TIẾP NHẬN SÁNG TÁC CỦA TÀN TUYẾT Ở TRUNG QUỐC
VÀ VIỆT NAM
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, độc giả và các nhà nghiên cứu văn học thế giới đặc biệt
quan tâm tới một hiện tượng văn học đương đại Trung Quốc, đó là nữ nhà văn Tàn Tuyết.
Tàn Tuyết (1953-) từng là một trong những tên tuổi đã được đưa vào danh sách đề cử cho
giải Nobel văn chương năm 2019. Trên thế giới, sáng tác của Tàn Tuyết đã được dịch ra
nhiều thứ tiếng và được đông đảo độc giả tìm đọc. Tác phẩm của bà được đưa vào sách giáo
khoa và giáo trình đại học nhiều nhất so với các nhà văn Trung Quốc cùng thời. Tàn Tuyết
được các nhà nghiên cứu trên thế giới và Trung Quốc đánh giá rất cao. Tuy nhiên, ở Việt
Nam, những tác phẩm của nhà văn này được dịch và xuất bản chưa nhiều, đồng nghĩa với
việc bà là một cây bút vẫn còn khá xa lạ với bạn đọc Việt. Bài viết của chúng tôi tập trung đi
vào nghiên cứu tình hình tiếp nhận sáng tác của Tàn Tuyết ở Trung Quốc đại lục – quê
hương bà và ở Việt Nam.
1. Mở đầu
Tàn Tuyết tên khai sinh là Đặng Tiểu Hoa. Bà sinh ra và lớn lên ở thành phố Trường Sa,
thuộc tỉnh Hồ Nam – Trung Quốc. Cha của bà là một Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc,
từng công tác tại Báo tin tức Hồ Nam, nhưng sau đó lại bị xếp vào thành phần đưa đi cải tạo
lao động năm 1957. Mẹ của bà vốn là một cán bộ văn hóa, nhưng sau đó cũng bị đưa về vùng
nông thôn cải tạo. Tàn Tuyết không phải người học cao, bà chỉ tốt nghiệp tiểu học. Khi
trưởng thành, bà từng làm qua rất nhiều nghề như công nhân, thợ sắt, thợ lắp ráp, nhân viên
toa xe lửa. Đến khi kết hôn, bà lại cùng chồng mở tiệm may, làm nghề mộc. Những năm
tháng ấy đã cho bà một vốn sống dồi dào để thổi luồng gió lạ vào những sáng tác của mình.
Cịn vốn tri thức để có thể đọc hiểu các tác phẩm nguyên tác tiếng Anh và giao tiếp bằng
tiếng Anh hoàn toàn do bà tự học. Tuy vậy, trên con đường sáng tác của minh, Tàn Tuyết còn
gặt hái được nhiều thành tựu ở hải ngoại hơn ở Trung Quốc đại lục. Khi mang ra so sánh với
Mạc Ngôn – nhà văn gốc Trung Quốc thứ hai từng đạt giải Nobel, giới phê bình cịn cho rằng
ở hải ngoại, Tàn Tuyết còn nổi tiếng hơn Mạc Ngôn. Tàn Tuyết từng được tác giả Mĩ Robert
Coover nhận định “là tiếng nói sáng tạo nhất trong văn học Trung Quốc thế kỉ XX đến nay”.
Bà là một cây bút thành danh ở hải ngoại, đặc biệt là ở Hoa Kì và Nhật Bản. Ở hai quốc gia
này, việc các sáng tác của Tàn Tuyết được độc giả hào hứng đón nhận cũng như được giới
nghiên cứu phê bình nhiệt tình khai phá là minh chứng rõ nhất cho giá trị trong tác phẩm của
bà.
Việc tên tuổi Tàn Tuyết được đánh giá cao ở hải ngoại (cụ thể là Mĩ và Nhật Bản) đã được
tác giả Nguyễn Thị Mai Chanh khái quát “chỉ tính trong một thập niên, từ giữa những năm
80 đến những năm 90 của thế kỉ XX, thì thấy trong số 20 tác phẩm của Tàn Tuyết được xuất
bản, có đến 15 tác phẩm được xuất bản ở hải ngoại…; chỉ có 5 tác phẩm xuất bản trong
nước”. Những con số này đã phần nào nói lên được thực tế là việc tiếp nhận tác phẩm của
Tàn Tuyết ở nước ngồi cịn phổ biến hơn ở chính q hương bà. Cịn ở Việt Nam, tính đến
thời điểm này, chỉ có ba tác phẩm của Tàn Tuyết được xuất bản bởi một Nxb địa phương là
Nxb tổng hợp Đồng Nai từ năm 2008.
Trong khuôn khổ tư liệu hạn chế, ở bài viết này, chúng tôi mong muốn sẽ đưa ra được cái
nhìn tổng quát về tình hình tiếp nhận sáng tác của Tàn Tuyết ở Trung Quốc đại lục và Việt
Nam. Từ đó chúng tơi hi vọng có thể thúc đẩy hành trình đưa sáng tác của bà đến gần hơn
với độc giả Việt Nam trong thời gian gần nhất.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1.Tiếp nhận sáng tác của Tàn Tuyết ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc đại lục, tên tuổi và sáng tác của Tàn Tuyết khơng cịn xa lạ đối với độc
giả. Các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, lí luận phê bình cùa bà được phát hành và tái bản
nhiều lần. Những tiểu thuyết tiêu biểu của Tàn Tuyết như Biên cương, Tình nhân cuối cùng,
Ngũ Hương phố, Những chuyện tình thế kỉ mới . Còn những truyện ngắn của bà như đều
được tuyển chọn và cũng được ấn hành cũng như tái bản bởi nhiều nhà xuất bản khác nhau.
Xuất bản nhiều nhất các sáng tác của Tàn Tuyết phải kể đến Nxb Văn nghệ Hồ Nam. Có
thể điểm qua như sau: Báo cáo tư tưởng《》,1994; Tuyển tập Tàn Tuyết (4 tập) 《》(四卷), 1998;
Xói mịn《》, 2014; Ghi chép lứa đơi《》 , 2014 ; Đọc theo chiều dọc《 》, 2014; Hoa hồng thạch
anh tím《》, 2014; Ngũ Hương phố - Biểu diễn phá vây《围》, 2017; Món quà của mẹ bóng đêm
(Phần 1)《》 , 2015; Món quà của mẹ bóng đêm (Phần 2)《》 , 2017; Bác sĩ chân đất《》 2019;
Tình nhân cuối cùng《》, xuất bản lần một năm 2016, tái bản năm 2019; Biên cương 《》, 2019;
Chuyện tình thế kỉ mới《》, 2019; Lí giải về Borges《解》,2019; Lâu đài của linh hồn: Đọc hiểu
Kafka 《》
, 2019; Lữ Phương Thi tiểu thư 《》 ,2019; Hoàng Nê phố 《黄泥街》, 2021; Thủy
hương《水乡》, 2021; Đêm tối《暗夜》, 2022…
Bên cạnh đó, Nxb Văn nghệ Thượng Hải cũng là một nhà xuất bản in ấn nhiều tác phẩm
của Tàn Tuyết. Tập lí luận phê bình dài 453 trang Lâu đài của linh hồn: Đọc hiểu Kafka 《》
của Tàn Tuyết được Nxb Văn nghệ Thượng Hải ấn hành lần đầu vào tháng 9 năm 1999; sau
được Nxb Sư phạm Hoa Đông in với tên sách gọn hơn là Lâu đài của linh hồn vào năm
2008. Ngồi ra cịn có các tác phẩm khác như: Ngũ Hương phố - Biểu diễn phá vây《》, 1990;
Biên cương 《》, 2008; Lữ Phương Thi tiểu thư 《》, 2011; Ái tình ngày tận thế《》, 2006;《》, 2008
年; Nhìn thấy vực thẳm trên bầu trời (hợp tác cùng nhà triết học Đặng Hiểu Mang) 《见》 邓晓芒合
作), 2011.
Theo thời gian, người đọc tìm đến sáng tác của bà ngày càng nhiều, các cơng trình, bài viết
nghiên cứu về Tàn Tuyết cũng ngày càng phong phú.
Chúng tôi đã sơ bộ tập hợp được các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ở một
số đề tài nghiên cứu, các tác giả chú ý tìm hiểu nhà văn Tàn Tuyết dưới góc nhìn so sánh.
Chẳng hạn bài nghiên cứu Sự thật xấu xí - So sánh sáng tác của Tàn Tuyết, Dư Hoa và Lỗ
Tấn của Lâm Băng Băng (Bình luận tác gia đương đại, kì 1, 1992), người viết đã so sánh
sáng tác Tàn Tuyết với Dư Hoa và Lỗ Tấn từ phương diện khám phá hiện thực. Bài viết Sự
nổi loạn trong văn học Trung Quốc hiện đại: Dư Hoa và Tàn Tuyết của Hồ Thực Duy (Tạp
chí Nhân văn Tôn Trung Sơn, số 11, 2000) lại đi sâu vào bình diện nổi loạn trong sáng tác
của Tàn Tuyết và Dư Hoa. Bài viết Viết trong mơ và viết tiếp giấc mơ - So sánh sự sáng tạo
của Dư Hoa và Tàn Tuyết của Gia Man (Tạp chí Thế giới văn học đương đại, số 5, 2006) lại
tập trung vào thế giới nhuốm màu huyễn ảo trong sáng tác của hai nhà văn này. Tàn Tuyết
cũng thường xuyên được so sánh với Kafka – thần tượng của bà. Có thể điểm qua ở các bài
nghiên cứu như: “Khám phá và phiêu lưu trong lâu đài linh hồn - Tàn Tuyết diễn giải về
Kafka và Borges” của Hồ Dung (Văn học so sánh Trung Quốc, 2002) ; “Câu chuyện của Tàn
Tuyết và Kafka” của Phan Lạc (Tạp chí Nghiên cứu so sánh Bắc Kinh, 2006); Cuộc đối thoại
giữa Tàn Tuyết và Kafka về ý nghĩa của sự tồn tại của Từ Hiểu Phong (Bình luận văn học,
2012). Ngồi ra, các tác phẩm của Tàn Tuyết được khám phá từ rất nhiều khía cạnh như: Sự
ra đời của một thế giới tưởng tượng - Bình luận tiểu thuyết Tàn Tuyết của Ngơ Lượng (Bình
luận tác gia đương đại,1988); Tính thẩm mỹ của sự chuyển đổi giữa thực tế và giấc mơ - Một
góc nhìn so sánh về Tàn Tuyết của Trần Kiến Quốc (Tạp chí Nghiên cứu văn học so sánh, số
34, 1997) ; Hiện tượng Tàn Tuyết và văn hóa Hồ Nam của tác giả Tạ Nam Đẩu, (Tạp chí
Nghiên cứu văn hóa Trung Quốc, số 4, 2001) ; Mê cung của cơn ác mộng - Đánh giá nghiên
cứu về Tàn Tuyết của Triệu Thụ Cần và Hoàng Hải Khang (Tạp chí Khoa học xã hội, Đại học
Sư phạm Hồ Nam, 2004) ; Tình huống quyết định và câu hỏi về sự sống cịn của Từ Linh
(Tạp chí học thuật của Đại học Truyền hình và phát thanh Hồ Bắc, 2006); Tiểu thuyết Tàn
Tuyết - Trình bày trực tiếp cảm xúc bên trong của Hùng Dung (Tạp chí Kiến thức ngơn ngữ,
Trùng Khánh, số 1, 2011) ; Bình luận về truyện ngắn Người thuê phòng 801 của Tàn Tuyết
của Đặng Hiểu Mang - nhà triết học, anh trai của Tàn Tuyết, (Tạp chí Âm nhạc & Văn học,
số 5, 2014) ; Sự phi lý trong tiểu thuyết của Tàn Tuyết của Thúy Tĩnh, Lưu Thế Văn (Tạp chí
Trường Cao đẳng Sư phạm Triều Thông, An Huy, số 4, 2016) ; Quan hệ thù địch trong tiểu
thuyết Tàn Tuyết của Tuyết Mộng (Tạp chí Học thuật Âm Sơn - ấn bản Khoa học xã hội năm
2018)…
Những thống kê trên mới chỉ điểm qua được phần nào những bài viết về Tàn Tuyết trong
các tạp chí khoa học hay các ấn phẩm nghiên cứu văn học. Nhưng từ đó có thể thấy, việc tiếp
nhận tác phẩm của Tàn Tuyết đã được bắt đầu từ những năm 1988, thậm chí là trước đó. Các
nhà nghiên cứu khám phá sáng tác của Tàn Tuyết ở cả phương diện nội dung và hình thức.
Khi mang ra so sánh, tác phẩm của Tàn Tuyết thường được so sánh với tác phẩm của Dư Hoa
– cây bút tiêu biểu của phái tiên phong – trường phái có ảnh hưởng lớn đến văn học Trung
Quốc những năm 80 của thế kỉ XX. Cũng có người đặt Tàn Tuyết trong thế đối sánh với
Kafka – thần tượng và là người ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng cũng như sáng tác của bà.
Sáng tác của Tàn Tuyết còn trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn thạc sĩ và
một số luận án tiến sĩ ở các trường đại học trên tồn quốc. Chúng tơi đã tập hợp được các
cơng trình tiêu biểu sau:
Luận văn thạc sĩ có thể kể đến: Hình ảnh nhà tiên tri trong tiểu thuyết của Tàn Tuyết
của Lưu Hải Yến, (Đại học Sư phạm Trùng Khánh, 2010); Sự xấu xí trong tác phẩm của
Tàn Tuyết của Tiêu Trì, (Đại học Sư phạm Hồ Nam, 2010) ; Tình yêu và tranh đấu trong tác
phẩm của Tàn Tuyết của Trần Hội, (Đại học Tô Châu, 2011); Lối viết siêu thực trong tiểu
thuyết của Tàn Tuyết của Lí Đại Qn, (Đại học Sư phạm Sơn Đơng, 2012) ; Phân tích nghệ
thuật tự sự trong tiểu thuyết của Tàn Tuyết của Vương Diễm Lệ, (Đại học Khoa học Hoa
Trung, 2012) ; Hình ảnh linh hồn trong tiểu thuyết của Tàn Tuyết của Phạm Gia Linh, (Đại
học Tây Nam, 2013) ; Tình tiết Oedipus trong tiểu thuyết của Tàn Tuyết của Ái Từ Thanh,
(Đại học Sư phạm Triết Giang, 2013) ; Khám phá của Tàn Tuyết về sự phi lí trong bản chất
con người của Ngơ Đơn Lượng, (Đại học Sư phạm Hoa Nam, 2013) ; Không gian xấu xí
trong tiểu thuyết Tàn Tuyết của Vương Tuyết Linh, (Đại học Đán Biên, 2015).
Luận án tiến sĩ có cơng trình Nghiên cứu về dịch thuật và giới thiệu tiểu thuyết của Tàn
Tuyết ở Hoa Kỳ của Giang Mộng Ánh, (Đại học ngoại ngữ Thượng Hải, 2015).
Qua những luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ này, có thể thấy được, sáng tác của Tàn
Tuyết đã được các học viên, nghiên cứu sinh tiếp nhận ở nhiều khía cạnh, dưới lí thuyết của
các trào lưu văn học hiện đại và hậu hiện đại. Tác phẩm của Tàn Tuyết được độc giả tiếp
nhận không chỉ ở mức độ thưởng thức, cảm nhận mà đã được đưa vào tìm tịi, nghiên cứu.
Nếu so sánh với độc giả hải ngoại, độc giả Trung Quốc đại lục còn biết đến tác phẩm
của Tàn Tuyết ít hơn. Ngun nhân có lẽ bởi cơng tác kiểm duyệt xuất bản ở Trung Quốc
phần nào thắt chặt với các nhà văn đã di cư ra nước ngoài. Tuy vậy, trong những năm gần
đây, các tác phẩm của Tàn Tuyết được xuất bản và nghiên cứu nhiều hơn hẳn. Sáng tác của
bà đến với độc giả đủ mọi lứa tuổi. Bên cạnh các bài phê bình chuyên sâu, sách của Tàn
Tuyết còn được độc giả review và đưa ra những nhận định tích cực trên các mạng xã hội.
Điều này chứng tỏ hành trình đưa tác phẩm của Tàn Tuyết hồi hương đang trên đường rộng
mở.
2.2.Tiếp nhận sáng tác của Tàn Tuyết ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Tàn Tuyết vẫn là một tác gia mới mẻ. Sáng tác của bà được dịch và xuất bản
chưa nhiều, hiện nay mới chỉ có ba cuốn Đào ngun ngồi cõi thế, Bảng lảng trời xanh và
Hoàng Nê phố được chuyển ngữ sang tiếng Việt, được ấn hành bởi một nhà xuất bản địa
phương là Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai năm 2008. Nhà xuất bản Nhã Nam cũng dự kiến
giới thiệu tới độc giả hai tác phẩm Những chuyện tình thế kỷ mới (tác phẩm lọt vào sơ khảo
giải thưởng Man Booker 2019) và Phố Ngũ Hương. Tuy vậy, nếu so sánh với những nhà văn
Trung Quốc hiện đại như Mạc Ngôn, Dư Hoa, Diêm Liên Khoa… với rất nhiều tác phẩm
được dịch và xuất bản tại Việt Nam thì Tàn Tuyết vẫn là một tên tuổi mới mẻ với bạn đọc
Việt. Trên mạng Internet, những tác phẩm của bà được dịch và giới thiệu đến bạn đọc không
nhiều. Qua q trình sưu tầm, chúng tơi chỉ tìm được bản dịch Tàn Tuyết, Những chuyện tình
thế kỷ mới (trích) của tác giả Tố Hinh đăng trên website ZZZReview 20/04/2019
( Bản dịch
này chỉ giới thiệu một chương trong cuốn Những chuyện tình thế kỉ mới. Dịch giả Lưu Hồng
Sơn có dịch thuật, biên soạn một số tác phẩm, lời đề tựa của Tàn Tuyết đăng trên website
Tiền Vệ ( />…
Những bài nghiên cứu về Tàn Tuyết ở Việt Nam nói chung cịn vơ cùng ít ỏi, chủ yếu
được đăng trên Internet. Ví như, bài Tàn Tuyết: Tiếng nói độc đáo của văn học đương đại
Trung
Quốc
của
tác
giả
Dạ
Vũ,
đăng
trên
website
Zingnews
15/7/2017
( Trong bài viết này, tác giả Dạ Vũ nhận định: “Thế giới văn chương Tàn
Tuyết là một thế giới tâm linh sâu hoẵm, đầy những mối liên tưởng kỳ quái, với ma quỷ,
phiêu linh, xóa nhịa tất cả những quan niệm thơng thường trước đó”. 11/10/2018, trên trang
web Thư viện tri thức xuất hiện bài viết Thế giới văn chương của nữ nhà văn Tàn Tuyết,
( />Bài viết này cho rằng: “Thật vậy, những mẩu nhỏ trong truyện ngắn của bà mang dấu ấn của
thực tế, mang khuôn mặt của hiện thực đương đại với tội lỗi, tàn ác, xấu xa, nhưng bà đã đúc
ra những hiện thức ấy và đắp chúng thành văn chương tự do tận cùng của riêng mình”. Từ đó
có thể thấy, các tác phẩm của Tàn Tuyết đã bắt đầu được độc giả Việt Nam biết đến và đón
nhận. Năm 2020, tác giả Thúy Hạnh có bài viết Tàn Tuyết: “Văn học thuần túy” bị ngoại
biên hóa là một điều tốt (Tạp chí Văn nghệ quân đội 6/4/2020). Gần đây nhất, Nguyễn Thị
Mai Chanh đã có cái nhìn khái qt về sáng tác của Tàn Tuyết trong quá trình đến với độc
giả thế giới ở bài viết Hành trình “đi ra” hải ngoại của nữ nhà văn đương đại – Tàn Tuyết
(Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 9/2021). Bài viết này đã tổng hợp,
thống kê hành trình những tác phẩm của Tàn Tuyết đến với độc giả thế giới (cụ thể ở hai
quốc gia Mĩ và Nhật Bản), đồng thời khẳng định giá trị tác phẩm của bà.
Hiện nay, chưa ghi nhận bất kì cơng trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
nào ở Việt Nam đi sâu vào các sáng tác của Tàn Tuyết.
Từ tình hình nghiên cứu về Tàn Tuyết ở Trung Quốc, ở một số nước trên thế giới và ở
Việt Nam, có thể thấy rằng: những vấn đề xoay quanh sáng tác của Tàn Tuyết đã được các
nhà nghiên cứu trên thế giới phát hiện và khai thác khá đa dạng. Ở Việt Nam, vấn đề nghiên
cứu Tàn Tuyết nhìn chung vẫn còn là một khoảng trống.
3. Kết luận
Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1999, có 6 tác phẩm của Tàn Tuyết được xuất bản
ở Trung Quốc đại lục. Nhưng từ năm 2000 đến nay, có đến hơn 40 tác phẩm của bà (bao gồm
các tuyển tập truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, các tiểu luận phê bình) được xuất bản bởi
nhiều nhà xuất bản khác nhau. Có những tác phẩm còn được tái bản đến lần thứ 2. Đồng thời,
những cơng trình nghiên cứu về văn chương Tàn Tuyết càng ngày càng nhiều, đa dạng và
chuyên sâu hơn. Đối tượng nghiên cứu có thể là sinh viên, học viên, các nghiên cứu sinh, các
nhà phê bình, thậm chí là chính những độc giả rất bình thường. Có thể thấy đây là minh
chứng rõ nhất cho việc sáng tác của Tàn Tuyết đang đến gần hơn với người đọc, được tiếp
nhận một cách sâu sắc và toàn diện hơn hẳn những năm 80 của thế kỉ XX.
Ở Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, đã gần 15 năm nhưng Vẫn chỉ có ba tác phẩm của
Tàn Tuyết được đến với độc giả. NXB Nhã Nam dự kiến xuất bản hai tác phẩm của bà,
nhưng đến hiện tại vẫn chưa ấn định thời gian cụ thể. Việc quá ít tác phẩm của Tàn Tuyết
được lên kệ ở Việt Nam gây ra nhiều tiếc nuối cho những người yêu thích văn chương của
bà, hạn chế việc tiếp nhận sáng tác của bà một cách toàn diện. Hi vọng trong tương lai, sẽ có
nhiều hơn những tác phẩm của Tàn Tuyết được dịch và xuất bản, đồng thời sẽ có nhiều hơn
các bài nghiên cứu về sáng tác của bà.