Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Kinh tế campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 24 trang )

CAMPUCHIA
I.TỔNG QUAN.
I.1. Điều kiện tự nhiên.
-Diện tích: 181.035 Km2.
- Vị trí địa lý: Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây
Bắc giáp biên giới với Thái Lan dài 805 km; Phía Đông giáp biên giới với Việt
Nam dài 1.270 km; Phía Đông Bắc giáp biên giới với Lào dài 540 km; Phía Nam
giáp Vịnh Thái Lan dào 400 km. > Giao thương với nước ngoài qua đường thủy,
đường bộ, đường hàng không.
- Tài nguyên thiên nhiên: Rừng chiếm khoảng 70 % diện tích; Khoáng sản có đá
quý (đá Saphia, Rubi) quặng sắt, quặng Boxit, dầu mỏ, Măng gan, đá granit, than,
đá vôi, cát .v.v
- Campuchia có dòng sông Mê Kông, Tonlesap và Biển hồ là nơi chứa và cung cấp
lượng nước khổng lồ, đảm bảo điều tiết cung cấp nguồn nước cho phát triển nông
nghiệp, thủy sản và thủy điện( cung cấp 60 % lượng đạm và 75% lượng cá nước
ngọt cho nhân dân Campuchia).
-Địa hình:75% là đồng bằng, núi cao phân bố ven biên giới, cao nguyên ở phía
Đông, ĐB.
-Tài nguyên thiên nhiên:
Khoáng sản: đá quý, quặng sắt, quặng Boxit, dầu mỏ, Mangan, đá granit, than, đá
vôi, cát….
Bên cạnh tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp, Campuchia còn có nguồn tài
nguyên rừng phong phú với hơn 70% diện tích có rừng bao phủ.Gỗ là nguồn lâm
sản chính của Campuchia.

Về các nguồn khoáng sản và quặng kim loại, trước kia người ta cho rằng trữ lượng
của Campuchia không lớn lắm. Trong những năm 1950 và 1960, các chuyên gia
Trung Quốc phát hiện trữ lượng quặng sắt khoảng 5,2 triệu tấn ở tỉnh Christian
Chun và khoảng 120.000 tấn quặng Mangan ở tỉnh Kampong Thum. Ngoài ra, một
số tỉnh phía Bắc cũng có quặng sắt, trữ lượng khoảng 2,5-4,8 triệu tấn.


Đầu năm 2010, một mỏ vàng với trữ lượng khoảng 8,1 triệu tấn quặng đã được
phát hiện ở tỉnh Mondulkiri, phía đông bắc Campuchia, gần biên giới với Việt
Nam.

Tuy trữ lượng dầu hiện nay tại Campuchia chưa được ước tính chính xác (hoặc
chưa được công bố), nhưng một số tập đoàn lớn như Chevron (Mỹ), GS Caltex của
1
Hàn Quốc, Mitsui Oil Exploration Holding của Nhật Bản và KrisEnergy
(Singapore) đã tham gia khoan thăm dò dầu khí tại Campuchia.

Hiện nay đã có 22 giếng được khoan thăm dò tại thềm lục địa Campuchia (Vịnh
Thái Lan). Trữ lượng ước tính của lô A là khoảng 500 triệu thùng, nhưng hiện nay
chỉ có khả năng khai thác khoảng 15-20% do địa tầng phức tạp.
-Khí hậu:
Nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo nóng quanh năm.
Khí hậu nhiệt đới hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 ; Mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình giao động từ 21 - 35 độ C.
Tháng Ba và tháng Tư là hai tháng nóng nhất trong năm, còn tháng Giêng là tháng
mát nhất trong năm.
Sông ngòi: Mekong, Tonlesap.
Thuận lợi:
-Khí hậu là điều kiên tốt để phát triển các ngành trồng trọt.
-Sông ngòi và hồ: cung cấp nước, thủy sản.
-Đồng bằng: chiếm diện tích lớn, đất đai màu mỡ.
Khó khăn:
-Mùa khô thiếu nước.
-Mùa mưa thường có lũ lụt.
I.2. Điều kiện dân cư xã hội
Xã hội :
- Dân số 14.5 triệu người ( 2012).

- Tỷ lệ tăng dân số 1.54 % / năm. (cao so với thế giới).
2
- Dân tộc: Người Khmer chiếm 90 %; dân tộc thiểu số khác chiếm 10 % bao gồm
người Chàm, người Hoa, người Việt.
- Tôn giáo: Đạo phật (tiểu thừa) chiếm 95 % được coi là quốc đạo. Đạo Hồi và đạo
Thiên chúa giáo chiếm 5%.
- Ngôn ngữ chính thức: Tiếng khmer, ngoài ra tiếng Anh, Trung Quốc, Việt Nam,
Pháp cũng được sử dụng trong một số giao dịch.
-Tỷ lệ biết chữ năm 2011: 77.7%.
Cấu trúc dân số
0- 14 tuổi: 32,2%
15- 64 tuổi: 64,1%
trên 65 tuổi: 3,8%
I.3. Thể chế và cơ cấu hành chính:
- Thể chế nhà nước: Campuchia là quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến, đa
nguyên chính trị và phát triển kinh tế thị trường tự do. Campuchia hiện có 57 Đảng
chính trị, nhiệm kỳ 4 ( từ năm 2008 - 2013 ) có 11 Đảng ra tranh cử, trong đó chỉ
có 5 đảng có đại biểu trong Quốc hội bao gồm : Đảng nhân dân ( CPP ) 90 đại biểu
; Đảng FUNCINPEC 2 đại biểu ; Đảng Samrainsy ( SRP) có 26 đại biểu ; Đảng
nhân quyền ( HRP ) có 3 đại biểu ; Đảng Norodom Ranarith có 2 đại biểu .
- Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp.
- Đứng đầu nhà nước là Vua, Vua là biểu tượng của sự đoàn kết và thống nhất dân
tộc.
- Lập pháp: Lưỡng viện.
+ Thượng viện : Gồm 61 đại biểu ( 2 đại biểu do Quốc vương và 2 đại biểu do
Quốc hội chỉ định, còn 57 đại biểu do bầu ), nhiệm kỳ của Thượng viện là 5 năm
do Samdech Akka Moha Sena Thommak Pothisal Chea Sim làm Chủ tịch.
+ Quốc hội: Nhiệm kỳ 4 (2008 - 2013) gồm 123 đại biểu, bầu theo chế độ phổ
thông đầu phiếu và do Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin làm
Chủ tịch.

- Hành pháp: Đứng đầu Chính phủ là Samdech Akka Moha Sena Padei Dekcho
Hun Sen làm Thủ tướng (từ 14/01/1985 - nay) và một số Phó Thủ tướng, nội các
thành viên Hội đồng Bộ trưởng do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm.
- Tư pháp: Gồm Hội đồng thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định thành lập
tháng 12/1997); Tòa án tối cao và các Tòa án địa phương.
3

Trụ sở Quốc hội Vương quốc Campuchia.
I.4. Văn hóa:
- Phong tục tập quán: Người Campuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn, họ
thường chào nhau theo kiểu truyền thống chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện ,
đầu hơi cúi. Họ coi trọng gia đình là hạt nhân, trong đó người phụ nữ đóng vai trò
chính, gia đình bên vợ quan trọng hơn gia đình bên chồng. Khi đi dự đám cưới nên
mặc quần áo màu sắc, tránh đen và trắng. Đám cưới thường mời 9 nhà sư đến làm
lễ từ sáng sớm.
- Ẩm thực: Món ăn Khmer có ảnh hưởng ít nhiều bởi món ăn của Ấn Độ và Trung
Hoa để tạo thành một thực đơn đặc trưng. Trước đây bữa ăn tối truyền thống của
người Khmer là ngồi trên sàn nhà quanh 1 cái bàn thấp và nhỏ. Món cari và các
món khác được bày trên bàn cùng với món bắp cải và đậu xanh, thịt rán hay thịt
xiên nướng, cua hay cá. Món canh chua nóng là một phần không thể thiếu trong
bữa cơm của người Khmer, được nấu bằng nồi đất và đặt ở giữa bàn. Cơm được
xơi ra đĩa cho mọi người, người Khmer dùng thìa hoặc đũa để gắp thức ăn vào đĩa.
Mỗi người ăn có một bát canh nhỏ riêng được múc ra từ nồi. Đó là kiểu ăn uống
thời xưa mà đến nay cũng không thay đổi nhiều lắm và hầu hết ở các làng quê cách
ăn uống kiểu này vẫn tồn tại.
4

Món cari
- Lễ hội : Người Campuchia thường tổ chức một lễ hội theo một chừng mực nào đó
và tập trung các gia đình, bạn bè đi xa một nơi nào đó hoặc ngoài tỉnh thành là điều

bình thường, lễ hội là thời gian tốt nhất để người Khmer đi chơi và mua sắm .
+ Ngày lễ hội lớn nhất trong năm là Bonn Chol Chnam Thmey (tết đón năm mới)
vào giữa tháng 4 dương lịch. Tết là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp
và đi lễ chùa chiền. Vào thời điểm đó các chùa chiền rất bận rộn để trang hoàng lại
cổng chùa bằng hoa và lá cây dừa, các tượng phật được lau rửa sạch sẽ và mặc
những bộ quần áo casa mới. Các gia đình cùng bạn bè mặc quần áo đẹp nhất đến
chùa để làm lễ và cầu nguyện. Khi đi chùa họ chuẩn bị và mang theo đồ lễ cẩn thận
để dâng như hoa quả, bánh kẹo, cơm, thức ăn và đồ uống. Lễ vật sẽ thay đổi tùy
theo năm 12 con giáp (giống như năm con vật tương ứng 12 con giáp của Trung
Hoa).
+ Ngày hội tín ngưỡng quan trọng khác là ngày Bonn Phchum Ben thường diễn ra
vào khoảng gần cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 hàng năm. Theo phong tục truyền
thống, mọi gia đình đều tin rằng đi lễ 7 chùa khác nhau để tỏ lòng kính trọng tổ
tiên, nếu không sẽ phải gánh chịu những điều không may mắn trong năm tới.
5
+ Lễ hội bơi thuyền ( Bonn Oum Tuk ) diễn ra từ ngày 14,15,16/11 hàng năm vào
dịp trăng tròn, đây là một trong những lễ hội lớn theo phong tục truyền thống của
người Khmer, báo hiệu chấm dứt mùa mưa, khởi đầu mùa khô vào chào đón sự
thay đổi dòng chảy từ sông Tonlesap chảy ra sông Mêkông.
- Chính sách đối ngoại: Theo quy định của Hiến pháp, Vương quốc Campuchia
thực hiện chính sách trung lập, không liên kết vĩnh viễn, duy trì hòa bình với các
nước láng giềng và các nước trên thế giới, không xâm lược hoặc can thiệp vào
công việc nội bộ của các nước khác, giải quyết mọi vấn đề bằng phương pháp hòa
bình, không tham gia liên minh quân đội hoặc hiệp ước quân sự trái với chính sách
trung lập.
II. MỘT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ CAMPUCHIA TỪ 2000:
Kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ những năm 90 khi nền kinh tế thị trường
được thiết lập. Từ năm 2000 đến năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình
đạt 6,4%; năm 2005, đạt mức tăng trưởng kỷ lục là 13,4%, trong đó 4 lĩnh vực phát
triển nhanh là dệt may, nông nghiệp, du lịch và xây dựng. Ngành công nghiệp của

Campuchia còn yếu kém, chủ yếu dựa vào đầu tư và viện trợ của nước ngoài. Hàng
năm, Campuchia phải nhập siêu hàng trăm triệu USD.
6
Để phát triển kinh tế, trong Chiến lược Tứ giác, Chính phủ nhiệm kỳ 3 đề ra 4
nhiệm vụ là:
- Phát triển nông nghiệp;
- Khôi phục, phát triển hạ tầng cơ sở;
- Tăng cường khu vực cá thể nhằm thu hút đầu tư, tạo việc làm;
- Phát triển nguồn nhân lực.
Một vài số liệu năm 2005:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 13.4%.
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 4,729 tỷ USD.
+ Xuất khẩu: 2,663 tỷ USD; riêng ngành dệt may đạt 2.1 tỷ USD (tăng 12,6% so
với năm 2004 và gấp 3 lần so với năm 1999).
+ Nhập khẩu: 3,538 tỷ USD.
+ Nông nghiệp: tăng 13.1%; trong đó, sản xuất lúa tăng 27% so với năm 2004, đạt
5,9 triệu tấn (xuất khẩu trên 800.000 tấn, mức cao nhất kể từ năm 1968).
+ Du lịch: tăng 16% so với 2004, đạt 1.4 triệu khách, thu trên 1 tỷ USD.
+ Xây dựng: tăng 19.2% so với năm 2004.
- Cơ cấu kinh tế (trong GDP): nông nghiệp 35%, công nghiệp 30%, dịch vụ 35%
so với năm 2004.
- Bình quân đầu người: 350 USD.
- Dự trữ vàng và ngoại tệ: 1,145 tỷ USD.
- Nợ nước ngoài: 955 triệu USD, chủ yếu của WB và ADB.
- Lực lượng lao động: khoảng 7 triệu người.
- Tỷ lệ lạm phát: 5,8%.
Đến năm 2001, theo số liệu của Bộ Thương mại Campuchia, xuất khẩu của nước
này trong 9 tháng đầu năm 2011 đạt 3,6 tỷ USD, tăng tới 40% so với cùng kỳ năm
7
2010, trong đó giá trị sản phẩm dệt may xuất khẩu của Campuchia sang thị trường

EU tăng tới 75% và sang Mỹ cũng tăng 30%.
Mặc dù EU và Mỹ, những thị trường nhập khẩu chính của các mặt hàng xuất khẩu
Campuchia hiện đang phải đối mặt với khó khăn do khủng hoảng nợ công nhưng
hàng xuất khẩu của Campuchia sang các thị trường này vẫn tăng trưởng tốt do nhu
cầu đối với hàng hóa Campuchia vẫn cao. Lý do kiến các sản phẩm xuất khẩu của
Campuchia vẫn chiếm được ưu thế tại các thị trường trên là do chi phí sản xuất
hàng may mặc của Campuchia thấp hơn so với các nước trong khu vực, đáp ứng
được các yêu cầu của người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình ở Mỹ và
Châu Âu. Trong bối cảnh khủng hoảng thì các mặt hàng bình dân, thiết yếu vãn có
chỗ đứng, thậm chí còn được ưa chuộng hơn.Bài học chọn lựa mặt hàng.
Tuy nhiên, theo ông Cheng Kimlong, Giảng viên kinh tế tại Đại học quốc gia
Campuchia, trong thời gian tới, nếu Campuchia không quan tâm đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác như châu Á và Trung Đông
thì sớm muộn các vấn đề khó khăn ở Mỹ và Châu Âu cũng sẽ ảnh hưởng đến
ngành chế xuất của Campchia.
Hiện, Chính phủ Campuchia đang rất quan tâm đến việc đa dạng hóa thị trường
xuất khẩu cho hàng hóa Campuchia, đặc biệt là ngành may mặc, một trong những
ngành đóng góp kim ngạch lớn nhất của Campuchia hiện nay. Được biết, ngoài EU
và Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia sang các thị trường
khác cũng tăng tới 70% trong 9 tháng đầu năm 2011 vừa qua. Năm 2011, theo tờ
Commercial Daily của Campuchia, Campuchia đã trở thành nước xuất khẩu hàng
dệt may lớn thứ 6 thế giới. Ngành công nghiệp trụ cột này hiện tạo cơ hội việc làm
cho 500.000 người dân Campuchia. Tổng tiền lương hàng tháng trả cho công nhân
ngành dệt may Campuchia khoảng 300 triệu USD, trong đó 1 triệu được gửi cho
gia đình của họ ở các vùng nông thôn.
Trong 9 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đạt 4
tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên mức thâm hụt thương
mại cũng tăng 25% so với cùng thời gian này năm 2011 với giá trị nhập khẩu lên
tới 6,045 tỷ USD.
Sự tăng trưởng chậm trong lĩnh vực xuất khẩu là do ảnh hưởng suy giảm kinh tế

thế giới, trực tiếp từ sự tiết giảm chi tiêu tại các thị trường truyền thống của
Campuchia như Mỹ và châu Âu (Bài học: đa dạng hóa thị trường). Chính vì vậy,
Campuchia đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Á, Trung Quốc. Đồng thời,
8
tăng cường thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là đón dòng vốn đầu
tư của Nhật Bản đang có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước
ASEAN.
Tuy nhiên, tính đến hiện tại thì Mỹ, EU, Canada, Singapore và Việt Nam vẫn
là những bạn hàng nhập khẩu chủ yếu của Campuchia. Chỉ riêng với quốc gia láng
giềng Việt Nam, trong 9 tháng đầu 2012, Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam
khoảng 387 triệu USD, tăng khoảng 10% lên so với cùng kỳ năm ngoái.Năm 2011,
Campuchia đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 6,3% với tổng giá trị xuất khẩu đạt
khoảng 6,7 tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Campuchia là hàng dệt may,
sản phẩm nông, thủy sản, gỗ và khoáng sản.
Nguồn: Phòng Thương Mại và Công Nghệ Campuchia.
Đánh giá thành tựu hiện nay của Campuchia:
Dự kiến, tổng sản phẩm quốc nội Campuchia năm 2012 có thể đạt mức 15,6 tỷ
USD và qua năm 2013, người dân Campuchia có thể đạt mức thu nhập bình quân
đầu người lên tới 1.000 USD, mức tăng đáng kể so với mức 900 USD của năm
2011.
Ngày 23/5/2012, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo nhận định
Campuchia là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong hơn
10 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 8%.
Tuy nhiên, năm 2012 và năm 2013, kinh tế của Campuchia có thể sẽ chỉ đạt mức
tăng trưởng lần lượt là 6,6% và 6,7%, giảm nhẹ so với mức tăng 6,9% của ngoái.
III. TIỀN TỆ.
Đồng USD gần như được tự do chuyển đổi.

Đồng riel (KHR) là tiền tệ chính thức của Campuchia. Tuy nhiên, đồng USD được
sử dụng khá rộng rãi trong giao dịch và gần như tự do chuyển đổi tại quốc gia này.

Vào cuối tháng 11/2010, tỷ giá USD/KHR vào khoảng 1 USD = 4,118 KHR.
9


Tỷ giá USD/KHR từ năm 1991 đến năm 1998 biến động mạnh do nền kinh tế nước
này còn nhiều bất ổn. Đồng Riel mất giá từ mức 520 KHR/USD xuống đến 3.770
KHR/USD chỉ trong vòng 8 năm.

Kể từ năm 1998 đến nay, tỷ giá đồng Riel ít biến động khi chỉ mất giá 13,34%
trong vòng 13 năm. Tốc độ mất giá này thấp hơn nhiều so với đồng Việt Nam trong
cùng thời kỳ.

Tháng 9/2010, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) có kế hoạch mua thêm 5
triệu USD đồng Riel nhằm củng cố giá trị của đồng nội tệ. Động thái này có thể
nâng tổng số Riel mà NBC mua trong năm 2010 lên đến 48 triệu USD. Tổng giá trị
Riel mà NBC mua vào trong năm 2009 đạt 54 triệu USD > Bài học lựa chọn biện
pháp giữ giá đồng nội tệ.
Đồng USD hiện chiếm khoảng 80% cung tiền của Campuchia. Đồng USD
càng phổ biến, Ngân hàng Trung ương càng mất đi quyền điều hành chính sách
tiền tệ.

Bài học: tỉnh táo trong việc kiểm soát lưu hành đồng ngoại tệ.
Tại Campuchia, đồng riel bao lâu nay vẫn giữ vị trí thứ yếu so với đồng USD Mỹ,
thế nhưng sàn giao dịch chứng khoán mới và chính sách phi đô la hóa của chính
phủ Campuchia có thể củng cố vị thế cho đồng riel trong những năm tới.
Đất nước nông nghiệp 14 triệu dân hiện đang nhận rất nhiều viện trợ từ Mỹ cùng
như cung cấp khá nhiều quần áo cho các công ty nhập khẩu của Mỹ, vì vậy
Campuchia có 2 nguồn USD khá ổn định. Công nhân ngành dệt, cũng giống như
phần lớn công nhân trong nhiều lĩnh vực phi nông nghiệp khác, được trả lương
bằng USD để hạn chế rủi ro cho những người chủ sở hữu nhà máy.

10
Ông In Channy, CEO của ngân hàng bán lẻ Acleda Bank PLC lớn nhất Campuchia,
khẳng định Campuchia sẽ không áp dụng trần lãi suất tiền gửi USD như Việt Nam:
"Chính phủ muốn người dân sử dụng đồng riel thế nhưng sẽ không áp dụng các
biện pháp quá cứng rắn”.
Thực tế cho thấy, quá trình phi đô la hóa đã từng được áp dụng thành công tại
nhiều nước như Isarel, Phần Lan hay Chilê trong khi đó biện pháp quá khắt khe đã
không mang lại hiệu quả tại Mêhicô hay Peru (theo IMF).
Ngân hàng Trung ương Campuchia có sử dụng một số biện pháp nhằm hạn chế
đồng USD. NHTW áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 12% đối với tài sản USD, và 8%
với tài sản bằng đồng riel. Công chức nhà nước được trả lương bằng đồng riel,
ngoài ra thuế và các loại hóa đơn cũng được thanh toán bằng đồng nội tệ.
IV. ĐẦU TƯ:
Chính phủ Campuchia duy trì chính sách coi trọng đầu tư của khu vực tư nhân
và đầu tư nước ngoài. Đây là điểm tiến bộ mà Việt Nam nên học hỏi, VN hiện còn
quá chú trọng vào khu vực kinh tế Nhà Nước.
Tại các khu công nghiệp đang được phát triển ở Phnom Penh và Sihanouk
Ville, nhà đầu tư được trao thêm nhiều ưu đãi.
Theo quy định tại Luật Đầu tư, khi đầu tư vào Campuchia, doanh nghiệp sẽ
không bị phân biệt đối xử, không bị quốc hữu hóa, không giới hạn vốn đầu tư,
không bị can thiệp vào giá cả, được tự do chuyển tiền về nước và được hưởng
nhiều ưu đãi như quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ nhiều nước, nhất là
các nước ở khu vực Liên minh châu Âu (EU).
Cụ thể một số chính sách liên quan đến đầu tư tại Campuchia như sau:
Chính sách liên quan đến đất đai. Luật Đất đai Campuchia quy định tất cả đất đai
thuộc sở hữu nhà nước. Hiến pháp Campuchia cũng quy định chỉ có các pháp nhân
và công dân mang quốc tịch Campuchia mới có quyền sở hữu đất ở
Campuchia.Một pháp nhân được coi là mang quốc tịch Campuchia nếu có ít nhất
51% cổ phần được nắm giữ bởi các công dân Campuchia.
Luật Đầu tư quy định thời hạn thuê đất có thể lên đến 70 năm và có thể gia

hạn.Luật này không đề cập đến quy định giới hạn số lần gia hạn thời gian thuê.
11
Với các bất động sản trên đất, nếu là tài sản hợp pháp thì người chủ có quyền sở
hữu. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có đầy đủ các quyền khác liên quan đến đất đai như
chuyển nhượng, thuê, cho mượn, chuyển đổi, …
Các pháp nhân khi đã có hợp đồng thuê đất, sau 3 năm nếu được sự cho phép của
Chính phủ thì có thể được cho một bên thứ 3 thuê lại. Điều này khác với ở Việt
Nam, Chính phủ không cho phép bên thứ 3 thuê lại đất.
Chính sách quản lý ngoại hối và chuyển lợi nhuận. Theo quy định tại Luật Ngoại
hối năm 1997, những khoản tiền được tạo ra từ các dự án đầu tư nước ngoài phù
hợp với quy định tại Luật Đầu tư thì sẽ được lưu chuyển tự do. Các khoản tiền này
phải được chuyển thông qua các trung gian tài chính được ủy quyền, là những ngân
hàng được thành lập và hoạt động vĩnh viễn ở Campuchia. Nếu khoản tiền được
chuyển lớn hơn 100,000 USD thì ngân hàng đó sẽ phải báo cáo cho Ngân hàng
Trung ương. Các khoản vay và cho vay được tự do thỏa thuận giữa người cư trú và
không cư trú, miễn là các giao dịch vay-trả được thực hiện thông qua các ngân
hàng được ủy quyền. Các khoản chuyển tiền ra ngoài dưới 10,000 USD thì không
cần chứng từ kèm theo.
Ưu đãi thuế:
Một số ưu đãi thuế theo quy định tại Luật Đầu tư năm 1994 như sau:
- Thuế suất thuế TNDN theo luật định là 20%, thấp hơn đáng kể so với các quốc
gia ASEAN khác (ở Việt Nam, mức thuế này dự định sẽ đạt được vào tháng
6/2014. Thuế TNDN ở Singpore hiện là 17%).
- Những ngành được ưu đãi thuế (không phải được miễn thuế) bao gồm: công nghệ
cao, xuất khẩu, du lịch, hạ tầng, năng lượng, phát triển nông thôn, bảo vệ môi
trường.
- Thời gian miễn thuế có thể lên tới 8 năm.
- Với những dự án được ưu tiên, sau thời gian miễn thuế có thể được hưởng thuế
suất ưu đãi 9%.
- Những lĩnh vực đầu tư được khuyến khích sẽ được miễn thuế nhập khẩu đầu vào.

- Thời gian chuyển lỗ lên tới 5 năm.
- Khấu hao nhanh (khiến lợi nhuận trước thuế giảm, từ đó làm cho thuế phải nộp
giảm, tốc độ hoàn vốn nhanh).
- Năm 2005, Campuchia bổ sung thêm ưu đãi thuế suất 0% đối với các doanh
nghiệp trong nước cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng
dệt may xuất khẩu.
12
- Năm 2008, Campuchia bãi bỏ quy định trả trước hàng tháng thuế TNDN đối với
các công ty sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, còn một số hình thức hỗ trợ đầu tư khác:
-Dịch vụ Một cửa: Hỗ trợ đầu tư bằng cách hướng dẫn và thúc đẩy quy trình nộp
hồ sơ và chúng nhận cho các dự án đầu tư. Ví dụ, với những dự án đầu tư yêu cầu
chứng nhận của Ban Lãnh đạo CDC thì quá trình xử lý hồ sơ chỉ mất tối đa 7 ngày.
-Hợp tác giữa khu vực tư với các dự án về cơ sở hạ tầng: chương trình Tiểu vùng
Sông Mê Kông mở rộng (GMS), phát triển bởi ADB, đang nỗ lực thu hút nguồn
vốn tư nhân vào các dự án hạ tầng quan trọng.
Các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư:
1. Các ngành công nghệ cao
2. Ngành tạo ra nhiều việc làm
3. Ngành định hướng xuất khẩu
4. Du lịch
5. Công nghiệp chế biến
6. Hạ tầng và năng lượng
7. Phát triển nông thôn
8. Bảo vệ môi trường, và
9. Đầu tư vào các Đặc khu (SPZ)
Một số thông tin thêm về thủ tục đầu tư.
Nghị định về việc quyết định đầu tư vào các mỏ.
Điều 1: Việc xin phép thăm dò và khai thác mỏ phải thông qua “1 cửa vào-ra” tại
Hội đồng Phát triển Campuchia sau khi đã tham vấn các Bộ liên quan.

Điều 2: Cấm xuất khẩu các nguồn mỏ tự nhiên, mà phải giữ lại để cung cấp cho
các nhà máy sở tại. Chỉ những thành phẩm mới được phép xuất khẩu.
Các dự án đầu tư dưới 2 triệu USD.
Để tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư vào 24 tỉnh thành của Campuchia, Chính
phủ đã cho lập các Tiểu ban Đầu tư tại các tỉnh thành.
13
Ví dụ:
+Tiểu ban Đầu tư tỉnh Siêm Reap có chức năng:
- Đăng ký giấy phép đầu tư hợp lệ có số vốn dưới 2 triệu USD;
- Đưa ra những khuyến khích và đảm bảo các quyền lợi cho dự án đầu tư;
- Xem xét và thông qua các đề nghị về xuất-nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư
hợp lệ.
+Tiểu ban sẽ tuân thủ các quy trình đăng ký giấy phép đầu tư như sau:
- Thực hiện cơ chế dịch vụ 1 cửa về đầu tư tại tỉnh;.
- Theo các quy trình dựa trên luật lệ đầu tư hiện hành, như thực hiện tại Hội đồng
Phát triển Campuchia/ Uỷ ban Đầu tư ở Campuchia.
Tình hình đầu tư.
Tính đến năm 2011, Campuchia có 10 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 52 triệu
USD. Đứng thứ 50 trong hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào VN, và
đứng thứ 8 trong số các nước ASEAN đầu tư vào VN.
Riêng năm 2011, Campuchia có 2 dự án với tổng số vốn 1.22 triệu USD.
Những thuận lợi, khó khăn.
Thuận lợi:
Thứ nhất, Campuchia có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. Ở
Cămpuchia có các mỏ đá vôi, cao lanh, thiếc, bạc, vàng, quặng sắt và thậm chí cả
đá quý ở Pailin và Bokeo.Gần đây còn phát hiện có dầu mỏ ngoài khơi và tại khu
vực Biển Hồ.
Thứ hai, đó là tình hình chính trị, an ninh được cải thiện đáng kể, nền kinh tế thị
trường được thiết lập tốt. Ngoài ra, Campuchia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, một
khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh và năng động với một thị trường đầy tiềm

năng của trên 550 triệu dân. Campuchia thực hiện chính sách tự do kinh tế và được
coi là 1 trong những nền kinh tế cởi mở nhất ở châu Á. Đầu tư vào Campuchia, các
nhà đầu tư không chỉ được hưởng lợi từ thị trường nội địa của Campuchia mà còn
có cơ hội xâm nhập thị trường ASEAN và được ưu đãi tiếp cận thị trường Châu Âu
và các nước phát triển khác vì Campuchia là thành viên của WTO.
Thứ ba, từ sau khi có Hiệp định Hoà bình về Campuchia năm 1991, quan hệ của
Campuchia với các nước tài trợ, với giới kinh doanh đặc biệt là khu vực tư nhân
được duy trì tốt. Các nhà tài trợ luôn dành cho Campuchia những cam kết viện trợ
14
đáng kể.Trung bình mỗi năm Campuchia nhận được 500 triệu USD tiền viện trợ từ
các nước tài trợ (năm 2006 được 601 triệu USD).
Khó khăn:
- Hạ tầng cơ sở và hệ thống dịch vụ còn yếu. Nhiều tuyến đường chưa được trải
nhựa, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; hệ thống tưới tiêu kém (chỉ
đạt 7%); dịch vụ y tế chưa phát triển
- Hệ thống pháp luật còn thiếu; một số đạo luật liên quan đến các hoạt động kinh tế
được ban hành nhưng chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện.
- Tỷ lệ mù chữ cao (chiếm 22.3% trong năm 2011); thiếu nguồn lao động có tay
nghề, trình độ kỹ thuật.
- Giá cả sinh hoạt như điện, nước, viễn thông và vận tải cao so với các nước láng
giềng trong khu vực.
- Sự yếu kém về quản lý, hành chính quan liêu, và tham nhũng là một vấn đề nổi
cộm, làm tăng chi phí kinh doanh ở Cămpuchia.
Những lĩnh vực đang thu hút đầu tư.
Đầu tư từ phía Campuchia.
Chủ yếu là từ khu vực cá thể với các xí nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào các lĩnh
vực:
- Lương thực thực phẩm như say sát gạo, ngô, mắm muối, dầu ăn, bánh kẹo, chè,
đường, đồ uống, thức ăn gia súc…
- Thêu, dệt, đồ da, và đồ thể thao;

- Chế biến gỗ, làm đồ nội thất, giấy;
- Sản phẩm hoá chất như xà phòng, hương liệu, tinh chế dầu, đồ nhựa, cao su…;
- Sản xuất gương, kính, đồ gốm, xi-măng…;
- Tái chế sắt thép làm dao, đồ gia dụng, máy móc, đồ điện,…
Đầu tư nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực:
- Dệt may, may quần áo thể thao;
- Nhà hàng khách sạn;
- Bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, và tư vấn pháp lý;
- Sản xuất thuốc lá, đồ uống, bia, mỳ ăn liền, sản phẩm y tế;
- Viễn thông;
- Vận tải đường biển, đường không (sân bay);
- Phân phối, tiếp thị dầu khí;
15
- Trồng cây cọ, cây cao su…
Hiện đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 16% GDP của Cămpuchia.
Những lĩnh vực có tiềm năng đầu tư.
Nông nghiệp: là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển nhằm
đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy các ngành khác, đặc biệt là cung cấp
nguyên liệu thô cho công nghiệp chế biến, tăng xuất khẩu và tạo công ăn việc làm.
Trong chiến lược tứ giác, Chính phủ đề ra 4 nhiệm vụ chính cho nông nghiệp là
phải:
- Tăng năng suất và đa dạng sản phẩm nông nghiệp;
- Rà phá mìn và cải tạo đất;
- Phát triển nghề cá;
- Phát triển ngành lâm nghiệp.
Chủ trương của Chính phủ là cho phép các nhà đầu tư được sử dụng đất, bao gồm
đất chuyển nhượng, thuê dài hạn và ngắn hạn (có thể gia hạn), phù hợp với quy
định của luật đất đai. Những lĩnh vực ưu tiên đầu tư được Chính phủ xác định gồm:
thuỷ lợi, nuôi trồng hải sản, tinh chế dầu cọ, chế biến thực phẩm, trồng và chế biến
cao su, chế biến đường, sợi đay.

Du lịch: là lĩnh vực hấp dẫn nhất về đầu tư nước ngoài. Ngoài quần thể du lịch
Angkor, tỉnh Siem Reap (xây dựng trong khoảng thời gian từ TK IX đến TK XIII,
diện tích khoảng 400 km2, được coi là công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhất ở
16
Đông Nam Á, cách Phnom Penh 321 km), Campuchia còn có những khu du lịch
khác như: bãi biển ở Sihanoukville, Kampot; sự hấp dẫn của thành phố Phnom
Penh; du lịch trên sông Mekong, Biển Hồ (mùa khô diện tích 3.000 km2, mùa mưa
diện tích 10.000 km2); và du lịch sinh thái ở tỉnh Moldonkiri và Rotanakiri thuộc
Đông Bắc Campuchia
Do đó, có thể cơ hội đầu tư trong lĩnh vực này sẽ là tổ chức các tua du lịch sinh
thái, văn hoá; xây dựng sân golf, nhà hàng khách sạn
Hạ tầng cơ sở: Đây cũng là lĩnh vực hứa hẹn mở ra các triển vọng thu hút đầu tư vì
hiện tại, cơ sở hạ tầng của Campuchia thiếu thốn và bị hư hỏng nặng do trải qua
nhiều thập kỷ chiến tranh và xung đột chính trị. Hiện Campuchia đang có nhu cầu
lớn về xây dựng đường xá, cầu cống, cảng, hệ thống tưới tiêu, nhà máy thuỷ điện,
khách sạn, nhà ở; mạng lưới viễn thông cũng cần được nâng cấp để đáp ứng các
tiêu chuẩn quốc tế.
Trong khuôn khổ Tiểu vùng Mekong mở rộng, các dự án khổng lồ về cơ sở hạ tầng
trị giá khoảng 2 tỷ USD đã được lãnh đạo 6 nước (Trung Quốc, Lào, Myanmar,
Thái Lan, Việt Nam và Campuchia) thông qua. Trong đó, riêng Campuchia đề nghị
và kêu gọi đầu tư cho nhiều dự án nhỏ trong gói dự án này như xây dựng đường
sắt, đường bộ, cầu, viễn thông và năng lượng trị giá khoảng 700 triệu USD.
Khai thác mỏ: Để phục vụ cho việc thăm dò, khai thác dầu khí, các vùng đất và
biển của Campuchia được chia thành 32 lô. Đến nay mới thăm dò và khai thác các
lô ngoài khơi từ lô số 1 đến lô số 4. Ba công ty lớn ký được dự án khai thác 30 năm
là Enterprise Oil Exploration Ltd., Premier Oil Petroleum Cambodia Ltd., và
Campex. Ngoài ra, gần đây có công ty Chevron (Mỹ) ký được dự án đưa các thiết
bị thăm dò dầu khí vào khu vực Sihanoukville để tiến hành thăm dò ở khu A; công
17
ty PTTEP (Thái Lan) ký dự án thăm dò khu B; công ty Suo Ching Industry (Hàn

Quốc) thăm dò ở tỉnh Pusat. Công ty khai thác dầu xa bờ quốc gia Trung Quốc
(CNOOC) và công ty TOTAL (Pháp) cũng đang tìm hiểu, muốn thăm dò khai thác
dầu ngoài vùng biển của Campuchia. Hiện Chính phủ đang có kế hoạch cấp thêm
giấy phép khai thác trên cơ sở các hợp đồng phân chia sản phẩm với các điều
khoản ưu đãi cho các dự án khai thác và sản xuất.
Ngoài ra, CPC có nguồn tài nguyên phong phú như vàng, đá quý, phốt pho, đá vôi
(để làm xi măng và đá xây dựng), bô-xít, đất sét, cát/sỏi, đá granite, đồng, kẽm
Đến nay, mới có 2 công ty Sun Trading Co. Ltd. và Delcom Cambodia ký hợp
đồng khai thác vàng. Chính phủ Campuchia cũng mới cấp phép cho công ty khai
khoáng Úc BHP Billiton thăm dò khai thác bô-xít ở tỉnh Mondolkiri và
Rotanakiri…
Đặc khu kinh tế: Chính phủ chủ trương mở các đặc khu kinh tế nhằm thu hút đầu
tư trong và ngoài nước. Nhiều khu công nghiệp đã và sẽ được xây dựng tại Phnom
Penh, Sihanoukville, Koh Kong, Poipet, Pailin, Svay Rieng, Kandal, Takeo…
trong đó bao gồm các khu chế xuất và khu thương mại tự do. Hiện tại,
Sihanoukville đã dành một diện tích 50 ha cho mục đích này.Các thiết bị cảng sẽ
được lắp đặt tại Sihanoukville, cảng khô (kho chứa hàng hoá để kiểm tra hải quan
trước khi trả thuế) được xây dựng ở Phnom Penh.
18
Tuy nhiên, một vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu công nghiệp là
không thể bảo đảm vốn vay bằng cách sử dụng bất động sản làm thế chấp. Các cơ
quan tài chính không muốn cho vay nếu dùng bất động sản làm thế chấp vì hệ
thống pháp luật liên quan đến đăng ký đất đai và cưỡng chế thế chấp không bảo
đảm. Chưa có luật thế chấp và luật phá sản ở Campuchia.
V. QUAN HỆ KINH TẾ CỦA CAMPUCHIA VỚI CÁC NƯỚC.
Campuchia duy trì quan điểm chính trị trung lập, chính sách không liên kết vĩnh
viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
19
Campuchia chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 4/1999, gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 9/2003 (thành viên thứ 148), gia nhập

ASEM tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 (tháng 10/2004) tại Hà Nội; là thành viên đầy
đủ và lớn thứ 30 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Campuchia cũng là thành viên của các tổ chức hợp tác khu vực như: Ủy hội
Mê Kông Quốc tế (MRC), Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), Chiến lược
hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawadi - Chao Praya - Mê Kông (ACMECS),
Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia (CLV), Hành lang Kinh
tế Đông Tây (WEC)
Các hiệp định thương mại song và đa phương đã và đang tăng cường khả
năng thâm nhập của Campuchia vào các thị trường khu vực.
Campuchia hiện là thành viên của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)
và Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) – những tổ chức tạo điều kiện cho các nhà đầu
tư thâm nhập vào những thị trường rộng lớn hơn.
Campuchia cũng đã ký các hiệp định song phương về đầu tư với các nước
Malaysia, Thái Lan, Pháp, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Đức, Singapore, Trung Quốc, và
Hà Lan.
Hiện tại Campuchia đang tích cực vận động để tham gia APEC.
- Trên tầm thế giới, Campuchia là thành viên của nhiều tổ chức thương mại, tài
chính thế giới như: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF), Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hiệp
quốc (ESCAP), Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC), Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương
(MIGA) của Ngân hàng thế giới.
Tóm lại, Campuchia ngày càng có quan hệ kinh tế với nhiều nước và vùng lãnh
thổ.
Những thành tựu đạt được sau quá trình hội nhập:
Campuchia ngày càng có quan hệ kinh tế với nhiều nước và vùng lãnh thổ.
- Về thương mại: Campuchia đã tăng cường nhập khẩu các sản phẩm dầu, thuốc lá
điếu, vàng, vật liệu xây dựng, máy móc, ô-tô xe máy, sản phẩm dược từ Hồng
Kông (16,1%), Trung Quốc (13,6%), Pháp (12,1%), Thái Lan (11,2%), Đài Loan
(10,2%), Hàn Quốc (7,5%), Việt Nam (7,1%), Singapore (4,9%), Nhật (4,1%)…

20
trong năm 2001. Và xuất khẩu quần áo, gỗ, cao su, gạo, cá, cây thuốc lá, đồ thể
thao… sang Mỹ (48,6%), Hồng Kông (24,4%), Đức (5,6%), Canada (4,6%)…
- Về đầu tư: với lợi thế về địa lý, nền kinh tế mở, cộng với những tiềm năng đặc
trưng, Campuchia ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nước đã ký
các thoả thuận đầu tư song phương với Cămpuchia. Hiện Trung Quốc là nhà đầu tư
lớn nhất vào Cămpuchia với khoảng 600 triệu USD (hình vẽ), tập trung chủ yếu
vào các lĩnh vực dệt may, trồng cây cao su, xây dựng đường xá, thuỷ điện; tiếp đến
là Malaysia, Singapor, Hàn Quốc, Thái Lan… Nhật là nước viện trợ phát triển
nhiều nhất (khoảng 120 triệu USD/năm), giúp Campuchia xây dựng đường xá, cầu
cống, trường học các cơ sở hạ tầng.  Bài học: chính sách mềm dẻo của
Campuchia , Việt Nam có nên học hỏi không và học hỏi ở mức độ nào.

Quan hệ kinh tế thương mại giữa Campuchia với Việt Nam phát triển tốt.
Việt Nam và Campuchia có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa và
kinh tế… Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, mối quan hệ hợp tác
càng được chú trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Thỏa thuận đẩy mạnh hợp tác. (bật slide 2)
Tại kỳ họp lần 8 Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật
giữa 2 nước tháng 10/2006, hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác Việt Nam-
Campuchia theo 3 kênh: chính phủ - chính phủ, địa phương - địa phương, doanh
nghiệp - doanh nghiệp; và thoả thuận:
- Mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực: nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế, năng
lượng, giao thông vận tải, dịch vụ, du lịch
21
- Khuyến khích đầu tư của Việt Nam vào Campuchia (trồng cây cao su, xây dựng
bệnh viện, đường xá, thuỷ điện, thăm dò khai khoáng quặng, dầu khí ).(v…v)
- Tăng cường hợp tác phát triển giữa các tỉnh giáp biên, đặc biệt ở những khu vực
có cửa khẩu quốc tế (hiện có 5 cặp cửa khẩu quốc tế giữa 2 nước: Mộc Bài - Bavet,
Tịnh Biên - Phnom Din, Bo Nuê - Snuol, Xa Mát - Tropeng Phlong, Thường

Phước - Vĩnh Xương).
- Tăng cường hợp tác trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, nhất là các dự án trong
"Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia".
Thành tựu: slide 3
- Về thương mại: kim ngạch buôn bán hai chiều tăng liên tục. Việt Nam mới
ký thoả thuận, cho phép Campuchia xuất khẩu trên 40 mặt hàng miễn thuế vào Việt
Nam.
Theo Phòng Thương mại và Công nghệ Campuchia.
Slide 4
Campuchia xuất sang Việt Nam các mặt hàng như nguyên phụ liệu thuốc lá,
cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu dệt may, vải các loại, kính xây dựng,
thiết bị, máy móc…
Và nhập từ Việt Nam hàng dệt may, sản phẩm chất dẻo, dây cáp điện, dầu
mỡ ăn, hải sản, rau quả, đồ gốm sứ, sữa, mỳ ăn liền, phân bón, xe đạp
(Theo dõi các mặt hàng xuất nhập khẩu trên slide).
Đối với Việt Nam, Campuchia vẫn là 1 nước xuất siêu. Do các mặt hàng của
VN khá tương đồng với Campuchia và có phần nổi trội hơn. Có lẽ đây cũng là lí
do mà cơ cấu xuất khẩu của Campuchia thiên nhiều về thị trường Mỹ, EU so với
các nước ASEAN.
Slide 5
- Về đầu tư: nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã mở văn phòng đại diện,
bắt đầu đầu tư vào thị trường Campuchia (Vietnam Airlines, Agribank, Viettel,
VNPT ).
Trong năm 2009, đầu tư của Việt Nam vào Campuchia chỉ đứng hàng thứ 5 với
128 triệu USD, sau Trung Quốc, Nga, Singapore và Thái Lan. Đầu 2010, Việt Nam
vươn lên vị trí thứ 2 trong danh sách các nước đầu tư trực tiếp vào Campuchia (sau
Trung Quốc, 526,7 triệu USD).
22
Số liệu này được công bố tại hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả một năm
hoạt động xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường

Campuchia, do Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC) tổ
chức ngày 25/7 tại Siem Reap, Campuchia.
Trong số các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn của Việt Nam đầu tư tại Campuchia
có Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam (Petro Vietnam), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam
Airlines), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Các doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai nhiều dự án đầu tư tại Campuchia trong
các lĩnh vực tiềm năng như viễn thông, tài chính-ngân hàng, hàng không, nông
nghiệp, công nghiệp nhẹ, trồng cây cao su và cây công nghiệp, khai khoáng, năng
lượng và y tế
Hết quý 3/2010, có hơn 60 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào
Campuchia với tổng vốn trên 900 triệu USD, gấp 6 lần so với trước 2009.

Ngoài tiềm năng phát triển du lịch, Campuchia còn là điểm đến lý tưởng cho doanh
nghiệp Việt Nam trên các lĩnh vực thương mại, ngân hàng, năng lượng điện, khai
khoáng, dầu khí, giao thông vận tải.
Mong rằng, trong tương lai, quan hệ hợp tác giữa 2 nước sẽ càng có nhiều tiến bộ
và đột phá hơn nữa.
VI. TỔNG KẾT.
-Điều kiện Tự nhiên, Chính trị, Văn hóa, Xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế.
-Là một thị trường đầu tư tiềm năng.
-Các chính sách mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
-Là thành viên trong nhiều tổ chức kinh tế thế giới.
23

24

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×