ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TÍNH CÁCH VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
1. Ưu điểm
a. Tính cộng đồng
- Có tinh thần tập thể:
Trong mỗi hành vi ứng xử, trong lối sống và nếp nghĩ, người Việt thường nghĩ
đến cộng đồng, đến tập thể, luôn để ý đến các mối liên hệ xung quanh, tránh những
việc làm phương hại đến tập thể. Vì vậy, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân. Hiện
nay, xây dựng tinh thần làm việc tập thể đang được các doanh nghiệp chú trọng,
hướng đến để trở thành văn hóa cơng sở. Điều này sẽ là một điểm cộng rất lớn khi
làm việc cho với những đối tác nước ngồi
- Bên cạnh đó, tinh thần tập thể cũng tạo ra ý thức trách nhiệm cao:
Đây cũng là lý do người phương Đơng nói chung, người Việt nói riêng thường
đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm. Đây là một điểm cộng nữa khi hợp tác với nước
ngoài.
- Giàu lịng nhân ái, đồn kết, sẻ chia:
Người Việt Nam thường gắn kết với cộng đồng vì thế họ sẽ không chấp nhận lối
sống hờ hững, vô trách nhiệm. Điều này hạn chế sự vơ cảm, ích kỷ cá nhân ở
người Việt Nam. Mọi vấn đề nảy sinh đều được giải quyết bằng tình nghĩa họ
hàng, bà con, láng giềng một cách mềm dẻo, tạo nên nét văn hóa trọng tình. Giá trị
văn hố truyền thống đầy nhân văn, đẹp đẽ giúp Việt Nam ghi điểm trong mắt bạn
bè quốc tế.
- Sự đồng thuận, thống nhất cao trong cộng đồng:
Sự thống nhất cao được tạo dựng qua tính cộng đồng giúp tập hợp, huy động
được sức mạnh của số đông, tạo nên một tập thể đồn kết, gắn bó để đạt được mục
tiêu chung và cao nhất. Tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc cũng được hình thành
từ đây giúp Việt Nam giữ vững những giá trị văn hoá cốt lõi của dân tộc trước các
văn hoá ngoại sinh.
b. Tính tự trị
Thực chất hiện nay ở Việt Nam khơng có xã hội tự trị - một xã hội địi hỏi trình độ
dân trí tương đối cao của người dân. Ở Việt Nam đã từng có mơ hình xã hội tự trị,
đó là làng. Hiện nay vẫn cịn nhiều làng nhưng mơ hình căn bản thì khơng cịn
giống như thời kì phong kiến.
- Tinh thần tự lập
Tính tự lập sẽ giúp cá nhân có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đến
thành công, làm chủ cuộc sống của chính mình, làm chủ đất nước đặc biệt trong
q trình hội nhập.
Ví dụ khi tốt nghiệp đại học, đi làm ở cơng ty nước ngồi có thể thấy sự khác
biệt rõ ràng giữa người biết tự lập và không tự lập. Người tự lập sẽ có suy nghĩ
riêng, tự đưa ra ý kiến của mình, khả năng quyết định, giải quyết vấn đề,... Bởi vì
họ có khả năng tư duy độc lập, trách nhiệm, kỹ năng đưa ra quyết định… nên họ
thường được đánh giá cao hơn, có thể hịa nhập tốt hơn trong môi trường quốc tế
tốt hơn.
- Truyền thống cần cù.
Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, sự cần cù,
đi với sáng tạo sẽ là động lực tiên quyết nhằm tăng năng suất, năng lực cạnh tranh,
thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, qua đó tự mỗi người đóng góp một phần
vào cơng cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
c. Tính dân chủ
- Tơn trọng, bình đẳng với nhau:
Ở Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân.
Mỗi người có cơ hội được hưởng có quyền lợi đáng có, tham gia vào các hoạt động
xã hội. Vì thế, mỗi người khơng chỉ làm giàu cho mình mà cịn đóng góp giúp đất
nước phát triển, giàu đẹp hơn.
d. Tính linh hoạt:
- Thích nghi cao độ với mọi tình huống, mọi biến đổi:
Điều này là vô cùng quan trọng đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế khi
những sự thay đổi xảy ra liên tục, và nếu không thể bắt kịp những xu thế mới của
thời đại, chúng ta dễ dàng bị tụt hậu và bỏ lại phía sau.
- Việc có thể thích nghi với lối suy nghĩ, tư duy mới giúp ta học được nghệ
thuật giao tiếp, cách ăn mặc của nước ngoài, tiếp nhận các giá trị văn hố có nguồn
gốc ngoại sinh. Từ đó, ta hiểu được văn hoá, cách tư duy của các nước bạn cũng
nhưlàm cho việc hội nhập quốc tế, hoạt động ngoại giao trở nên dễ dàng hơn
- Thuận lợi, thích hợp cho sự xâm nhập của kinh tế thị trường vốn có đặc điểm là
năng động, nhanh nhạy:
Dù cùng gốc chung là cơ chế Xã hội chủ nghĩa nhưng Việt Nam tiếp nhận nền
kinh tế thị trường nhẹ nhàng hơn các nước khác (Liên Xơ và các nước Đơng Âu thì
sụp đổ chưa gượng dậy được, Trung Quốc mất hàng chục năm sau cái quằn quại
đau đớn của cách mạng văn hoá)
*Kết luận: Nhờ 4 đặc điểm trên mà Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến như
một đất nước thanh bình, hiện đại, trẻ trung và năng động, một thành viên tích cực
trong các hoạt động hợp tác quốc tế cho hịa bình và phồn vinh chung trên tồn
cầu. Hơn nữa, trong bối cảnh chuyển đổi mang tính bước ngoặt của Việt Nam, sự
“va đập” giữa cái mới và cái cũ tạo nên một lực hấp dẫn đặc biệt của văn hóa Việt
Nam. Một nền văn hóa đang hướng đến việc kế thừa các giá trị văn hóa truyền
thống, đồng thời tiếp thu những giá trị mới, hướng tới tương lai, như dân chủ, hiện
đại, nhân văn, khai phóng, khoan dung, rộng mở... Nhận diện được đặc tính cơ bản
này của văn hóa Việt Nam sẽ có ý nghĩa tích cực, để chuyển hóa thành “sức mạnh
mềm” của đất nước, tạo sức thuyết phục đối với bạn bè quốc tế.
2. Nhược điểm
a. Tính tự trị
Trải qua bao nhiêu năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam vẫn giữ tính tự trị
như một truyền thống quý báu lâu đời. Nhưng mấy ai hiểu rằng, tính tự trị đã khiến
cho người Việt Nam thu hẹp khả năng của bản thân, mắc căn bệnh làm ăn kiểu sản
xuất nhỏ. Nổi bật nhất ở căn bệnh này có lẽ là tệ nạn sản xuất hàng giả, hàng lậu;
người Việt Nam có thể làm hàng giả của bất kì điều gì mà khơng cần xem xét xem
nó có hợp pháp, được cơ chế thị trường phương Tây chấp nhận hay không. Các
thương nhân thường sản xuất và bn bán những sản phẩm có lợi cho họ trong một
thời gian ngắn, thay vì đầu tư sản xuất những mặt hàng chất lượng, có tương lai về
lâu về dài. Mà khách hàng Việt Nam cũng kì lạ, họ có thể mua hàng giả, hàng nhái
thay vì hàng thật vì họ nghĩ rằng, mua hàng thật tốn kém, mà cũng chẳng dùng
được lâu. Chính vì lẽ đó, mà các thương nhân lại càng được đà lấn tới, họ cứ tiếp
tục sản xuất hàng lậu, trái ngược với cung cách của cơ chế thị trường kinh tế
phương Tây, nơi mà thương nhân tìm cách kiếm lời từ việc cố gắng lấy lòng tin
của khách hàng bằng cách bán ra những sản phẩm chất lượng.
Bên cạnh đó, cịn một sản phẩm khác của truyền thống làng xã tự trị - “phép vua
thua lệ làng dẫn tới tình trạng thiếu thông suốt giữa cấp trên với cấp dưới.VD : từ
trung ương xuống địa phương, từ thủ trưởng xuống nhân viên hay thiếu liên kết
giữa các địa phương, các nhân viên với nhau,... Điều này cũng khiến cho việc chỉ
đạo của Nhà nước trở nên khó hơn, nhất là trong bối cảnh hiện đại hố, tồn cầu
hố như ngày nay.
b. Tính cộng đồng
Nhắc đến tính cộng đồng, khơng người Việt Nam nào khơng nhắc tới tinh
thần đồn kết dân tộc - một truyền thống đã có từ rất lâu đời. Thế nhưng, tính
cộng đồng mang quy mơ cả nước có thể là một truyền vô cùng đáng quý - tinh
thần yêu nước, nhưng khi quy mô ấy bị thu hẹp lại thành từng nhóm nhỏ, nó lại
gây ra một căn bệnh qi ác, đó là bệnh gia đình chủ nghĩa, tật xuề xồ đại
khái, thói ỷ lại vào người khác.Muốn một tập thể vững mạnh, thì từng thành
viên trong tập thể đó phải có ý thức tự phát triển bản thân, chứ khơng thể có suy
nghĩ rằng “Thơi, việc này để thằng kia làm, nó lo hết rồi, mình chẳng phải lo gì
cả",... Chính những cái suy nghĩ đó đã giết chết ý chí vươn lên chính mình của một
số người Việt Nam, đây là điều tối kỵ khi mà người người, nhà nhà, nước nước
phải luôn cố gắng hết sức mình để chạy theo kịp các nền kinh tế phát triển trên thế
giới.
Hơn nữa, ở lâu trong cùng một tập thể, người Việt Nam khơng tránh khỏi thói
cào bằng, đố kị, khơng muốn cho người khác vượt trội hơn mình. Khơng những
thế, người Việt Nam cịn có tác phong đủng đỉnh, kém hạch tốn, khơng lo xa, bởi
người dân sống trong khơng gian làng xã khép kín, có một nhịp sống ổn định,
không xô bồ, vội vã. Mà ngày nay, khi công việc ngày càng nhiều, nhịp sống càng
khẩn trương thì tác phong đủng đỉnh sẽ khơng cịn chỗ đứng nữa.
c. Tính dân chủ
Lối tổ chức những làng xã khép kín, những phường hội tạo nên tính dân chủ. Bên
cạnh những ưu điểm, nó mang những thói xấu đi kèm như óc bè phái địa phương,
thói ích kỷ, lối sống dựa dẫm, thói đố kị cào bằng. Những thói xấu này khiến cho
việc hội nhập quốc tế trở nên khó khăn hơn, bởi lẽ trong q trình tồn cầu hố, ý
kiến của mọi người luôn được ghi nhận và lắng nghe, nếu như vẫn mang những
nhược điểm này, người Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra ý kiến và tiếp
thu ý kiến của người khác.
d. Tính linh hoạt
Người Việt Nam linh hoạt là thế, đối xử mềm mỏng là thế, nhưng trong một số
tình huống cụ thể, tính linh hoạt lại hoá thành căn bệnh mà gần như bất cứ người
Việt nào cũng mắc phải, đó là bệnh tuỳ tiện. Người mắc bệnh này thường khơng có
chính kiến, “gió chiều nào theo chiều ấy", rất dễ thay đổi ý kiến của mình bởi ý
kiến của những người xung quanh. Hơn thế nữa, người Việt Nam cịn có lối sống
trọng tình cảm nên chưa quen với pháp luật. Ví dụ điển hình là tình trạng lái xe sau
khi uống rượu bia gây ra rất nhiều những tai nạn thương tâm ở Việt Nam hiện nay.
Con người ta trọng tình, sĩ diện, không muốn làm phật ý đối phương nên ngại từ
chối uống, và kết quả là phải tự lái xe về trong khi người vẫn còn hơi men. Ấy thế
mà người thực thi pháp luật - cảnh sát giao thông - quen ứng xử linh hoạt nên thực
thi pháp luật đơi khi vẫn cịn thiếu nghiêm khắc và thiếu cơng bằng (ở một số nơi,
người lái xe sau khi uống rượu bia sẽ chỉ bị phạt tiền dù cho nồng độ cồn vượt quá
nhiều so với mức cho phép, còn ở nơi khác, người vi phạm lại bị thu xe, thậm chí
bị tước bằng lái xe có thời hạn,...)