Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Điểm đáng chú ý nhất về thể chế và chính sách kinh tế của Campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.59 KB, 14 trang )

Điểm đáng chú ý nhất về thể chế và
chính sách kinh tế của Campuchia
Nhà đầu tư nên nắm rõ các thông tin này trước khi quyết
định đầu tư vào thị trường Campuchia.


Thể chế và quan điểm chính trị của Campuchia, vị thế trên trường
quốc tế, các chính sách quan trọng liên quan đến nhà đầu tư
như: chính sách quản lý đất đai, chính sách quản lý ngoại hối và
chuyển lợi nhuận, các ưu đãi thuế cho nhà đầu tư.
Thể chế và quan điểm chính trị
Campuchia là quốc gia Quân chủ lập hiến. Hệ thống quyền lực
được tách biệt giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua,
Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án,
Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp.
Về lập pháp, Campuchia thực hiện chế độ lưỡng viện gồm Quốc
hội và Thượng viện.
Quốc hội có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu
phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Campuchia đã tổ chức bầu cử Quốc hội 4
lần vào các năm 1993, 1998, 2003 và 2008.
Thượng viện có 61 ghế, nhiệm kỳ 5 năm; trong đó 02 ghế do
Quốc vương bổ nhiệm, 02 ghế do Quốc hội chỉ định. Bầu cử
Thượng viện nhiệm kỳ hiện nay diễn ra ngày 22/1/2007 thông
qua bỏ phiếu kín và không trực tiếp. Kết quả Đảng Nhân dân
Campuchia (CPP ) giành 45/61 ghế, 12 ghế thuộc các đảng khác.
Về hành pháp, đứng đầu nhà nước là Quốc vương Norodom
Sihamoni, lên ngôi ngày 29/10/2004. Nội các gồm Hội đồng Bộ
trưởng do Quốc vương ký sắc lệnh bổ nhiệm. Đứng đầu Chính
phủ hiện nay là Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei
Techo Hun Sen (thuộc Đảng CPP) và 08 Phó Thủ tướng.
Cơ quan tư pháp gồm Hội đồng Thẩm phán Tối cao (được Hiến


pháp quy định, thành lập 12/1997), Toà án Tối cao và các tòa án
địa phương.
Hiện nay ở Campuchia có 57 đảng chính trị, trong đó có các đảng
lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Sam Rensi
(SRP) của Sam Rensi , Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một
nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất
(FUNCINPEC), Đảng Norodom Sihanuk (NRP) của Hoàng thân
Norodom Sihanuk, tách ra từ Đảng FUNCINPEC. Hiện nay, đảng
SRP của Sam Rensi và Đảng Nhân quyền (HRP) của Kim Sokha
là hai đảng đối lập chính.
Chính phủ hiện thời do Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) chiếm
đa số (90/123 ghế), liên minh với FUNCIPEC; CPP cũng nắm tất
cả 26 bộ của Chính phủ.
Campuchia duy trì quan điểm chính trị trung lập, chính sách
không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào
công việc nội bộ của nước khác.
Vị thế trên trường quốc tế
Thành viên WTO từ năm 2003. Đang vận động để tham gia
APEC. Campuchia chính thức gia nhập ASEAN vào tháng
4/1999, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng
9/2003 (thành viên thứ 148), gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao
ASEM 5 (tháng 10/2004) tại Hà Nội; là thành viên đầy đủ và lớn
thứ 30 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Campuchia cũng là thành viên của các tổ chức hợp tác khu vực
như: Uỷ hội Mê Kông Quốc tế (MRC), Tiểu vùng sông Mê Kông
mở rộng (GMS), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông
Ayeyawadi - Chao Praya - Mê Kông (ACMECS), Khu vực Tam
giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia (CLV), Hành lang
Kinh tế Đông Tây (WEC)...
Các hiệp định thương mại song và đa phương đã và đang tăng

cường khả năng thâm nhập của Campuchia vào các thị trường
khu vực.
Campuchia hiện là thành viên của Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN (AFTA) và Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) – những tổ
chức tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thâm nhập vào những thị
trường rộng lớn hơn.
Campuchia cũng đã ký các hiệp định song phương về đầu tư với
các nước Malaysia, Thái Lan, Pháp, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Đức,
Singapore, Trung Quốc, và Hà Lan.
Hiện tại Campuchia đang tích cực vận động để tham gia APEC.
Điểm đến đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam. Campuchia thiết
lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1967. Tháng
10/1991, Việt Nam tham gia ký Hiệp định Paris về hòa bình ở
Campuchia.

×