Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tổng quan cảng hkqt tân sơn nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.44 KB, 7 trang )

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (tên giao dịch quốc tế: Airports Corporation
of Vietnam - Viết tắt: ACV) là công ty cổ phần hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ - Công ty
con, được chuyển đổi từ Công ty TNHH Một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
thành công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo Quyết định số 1710/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Cơng ty
mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
ACV hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác khai thác hệ thống 22 Cảng hàng không trong cả nước,
bao gồm 09 Cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài,
Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ và 13 Cảng hàng không nội địa: Buôn Ma Thuột, Liên Khương,
Rạch Giá, Cà Mau, Cơn Đảo, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hịa, Chu Lai, Đồng Hới, Nà Sản, Điện Biên
và Thọ Xuân; góp vốn vào các công ty con và công ty liên doanh, liên kết.

Tổng quan Cảng HKQT Tân Sơn Nhất
Tên tiếng Anh: Tan Son Nhat International Airport (TIA)
 Địa chỉ: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
 Mã cảng hàng không (code): SGN
 Đường cất hạ cánh (Runway): 2 đường cất hạ cánh với độ dài là 3048m và 3800m
 Hệ thống đường lăn, sân đỗ, hệ thống thiết bị phụ trợ dẫn đường theo tiêu chuẩn CAT II
 Tiếp thu các loại tàu bay thân lớn như: A350, B747-400, A330, B777, B767, A321....
 Cấp sân bay: 4E
 Là cảng hàng không dân dụng kết hợp hoạt động bay quân sự
 Nhà ga hành khách quốc tế: 92.000m2
 Nhà ga hành khách quốc nội: 40.048m2
 Năng lực thông qua: 25 triệu hành khách/năm
 Giờ phục vụ: 24/24h.
Cảng hàng khơng quốc tế Tân Sơn Nhất có vị trí rất thuận tiện cho hoạt động hàng khơng dân
dụng vì nằm trên các trục giao thông hàng không đông đúc Đông - Tây và Nam - Bắc của khu
vực, là cửa ngõ giao thương của thành phố Hồ Chí Minh với các nền kinh tế khác trên thế giới, là
điểm dừng thuận lợi và lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á,
Đông Bắc, Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay


quân sự, trong đó khu vực dân sự nằm ở phía phía đơng và nam, khu vực quân sự nằm ở phía tây
và bắc Cảng HKQT Tân Sơn Nhất. Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tiếp nhận các chuyến bay thường
lệ, không thường lệ, các tàu bay tư nhân, thuê bao, chuyến bay thương mại, chuyến bay kỹ thuật,
hoạt động 24/24h.


1. Nhà ga hành khách:
Nhà ga hành khách quốc tế - Cảng hàng không quốc tế tân Sơn Nhất được đưa vào sử dụng từ
năm 2007 có tổng diện tích 92.000m2, cơng suất thiết kế 10 triệu khách/năm. Nhà ga được đầu
tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, công nghệ hàng không tiên tiến, gồm: 80 quầy thủ tục; 01
quầy thủ tục transfer; 12 cửa ra máy bay; 08 cầu ống hành khách; 06 băng chuyền hành lý đến;


04 băng chuyền hành lý đi; 18 quầy thủ tục xuất cảnh; 20 quầy thủ tục nhập cảnh; 02 máy soi hải
quan đi; 06 máy soi hải quan đến…, đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp nhiều
loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của hành khách và hàng
hóa trong những năm vừa qua. 
Nhà ga quốc nội – Cảng hàng khơng quốc tế Tân Sơn Nhất có tổng diện tích 40.048m2, cơng
suất 15 triệu hành khách/năm với hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhiều tiện nghi cao cấp, gồm:
111 quầy thủ tục; 01 quầy thủ tục transfer; 01 quầy hành lý quá khổ; 19 cửa ra máy bay; 04 cầu
ống hành khách; 06 băng chuyền hành lý đến; 06 băng chuyền hành lý đi…

2. Hoạt động hàng không:
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là Cảng hàng khơng nhộn nhịp nhất và có sản
lượng vận chuyển cao nhất cả nước.
Hiện nay tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có 06 hãng hàng khơng nội địa (Vietnam
Airlines, Vietjet Air, Pacific Airline, Bamboo Airways, Vietravel Airline và VASCO) đang khai
thác các đường bay trong và ngồi nước và 45 hãng hàng khơng quốc tế hoạt động, bao gồm các
hãng chuyên chở hành khách và các hãng vận chuyển hàng hóa.
Link: (thơng tin trên trang

chủ có nhiều chỗ chưa đc cập nhật, mình đã sửa lại một số thông số cho phù hợp với hiên tại)

3. Thơng tin dịch vụ:
Wifi miễn phí: Nhà ga quốc nội và quốc tế đã được trang bị dịch vụ wifi miễn phí, hoạt
động 24/24h, cho phép hành khách truy cập internet khơng giới hạn thời gian.
Vui lịng lựa chọn mạng "FreeWifi TanSonNhat AirPort" để kết nối.
 Nước uống miễn phí: Nhà ga quốc nội và quốc tế đã trang bị dịch vụ nước uống miễn
phí, hoạt động 24/24h.
 Dịch vụ y tế: Hành khách, nhân viên nếu cảm thấy không khỏe hoặc có yêu cầu cần
trợ giúp y tế khi đang tại Cảng Hàng không QT Tân Sơn Nhất, xin vui lòng đến hoặc liên
hệ các phòng trực y tế được bố trí trên nhà ga.
Ga quốc nội
+ Phịng trực y tế quốc nội:
o Vị trí: Sảnh giữa ga đi và đến, gần cửa D2
o Số điện thoại: (08) 38 485 383 - 3307
o Giờ làm việc: 24 giờ hàng ngày
Ga quốc tế
+ Phịng trực y tế quốc tế đi:
o Vị trí: Gần cửa khởi hành số 18
o Số điện thoại: (08) 38 485 383 - 5422
o Giờ làm việc: 24 giờ hàng ngày
+ Phòng trực y tế quốc tế đến:
o Vị trí: Tầng trệt, Sảnh cách ly ga đến (Cửa A2, cạnh quầy dịch vụ Taxi Mai Linh)
o Số điện thoại: (08) 38 485 383 - 4066
o Giờ làm việc: 24 giờ hàng ngày



+ Phịng trực y tế tại gate 17:
o Vị trí: tầng trệt dưới gate 17

o Số điện thoại: (08) 38 485 383 - 3408
o Giờ làm việc: 24 giờ hàng ngày
Trong trường hợp khẩn cấp, cần cấp cứu xin vui lịng gọi đường dây nóng số (08) 38 485 383 3408, nhân viên y tế và xe cứu thương của Đội Y tế hàng không sẽ đến tận nơi để cấp cứu và
chuyển viện kịp thời (trong thời gian từ 5 đến 7 phút).
 Khu vui chơi trẻ em: Khu vui chơi trẻ em là tiện ích sân bay hồn tồn miễn phí dành
cho gia đình đi du lịch cùng trẻ nhỏ, được đặt tại ga Quốc tế hành lang cửa khởi hành 2627, bố mẹ có thể chơi cùng bé trong thời gian chờ đến giờ bay. Khu vui chơi rộng 40m2
được trang bị thảm xốp lót sàn an tồn cho bé và nhiều đồ chơi như lego, đất nặn, cầu
trượt, nhà đồ chơi… 
 Dịch vụ ăn uống và thương mại: Nhiều nhà hàng và quán café và cửa hàng thời trang,
quà tặng,… với nhiều hình thức đa dạng được bố trí ở hầu hết các khu vực tại Cảng, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của hành khách.
 Quầy thông tin trợ giúp: hành khách vui lịng liên hệ với nhân viên của chúng tơi tại
các quầy thơng tin trợ giúp khi có thắc mắc hoặc cần được giúp đỡ.
+ Ga quốc nội: Khu vực làm thủ tục, đối diện đảo C, D (05h00 - 20h00)
+ Ga quốc tế:
Sảnh ga quốc tế đến (07h30 - 24h00)
Khu vực làm thủ tục, đối diện đảo C, D (07h30 - 24h00)
Khu vực phòng chờ ra máy bay (07h30 - 24h00)

4. Sản lượng vận chuyển (chi tiết đính kèm):
Sản lượng vận chuyển của một cảng hàng không bao gồm 3 hạng mục chính:
+ Tổng hành khách. Năm 2019 được xem là một năm phát triển vô cùng mạnh mẽ của ngành
hàng khơng nói chung và CHKQT Tân Sơn Nhất nói riêng. Tổng sản lượng hành khách thơng
qua Cảng HKQT TSN năm 2019 đạt hơn 41 triệu lượt khách. Chiếm 35,3% tổng sản lượng của
ACV (116 triệu khách). Tuy vậy, công suất thực tế của Cảng chỉ đạt 25 triệu hành khách/năm (đã
đề cập phần lý do chọn đề tài), do đó để giải quyết vấn đề q tải, Chính phủ đã phê duyệt xây
dựng nhà ga hành khách T3 với công suất 20 triệu hk/năm.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản lượng vận chuyển Quốc tế chủ yếu do việc khai thác
các đường bay mới đi/đến các CHKQT Tân Sơn Nhất (SGN); Nội Bài (HAN); Đà Nẵng (DAD)
và Cát Bi (HPH). Cụ thể, trước thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19, các hãng hàng không Việt

Nam cùng với 70 hãng hàng khơng nước ngồi thuộc 24 quốc gia, vùng lãnh thổ đang khai thác
hơn 208 đường bay quốc tế thường lệ, thuê chuyến thường lệ kết nối 09 cảng hàng không quốc tế
của Việt Nam và tới 25 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, từ các khu vực tại Châu Á gồm
Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á, Trung Á, Trung Đông tới các quốc gia Châu Âu, Châu Phi,
Bắc Mỹ và Úc.
Đối với sản lượng Quốc nội, nguyên nhân tăng chủ yếu từ sự bùng nổ của hãng hàng


không trong nước với việc mở rộng cả về đội tàu bay; tuyến đường bay nội địa và nhiều đường
bay mới được khai thác. Đặc biệt là Hãng hàng không Bamboo Airways được cấp phép bay từ
tháng 01/2019 đã khiến cho giá vé giữa các hãng hàng không Việt Nam cạnh tranh hơn bao giờ
hết. Điều này dẫn đến sản lượng hành khách năm 2019 đạt mức kỷ lục với hơn 116 triệu hành
khách thông qua các Cảng hàng không. Các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác 50
đường bay nội địa kết nối Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh theo hệ thống mạng đường bay
“trục-nan” từ 3 trung tâm, kết hợp phát triển mạng đường bay “điểm đến điểm” với các Cảng
hàng không địa phương.
+ Tổng hàng hóa+bưu kiện.
+ Tổng hạ cất cánh (HCC) thương mại (tổng số chuyến bay đi/đến).
Năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh COVID-19, ngành hàng không là
một trong các ngành sụt giảm doanh thu nghiêm trọng nhất. Theo đó, sản lượng hành khách quốc
tế thơng qua CHKQT TSN năm 2021 chỉ đạt 191.548 lượt khách, giảm 88% so với cùng kì năm
2019 (15.648.405 lượt khách).

5. Nhân sự ACV giai đoạn 2017-2019
Phần nhân sự này là mình đã tổng hợp từ năm 2017-2019 (chưa có số liệu mới từ năm 2019 tới
nay, tuy nhiên tình hình nhân sự ko có quá nhiều thay đổi do chế độ đãi ngộ của cơng ty tốt,
khơng có q nhiều nhân sự nghỉ việc, hơn nữa, số liệu này cũng có thể “tự sửa” một chút cũng
ko sao nhé)
Bảng 3: Tình hình nhân sự của ACV giai đoạn 2017-2019 (người):
STT

1

2

3

Nhân sự
Tổng số lượng CB, CNV trung bình
Trình độ
Tiến sỹ
Thạc sỹ
Cử nhân
Cao đẳng
Trung học phổ thơng
Tuổi đời
18-29
30-39
40-49
50-59
60
Giới tính
Nam
Nữ

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


8.654

9.305

9.618

3
203
3.405
1.292
3.751

5
217
3.698
1.753
3.632

6
221
3.735
1.816
3.840

3.120
2.591
1.677
1.207
59


3.358
2.725
1.724
1.423
75

3.419
2.911
1.770
1.436
82

4.815
5.032
5.314
3.839
4.273
4.304
Nguồn: Báo cáo nhân sự nội bộ ACV


Cơ cấu lao động của ACV chủ yếu chia thành các mảng nhân sự như sau:
1. Làm việc tại trụ sở chính ACV (Tp. HCM) dao động trong khoảng 400-450 người.
2. Làm việc tại các Cảng hàng không chi nhánh (số lượng nhân sự còn lại):
 Làm việc tại Văn phịng Cảng: Phịng Tài chính kế tốn; Phịng Kế hoạch-Kinh doanh;
Phòng Xây dựng cơ bản; Phòng điều hành sân bay; Phịng An tồn Kiểm sốt chất lượng;
Văn phịng Đảng-Đồn, …
 Làm việc tại Trung tâm Khai thác ga: Đội kỹ thuật, Đội bảo trì bảo dưỡng máy bay; Đội
bốc xếp hàng hố; Đội lái xe; Quầy thơng tin, …
 Làm việc tại Trung tâm An ninh: Đội An ninh soi chiếu (quốc tế và quốc nội) và Đội trật

tự (quốc tế và quốc nội).
Nhận thấy tình hình nhân sự của ACV không biến động quá nhiều giữa các năm và giữa
các yếu tố, do đó ta có thể phân tích số liệu năm 2019 để thể hiện tình hình cơ cấu lao động của
ACV.
Từ Bảng 3 ta có các đồ thị thể hiện tình hình nhân sự của ACV năm 2019:

Trình độ đào tạo của nhân sự làm việc tại ACV năm
2019

2%
40%

39%

Trên đại học
Cử nhân
Cao đẳng
Trung học phổ thông

19%

Nhân sự làm việc tại trụ sở chính ACV u cầu trình độ đào tạo phải từ bậc Đại học trở
lên; một số phịng ban chức năng khơng địi hỏi kỹ năng chun mơn có thể tuyển dụng từ bậc
Cao đẳng.
Nhân sự tại các Cảng hàng khơng chi nhánh u cầu trình độ đào tạo tại:
 Văn phòng Cảng là bậc Cao đẳng trở lên.
 Trung tâm Khai thác ga và Trung tâm An ninh là 18 tuổi trở lên đã tốt nghiệp Trung học
phổ thông. Sau khi tiếp nhận nhân sự, nhân viên từ hai Trung tâm này sẽ được đào tạo
các khố học để đáp ứng được chun mơn nghiệp vụ.
Mặc dù nhân sự làm việc tại Trụ sở chính và các Văn phòng Cảng chỉ chiếm khoảng 1/3

tổng số cơ cấu lao động của ACV nhưng đa số có trình độ đào tạo chủ yếu là Cử nhân trở lên.


Trong khi nhân sự làm việc tại Trung tâm Khai thác ga và Trung tâm An ninh chiếm 2/3 lực
lượng lao động nhưng lại có trình độ đào tạo chủ yếu là tốt nghiệp Trung học phổ thông. Tuy
nhiên những năm trở lại đây, các nhân viên được tuyển dụng vào hai Trung tâm đã tốt nghiệp
Cao đẳng và Đại học cũng tăng đáng kể. Điều này lý giải tại sao tỷ trọng giữa nhân sự có trình
độ đào tạo Cử nhân (39%) và nhân sự có trình độ đào tạo Trung học phổ thông (40%) lại tương
đương nhau.

Tuổi đời lao động tại ACV năm 2019
15%

1%

36%
18%

30%
18-29

30-39

40-49

50-59

60

Nhân sự chủ yếu của ACV là lao động trẻ, trong độ tuổi 18-29 chiếm tỷ trọng lớn (30%)

do số lượng nhân viên An ninh mới tốt nghiệp THPT ứng tuyển cao. Ngoài ra, bộ phận làm việc
gián tiếp tại các Văn phòng Cảng và Trụ sở chính cũng thu hút ngày càng nhiều nhân sự trẻ ứng
tuyển.
Tỷ lệ lao động nữ và nam có sự biến động khá rõ rệt chủ yếu là do lực lượng An ninh
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động của ACV lại có số lượng nhân viên nam áp đảo.
Còn lại các mảng nhân sự khác, lao động nữ làm việc tại các bộ phận gián tiếp như Văn thư,
kinh doanh, tài chính kế tốn, nhân sự,... và tại các bộ phận trực tiếp như nhân viên quầy thông
tin, đội vệ sinh, .... Lao động nam lại tập trung tại các bộ phận trực tiếp như Đội kỹ thuật, bốc
xếp và Đội lái xe và tại các bộ phận gián tiếp như phòng Xây dựng kết cấu, cũng phân bố khá
đồng đều tại các phòng ban khác.
6. Đối thủ cạnh tranh
ACV là công ty do Nhà nước quản lý, hiện đang đầu tư, quản lý và khai thác 22 sân bay trong
cả nước. Do đó, ACV khơng có đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại Việt Nam về lĩnh vực hàng
không.
Tuy nhiên, nếu chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng khơng tại VN nói chung và cảng HKQT
TSN nói riêng được cải thiện tốt, nâng cao trải nghiệm khách hàng, đặc biệt là du khách quốc tế


thì lưu lượng khách du lịch đến VN sẽ tăng nhanh; so sánh với các CHK khác trong khu vực
như Thái Lan, Singapore, Malaysia,…
7. Hạn chế
Một trong những hạn chế còn tồn đọng ở tất cả CHK trực thuộc ACV, bao gồm TSN là chưa có
khu vực nối chuyến và quá cảnh. Điều này đồng nghĩa với việc, hành khách bay transit (nối
chuyến và quá cảnh tại VN) sẽ phải lấy hành lý và ra lại quầy thủ tục để check in cho chuyến
bay tiếp theo. Thực trạng này quả thực vô cùng bất tiện cho du khách. Trong khi đó, dịch vụ và
hệ thống quá cảnh và nối chuyến tại các sân bay Changi (Singapore) hay Suvarnabhumi (Thái
Lan) được đầu tư rất công phu và bài bản. Đây là một lợi thế cạnh tranh vô cùng rõ ràng giữa
các sân bay lớn trong khu vực và CHKQT TSN.
8. Khuyến nghị
VN đang trong quá trình mở cửa biên giới và đường bay nhằm nối lại giao thương với thế giới

sau cuộc khủng hoảng của đại dịch COVID-19. Dần dần, việc kiểm tra các giấy tờ liên quan đến
sức khỏe và chứng nhận tiêm chủng của hành khách trở nên không thể thay thế như các giấy tờ
tùy thân. Tuy nhiên, hành khách du lịch quốc tế vẫn phải xuất trình các loại giấy tờ đó một cách
thủ cơng. Điều này gây ra việc mất thời gian của hành khách cũng như khó khăn trong cơng tác
thu thập thơng tin cho nhân viên sân bay để bảo đảm an toàn.
Hiện tại, việc áp dụng các ứng dụng điện tử, mã QR tích hợp các thơng tin của hành khách đang
được Chính phủ, các Bộ và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai để sớm áp dụng trong
thời gian tới nhằm giảm thiểu thời gian chờ tại sân bay.
Một số sân bay phát triển trên tồn thế giới cịn áp dụng cơng nghệ sinh trắc học biometrics, tích
hợp tất cả thông tin của hành khách qua nhận diện vân tay hoặc khuôn mặt; dịch vụ tự làm thủ
tục lên máy bay và kí gửi hành lý “self check-in” và “self bag drop” nhằm giảm thiểu tối đa sự
ùn tắc tại các khu vực tại sân bay như khu vực làm thủ tục làm thủ tục, khu vực kiểm tra an ninh
và khu vực lên máy bay. Hi vọng các sân bay tại VN có thể áp dụng nhiều hơn các ứng dụng
điện tử nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hành
khách.



×