Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại một số xã thuộc huyện phổ yên tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.45 KB, 57 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 16
Bảng 2.1: Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn theo địa điểm 34
Bảng 2.2: Cường độ nhiễm giun đũa theo địa điểm 36
Bảng 2.3: Cường độ nhiễm giun tóc theo địa điểm 37
Bảng 2.4: Cường độ nhiễm giun kết hạt theo địa điểm 38
Bảng 2.5: Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo lứa tuổi 40
Bảng 2.6: Cường độ nhiễm giun đũa theo lứa tuổi 40
Bảng 2.7: Tỷ lệ nhiễm giun tóc theo lứa tuổi 41
Bảng 2.8: Cường độ nhiễm giun tóc theo lứa tuổi 42
Bảng 2.9: Tỷ lệ nhiễm giun kết hạt theo lứa tuổi 43
Bảng 2.10: Cường độ nhiễm giun kết hạt theo lứa tuổi 43
Bảng 2.11: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tính biệt 44
Bảng 2.12: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo tính biệt 44
Bảng 2.13: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kết hạt theo tính biệt 45
Bảng 2.14: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tình trạng vệ sinh 47
Bảng 2.15: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo tình trạng vệ sinh 47
Bảng 2.16: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kết hạt theo tình trạng vệ sinh 48
Bảng 2.17: Hiệu lực tẩy của thuốc Fenbendazol và Mebendazol 50


MỤC LỤC

Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Khí hậu thủy văn 1
1.1.1.3. Địa hình, đất đai 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3


1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính 3
1.1.2.2. Tình hình kinh tế xã hội 4
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 5
1.1.3.1. Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt 5
1.1.3.2. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi 6
1.1.3.3. Phương hướng của huyện 5 năm tới về phát triển chăn nuôi 7
1.1.4. Đánh giá chung 8
1.1.4.1. Thuận lợi 8
1.1.4.2. Khó khăn 8
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 9
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 9
1.2.2. Phương pháp tiến hành 10
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 10
1.2.3.1. Công tác giống 10
1.2.3.2. Công tác vệ sinh thú y 10
1.2.3.3. Công tác thú y 10
1.2.3.4. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh 11
1.3. Kết luận và đề nghị 16
1.3.1. Kết luận 16
1.3.2. Đề nghị 17
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đặt vấn đề 18
2.2. Tổng quan tài liệu 19
2.2.1. Cơ sở lý luận 19
2.2.1.1. Một vài đặc điểm về hình thái và vòng đời của giun tròn
đường tiêu hóa ở lợn 21
2.2.1.2. Hiểu biết về thuốc Fenbendazol và Mebendazol 27
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 28
2.2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 29
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 31
2.3.2.1. Địa điểm 31
2.3.2.2. Thời gian tiến hành 31
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 31
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.4.1. Phương pháp lấy mẫu 31
2.3.4.2. Phương pháp kiểm tra 31
2.3.4.3. Phương pháp đánh giá cường độ nhiễm 32
2.3.4.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 33
2.4. Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả 34
2.4.1. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn theo địa điểm 34
2.4.2. Cường độ nhiễm giun tròn theo địa điểm 36
2.4.2.1. Cường độ nhiễm giun đũa theo địa điểm 36
2.4.2.2. Cường độ nhiễm giun tóc theo địa điểm 37
2.4.2.3. Cường độ nhiễm giun kết hạt theo địa điểm 38
2.4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn theo lứa tuổi 39
2.4.3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo lứa tuổi 40
2.4.3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo lứa tuổi 41
2.4.3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kết hạt theo lứa tuổi 43
2.4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn theo tính biệt 44
2.4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn theo tình trạng vệ sinh 46
2.4.6. Tỷ lệ nhiễm 3 loại giun đũa, giun tóc, giun kết hạt 49
2.4.7. Hiệu lực tẩy của thuốc Mebendazol và Fenbendazol 50
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 51
2.5.1. Kết luận 51
2.5.2. Tồn tại 51
2.5.3. Đề nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53






1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1 . Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Phổ Yên là huyện trung du miền núi nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên.
Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 25 km về phía nam, là cửa ngõ
của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía bắc và ngược lại. Phổ Yên có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp Thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị xã
Sông Công.
- Phía Nam giáp huyện Sóc Sơn - Hà Nội và huyện Yên Phong tỉnh
Bắc Ninh.
- Phía Đông giáp huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang và huyện Phú Bình.
- Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Huyện có nhiều thuận lợi về giao thông, có Quốc lộ 3 đi Cao Bằng là
tiềm năng và cơ hội để huyện phát triển về kinh tế và xã hội.
Địa hình của huyện có sự phân hóa rõ rệt: Phía Đông Bắc là vùng ven
sông Cầu có đồi núi thấp xen kẽ với các cánh đồng khá rộng, đất đai tương
đối bằng phẳng. Phía Tây và Tây Bắc là vùng núi của huyện, địa hình chủ yếu
là đồi núi đất đai nghèo dinh dưỡng.
1.1.1.2. Khí hậu thủy văn
Huyện Phổ Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng
ẩm, mưa nhiều nhất là vào tháng 4 đến tháng 10 trong năm, mùa lạnh ít mưa,
độ ẩm thấp vào tháng 11 đến tháng 3. Khí hậu ở đây mang tính chất đặc thù
của khí hậu trung du miền núi được chia thành hai mùa đông - hè rõ rệt.

- Nhiệt độ trung bình khoảng 22
0
C. Cao nhất là 38
0
C, thấp nhất 7,5
0
C.

2
- Trong năm có khoảng 1.628
h
nắng, lượng bức xạ đạt 115 kcal/cm
3
.
- Lượng mưa trung bình: 2.097 mm, tháng cao nhất là 1.616 mm,
lượng bốc hơi trung bình 985,5 mm.
(Phòng thống kê huyện Phổ Yên năm 2011).
Lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10
chiếm 92%, trong mùa mưa vào tháng 7, tháng 8 thường có lũ xuất hiện mức
nước ở sông Cầu báo động cấp 3 lên đến 11m làm ngập úng khoảng 1.650 ha
các loại cây trồng, chu kỳ lũ quét 10 năm 1 lần.
Nhìn chung, khí hậu của huyện Phổ Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa rất phù hợp cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp đa
dạng và phong phú với nhiều ngành, kinh tế được phát triển.
Phổ Yên có 2 con sông chảy qua địa phận là sông Cầu và sông Công
với trữ lượng nước lớn. Sông Cầu bắt nguồn từ phía Bắc của tỉnh Bắc Cạn với
chiều dài 1.615 km, sông Công bắt nguồn từ phía Tây Bắc của tỉnh Thái
Nguyên với chiều dài 325 km rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội
của địa phương, đặc biệt là việc tưới tiêu cho nông nghiệp. Riêng sông Công
lượng nước chảy là do sự điều tiết của Hồ Núi Cốc nên lượng nước này được

phát huy vào mùa đông khắc phục được cơ bản việc thiếu nước về mùa khô.
1.1.1.3. Địa hình, đất đai
Diện tích đất tự nhiên: 25.886 ha, bình quân đầu người là 0,202 ha.
Riêng đất nông nghiệp bình quân đầu người là 1.145 m
2
trong khi đó bình
quân của các tỉnh trung du miền núi là 978 m
2
/ người.
Diện tích các loại đất của huyện (ha):
- Đất trồng cây hàng năm: 8.384
- Trồng lúa: 6.939
- Lâm nghiệp: 6.962
- Nuôi trồng thủy sản: 284

3
- Nông nghiệp khác: 69
- Phi nông nghiệp: 5.738
- Chưa sử dụng: 100
(Phòng thống kê huyện Phổ Yên 5/2011)
Về địa hình: Phổ Yên thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao
trung bình so với mặt nước biển là 13,8m, điểm cao nhất là 153m và thấp nhất
là 8m. Địa hình được chia làm hai vùng rõ rệt, phía Đông Bắc có 10 xã và 2
Thị trấn là vùng ven sông Cầu có đồi núi thấp xen kẽ với các cánh đồng khá
rộng, đất đai tương đối bằng phẳng có độ cao trung bình 8,2m có hệ thống
thủy văn khá thuận lợi. Phía Tây và Tây Bắc có 5 xã và 1 thị trấn, đây là vùng
núi của huyện, địa hình chủ yếu là đồi núi đất đai nghèo dinh dưỡng, ruộng
được phân tán thành nhiều cánh đồng nhỏ, cao thấp khác nhau nên thủy lợi
phục vụ tưới tiêu rất khó khăn.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính
- Huyện Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 3 thị
trấn và 15 xã.
- Tổ chức quản lý Nhà nước các cấp ở huyện Phổ Yên:
+ Ủy ban nhân dân huyện.
+ Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
+ Xóm và tổ dân phố.
- Tổ chức phòng Nông nghiệp của huyện Phổ Yên:
+ Trạm khuyến nông huyện.
+ Phòng địa chính nông nghiệp huyện.
+ Trạm thú y huyện.
+ Trạm bảo vệ thực vật huyện.

4
1.1.2.2. Tình hình kinh tế xã hội
- Dân số: Theo phòng thống kê huyện, tính đến tháng 5/2011, huyện
Phổ Yên có 36.729 hộ với 138.817 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số trung bình
năm 2011 là 1.19% (thống kê năm 2011). Từ năm 2001 - 2005 với tốc độ
giảm dần so với toàn quốc và toàn tỉnh Thái Nguyên thì tỷ lệ tăng tự nhiên
của huyện thấp hơn, nhưng dân số ở đây chủ yếu là nhân khẩu nông nghiệp, thành
thị chiếm 10,34% (năm 2005). Mật độ dân số 536 người/ km
2
(năm 2010) và
trung bình mỗi năm có 1.779 trẻ em được sinh ra, với con số này đã gây sức ép
lớn về nhiều vấn đề của cuộc sống như: ăn, ở, sinh hoạt, đi lại, học tập,…
Về nguồn lao động, Phổ Yên là địa phương có nguồn lao động dồi dào,
năm 2005 có 91.186 người trong độ tuổi lao động chiếm 66,36% dân số, trong
đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm tỷ lệ 94,3%. Tuy lực
lượng lao động đang làm việc chiếm tỷ lệ cao song công việc mà họ đang
tham gia mang lại thu nhập thấp nên trong số này sẵn sàng di chuyển đến nơi

khác lao động, biểu hiện là trong năm 2010 đã xuất khẩu đi lao động nước
ngoài được 425 người, ngoài ra hết mùa vụ họ di chuyển đến những nơi đô thị
như Hà Nội, Hải Phòng… để kiếm thêm việc làm.
- Văn hóa - xã hội: Trong những năm gần đây đời sống của bà con có
nhiều thay đổi, thu nhập của bà con được nâng cao hơn, nhu cầu văn hóa tinh
thần của nhân dân được cải thiện. Theo thống kê tháng 5/2011, toàn huyện có
100% số xã và thị trấn có trạm phát sóng, 98% dân số có điện lưới quốc gia,
97% dân số được nghe đài và xem tivi, Phổ Yên đang thực hiện cuộc vận
động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, có nhiều làng văn hóa, gia
đình văn hóa ra đời.
- Y tế: Mạng lưới y tế phất triển, 100% số xã có trạm y tế, công tác y tế
dự phòng được triển khai về tận thôn bản, nhiều chương trình tư vấn sức khỏe
cho người cao tuổi, phụ nữ được tổ chức thu hút sự quan tâm của nhiều bà

5
con, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình được
xã hội hóa cao. Tuy nhiên tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn cao và tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng khá nhiều.
- Giáo dục: Năm 2011 toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu
học, sắp hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, trong huyện có 28 trường tiểu
học thì có 20 trường đạt chuẩn quốc gia. Toàn huyện có 17 trường trung học
cơ sở, 3 trường phổ thông trung học và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Kinh tế: Là huyện có 70% dân số sống bằng nông nghiệp, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2005 - 2010 là 9,2% (thống kê huyện năm
2010), tăng trưởng kinh tế của huyện còn thấp so với phát triển chung của cả
tỉnh. Trong công cuộc phát triển kinh tế, huyện đang đưa ra chính sách
khuyến khích đầu tư từ bên ngoài, để phát triển công nghiệp chế biến, công
nghiệp nặng phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản
xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa đa dạng. Trong thời gian
qua huyện Phổ Yên đã có những bước tiến nhất định, bên cạnh việc đa dạng
hóa cây trồng huyện đã đẩy mạnh công tác khuyến nông, đưa các giống cây
trồng mới vào sản xuất, công tác cung ứng vật tư được triển khai về tất cả các
xã. Nhờ vậy, diện tích trồng cây ăn quả, cây đặc sản được mở rộng, đưa các
giống cây có năng xuất cao vào trồng mới.
Cây thế mạnh của huyện là cây chè, cây ăn quả, cây lương thực và cây rừng:
- Cây chè: Là cây trồng truyền thống có từ lâu đời, hiện nay trên toàn
huyện có tổng diện tích trồng chè là 1.347 ha, trong đó trồng mới là 40 ha, nhiều
giống chè cho năng xuất cao và chất lượng tốt. Mỗi năm toàn huyện thu được
khoảng 12.150 tấn chè khô (theo thống kê tháng 5/2011 của huyện). Nhìn chung,
đây là cây trồng góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương.

6
- Cây ăn quả: chủ yếu là vải, nhãn, xoài, cam quýt… nhưng nhìn chung
sản lượng thấp, sản xuất mang tính phân tán, nhỏ lẻ và chưa được đầu tư thỏa
đáng, chưa được coi như một nguồn thu của người dân.
- Cây lương thực: lúa, ngô, sắn. Năm 2011, sản lượng lúa toàn huyện là
50.759 tấn, tăng 4,70%, sản lượng ngô là 8.497 tấn, tăng 3,57% (theo phòng
thống kê huyện năm 2011). Tuy năng suất chưa cao nhưng cũng đáp ứng
được 85% nhu cầu lương thực của huyện. Sản lượng quy ra thóc bình quân
đầu người là 365,7 kg/ người.
- Cây rừng: Diện tích đất trồng rừng của Phổ Yên tăng nhanh do tận
dụng đất đồi thấp không canh tác được cây lương thực và cây công nghiệp, và
do ý thức người dân đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, tình
trạng chặt phá rừng không còn phổ biến nữa. Trồng rừng đã mang lại nguồn
thu đáng kể cho nông dân.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi
Hiện nay, để thay thế chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình, năng

suất và sản lượng thấp, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô
chăn nuôi theo các mô hình trang trại.
* Chăn nuôi trâu bò:
Đàn bò của huyện trước đây nuôi theo hộ gia đình, chăn thả tự do.
Nguồn thức ăn dựa vào tự nhiên và tận dụng phế, phụ phẩm nông nghiệp.
Hiện nay nhờ triển khai dự án phát triển đàn bò và đưa các tiến bộ khoa học
vào trong chăn nuôi, khuyến khích trồng cỏ, mở các lớp tập huấn kỹ thuật mà
đàn bò của huyện cũng tăng nhanh cả về số lượng cũng như chất lượng.
Huyện đã đưa các giống bò mới vào lai tạo với các đàn bò địa phương tạo ra
đàn bò có chất lượng tốt. Ngoài ra, nguồn thức ăn không còn phụ thuộc vào tự
nhiên. Bà con nông dân đã chuyển từ phương thức chăn thả tự do sang
phương thức bán chăn thả hoặc nuôi nhốt.

7
Đặc biệt dự án phát triển đàn bò sữa và bò lai Sind của huyện Phổ Yên
đã thu hút được sự quan tâm của bà con nông dân, khẳng định bước đi đúng
hướng trong chăn nuôi của huyện. Hiện nay toàn huyện có khoảng 11.574
con, có 2 trại bò sữa và 6 trại bò lai Sind.
Đàn trâu của huyện chủ yếu được nuôi theo phương thức chăn thả tự
do, phục vụ cày kéo. Bên cạnh đó có 8 trại chăn nuôi trâu thịt và 2 trại chăn
nuôi trâu nái. Theo thống kê của huyện tháng 5/2011 đàn trâu có 14.137 con,
tỷ lệ tăng đàn là 5,46%.
* Chăn nuôi lợn: Với chủ trương của huyện là phát triển đàn lợn bằng
cách đưa các giống mới vào sản xuất, khuyến khích chăn nuôi tập trung và
đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Tăng cường công tác giống, công tác
thú y qua sự giúp đỡ của của công ty cổ phần C.P nhằm tạo ra đàn lợn có năng
suất cao, chất lượng tốt phục vụ nhu cầu của nhân dân và xuất khẩu. Hiện nay
toàn huyện có 12 trại lợn, tổng đàn lợn của huyện 109.306 con, tỷ lệ tăng đàn là
7,20%. Chăn nuôi lợn đang dần trở thành thế mạnh của huyện Phổ Yên.
* Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm của huyện không chỉ dừng lại ở

mức tăng gia phục vụ cho gia đình, chăn nuôi theo phương thức quảng canh,
nhỏ lẻ, toàn huyện có 12 trại chăn nuôi gà, 7 trại chăn nuôi ngan, vịt nhiều
giống gia cầm mới có năng suất cao và chất lượng tốt đã đưa vào chăn nuôi
trong dân. Toàn huyện đang có khoảng 874.000 gia cầm, tỷ lệ tăng đàn 5,0%;
mang lại hiểu quả kinh tế cao, làm giàu cho nhiều gia đình.
1.1.3.3. Phương hướng của huyện 5 năm tới về phát triển chăn nuôi
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ đàn gia súc hiện có.
- Đưa các giống mới vào sản xuất.
- Tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm.
- Xây dựng mạng lưới thú y cơ sở hoàn thiện và có trình độ.
- Tăng cường đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi.

8
- Đa dạng hóa vật nuôi theo nhu cầu của thị trường (nhím, thỏ, dê ).
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Phổ Yên là một huyện trung du miền núi, toàn huyện hiện nay có
1.347 ha chè, 2.948 ha cây ăn quả bao gồm nhãn, vải, xoài, cam quýt và
nhiều cây trồng khác. Địa hình có nhiều đồi núi thấp thích hợp cho trồng
cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thức ăn chăn nuôi. Điều kiện khí hậu tự
nhiên thích hợp cho phép trồng nhiều loại cây trong năm, tạo ra hoa quả
bốn mùa.
Phổ Yên có vị trí giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và
giao lưu kinh tế với các vùng khác.
Hệ thống thủy lợi tương đối hoàn thiện đảm bảo cung cấp đủ nước tưới
tiêu cho trồng trọt và chăn nuôi.
Hệ thống thú y cơ sở với những cán bộ thú y nhiệt tình, năng nổ có
chuyên môn, yêu nghề.
Cơ cấu quản lý, chỉ đạo của ngành nông nghiệp, đội ngũ cán bộ kỹ
thuật có mặt ở tất cả các xã trong huyện chỉ đạo sản xuất nông nghiệp nói

chung và ngành chăn nuôi thú y nói riêng. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo,
của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển.
1.1.4.2. Khó khăn
- Diện tích đất bạc màu, đã qua canh tác chiếm tỷ lệ lớn.
- Khí hậu thay đổi thất thường.
- Trình độ dân trí thấp, do vậy nhận thức của người dân về chăn nuôi và
công tác thú y còn hạn chế, việc tuyên truyền trong việc ngăn chặn, phát hiện,
điều trị dịch bệnh chưa triệt để.

9
- Công tác kiểm dịch chưa thường xuyên, công tác tiêm phòng còn hạn
chế, vẫn còn những khu vực vật nuôi chưa được tiêm phòng định kỳ, vì vậy
bệnh dịch vẫn lây lan từ nơi này sang nơi khác.
- Điều kiện kinh tế của các gia đình còn khó khăn nên việc đưa các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều trở ngại.
- Các thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn của Trạm thú y còn
thiếu thốn nên việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập em đã căn cứ vào
kết quả điều tra cơ bản, dựa vào những phân tích thuận lợi và khó khăn của cơ
sở, em đã áp dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế sản
xuất, học hỏi kinh nghiệm của những cán bộ đi trước và đề ra một số nội dung
công việc như sau:
- Công tác giống:
+ Chọn lọc và bình tuyển giống.
+ Lập hồ sơ theo dõi từng con để tiến hành ghép đôi giao phối và thụ
tinh nhân tạo.
- Công tác thú y:

+ Tiêm vacxin cho đàn lợn của trại.
+ Chẩn đoán và điều trị các bệnh mà đàn lợn, trâu bò của trại mắc.
+ Phun thuốc diệt trùng chuồng trại, thường xuyên vệ sinh chuồng trại.
+ Tham gia tiêm phòng cho đàn lợn, trâu, bò tại các xã trong huyện
cùng cán bộ thú y xã.
- Tiến hành nghiên cứu trên đàn lợn của trại Trực Mười và 2 xã vùng phụ cận.
- Tham gia các công tác khác: Hội thảo chuyển giao công nghệ với bà
con nông dân…

10
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Để thực hiện tốt nội dung nghiên cứu, trong thời gian thực tập em đã đề
ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu cho phù hợp để thu được kết
quả tốt nhất, xác định cho mình động cơ làm việc đúng đắn, chịu khó học hỏi
kinh nghiệm của người đi trước, không ngại khó, không ngại khổ, trực tiếp
bám sát cơ sở sản xuất phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn,
để hoàn thành tốt công việc. Em mạnh dạn đưa những kiến thức đã học trong
trường vào sản xuất, không ngừng học tập nâng cao tay nghề.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác giống
Trong chăn nuôi giống là tiền đề, nó đóng vai trò hết sức quan trọng,
ảnh hưởng rất lớn đến quả sản xuất. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác
giống cho nên trong thời gian thực tập em đã cùng các cán bộ kỹ thuật tham
gia vào việc bình tuyển giống, ghép đôi giao phối, tránh giao phối cận huyết;
đồng thời cùng cán bộ kỹ thuật chọn lọc, loại thải đàn lợn, đàn bò của trại.
Kết quả: Em cùng các cán bộ kỹ thuật của trại đã tiến hành ghép đôi
cho 8 con lợn, chọn lọc được 5 con bò, phân loại 40 con lợn nái hậu bị.
1.2.3.2. Công tác vệ sinh thú y
Công tác vệ sinh thú y là một trong những khâu quan trọng, nó quyết
định tới thành quả chăn nuôi. Việc này bao gồm nhiều yếu tố như: Không

khí, nước, chuồng trại, đất… Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này,
trong suốt thời gian thực tập em đã cùng các công nhân của trại thực hiện
tốt quy trình vệ sinh thú y, quét dọn chuồng trại, khơi thông cống rãnh,
phun thuốc diệt trùng…
1.2.3.3. Công tác thú y
Phòng bệnh: Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc tiêm
phòng, phòng bệnh cho đàn gia súc là bắt buộc.

11
Tiêm vacxin cho đàn gia súc tạo ra trong cơ thể sức miễn dịch để chống
lại sự xâm nhập của mầm bệnh tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trại chăn nuôi Trực Mười là một cơ sở chăn nuôi tập trung nên việc
phòng bệnh được tiến hành một cách thường xuyên, nghiêm ngặt. Em đã cùng
các cán bộ kỹ thuật tiêm phòng cho đàn lợn của trại theo đúng quy định.
Ngoài ra, trong thời gian thực tập tại huyện Phổ Yên, em đã cùng cán
bộ thú y các xã tiến hành tiêm phòng cho đàn trâu, bò và lợn đợt II năm 2011.
1.2.3.4. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để chẩn đoán kịp thời và chính xác, giảm tỷ lệ tử vong, giảm thiệt hại
kinh tế, em đã cùng các cán bộ kỹ thuật hàng ngày theo dõi đàn lợn xem con nào
ốm, bỏ ăn. Đối với lợn khi ốm thường quan sát thấy mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống kém,
thân nhiệt cao, sản lượng sữa giảm đột ngột có thể từ 20 - 80%, có con mất hẳn
sữa. Trong thời gian thực tập, chúng em đã điều trị được một số bệnh sau:
a. Bệnh viêm nội mạc tử cung
* Nguyên nhân:
Lợn mẹ sau khi đẻ do quá trình chèn ép của nhau thai làm tổn thương
niêm mạc tử cung hoặc nhau thai chưa ra hết.
Lợn mẹ đẻ khó phải can thiệp làm tổn thương tử cung, từ đó vi khuẩn
xâm nhập gây viêm.
Do kế phát từ bệnh sảy thai truyền nhiễm.
* Triệu chứng: Thân nhiệt tăng, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, con vật

đau đớn, có khi cong lưng rặn, cơ quan sinh dục thải ra nhiều dịch viêm màu
trắng đục hoặc phớt hồng, có mùi hôi tanh.
* Phương pháp điều trị:
- Sáng:
+ Thụt rửa bằng dung dịch Bioxit 0,1%: liều 2 - 3 ml/1 lít, nước muối
ngày từ 1 - 1,5 lít.
+ Tiêm Oxytocin: liều 4 ml/con.
+ Tiêm Tylosin: liều 1 - 2 ml/10 kg, tiêm bắp.

12
- Chiều:
+ Penicillin: 3.000.000 UI/con
+ Streptomycin: 3g/con
Hòa nước cất thụt rửa tử cung, tiến hành điều trị trong 3 - 4 ngày.
* Kết quả: Điều trị 8 con, khỏi 7 con, tỷ lệ khỏi 87,5%.
b. Bệnh lợn con phân trắng
* Nguyên nhân:
Do trực khuẩn E.coli có hại thuộc họ trực khuẩn đường ruột
Enterobacteriaceae. Bệnh do E.coli gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Đặc
trưng là lợn đi phân tháo chảy nhiễm trùng và nhiễm độc huyết.
Bệnh xảy ra chủ yếu ở lợn con theo mẹ. Ngoài ra bệnh còn có một số
nguyên nhân khác như: vệ sinh chăm sóc kém, bầu vú của lợn mẹ bẩn, thức
ăn cho lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh, lợn con không được bú sữa đầu, uống
nước bẩn, liếm láp nhiễm trùng; do thành phần dinh dưỡng và phẩm chất sữa
mẹ kém; do thời tiết lạnh, mưa phùn và ẩm ướt,…
* Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở lợn con 10 - 21 ngày tuổi, lợn ỉa
chảy phân lỏng có màu trắng sữa, trắng xám hoặc màu vàng, tanh khắm. Hậu môn
có phân dính bết. Do ỉa chảy nhiều nên lợn mất nước, kiệt sức, da nhăn nheo, đi
đứng xiêu vẹo, gầy còm, có khi nôn ọe, có đàn ỉa ra sữa mẹ chưa tiêu hóa.
* Phương pháp điều trị: Bệnh phân trắng ở lợn con có nhiều cách chữa

khác nhau, nhưng tôi sử dụng một số loại thuốc sau:
- Genta - Tylo: 1ml/5kg TT, dùng liên tục trong 3 ngày.
- Dùng kháng sinh Kanamycin: 400 mg/ kg thể trọng.
- Kết hợp uống Oresol, đường gluco.
* Kết quả: Điều trị 73 con, khỏi 65 con, tỷ lệ khỏi 89,04%.

13
c. Bệnh tiêu chảy ở lợn con
* Nguyên nhân: Bệnh do thức ăn kém chất chất lượng, nuôi dưỡng
quản lý chưa thích hợp, khí hậu thay đổi đột ngột, trời lạnh và ẩm độ cao.
* Triệu chứng: Lợn ỉa chảy liên tục, kém ăn, mệt mỏi, có con đau bụng,
bụng chướng to. Lợn ỉa chảy phân lỏng mùi thối khắm, phân dính quanh hậu
môn, ỉa chảy kéo dài khiến lợn gầy còm, kiệt sức và chết sau 1 tuần nếu
không được chữa trị.
* Điều trị:
- Tiêm bắp Tylosin 50: 1ml/5kg TT.
- Uống vitamin C: 5 ml/con/ngày.
Điều trị liên tục trong 4 - 5 ngày.
* Kết quả: Điều trị 47 con, khỏi 38 con, tỷ lệ khỏi 80,85%.
d. Bệnh sát nhau ở bò
*Nguyên nhân: Do sau khi đẻ, tử cung co bóp yếu, sức dặn của con mẹ
giảm dần, do đẻ khó, thai quá to phải can thiệp, do nhau mẹ dính chặt vào
nhau con nên khi tử cung co bóp bình thường nhưng nhau vẫn chưa ra hết,
mép âm hộ chảy ra nhiều dịch nhờn màu hồng, con vật bắt đầu sốt nhẹ, sản
lượng sữa giảm mạnh, nếu không can thiệp kịp thời thì con vật sẽ sốt cao và
mất sữa.
* Điều trị: Sát nhau thường gặp ở bò nhất là bò sữa. Tại các trại chăn
nuôi hầu như tất cả bò sau khi đẻ đều sát nhau do thai quá to nên phải can
thiệp. Em cùng cán bộ trại điều trị theo phương pháp bảo tồn, sau 3 ngày thì
thụt rửa.

- Tiêm oxytocin vào hõm hông sâu 60 UI/con, tương đương 6ml/con.
- Nếu tử cung co bóp yếu tiêm thêm Oestradiol 15ml/con. Tránh nhiễm
trùng toàn thân tiêm thêm Hanoxylin LA: 30ml/con, tiêm liên tục trong 2
ngày bắt đầu từ ngày thứ 3 thì 2 ngày thụt rửa 1 lần.
* Kết quả: Điều trị 9 con, khỏi 9 con, tỷ lệ khỏi 100%.

14
e. Bệnh Gumboro
* Nguyên nhân: Do virut Gumboro gây ra.
* Triệu chứng: Gà ỉa chảy phân màu vàng, có bọt khí, lông xù, mỏ cắm
xuống đất, hậu môn co bóp,… gà khát nước, uống nhiều nước.
* Điều trị: Dùng kháng thể Gumboro tiêm bắp với liều 0,5 đến 1ml trên
gà từ 0,3 - 0,5 kg, 1 - 2 ml trên gà từ 0,5 kg trở lên, kết hợp dùng điện giải,
vitamin hòa vào nước cho gà uống với liều 100g hòa với 50 - 100 lít nước,
dùng cho 100 - 500 kg thể trọng/ngày.
* Kết quả: Điều trị 100 con, khỏi 70 con, tỷ lệ khỏi 70%.
f. Bệnh viêm bao khớp
* Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm bao khớp,
nhưng trong sản xuất nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh viêm bao khớp là do
tác động cơ giới, gia súc bị đánh đập, thường xuyên đứng lên nằm xuống trên
nền chuồng quá cứng làm cho khớp bị cọ sát gây tổn thương đến bao niêm
dịch và gây viêm.
* Triệu chứng: Viêm bao khớp thường bị ở khớp cườm và khớp khuỷu.
Ở thể cấp tính, vùng khớp sưng có hiện tượng ba động, nhiệt độ vùng bị viêm
tăng cao, con vật đau đớn và bị què nặng. Viêm tương dịch ở thể sợi giai đoạn
đầu khớp bị sưng, sau đó dịch thẩm xuất ra nhiều, vùng sưng có hiện tượng ba
động rất rõ, sờ nắn có tiếng lạo xạo, chân bị què không rõ. Trường hợp viêm
bao niêm dịch hóa mủ, cục bộ hay sưng lan tràn con vật đi lại khó khăn.
* Điều trị: Loại trừ nguyên nhân gây bệnh, bao niêm dịch tích tụ nhiều
dịch thẩm xuất, ta tiến hành vô trùng, chườm lạnh và băng ép, nếu bao sưng

to thì chọc dò và hút dịch, rồi bơm vào đó dung dịch Penicillin + Novocain
0,5% đúng bằng lượng hút ra, chú ý làm trong điều kiện vô trùng.
* Kết quả: Điều trị 5 con, khỏi 5 con, tỷ lệ khỏi 100%.

15
g. Bệnh viêm vú ở bò sữa
* Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm vú ở bò sữa
nhưng trong sản xuất thường do tổn thương cơ giới như: vắt sữa không đúng
kỹ thuật, chuồng trại quá mấp mô… Do cấu tạo của bầu vú như dây chằng
của bầu vú không chắc, lỗ mở của núm vú quá to và đẩy vào trong. Do
chuồng trại không vệ sinh; do vắt sót sữa…
* Triệu chứng: Thay đổi nhiệt độ, màu da của bầu vú, thay đổi hình
dạng của núm vú, khoang, cấu tạo và trạng thái của bầu vú. Con vật có cảm
giác đau khi sờ vào phần vú bị viêm. Trong sữa vắt ra có những hạt lổn nhổn
có các vết máu đôi khi thấy cả mủ, con vật sốt, bỏ ăn.
*Chẩn đoán: Chẩn đoán bằng cồn 75
0
theo tỷ lệ 1: 1 (lượng sữa bằng
với dung dịch cồn) nếu có kết tủa đông vón thì chứng tỏ mẫu sữa đó là sữa
của con bò viêm vú.
*Điều trị: Vắt thải hết sữa, bơm thuốc Mastijet Fort 1 tuýp/ngày, xoa
bóp bầu vú, điều trị 7 con khỏi 5 con, tỷ lệ khỏi 71,43%.
h. Một số công tác khác
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho đàn trâu, bò, lợn.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học trên đàn lợn.
- Tiêm Dextran - Fe cho lợn con từ 3 đến 7 ngày tuổi.
- Trực đỡ đẻ đàn lợn.
Tổng hợp về kết quả công tác phụ vụ sản xuất thể hiện bằng bảng sau.

16

Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc
Số lượng
(con)
Kết quả
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
1. Tiêm phòng vacxin

An toàn
- Tụ dấu lợn
321
321
100
- Dịch tả lợn
326
326
100
- Phó thương hàn
60
60
100
- Lở mồm long móng
57
57
100
2. Điều trị


Khỏi
- Gumboro
100
70
70
- Lợn con phân trắng
73
65
89,04
- Sát nhau bò
9
9
100
- Tiêu chảy lợn
47
38
80,85
- Viêm vú ở bò sữa
7
5
71,43
- Viêm khớp bò
5
5
100
- Viêm tử cung
8
7
87,5
3. Công tác khác


An toàn
- Tẩy giun lợn
50
50
100
- Tiêm Dextran-Fe cho lợn con
82
82
100
- Trực đỡ đẻ lợn
14
14
100
1.3 . Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại Trạm thú y huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên,
được sự giúp đỡ của các cán bộ Trạm, cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo TS. Đỗ Quốc Tuấn đã giúp em có điều kiện tiếp xúc với thực tế sản xuất,
củng cố và nâng cao kiến thức, hiểu biết thêm về nghề nghiệp, vận dụng các
kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.

17
Sau 6 tháng thực tập, em đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu sau:
- Biết cách dùng vacxin và các loại thuốc để phòng, điều trị bệnh.
- Biết cách chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp.
- Qua thực tế sản xuất, giúp em tự tin, mạnh dạn, củng cố thêm lòng
yêu nghề. Em thấy rằng thực tập tốt nghiệp nâng cao kiến thức thực tế và
trình độ chuyên môn của mình. Em phải cố gắng nhiều trong việc học hỏi
thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè, thường xuyên nghiên cứu lý thuyết, tham

khảo các tài liệu.
Việc đi thực tập tốt nghiệp là thực sự cần thiết đối với bản thân em và
các sinh viên khác trước khi tốt nghiệp ra trường.
1.3.2. Đề nghị
- Cần thực hiện tốt và triệt để công tác tiêm phòng của huyện.
- Đẩy mạnh đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất.
- Thay đổi phương thức chăn nuôi lạc hậu.
- Tăng cường nhập các giống mới có năng suất cao nhằm cải tạo đàn
vật nuôi của địa phương.











18
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặt vấn đề
Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, chăn nuôi nói chung và
chăn nuôi lợn nói riêng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong sự tăng
trưởng kinh tế xã hội. Ngành chăn nuôi cung cấp phần lớn thực phẩm cho con
người. Vì vậy chăn nuôi lợn khá được chú trọng phát triển. Để chăn nuôi lợn
phát triển thì ngoài công tác giống, thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng thích hợp
thì công tác thú y là hết sức cần thiết.

Hàng năm dịch bệnh vẫn xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại không nhỏ
cho đàn lợn nuôi tập trung cũng như ở nông hộ, trong đó bệnh ký sinh trùng
đường ruột mà đặc biệt là bệnh giun sán là những bệnh phổ biến ở lợn. mặc
dù bệnh giun sán ký sinh ở lợn ít làm cho lợn chết nhưng gây tổn thất lớn đến
ngành chăn nuôi. Khi lợn bị nhiễm giun sán với số lượng lớn sẽ làm cho lợn
gầy còm, giảm tăng trưởng, kém năng xuất.
Để góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh giun sán gây ra, đưa kinh tế
còn nhiều khó khăn của người chăn nuôi tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên
được cải thiện, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa, sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo, TS. Đỗ Quốc Tuấn, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại một số xã thuộc
huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”
Mục đích của đề tài:
- Xác định tỉ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi
tại một số nông hộ và trại chăn nuôi thuộc huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ học về giun tròn đường tiêu hóa ở
lợn tại một số địa điểm thuộc huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.
- So sánh sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun tròn ở
khu vực nuôi tập trung và nông hộ.

19
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở lý luận
Ký sinh trùng là những cá thể sống nhờ vào sinh vật khác, nó chiếm
đoạt chất dinh dưỡng của ký chủ để tồn tại và phát triển. Bệnh giun sán ký
sinh đường tiêu hóa thường là những bệnh phổ biến tiến triển ở thể mãn tính,
triệu chứng không rõ ràng, bị triệu chứng của các bệnh khác che lấp nên
người chăn nuôi ít để ý đến. Do đó, chính những con vật bị nhiễm trở thành
nguồn gieo rắc mầm bệnh ra bên ngoài và truyền bệnh sang con khác làm cho
bệnh càng lây lan mạnh. Lợn bị bệnh giun, sán thường dẫn đến hậu quả sau:

- Giảm sinh trưởng và phát triển khiến cơ thể vật nuôi gầy còm, thiếu
máu, niêm mạc nhợt nhạt dễ mắc các bệnh khác.
- Giảm sức đề kháng và khả năng hoạt động.
- Làm thiệt hại đến số lượng và chất lượng của sản phẩm chăn nuôi.
- Làm tổn thương các tổ chức và hoạt động sinh lý của cơ thể.
Sở dĩ có các tác hại trên là do 4 tác động sau đây của ký sinh trùng đến
cơ thể gia súc, gia cầm:
- Tác động cơ giới: Hầu hết các ký sinh trùng đều gây nên các biến loạn
cơ giới, ngăn cản ít nhiều khí quan mà nó xâm nhập, có thể làm tắc, chèn ép
và phá hoại các tổ chức, làm thủng hoặc làm rách các tổ chức hoặc khí quan.
Ký sinh trùng có thể dùng khí quan bám hút của chúng làm tróc niêm mạc,
gây xuất huyết, thường gây viêm cấp tính hoặc thứ cấp tính, mãn tính. Viêm
dẫn tới sản sinh vỏ bọc ngoài bằng tổ chức liên kết bao bọc lấy ký sinh trùng.
Cái vỏ và ký sinh trùng bên trong chết đi thành một cái hạt, thành vôi.
- Tác động chiếm đoạt: Do đời sống của ký sinh trùng là sống nhờ vào
ký chủ nên ký sinh trùng tự nuôi dưỡng bằng cách ăn tổ chức của ký chủ,
cướp một phần chất dinh dưỡng của ký chủ, hút máu ký chủ, tác dụng này
tiếp diễn liên tục trong đời sống của ký sinh trùng. Trong một ký chủ có rất

20
nhiều ký sinh trùng ký sinh gây tổn hại rất lớn, làm ký chủ chậm lớn, còi cọc,
thiếu máu, xù lông, và có thể chết.
- Tác động đầu độc: Trong quá trình ký sinh ở ký chủ chúng thường
xuyên bài tiết chất độc. Các chất này ngấm vào máu của ký chủ, sinh ra
những biến loạn khác nhau, nhưng thường thấy là những biến loạn thần kinh
như co giật, bại liệt. Tác động đến tuần hoàn gây thiếu máu, băng huyết, nói
chung chất độc do ký sinh trùng tiết ra tác động đầu độc không rõ ràng,
thường ở thể mãn tính.
- Tác động truyền bệnh: Giun sán ký sinh trong đường tiêu hóa lợn, sau
khi hoàn thành vòng đời bắt đầu sinh sản. Trứng giun, sán theo phân ra ngoài

môi trường bám vào cỏ cây, đất, dụng cụ, thức ăn, nước uống. Trứng giun sán
có thể tồn tại ngoài môi trường khá lâu mà vẫn có sức gây bệnh, trứng giun
đũa lợn xâm nhập vào cơ thể ký chủ qua đường miệng và tiếp tục gây bệnh.
Trứng giun, sán lá ruột phải trải qua giai đoạn phát triển bên ngoài trong ký
chủ trung giun là ốc nước ngọt để trở thành nang ấu bám vào cỏ thủy sinh.
Nếu lợn ăn phải nang ấu thì nang ấu sán giải phóng ấu trùng tiếp tục phát triển
trong đường tiêu hóa lợn để trở thành sán trưởng thành và lại tiếp tục sinh
sản. Cứ như vậy, bệnh được lây lan từ động vật này sang động vật khác, từ
vùng này sang vùng khác.
Ngoài ra, giun sán còn gây tổn thương cho các niêm mạc, phá vỡ tuyến
phòng bị, mở đường cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, thường vi khuẩn gây
bệnh ghép với bệnh ký sinh trùng, làm cho bệnh của ký chủ càng trầm trọng.
Qua những nghiên cứu xác định thì lợn nhiễm 4 lớp giun, sán. Trong
lớp giun, sán lại có rất nhiều loài:
- Lớp sán lá (Trematoda) gồm nhiều loài sán trong đó có sán lá ruột
lợn(Fasciolopsis buski).
- Lớp giun tròn (Nematoda) gồm giun đũa, giun tóc, giun kim, giun kết hạt.

21
Với những nghiên cứu xác định cho thấy lợn nuôi tại một số xã của
huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên nhiễm các loại giun sau: giun đũa, giun
tóc, giun kết hạt.
2.2.1.1. Một vài đặc điểm về hình thái và vòng đời của giun tròn đường tiêu
hóa ở lợn
a. Bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự (1997) [4], bệnh giun
đũa là bệnh phổ biến ở nước ta, bệnh do loài giun Ascaris sum gây ra. Giun
ký sinh ở ruột non của lợn nhà và lợn rừng.
- Hình thái: Giun đũa lợn màu trắng đục, trắng sữa, hình ống, hai đầu
hơi nhọn. Đầu có ba môi bao quanh miệng (một môi ở phía lưng và hai môi ở

phía bụng). Trên rìa môi có một hàm răng cưa rất rõ.
Giun đực dài 12 - 15 cm, đường kính 3mm.
Giun cái dài 30 - 35 cm, đường kính 5 - 6 mm.
Giun đực đuôi cong về phía bụng, giun cái đuôi thẳng. Giun đực có hai
gai giao hợp dài bằng nhau và không có túi giao hợp.
Trứng giun hình bầu dục hơi ngắn, kích thước: 0,056 - 0,087 x 0,046 -
0,067 mm, vỏ dày gồm 4 lớp vỏ, lớp ngoài cùng là protit, màu vàng cánh dán,
vỏ ngoài nhấp nhô như làn song.
- Vòng đời: Giun đũa lợn phát triển không cần ký chủ trung gian, giun
cái đẻ mỗi ngày 200.000 trứng, trung bình một giun cái đẻ 27 triệu trứng
(Cram, 1925). Trứng theo phân ra ngoài, ở nhiệt độ khoảng 24
0
C và ẩm độ
thích hợp, sau 2 tuần trong trứng có phôi thai, sau 1 tuần nữa thì phôi thai lột
xác thành trứng có sức gây bệnh. Lợn nuốt phải trứng này thì ấu trùng nở ở
ruột, qua niêm mạc vào mạch máu, theo máu về gan, một số ít chui vào ống
lâm ba màng treo ruột, theo tĩnh mạch màng treo ruột vào gan. Sau khi nhiễm
4 - 5 ngày thì hầu hết ấu trùng đã di hành tới phổi, khi vào phổi, ấu trùng lột

×