Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn lựa chọn nội dung và phương pháp bồi dưỡng hsg môn địa lí trong chuyên đề địa lí ngành công nghiệp đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.97 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Địa lí)
TÊN SÁNG KIẾN:
LỰA CHỌN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HSG MƠN ĐỊA
LÍ TRONG CHUN ĐỀ ĐỊA LÍ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG

Tác giả/đồng tác giả : Lương Thị Như Hoa
Trình độ chun mơn: Cử nhân sư phạm Địa lí
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Yên Bái, ngày 20 tháng 01 năm 2022
1


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Lựa chọn nội dung và phương pháp bồi dưỡng HSG
môn Địa lí trong chun đề Địa lí ngành cơng nghiệp đại cương”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Địa lí
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Triển khai thực hiện áp dụng cho việc bồi
dưỡng học sinh ôn thi học sinh giỏi tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng từ ngày
1/10/2021 đến ngày 30/5/2022.
5. Tác giả:
Họ và tên: Lương Thị Như Hoa
Năm sinh: 01/12/1984
Trình độ chun mơn: Cử nhân sư phạm Địa lí.


Chức vụ cơng tác: Giáo viên tổ Khoa học – xã hội.
Nơi làm việc: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái.
Địa chỉ liên hệ: Tổ 5 phường Đồng tâm, thành phố Yên Bái – Yên Bái
Điện thoại: 0833.011.284
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Nhà bác học Lê Quý Đôn đã khẳng định: “Phi nông bất ổn, phi công bất
phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Nghĩa là khơng có nơng nghiệp thì
xã hội bất ổn, khơng có cơng nghiệp thì đất nước khơng giàu, khơng có thương
mại thì xã hội khơng hoạt động, khơng có trí thức thì xã hội không hưng thịnh.
Công nghiệp đại cương là một trong những nội dung thi học sinh giỏi
Quốc gia, khu vực, Tỉnh. Tuy nhiên chương công nghiệp trong sách giáo khoa
Địa lí 10 khá lạc hậu và chưa chi tiết.
Thơng qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu vào của đội tuyển Địa lí
thì kiến thức thuộc nội dung Địa lí cơng nghiệp nhiều học sinh cịn yếu về kiến
thức và thiếu các kĩ năng làm bài, đặc biệt là kĩ năng tổng hợp hoặc giải quyết
những câu hỏi riêng lẻ nhưng có độ khó cao. Một số em có kiến thức cịn lộn
xộn, chưa biết xác định trọng tâm, chưa biết cách ghi nhớ một cách khoa học.
2


Các tài liệu về bồi dưỡng học sinh giỏi phần Địa lí ngành cơng nghiệp đại
cương cịn rất ít, hầu như chưa có trong thư viện nhà trường.
Do đó sáng kiến “Lựa chọn nội dung và phương pháp bồi dưỡng HSG
mơn Địa lí trong chun đề Địa lí ngành cơng nghiệp đại cương” của tơi sẽ góp
phần giải quyết vấn đề nêu trên.
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của các giải pháp
Trong khn khổ của sáng kiến, tơi trình bày về những kiến thức trọng
tâm của ngành công nghiệp, xây dựng các phương pháp nghiên cứu một cách

khoa học giúp cho học sinh có thêm nguồn kiến thức và biết cách khai thác kiến
thức để đáp ứng các mức độ yêu cầu của các câu hỏi trong các đề thi học sinh
giỏi. Xây dựng hệ thống các câu hỏi phù hợp để dùng trong ôn thi học sinh giỏi.
2.2. Nội dung (các) giải pháp
Các bước thực hiện của giải pháp:
Bước 1: Khảo sát chất lượng học sinh ở cả bộ môn và chun đề Địa lí
ngành cơng nghiêp để đánh giá mức độ nhận thức ban đầu của học sinh.
Bước 2: Xây dựng nội dung của chuyên đề phù hợp với yêu cầu của đề
thi chọn học sinh giỏi và phù hợp với năng lực của học sinh.
Bước 3: Xây dựng các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả trong
việc dạy và học chuyên đề.
Bước 4: Áp dụng nội dung của sáng kiến vào việc dạy đội tuyển thi chọn
học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp Quốc gia năm 2021 – 2022 và các năm tiếp theo.
Bước 5: Thông qua kết quả của các kì thi đáng giá hiệu quả của sáng kiến
và rút kinh nghiệm, điều chỉnh và bổ sung cho các năm tiếp theo.
2.3. Tính mới đối với đơn vị hoặc địa phương (đối với giải pháp mới) hoặc
sự khác biệt của giải pháp so với giải pháp cũ.
Sáng kiến đã xây dựng được nội dung của chun đề về Địa lí ngành cơng
nghiệp một cách khoa học, cụ thể, đưa ra các phương pháp dạy học một cách
hiệu quả nhất để đáp ứng kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, đồng thời bổ sung
nguồn tu liệu tham khảo mới và cần thiết cho học sinh và các đồng nghiệp.

3


2.3.1. Các minh chứng cụ thể về tính mới hoặc sự khác biệt.
2.3.1.1. Nội dung chuyên đề Địa lí ngành cơng nghiệp đại cương (mới)
2.3.1.1.1. Vai trị của ngành cơng nghiệp
Công nghiệp là bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Nó tạo ra tư
liệu sản xuất, tiến hành khai thác tài nguyên và chế biến chúng thành sản phẩm

phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm
nhất định thơng qua các q trình cơng nghệ để tạo ra sản phẩm.
Cơng nghiệp có vai trị to lớn đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc
dân, đặc biệt trong sự nghiệp cơng nghiệp hố của các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam.
2.3.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất cơng nghiệp
a) Tính chất hai giai đoạn của quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất công nghiệp thường được chia thành 2 giai đoạn: giai
đoạn tác động vào đối tượng lao động (môi trường tự nhiên) để tạo ra nguyên
liệu (từ việc khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh cá, ...) và giai đoạn chế
biến các nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng (máy móc,
đồ dùng, thực phẩm, …).
Sơ đồ về 2 giai đoạn trong sản xuất công nghiệp:

Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp và
chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp không phải theo trình tự bắt buộc
như nơng nghiệp mà có thể tiến hành đồng thời và thậm chí cách xa nhau về mặt
khơng gian. Bởi vì sản xuất cơng nghiệp chủ yếu là q trình tác động cơ, lí, hóa
trực tiếp vào giới tự nhiên để lấy ra và biến đổi các vật thể tự nhiên thành các
sản phẩm cuối cùng phục vụ cho nhân loại.
b) Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ
4


Tính tập trung của cơng nghiệp thể hiện ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân
công và tập trung sản phẩm.
Từ đặc điểm này, trong phân bố công nghiệp cần phải chọn những
địa điểm thích hợp sao cho trên đó có thể hình thành các xí nghiệp có mối liên

hệ mật thiết với nhau về mặt công nghệ, nguyên liệu sản xuất, lao động.
c) Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều phân ngành phức tạp, được phân công
tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Công nghiệp là tập hợp của hệ thống các phân ngành mà chúng khơng
hồn tồn tách rời nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Chính vì
vậy, chun mơn hóa, hợp tác hố và liên hợp hóa có vai trị đặc biệt quan trọng
trong sản xuất công nghiệp.
2.3.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố cơng nghiệp
a) Vị trí địa lí.
Vị trí địa lí có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu ngành cơng
nghiệp và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện tăng cường mở rộng
các mối quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.
Thực tiễn chỉ ra rằng, sự thành công của các khu công nghiệp tập trung và khu
chế xuất trên thế giới thường gắn liền với sự thuận lợi về vị trí địa lí. Khu chế xuất
Cao Hùng (Đài Loan), một trong các khu chế xuất đạt được kết quả tốt nhất, có vị trí
địa lí lí tưởng, gần cả đường bộ, đường biển và đường hàng không.
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Được coi là tiền đề vật chất không thể thiếu được để phát triển và phân bố
cơng nghiệp, ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành, cơ cấu ngành cơng nghiệp.
- Khống sản: Được coi là “bánh mì” cho các ngành cơng nghiệp. Số
lượng, chủng loại, chất lượng khống sản sẽ chi phối qui mơ, cơ cấu và tổ chức
các xí nghiệp cơng nghiệp.
- Khí hậu và nguồn nước
+ Mức độ thuận lợi hay khó khăn về nguồn nước là điều kiện quan trọng để
định vị các xí nghiệp cơng nghiệp. Nhiều ngành cơng nghiệp thường được phân
bố gần nguồn nước như công nghiệp luyện kim, công nghiệp dệt…

5



+ Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Đặc
biệt là các hoạt động của các ngành cơng nghiệp khai khống.
- Các nhân tố tự nhiên khác có tác động tới sự phát triển và phân bố công
nghiệp như đất đai, tài nguyên sinh vật biển.
c) Các nhân tố kinh tế xã hội
- Dân cư và nguồn lao động: Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan
trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công nghiệp, được xem xét dưới hai
góc độ sản xuất và tiêu thụ.
- Tiến bộ khoa học - công nghệ: Không chỉ tạo ra những khả năng mới về
sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn làm nảy sinh những
nhu cầu mới, địi hỏi xuất hiện một số ngành cơng nghiệp với công nghệ tiên
tiến và mở ra triển vọng phát triển của cơng nghiệp trong tương lai.
- Thị trường: Đóng vai trò như chiếc đòn bẩy đối với sự phát triển, phân bố
và cả sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cơng nghiệp: Góp phần đảm bảo
các mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa
các nơi sản xuất với nhau và giữa nơi sản xuất với địa bàn tiêu thụ sản phẩm.
- Đường lối phát triển cơng nghiệp: Có ảnh hưởng lớn và lâu dài tới sự
phát triển và phân bố công nghiệp.
2.3.1.1.4. Cách mạng công nghiệp

6


2.3.1.1.5. Địa lí các ngành cơng nghiệp
a) Cơng nghiệp năng lượng
Công nghiệp năng lượng bao gồm hàng loạt các ngành công nghiệp khác
nhau, từ khai thác các dạng năng lượng (như than, dầu mỏ, khí đốt ...) cho đến
sản xuất điện năng. Nó có thể được chia thành hai nhóm ngành: khai thác nhiên
liệu và sản xuất điện năng.

Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và
cơ bản của mỗi quốc gia. Là động lực cho các ngành kinh tế, công nghiệp năng
lượng được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất.
Việc phát triển ngành công nghiệp này kéo theo hàng loạt các ngành cơng
nghiệp khác. Vì thế, cơng nghiệp năng lượng có khả năng tạo vùng rất lớn nếu
như nó nằm ở vị trí địa lí thuận lợi.
Tài nguyên năng lượng trên thế giới phong phú, đa dạng. Bao gồm:
Năng lượng không tái tạo
- Năng lượng hóa thạch: chủ yếu là than đá và dầu mỏ. Trữ lượng nguồn năng
lượng này không phải là vô tận và có thể thay đổi phụ thuộc vào tiến bộ khoa học
cơng nghệ trong việc thăm dị, phát hiện, khai thác và tốc độ sử dụng. Tuy nhiên, hạn
chế của việc sử dụng nhiên liệu khống là gây ơ nhiễm môi trường.
- Năng lượng hạt nhân: được tạo ra do quá trình phân rã hạt nhân nặng thành
các hạt nhân nhẹ hơn từ kim loại phóng xạ urani (U), khơng chứa nguyên tố C, nên
nguồn năng lượng này được xem là nguồn năng lượng không phát thải C.
Năng lượng tái tạo.
- Nhóm I, bao gồm những nguồn năng lượng nước, gió, năng lượng mặt
trời (dưới dạng pin mặt trời). Đặc điểm của nguồn năng lượng nhóm này là khơng
thể tồn kho, tích trữ nhưng vơ hạn.
- Nhóm II, bao gồm năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời (dưới dạng
nhiệt năng). Năng lượng của nhóm này sau khi thu nhận từ thiên nhiên được
chuyển hóa sang chất mang năng lượng cả dưới dạng điện năng và nhiệt năng sử
dụng cho các mục đích khác nhau

7


- Nhóm III, bao gồm những nguồn năng lượng sinh khối và chất thải rắn
hoặc lỏng. Những nguồn năng lượng này có thể tồn kho, tích trữ được sử dụng
cho nhiều mục đích, chủ yếu làm nhiên liệu thay thế nhiên liệu từ dầu khí.

b) Cơng nghiệp luyện kim
Bản chất của công nghiệp luyện kim là tinh luyện ra các kim loại từ quặng của
chúng. Được chia thành hai phân ngành: luyện kim đen và luyện kim màu.
Luyện kim đen.
Là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng. Sản phẩm
chính của nó là liệu cơ bản cho ngành cơng nghiệp cơ khí và gia cơng kim loại.
Kim loại đen chiếm khoảng 90% tổng khối lượng kim loại sản xuất ra trên
thế giới. Chính sự thơng dụng của nó trong sản xuất và đời sống đã làm tăng
thêm tầm quan trọng của ngành công nghiệp này.
Ngành luyện kim đen sử dụng một khối lượng rất lớn về nguyên liệu,
nhiên liệu và động lực. Vì vậy, sự phân bố cũng như trữ lượng và chất lượng của
các mỏ than, sắt có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lựa chọn địa điểm và quy
mơ các xí nghiệp luyện kim.
Ngành luyện kim bao gồm nhiều giai đoạn sản xuất phức tạp, địi hỏi một
loại hình xí nghiệp có quy mơ lớn, cơ cấu hồn chỉnh trên diện tích rộng lớn. Vì
vậy mà các xí nghiệp luyện kim đen thường được xây dựng thành xí nghiệp liên
hợp và có khả năng tạo vùng rất lớn.
Sơ đồ qui trình luyện kim đen

Luyện kim màu.
Cơng nghiệp luyện kim màu gồm các xí nghiệp khai thác, làm giàu quặng,
sản xuất kim loại màu, hợp kim và chế biến chúng thành sản phẩm. Đây là
8


những kim loại khơng có chất sắt. Trong đó nhiều kim loại có giá trị chiến lược.
Các kim loại màu được phân thành 4 nhóm chính là kim loại màu cơ bản, kim
loại màu hợp kim, kim loại màu quý và kim loại màu hiếm.

Các kim loại màu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy, đặc

biệt là chế tạo ô tô, máy bay… và cả trong nhiều ngành kinh tế quốc dân khác như
bưu chính viễn thông, thương mại…
Hàm lượng kim loại trong quặng kim loại màu nói chung rất thấp.
Trong ngành luyện kim màu, chi phí ngun liệu rất lớn. Muốn có 1 tấn
kim loại địi hỏi ít nhất 20 tấn quặng, trung bình là 50 - 100 tấn quặng và trong
nhiều trường hợp còn lớn hơn nũa.
Từ những đặc điểm nói trên, sau khi khai thác phải có quy trình làm giàu
quặng. Việc làm giàu quặng về mặt địa lí cần phải gắn liền với nơi khai thác.
Các xí nghiệp tuyển quặng bao giờ cũng được xây dựng ngay tại khu vực khai
thác do việc vận chuyển quặng kim loại rất tốn kém về mặt kinh tế. Việc chuyên
chở tinh quặng đi xa rõ ràng là khơng có lợi. Do vậy, về ngun tắc, người ta
thường đặt các xí nghiệp chế biến tinh quặng ở gần xí nghiệp tuyển quặng và
gần nơi khai thác.
Việc tuyển quặng kim loại màu đòi hỏi lượng nước rất lớn. Vì thế, nguồn
nước cũng là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến việc phân bố các xí nghiệp
luyện kim màu.
c) Cơng nghiệp cơ khí
Cơng nghiệp cơ khí có vai trị quan trọng trong hệ thống các ngành cơng
nghiệp. Nó không chỉ là “quả tim” của công nghiệp nặng mà cịn là “máy cái”
của nền sản xuất xã hội. Cơng nghiệp cơ khí cung cấp máy cơng cụ, máy động
9


lực, thiết bị toàn bộ ... cho tất cả các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu
cầu của con người.
Sự ra đời của cơng nghiệp cơ khí tạo ra bước nhảy vọt về cơng cụ lao động,
góp phần vào việc chuyển từ lao động cơ bắp sang lao động bằng máy móc.
Cơng nghiệp cơ khí với hệ thống các máy móc, thiết bị có vai trị tích cực
vào q trình cải tạo và sử dụng tự nhiên.
Cơng nghiệp cơ khí tạo ra hàng loạt sản phẩm rất đa dạng, nhưng lại có

đặc điểm chung về quy trình cơng nghệ.

Các xí nghiệp của ngành chế tạo cơ khí có sự liên kết chặt chẽ với nhau
và với các xí nghiệp của các ngành cơng nghiệp khác. Vì thế, ngành này có khả
năng phát triển rộng rãi hình thức chun mơn hố và hợp tác hố.
Ngồi nhiệm vụ chế tạo, ngành cơng nghiệp cơ khí cịn sửa chữa các máy
móc, thiết bị cho tất cả các ngành cơng nghiệp. Vì thế cùng với xu hướng phân
bố tập trung, nó cịn có xu hướng phân bố phân tán khắp các vùng.
d) Công nghiệp điện tử - tin học
Được coi là ngành công nghiệp động lực trong thời đại ngày nay, đồng thời
cũng là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
Công nghiệp điện tử tin học giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống công
nghiệp hiện đại nhằm đưa xã hội thông tin đang được hình thành và phát triển
lên một trình độ cao mới.
Ngành công nghiệp điện tử tin học đã góp phần làm cho nền kinh tế thế
giới tạo ra bước ngoặt lịch sử trong việc chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang
nền kinh tế tri thức.

10


Công nghiệp điện tử tin học không gây ô nhiễm mơi trường, khơng cần
diện tích rộng, khơng tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước. Nhưng yêu cầu
nguồn lao động nhanh nhạy, có trình độ cao, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật
phát triển và vốn đầu tư nhiều.
e) Cơng nghiệp hóa chất
Cơng nghiệp hố chất được coi là ngành mũi nhọn trong hệ thống các
ngành công nghiệp trên thế giới.
Cơng nghiệp hố chất sử dụng tổng hợp các nguồn nguyên vật liệu tự
nhiên, các phế liệu và chất thải của các ngành sản xuất và đời sống để tạo ra

nhiều sản phẩm mới góp phần vừa bổ sung cho các nguồn nguyên liệu tự nhiên,
vừa có giá trị sử dụng cao trong đời sống xã hội.
Công nghiệp hố chất có vai trị quan trọng trong nền kinh tế cũng như
trong đời sống của nhân dân. Nó cung cấp nguyên liệu ban đầu hoặc bán thành
phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp. Đối với nông nghiệp, công nghiệp
hố chất là địn bẩy để thực hiện q trình hố học hố, góp phần tăng trưởng
sản xuất với năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
Cơng nghiệp hố chất sử dụng nhiều loại nguyên liệu, khoáng sản, kể cả
phế liệu của các ngành sản xuất khác để chế tạo ra nhiều loại hóa phẩm. Do vậy,
ngành cơng nghiệp hố chất thường được phân bố ở nhiều nơi.
Cơng nghiệp hố chất có nhu cầu rất lớn về nhiên liệu, năng lượng và
nguồn nước. Ví dụ để sân xuất ra 1 tấn sợi nhân tạo, phải cần từ 7 đến 10 tấn
nhiên liệu, 8000 đến 15000 kwh điện và từ 1200 đến 2000 m3 nước.
Thơng thường các xí nghiệp hố chất được xây dựng gần nguồn nhiên
liệu, điện và nước. Một số sản phẩm của ngành cơng nghiệp hố chất là những
chất độc hại, chuyên chở xa rất nguy hiểm và bất tiện (như H2SO4, xút, clo) thì
cần được phân bố ngay tại vùng tiêu thụ.
Các xí nghiệp cơng nghiệp hố chất có mối liên hệ rất khăng khít trong
việc sử dụng thành phẩm và sản phẩm phụ của nhau. Trong nhiều trường hợp, các
nhà máy hoá chất này sử dụng hoá phẩm của các nhà máy hoá chất khác để sản xuất
ra hàng trăm sản phẩm mới. Vì đặc điểm trên, xu hướng phân bố các nhà máy hoá
chất là thành từng cụm để có điều kiện sử dụng tổng hợp nguyên liệu.
11


Một số ngành cơng nghiệp hố chất địi hỏi quy trình kĩ thuật phức tạp,
cơng nghệ hiện đại, vốn đầu tư lớn (hóa dầu, tổng hợp hữu cơ ...) thường chỉ tập
trung ở các nước phát triển.
Các xí nghiệp hóa chất nói chung ít nhiều đều gây ơ nhiễm và độc hại cho mơi
trường. Vì vậy, khi xây dựng các nhà máy cần chú ý hệ thống xử lí các chất độc hại.

g) Cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành
khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về quy trình cơng nghệ.
Cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là một ngành quan trọng, không thể
thiếu được trong hệ thống các ngành công nghiệp của mọi quốc gia
So với các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
sử dụng nhiên liệu, điện năng và chi phí vận tải ít hơn, song lại chịu ảnh hưởng
lớn hơn về nguồn lao động, thị trường tiêu thụ và nguồn ngun liệu.
Nhìn chung, các ngành cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng
nguồn nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp (sợi bông, đay...) cho đến các vật
liệu tổng hợp và nhân tạo (sợi tổng hợp, da nhân tạo…).
So với công nghiệp nặng, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng địi
hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất khá đơn
giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có nhiều
khả năng xuất khẩu. Vì thế các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển
và đang phảt triển đều chú trọng đẩy mạnh phát triển ngành này.
h) Công nghiệp thực phẩm
Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu
hàng ngày về ăn, uống của con người. Nguyên liệu chủ yếu của nó là cảc sản
phẩm từ nơng nghiệp và từ ngành thủy sản.Vì vậy, ngành này tạo điều kiện để
tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Hơn thế nữa, thông qua
việc chế biến, cơng nghiệp thực phẩm cịn làm tăng thêm chất lượng và giá trị
của sản phẩm nông nghiệp.
Trong đời sống xã hội, ngành cơng nghiệp thực phẩm có tầm quan trọng
đặc biệt. Ngồi ra, nó cịn giải phóng cho những người nội trợ thoát khỏi cảnh
phụ thuộc và tốn nhiều thời gian vào công việc bếp núc cổ truyền.
12


Việc xây dựng các xí nghiệp cơng nghiệp thực phẩm địi hỏi vốn đầu tư ít

hơn nhiều so với các ngành cơng nghiệp nặng, vốn quay vịng tương đối nhanh,
tăng khả năng tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân.
Ngành công nghiệp thực phẩm được phân bố tương đối linh hoạt. Nó có
mặt ở mọi quốc gia, tuỳ thuộc vào tính chất của nguồn nguyên liệu và thị trường
tiêu thụ. Các xí nghiệp sơ chế thường hướng về vùng nguyên liệu (rượu, đường,
hoa quả, thịt sữa ...), các xí nghiệp chế biến thành phẩm (bia, đồ hộp…) thường
phân bố ở các trung tâm tiêu thụ, các điểm dân cư.
2.3.1.2. Phương pháp dạy học chun đề Địa lí ngành cơng nghiệp trong bồi

dưỡng học sinh giỏi.
a) Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Khi sử dụng phương pháp dạy học này, GV cần phải chú ý tới các giai
đoạn giải quyết vấn đề và phát triển tư duy HS, nhất là trong q trình HS phân
tích, tưởng tượng, liên tưởng, sàng lọc thơng tin, hình thành giả thuyết, tìm kiếm
dữ kiện để chứng minh, trình bày vấn đề và hình thành tư duy mới.
Ví dụ: GV có thể đặt câu hỏi “Vì sao một số quốc gia trên thế giới có
nguồn ngun liệu khống sản lớn nhưng cơng nghiệp chế biến chưa phát triển
mạnh?” Tình huống có vấn đề trên khơng phù hợp với quan niệm thơng thường:
cứ có tài ngun là có các ngành cơng nghiệp phát triển tương ứng.
b) Phương pháp dạy học nghiên cứu trường hợp (case study).
Có thể tổng quát cách dạy và học theo một tiến trình như sau:
Tự tìm tịi -> Tự khám phá -> Thử nghiệm -> Tự đưa ra luận chứng -> Tự
đối chứng -> Tổng kết cách giải quyết vấn đề.
Dạy học theo tình huống là một hình thức khoa học của việc dạy cách
học, học cách học. Kiểu dạy học đó sinh động, cụ thể, thực tế, đồng thời giúp
GV kịp thời phát hiện được những chỗ mạnh, chỗ yếu của HS để điều chỉnh,
khích lệ. HS sẽ năng động và thường xuyên tự kiểm tra, dần dần tự phát triển
trong nhận thức và hành động.
Ví dụ: để tổ chức cho HS tìm hiểu về ngành cơng nghiệp năng lượng, giáo
viên có thể tổ chức cho HS đi tìm hiểu và phỏng vấn thực tế tại một nhà máy


13


thuỷ điện: việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, qui trình sản xuất, sự phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên, hiệu quả kinh tế …
c) Phương pháp dạy học theo dự án.
Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia cấu
trúc của dạy học theo dự án thành 5 bước. Cụ thể như:
Bước 1: Quyết định chủ đề dự án (GV tạo điều kiện để HS đề xuất chủ đề,
xác định mục tiêu dự án).
Bước 2: Xây dựng kế hoạch (HS lập kế hoạch làm việc, phân công lao động).
Bước 3: Thực hiện dự án (HS làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch.
Kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo ra sản phẩm).
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm dự án (HS thu thập sản phảm, giới thiệu,
công bố sản phẩm dự án).
Bước 5: Đánh giá (GV và HS đánh giá kết quả và q trình).
Ví dụ: Để tổ chức cho học sinh tìm hiểu về ngành cơng nghiệp điện tử tin học sản GV có thể sử dụng phương pháp dự án để tổ chức cho học sinh thiết
kế Infographic so sánh sự khác nhau về vai trò, đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của
ngành, tình hình phát triển và phân bố…
d) Phương pháp thảo luận nhóm.
Là phương pháp GV đặt ra những vấn đề, những tình huống và tổ chức
cho HS cùng nhau trao đổi, tranh luận tìm lời giải đáp. Thơng qua đó HS được
trao đổi, tranh luận, giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh tri thức khoa học, vận dụng
được kiến thức đã học để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.
Thực hiện quá trình dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm làm cho
việc học tập của HS trở nên nhẹ nhàng, lớp học sơi nổi, hứng thú.
Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu về ngành cơng nghiệp, GV có thể
tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về các lí do “Tại sao ngành công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng rãi trên qui mơ tồn cầu cịn

ngành cơng nghiệp điện tử - tin học thì khơng?”.
e) Kỹ thuật xyz.
Kỹ thuật XYZ nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số
người trong nhóm, Y là số ý kiến của mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành
14


cho mỗi người. Con số XYZ có thể thay đổi và được áp dụng linh hoạt trong quá
trình tổ chức dạy học. KTDH này được tiến hành theo quy trình sau:
Bước 1: Chia lớp thành các nhóm nhỏ với X thành viên.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định số lượng ý kiến Y và thời
gian trình bày ý kiến Z.
- Tất cả cảc thành viên trong nhóm lần lượt đưa ra ý kiến của mình, có thể
lặp lại vịng khác nếu có thời gian và cịn ý tưởng.
- Nhóm trưởng hoặc thư kí ghi chép lại ý kiến của các thành viên trong nhóm.
Bước 3: Các nhóm đưa ra ý kiến, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Giáo
viên chính xác hóa nội dung học tập.
Ví dụ: Để tìm hiểu “vì sao phân bố của ngành cơng nghiệp cơ khí vừa
phân tán, vừa tập trung”. GV có thể sử dụng kĩ thuật 632 để giao nhiệm vụ cho
học sinh như sau: Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 nguyên nhân trên 1 tờ
giấy về lí do cơng nghiệp cơ khí phân bố phân tán, tập trung, trong 2 phút.
g. Kỹ thuật “các mảnh ghép”.
Kỹ thuật các mảnh ghép là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết
hợp giữa hoạt động cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. Được sử dụng để
giải quyết nhiệm vụ phức hợp, nhằm kích thích sự hợp tác tham gia của các
thành viên trong nhóm, nhưng vẫn phát huy vai trị cá nhân trong q trình hợp
tác, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân.
Sơ đồ ví dụ minh họa cho việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép trong dạy học
Kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép”


Để thực hiện thành công và và tạo ra nhiều sự tương tác đối với kĩ thuật
dạy học này, GV cần chú ý tới một số vấn đề như:
- Nhiệm vụ của các “nhóm chuyên gia” phải có sự liên quan, gắn kết với nhau.
- Nhiệm vụ phải hết sức cụ thể, dễ hiểu và vừa sức học sinh.

15


- Trong khi các nhóm chuyên sâu làm việc giáo viên cần quan sát, hỗ trợ
kịp thời để đảm bảo thời gian quy định và các học sinh đều có thể trình bày lại
được kết quả nghiên cứu, thảo luận của nhóm.
- Thành lập nhóm mảnh ghép phải có đủ thành viên của các nhóm chuyên
gia. Khi các “nhóm mành ghép” hoạt động, giáo viên cần quan sảt, hỗ trợ kịp thời để
đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ các nội dung từ nhóm chuyên gia.
- Nhiệm vụ mới được giao cho “nhóm mảnh ghép” phải mang tính khái
quát, tổng hợp các nội dung kiến thức đã nắm được từ các nhóm chun gia.
Ví dụ: Để tổ chức cho HS tìm hiểu về ngành cơng nghiệp điện, GV có thể
sử dụng kĩ thuật nhóm “các mảnh ghép" để tổ chức cho HS với các bước cụ thể là:
Vòng l (Nhóm chuyên gia): Cả lớp được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm
thực hiện một nhiệm vụ. Cụ thể như:
- Nhóm thuỷ điện: Tìm hiểu về vai trị, đặc điểm kinh tế - kĩ thuật, tình
hình phát triển và phân bố.
- Nhóm nhiệt điện: Tìm hiểu về vai trị, đặc điểm kinh tế - kĩ thuật, tình
hình phát triển và phân bố.
Vịng 2 (Nhóm các mảnh ghép):
- Hình thành nhóm mới với các thành viên đến từ các nhóm trên.
- Nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy về ngành công nghiệp điện lực.
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thành viên ở vòng 1, trao đổi nội dung đã tìm hiểu với các thành
viên trong nhóm mới.

Bước 2: Các thành viên trong nhóm mới tiến hành thảo luận về các vai
trò, đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và phân bố.
Bước 3: Vẽ sơ đồ tư duy về ngành công nghiệp điện lực.
Khi các nhóm đã hồn thành nhiệm vụ, GV sử dụng kĩ thuật phịng tranh
để tổ chức cho HS trình bày sản phẩm, trao đổi, nhận xét các sản phẩm của
nhóm bạn. Cuối cùng GV tống kết, chính xác hóa nội dung bài học.
h. Kỹ thuật động não.
Kỹ thuật động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư
tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề. Kỹ thuật động não rèn luyện cho HS khả
16


năng phản ứng nhanh, phát huy được ý tưởng mới, sáng tạo do khơng đánh giá,
trao đổi hay bình luận về ý kiến phát biểu nên rất khuyến khích sự tham gia của
tất cả HS một cách chủ động, khắc phục sự rụt rè, e ngại khi trình bày ý kiến.
Ví dụ: GV có thể u cầu học sinh đưa ra các ý kiến của mình về “Tác
động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển của các ngành
cơng nghiệp nói chung và cơng nghiệp điện tử - tin học nói riêng?”
i. Kỹ thuật “khăn trải bàn”.
Kỹ thuật khăn trải bàn là kỹ thuật tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết
hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Cách học này vừa giúp HS giải
quyết được vấn đề, vừa phát triển kỹ năng quan sát và giao tiếp của người học.
Các bước tiến hành kĩ thuật dạy học này cụ thể như sau:
Bước 1: GV chia HS thành các nhóm nhỏ từ 4 - 6 người, giao nhiệm vụ
thảo luận và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 đặt lên bàn giống như chiếc
khăn trải bàn.
Bước 2: Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần
xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (từ 4 - 6
người). Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh
“khăn trải bàn”.

Bước 3: Mỗi thành viên làm việc độc lập suy nghĩ về vấn đề giáo viên yêu
cầu và viết ý tưởng của mình vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình.
Bước 4: Thảo luận, thống nhất ý kiến và viết vào ơ chính giữa “khăn trải bàn”.
Kỹ thuật “khăn trải bàn”

Ví dụ: GV tổ chức cho HS thảo luận và đưa ra ý kiến về “Nguyên nhân
làm cho một số ngành cơng nghiệp hố chất có thể phân bố ở gần khu dân cư,
một số ngành lại phân bố phải xa các đô thị?”
17


2.3.1.3. Một số câu hỏi trong chuyên đề Địa lí ngành công nghiệp dùng để
bồi dưỡng học sinh giỏi.
a) Dạng câu hỏi giải thích
- Mức độ đơn giản: Nghĩa là giải thích chủ yếu dựa vào 1 nội dung (Vai trò,
điều kiện phát triển).
- Mức độ phức tạp: Nghĩa là giải thích cần phải kết hợp nhiều kiến thức về vai
trò, đặc điểm riêng của ngành hoặc phân ngành, điều kiện phát triển, hiện trạng
phát triển (qui mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu), phân bố.
Ví dụ 1: Giải thích tại sao sản xuất cơng nghiệp là tiền đề của các tiến bộ
khoa học kĩ thuật?
- Vai trị cơng nghiệp: cơng nghiệp là ngành sản xuất cung cấp cơ sở vật
chất kĩ thuật cho các ngành và sản phẩm tiêu dùng cho xã hội .
- Đặc điểm của sản xuất cơng nghiệp: chuyển hóa ngun nhiên vật liệu
khoáng sản, sản phẩm hữu cơ thành các sản phẩm thơng qua qui trình cơng
nghệ; sản xuất cơng nghiệp chủ yếu dựa vào máy.
Ví dụ 2: Tại sao các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam lại phải
tiến hành cơng nghiệp hố?
- Khái niệm về Cơng nghiệp hố.
- Vai trị của cơng nghiệp:

+ Sản xuất cơng nghiệp là ngành quan trọng giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế quốc dân.
+ Tiến hành cơng nghiệp hóa để tận dụng hết các nguồn lực.
+ Tiến hành công nghiệp hóa để nhanh chóng đuổi kịp tình hình phát triển
của thế giới, tránh tụt hậu, thụt lùi.
- Hiện trạng nền kinh tế: các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tỉ
trọng cơng nghiệp cịn thấp, trình độ khoa học kĩ thuật chưa cao.
Ví dụ 3: Tại sao các xí nghiệp tinh luyện kim loại màu tập trung chủ yếu ở
các nước phát triển?
- Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật: hàm lượng kim loại trong quặng kim loại
màu rất thấp. Nguyên liệu của ngành luyện kim màu thường ở dạng đa kim đòi
hỏi phải sử dụng chúng một cách tổng hợp nhằm lấy ra tối đa các kim loại có
18


trong quặng nên q trình tinh luyện địi hỏi cơng nghệ cao, vốn đầu tư lớn,
nguồn năng lượng dồi dào
- Điều kiện: nước phát triển có nhu cầu tiêu thụ lớn, công nghệ hiện đại, vốn lớn.
b) So sánh
- So sánh, phân biệt hai ngành (phân ngành) hoặc so sánh, phân biệt các đối
tượng địa lí.
- So sánh hai lãnh thổ.
Ví dụ 1: Phân biệt các ngành cơng nghiệp truyền thống và các ngành công
nghiệp hiện đại?
Gợi ý một số tiêu chí phân biệt cơng nghiệp truyền thống và hiện đại là:
- Thời gian ra đời: công nghiệp hiện đại ra đời muộn hơn
- Yêu cầu về trình độ khoa học công nghệ, chất lượng lao động
- Hiện trạng sản xuất: tỉ trọng của ngành truyền thống có xu hướng giảm,
ngành cơng nghiệp hiện đại có xu hướng tăng
- Phân bố: ngành công nghiệp truyền thống rộng khắp hơn, ngành cơng

nghiệp hiện đại chủ yếu ở nhóm nước phát triển
- Hiệu quả kinh tế xã hội, tác động đến tài ngun – mơi trường
Ví dụ 2: Phân biệt năng lượng tái tạo và năng lượng hóa thạch?
- Thời gian con người bắt đầu sử dụng: năng lượng tái tạo ra đời trước
- Mức độ phát thải khí nhà kính
- Mức độ hao kiệt của tài nguyên trong quá trình sử dụng
- Yêu cầu về khoa học công nghệ, vốn
- Hiện trạng:
+ Hiện nay năng lượng hóa thạch được sử dụng nhiều hơn năng lượng tái tạo.
+ Tốc độ tăng trưởng: năng lượng tái tạo có xu hướng tăng nhanh hơn
Ví dụ 3: Phân biệt điểm cơng nghiệp và xí nghiệp cơng nghiệp?
- Điểm cơng nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp. Xí nghiệp
cơng nghiệp là cách thức tổ chức sản xuất trong cơng nghiệp.
- Đặc điểm:
Các xí nghiệp cơng nghiệp có tính chất độc lập về kinh tế, có cơng nghệ
sản xuất sản phẩm riêng.
19


Điểm công nghiệp đồng nhất với một điểm dân cư, gồm một vài xí nghiệp nằm
gần nguyên – nhiên liệu, giữa các xí nghiệp khơng có mối liên hệ về kinh tế kĩ thuật
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến “Lựa chọn nội dung và phương pháp bồi dưỡng HSG mơn Địa
lí trong chun đề Địa lí ngành cơng nghiệp đại cương” đã được áp dụng có
hiệu quả tại trường THPT Chun Nguyễn Tất Thành. Ngồi ra nó cịn có thể áp
dụng tốt ở các trường THPT khác trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
Với sáng kiến “Lựa chọn nội dung và phương pháp bồi dưỡng HSG môn
Địa lí trong chun đề Địa lí ngành cơng nghiệp đại cương” Tơi hi vọng có thể
nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bằng việc đưa ra

những giải pháp, chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong công tác bồi
dưỡng HSG qua các năm.
Sáng kiến của tơi đã góp phần phát triển cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi của
nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng thi học sinh giỏi các cấp, đồng thời làm
phong phú thêm tài liệu dạy học trong nhà trường và đặc biệt ở bộ mơn Địa lí.
Tiền đề của SKKN này đã được tôi áp dụng qua nhiều năm và tạo ra được
nhiều thành tích cao trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
- Năm học 2020 - 2021: Trường Chuyên Nguyễn Tất Thành có 8 học sinh giỏi
cấp Tỉnh (1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 2 giải Ba và 2 giải khuyến khích). Kì thi chọn học
sinh giỏi Quốc gia đạt 4 giải, tăng 1 giải so với năm học trước (1 Ba và 3 KK).
- Năm học 2021 – 2022: Trường Chuyên Nguyễn Tất Thành có 12 học sinh
giỏi cấp Tỉnh (1 giải Nhất, 4 giải Nhì, 1 giải Ba và 6 giải khuyến khích). 6/6 học
sinh tham gia đội tuyển HSG dự thi cấp Quốc gia vào tháng 3/2022. Đặc biệt là các
dạng câu hỏi trong đề thi liên quan đến chuyên đề Địa lí ngành cơng nghiệp thì học
sinh đều hồn thành rất tốt. Nguyên nhân chủ yếu do học sinh đã nắm được các kiến
thức trọng tâm của chuyên đề để vận dụng trả lời các câu hỏi; đồng thời có được
phương pháp học tập, ghi nhớ, vận dụng kiến thức một cách hiệu quả nhất.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu : không
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
20



×