chiều dài của thân gấp 3,3 -
3,8 chiều cao. Ngực và bụng tròn. Đầu lớn vừa, ngắn và rộng. Mõm tù miệng
dưới nằm ngang, hơi uốn cong, có 2 cặp râu: Một đôi râu mồm dài và một đôi
12
râu hàm tương đối nhỏ. Mắt nằm chếch trên và ở phần nửa trước đầu. Răng
mọc chen chúc, có đỉnh hình móc (Nguyễn Duy Khoát, 2003) [4].
Vây lưng khá cao, không có tia gai cứng, viền sau vây hơi lõm xuống.
Vây ngực nhỏ hơn vây bụng. Vây hậu môn ngắn.Vây đuôi chẻ sâu. Các vây
đều màu xám. Thân phủ vẩy tròn to: có khoảng 7 - 8 vẩy ở phía trên vây
ngực có sắc tố màu xanh - đen tạo thành những đốm đen nhỏ. Thân cá lưng
màu xám xanh nhạt hay xám nâu, phía bụng trắng nhạt hơn (Trần Mai Thiên,
1996) [10].
2.2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Ở giai đoạn cá bột, cá giống, thức ăn chủ yếu của chúng là luân trùng
(Rotifera) và ấu trùng của chân chèo (Copepoda). Ở giai đoạn trưởng thành,
chiều dài ruột gấp 13,5 lần chiều dài thân. Cá trôi cũng ăn mùn, mã hữu cơ,
các chất phân hủy ở đáy áo và động vật phù du. Do cách ăn như vậy nên khi
mổ ruột cá trôi chúng ta thấy có rất nhiều bùn, cát trong đó (Đỗ Đoàn Hiệp,
2008) [2].
Cá trôi nuôi trong ao là loài ăn tạp, có thể cho ăn bằng các loại thức ăn
bổ sung như cám gạo, bột ngũ cốc, cám mì, khô dầu lạc, hèm bia, hoặc chất
thải của gia súc, gia cầm. (Bùi Quang Tề, 1998) [9].
Ngoài ra, thực ăn của cá còn là các chất bã hữu cơ vụn, các vi tảo
sống bám ở đáy như tảo silic, tảo xanh, các động vật nguyên sinh. Cá trôi
dùng phần môi cứng của hàm trên và dưới cạo lớp thực vật bám trên nền
đáy. Cá thuộc loại có trọng khối trung bình 0,5 kg, cá lớn đạt đến 5 kg, tuy
nhiên thường khai thác ở mức 0,3 - 1 kg. Cá nuôi nhân tạo thành thục ở lứa
tuổi 3 năm (khi dài 25 cm, cân nặng 0,30 kg). Sức tăng trưởng tùy thuộc
vào điều kiện nuôi và nguồn thức ăn. Cá trôi có khối lượng lớn nhất được
bắt tại Quảng đông năm 2004, có chiều dài đến 100 cm và nặng 11,25 kg
(Chung Lân, 1969) [5].
2.2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Cá trôi có tốc độ tăng trưởng chậm. Vào năm đầu, chúng chỉ tăng
trưởng về chiều dài cơ thể là chủ yếu, ít tăng về trọng lượng. Trọng lượng chỉ
tăng nhanh ở năm thứ 2 và thứ 3.
13
Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm nhưng sản lượng cá trôi thường chiếm
khoảng 20 - 30% tổng lượng cá nuôi trong ao, vì do cá có thể thả với mật độ
dày (Đoàn Quốc Khánh, 2011) [3].
2.2.1.5. Đặc điểm sống
Cá trôi thường sống ở tằng đáy của ao, là loài cá ưa hoạt động, thích
bơi ngược dòng chảy. Vào mùa Hè và mùa Thu nó thường kiếm mồi ở các
vịnh nông của sông, hoặc vùng cạn của hồ chứa, nơi có nguồn thức ăn phong
phú. Khi nhiệt độ môi trường hạ xuống dưới 14
0
C nó sẽ lặn xuống dưới đáy
ao và tìm các vũng sâu để trú đông. Cá trôi cũng có tập tính di cư sinh sản.
Cá trôi thích sống ở những nơi giàu dinh dưỡng với lượng vật chất tiêu
hóa oxy lớn hơn 20 mg/ lít. Nhiệt độ cực thuận cho sự phát triển là 30 - 32
0
C,
cá chết lạnh ở nhiệt độ từ 5 - 7
0
C (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2009) [8].
2.2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Trong môi trường tự nhiên, khoảng thời gian cuối Xuân, đầu Hè, cá
thành thục di chuyển từ vùng hạ lưu các sông ngược lên vùng trung lưu, tìm
các vùng nước có lưu lượng cao hay chảy mạnh có những điều kiện thích hợp
để đẻ trứng. Sức sinh sản của cá trôi khá cao: Cá nặng 1 kg có thể cho đến
100 ngàn trứng. Sức sinh sản tuyệt đối của cá rất lớn và tỷ lệ thuận với trọng
lượng và kích thước của cá bố mẹ. Trứng trôi xuôi về hạ lưu để nở. Tại Bắc
Việt Nam, trên các sông lớn như sông Thao, sông Đà, hạ lưu sông Hồng và tại
các hồ như hồ Thác Bà, hồ Ba Bể số lượng cá do bị đánh bắt quá mức đã bị
sút giảm đến mức báo động (Nguyễn Tường Anh, 2005) [1].
Cá đẻ trứng trôi nổi ở nơi nước chảy và quẩn. Do vậy vào mùa sinh sản
cá thường di cư từ hạ lưu lên vùng trung lưu và thượng lưu sông. Cá thường
đẻ ở nơi giao lưu của hai dòng nước, lòng sông hẹp, đáy nhiều cát sỏi. Cá trôi
dẻ trứng với con lũ khi nước dâng đạt gần độ cao. Khi nước đứng hoặc nước
xuống cá ngừng đẻ. Khi cá đẻ thường tập trung thành đàn đông và phát ra
tiếng kêu u.u.u [13] từng đợt rất rõ. Cá trôi dễ nuôi, là đối tượng nuôi quan
trọng trong tập đoàn cá nuôi trong các ao, hồ, đầm. Cá không sinh sản được
trong điều kiện nước tĩnh. Nguồn cá giống cung cấp cho sản xuất là từ vớt tự
nhiên và cho sinh sản nhân tạo.
14
2.2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá Trôi trên Thế giới và Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá trôi Việt Nam trên thế giới
Cá Trôi thuộc họ gia đình cá Chép, nhóm này có sản lượng lớn nhất
và có tốc độ phát triển nhanh nhất so với các đối tượng nuôi nước ngọt khác.
Năm 1991 sản lượng nhóm này chỉ đạt 5.636.389 tấn với giá trị 7223 tỷ
USD, nhưng đến năm 2000 sản lượng tăng lên 15.451.646 tấn với giá trị
14.778 tỷ USD gấp 2.8 lần và đến cuối năm 2002 con số đo tăng lên là
16.692.147 tấn với giá trị 14.754 tỷ USD.
Ở Châu Á cá Trôi (Cyprinus carpiolis) được nuôi phổ biến ở các trại cá
nước ấm. Từ những năm 1970 các nhà di truyền và chọn giống người Trung
Quốc đã tạo ra nhiều dòng và các con lai phục vụ cho nuôi cá nước ấm. Cá
Trôi được nuôi theo phương thức thâm canh, có dùng thức ăn và nuôi trong ao
nuôi có mức độ thâm canh khác nhau. Các tiêu chí được cân nhắc chính trong
chọn giống là: tính ổn định của dòng cá, khả năng sinh trưởng và khả năng
chống chịu bệnh, hệ số sử dụng thức ăn… ngoài ra một số đặc điểm về hình
dáng cơ thể, gù lưng, ngắn đuôi cũng được quan tâm đến việc chọn tạo giống
cá Trôi nuôi trong môi trường nước ấm.
Cá Trôi là loài được nuôi phổ biến và được tiêu thụ nhiều nhất ở Trung
Quốc, Lào, Campuchia với tỷ lệ cao nhất chiếm từ 70-80% các loại cá nuôi
trong các ao nuôi ghép [18].
Hiện nay công việc nâng cao chất lượng giống cá Trôi đã được bắt đầu từ
năm 1962 theo phương pháp chọn lọc cổ truyền (phương pháp chọn lọc theo gia
đình và chọn lọc hàng loạt). Sau khi tiến hành các biện pháp lai tạo hoặc dùng
hoormon chuyển đổi giới tính. Những đặc điểm chính để đánh giá giá trị kinh tế ở
cá Trôi là: tỷ lệ nuôi sống, tốc độ sinh trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn, giá trị
thương phẩm và tỷ lệ mỡ trong thịt.
2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá Trôi Việt Nam trong nước
Phân bố ở sông suối, đầm hồ của các tỉnh phía Bắc. Cá được nuôi phổ
biến trong các ao, đầm, hồ tự nhiên và hồ chứa. Cá cũng được di giống vào
nuôi ở các tỉnh phía Nam và cho kết quả khả quan. Cá có chất lượng thịt
ngon, sản lượng cá tự nhiên cao. (Mai Đình Yên, 1983) [11].
15
Cá đang lưu giữ có nguồn gốc từ tự nhiên, đây là đàn cá nhập lại năm
2004 của Trung tâm giống thủy sản Phú Tảo (cũ).
Hiện nay cá được nuôi phổ biến rộng rãi ở tất cả các vùng trên cả nước,
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Việc nghiên cứu sản xuất giống
là việc cần thiết và quan trọng nhằm phát triển nghề nuôi cá nói chung và nuôi
cá trôi nói riêng.
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cá trôi Việt Nam
- Quy trình sản xuất cá trôi Việt Nam
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm:
Trại giống thủy sản Hòa Sơn, Trung tâm giống thủy sản Thái Nguyên,
tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành:
Từ tháng 12/6/2011 - tháng 11/ 6/ 2012
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
2.3.3.1. Quy trình sản xuất cá Trôi Việt Nam thực hiện như sau
Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá Trôi Việt Nam tại Trại giống thủy
sản Hòa Sơn, Trung tâm giống thủy sản Thái Nguyên, tại huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên.
* Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ.
* Quy trình sinh sản nhân tạo.
* Quy trình ương nuôi cá Trôi Việt Nam giai đoạn từ cá bột lên hương.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ phục vụ sinh sản cho cá Trôi
Mương dẫn nước có độ dốc cao.
Hệ thống bể: hệ thống bể chứa lọc nước để cung cấp vào bể đẻ và bể ấp.
Bể ấp, bể đẻ.
Ao nuôi vỗ cá bố mẹ.
Ao ương cá giống.
16
Dụng cụ phục vụ sinh sản cho cá Trôi
Vợt lọc nước để lấy cá bột sau khi đẻ
Lưới kéo cá bố mẹ
Băng ca giữ cá
Cân trọng lượng (dùng cân đòn 50kg)
Que thăm trứng
Cối và chày sứ dùng nghiền thuốc kích dục tố, xi lanh và kim tiêm
Sổ ghi chép
Quy trình sản xuất cá trôi theo sơ đồ như sau:
Hình 2.2: Quy trình sản xuất cá Trôi
- Yêu cầu thức ăn, điều kiện ngoại cảnh của cá trôi Việt Nam.
- Kỹ thuật lựa chọn cá trôi Việt Nam bố mẹ và kỹ thuật nuôi vỗ.
- Kỹ thuật thu và ấp trứng.
- Kỹ thuật ương, nuôi cá hương.
- Kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn cá sử dụng làm giống.
Lựa chọn cá giống
Hệ thống công trình nuôi
và trang thiết bị
Công tác vệ sinh trại
và ao ương
Kỹ thuật tuyển chọn
và nuôi vỗ cá bố mẹ
Chuẩn bị nước
Xử lý cá bột
Kỹ thuật thu và ấp trứng
Ương cá giống
Cách phòng trị bệnh
17
2.3.4. Phương pháp tiến hành
2.3.4.1. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
* Chuẩn bị ao nuôi vỗ
Muốn có cá bố mẹ tốt, chất lượng trứng cũng như cá bột sau này tốt thì
trước khi cho cá bố mẹ đẻ cần phải nuôi trong điều kiện đặc biệt, nuôi
trong ao vỗ.
Về kích thước của ao nuôi vỗ, tùy theo mục đích sản xuất mà thiết kế
ao nuôi cho phù hợp. Trung bình, cứ sản xuất 5 triệu cá trôi bột/năm thì kích
thước ao nuôi vỗ cần khoảng 1200 - 1600 m
3
. Chiều dài bằng hai lần chiều
rộng. Độ sâu ao nuôi vỗ khoảng từ 1,5 - 2m.
Bờ ao chắc chắn, có lớp bùn khoảng 15 - 20cm. Ao được tát cạn nước
và bón vôi theo tỷ lệ 8-10kg vôi bột/100 m
2
. Phơi nắng từ 3 - 4 ngày để diệt
trừ mầm bệnh và các loại cá tạp khác. Sau đó, bón lót 40 - 50kg phân chuồng
hoại và 30kg phân xanh/100 m
2
. Lúc đầu, lấy nước vào ao với mực nước
khoảng 0,7m và để khoảng 4 - 5 ngày. Khi nước ở ao trở nên xanh rồi thì tiến
hành lấy thêm nước vào ao với độ sâu khoảng 1,5 - 2m và bắt đầu thả cá.
Chú ý: Khi bón vôi, thấy trong ao có xuất hiện xì phèn hay có chất độc
khác như H
2
S, cần tăng thêm lượng vôi bón làm sao khi tháo nước sông vào
có mùi đặc trưng của nước sông là tốt nhất.
* Chọn cá bố mẹ
- Chọn cá bố mẹ
Chọn những con có trọng lượng khoảng 0,5 - 0,8kg, khỏe mạnh, không
bị dị hình, dị tật.
- Mật độ thả: 4kg/100 m
2
.
- Tỷ lệ đực cái: 3 cái/ 2 đực.
- Chăm sóc cá bố mẹ:
+ Hàng ngày, cho ăn tinh bột 75%, đậu nành 15%, bột cá 10%.
+ Một tuần cho ăn 4 lần và cho ăn vào buổi sáng.
+ Khẩu phần ăn: Trung bình trọng lượng thức ăn 1 lần bằng 2 - 2,5
trọng lượng cá và cứ 1 tuần, bón thêm 3,5 kg phân chuồng hoại cho 100 m
2
ao. Đến thời kỳ chuẩn bị kích thích đẻ thì khẩu phần tinh bột tăng lên
18
100% và không dùng khẩu phần đạm. Cứ vỗ như vậy từ tháng 7 đến tháng 9,
cá cái sẽ mang bầu và có thể kích thích cá đẻ được.
Để có thể tận dụng thức ăn thừa, ta có thể thả thêm cá mè trắng bố mẹ
hay cá mè thịt, không nên thả cá chép hay cá trắm vì chúng cạnh tranh thức ăn
cùng cá trôi.
* Các chỉ tiêu theo dõi
- Các yếu tố môi trường
+ Đối với nhiệt độ thì đo 1 lần / 1 ngày bằng test thử
+ Đối với DO thì đo 1 lần / 1 ngày bằng test thử
+ Đối với pH thì đo 1 tuần / 1 lần bằng test thử
- Mức độ thành thục
Số lượng cá thành thục (con)
+ Tỷ lệ thành thục (%) = x 100
Số cá đưa vào nuôi vỗ (con)
KL tuyến sinh dục (g)
+ Hệ số thành thục (%) = x 100
KL cá mẹ đã bỏ ruột (g)
2.3.3.2. Quá trình sinh sản nhân tạo
* Chọn cá Trôi thành thục cho đẻ
- Chọn cá Cái cho đẻ:
Loại bớt một số con cá cái không đủ tiêu chuẩn cho đẻ, chẳng hạn như
bị bệnh, yếu Nên chọn những con cá cái bụng to mềm, trông rõ buồng
trứng, lỗ sinh dục hồng lòi ra khi thăm trứng thấy hạt to, đều nhau, rời nhau.
- Chọn cá Đực cho đẻ:
Cá đực bụng to, vuốt nhẹ hai bên thấy màu trắng sữa chảy ra, đó là cá
đạt yêu cầu. Vớt những con cá đạt yêu cầu và thả vào trong bể để ép đẻ. Bể
được xây bằng gạch rộng khoảng 6m, dài khoảng 10m (có thể nhỏ hơn nếu
cần một lượng cá bột ít), đổ một lượt cát dày từ 5-10cm. Tháo nước sạch vào
trong bể có độ sâu từ 1,2-1,5m. Tỷ lệ thả cá đực/cái là 1/1. Mỗi buổi sáng,
19
kích thích nước từ 1-2 giờ (nâng lên 30cm rồi lại hạ xuống). Mỗi tuần cho ăn
một lần. Sau 2 tuần tiến hành kích thích để cá đẻ.
Sử dụng kích dục tố
Tiêm cho cá đực 2 lần liều lượng dùng là não thùy cá Trôi từ 2-3 cái và
HCG 100-200 UI cho 1 kg cá đực cho mỗi lần tiêm. Đối với cá cái, tiêm lần 1
là 1-2 cái não thùy cá Trôi với HCG từ 500-600 UI. Tiêm lần 1 cách lần 2
khoảng 4 giờ đồng hồ. Sau khi kích thích bằng hormon, cá sẽ đẻ. Chờ cá đẻ
xong, tiến hành ấp trứng trong bể vòng. Trung bình cứ 1,2 triệu trứng cho 1
m
3
nước.
Chú ý: Bể vòng cho thông nước với lưu tốc khoảng từ 0,15-0,4 m/phút. Nếu
không dùng bể vòng, có thể ấp trứng trong bình Wcisc với mật độ 2 vạn
trứng/1 lít nước. Sau 4 ngày cá nở. Có thể vớt cá bột ra ao ương để nuôi thành
cá hương…
* Các phương pháp cho đẻ
Phương pháp cho cá đẻ theo hình thức thụ tinh tự nhiên
Bể cho cá đẻ
+ Nước cấp và bể đẻ cần phải lọc qua màng lọc để loại trừ địch hại. Khi
bể đầy nước ta thả cá bố mẹ đã được tiêm kích dục tố vào bể đẻ. Thả bèo đã
được khử trùng vào bể và rải đều quanh bể. Để cá ổn định sức khỏe không
nên cấp nước quá mạnh vì có thể làm cho cá bố mẹ hoạt động nhiều, không
có lợi cho sức khỏe của cá. Cho nước chảy với lưu tốc nhỏ để kích thích cá bố
mẹ và cung cấp đầy đủ oxy cho bể.
+ Khi cá đẻ cho nước chảy nhẹ với lưu tốc khoảng 0,2-0,3m/s, sẽ tạo điều
kiện cho trứng trương nước, trôi nổi và phân tán đều trong dòng chảy, tránh tình
trạng trứng bị ứ đọng ở đáy bể sẽ dẫn đến thiếu oxy, phôi cá bị chết và tỉ lệ nở sẽ
thấp. Sau khi đẻ xong ta dùng vợt có mắt lưới dày vớt ra thau hoặc khay men.
Phương pháp cho cá đẻ thụ tinh nhân tạo
Chuẩn bị vật dụng:
- Khăn xô sạch.
- Chậu thau hoặc khay men được khử trùng.
20
Cho cá đẻ
- Sau khi tiêm kích dục tố lần 2 theo dõi liên tục, đặc biệt sau 4 giờ phải
kiểm tra liên tục. Để tiện theo dõi, người ta cho cá 1 con đực vào bể cá cái,
khi thấy cá quẫy đẻ thì bắt cá lên vuốt trứng.
- Một người dùng khăn giữ cá cái, người thứ hai dùng khăn giữ cá đực,
từ từ dùng tay vuốt trứng và tinh dịch. Trước khi vuốt trứng và tinh dịch dùng
khăn lau sạch lỗ sinh dục bụng cá. Rồi vuốt trứng và tinh dịch vào khay men,
chậu thau. Dùng lông gà trộn đều trứng và tinh dịch khoảng 5-10 phút, thao
tác nhanh, nhẹ nhàng sau đó đổ ít nước sạch vào khay men hoặc chậu thau.
Sau đó rửa trứng từ 2-3 lần bằng nước thường rồi đưa vào bể ấp.
* Ấp nở
Trứng được ấp trong ao, ao ấp nên dùng ao đất có diện tích 200-300m
2
,
độ sâu 1-1,2m. Ao ấp trứng nhưng cũng dùng để ương cá bột lên hương, lên
giống vì vậy cần được tẩy dọn chu đáo trước mỗi đợt ương ấp.
Kỹ thuật tẩy dọn ao tiến hành như sau: Ao tát cạn nước, dọn vệ sinh,
phơi khô đáy ao và dùng vôi với số lượng 10-15kg/100m
2
. Sau khi tẩy dọn
khoảng 5-6 ngày có thể cho trứng vào ấp.
Trước khi cho trứng vào ấp cần thử nước, múc một chậu nước khoảng
3-5 lít, cho khoảng 10-20 con cá hương (2-3 cm) nuôi thử, sau nuôi 10-20
phút cá sống bình thường không bị sốc không bị chết thì cho giá thể có trứng
vào ao. Mật độ trứng đưa vào ao ấp cần tính toán sao cho mật độ cá bột trong
ao giao động từ 30.000-40.000 cá bột/100m
2
. Sau 3-5 ngày trứng nở tùy điều
kiện nhiệt độ nước. Sau khi cá nở, miệng cá vẫn dính vào giá thể làm cho cá
bột không hoạt động mà treo lơ lửng trên giá thể. Vậy nên sau khi cá bột nở
không nên vớt giá thể ngay đợi đến khi cá bột chủ động bơi ra khỏi giá thể thì
thu vớt giá thể. Chú ý cũng không nên để giá thể lâu trong ao.
Một số yếu tố sinh thái có quan hệ đến quá trình phát triển của phôi.
Hàm lượng oxy hòa tan.
Lượng tiêu hao oxy của phôi cá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên
trong và bên ngoài. Trong cùng một cơ thể tiêu hao oxy ở các giai đoạn khác
nhau thì khác nhau. Lượng tiêu hao oxy của phôi cá thường cao ở giai đoạn
trước và sau khi nở, đặc biệt là giai đoạn cá bột, sau đó giảm dần.
21
Nhiệt độ nước
Phạm vi thích ứng nhiệt độ nuôi đối với các loài cá khác nhau thì khác
nhau. Tốc độ phát dục của phôi cá nuôi chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ.
Khi ấp trứng cá ở nhiệt độ thích hợp sẽ thu được tỷ lệ nở cao và cá bột có chất
lượng tốt.
Nhiệt độ nước ấp còn là nguyên nhân của hiện tượng dị hình ở cá. Hiện
tượng dị hình xuất hiện vào giai đoạn cuối của quá trình phát triển phôi, phôi
cong và các bộ phận đầu và đuôi bị cong. Khi nhiệt độ nước vượt quá ngưỡng
thích ứng của phôi cá, phôi sẽ xảy ra hiện tượng dị hình. Đặc biệt khi nhiệt độ
nước ấp càng cao, tỷ lệ dị hình càng tăng.
Trong quá trình ấp trứng, nếu nhiệt độ tăng lên một cách từ từ trong
phạm vi thích hợp, phôi cá phát triển tốt hơn ở nhiệt độ thích hợp ổn định.
Ánh sáng
Ánh sáng và màu sắc của ánh sáng có ảnh hưởng đến sự phát triển của
phôi cá. Trong bóng tối phôi trứng đều có tỷ lệ dị hình cao hoặc là hình thành
cá bột bình thường nhưng sau một phút nở cá chết. Mùa hè khi nhiệt độ cao,
cường độ ánh sáng lớn, độ sâu của mực nước trong bể ấp khác nhau thì tỷ lệ
nở của phôi trứng cá cũng khác nhau rõ rệt. Tỷ lệ nở của trứng cá ở bể ấp sâu
26cm cao hơn khoảng 30% so với bể có độ sâu 16cm.
Địch hại
Theo kết quả nghiên cứu của Chung Lân (1965) [5] thì sự có mặt của
một số động vật phù du như Thermocyclops oithonoides trong bể ấp trứng cá
có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của phôi cá. Theo tác giả tác hại của địch
hại này tỷ lệ thuận với thời gian tiếp xúc, mật độ của Thermocyclops
oithonoides và mật độ của phôi trứng cá trong bể ấp. Thermocyclops
oithonoides còn có tác hại đối với cá bột sau nở vì chúng chủ động ăn cá bột
sau nở.
Tôm con cũng là địch hại trực tiếp đối với trứng ấp. Các loại tôm con
hoặc là đâm thủng phôi trứng hoặc là trực tiếp ăn phôi trứng cá và cá bột sau
nở. Mật độ trứng ấp cao, mật độ ấu trùng tôm nhiều, tôm con lớn thì tỷ lệ nở
của phôi thấp.
22
Ngoài ra còn các loại nòng nọc của ếch nhái cũng là sinh vật có hại đối
với trứng ấp trong ao.
Do vậy trong kỹ thuật ấp trứng người ta rất coi trọng việc lọc sinh vật
là địch hại trước khi cho nước vào dụng cụ ấp phôi trứng cá. Nếu ấp trứng
trong bình vây hay bể vòng thì nước đưa vào dụng cụ cần phải lọc qua lưới
lọc động vật phù du. Nếu ấp trứng trong ao cần dọn tẩy ao cẩn thận trước khi
đưa giá thể có trứng bám vào để ấp.
* Các chỉ tiêu theo dõi
Số cá đẻ (con)
- Tỷ lệ đẻ (%) = x 100
Số cá tham gia sinh sản (con)
Số lượng trứng (quả)
- Sức sinh sản = (trứng/ kg)
Khối lượng cá cái tham gia sinh sản (kg)
Số trứng thụ tinh (quả)
- Tỷ lệ thụ tinh (%) = x 100
Số trứng đem ấp (quả)
Số trứng nở (quả)
- Tỷ lệ nở (%) = x 100
Số trứng thụ tinh (quả)
Số cá bột thu được (con)
- Năng suất cá bột =
Tổng khối lượng cá tham gia sinh sản (kg)
2.3.3.3. Quá trình ương nuôi cá Trôi giai đoạn từ cá bột lên cá hương
Lựa chọn ao ương
Trước khi ương phải lựa chọn những ao tốt, đạt những tiêu chuẩn sau:
Nguồn nước phải chủ động dẫn và tiêu dễ dàng
Chất đáy phải thích hợp
23
Diện tích và độ sâu vừa phải
Bờ ao chắc chắn không bị rò rỉ
Ánh sáng đầy đủ - thuận tiện cho việc quản lý chăm sóc
Hình 2.3: Ao ương nuôi cá giống
Tu bổ ao ương
Trước khi thả cá 20-30 ngày tiến hành tu bổ. Tháo cạn nước trong ao,
nạo vét bùn đáy ao đồng thời cắt cỏ dại, lấp hang hốc xung quanh ao. Phơi
khô đáy ao, song song với quá trình đó cần tiến hành bón vôi để tẩy dọn, diệt
tạp, địch hại và các loại vi sinh vật gây bệnh cho cá. Lượng vôi sử dụng phụ
thuộc vào loại vôi và pH của đất nhưng thường sử dụng lượng trung bình từ
7-10kg/100m
2
. Sau khi tẩy vôi xong tiến hành tháo nước vào ao. Nước đưa
vào ao phải lọc qua lưới lọc.
Thao tác tẩy dọn ao nuôi mang lại những lợi ích sau:
Tăng thêm nguồn vật chất dinh dưỡng cho cá
Mô phỏng một ao nuôi
Cơ ao
Độ sâu
ao
Cống thoát nước
Cống cấp
nước
Lối lên, xuống ao
Bờ ao
24
Tăng thêm phạm vi hoạt động và thêm lượng cá thả
Diệt trừ các sinh vật địch hại
Chuyển cá ra ao ương
Sau khi cá nở một thời gian dinh dưỡng hết noãn hoàn thì được mang
ra ao ương.
- Thời gian thả cá bột: Nên thả vào thời gian trời mát vào 6-8 giờ và 17-
18 giờ.
- Địa điểm thả cá: Chọn nơi đầu gió hoặc xung quanh ao tránh nơi cuối
gió. Chọn nơi có độ sâu khoảng 70-80cm trong ao, không thả nơi quá nông.
- Cách thả: Khi thả cá bột ra ao phải ngâm dụng cụ chứa cá xuống ao
khoảng 5-10 phút rồi từ từ nghiêng dụng cụ chứa, té nước ao vào để cá bơi từ
từ ra ao. Mục đích của ngâm là cân bằng nhiệt độ giữa môi trường bên trong
và môi trường bên ngoài để cá không bị sốc nhiệt và tỷ lệ chết sẽ thấp.
- Chú ý tránh thả cá vào những ngày có hiện tượng trời mưa hoặc sắp
mưa, quá lạnh. Khi thả chú ý thao tác nhanh chính xác và nhẹ nhàng thả cách
bờ 2-3m. Sau thả té nước cho cá bột tản ra ao.
Ương nuôi cá Trôi giống
Bao gồm hai khâu công tác đó là:
Ương nuôi cá bột lên cá hương.
Ương nuôi cá hương lên cá giống.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá bao
gồm: Thức ăn, nhiệt độ, oxy, dịch bệnh, khoảng không gian sống, sự vận
động của nước.
Thức ăn
Là yếu tố ngoại cảnh quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
cá cả về mặt số lượng và chất lượng. Cá chỉ có thể lớn được khi khẩu phần
thức ăn đưa vào lớn hơn khẩu phần duy trì. Qua thực nghiệm cho thấy, nhịp
điệu ăn thưa thì cá ăn nhiều hơn, nếu cho ăn thừa thãi thì cá cũng chỉ ăn đến
một mức độ nhất định. Lượng thức ăn cá sử dụng còn phụ thuộc vào ngoại
cảnh như nhiệt độ, nồng độ oxy, mật độ cá… Chất lượng thức ăn cũng quyết
định đến sinh trưởng của cá.
25
Thức ăn của cá bao gồm hai loại:
Thức ăn tự nhiên
Thức ăn nhân tạo
Thức ăn tự nhiên
Thức ăn tự nhiên của cá chủ yếu được tạo ra bằng cách bón phân hữu
cơ và phân vô cơ vào môi trường nước nuôi.
Phân hữu cơ
Là phân mà trong thành phần có nguyên tố cacbon (C) là chủ yếu. Phân
hữu cơ bao gồm các loại phân gia súc, gia cầm như: Phân lợn, phân gà… và
phân xanh: Lá dầm…
Phân hữu cơ có thành phần hóa học phức tạp, gồm đầy đủ các yếu tố
dinh dưỡng cần thiết như: N, P, K, các chất vi lượng, mùn cần thiết cho nhu
cầu sinh trưởng và phát triển của nhiều loại vi khuẩn, động vật phù du, động
vật đáy và cá,…
Tác dụng của phân hữu cơ lâu bền (do phân giải từ từ)
- Tăng cường thức ăn tự nhiên, làm nguồn thứ ăn gián tiếp cho cá sử dụng.
- Cải tạo đáy ao, làm đáy ao tơi xốp, tăng tính giữ nước, giữ các muối
dinh dưỡng trong ao
Thức ăn nhân tạo
Thức ăn nhân tạo chủ yếu được bổ sung bằng cám gạo.
Nhiệt độ
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tốc độ quá trình trao đổi chất nên ảnh
hưởng đến sinh trưởng, nhiệt độ nâng cao dẫn đến tăng nhu cầu năng lượng
duy trì và tăng hoạt động, đòi hỏi lượng thức ăn nhiều hơn. Tồn tại một số
giới hạn nhiệt độ thấp, khi trên mức đó, cá vẫn có sự sinh trưởng, ở giới hạn
cao nhất, trên mức đó cá sẽ bị chết. Trong khoảng giới hạn nhiệt độ, có một
khoảng nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh trưởng gọi là khoảng nhiệt độ thích hợp.
Oxy
Oxy là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sinh trưởng của
cá, ở tất cả các lứa tuổi của cá đều đòi hỏi lượng oxy cao.
Dịch bệnh
Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá và thậm chí có thể làm chết cá.