Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI THU HOẠCH GVMN6: Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.13 KB, 10 trang )

GVMN6: Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã và đang từng bước tạo nền móng vững
chắc, những nền tảng đầu tiên nâng bước chân trẻ vào đời. Đây được xem là mô
hình giáo dục mang giá trị nhân văn vừa mang giá trị tinh thần khoa học vô cùng
to lớn. Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây
dựng chương trình lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức các hoạt động chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường là yêu cầu cần thiết.
Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là một
chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên
hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo
cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, khơng chỉ chú trọng tới sự phát triển
trí tuệ mà cịn ni dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã
hội của trẻ.”
 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ truyền đạt kiến thức cho các
cháu một cách thụ động mà các nhà giáo cần phải tạo ra các điều kiện, các cơ
hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, được tích cực hoạt động, tự chiếm
lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, người giáo viên cần nắm
được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó
lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế
mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi trẻ đều
có cơ hội tốt nhất để thành cơng.
     Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự
nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến mọi hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui
chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát
triển tồn diện.
Có nhiều cách phân loại mơi trường giáo dục:
Có quan điểm cho rằng, mơi trương giáo dục mầm non bao
gồm mơi trường tự nhiên (như các điều kiện khơng khí, ánh sáng, nguồn nước,


câu xanh, địa điểm trường) và môi trường xã hội (bao gồm: bầu khơng khí giao
tiếp trong trường mầm non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người
với con người, giữa trường mầm non với các tổ chức kinh tê, xã hội, văn hóa
khác…)
Một quan điểm khác lại phân chia mơi trường giáo dục thành môi trương vật
chất và môi trường xã hội.
Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ
dùng, đô chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt
hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa
mãn nhu cầu hoạt động và phát triển tồn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ,
đạo đức, xã hội.


Mơi trường xã hội được hiểu là tồn bộ những điều kiện xa hội như chính
trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ và hình thành nhân cách của mình.
Mơi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong
trường mầm non bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ
với những người xung quanh. Môi trường này vùa mang tính chất sư phạm vừa
mang tính chất gia đình.
Việc phân loại mơi trường có thể khác nhau, tuy nhiên đều quan trọng đối với
giáo dục mầm non, theo chung tôi, là cần phải cung ứng điều kiện cần thiết để
kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt, thơng
qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.
      Do vậy khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm non
cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Thiết kế môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện
của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non và mục tiêu cuối độ tuổi,
đồng thời phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;
đảm bảo tính thẩm mỹ, an tồn tạo cho trẻ cảm giác được u thương, tơn trọng
và đáp ứng các nhu cầu chính đáng.

2. Bố trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù
hợp với chủ đề, thuận tiện cho việc sử dụng của giáo viên và trẻ. Cần quy hoạch
khơng gian hiện có của nhà trường để phân bố diện tích cho các hoạt động phù
hợp với độ tuổi, sở thích, khả năng... của trẻ và phù hợp hoạt động chung của
lớp, hoạt động nhóm hoặc cá nhân.
3. Đảm bảo đủ và đa dạng các loại vật liệu, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù
hợp với từng chủ đề; thể hiện được rõ nét văn hóa của từng vùng miền để tạo cơ
hội cho trẻ tham gia, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào việc xây dựng mơi
trường và kích thích sự phát triển tồn diện cho trẻ.
4. Luôn tạo cơ hội và mở rộng mối quan hệ giao tiếp xã hội giữa trẻ với
nhiều người giúp trẻ tự tin, tích cực, hứng thú với các hoạt động giáo dục phát
triển toàn diện; sưu tầm và sáng tạo thêm trò chơi bằng cách thường xuyên thay
đổi cách chơi, luật chơi để khích lệ trẻ tham gia, chủ động chơi- tập- thử nghiệm
với các loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; khuyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi, trị
chơi theo ý tưởng riêng của mình; tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động chơi
tự do, hội thi, lễ hội... để trẻ được trải nghiệm và “tập làm”.
5. Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ và cộng
đồng về ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm
non; tạo nhiều cơ hội cho gia đình và cộng đồng được tham gia vào các hoạt
động của nhà trường; xây dựng mối quan hệ tích cực đối với gia đình trẻ, phối
hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; tơn trọng
sự khác biệt và nhu cầu của mỗi gia đình để có những phối hợp với từng gia
đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức, phương pháp nhằm thu
hút các bậc cha mẹ và cộng đồng tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng môi
trường giáo dục trong trường mầm non.


      Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm có mơi trường bên trong
và mơi trường bên ngồi lớp học. Cả hai mơi trường này đều rất quan trọng đến
việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại

trị chơi khác nhau tùy thuộc vào mơi trường mà trẻ đang hoạt động. Vì vậy trẻ
cần có cơ hội để chơi và học ở môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi
lớp học nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong mầm non
      Có thể nói việc xây dựng mơi trường giáo dục trong trường mầm non là
thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong
công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt
động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển tồn
diện.
      Thật vậy, một mơi trường sạch sẽ, an tồn, có sự bố trị khu vực chơi và
học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn khơng chỉ đối
với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng
hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Mơi trường giao
tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường
xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự ,nguyện vọng,
mong ước của trẻ với vô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau
hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn,
trẻ yêu trường, yêu lớp yêu cô giáo và bạn bè hơn.
  
 Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là
phương tiên, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi.
     Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng mơi trường giáo dục sẽ thu
hút được sự tham gia của các phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội
để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoan,
trong từng thời kì.
*TIÊU CHÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM
TRUNG TÂM
1. Xây dựng môi trường ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục
- Đảm bảo gần gũi, thân thiện, an toàn về mặt thể chất và tinh thần đối
với trẻ; trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa

trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.
- Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người
khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
- Mơi trường vật chất trong lớp, ngồi lớp giảm thiểu tối đa các yếu tố
nguy cơ gây mất an toàn, gây thương tích đối với trẻ em, đáp ứng nhu cầu, hứng
thú trong các hoạt động chơi, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân của trẻ; tạo điều kiện cho
tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các
không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú; các góc


hoạt động trong lớp và ngồi lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự
lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
- Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều
kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức,
nhằm hình thành ở trẻ các thói quen tốt trong sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe, giúp
trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
- Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hồn cảnh, tình huống thực tế cho
trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
- Bảo đảm các điều kiện tổ chức bữa ăn cho trẻ tại CS GDMN đáp ứng
các yêu cầu về an toàn thực phẩm, cân đối và hợp lý về dinh dưỡng, thân thiện,
phù hợp với cá nhân trẻ.
- Bảo đảm những điều kiện cơ bản về nước sạch, vệ sinh phù hợp với nhu
cầu, khả năng sử dụng của trẻ theo từng độ tuổi và đáp ứng u cầu về giáo dục;
có phịng, góc y tế với đủ trang thiết bị y tế phục vụ công tác sơ cấp cứu và
chăm sóc sức khỏe ban đầu; bảo đảm các yêu cầu, điều kiện trang thiết bị trong
phòng chống dịch bệnh theo quy định; có đồ dùng, trang thiết bị chuyên dụng
hoặc điều chỉnh phù hợp với trẻ có nhu cầu đặc biệt.
2. Kế hoạch ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục
Kế hoạch thể hiện mục tiêu, phạm vi, mức độ, nội dung, phương pháp và

các hình thức tổ chức hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với
trẻ, cụ thể:
- Thể hiện các mục tiêu cụ thể, phản ánh được kết quả mong đợi, đáp ứng
với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình
GDMN.
- Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình GDMN, phát triển
chương trình phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của địa
phương, trường/lớp.
- Thể hiện tính tích hợp tồn diện, coi trọng việc hình thành và phát triển
các phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống cho trẻ; tạo sự gắn kết các nội dung ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát
triển của trẻ.
- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể
và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Kế hoạch đảm bảo khoa học, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa ni
dưỡng, chăm sóc và giáo dục; kế hoạch được điều chỉnh dựa trên kết quả đánh
giá sự phát triển của trẻ.
- Đảm bảo sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh hoặc tình huống khẩn cấp xảy
ra trong cộng đồng và CS GDMN.
3. Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
- Phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức hợp lý; tăng cường tính
chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”;
tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận, trải nghiệm, xử trí các tình huống có thể xảy ra
trong sinh hoạt hằng ngày và cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng
mình.


- Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho
trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của
từng cá nhân trẻ; tôn trọng sự khác biệt về đặc điểm, sở thích, thói quen của

từng cá nhân trẻ; khích lệ trẻ phát huy khả năng tự lập, tự tin, sáng tạo, tư duy
linh hoạt và khả năng phản biện; cá thể hóa hoạt động ni dưỡng, chăm sóc,
giáo dục đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hồn cảnh khó khăn.
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ; bảo
đảm tất cả trẻ em đều được quan tâm mọi lúc, mọi nơi và khơng có trẻ nào bị bỏ
lại phía sau; tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, an tồn khi tham gia các hoạt động
chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục; khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
- Thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe trong
thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với điều kiện của trường, lớp và
địa phương nhằm hình thành ở trẻ kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ sức khỏe, có
thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh; lồng ghép giáo dục dinh dưỡng với giáo
dục phát triển vận động; phối hợp chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp đối
với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân - béo phì; lồng ghép nội dung phịng, chống tai
nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Khuyến khích những sáng tạo và tận dụng điều kiện sẵn có của địa
phương trong tổ chức các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại CS
GDMN nhằm thúc đẩy sự phát triển phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ.
4. Đánh giá sự phát triển của trẻ
- Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và
tơn trọng những gì trẻ có; đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ sở
sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
- Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu và
kết quả mong đợi về giáo dục, sự phát triển về chiều cao, cân nặng và tình trạng
dinh dưỡng của trẻ; sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch
và tổ chức các hoạt động chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục phù hợp với khả năng,
nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp
(không đánh giá so sánh giữa các trẻ).
- Tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ về cách thức, tốc độ học tập và phát
triển riêng, đảm bảo công bằng với mọi trẻ; chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của
mỗi trẻ.

5. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
- Đa dạng các hình thức tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí,
vai trị của GDMN, quan điểm LTLTT và hướng dẫn ni dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ tại gia đình.
- Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ
và cộng đồng trong ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ vào hoạt động của CS
GDMN nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; kịp thời
thơng tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ; có biện
pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ để
thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.


- Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ em người
dân tộc thiểu số và trẻ có hồn cảnh khó khăn;
- Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong các hoạt động
xây dựng mơi trường an tồn, phịng chống dịch bệnh cho trẻ trong CS GDMN
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đối với nhà trường
- Rà soát các điều kiện của trường, lớp đáp ứng yêu cầu của các tiêu chí
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên
đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm".
- Căn cứ Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, chủ
động xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường,
thực tiễn của địa phương;
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng và
sử dụng môi trường, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện phương pháp tổ
chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
cho giáo viên.

- Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các
không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú cho trẻ
được thực hành và trải nghiệm.
- Tổ chức hội thi "Giáo viên dạy giỏi cấp trường bám sát chuyên đề xây
dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm".
- Tổ chức phong phú các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục theo mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm.
- Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề.
- Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền về chuyên đề tại các lớp.
- Xây dựng nội dung tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng
trong việc thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm".
- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả quá trình thực hiện, sơ
kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và xếp loại.
- Tham mưu các cấp các ngành đầu tư hỗ trợ kinh phí để sửa chữa, nâng
cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
- Chỉ đạo các lớp xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng trường,
lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức hoạt động tuyên truyền tới cộng
đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trị của giáo dục mầm non và hướng dẫn chăm sóc,
giáo dục trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Hợp tác, chia sẻ giữa giáo
viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tạo
điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kịp thời thơng tin đến gia đình về những
tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của
gia đình về đặc điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến
bộ của trẻ.
2. Đối với giáo viên



- Xây dựng kế hoạch “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
phù hợp với từng nhóm, lớp
2.1. Mơi trường giáo dục:
+ Đảm bảo an tồn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao
tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người
xung quanh.
+ Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những
người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
+ Mơi trường vật chất trong lớp, ngồi lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú
chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi,
phù hợp với điều kiện thực tế.
+ Thiết kế các góc hoạt động trong lớp và ngồi lớp mang tính mở, tạo
điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực
hành, trải nghiệm.
+ Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều
kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác
nhau, phát triển tồn diện.
+ Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hồn cảnh, tình huống thật cho
trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục:
+ Kế hoạch giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội
dung giáo dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
phù hợp với trẻ.
+ Thể hiện các mục tiêu cụ thể phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng
với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình
giáo dục mầm non.
+ Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non và có
thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế
của vùng miền, địa phương, trường/lớp.
+ Không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng

đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng
lực, kĩ năng sống cho trẻ.
+ Thể hiện tính tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất
đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.
+ Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể
và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
2.3. Tổ chức hoạt động giáo dục:
+ Phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực
hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”.
+ Phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để khuyến
khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có
hồn cảnh khó khăn.
+ Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội
cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển
của từng cá nhân trẻ.


+ Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
+ Giáo viên tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, khơng làm thay trẻ.
Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
3.4. Đánh giá sự phát triển của trẻ:
+ Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và
tơn trọng những gì trẻ có. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ
sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
+ Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu,
trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều
chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù
hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực
tế của trường, lớp (Không đánh giá so sánh giữa các trẻ).
+ Tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về cách thức và tốc độ học tập

và phát triển riêng. Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
2.5. Phối hợp giữa giáo viên, gia đình và cộng đồng trong giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm.
+ Đa dạng các hình thức, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ
trẻ về vị trí, vai trị của giáo dục mầm non và hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ
tại gia đình.
+ Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ
và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
+ Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường,
lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kịp thời thơng tin đến gia
đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích
sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp
thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
+ Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc
thiểu số và trẻ có hồn cảnh khó khăn.
*Góc hoạt động trong lớp của các bé mẫu giáo lớn
*Môi trường trong lớp học
  
 Trong lớp học khơng thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học
thêm lơi cuốn trẻ thì các cô giáo cần phải tạo một môi trường trong lớp học với
những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có khơng gian, cách sắp
xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hằng ngày của trẻ; Khi
thiết kế các góc hoạt động trong lớp giáo viên cần chú ý:
- Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần n tĩnh bố trí xa góc
hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng…
Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện
khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan
sát được toàn bộ hoạt động của trẻ.
- Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng
quy định mẫu chữ hiện hành.Nhiều góc sẽ ở trong phịng và có góc sẽ được đưa

ra ở ngoài trời.


- Các góc phải được bày biện hấp dẫn. Có đồ chơi, học liệu và phương
tiện đặc trưng cho từng góc. Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong
góc hoạt động đóng vai trị khơng nhỏ trong q trình học và chơi của trẻ. Vì
vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần
được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học
của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác.
- Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn
gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật
liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng
thú của trẻ.
- Có ngun vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hồn
thiện, sản phẩm chưa hồn thiện…Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự
làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng
cụ lao động, nghề truyền thống…)Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ
sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non. Học liệu, thiết bị, đồ chơi
được điều chỉnh để hỗ trợ trẻ khuyết tật (nếu có).
*Mơi trường bên ngồi lớp học
  
 Mơi trường ngồi lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục tồn diện trẻ. Xây dựng mơi trường
ngồi lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt
động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ.
  
 Khi bố trí các góc/khu vực hoạt động ngồi trời cần lưu ý: Các góc/khu
vực hoạt động ngồi trời cần được xác định rõ ràng; mỗi góc/khu vực hoạt động
có nhiều loại học liệu, đồ chơi và phương tiện, trong đó có loại đặc trưng cho
từng góc/khu vực, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động; đồ chơi, học liệu, trang

thiết bị ở các góc/khu vực hoạt động đảm bảo an tồn, vệ sinh: khơng có đồ sắc
nhọn, không độc hại, được vệ sinh sạch sẽ, được bảo dưỡng định kì, sửa chữa
kịp thời, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của trường/lớp.
  
 Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non
đáp ứng yêu cầu của chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Thơng qua chơi, nhân cách của trẻ
được hình thành và phát triển tồn diện. Một mơi trường sạch sẽ, an tồn, có sự
bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngồi trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa
to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu
nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
Xây dựng tốt mơi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều
kiện để trẻ phát triển tồn diện về thể chất, ngơn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ,
tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp
1; phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: "Học
bằng chơi, chơi mà học".


9



×