Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển
nguồn năng lượng sạch
1. Vai trò của năng lượng đối với phát triển kinh tế, xã hội
Trong lịch sử phát triển của loài người, năng lượng luôn đóng một vai trò quan
trọng. Năng lượng là một trong những nguyên nhân của các cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật. Năng lượng quyết định tiềm năng, mức độ và nhịp độ phát triển của một nền
kinh tế.
Trong một trăm năm cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai, loài người đ
ã khai
thác và sử dụng năng lượng nhiều hơn 19 thế kỷ trước cộng lại. 95% trong số đó là
năng lượng hóa thạch. Việc sử dụng quá nhiều năng lượng hóa thạch nẩy sinh hai vấn
đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách năng lượng: đó là sự cạn kiệt của các
nguồn năng lượng hóa thạch và các vấn đề liên quan đến môi trường.
Năng lượng cần cho sự sống của con người: đem lại sự sống cho con người,
vạn vật; phục vụ các nhu cầu thiết yếu: sưởi ấm, nấu chín thức ăn, thắp sáng, sử dụng
phương tiện giao thông… Đảm bảo các hoạt động cho sinh hoạt, sản xuất, hoạt động
dịch vụ. Năng lượng là thành tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất: công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải. Đảm bảo các hoạt động cho sinh hoạt, sản
xuất, hoạt động dịch vụ.
Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 7.5%, tốc độ tiêu
thụ điện tăng 14% năm. Theo các nhà hoạch định chính sách năng lượng Việt Nam thì
với tốc độ tăng trưởng kinh tế và điện năng đó, đến năm 2020, Việt Nam cần 200 tỷ
kWh.
Như vậy chúng ta thấy vai trò rất quan trọng của nguồn năng lượng trong quá
trình phát triển kinh tế của một địa phương, một thành phố, một quốc gia. Vì thế điều
kiện cần và đủ trong mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển
nguồn năng lượng sạch đó là muốn phát triển kinh tế bền vững, chúng ta phải ưu
tiên hàng đầu phát triển nguồn năng lượng sạch. Khi nguồn năng lượng sạch được
ưu tiên phát triển mạnh mẽ sẽ làm động lực cho các ngành khác phát triển, sẽ làm
động lực cho kinh tế phát triển bền vững. Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau, sự tương tác qua lại, tương hỗ cho nhau tạo nên một thể thống nhất không thể
tách rời.
2. Muốn phát triển kinh tế bền vững phải ưu tiên hàng đầu phát triển nguồn
năng lượng sạch.
Vì sao phát triển kinh tế bền vững phải ưu tiên phát triển nguồn năng lượng
sạch trước tiên. Như đ
ã đ
ề cập ở vai trò của nguồn năng lượng, chúng ta thấy năng
lượng là “huyết mạch của nền kinh tế”, nó nuôi dưỡng nền kinh tế, là sự sống còn của
tất cả các ngành trong nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể năng lượng điện là yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các ngành từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, y
tế,.vv. Hơn 95% tất cả các sản phẩm, dịch vụ tạo ra trên thị trường đều trực tiếp hoặc
gián tiếp sử dụng năng lượng điện. Điện là chi phí đầu vào cho tất cả các loại sản
phẩm và dịch vụ ngày nay.
Phát triển năng lượng điện từ các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, than
đá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống và môi trường tự nhiên. Độ ổn định về
giá cả của các loại năng lượng này trên thị trường luôn luôn bị biến động, phụ thuộc
rất lớn vào các tập đoàn kinh tế lớn, các tập đoàn khai thác và các tập đoàn chế biến.
Các đại gia kinh tế này khống chế giá cả và khống chế thị trường năng lượng, chỉ cần
có một biến động nhỏ thì các
đ
ại gia kinh tế này có thể tăng giá bán hoặc giá nhập
khẩu năng lượng bất kể lúc nào, như vậy giá của các loại sản phẩm khác trên thị
trường sẽ đồng loạt tăng theo, tạo nên sự bất ổn định trên thị trường; ảnh hưởng rất lớn
đến phát triển kinh tế của khu vực, của quốc gia; làm cho nền kinh tế phát triển không
ổn định, không bền vững.
Ngoài ra độ ổn định của năng lượng điện khi sử dụng nguồn năng lượng hoá
thạch này c
ũng không
ổn định do nguồn cung của năng lượng hóa thạch là không ổn
định, có giới hạn và mau cạn kiệt nếu như không khai thác hợp lý. Nh
ưng do nhu c
ầu
của thi trường quá lớn nên các tập đoàn khai thác khoáng sản phải khai thác thật nhiều
để cung cấp cho thị trường. Ngày nay trữ lượng của nguồn năng lượng hoá thạch đang
ở mức báo động đỏ, mức độ cạn kiệt nguy hiểm. Thực trạng này đ
ã làm cho các cư
ờng
quốc kinh tế và quân sự lên phương án, thiết lập các kế hoạch xâm chiếm các quốc gia
yếu thế mà có trữ lượng nguồn năng lượng hoá thạch còn nhiều để thâu tóm, khai thác;
đ
ã làm cho tình hình an ninh trên th
ế giới và khu vực ngày nay có nhiều biến động
không lường và mất ổn định trong khu vực. Thềm lục địa của Việt Nam c
ũng đư
ợc
đánh giá c
òn tr
ữ lượng nguồn năng lượng hoá thạch nhiều nên Việt Nam c
ũng n
ằm
trong danh sách đen của các cường quốc kinh tế và quân sự như Trung Quốc, Mỹ,
Nhật Bản dòm ngó.
Phát triển năng lượng điện từ các nguồn năng lượng sạch; có khả năng tái tạo
như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, sóng biển hay thủy
triều là một hướng đi chiến lượt, là một sự lựa chọn của tương lai không thể thay thế.
Các nguồn năng lượng này có độ ổn định cao, bền vững, nên khi ứng dụng năng lượng
này để tạo ra điện phục vụ cho sản xuất và đời sống sẽ ổn định được chi phí đầu vào,
ổn định được thị trường năng lượng nói chung không phải bị phụ thuộc vào các tập
đoàn năng lượng sẽ ổn định được sản phẩm tạo ra cho xã hội và nền kinh tế sẽ được
ổn định.
Vùng Trung Bộ được đánh giá là vùng có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời
và năng lượng gió; với số ngày nắng khoảng từ 2000 - 2600 giờ mỗi năm, với tổng
bức xạ năng lượng mặt trời trung bình khoảng 4,8 kw/m
2
/ngày và tốc độ gió đạt 6-
7m/s ở độ cao trên 50m; có thể đạt công suất phát điện khoảng 800-1400 kwh/m
2
/năm
[1]. Đây là điều kiện rất tốt mà thiên nhiên ưu đ
ãi cho vùng Trung B
ộ. Chúng ta cần
có những chính sách và đầu tư hợp lý để thúc đẩy cho các doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển, khai thác nguồn tiềm năng quý giá n
ày đ
ể
tạo ra năng lượng điện phục vụ cho sản xuất và đời sống góp phần ổn định an ninh
năng lượng quốc gia.
Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng sạch không chỉ tác động đến nền kinh tế
mà còn tác
đ
ộng mạnh mẽ đến mọi mặt của xã hội.
Thứ nhất khi ưu tiên đầu tư phát triển nguồn năng lượng sạch thì trong con mắt
của cộng đồng quốc tế chúng ta sẽ được đánh giá cao là có trách nhiệm với cộng đồng,
có trách nhiệm với môi trường sống; sẽ dễ dàng thu hút các nguồn viện trợ, các nguồn
vốn đầu tư của các tổ chức phi chính phủ, ngân hàng thế giới…
Thứ hai khi ưu tiên phát triển nguồn năng lượng sạch sẽ khẳng định được trình
độ khoa học công nghệ, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong đời sống và sản
xuất.
Thứ ba khi ưu tiên phát triển nguồn năng lượng sạch sẽ giảm thải được lượng
khí thải CO
2
tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thứ tư khi ưu tiên phát triển nguồn năng lượng sạch sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, bảo vệ được sức khoẻ của con người.
Một khi tình hình xã hội ổn định, cuộc sống của con người được bảo vệ thì nền
kinh tế mới phát triển ổn định bền vững, vì con ng
ư
ời là yếu tố quyết định tất cả.
3. Khi phát triển nguồn năng lượng sạch sẽ làm động lực cho phát triển kinh
tế.
Khi đoàn tàu chuyển bánh về phía trước chắc chắn phải cần có đầu tàu kéo, phải
có động cơ để tạo nên lực kéo hoặc đẩy để đưa đoàn tàu từng bước vượt thời gian.
Tương tự vậy, khi chúng ta ưu tiên phát triển nguồn năng lượng sạch sẽ làm động lực
cho kinh tế phát triển bền vững, đây là điều kiện đủ và c
ũng là m
ột trong những nhân
tố chính để nền kinh tế có sức khoẻ tốt, để phát triển bền vững. Một khi đ
ã đ
ầu tư phát
triển nguồn năng lượng sạch đ
òi h
ỏi phải có một trình
đ
ộ khoa học công nghệ cao, phải
có một đội ng
ũ các chuyên gia có kinh nghi
ệm, phải có được sự đầu tư đúng mức về tài
lực và phải có được sự đồng thuận của của toàn xã hội.
Trong văn kiện của đại hội Đảng khoá XI về chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011-2020; Đảng cũng đã xác định rõ mục tiêu chiến lược và khâu đột phá trong
định hướng phát triển kinh tế - xã hội là “Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú
trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng,
nguyên liệu.” và Đảng đ
ã kh
ẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là
động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”
[2]. Đây là một chủ
trương đúng đắn, khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và của thế giới.
Thật vậy, khi đầu tư phát triển năng lượng điện từ các nguồn năng lượng sạch
như năng lượng mặt trời thì phải cần các tấm quang điện để biến đổi năng lượng ánh
sáng mặt trời thành điện năng như vậy sẽ kích thích ngành công nghiệp vật liệu mới
phát triển, ngành điều khiển tự động, ngành hoá học phát triển theo để đáp ứng được
nhu cầu phát triển của công nghệ sản xuất tấm quang điện.
Hình 1: Tấm quang điện - biến đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng
(
nguồn: Tổng hợp nhiều hình từ trang mạng từ khóa “ Solar cell
”
)
Khi đầu tư phát triển điện năng từ năng lượng gió thì cần phải đầu tư phát triển
các tuabin gió có công suất lớn; các tuabin gió này có đặc điểm phải nhẹ nhưng rất
chắc chắn, linh động, phải chịu được sức gió bão cấp 12 hay 13. Khi công nghệ sản
xuất tuabin gió công suất lớn phát triển thì
đ
òi h
ỏi các ngành vật liệu mới, công nghiệp
nặng, cơ khí, công nghiệp sắt thép, ngành xây dựng, ngành điện,v vv phát triển theo.
Hình 2: Tuabin gió- biến đổi năng lượng gió thành điện năng
(
nguồn: Tổng hợp nhiều hình từ trang mạng từ khóa “
Wind Turbine”
)
Nếu đầu tư phát triển điện năng từ các nguồn năng lượng sạch khác như năng
lượng sinh khối, địa nhiệt hay thuỷ triều sẽ kéo theo nhiều ngành khác như ngành nông
nghiệp, địa chất, ngành hải dương học, công nghiệp nặng, ngành xây dụng, ngành tự
động hoá, vv phát tiển theo để đáp ứng các công nghệ chuyển đổi năng lượng này.
Trên đây là hai ví dụ cụ thể cho chúng ta thấy chuỗi các giá trị liên kết giữa các
ngành. Khi đầu tư cho phát triển nguồn năng lượng sạch sẽ kéo theo một chuỗi các
ngành khác phát triển theo, sẽ thúc đẩy các ngành khác có liên quan cùng phát triển và
sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung.
Như vậy phát triển nguồn năng lượng sạch sẽ làm động lực cho các ngành công
nghiệp khác phát tiển nói riêng, sẽ là động lực cho phát triển kinh tế nói chung một
cách bền vững.
Tài liệu tham khảo
1. Cổng thông tin của tổng cục thống kê:
/>2. Cổng thông tin của chính phủ :
/>hongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=
10038368
Tác giả: Võ Hoàng Phi
Học vị: Thạc sỹ
Ngành: Khoa học máy tính
Điện thoại: 0985001104
Email: