Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Báo cáo đồ án tốt nghiệp: Hệ thống quản lý trao đổi dữ liệu điện tử theo tiêu chuẩn EDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 93 trang )

1
CÁC KHÁI NIỆM, TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Dịch nghĩa
KH Khách hàng
NCC Nhà cung cấp
NPP Nhà phân phối
NVK Nhân viên kho
NVKD Nhân viên kinh doanh
MỤC LỤC
2
LỜI NÓI ĐẦU
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình
mua bán thông qua việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị truyền tin trong chính sách
phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp
giữa người cung cấp và khách hàng (KH) được tiến hành thông qua việc truyền
tin. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch
thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong
khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ.
Electronic Data Interchange System – Hệ thống lưu chuyển dữ liệu điện tử
là hệ thống hỗ trợ các doanh nghiệp và các đối tác trao đổi các chứng từ thương
mại, tài chính theo khuôn dạng chung bằng phương tiện điện tử dựa trên các tiêu
chuẩn quốc tế.
Nhận thấy ý nghĩa và lợi ích của việc sử dụng bộ tiêu chuẩn EDI vào hệ
thống quản lý của doanh nghiệp, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.
Hoa Tất Thắng, nhóm em đã chọn đề tài “Hệ thống quản lý trao đổi dữ liệu điện
tử theo tiêu chuẩn EDI” làm đồ án tốt nghiệp.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát thực tế em đã thực hiện đồ
án với các nội dung sau:
- Chương 1: Khảo sát và đặc tả yêu cầu hệ thống.
- Chương 2: Phân tích hệ thống.
- Chương 3: Thiết kế hệ thống.


3
Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên khi thiết kế, xây dựng
chương trình sẽ không tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong được nhận sự đóng
góp của các thầy, cô giáo và các bạn để đồ án của nhóm em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.
Hoa Tất Thắng và sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin
trong suốt
quá trình nhóm em làm đồ án.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
4
Chương 1
KHẢO SÁT VÀ ĐẶC TẢ YÊU CẦU HỆ THỐNG
1.1. Mục đích, phạm vi.
1.1.1. Mục đích.
Nhằm xây dựng một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử hỗ trợ cho việc giao
dịch dược phẩm áp dụng thử nghiệm cho nhà phân phối (NPP) là Quầy thuốc bệnh
viện Nam Thăng Long và nhà cung cấp (NCC) là Công ty Cổ phần Dược phẩm
Nam Hà.
1.1.2. Phạm vi.
Hệ thống sẽ được áp dụng cho Quầy thuốc bệnh viện Nam Thăng Long và
Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà để giải quyết hiệu quả vấn đề đặt mua các
sản phẩm dược phẩm.
1.2. Mô tả hiện trạng của hệ thống.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử ở Việt Nam đã thực sự
có những lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, song hành với
sự tăng trưởng đó, những hệ thống dựa trên giấy tờ truyền thống vẫn là một
cản trở lớn, đã trở nên quá chậm, tốn kém và không thể theo kịp sự gia tăng
về số lượng của các giao dịch thương mại thế giới. Hơn nữa, nhu cầu trao đổi
thông tin trong nội bộ doanh nghiệp cũng như các đối tác ngày càng gia tăng.
Các thông tin liên quan đến biểu mẫu, chứng từ thương mại như: đơn đặt

hàng, hóa đơn, giấy biên nhận, giao hàng, vận đơn,…được sử dụng rộng rãi
trong các doanh nghiệp. Các biểu mẫu hoặc chứng từ này được quy định
khác nhau ở từng doanh nghiệp và từng quốc gia. Do vậy vấn đề tích hợp
thông tin, tự động hóa các quy trình kinh doanh trong thương mại điện tử là
5
hết sức khó khăn. Để giải quyết bài toán trên cần tiến hành tiêu chuẩn hóa
các tài liệu kinh doanh, các quy trình kinh doanh,…dựa trên các tiêu chuẩn
đã được công bố và áp dụng rộng rãi. Và một trong những tiêu chuẩn đó là
tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử EDI, được sử dụng phổ biến trong thương
mại điện tử. Ở Việt Nam thì đây là một tiêu chuẩn còn rất mới mẻ, chưa được
quan tâm ứng dụng. Nhận thức được điều đó, nhóm em đã mạnh dạn thử sức
mình bắt tay vào làm thử nghiệm một phần mềm sử dụng tiêu chuẩn EDI để
hiểu rõ bản chất của tiêu chuẩn này.
Hiện tại ở Việt Nam, theo sự tìm hiểu của chúng em thì đã có các doanh
nghiệp, tổ chức ứng dụng tiêu chuẩn EDI cho các sản phẩm của mình như:
+ Công ty NGV: eDIS - Hệ thống lưu chuyển dữ liệu điện tử.
+ Website ERPOnline.vn: Phân hệ Hỗ trợ Trao đổi dữ liệu điện tử tiêu chuẩn
(Electronic Data Interchange).
+ Công ty Dicentral phối hợp với Metro Cash Carry giới thiệu công cụ EDI (trao
đổi dữ liệu điện tử) dành cho các siêu thị, trung tâm bán lẻ với các đối tác cung
ứng hàng hóa.
EDI (Electronic Data Interchange - Trao đổi dữ liệu điện tử) là hệ thống hỗ
trợ các doanh nghiệp và các đối tác trao đổi các chứng từ thương mại, tài chính
theo khuôn dạng chung bằng phương tiện điện tử dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế
của Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế - UNCITRAL.
Để ứng dụng EDI giữa các bên với nhau thì trước tiên phải yêu cầu những
bên tham gia cần phải tích hợp, sử dụng hệ thống EDI. Các bên tham gia sẽ truyền
và nhận dữ liệu điện tử dưới dạng chuẩn EDI. Có rất nhiều tiêu chuẩn tài liệu EDI:
ANSI ASC X12, EANCOM, UN/EDIFACT, HIPAA, ODETTE, RosettaNet,
SWIFT, Tradacoms, VDA, VICS…Trong bài toán này, nhóm em lựa chọn tiêu

chuẩn ANSI ASC X12.
6
Tiêu chuẩn ANSI ASC X12: tập hợp các tài liệu cung cấp các hướng dẫn và
các nguyên tắc dùng trong trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) về cách cấu trúc dữ liệu,
những tài liệu cần được truyền bằng điện tử, các thông tin cần có trong mỗi tài
liệu, trình tự thông tin cần tuân thủ, định dạng của các mã, các số nhận dạng cần
sử dụng, Tiêu chuẩn này do Uỷ ban các Tiêu chuẩn Chính thức X12 (Accredited
Standards Committee X12; viết tắt: ASC - 12) của Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa
Kì xây dựng và công bố năm 1979 để phát triển các tiêu chuẩn đồng nhất cho việc
truyền dữ liệu điện tử trong toàn ngành công nghiệp.
Ví dụ đây là một ví dụ minh họa cho nội dung một file theo chuẩn X12 :
ISA*00**00**ZZ*SENDERISA*ZZ*RECEIVERISA*960807*1548*U*00401*
000000020*0*T*>~
GS*IN*SENDERDEPT*007326879*19960807*1548*000001*X*004010~
ST*810*000000001~
BIG*19971211*00001**A99999-01~
N1*ST*BUYSNACKS PORT*9*1223334445~
N3*1000 N. SAMPLE HIGHWAY~
N4*ATHENS*GA*30603~
N1*BT*BUYSNACKS*9*1223334444~
N3*P.O. BOX 0000~
N4*TEMPLE*TX*76503~
N1*RE*FOODSELLER*9*12345QQQQ~
N3*P.O. BOX 222222~
N4*DALLAS*TX*723224444~
ITD*01*3*1.000**15**16*****1/15 NET 30~
FOB*PP~
IT1**16*CA*12.34**UA*002840022222~
PID*F****CRUNCHY CHIPS LSS~
7

IT1**13*CA*12.34**UA*002840033333~
PID*F****NACHO CHIPS LSS~
IT1**32*CA*12.34**UA*002840044444~
PID*F****POTATO CHIPS~
IT1**51*CA*12.34**UA*002840055555~
PID*F****CORN CHIPS~
IT1**9*CA*12.34**UA*002840066666~
PID*F****BBQ CHIPS~
IT1**85*CA*12.34**UA*002840077777~
PID*F****GREAT BIG CHIPS LSS~
IT1**1*CA*12.34**UA*002840088888~
PID*F****MINI CHIPS LSS~
TDS*255438~
CAD*****FREEFORM~
ISS*207*CA~
CTT*7~
SE*32*000000001~
GE*1*000001~
IEA*1*000000020~
ANSI ASC X12 được tạo thành từ nhiều phân đoạn. Phân đoạn được bao
gồm một chuỗi các yếu tố đó là mức thấp nhất của thông tin trong một tài liệu.
+ Phân đoạn ISA: là lớp ngoài cùng của EDI, là tiêu đề trao đổi cho tài liệu X12,
có thông tin người gửi, người nhận.
+ Phân đoạn GS: là nhóm phân khúc tiêu đề chức năng của tài liệu X12, cung cấp
thông tin liên quan đến các nhóm chức năng.
+ Phân đoạn ST: là phân khúc giao dịch đặt tiêu đề của tài liệu X12, chỉ sự bắt đầu
của một giao dịch trao đổi.
8
+ Phân đoạn SE: giao dịch thiết lập phân đoạn của một tài liệu X12, để báo hiệu
kết thúc một giao dịch.

+ Phân đoạn GE: phân khúc chức năng của tài liệu X12, báo hiệu kết thúc của một
nhóm giao dịch trao đổi.
+ Phân đoạn IEA: báo hiệu kết thúc trao đổi, cung cấp thông tin về số lượng các
nhóm chức năng trong việc trao đổi và số tham chiếu kiểm soát trao đổi.
Đây là một công cụ thiết yếu trong các giao dịch doanh nghiệp với doanh
nghiệp (B2B) qua Internet. Một giải pháp cho phép truyền thông điện tử một cách
an toàn, bao gồm các thông tin về quỹ thanh toán giữa người mua và người bán
qua các mạng dữ liệu riêng.
EDI có thể rút ngắn đáng kể khoảng thời gian từ lúc bắt đầu giao dịch cho
đến khi thanh toán kết thúc, bằng cách gửi đi những thông tin cần thiết và tránh
được sự trùng lặp trong cả quá trình giao dịch.
Những ích lợi chung nhất của EDI là tốc độ cao, tính kinh tế và sự chính
xác trong việc xử lý chứng từ giao dịch. Cụ thể hơn, EDI đem lại những lợi ích
sau:
• Sự tiện lợi của việc trao đổi chứng từ giao dịch cả trong và ngoài giờ làm việc.
• Chi phí giao dịch thấp hơn.
• Dịch vụ khách hàng tốt hơn.
• Khả năng đối chiếu so sánh chứng từ tự động, nhanh chóng và chính xác.
• Dữ liệu được lưu chuyển một cách hiệu quả hơn cả ở mức nội bộ và liên công ty.
• Quan hệ đối tác đem lại hiệu suất cao hơn.
1.2.1. Cơ cấu tổ chức và sự phân công trách nhiệm.
9
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của hệ thống.
1.2.2. Quy trình nghiệp vụ.
Trước tiên, hai bên NCC và NPP phải đăng ký thông tin doanh nghiệp lên
WebService để tham gia vào hệ thống. NCC ngoài việc cung cấp các thông tin về
doanh nghiệp còn cung cấp các thông tin về danh mục và các sản phẩm dược
phẩm mà doanh nghiệp hiện đang kinh doanh, còn NPP chỉ cung cấp thông tin về
doanh nghiệp. Khi có nhu cầu đặt hàng thì phía NPP sẽ lựa chọn các sản phẩm cần
mua và gửi yêu cầu báo giá lên hệ thống, bên NCC sẽ lên lấy báo giá theo mã số

tương ứng rồi đưa phản hồi báo giá lên hệ thống. NPP nhận phản hồi báo giá và
xem xét với sự phản hồi như vậy có phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra hay không
để ra quyết định có đặt hàng với NCC đó hay không. Khi đã chấp thuận thì NPP
sẽ tạo đơn hàng bằng cách sửa lại một phản hồi báo giá và lưu lại, phục vụ cho
việc đặt hàng và gửi lên hệ thống. NCC lên lấy đơn hàng và cũng tạo ra một phản
hồi đơn hàng để chấp thuận việc đặt mua sản phẩm giữa hai bên.
1.2.3. Quy tắc nghiệp vụ.
Khi NPP và NCC thực hiện giao dịch với WebService thì các nội dung bên
trong giao dịch đó đều tuân theo đúng cấu trúc của tiêu chuẩn X12.
1.3. Mô hình hóa nghiệp vụ.
1.3.1. Xác định các tác nhân.
10
Hệ thống bao gồm hai hệ thống con của NCC và NPP, chính vì vậy nên tác
nhân và mô hình nghiệp vụ cũng được chia làm hai như dưới đây.
Đối với NCC thì tác nhân là nhân viên kinh doanh (NVKD), đối với NPP
thì tác nhân là nhân viên kho (NVK).
* NVK: là người có nhiệm vụ quản lý thuốc trong kho, thực hiện các yêu cầu
nhập, xuất thuốc và đặt hàng với NCC.
* NVKD: là người có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu từ phía NPP, tạo hóa đơn
khi xuất kho.

NhanVienKho

NhanVienKinhDoanh

Hình 1.2. Các tác nhân nghiệp vụ.
1.3.2. Xác định các usecase nghiệp vụ.
+ Đối với NCC:
• Thông tin doanh nghiệp: lưu trữ tất cả các thông tin của NCC.
• Báo giá (bao gồm yêu cầu báo giá và phản hồi yêu cầu báo giá): khi bên

NPP có yêu cầu mua các sản phẩm với NCC thì bên NCC sẽ báo giá lại giá
tiền của các loại sản phẩm đó cho NPP được biết.
• Lưu trữ đơn hàng: lưu trữ lại tất cả các hóa đơn trong quá trình giao dịch
giữa NCC và NPP.
• Thông tin KH: lưu trữ thông tin về các đối tác của NCC.
+ Đối với NPP:
• Thông tin doanh nghiệp: lưu trữ tất cả các thông tin của NPP.
• Đặt hàng (bao gồm đặt hàng và phản hồi đặt hàng): NPP sẽ đặt hàng với
NCC các sản phẩm muốn mua theo tiêu chuẩn X12 và NCC sẽ phản hồi lại
đơn hàng.
• Lưu trữ đơn hàng: lưu trữ lại tất cả các hóa đơn trong quá trình giao dịch
giữa NPP và NCC.
11
• Thông tin NCC: lưu trữ thông tin về các đối tác của NPP.
1.3.3. Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ cho hệ thống.
• Nghiệp vụ Báo giá.
Hình 1.3. Nghiệp vụ báo giá.
• Nghiệp vụ Đặt hàng.
12
Hình 1.4. Nghiệp vụ đặt hàng.
1.3.4. Biểu đồ ca sử dụng nghiệp vụ.
• Phía nhà phân phối.
Hình 1.5. Biểu đồ ca sử dụng nghiệp vụ bên NPP.
• Phía nhà cung cấp.
13
Hình 1.6. Biểu đồ ca sử dụng nghiệp vụ bên NCC.
1.4. Đặc tả yêu cầu.
1.4.1. Các yêu cầu hệ thống.
Hệ thống sử dụng những thiết bị (phần cứng): Trang bị máy tính có cấu
hình tương đối, máy in mini để in báo cáo.

Những phần mềm sử dụng trong hệ thống : Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL
server 2008, phần mềm Microsoft office 2010, hệ điều hành Windows 7, phần
mềm diệt virus Free Antivirus 7.0. Các máy tính được nối mạng LAN với nhau và
kết nối mạng Internet.
Có khả năng bảo mật, phân quyền truy cập tốt, mỗi loại người dùng chỉ có
thể sử dụng một số chức năng nhất định.
Giao diện trực quan, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng, có hỗ trợ phím
tắt phù hợp với từng chức năng nghiệp vụ. Với các chức năng sẽ có hiển thị thông
báo khi Click chọn.
1.4.2. Xác định các chức năng của hệ thống.
• Báo giá:
14
Khi bên NPP có nhu cầu đặt hàng với bên nhà NCC thì phía NPP sẽ gửi lên
WebService một bản yêu cầu báo giá theo tiêu chuẩn X12 đã được xác định trước,
bên NCC cũng nhận được bản yêu cầu đó trên WebService (ở đây cả hai bên NCC
và NPP đều sử dụng dịch vụ EDI nên có thể nhận được các thông tin trên
WebService). WebService có cơ chế xác thực tính đúng đắn của bản yêu cầu báo
giá có đúng với cấu trúc của tiêu chuẩn X12 hay không. Khi NCC nhận được bản
yêu cầu đó thì NCC xem xét và trả lời lại yêu cầu bằng cách đưa thông tin báo giá
lên WebService để NPP có thể nhận được thông tin. Căn cứ vào thông tin báo giá
này mà NPP sẽ quyết định là có đặt hàng với NCC này hay không.
• Đặt hàng:
Khi NPP đã chấp thuận với thông tin báo giá của NCC thì NPP sẽ đặt hàng với
NCC đó theo danh mục các sản phẩm cần mua lên WebService. NCC sẽ lấy đơn
đặt hàng của NPP và phản hồi lại đơn đặt hàng đó để chấp thuận cho việc đặt mua
giữa
hai bên.
Kết luận: Trong chương này, nhóm em đã giải quyết được các vấn đề:
- Tìm hiểu được tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử EDI và hướng tiếp cận
của

đề tài.
- Xác định được quy trình nghiệp vụ, mô hình hóa nghiệp vụ.
- Xác định được các chức năng của hệ thống.
15
Chương 2
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1. Xây dựng biểu đồ usecase.
2.1.1. Tác nhân.
Tác nhân: một người sử dụng, hệ thống khác, chuỗi thời gian. Nó đóng vai
trò kích hoạt các usecase. Ví dụ trong một phần mềm quản lý câu lạc bộ anh văn
thì tác nhân là thành viên, quản lý, khách. Một tác nhân là một lớp chứ không phải
là một thực thể, nó đại diện cho một vai trò. Mỗi tác nhân sẽ có một cái tên cụ thể,
nó cần phản ánh vai trò cụ thể của tác nhân này ví dụ thành viên, quản lý…Tác
nhân được chia ra làm tác nhân chính (những người sử dụng chức năng cơ bản của
hệ thống), tác nhân phụ (secondary actor) sử dụng các chức năng phụ của hệ
thống. Hoặc có thể chia tác nhân thành hai loại chủ động (kích hoạt các usecase)
và bị động (không kích hoạt nhưng tham gia nhiều usecase).
Kí hiệu tác nhân:
16
NhanVienKho

NhanVienKinhDoanh
Hình 2.1. Các tác nhân hệ thống.
Xem xét tiến trình nghiệp vụ tạo hệ thống hỗ trợ đặt hàng, ta xác định các
tác nhân chính cho phía NPP như sau:
NVK: quản lý thuốc trong kho và thực hiện các yêu cầu nhập xuất thuốc từ
trưởng bộ phận kho.
Xem xét tiến trình nghiệp vụ tạo hệ thống hỗ trợ đặt hàng, ta xác định các
tác nhân chính cho phía NCC như sau:
NVKD: thực hiện các yêu cầu từ phía KH và gửi các đơn hàng đến kho để

lấy thuốc.
2.1.2. Xác định các ca sử dụng.
Usecase: một tính năng mà tác nhân nhận được. Nó tập hợp một loạt các
hành động nhằm trả về kết quả mà tác nhân yêu cầu (tương tác với tác nhân, tương
tác trong nội bộ hệ thống). Nó được kích hoạt bởi một hay nhiều tác nhân, nó phải
trả về một giá trị sau khi thực hiện một loạt các hành động. Nó phải hoàn tất. Một
usecase là một lớp, nó có tên là một danh từ mô tả thực thể mà usecase sẽ được
thực hiện. Ví dụ: đăng nhập, quản lý công việc, quản lý thành viên
Mục tiêu của các usecase:
 Mô tả đầy đủ các chức năng của hệ thống theo yêu cầu cầu KH.
 Lời mô tả rõ ràng hệ thống cần làm gì, để tạo sự thống nhất cung cấp nền
tảng cho các bước sau.
 Đơn giản hóa việc thay đổi và mở rộng hệ thống bằng việc thêm, phát
triển usecase, cung cấp chức năng theo dõi chức năng mà hệ thống thực
hiện.
17
Mô tả usecase:

QuanLyBaoGia

Hình 2.2. Ví dụ một usecase hệ thống.
Xác định các usecase hệ thống cho nhà phân phối:
Usecase Mô tả Tác nhân
Quản lý
thông tin
doanh
nghiệp
Ghi danh hệ thống
Đăng kí thông tin doanh nghiệp
mới

NVK
Cập nhật thông tin Cập nhật thông tin doanh
nghiệp khi có sự thay đổi
Quản lý báo
giá
Cập nhật báo giá Thêm các báo giá
Tìm kiếm báo giá
và phản hồi báo
giá
Tìm kiếm nội dung chi tiết các
báo giá, phản hồi báo giá
Quản lý đơn
hàng dự thảo
Cập nhật đơn hàng
dự thảo
Thêm, sửa, xóa các đơn hàng
dự thảo
Tìm kiếm đơn
hàng dự thảo
Tìm kiếm nội dung chi tiết các
đơn hàng dự thảo
Quản lý đặt mua
Gửi lệnh đặt mua cho các đơn
hàng và theo dõi tình trạng các
đơn hàng
18
Quản lý
NCC
Cập nhật NCC Thêm, xóa các NCC quan tâm
Tìm kiếm NCC Tìm kiếm thông tin NCC

Xác định các usecase hệ thống cho nhà cung cấp:
Usecase Mô tả Tác nhân
Quản lý thông
tin doanh
nghiệp
Ghi danh hệ
thống
Đăng kí thông tin doanh
nghiệp mới
NVKD
Cập nhật thông
tin
Cập nhật thông tin doanh
nghiệp khi có sự thay đổi
Đăng tải danh
sách sản phẩm
NCC thì phải cung cấp thêm
thông tin về sản phẩm mình
sản xuất lên hệ thống
Quản lý báo
giá
Cập nhật phản hồi
báo giá
Thêm các phản hồi báo giá
Tìm kiếm báo giá
Tìm kiếm báo giá và phản hồi
báo giá
Quản lý KH Cập nhật thông
tin NPP
Thêm, xóa NPP

19
Tìm kiếm thông
tin NPP
Tìm kiếm thông tin NPP
Quản lý đơn
hàng
Cập nhật phản hồi
đơn hàng
Thêm các phản hồi đơn hàng
Tìm kiếm đơn
hàng
Tìm kiếm thông tin đơn hàng
2.1.3. Biểu đồ usecase hệ thống cho nhà phân phối.
Hình 2.3. Usecase hệ thống của NPP.
Đặc tả biểu đồ usecase:
*Quản lý thông tin doanh nghiệp.
20
Đặc tả Ý nghĩa
Tên usecase: Quản lý thông tin doanh nghiệp
Tác nhân chính: NVK
Người chịu trách nhiệm: NVK
Tiền điều kiện: Đăng nhập vào hệ thống quản lý chính.
Đảm bảo tối thiểu: Đăng nhập thành công vào hệ thống.
Đảm bảo thành công: NVK có thể thực hiện thao tác cập nhật
thông tin, đồng bộ thông tin,…
Kích hoạt: NVK chọn chức năng Đăng Ký Thông
Tin trên menu.
Chuỗi sự kiện chính:
• Hệ thống hiển thị form làm việc
chính và menu để NVK lựa chọn chức

năng để làm việc.
 NVK:
○ Ghi danh lần đầu: khi làm thủ tục
tham gia hệ thống doanh nghiệp phải kê
khai thông tin theo mẫu có sẵn chọn nút
Đăng Ký Thông Tin, nhập thông tin sau
đó nhấn Đăng Ký.
○ Cập nhật thông tin: NVK chọn nút
Cập Nhật Thông Tin, nhập thông tin
thay đổi sau đó nhấn Cập Nhật.
 Hệ thống sẽ kiểm tra các
thông tin nhập vào từ người dùng nếu
thành công sẽ gửi lên service và thông
báo thành công, không sẽ thông báo lỗi.
Ngoại lệ: Hệ thống thông báo dữ liệu nhập bị lỗi.
21
*Quản lý báo giá.
Đặc tả Ý nghĩa
Tên usecase: Quản lý báo giá
Tác nhân chính: NVK
Người chịu trách nhiệm: NVK
Tiền điều kiện: Đăng nhập vào hệ thống quản lý chính.
Đảm bảo tối thiểu : Đăng nhập thành công vào hệ thống.
Đảm bảo thành công: NVK có thể thực hiện thao tác lựa chọn
các sản phẩm và tạo yêu cầu báo giá.
Kích hoạt: NVK chọn chức năng Quản Lý Báo Giá
trên menu.
Chuỗi sự kiện chính:
• Hệ thống hiển thị form làm việc
chính và menu để NVK lựa chọn chức

năng để làm việc.
 NVK:
○ Thêm yêu cầu báo giá: chọn nút Thêm
Yêu Cầu Báo Giá.
○ Tìm kiếm yêu cầu báo giá: nhập thông
tin tìm kiếm.
22
* Quản lý đơn hàng dự thảo.
Đặc tả Ý nghĩa
Tên usecase: Quản lý đơn hàng dự thảo
Tác nhân chính: NVK
Người chịu trách nhiệm: Trưởng bộ phận kho
Tiền điều kiện: Đăng nhập vào hệ thống quản lý chính.
Đảm bảo tối thiểu: Đăng nhập thành công vào hệ thống.
Đảm bảo thành công: NVK có thể thực hiện thao tác lựa chọn
hóa đơn điện tử và gửi đi.
Kích hoạt: NVK chọn chức năng hệ Đơn Hàng Dự
Thảo trên menu.
Chuỗi sự kiện chính:
• Hệ thống hiển thị form làm việc
chính và menu để NVK lựa chọn chức
năng để làm việc.
 NVK:
○ Thêm đơn hàng dự thảo:chọn đơn
hàng dự thảo từ combobox.
○ Sửa đơn hàng dự thảo: chọn nút Sửa
trên menu.
○ Xóa đơn hàng dự thảo: chọn nút Xóa
trên menu.
○ Tìm kiếm đơn hàng dự thảo: nhập

thông tin tìm kiếm.
23
* Quản lý nhà cung cấp.
Đặc tả Ý nghĩa
Tên usecase: Quản lý NCC
Tác nhân chính: NVK
Người chịu trách nhiệm: NVK
Tiền điều kiện: Đăng nhập vào hệ thống quản lý chính.
Đảm bảo tối thiểu: Đăng nhập thành công vào hệ thống.
Đảm bảo thành công: NVK có thể thực hiện thao tác thêm,
xóa, tìm kiếm với thông tin NCC.
Kích hoạt: NVK chọn chức năng Nhà Cung Cấp
trên menu.
Chuỗi sự kiện chính:
• Hệ thống hiển thị form làm việc
chính và menu để NVK lựa chọn chức
năng để làm việc.
 NVK:
○ Thêm NCC: chọn nút Thêm nhà cung
cấp và nhập thông tin tương ứng.
○Xóa NCC: chọn nút Xóa trên menu.
○ Tìm kiếm thông tin NCC: nhập thông
tin để tìm kiếm về NCC.
*Quản lý đặt mua.
Đặc tả Ý nghĩa
Tên usecase: Quản lý đặt mua
24
Tác nhân chính: NVK
Người chịu trách nhiệm: NVK
Tiền điều kiện: Đăng nhập vào hệ thống quản lý chính.

Đảm bảo tối thiểu: Đăng nhập thành công vào hệ thống.
Đảm bảo thành công: NVK có thể thực hiện thao tác cập nhật
được thông tin mới từ NCC.
Kích hoạt: NVK chọn chức năng Quản Lý Đặt Mua
trên menu.
Chuỗi sự kiện chính:
• Hệ thống hiển thị form làm việc
chính và menu để NVK lựa chọn chức
năng để làm việc.
 NVK:
 Đặt mua: chọn đơn hàng dự
thảo trong danh sách để gửi đơn hàng.
25
2.1.4. Biểu đồ usecase hệ thống cho nhà cung cấp.
Hình 2.4. Usecase hệ thống của NCC.
Đặc tả biểu đồ usecase:
*Quản lý thông tin doanh nghiệp.
Đặc tả Ý nghĩa
Tên usecase: Quản lý thông tin doanh nghiệp
Tác nhân chính: NVKD
Người chịu trách nhiệm: NVKD
Tiền điều kiện: Đăng nhập vào hệ thống quản lý chính.
Đảm bảo tối thiểu: Đăng nhập thành công vào hệ thống.
Đảm bảo thành công: NVKD có thể thực hiện thao tác cập
nhật thông tin, đồng bộ thông tin,…
Kích hoạt: NVKD chọn chức năng Đăng Ký
Thông Tin trên menu.

×