Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đặc tính cây Trôm và phương pháp trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.82 KB, 4 trang )

ĐẶC ĐIỂM CÂY TRÔM VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỒNG
Sterculia foetida L.,
1753
Tên khác: Trôm quạt, trôm hôi, trôm thối, cây quả mõ, chim chim rừng, Mạy trôm
(Tày)
Họ: Trôm – Sterculiaceae
Tên thương phẩm: Poon tree; wild almond, bottle tree, Java olive (Anh)
Hình thái
Cây gỗ lớn, rụng lá hàng năm; thân hình trụ
thẳng, cao 25-30 m, đường kính 60-80 cm; vỏ
xám nhạt, nứt nhẹ. Cành mập, thô, có nhiều sẹo
lá hình tim. Lá kép chân vịt, mọc so le, có cuống
dài; lá chét 5-9, hình mác, mặt trên nhạt, mặt dưới
màu lục xám, lá kèm dễ rụng.
Cụm hoa mọc ở ngọn, thường xuất hiện cùng
lá non, gồm những chùm hẹp, nhẵn, dài 15-20
cm, hoa tạp tính, màu đỏ có mùi rất thối, nên còn
có tên là trôm thối; đài hình ống, mặt trong đỏ có
lông; không có cánh hoa; hoa đực có cuống, bộ
nhị mở thành dạng chén ở đầu, bao phấn 15-20;
hoa cái có bầu hình cầu họp bởi 5 lá noãn, mỗi lá
noãn có 8-15 noãn. Quả gồm 1-5 đại choãi ra,
màu đỏ tím, có lông, vỏ quả rất dày, khi mở giống
cái mõ; hạt 10-15, màu đen nhẵn.
Các thông tin khác về thực vật
Chi trôm (Sterculia) là một chi lớn, của họ
Trôm (Sterculiaceae). Ở Việt Nam chi này có 25
Trôm - Sterculia foetida L.
1. Cành lá; 2. Hoa; 3. Quả; 4. Hạt
loài, gồm nhiều loài cây gỗ lớn hay nhỏ, mọc phổ biến trong rừng tự nhiên như cây sảng
(Sterculia lanceolata) hoặc cây bo (Sterculia pexa) Nhiều cây trong chi này thường mang


cùng tên là trôm hoặc bo. Vì vậy cần phải đọc kỹ phần mô tả để tránh nhầm lẫn giữa loài trôm
quạt với các loài trôm khác.
Phân bố
Việt Nam:
Trôm phân bố tự nhiên tại các tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và
các tỉnh miền duyên hải Nam Trung Bộ: Khánh hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Ninh Thuận,
trôm phân bố nhiều nơi, nhưng đặc biệt nhiều ở vùng rừng ven biển thuộc xã Phước Dinh,
huyện Ninh Phước. Trôm cũng đã
đ
ược trồng ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Buôn Ma Thuật để làm cây cảnh và cây bóng mát trong các công viên, đường phố.
Thế giới:
Trôm phân bố ở các nước Nam và Đông Nam Á như: Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Lào,
Campuchia, Philippin,Trung Quốc, Australia và Châu Phi.
Đặc điểm sinh học
Trôm là cây gỗ của rừng khô hạn, lượng mưa
thấp, mùa khô kéo dài trong năm. Vì vậy nó rất thích
hợp với rừng khô của Ninh Thuận, Bình Thuận và
vùng Nam Tây nguyên. Ở đây lượng mưa chỉ 1.000-
1.500 mm/năm hoặc thấp hơn. Cây phân bố trên các
đất feralít vàng đỏ, đất xám trên granit hay phù sa cổ,
có tầng đất trung bình đến dày, thành phần cơ giới
nhẹ. Nó cũng có thể mọc trên các điều kiện đất đai, khí
hậu xấu hơn nữa, nhưng khi đó cây sinh trưởng chậm,
kích thước thân nhỏ. Trôm tự nhiên mọc nhiều nhất ở
vùng rừng ven biển xã Phước Dinh, huyện Ninh
Phước. Ở đây cây cho loại nhựa (mủ) tốt: khô và
trắng. Ngược lại trôm cũng phát triển được ở các vùng
có lượng mưa lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, khi đó cây có kích thước lớn và thời gian rụng lá

rất ngắn hay chỉ thay lá.
Trôm rụng lá vào cuối mùa đông, ra lá non và hoa
đồng thời vào đầu mùa mưa, tháng 3-4.
Mùa hoa tháng 2-4, mùa quả tháng 5-9.
Công dụng
Trôm là một loài LSNG đa tác dụng. Khi bị tác
động vỏ trôm tiết ra một chất mủ (nhựa hay gôm) có
Phân bố trôm ở Việt Nam
màu vàng hơi xanh, dễ hòa tan; khi đưa ra ngoài ánh sáng có mầu nâu. Mủ trôm dùng làm
nước giải khát, giải nhiệt ngày càng được ưa chuộng. Ngoài mủ, hạt trôm có thành phần: nước
35,6%; protein 11,4%, chất béo 35,5%, chất vô cơ 2,4% (gồm calci, phốt pho, sắt, magiê, kali,
sulphur, đồng, …), vitamin C 5 mg/100g. Dầu hạt có tác dụng thay mỡ xào nấu thức ăn, nhưng
chủ yếu để thắp sáng.
Nhiều bộ phận của trôm được dùng làm thuốc như ở Java và Philippin, vỏ thân và lá non
cây trôm được dùng chữa thấp khớp, thùy thũng. Nước sắc lá để chữa vết thương đã mưng
mủ. Gỗ trôm cũng được sử dụng để đóng đồ đạc thông thường. Do dáng đẹp nên trôm có thể
làm cây bóng mát hoặc cây cảnh trong các công viên.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Nhân giống :
Trôm chủ yếu trồng bằng hạt. Hạt trôm sau khi thu hái, bảo quản 2-3 tuần lễ là có thể xử lý
để gieo ươm. Khi thu hái cần tránh làm rụng lớp lông bao quanh hạt. Hạt trôm có dầu nên phải
gieo ngay, không để lâu được. Đem hạt ngâm nước ấm (2 sôi +3 lạnh) trong khoảng 24 giờ rồi
ủ. Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm, đem cấy vào bầu. Dùng bầu nhỏ (kích thước 13x18 cm), với
thành phần ruột bầu bao gồm: 60% đất cát pha, 30% đất sét, 10% phân chuồng hoai. Bầu được
đặt sâu để bề mặt bầu ngang mặt đất. Tưới ngày 2 lần. Thời gian ươm trong bầu khoảng 3
tháng thì mang trồng. Trước khi đem trồng khoảng 20 ngày phải dừng tưới nước. Cây con đạt
tiêu chuẩn xuất vườn khi đạt được tuổi 4-5 tháng và có chiều cao 35-45 cm, đường kính gốc 3-
4 mm.
Kỹ thuật trồng. Hố trồng được đào kích thước 40 x 40 x 40 cm. Mật độ trồng 550 cây/ha.
Thời gian trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, thường là tháng 3-4. Riêng vùng duyên

hải Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận…) mùa trồng tốt là tháng 9-10 (tốt nhất là từ 20/8-
30/9) hàng năm. Trước khi trồng, tiến hành xử lý thực bì, bón lót phân chuồng khoảng 10 kg
cho 1 hố.
Sau khi trồng 3 tháng làm cỏ và vun gốc để giữ ẩm. Năm thứ 2 và 3, mỗi năm chăm sóc 2
lần, lần đầu vào lúc bắt đầu mùa mưa, lần sau vào cuối mùa mưa. Sau khi trồng 10-15 ngày
phải tiến hành trồng dặm.
Có thể trồng trôm thuần loại hoặc xen với các cây nông nghiệp và cây công nghiệp như
đào lộn hột, mật độ trôm 500-550 cây/ha.
Khoảng 8-9 năm gần đây, trôm đ
ã
được trồng thành rừng, trồng trong vườn rừng hay
vườn gia đ
ì
nh ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Công thức trồng Trôm + Điều+ Dứa+ Sến theo tỷ
lệ (1 trôm, 1 điều, 1 dứa xen sắn). Riêng Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn sông Trâu
(Ninh Thuận) từ năm 1996 đến nay đ
ã
trồng 65 ha rừng trôm, nay còn 49,5 ha. Mật độ trồng
1.600 cây trong đó cây bản địa 400-550 cây; trồng trên đất feralít vàng đỏ và vàng xám phát
triển trên đá granít; độ dốc 16-25
0
C, tầng đất trung bình (50-70 cm), tỷ lệ đá lẫn cao (20-30%),
đá lộ đầu (15-20%). Tỷ lệ sống của trôm là 70-85%. Tình hình tăng trưởng của cây trôm khá
nhanh:
- Cây 6 tuổi (trồng năm 1998, đánh giá năm 2004) trong vườn
rừng:
󽜬
Đường kính bình quân (D1,3m): 9,48 cm
󽜬
Tăng trưởng đường kính bình quân: 1,64 cm/năm

󽜬
Chiều cao vút ngọn bình quân: 3,78 m
󽜬
Tăng trưởng chiều cao vút ngọn, bình quân: 0,63 cm/năm
- Cây 3 tuổi trên đất trống đồi trọc (trồng năm 2001, đánh giá năm 2004).
󽜬
Đường kính bình quân (D gốc): 4,92 cm
󽜬
Tăng trưởng đường kính bình quân: 1,64 cm/năm
󽜬
Chiều cao vút ngọn bình quân: 1,26 m
󽜬
Tăng trưởng chiều cao vút ngọn, bình quân: 0,42 cm/năm
Đánh giá: Trên lập địa xấu và trung bình, trôm sinh trưởng khá tốt, nhất là trồng trong vườn
rừng, trại rừng (cây 5 tuổi đã có thể bắt đầu lấy nhựa bán), tỷ lệ sống cao (> 85%), phân bố đều
trên diện tích, có triển vọng thành rừng cây LSNG. Đây là một mô hình rất độc đáo của vùng
khô hạn, hiện được người dân chấp nhận và rất ủng hộ; đặc biệt là các đồng các bào dân tộc ít
người.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Việc khai thác mủ trôm được tiến hành trên các cây từ 4 tuổi (đất tốt, được chăm sóc
nhiều) hoặc 5 tuổi (đất trung bình hoặc xấu, không được chăm sóc nhiều), lúc đó cây có chiều
cao khoảng 4-5 tuổi. Đục các lỗ trên thân, từ độ cao 0,5 m cách mặt đất trở lên. Các lỗ đục có
kích thước 2x2 cm, chiều sâu vừa chạm đến lớp gỗ. Các lỗ đục xen kẽ nhau. Có thể khai thác
quanh năm trừ tháng 3 và tháng 4 là thời gian trôm rụng lá.
Gần đây có nhiều cải tiến trong khai thác nhựa trôm như cắt ngang các cành trôm rồi dùng
túi nhựa polyêthylen buộc chặt vào cành để hứng nhựa chảy ra. Với cách lấy nhựa này, cây đỡ
bị hại hơn cách chích nhựa đục lỗ vào thân.
Nhựa có dạng gôm, dễ bị ô xy hóa nên phải được bảo quản ở nơi khô, mát. Giá tại địa
phương (Ninh Thuận, Bình thuận) là 200.000-250.000 đ/kg nhựa tùy theo mùa vụ.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Trôm là một cây gỗ đa tác dụng. Đặc biệt trôm chịu được khô hạn nên là một loài cây bản
địa rất quí để trồng ở những vùng có luợng mưa thấp, mùa khô kéo dài, đất xấu và đá lẫn
nhiều. Qua thử nghiệm, trôm mọc tốt ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, là nơi ít loài cây gỗ
có khả năng phát triển; ngoài ra trôm còn nhiều tác dụng khác như: mủ trôm sẽ tạo một nguồn
thu nhập tốt cho các người trồng. Tóm lại, trôm là cây cải tạo môi trường và tạo ra nhiều sản
phẩm. Cần nghiên cứu thêm về kỹ thuật gieo trồng, khai thác, chế biến và thị trường để có thể
phát triển loài cây đa tác dụng này một cách bền vững, đặc biệt là ở các địa phương khô hạn
thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Huy Bích và cs, 2003. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập II: 1023-1024. Nxb Khoa học và
Kỹ thuật – Hà Nội; 2. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Tr.1273-1274. Nxb Y học, Hà Nội. 3. Phạm Hoàng
Hộ, 2.000. Cây cỏ Việt Nam, Tập I: 505. Nxb Trẻ. Tp Hồ Chí Minh; 4. Phân viện điều tra Qui hoạch rừng Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên, 2004. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng một số tỉnh
vùng Nam Trung Bộ - Việt Nam. Viện Điều Tra Qui hoạch rừng;. Tháng 11/2004 (chưa xuất bản).

×