Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 95 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG

VỤ KẾ HOẠCH











ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Nguyễn Thu Ngân











7348
14/5/2009



HÀ NỘI, 10/2008





2
BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ KẾ HOẠCH







BÁO CÁO ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ






CƠ QUAN CHỦ QUẢN
BỘ CÔNG NGHIỆP
54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN
VỤ KẾ HOẠCH - BỘ CÔNG THƯƠNG
54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI






CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI








Kỹ sư Nguyễn Thu Ngân



3

DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Những người tham gia chính:

TT Họ và tên Đơn vị Nhiệm vụ
1 Kỹ sư Nguyễn Thu Ngân Vụ Kế hoạch Chủ nhiệm đề tài
2 Kỹ sư Lê Văn Được Vụ Kế hoạch Thành viên
3 Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Nguyệt Vụ Kế hoạch Thành viên
4 Cử nhân Lê Trung Sơn Vụ Kế hoạch Thành viên
5 Cử nhân Nghiêm Xuân Toàn Vụ Kế hoạch Thành viên
6 Phạm Đăng Thịnh Vụ Kế hoạch Thành viên
7 Cử nhân Trần Thị Bạch Tuyết Vụ Kế hoạch Thành viên

2. Các đơn vị phối hợp:
- Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Châu Phi-Tây Á-Nam Á,
Vụ Chính sách thương mại Đa biên - Bộ Công Thương.
- Tổng Cục Hải Quan - Bộ Tài chính.
- Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Một số chuyên viên theo dõi sản xuất kinh doanh, thống kê Vụ Kế
hoạch và chuyên viên theo dõi ngành thuộc Vụ Năng lượng, Vụ Công nghiệp
nặ
ng, Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương.

Mục tiêu của đề tài:

Nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế và những chính sách thương
mại của Ấn Độ, thương mại Việt Nam-Ấn Độ giai đoạn 2001-2005 và năm
2006 và những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam
sang Ấn Độ giai đoạn 2007-2010, từ đó xác định các cơ hội, mặt hàng và khả
năng cạnh tranh để đề xuất các định hướng chiến lược và giải pháp đẩy m

ạnh
xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sang thị trường Ấn Độ - Một thị trường
nhiều tiềm năng nhưng còn khó thâm nhập.

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thống kê, phân tích,
- Phương pháp chuyên gia,
- Phương pháp kế thừa.






4
Nội dung nghiên cứu:

- Tổng quan tình hình kinh tế, thương mại của Ấn Độ những năm qua,
nhu cầu nhập khẩu và cơ hội cho hàng hóa Việt Nam. Những chính sách ngoại
thương và tiền tệ của Ấn Độ có tác động đến hoạt động thương mại với các
nước, trong đó có Việt Nam.
- Đánh giá quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Ấn Độ
những năm qua: những Hiệp định hợ
p tác kinh tế, thương mại; các dự án đầu
tư; và những định hướng lớn hợp tác giữa hai nước. Phân tích tình hình xuất
nhập khẩu giữa hai nước giai đoạn 2001-2005 và năm 2006 và đánh giá những
cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam vào thị trường Ấn Độ.
- Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số nước thành công trong
việc xuất khẩu sang Ấn Độ, vai trò củ

a đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đề
xuất định hướng chiến lược để thâm nhập thị trường Ấn Độ, so sánh với
thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Trung Quốc, đề xuất các giải
pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sang
thị trường Ấn Độ.

















5
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I 8
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THƯƠNG MẠI ẤN ĐỘ 8
I. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ẤN ĐỘ 8
II. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005, NĂM 2006 VÀ

NĂM 2007
10
1. Tình hình xuất khẩu của Ấn Độ giai đoạn 2001 - 2005, năm 2006 và năm
2007 10
2. Tình hình nhập khẩu của Ấn Độ giai đoạn 2001-2005, năm 2006 và năm
2007 13
3. Chính sách ngoại thương và tiền tệ của Ấn Độ 16
4. Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Ấn Độ - ASEAN 20
5. Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ của Trung Quốc và mộ
t số
nước ASEAN 23
CHƯƠNG II 26
TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ 26
I. MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ 26
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ẤN ĐỘ VÀO VIỆT NAM 30
1. Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua 30
2. Tình hình đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam 36
III. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ 41
1. Tình hình xuất khẩu sang Ấn Độ 42
2.Tình hình nhập khẩu từ Ấn Độ 45
3. Đánh giá tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ 49
IV. SO SÁNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ VỚI VIỆT NAM -
HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
52
1. Thương mại Việt Nam - Ấn Độ và Việt Nam - Hàn Quốc 52
2. Thương mại Việt Nam - Ấn Độ và Việt Nam - Trung Quốc 55
CHƯƠNG III 58
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 58
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ 58




6
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
58
II. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP VÀO THỊ TRƯỜNG
ẤN ĐỘ
60
1. Quan điểm và định hướng chung phát triển thương mại Việt Nam - Ấn
Độ 60
2. Cơ cấu hàng xuất khẩu vào Ấn độ giai đoạn 2008 - 2010 có tính đến
2015 61
III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VÀO THỊ
TRƯỜNG ẤN ĐỘ
66
1. Giải pháp đối với doanh nghiệp 66
2. Giải pháp về cơ chế chính sách 70
3. Giải pháp đối với từng sản phẩm cụ thể 74
KẾT LUẬN 81
PHỤ LỤC 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
















7
LỜI MỞ ĐẦU
Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới nếu tính theo sức mua ngang
giá, là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới với GDP đạt 775 tỷ USD (2005). Ấn Độ
là nền kinh tế phát triển nhanh thứ 2 trên thế giới, với tăng trưởng GDP trên
6%/năm trong hơn một thập kỷ qua, và đặt mục tiêu trở thành nước phát triển
vào năm 2020. Với dân số trên 1 tỷ ngườ
i (chỉ sau Trung Quốc) và tốc độ phát
triển kinh tế nhanh, Ấn Độ đang trở thành một thị trường đầy tiềm năng với
các nước có hàng hoá xuất khẩu.
Việt Nam và Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ từ năm 1954. Cho đến
nay, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định như: Hiệp định thương mại, Tránh
đánh thuế hai lần, Khuyến khích và bảo hộ Đầu t
ư, Lãnh sự, Hợp tác văn hoá,
Hàng không, Du lịch. Hai nước cũng đã ký các Thoả thuận về Tham khảo
chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, Hợp tác về Mỏ và Địa chất, Môi trường, Y
học dân tộc và Nghị định thư về hợp tác quốc phòng. Quan hệ kinh tế, thương
mại hai nước cũng liên tục phát triển nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm
năng. Bình quân những n
ăm gần đây Việt Nam chỉ xuất khoảng 80-100 triệu
USD hàng hoá sang thị trường Ấn Độ, trong khi nhập khoảng 600-700 triệu
USD. Mặc dù kim ngạch 2 chiều còn hạn chế, nhưng nhiều đánh giá cho thấy
tiềm năng thị trường Ấn Độ là rất lớn, do đó việc nghiên cứu đẩy mạnh xuất

khẩu sang thị trường này là rất cần thiết, đặc biệt đối với hàng công nghiệ
p,
mặt khác cần giảm thâm hụt thương mại tiến tới cân bằng trong thời gian tới.
Những cơ hội và thách thức trong hoạt động thương mại với Ấn Độ đòi
hỏi Việt Nam phải xây dựng được định hướng chiến lược và các giải pháp
thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp vào thị trường Ấn Độ trong giai
đoạn tới, nhằm chuyển h
ướng tích cực cơ cấu hàng xuất khẩu, tăng kim ngạch
và giảm nhập siêu từ thị trường này.
Để thực hiện định hướng chiến lược trong hoạt động thương mại với Ấn
Độ, Vụ Kế hoạch được lãnh đạo Bộ giao thực hiện Đề tài nghiên cứu năm
2008 với nội dung: “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc nhằm thúc đẩy
xuất khẩu hàng công nghiệp Vi
ệt nam vào thị trường Ấn Độ”.
Đề tài nghiên cứu về thị trường Ấn Độ năm 2008 gồm các phần chính
sau đây:
Chương I: Tổng quan kinh tế, thương mại Ấn Độ giai đoạn 2001-2007
Chương II: Tình hình thương mại Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2001- 2007
Chương III: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp
Việt Nam sang Ấn Độ




8
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THƯƠNG MẠI ẤN ĐỘ
I. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ẤN ĐỘ
Ấn Độ - Quốc gia đông dân với tăng trưởng kinh tế và cải cách chính
sách.

Ấn Độ là một quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới, sau Trung Quốc.
Ấn Độ cũng là nước có diện tích lớn thứ 7 trên thế giới, chung biên giới với
Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan.
Những năm gần đây, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng hết sức ngoạn mục, tạo
ra một hình ảnh mới và cụ
c diện mới cho Ấn Độ trên trường quốc tế. Mới đây,
Ấn Độ đã gia nhập các nền kinh tế có GDP trên 1.000 tỷ USD, trở thành nước
có nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP
đạt 6 - 8% trong giai đoạn 2001 - 2006 và dự trữ ngoại tệ đã vượt ngưỡng 200
tỷ USD. Lực lượng lao động của Ấn Độ có khoảng 496,4 triệu người, trong
đó, nông nghiệp chiếm 60%, công nghiệp 17% và dịch vụ 23%. Nông nghiệp
Ấn Độ sản xuất gạo, lúa mì, hạt dầu, cốttông, sợi đay, chè, mía, khoai tây; gia
súc, trâu, cừu, dê, gia cầm và cá. Các ngành công nghiệp chính gồm dệt may,
hoá chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, mỏ, dầu khí và
cơ khí. Những năm gần đây, Ấn Độ đã thu hút được đông đảo dân số có trình
độ học vấn cao, thành th
ạo tiếng Anh để giữ những vị trí quan trọng trong dịch
vụ thuê làm bên ngoài (outsourcing), tư vấn khách hàng (customer service) và
hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty toàn cầu. Hơn nữa, Ấn Độ cũng là nước xuất
khẩu hàng đầu về nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm, tài
chính và chế tạo phần mềm.
Hiện nay, Ấn Độ có đội ngũ doanh nghiệp sức cạnh tranh cao, có m
ột
thị trường chứng khoán bùng nổ và một khu vực tài chính minh bạch, rõ ràng.
Hơn 100 doanh nghiệp của Ấn Độ có vốn đầu tư thị trường hơn 1 tỷ USD.
Một số Công ty lớn như Bharat Forge, Technologies, Tata Motors… sớm trở
thành những thương hiệu có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Trong danh
sách 500 Công ty hàng đầu thế giới của Fortune có hàng chục doanh nghiệp có
xuất xứ từ Ấn Độ. Sự thành công lớn của khố
i doanh nghiệp sản xuất cũng là

một nhân tố lớn đưa hoạt động của khu vực ngân hàng trở nên lành mạnh hơn.
Ấn Độ lựa chọn con đường đi riêng.
Tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ chủ yếu được thúc đẩy bởi dịch vụ và
tiêu dùng trong nước. Mức độ tiêu dùng chiếm 64% GDP của Ấn Độ trong khi
Nhật Bản là 55%, Châu Âu là 58% và Trung Quốc chỉ là 42%. Với m
ức tiêu



9
dùng nội địa cao, nền kinh tế Ấn Độ ổn định và dễ kiểm soát hơn so với các
nền kinh tế ở khu vực châu Á bị phụ thuộc cao vào xuất khẩu. Hiện nay, khu
vực dịch vụ chiếm hơn 50% GDP của Ấn Độ, khu vực nông nghiệp chiếm
22% và công nghiệp là 27%. Sức mạnh ngành công nghiệp Ấn Độ là chế tạo
sản xuất công nghệ cao do đó cần lao động có tay nghề cao. V
ới 93% nguồn
vốn đầu tư trong nước đã tạo thêm thế mạnh của nền kinh tế Ấn Độ.
Ấn Độ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới từ năm 1995, gần 15
năm qua, khi nền kinh tế Ấn Độ toàn cầu hoá. Xuất khẩu phần mềm của Ấn
Độ phát triển với tốc độ 50% mỗi năm, với khoảng 2/3 sang thị tr
ường Mỹ.
Nghiên cứu sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ thông qua việc thực thi
chiến lược và các chính sách có thể thấy được sự khác biệt tương đối so với
các nước Châu Á khác. Thành công của Trung Quốc chủ yếu dựa vào hàng
xuất khẩu của các doanh nghiệp nhà nước hay các Công ty nước ngoài. Thứ tự
ưu tiên thể hiện rất rõ trong việc phân bổ các nguồn vốn tín dụng. Chỉ có 10%
tín dụng đến
được khu vực tư nhân ở Trung Quốc, mặc dù khu vực này đã
tuyển dụng tới 40% lực lượng lao động. Trong khi đó, ở Ấn Độ, các doanh
nghiệp tư nhân nhận được hơn 80% các khoản cho vay. Một điểm khác

biệt nữa của hai nền kinh tế láng giềng này là ở Ấn Độ, tỷ lệ tăng trưởng cao
đã không đi kèm với một cuộc cách mạng công nghiệp cần nhi
ều lao động
trong khi Trung Quốc dường như đang tạo ra một dòng vô tận công ăn việc
làm trình độ thấp trong khu vực sản xuất công nghiệp bằng việc xuất khẩu
hàng hoá giá rẻ ra thế giới. Có thể thấy rằng Ấn Độ đang bỏ qua một cuộc
cách mạng công nghiệp, tiến thẳng từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền
kinh tế dịch vụ.
Ấn Độ đã tìm th
ấy yếu tố có thể làm biến đổi nền kinh tế là cung cấp
các dịch vụ lao động trí óc được các Công ty ở phần còn lại của thế giới thuê
gia công. Ấn Độ là một trong những nước tiên phong trong các ngành công
nghiệp mũi nhọn của thế giới và giành được nhiều thành công. Cách đây gần
nửa thế kỷ, Ấn Độ đã là nước mở đường cho cuộc “Cách mạng xanh” và hiện
nay trở thành trung tâm thế gi
ới trong những ngành “thời thượng” như công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học,… Chính phủ Ấn Độ đã coi công nghệ
thông tin là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, là một công cụ để
cải thiện đời sống nhân dân.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Công nghệ thông tin Ấn Độ, kể từ
năm 1991 đến nay, xuất khẩu phần mềm của nước này đạt tốc độ tăng tr
ưởng
bình quân hơn 50%/năm - con số nằm ngoài kỳ vọng của bất cứ quốc gia nào
trên thế giới. Báo cáo mới đây của Hãng NASSCOM-McKinsey đưa ra dự
báo, doanh thu của ngành công nghệ thông tin Ấn Độ sẽ đạt 87 tỷ USD và
xuất khẩu khoảng 35 tỷ USD trong năm 2008. Một ngành công nghiệp mũi
nhọn khác của Ấn Độ là công nghệ sinh học. Trong năm 2006-2007, doanh
thu của ngành công nghệ sinh học Ấn Độ đạt 2 tỷ USD, tă
ng mạnh so với 1,5




10
tỷ USD của năm 2005-2006 và gấp đôi so với mức 1 tỷ USD trong năm 2004-
2005. Tính chung, ngành công nghệ sinh học của Ấn Độ đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 35%/năm, cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng chung
của ngành này trên toàn cầu. Ngành công nghệ sinh học Ấn Độ đặt mục tiêu
đạt doanh thu 5 tỷ USD trong năm tài chính 2010-2011. Nhiều khả năng
doanh thu ngành công nghệ sinh học của nước này có thể đạt 25 t
ỷ USD vào
năm 2015.
Hiện nay, Ấn Độ có lực lượng lao động kỹ thuật hùng hậu bậc nhất
thế giới đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức. Ấn Độ
là nước có đội ngũ chuyên gia khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh lớn thứ hai
thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Ấn Độ còn nổi lên với thị trườ
ng dịch vụ giải trí và
truyền thông tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Theo dự báo của Hãng
PricewaterhouseCoopers, Ấn Độ sẽ là động lực chính thúc đẩy ngành giải trí
và truyền thông toàn cầu phát triển trong 5 năm tới. Trong khi ngành giải trí
và truyền thông toàn cầu trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 dự báo chỉ tăng
trưởng bình quân 6,4%/năm để đạt tổng doanh thu 2.000 tỷ USD vào năm
2011, thì tốc độ tăng trưởng của ngành này tại
Ấn Độ dự báo đạt 18,5%/năm -
mức tăng cao nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Một kỳ tích nữa của Ấn Độ là vị trí dẫn đầu thế giới về khả năng tạo
việc làm mới. Theo Báo cáo Triển vọng việc làm năm 2007 (Employment
Outlook 2007) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trong giai
đoạn 2000-2005, mỗi năm, Ấn Độ tạo ra bình quân 11,3 triệu việc làm mới, so
v
ới 7 triệu việc làm mới tại Trung Quốc, 2,7 triệu việc làm mới tại Brazil, 0,7

triệu việc mới làm tại Nga và 3,7 triệu việc làm mới trong cả khối OECD.
II. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005, NĂM 2006 VÀ
NĂM 2007
1. Tình hình xuất khẩu của Ấn Độ giai đoạn 2001 - 2005, năm 2006
và năm 2007.
Trong những năm qua, với một áp lực dân số nặng nề, Ấn Độ đã phải
từng bước tháo gỡ những khó khăn nội tại của một nền kinh tế lạc hậu, cải tiến
những phương thức quản lý sản xuất, quản lý xuất nhập khẩu để gia tăng s
ản
lượng và chất lượng những mặt hàng sản xuất trong nước, đồng thời tạo điều
kiện cho hàng hóa Ấn Độ thâm nhập vào thị trường khu vực cũng như thị
trường phương Tây.
Mặc dù là quốc gia lấy tiêu dùng và phục vụ thị trường trong nước làm
động lực cho tăng trưởng kinh tế, ngành dịch vụ chiếm trên 50% GDP, tiêu
dùng chiếm trên 60% GDP nhưng với một chiến lược phát tri
ển có hiệu quả,
phát huy được các lợi thế cạnh tranh, hàng hoá của Ấn Độ đã từng bước thâm
nhập vào thị trường thế giới và kim ngạch xuất khẩu đạt được mức tăng



11
trưởng nhanh chóng. Kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ trong năm tài chính
2000 - 2001 mới đạt 43,3 tỷ USD đã nhanh chóng tăng lên gần gấp đôi trong
năm 2003 - 2004 (75,6 tỷ USD) và đạt 126,2 tỷ USD trong năm tài khoá 2006-
2007. Như vậy, trong vòng 7 năm từ 2000 đến 2007, xuất khẩu của Ấn Độ đạt
mức tăng trưởng bình quân 19,5%, kim ngạch năm 2007 gấp 3 lần năm 2000
Về cơ cấu sản phẩm sản xuất cũ
ng như xuất khẩu của Ấn Độ cũng có
những đặc trưng riêng. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm công

nghiệp đã qua quá trình chế biến chế tác, đặc biệt một số sản phẩm là kết
quả của quá trình đầu tư phát triển khoa học công nghệ như những sản phẩm
phần mềm, các sản phẩm hoá chất, sản ph
ẩm từ công nghệ sinh học, máy móc,
thiết bị, phụ tùng…
Một số nhóm sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ là: nhiên
liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất, các chất chứa bitum, các
loại sáp khoáng chất; Ngọc trai tự nhiên hoặc ngọc trai cấy; Đá quý hoặc bán
đá quý, kim loại quý, kim loại được dát phủ kim loại quý và các sản phẩm của
chúng, nữ trang, tiền xu; Hoá chất hữu c
ơ; Sắt thép; Phụ tùng may mặc; Lò
phản ứng hạt nhân, nồi cất, máy móc và thiết bị cơ khí, phụ tùng; Quặng, xỉ và
tro; Máy móc, thiết bị điện và phụ tùng; máy thu và phát thanh, máy thu và
phát thanh, hình ảnh truyền hình, và phụ tùng; Bông; Phương tiện ngoài
đường sắt và đầu máy tàu điện, phụ tùng và sản phẩm liên quan… Những sản
phẩm xuất khẩu chủ yếu của Ấn Độ và kim ngạch xuất khẩu từ năm 2000 -
2007
(xem Bảng số 1 và Phụ lục 1).
Bảng số 1: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Ấn Độ
Đơn vị: Triệu USD
2000 - 2001 2006 - 2007
TT Sản phẩm
Trị
giá
Tỷ
trọng
2003-
2004
2005-
2006

Trị
giá
Tỷ
trọng
Tăng
BQ
2001-
2007
I Tổng KNXK 43.314 100,0 75.630 121.259 126.262 100,0 19,5
II Sản phẩm chủ yếu
1
Đá quý, ngọc trai tự
nhiên hoặc ngọc trai cấy,
kim loại quý, kim loại
được dát phủ kim loại
quý và các sản phẩm
liên quan, nữ trang,…
7.013 16,2 12.707 15.914 16.072 12,7 14,8
2
Nhiên liệu khoáng, dầu
khoáng và các sản phẩm
chưng cất liên quan, các
chất chứa bitum, các loại
sáp khoáng chất
2.157 5,0 6.111 17.999 18.889 15,0 43,6



12
3 Quần áo dệt kim 3.238 7,5 3.746 5.423 5.279 4,2 8,5

4 Hoá chất hữu cơ 1.619 3,7 3.289 5.792 5.730 4,5 23,4
5 Sắt thép 911 2,1 3.498 5.187 5.595 4,4 35,3
6 Quần áo (len, sợi…) 1.791 4,1 2.600 3.524 3.615 2,9 12,4
7
Máy móc, lò phản ứng,
nồi hơi 1.540 3,6 2.917 4.979 5.087 4,0 22
8 Bông, sợi, vải 2.077 4,8 2.472 3.518 3.920 3,1 11,2
9
Máy móc, thiết bị điện
và phụ tùng; máy thu và
phát thanh, phát hình…
1.281 3,0 1.948 3.757 4.105 3,3 21,4
10 Dược phẩm 1.035 2,4 1.894 3.000 3.175 2,5 20,5
(Nguồn: - Bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ;
- Global Trade Information Services)
Thực hiện cải cách kinh tế và thương mại từ những năm 1990, Ấn Độ
đã mở cửa nền kinh tế và tăng cường giao dịch thương mại với các nước trên
thế giới. Những cải cách đó là hạ thấp thuế quan và các rào cản thương mại,
xoá bỏ việc cấp phép ngành công nghiệp, giảm thuế suất, giảm giá đồng rupee,
mở cửa cho đầu tư nước ngoài và giả
m bớt những sự kiểm soát về tiền tệ….
Điều đó tạo ra sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu cũng đồng nghĩa với đối
tác thương mại được mở rộng. Tính đến nay, Ấn Độ đã xuất khẩu sang 232
quốc gia và khu vực thị trường. Đứng đầu vẫn là các nước đã có quan hệ
thương mại lâu dài với Ấn Độ
như Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nước Tây Âu và
các nước thuộc khối Ả Rập,… Kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang Hoa Kỳ
và các nước Châu Âu như Anh, Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha… luôn
đạt mức cao. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các nước
này có xu hướng chậm lại nhưng bù lại, xuất khẩu sang Trung Quốc và một số

nước châu Á, các nước khu vực Ả R
ập tăng nhanh.
Xuất khẩu của Ấn Độ sang Hoa Kỳ trong năm tài khoá 2000-2001 đạt
8,3 tỷ USD, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ, đã tăng lên
gấp đôi vào năm tài khoá 2004-2005 (16,5 tỷ USD) và đạt 18,8 tỷ USD trong
năm tài khoá 2006-2007, chiếm tỷ trọng 14,9%. Mặc dù kim ngạch sang thị
trường này luôn dẫn đầu trong các đối tác thương mại và khu vực thị trường
của Ấn Độ nhưng t
ỷ trọng có xu hướng giảm. Tăng trưởng cả giai đoạn 2001-
2007 chỉ đạt 14,6%, thấp hơn so với mức tăng bình quân là 19,5%. Ngược lại,
xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc chỉ đạt 915 triệu USD vào năm 2000-
2001 đã tăng hơn 6 lần vào năm 2004-2005 (6,6 tỷ USD) và đạt 8,3 tỷ USD
vào năm 2006-2007, chiếm tỷ trọng 6,6% tổng xuất khẩu của Ấn Độ. Nếu tính
cả H
ồng Kông thì xuất khẩu của Ấn Độ sang thị trường này đạt trên 13 tỷ
USD (Hồng Kông là 4,6 tỷ USD). Trong giai đoạn 2001-2007, xuất khẩu của
Ấn Độ sang Trung Quốc tăng bình quân 44,4%, mức tăng cao nhất trong số



13
các quốc gia và khu vực thị trường chính. Xuất khẩu của Ấn Độ tăng nhanh
sang một số thị trường Đông Nam Á như Singapore, Indonesia, Malaysia,…
Trong giai đoạn 2001-2007, xuất khẩu sang Singapore tăng 37,2%, đạt kim
ngạch 6,0 tỷ USD vào năm 2006-2007; xuất khẩu sang Indonesia tăng 27,6%,
đạt kim ngạch 2,0 tỷ USD năm tài khoá 2006-2007. Thị trường xuất khẩu của
Ấn Độ (xem Bảng số 2 và Phụ lục 2).
Bảng số 2: Xuất khẩu củ
a Ấn Độ sang một số thị trường chính


Đơn vị: Triệu USD
2000 - 2001 2006 - 2007
TT Thị trường
Trị
giá
Tỷ
trọng
2003-
2004
2005-
2006
Trị giá
Tỷ
trọng
Tăng
BQ
2001-
2007
Thế giới 43.314 100,0 75.630 121.259 126.262 100,0 19,5
1 Hoa Kỳ 8.310 19,2 13.072 18.697 18.815 14,9 14,6
2
Các tiểu vương quốc
Ả Rập thống nhất
2.550 5,9 6.682 11.524 12.022 9,5 29,5
3 Hồng Kông 2.407 5,6 3.338 4.483 4.676 3,7 11,7
4 Anh 2.164 5,0 3.390 5.375 5.613 4,4 17,2
5 Trung Quốc 915 2,1 4.106 7.784 8.287 6,6 44,4
6 Đức 1.758 4,1 2.671 3.847 3.976 3,1 14,6
7 Bỉ 1.382 3,2 2.206 3.331 3.471 2,7 16,6
8 Singapore 909 2,1 3.414 6.134 6.064 4,8 37,2

9 Nhật Bản 1.532 3,5 1.845 2.812 2.860 2,3 11,0
10 Italy 1.253 2,9 2.034 3.385 3.580 2,8 19,1
(Nguồn: - Bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ;
- Global Trade Information Services)

2. Tình hình nhập khẩu của Ấn Độ giai đoạn 2001-2005, năm 2006
và năm 2007.
Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, cùng với việc đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hoá trong nước, Ấn Độ cũng tăng cường nhập khẩu các sản phẩm
của thế giới, nhập những hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được, những
hàng hoá phục vụ hoạt động sản xu
ất kinh doanh trong nước. Tốc độ nhập
khẩu của Ấn Độ đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn gần đây. Năm 2000-2001,
kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ mới ở mức 50,1 tỷ USD, đến năm tài khoá
2003-2004 đã tăng gần gấp đôi (97,3 tỷ USD) và đạt 185,6 tỷ USD vào năm
tài khoá 2006-2007. Trong giai đoạn 2001-2007, nhập khẩu của Ấn Độ tăng
24,4%, cao hơn mức t
ăng của xuất khẩu trong cùng thời kỳ.



14
Các sản phẩm nhập khẩu chính của Ấn Độ là nhiên liệu khoáng, dầu
khoáng và các sản phẩm chưng cất; ngọc trai, nữ trang và kim loại quý; lò
phản ứng hạt nhân, nồi hơi, thiết bị cơ khí; máy móc, thiết bị điện và phụ tùng,
máy thu và phát thanh, thiết bị ghi hình; sắt thép các loại; thiết bị quang học, y
học; máy bay, tàu vũ trụ và các phương tiện liên quan; phân bón; tàu thuỷ; dầu
mỡ động thực vật và các s
ản phẩm liên quan… Những sản phẩm nhập khẩu
chủ yếu của Ấn Độ và kim ngạch xuất khẩu từ năm 2001-2007 (xem Bảng số

3 và Phụ lục 3).
Bảng số 3: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Ấn Độ
Đơn vị: Triệu USD
2000 - 2001 2006 - 2007
T
T
Sản phẩm
Trị
giá
Tỷ
trọng
2003-
2004
2005-
2006
Trị giá
Tỷ
trọng
Tăng
BQ
2001-
2007
I Tổng KNNK 50.143 100,0 97.312 172.876 185.604 100,0 24,4
II Sản phẩm chủ yếu
1
Nhiên liệu khoáng, dầu
khoáng, xăng và các
sản phẩm được chế
biến từ xăng…
15.751 31,4 31.083 61.493 61.810 33,3 25,6

2
Máy móc thiết bị, phụ
tùng, cấu kiện…
4.180 8,3 8.603 17.533 18.599 10,0 28,2
3
Máy móc, thiết bị điện
tử (ti vi, thiết bị âm
thanh, thiết bị ghi
hình )
2.952 5,9 8.265 14.024 14.557 7,8 30,5
4
Mỡ, dầu động, thực vật
và các sản phẩm liên
quan
1.478 2,9 2.415 2.300 2.265 1,2 7,4
5
Thiết bị y học và quang
học
1.139 2,3 1.802 3.009 3.109 1,7 18,2
6 Sắt thép các loại 1.044 2,1 2.685 5.507 6.126 3,3 34,3
7 Nhựa 711 1,4 1.478 2.794 2.956 1,6 26,8
8 Tàu thuỷ 283 0,6 1.115 1.977 2.688 1,4 45,5
9
Sản phẩm hoá chất hỗn
hợp
460 0,9 865 1.341 1.411 0,8 20,5
10 Gỗ 528 1,1 873 869 1.069 0,6 12,5
(Nguồn: - Bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ;
- Global Trade Information Services)





15
Cũng như xuất khẩu, các đối tác nhập khẩu chính của Ấn Độ là Hoa Kỳ,
các nước châu Âu, các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
và một số các nước ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia,…).
Nhập khẩu của Ấn Độ từ Hoa Kỳ luôn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều
năm. Năm 2000, Ấn Độ nhập khẩu 3 tỷ USD từ thị trường này, chiếm tỷ trọng
6,1% t
ổng kim ngạch nhập khẩu. Đến năm tài khoá 2006-2007, Ấn Độ nhập
hơn 11,7 tỷ USD, chiếm 6,3%. Tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn là
25,1%. Tuy nhiên, đến năm 2006-2007 thì Trung Quốc mới là đối tác nhập
khẩu lớn nhất của Ấn Độ. Với tốc độ tăng nhập khẩu 45,9% trong giai đoạn
2000-2007, nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng từ 1,8 tỷ USD năm 2000-2001
lên 17,4 tỷ USD năm tài khoá 2006-2007, chi
ếm 9,4%. Những sản phẩm nhập
khẩu từ Hoa Kỳ cũng như các nước châu Âu như Anh, Đức, Thụy Sỹ, Pháp,
Ý…chủ yếu là các loại máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất, đặc biệt là các
loại máy có hàm lượng khoa học, kỹ thuật cao mà Ấn Độ chưa sản xuất được.
Nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước đang phát triển khác những sản phẩm
bổ sung. Trong nhóm các nước ASEAN, Ấn
Độ nhập khẩu lớn nhất từ
Malaysia, Indonesia và Singapore. Nhập khẩu từ các nước này năm tài khoá
2006-2007 lần lượt là: 5,2 tỷ USD; 4,1 tỷ USD; 5,4 tỷ USD. Tốc độ tăng trong
giai đoạn 2001-2007 lần lượt là: 29,4%, 27,9% và 26,6% (cao hơn mức tăng
nhập khẩu chung là 24,4%). Các thị trường nhập khẩu chính của Ấn Độ và
kim ngạch nhập khẩu từ năm 2000-2007 (xem Bảng số 4 và Phụ lục 4).
Bả
ng số 4: Nhập khẩu của Ấn Độ từ một số thị trường chính

Đơn vị: triệu USD
2000 - 2001 2006 - 2007
TT Thị trường
Trị
giá
Tỷ
trọng
2003-2004 2005-2006
Trị giá
Tỷ
trọng
Tăng
BQ
2001-
2007
Thế giới 50.143 100,0 97.312 172.876 185.604 100,0 24,4
1 Hoa kỳ 3.058 6,1 5.712 9.892 11.726 6,3 25,1
2 Bỉ 2.481 4,9 4.305 4.171 4.138 2,2 8,9
3 Trung Quốc 1.809 3,6 6.008 15.555 17.447 9,4 45,9
4 Thụy Sỹ 3.419 6,8 4.420 7.927 9.116 4,9 17,8
5 Anh 2.732 5,4 3.221 4.021 4.171 2,2 7,3
6 Đức 1.885 3,8 3.525 7.007 7.540 4,1 26,0
7 Hàn Quốc 1.131 2,3 3.043 4.746 4.802 2,6 27,3
8 Nhật Bản 1.756 3,5 2.929 4.382 4.592 2,5 17,4
9 Úc 1.217 2,4 3.486 6.476 7.002 3,8 33,9
10 Nam Phi 1.396 2,8 1.766 2.477 2.469 1,3 10,0
11 Malaysia 1.127 2,2 2.203 4.632 5.290 2,9 29,4




16
2000 - 2001 2006 - 2007
TT Thị trường
Trị
giá
Tỷ
trọng
2003-2004 2005-2006
Trị giá
Tỷ
trọng
Tăng
BQ
2001-
2007
12 Indonesia 950 1,9 2.369 3.602 4.165 2,2 27,9
13 Singapore 1.333 2,7 2.428 5.073 5.485 3,0 26,6
(Nguồn: - Bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ;
- Global Trade Information Services).

Trong hoạt động ngoại thương của mình, mặc dù đã có những thành
công đáng kể trong việc đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới nhưng Ấn
Độ vẫn luôn là nước nhập siêu, mức nhập siêu tăng nhanh trong thời gian
gần đây. Trong năm tài khoá 2000-2001, mức nhập siêu của Ấn Độ là 6,8 tỷ
USD, chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm tài khoá 2006-2007
nhập siêu đã t
ăng lên 59,3 tỷ USD, chiếm 46,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong cả giai đoạn 2000-2007, thâm hụt thương mại của Ấn Độ đã tăng
43,4%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu là 19,5%. Cán
cân thương mại của Ấn Độ qua một số năm (xem Bảng số 5).

Bảng số 5: Cán cân thương mại của Ấn Độ từ năm 2000 đến n
ăm 2007
Đơn vị: Triệu USD
TT 2000-2001 2003-2004 2005-2006 2006-2007
Tăng
BQ
2001-
2007
1 Tổng KNXK 43.314 75.630 121.259 126.262 19,5
2 Tổng KNNK 50.143 97.312 172.876 185.604 24,4

Cán cân thương mại
(thâm hụt -; thặng dư +)
-6.829 -21.682 -51.617 -59.342 43,4
(Nguồn: - Bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ;
- Global Trade Information Services).
3. Chính sách ngoại thương và tiền tệ của Ấn Độ.
3.1. Chính sách ngoại thương:
3.1.1. Chủ trương và chính sách quản lý ngoại thương:
Chính phủ Ấn Độ đã áp dụng những chính sách ngoại thương có tính
đặc trưng và phù hợp với điều kiện tình hình của quốc gia. Một thời gian dài
trong quá khứ, Ấn Độ đã từng áp dụng chính sách ngoại thương đóng cửa, hạn
chế giao dịch thương mạ
i với bên ngoài. Tuy nhiên, sau đó, đặc biệt là trong 2



17
thập kỷ gần đây, Ấn Độ đã thực hiện mở cửa và tự do hoá thương mại nền
kinh tế. Việc nghiên cứu chính sách ngoại thương của Ấn Độ có một ý

nghĩa rất lớn đối với Việt Nam trong quá trình xác định mối quan hệ lâu dài
và tìm hướng đẩy mạnh giao dịch thương mại nói chung và xuất khẩu nói
riêng giữa hai nước.
Trong kế hoạch 5 năm, từ
năm 2002 đến năm 2007, Ấn Độ áp dụng một
chính sách ngoại thương mềm dẻo, có nhiều cải tiến để thu hút thêm khách
hàng và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chính sách này dựa
trên những nét cơ bản sau:
- Xuất nhập khẩu được tự do, ngoại trừ một số trường hợp được qui
định rõ trong các luật lệ hay qui định sẽ được ban hành trong thời gian thi
hành chính sách.
- Tất cả những nhà xuất kh
ẩu và nhập khẩu phải tuân thủ những điều
khoản của đạo luật về ngoại thương năm 1992 và những sắc lệnh, nghị định
ban hành tiếp theo đó cùng các điều khoản của chính sách ngoại thương. Tất
cả hàng hóa nhập khẩu bị chi phối bởi các đạo luật, sắc lệnh, nghị định, các
qui định, đặc tính kỹ thuật, các tiêu chuẩn về môi sinh và an toàn đ
ã được áp
dụng cho các hàng hóa sản xuất trong nước.
- Những hạn chế về ngoại thương được đặt ra nhằm các mục tiêu: bảo
vệ đạo đức cộng đồng; Bảo vệ đời sống hay sức khỏe con người, động vật hay
thực vật; bảo vệ quyền sở hữu, nhãn hiệu, bản quyền, ngăn ngừa những hành
vi gian dối; ngăn ngừa lao dịch trong trạ
i giam; bảo vệ những tài sản quốc gia
có giá trị về mặt nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ học; bảo vệ các tài nguyên
thiên nhiên đang cạn kiệt; ngăn ngừa việc mua bán bất hợp pháp các loại vũ
khí, đạn dược hay vật dụng sử dụng trong chiến tranh.
- Nhà nước Ấn Độ áp dụng các biện pháp khuyến khích xuất nhập khẩu
sau đây:
+ Chính quyền Trung ương khuyến khích chính quy

ền các Bang thực
hiện việc hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu trong phạm vi của mình. Hàng năm,
Bộ Thương mại đưa ra một kế hoạch nhằm tài trợ cho các Bang trong công tác
phát triển xuất khẩu. Các Bang toàn quyền sử dụng ngân khoản này để phát
triển cơ cấu hạ tầng như đường xá nối liền các trung tâm sản xuất với các
cảng, thiết lập các trạm chứa hàng bằng container, xây d
ựng các công viên
công nghệ, các khu công nghệ mới có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, tăng
cường phương tiện cho các khu kinh tế đang hoạt động.
+ Một số thành phố, thị trấn nằm trong những khu vực địa lý đặc biệt
được nâng lên thành những khu công nghiệp năng động, tham gia vào hoạt
động xuất khẩu chung của cả nước. Những “trung tâm công nghiệp” đó bắt



18
nguồn từ lịch sử Ấn Độ, tượng trưng cho tinh thần cởi mở của thị trường tự do
và đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong một nền kinh tế thị trường.
+ Trong chính sách xuất khẩu đổi mới, Ấn Độ chú trọng đặc biệt đến
công nghệ gia đình và khu vực thủ công. Các hình thái sản xuất này đóng góp
hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của c
ả nước. Lợi ích của hình thái sản
xuất và xuất khẩu này là thu hút được nhiều thợ thủ công và nông dân vào
guồng máy sản xuất, hạ giảm được áp lực của nạn thất nghiệp tại nông thôn.
+ Chính phủ Ấn Độ cũng thiết lập các Khu xuất khẩu nông nghiệp (Agri
Export Zones-AEZ) nhằm xuất khẩu những sản phẩm đặc biệt qua các khu
vực tiếp giáp về mặt địa lý. AEZ được xác định b
ởi chính quyền Bang với sự
hợp tác của các cơ quan trực thuộc, các trường Đại học nông nghiệp cùng
nhiều định chế khác.

3.1.2. Một số thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu:
Hoạt động ngoại thương giữa các đơn vị kinh tế của Ấn Độ và các nước
khác còn nhiều trở ngại khi tham gia xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ. Đây là
quốc gia chuyên kiện tụng các nước (trong đó có Việt Nam) trong việc bán
phá giá. Có thể cụ thể hoá những rào cản khi xuất khẩu vào thị trường này
được thông qua những thủ tục bắt buộc như sau:
- Các loại giấy phép xuất nhập khẩu: Có giá trị theo thời hạn qui định
trong giấy phép và bao gồm các điều khoản do cơ quan cấp giấy phép qui
định.
- Lệ phí xuất nhập hàng: Tất cả
đơn xin xuất nhập hàng đều phải trả phí,
mức độ và thể thức thanh toán phí được ngành ngoại thương và thuế vụ qui
định cụ thể.
- Mã số xuất nhập khẩu (IEC): Các đơn vị thực hiện việc giao dịch
ngoại thương đều phải xin cấp một IEC.
- Hiệu lực của giấy phép nhập khẩu: Tùy theo mặt hàng nhập khẩu và
thể thứ
c nhập khẩu mà thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu thay đổi từ
12 tháng đến 24 tháng.
- Thẻ căn cước: Để tạo thuận lợi cho việc nhận giấy phép xuất nhập
hàng và các tài liệu khác, các chủ nhân, giám đốc hay nhân viên được ủy
nhiệm của các nhà xuất nhập khẩu, được cấp thẻ căn cước.
- Kho hải quan: Nhà xuất nhập khẩu có thể thiết l
ập các kho hải quan
nhằm chứa hàng trong thời gian làm các thủ tục thuế quan. Thời gian lưu hàng
trong loại kho này có thể kéo dài trong một năm mà không phải trả thêm một
khoản thuế nào.
- Vấn đề bảo lãnh ngân hàng: Trước khi thanh toán hàng hóa thông qua
thuế quan, nhà nhập khẩu phải có sự cam kết bảo lãnh của ngân hàng đối với
cơ quan thuế.




19
- Xuất khẩu bằng đường bưu chính: Trong trường hợp xuất hàng qua
đường bưu chính, nhà xuất khẩu phải hội đủ các chứng từ sau: chứng chỉ ngân
hàng về xuất khẩu và bán hàng; biên nhận của cơ quan bưu chính; hóa đơn
hợp lệ có sự xác nhận của thuế quan.
- Nhập hàng tiêu dùng đã qua sử dụng: Những hàng tiêu dùng đã qua sử
dụng và không lâu quá 10 năm được nhập khẩu tự
do. Tuy nhiên, những hàng
này không được chuyển nhượng, buôn bán trong thời hạn 2 năm kể từ ngày
nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp có sự cho phép của Tổng Giám đốc ngoại
thương.
- Nhập khẩu những mặt hàng hạn chế: Giấy phép nhập những mặt hàng
hạn chế được cấp bởi Tổng Giám đốc Ngoại thương hoặc một giới chức được
ủy quy
ền. Trong công tác này, vị Tổng Giám đốc được sự tư vấn của một Ủy
ban gồm đại diện các cơ quan kỹ thuật, các Bộ và Cục liên hệ.
- Nhập hàng theo thỏa hiệp giữa hai Chính phủ: Không cần giấp phép
nhập khẩu hay giấy giấy phép của ngành thuế quan.
- Nhập khẩu nguyên mẫu: Việc nhập khẩu các nguyên mẫu hàng còn
mới hay đã qua sử dụng hoặc hàng m
ẫu đã qua sử dụng không vượt quá 10
đơn vị mỗi năm và có trả thuế được miễn giấy phép nhập khẩu.
- Xuất nhập khẩu hàng hóa để thay thế: Đơn xin xuất khẩu quà biếu,
phụ tùng hay hàng thay thế thuộc thẩm quyền cứu xét của Tổng Giám đốc
Ngoại thương. Các hình thức xuất khẩu phi vật chất như đường truyền dữ liệu
tốc độ
cao, internet, điện thoại đường dài,… thuộc thẩm quyền Hội đồng xúc

tiến xuất khẩu hàng điện tử và phần mềm.
3.2. Chính sách tiền tệ:
Ấn Độ đã sử dụng chính sách tài chính, tiền tệ như một công cụ ổn
định nền kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Ấn Độ đã áp dụng một cách linh
hoạt các công cụ như tỷ giá hối
đoái, lãi suất tiền gửi, điều tiết cung cầu tiền
để đảm bảo có lợi cho hoạt động xuất khẩu, đồng thời kiểm soát được vấn đề
lạm phát trong nước.
Trên thực tế, Ấn Độ luôn duy trì một chính sách tiền tệ thấp một
cách giả tạo để có lợi cho hoạt động xuất khẩu. Có những thời điểm nền
kinh tế
Ấn Độ phát triển quá nóng, do đó Ấn Độ đã áp dụng chính sách tiền tệ
một cách cẩn trọng và điều chỉnh một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình
trong nước và trên thế giới, sử dụng các biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ và tăng lãi
suất cơ bản để rút bớt tiền trong lưu thông.
Các tổ chức ngân hàng và tài chính của nước này luôn tích cực thu hút
khách hàng. Cho đến nay, người Ấn Độ s
ở hữu hơn 12 triệu thẻ tín dụng và



20
cung cấp tài chính cho 80% các cuộc mua bán tự động của mình thông qua các
ngân hàng, thể hiện về sự tin tưởng ngày càng tăng vào hệ thống tài chính là
cơ sở vững chắc để thực hiện các chính sách tiền tệ.
Chính sách tài chính nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng của Ấn
Độ đã gặp những thách thức lớn trong năm 2007 và những tháng đầu năm
2008. Với những biến động của kinh tế thế giới, đặc biệt là sự tăng giá d
ầu thô
đã ảnh hưởng đến một nền kinh tế có quy mô lớn như Ấn Độ. Chỉ số giá tiêu

dùng tăng nhanh chóng và đạt mức cao kỷ lục trong vòng 3 năm qua. Hiện
tại, Ấn Độ vẫn đang điều hành theo chính sách thắt chặt tiền tệ và việc
chống lạm phát là mục tiêu số một của Ấn Độ vào thời điểm này.
Tuy nhiên, lạm phát ở Ấn Độ so v
ới cùng kỳ năm ngoái là 11,4%, ngân
sách chính phủ thâm hụt nặng và lãi suất cũng đang tăng cao.
Tóm lại, chính sách tiền tệ của Ấn Độ cũng như các nước luôn được
điều chỉnh theo những diễn biến của nền kinh tế. Với tình hình lạm phát cũng
như những khó khăn trên thị trường thế giới và nội tại nền kinh tế, trong ngắn
hạn, chắc chắn Ấn
Độ sẽ tiếp tục áp dụng một chính sách tiền tệ thắt chặt, điều
này sẽ tác động đến hoạt động ngoại thương cũng như các hoạt động khác của
nền kinh tế. Đây sẽ là điểm cần lưu ý cho Việt Nam trong quá trình phân tích
và đề xuất các định hướng phát triển thương mại giữa hai quốc gia.
4. Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Ấn Độ
- ASEAN.
Với tầm quan trọng về chiến lược kinh tế - xã hội tại khu vực cũng như
tiềm năng trở thành đối tác chủ chốt trong thương mại, đầu tư trên thế giới,
ASEAN luôn là nhân tố chính trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ.
Vào đầu những năm 1990 của thế kỷ XX, chính sách hướng Đông của
Ấn Độ đã ra đời. Việc xây dựng chính sách hướng Đông xuất phát t
ừ nhiều
nguyên nhân:
- Thứ nhất, sự sụp đổ của Liên xô và các nước Đông Âu, đây là những
bạn hàng, đối tác chính của Ấn Độ trong một thời gian dài. Vì vậy, Ấn Độ
phải có những động thái tìm kiếm những đối tác mới;
- Thứ hai, tác động của cuộc chiến tranh vùng Vịnh, sự mất ổn định về
nguồn cung cấp dầu cùng giá dầu tăng cao là nguyên nhân trực tiế
p khiến Ấn
Độ phải tìm kiếm nguồn cung cấp dầu mới và Đông Nam Á là khu vực mà Ấn

Độ hướng tới;
- Thứ ba, tình hình chính trị bất ổn định của khu vực Nam Á;
- Thứ tư, những khó khăn từ chính bản thân Ấn Độ;



21
- Thứ năm, cách nhìn mới của Ấn Độ về khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng;
- Thứ sáu, ASEAN hướng tới Ấn Độ với những tính toán chiến lược.
Về Hiệp Định Thương mại tự do giữa các nước ASEAN và Ấn Độ:
Với ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á vào
cuối những năm 1980, các nhà hoạch định chính sách Ấn
Độ cho rằng, chỉ khi
Ấn Độ hạn chế được sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này thì vai trò
của Ấn Độ ở khu vực Nam Á mới được bảo đảm. Hơn nữa, an ninh cũng như
thương mại trên biển của Ấn Độ lại gắn trực tiếp với những eo biển nằm ở khu
vực Đông Nam Á như Sun-đa, Lom-bo, đặc biệ
t là eo biển Ma-la-xca, nơi có
lượng tàu thuyền qua lại mỗi năm gần gấp đôi lượng tàu thuyền qua kênh đào
Xuy-ê và gần gấp ba lần kênh đào Pa-na-ma. Ấn Độ tìm kiếm khả năng bảo vệ
các hoạt động thương mại trên biển chống lại nạn cướp biển, buôn lậu ma túy
tại khu vực Tam giác vàng. Không những thế, sự phát triển kinh tế của các
nước Đông Nam Á đặc biệt là các nề
n kinh tế mới nổi của ASEAN thực sự
gây ấn tượng mạnh mẽ đối với Ấn Độ.
Năm 1992, Ấn Độ là thành viên đối thoại từng phần của ASEAN và trở
thành thành viên đối thoại đầy đủ của tổ chức này vào năm 1995. Năm 2002,
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ lần đầu tiên được tổ chức ở Phnôm
Pênh (Cam-pu-chia). Ý tưởng thành lập một Hiệ

p định Thương mại tự do giữa
các nước ASEAN và Ấn Độ được nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh hàng năm
tổ chức tại Bali-Inđônêxia từ tháng 10/2003. Theo đó, các thành viên ASEAN
và Ấn Độ đã ký Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện, trong đó hai
bên cam kết tiến tới xây dựng một khu vực thương mại tự do vào năm 2011.
Theo hiệp định khung này, thời hạn đàm phán về thươ
ng mại giữa ASEAN-
Ấn Độ diễn ra từ tháng 1/2004 đến tháng 6/2005; về dịch vụ và đầu tư từ năm
2005 đến năm 2007. Vào đầu năm 2004, Uỷ ban đàm phán thương mại (TNC)
hai bên được thiết lập với nhiệm vụ soạn thảo các quy định cơ bản (ROO), các
phương thức giảm thuế và FTA.
Hai bên đã nhất trí các mức giảm thuế ban đầu thuộc FTA bắt đầu từ
ngày 1/1/2006. Theo đ
ó, các mức thuế chính thức về hàng hoá phi nông
nghiệp sẽ được áp dụng cho các nước ASEAN phát triển hơn (trừ Phi-líp-pin)
vào năm 2011 và bốn nước ASEAN còn lại (Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma,
Việt Nam) vào năm 2016. Ấn Độ cũng nhất trí mở rộng các bước giảm thuế
cho từng nước thuộc nhóm trên đối với 111 mặt hàng dựa vào tốc độ phát triển
của mỗi nước. Ấn Độ và Phi-líp-pin cũng đã nhất trí giảm thuế vào nă
m 2016.
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán giữa hai bên hiện đang gặp sự chưa
thống nhất giữa hai bên. Đó là các quốc gia thành viên ASEAN yêu cầu phía
Ấn Độ cắt giảm danh mục loại trừ hoàn toàn hiện nay bao gồm khoảng 991
dòng thuế (danh mục các dòng thuế không thực hiện cắt giảm thuế quan) trong



22
khi đó Ấn Độ muốn áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với một số mặt
hàng như: dầu cọ, chè, cà phê và hạt tiêu. Ấn Độ chưa muốn cắt giảm thuế

nhập khẩu đối với các mặt hàng này vì họ cho rằng đây là các mặt hàng rất
nhạy cảm và có ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Tin cuối cùng vào ngày 4 tháng 11 năm 2008, Tổng thư ký ASEAN
Surin Pitsuwan cho biết cuộc thương lượng khó khăn về hiệp định tự do
thương mại (FTA) giữa ASEAN và Ấn Độ đã kết thúc và hai bên đã vượt qua
các trở ngại cuối cùng. Phát biểu tại Bangkok, ông Surin nói: "Hai bên đã
hoàn tất việc thương lượng, song chưa ký kết FTA".
Về Thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và ASEAN: từ đầu những năm
90 đến những năm đầu thế kỷ XXI có những bước phát triển đáng kể. Nếu
năm 1993, thương mại hàng hoá hai bên đạt 2,9136 tỷ USD thì đến năm 1997,
con số đó lên tới 8,8 tỷ USD. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền
tệ
Châu Á (1997-1998), thương mại hàng hoá hai chiều trong năm 1998 giảm
xuống còn 6,9 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2004, thương mại Ấn Độ-ASEAN
đạt 17,6 tỷ USD (tăng bình quân 36% mỗi năm kể từ năm 1998). Đến năm tài
khoá 2006-2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ với ASEAN đạt
30,6 tỷ USD, tăng 44,1%, trong đó: xuất khẩu đạt 12,6 tỷ USD, tăng 21,1%;
nhập khẩu đạt 18,1%, tăng 66,2%. Trong những năm gầ
n đây, kim ngạch
xuất khẩu của Ấn Độ sang ASEAN luôn chiếm khoảng 10% tổng kim
ngạch xuất khẩu; kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN chiếm khoảng 7-9% tổng
nhập khẩu của Ấn Độ. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ với các nước
thuộc khối ASEAN năm tài khoá 2006-2007 (xem Bảng số 6 và Phụ lục 5).
Bảng số 6: Ngoại thương của
Ấn Độ với một số nước ASEAN
Đơn vị: Triệu USD
2006 - 2007 Tăng trưởng so với cùng kỳ (%)
TT ASEAN
XK NK XNK XK NK XNK
1 Singapore 6.064,2 5.485,2 11.549,4 111,8 163,6 131,6

2 Malaysia 1.303,3 5.290,6 6.593,9 112,2 219,0 184,3
3 Indonesia 2.026,5 4.165,8 6.192,3 146,8 138,5 141,1
4 Thái Lan 1.443,2 1.744,2 3.187,4 134,2 144,0 139,4
5 Myanma 139,9 781,9 921,8 126,4 148,7 144,8
6 Brunei 8,3 285,0 293,3 19,3 35.625,0 671,2
7 Việt Nam 981,8 167,5 1.149,3 142,2 127,5 139,8
8 Philippin 582,1 167,3 749,4 117,7 71,0 102,6
9 Campuchia 52,1 1,6 53,7 216,2 200,0 215,7
10 Lào 2,4 0,4 2,8 43,6 400,0 50,0
Tổng 12.603,8 18.089,5 30.693,3 121,1 166,2 144,1
(Nguồn: Bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ)



23
5. Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ của Trung Quốc
và một số nước ASEAN.
5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Ấn Độ cùng với Trung Quốc đang là những quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới. Mặc dù có những cách đi khác
nhau nhưng cả hai quốc gia này đang là đối tác kinh tế lớn của bất kỳ quốc
gia nào. Cả
Ấn Độ và Trung Quốc đều là những quốc gia đông dân nhất nhì
thế giới, do đó sức mua cũng như quy mô thị trường là mục tiêu của các quốc
gia và doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Trong những năm trước, buôn bán hai chiều giữa hai quốc gia có nền
kinh tế tương đồng này không lớn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 2
nước năm tài khoá 2000-2001 chỉ đạt 2,7 tỷ USD, trong đó Trung Quốc nhập
khẩ
u 915 triệu USD và xuất khẩu 1,8 tỷ USD. Nhưng ngay sau đó, hoạt động

ngoại thương giữa hai nước đã có những biến đổi mang tính đột phá và kim
ngạch hai chiều tăng nhanh liên tục cho đến nay. Trung Quốc ngày càng trở
thành đối tác đặc biệt quan trọng đối với Ấn Độ. Theo số liệu thống kê của Bộ
Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ, từ năm tài khoá 2003-2004 Trung Quốc
đã vượ
t qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại số 1 của Ấn Độ. Tính đến
năm 2006-2007, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Ấn Độ
đạt 17,4 tỷ USD, gấp gần 10 lần năm 2000-2001, chiếm tỷ trọng 9,4% trong
tổng nhập khẩu của Ấn Độ. Trong giai đoạn 2001-2007, xuất khẩu của Trung
Quốc sang Ấn Độ tăng 45,9%, mức tăng trưởng này cũ
ng là cao nhất trong số
các đối tác thương mại chủ yếu của Ấn Độ.
Mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ có nhiều thuận lợi
do hai nước có những điểm tương đồng và có khoảng cách gần nhau, nhưng
chiến lược phát triển kinh tế, phát triển sản xuất lại có rất nhiều khác
biệt. Vì vậy, hàng hoá của hai nước có thể bổ sung cho nhau và
đều phát huy
tốt các lợi thế so sánh. Trong số các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu vào thị
trường Ấn Độ, các sản phẩm máy móc, thiết bị điện tử (tivi, thiết bị âm thanh,
thiết bị ghi hình…) luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Kim ngạch các sản phẩm này
năm 2006-2007 đạt 4,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 24,3% tổng xuất khẩu của
Trung Quốc sang Ấn Độ và tă
ng 36,6% trong giai đoạn 2004-2007. Ngoài
nhóm sản phẩm này, Trung Quốc còn có 03 nhóm sản phẩm có kim ngạch
xuất khẩu sang Ấn Độ đạt trên 1 tỷ USD là: máy móc, thiết bị, phụ tùng, cấu
kiện…(nhóm sản phẩm thuộc mã số 84 theo cách phân loại của SITC); hoá
chất hữu cơ (nhóm sản phẩm thuộc mã số 29); xăng dầu và các sản phẩm được
chế biến từ xăng dầu (nhóm sản phẩm thuộc mã số 27); các sản phẩ
m sắt thép
(nhóm sản phẩm thuộc mã số 73). Một số sản phẩm chủ yếu Trung Quốc xuất

khẩu sang Ấn Độ (xem Bảng số 7 và Phụ lục 6).




24
Bảng số 7: Một số sản phẩm chủ yếu của Trung Quốc
xuất khẩu sang Ấn Độ
Đơn vị: Triệu USD
2003 - 2004 2006 - 2007
TT Sản phẩm
Trị giá
Tỷ
trọng
Trị giá
Tỷ
trọng
Tăng
BQ
2003 -
2007
Tổng XK của TQ sang Ấn Độ 6.008 100,0 17.447 100,0 42,7
1
Máy móc, thiết bị điện tử (ti vi, thiết bị
âm thanh, thiết bị ghi hình )
1.664,1 27,7 4.237,9 24,3 36,6
2 Máy móc thiết bị, phụ tùng, cấu kiện… 868,8 14,5 3.247,1 18,6 55,2
3 Hoá chất hữu cơ 762,3 12,7 1.708,4 9,8 30,9
4
Xăng dầu và các sản phẩm được chế

biến từ xăng dầu…
639,5 10,6 1.257,2 7,2 25,3
5 Các sản phẩm sắt thép 82,4 1,4 1.005,0 5,8 130,2
6
Hàng hoá từ dự án, hàng hoá sử dụng
cho mục đích đặc biệt
18,5 0,3 498,2 2,9 199,7
7 Nhựa 79,8 1,3 381,4 2,2 68,4
8 Tơ, lụa, sợi 263,5 4,4 336,8 1,9 8,5
9
Hoá chất vô cơ, hợp chất kim loại, kim
loại quý hiếm…
132,7 2,2 287,2 1,6 29,4
10 Vải dệt hỗn hợp 87,8 1,5 220,2 1,3 35,9
(Nguồn: - Bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ;
- Global Trade Information Services)
Như vậy, có thể thấy rằng xuất khẩu của Trung Quốc ra thế giới nói
chung và sang Ấn Độ nói riêng không chỉ là các mặt hàng có lợi thế cạnh
tranh về lao động như dệt may, da giầy và cả những mặt hàng có hàm lượng
khoa học, công nghệ cao.
Tóm lại, trong chiến lược xuất khẩu của mình, Trung Quốc đã biết lựa
chọn những sản phẩm, hàng hóa có lợi thế so sánh, phù hợp với nhu c
ầu của
Ấn Độ, đặc biệt phát huy hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại vào thị
trường này. Hiện nay, với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các ngành và sản
phẩm, Trung Quốc có đủ khả năng cạnh tranh với nhiều mặt hàng ở nhiều chủng
loại của các nước khác nhau xuất khẩu vào Ấn Độ. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn
Độ đang t
ăng cường hợp tác song phương và ngày càng trở thành đối tác kinh
tế, thương mại lớn của nhau.

5.2. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN:
Phân tích các số liệu thống kê thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN có
thể thấy rằng, mặc dù có điều kiện kinh tế tương tự nhau nhưng một số nước
trong khối như Malaysia, Indonesia, Singapore đã thành công hơn Việt
Nam trong việc đẩy mạnh xuất kh
ẩu sang thị trường Ấn Độ.



25
Cả 3 nước này đã xuất khẩu sang Ấn Độ chiếm tỷ trọng giao dịch ngoại
thương tương đối lớn trong tổng kim ngạch 2 chiều của các nước. Trong danh
sách các bạn hàng chủ yếu, các nước này luôn nằm trong TOP 12 quốc gia,
khu vực thị trường có giao dịch thương mại lớn với Ấn Độ. Trong năm tài
khoá 2000-2001, xuất khẩu của Malaysia, Indonesia, Singapore sang Ấn Độ
lần lượt là: 1,1 tỷ USD; 950 triệu USD và 1,3 tỷ
USD. Đến năm tài khoá
2006-2007, chỉ số này tăng lên lần lượt là: 5,3 tỷ USD; 4,1 tỷ USD; 5,4 tỷ
USD. Trong giai đoạn 2001-2007, xuất khẩu của Malaysia sang Ấn Độ tăng
29,4%; xuất khẩu của Indonesia sang Ấn Độ tăng 27,9%; của Singapore tăng
26,6%. Điều đặc biệt là các nước này đều xuất siêu sang Ấn Độ qua các năm.
Trong năm tài khoá 2006-2007, Malaysia xuất siêu 3,9 tỷ USD sang Ấn Độ,
thặng dư thương mại tăng 50,1% trong cả
giai đoạn 2001-2007; Indonesia xuất
siêu 2,1 tỷ USD, và tăng 28,2% trong cùng thời kỳ; chỉ có Singapore bắt đầu
nhập siêu một lượng nhỏ năm 2006-2007 là 579 triệu USD.
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Malaysia sang Ấn Độ là các sản phẩm
có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao như các loại máy móc, thiết bị, phụ
tùng,… Các nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất là: xăng dầu và các sản phẩm
từ xăng dầu; lò phản

ứng hạt nhân và các thiết bị, phụ tùng liên quan; máy
móc, thiết bị điện tử, các thiết bị thu âm, thu hình, máy ảnh; gỗ và các sản
phẩm gỗ; hoá chất hữu cơ; động thực vật và các loại dầu từ thực vật; sắt thép;
các sản phẩm nhựa; đồ dung cho gia đình như đèn, giường, Trong cơ cấu
xuất khẩu của Indonesia sang Ấn Độ, mặt hàng chủ yếu bao gồm cả
động thực
vật, các sản phẩm và chế phẩm từ động thực vật; các loại quặng; sắt thép; hoá
chất hữu cơ; các sản phẩm từ cao su,… Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của
Singapore sang Ấn Độ là: lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị liên quan; xăng
dầu và các chế phẩm từ xăng dầu; máy móc, thiết bị điện tử; các sản phẩm từ
công nghệ
in như sách báo, tranh ảnh; tàu thuỷ,… Tình hình xuất nhập khẩu
của một số nước ASEAN (xem Bảng số 8).
Bảng số 8 : Xuất nhập khẩu của một số nước ASEAN vào Ấn Độ
từ năm 2000 đến năm 2007
Đơn vị: Triệu USD
2000 - 2001 2006 - 2007 Tăng BQ 2001 - 2007
Tên
nước
XK
sang
AD
NK
từ AD
Cán
cân
TM
XK
sang
AD

NK
từ AD
Cán
cân
TM
XK
sang
AD
NK
từ AD
Cán
cân
TM
Malaysia 1.127 778 349 5.290 1.303 3.987 29,4 9,0 50,1
Indonesia 950 469 481 4.165 2.026 2.139 27,9 27,6 28,2
Singapore 1.333 909 424 5.485 6.064 -579 26,6 37,2 -
(Nguồn: - Bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ;
- Global Trade Information Services)

×