Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở cơ sở cai nghiện ma túy số 7, thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.49 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ VÂN KHANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA
TÚY Ở CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ 7,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ VÂN KHANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA
TÚY Ở CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ 7,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY


Chuyên ngành: Quản lý xã hội
Mã số: 8 31 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. PHẠM XUÂN MỸ

HÀ NỘI - 2022


Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng
chấm luận văn thạc sĩ.

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2022
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Vũ Thị Thu Quyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Quản lý hoạt động cai
nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma túy số 7, thành phố Hà Nội hiện
nay” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Phạm Xuân Mỹ. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã nhận
được đồng ý và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học của Học viện Báo
chí và Tun truyền về cơng trình và kết quả nghiên của của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân Khanh



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Uỷ ban nhân dân
CNMT: Cai nghiện ma túy
LĐTBXH:

Lao động - Thương binh và Xã hội


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tổ chức bộ máy và biên chế của Cơ sở cai nghiện ma túy số 7
Hà Nội ......................................................................................................... 42
Bảng 2.2: Kết quả công tác tiếp nhận, quản lý học viên ................................... 47
Bảng 2.3: Kết quả công tác giáo dục, tư vấn - tuyên truyền học viên ........ 48
Bảng 2.4: Kết quả dạy nghề và doanh thu lao động sản xuất ..................... 51
Bảng 2.5: Kết quả tiếp nhận cắt cơn và điều trị cho học viên .................... 52
Bảng 2.6: Thống kê trình độ cán bộ cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội .... 63


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAI
NGHIỆN MA TÚY Ở CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY ................. 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý hoạt động cai nghiện
ma túy ................................................................................................ 6
1.2. Nội dung, nguyên tắc và phương pháp quản lý hoạt động cai
nghiện ma túy ở các cơ sở cai nghiện ma túy ................................. 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAI

NGHIỆN MA TÚY Ở CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ 7,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY .............................................. 33
2.1 Tổng quan về cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội ............................ 33
2.2. Kết quả, hạn chế trong quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở cơ
sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội ................................................... 37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY Ở CƠ SỞ
CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ 7, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............ 744
3.1. Phương hướng tăng cường quản lý hoạt động cai nghiện ma túy
ở cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội ........................................... 74
3.2. giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở cơ
sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội ................................................... 81
KẾT LUẬN ............................................................................................. 92
DANH MỤC THAM KHẢO .................................................................. 94
PHỤ LỤC .............................................................................................. 100
TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................... 103


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phòng, chống tệ nạn ma tuý đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu.
Ma tuý là nguồn gốc dẫn đến tội phạm, hủy hoại sức khoẻ, đạo đức, nhân
cách, là bạn đồng hành của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, làm mất an ninh
trật tự, ảnh hưởng lớn đến phát triển xã hội.
Cho đến nay, các tệ nạn xã hội vẫn là một nguy cơ lớn của cách
mạng nước ta. Tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng ở nước ta
vẫn có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Trong tệ nạn ma túy,
nghiện ma tuý được xác định là một trong những tệ nạn xã hội nghiêm
trọng vì nó dẫn đến các loại tội phạm giết người, cướp của, trộm cắp,

cưỡng đoạt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân... Tệ nạn nghiện ma tuý
như một thứ dịch bệnh nguy hiểm, có sức cuốn hút, lây lan rất mạnh, nhất
là các tầng lớp thanh, thiếu niên.
Theo Báo cáo số 24/BC-LĐTBXH ngày 22 tháng 02 năm 2021 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm số người nghiện ma túy
tăng thêm hàng trăm nghìn người, cơng tác cai nghiện ma túy cịn nhiều
khó khăn, thách thức, đặc biệt do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch toàn
cầu COVID-19 tác động lên mọi mặt đời sống sản xuất, kinh doanh, bảo
đảm an sinh, trật tự và an tồn xã hội. Tính đến 30/6/2021 tồn quốc có hơn
246.648 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 11.636 người nghiện
(4,7%) so với cuối năm 2020. Các cơ sở cai nghiện ma túy trên cả nước đã
điều trị, cai nghiện cho 93.724 người, số đối tượng tái hòa nhập cộng đồng
51.729 người, hiện đang quản lý 41.019 người. Cả nước hiện nay có 97 cơ
sở cai nghiện ma túy công lập và 16 cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, tổ
chức cai nghiện cho 93.724 người
Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả
nước, dân cư đơng, số lượng lớn lao động người ngoại tỉnh về làm ăn sinh


2
sống tại Thủ đơ nên tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy diễn biến ngày
càng phức tạp. Số người nghiện mới, đặc biệt nghiện ma túy tổng hợp có
chiều hướng gia tăng và trẻ hóa. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra
tội phạm về ma tuý - Cơng an TP Hà Nội thì tính đến ngày 14/6/2021, trên
địa bàn thành phố Hà Nội có 17.613 người nghiện, người sử dụng ma tuý
có hồ sơ quản lý, trong đó có mặt tại cộng đồng là 11.996 người, số người
đang cai nghiện tại các Cơ sở cai nghiện công lập là 1.670 người, số người
đang ở các trưởng giáo dưỡng là 1.580 người.
Trong những năm qua, Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 đã thực hiện tốt
vai trị, nhiệm vụ và chức năng của mình, góp phần đảm bảo tình hình an

ninh, trật tự xã hội ở thành phố. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cần
nghiên cứu để tìm ra giải pháp tăng cường cơng tác này.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề quản lý hoạt
động cai nghiện ma túy, bản thân hiện đang công tác tại Cơ sở cai nghiện
ma túy số 7, thành phố Hà Nội với mong muốn công tác cai nghiện ma túy
của Thành phố Hà Nội nói chung và của Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà
Nội nói riêng đạt được kết quả tốt trong thời gian tới, giúp người cai nghiện
ma túy tái hịa nhập cộng đồng góp phần hạn chế tối đa hậu quả của tệ nạn
ma túy cũng như góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cai nghiện
ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội trong thời gian tới. Vì vậy
tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai
nghiện ma túy số 7, thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ
ngành Chính trị học, chuyên ngành Quản lý xã hội với mong muốn góp
phần nghiên cứu, đánh giá quản lý hoạt động cai nghiện của Cơ sở và đề
xuất một số biện pháp tăng cường hiệu quả công tác cai nghiện ma túy ở
Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề ma túy, cai nghiện ma túy đã được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu dưới nhiều với nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu như:


3
- TS. Nguyễn Hữu Dũng (2012): chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Nhà
nước (2012) "Tư duy mới về quản lý tệ nạn xã hội ở nước ta trong điều kiện
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế".
- TS. Đào Huy Khuê, TS. Vũ Thị Hồng (2013) chủ nhiệm đề tài
khoa học cấp Bộ: “Những giải pháp văn hoá - xã hội hạn chế, đẩy lùi các
tệ nạn xã hội ở một số tộc người vùng Đông Bắc Việt Nam”.
- TS. Trần Viết Long chủ biên (2007) Giáo trình: “Quản lý về an
ninh trật tự”, Học viên Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.

- TS. Ngọc Anh (2008): “Quản lý học viên tại Trung tâm Chữa
bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội”, Báo Nhân dân, 2008
- PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình (2010): “Cơng tác xã hội với phịng
chống nghiện ma túy ở Việt Nam”, Tổng cục dân số-Kế hoạch hóa gia đình.
- Hồng Thu Hằng (2012). Luận văn thạc sĩ của: "Nhận thức của
sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay".
- Phan Đăng Kiên (2010). Luận văn thạc sỹ của: “Tăng cường quản
lý trong cơng tác phịng chống ma túy tại tỉnh Thái Nguyên”.
- Lê Thị Ngọc Thúy (2014). Luận văn thạc sỹ “Công tác xã hội đối
với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm giáo dục lao động xã
hội số 5 thành phố Hà Nội”.
- Vũ Thị Tình (2018). Luận văn thạc sỹ: Quản lý xã hội đối với công
tác cai nghiện ma túy của thành phố Hà Nội hiện nay.
Các cơng trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã đế cập đến nhiều
vấn đề khác nhau về công tác phịng chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ
nạn ma túy, cai nghiện ma túy... Và còn rất nhiều các cơng trình nghiên cứu
khoa học khác có liên quan đến vấn đề cai nghiện ma túy ở Hà Nội như:
Mơ hình Câu lạc bộ sau cai B93; giải pháp can thiệp với các nhóm có nguy
cơ cao về ma túy, ngăn chặn có hiệu quả sự gia tăng người nghiện mới;
đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phòng, chống lây chéo
HIV/AIDS trong các cơ sở cai nghiện ma túy; quy hoạch hệ thống các cơ


4
sở cai nghiện đến năm 2030... Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên
cứu về “Quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma túy số
7, thành phố Hà Nội hiện nay”. Đây là đề tài mới, khơng trùng lặp với các
cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma
túy số 7, thành phố Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở Cơ
sở cai nghiện ma túy.
- Đánh giá thực trạng (kết quả, hạn chế, nguyên nhân và kinh
nghiệm) quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma túy số
7, thành phố Hà Nội thời gian gần đây.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cai
nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma túy số 7, thành phố Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma túy số
7, thành phố Hà Nội hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước
về quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma túy số 7,
thành phố Hà Nội.
- Về không gian: Hoạt động cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma
túy số 7, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Khảo sát chủ yếu từ năm 2016 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


5
- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở các cơ sở cai nghiện ma túy.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp
lịch sử, phương pháp logic. Ngồi ra tác giả cịn sử dụng phương pháp điều

tra xã hội học, đưa ra các mẫu khảo sát, các bảng hỏi, phân tích, tổng hợp,
thống kê, khảo sát, so sánh như các bản Phụ lục trong Luận án đã trình bày.
6. Những đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý đối với
các Cơ sở cai nghiện ma túy
- Đánh giá thực trạng, ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân,
kinh nghiệm; đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường công tác quản
lý công tác cai nghiện ma túy ở Cơ sở cai nghiện ma túy số 7, thành phố Hà
Nội hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để tăng cường quản lý đối
với các Cơ sở cai nghiện ma túy thành phố Hà Nội; làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các trung tâm nghiên cứu về
các vấn đề xã hội.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương và 6 tiết.


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY Ở CÁC CƠ SỞ
CAI NGHIỆN MA TÚY
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY Ở CÁC CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY
1.1.1. Các khái niệm liên quan
- Khái niệm quản lý
Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Tiến đã đưa ra quan điểm về quản lý xã
hội: “Quản lý xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của
chủ thể quản lý xã hội lên xã hội và khách thể có liên quan nhằm duy trì và

phát triển xã hội theo các đặc trưng và các mục tiêu mà chủ thể quản lý đặt
ra phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử”. ”.[45.tr.12]. Như
vậy Quản lý là một loại hoạt động thực tiễn của con người, trong đó tác
động lên các đối tượng bằng những công cụ và phương pháp khác nhau,
thông qua quy trình quản lý nhất định nhằm thực hiện một cách hiệu quả
nhất các mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường.
Những thành tố cơ bản tạo nên hoạt động quản lý đó bao gồm: Chủ
thể quản lý, đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý, phương pháp quản lý,
công cụ quản lý, môi trường quản lý, điều kiện tổ chức… Đó đều là những
thành tố quan trọng để đảm bảo cho hoạt động quản lý mang lại hiệu quả.
Có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu: Quản lý là
thuật ngữ chỉ sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý theo
những mục tiêu, kế hoạch đã được xác định nhằm phát triển hệ thống tổ
chức, sự tác động đó được thực hiện thơng qua nhiều các phương pháp
khác nhau và trong những điều kiện tác động khác nhau để tạo sự chuyển
biến tích cực ở đối tượng trong thực hiện mục tiêu chung.


7
- Khái niệm ma túy: Các chất có nguồn gốc tự nhiên, bán tự nhiên
hay tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể người dùng (bằng cách: tiêm, chích,
hút, hít, nhai, nuốt...) nó sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức, sinh lý và làm
cho con người lệ thuộc vào nó.
Điều 2 Luật phịng, chống ma t năm 2021 (đã được Quốc hội
thông qua tháng 3/2021) của Việt Nam đã đưa ra một số định nghĩa về ma
tuý hoặc khái niệm có liên quan đến ma tuý như sau: Chất ma túy là chất
gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do
Chính phủ ban hành. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần
kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng....
Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm

và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
Tệ nạn ma túy là việc sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy
và các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc khơng
bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Kiểm sốt các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là việc cho
phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác.
Người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng
chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chun
mơn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả
dương tính.
- Khái niệm về cai nghiện ma túy:
Thực chất, cai nghiện ma túy là quá trình giải quyết sự rối loạn ba
yếu tố của người cai nghiện: trạng thái tâm sinh lý; nhận thức và hành vi.
Theo Luật Phòng chống ma túy năm 2021 định nghĩa: Cai nghiện ma túy là
quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người
nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng


8
thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi
để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này.
- Khái niệm cơ sở cai nghiện ma túy: Theo Khoản 14 Điều 2 Luật
phòng chống ma túy 2021 định nghĩa: Cơ sở cai nghiện ma túy là cơ sở
được thành lập để thực hiện đầy đủ quy trình cai nghiện theo quy định của
Luật này, bao gồm cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện
ma túy tự nguyện.
- Khái niệm quản lý hoạt động cai nghiện MA TÚY ở các cơ sở cai nghiện
ma túy
Quản lý hoạt động cai nghiện MA TÚY ở các cơ sở CNMT là sự tác

động có tổ chức và điều chỉnh mang tính quyền lực đối với hoạt động cai
nghiện ma túy; đó là những tác động có căn cứ khoa học và kế hoạch, được
tiến hành một cách liên tục nhằm quản lý tốt hoạt động này, đảm bảo trật tự
an ninh xã hội, hỗ trợ bản thân người nghiện nhằm giúp họ từ bỏ ma túy.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý hoạt động cai nghiện
ma túy là những người đang công tác, làm việc trong cơ quan quản lý về
cai nghiện ma túy và bằng những hoạt động của mình họ thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nơi phục vụ. Tiêu chuẩn, chế
độ tuyển dụng, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức quản lý
công tác cai nghiện ma túy.
Bộ máy quản lý công tác cai nghiện ma túy được thành lập từ Trung
ương đến địa phương để thực thi quản lý về cai nghiện ma túy, đứng đầu là
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Để quản lý về cai nghiện ma túy có
hiệu quả địi hỏi giữa các cơ quan và bộ phận cấu thành bộ máy quản lý
phải có sự phân cơng, phân cấp, đảm bảo tính thống nhất của hoạt động
quản lý, đồng thời phát huy trách nhiệm, chủ động sáng tạo của cấp dưới
- Khái niệm quản lý về hoạt động cai nghiện ma túy
Quản lý về hoạt động cai nghiện ma túy là công tác quản lý về lĩnh
vực hoạt động cai nghiện ma túy thuộc phạm vi quản lý về các vấn đề xã


9
hội. Theo đó nhà nước có trách nhiệm ban hành khung pháp lý về áp dụng
các biện pháp cai nghiện đối với những đối tượng, diện cai nghiện khác
nhau về pháp đồ điều trị cai nghiện, quy trình cai nghiện gồm các biện
pháp hỗ trợ người nghiện để rèn luyện phục hồi các yếu tố kể cả về vật chất
và tinh thần giúp người nghiện cai nghiện và phòng chống tái nghiện. Ban
hành các chế độ chính sách áp dụng cho những người nghiện, người làm
công tác cai nghiện và cả người sau cai nghiện, người làm công tác quản lý
sau cai nghiện.

1.1.2. Đặc điểm quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở các cơ sở
cai nghiện ma túy
Thứ nhất, đặc điểm về chủ thể quản lý
Hoạt động quản lý xã hội đối với hoạt động cai nghiện ma túy có sự
tham gia của nhiều chủ thể: Đảng, Nhà nước, các tổ chức đồn thể chính trị
xã hội, tổ chức kinh tế, trong đó hoạt động cai nghiện tại các Cơ sở cai
nghiện đóng vai trị nịng cốt, quan trọng. Mỗi chủ thể quản lý là cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể tham gia vào tồn bộ hay một, một
số bước của chu trình quản lý như: xây dựng, ban hành quyết định quản lý;
tổ chức, triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm
nhằm đạt được mục đích đã được định trước.
Việc phân định chức năng chuyên môn trong quản lý hoạt động
CNMT hiện nay được phân công cho ngành LĐTBXH. Theo sự phân cấp,
chủ thể quản lý công tác CNMT của ngành LĐTBXH ở địa phương bao gồm: Sở
LĐTBXH, các cơ sở CNMT.
Cơ sở cai nghiện ma túy được thành lập theo quy định tại Nghị định
số 55/NĐ-CP ngày 28/06/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ
chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Trình tự, thủ tục thành lập, tổ
chức lại, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy công lập thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính
phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.


10
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con
dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Cơ sở cai nghiện ma túy
công lập chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ
chức, nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội.

Chức năng của cơ sở cai nghiện ma túy công lập gồm: tổ chức cai
nghiện ma túy bắt buộc; tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện; tổ chức tiếp
nhận người sử dụng, người nghiện ma t khơng có nơi cư trú ổn định; tổ
chức điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.
Chủ thể quản lý cơ sở CNMT trực tiếp; nòng cốt là tập thể Ban
Giám đốc, các phòng chức năng, đội ngũ cán bộ của các cơ sở CNMT.
Công tác CNMT là hoạt động mang tính đặc thù, các đối tượng phức
tạp, sử dụng nhiều loại ma túy dẫn đến việc cai nghiện và quản lý rất khó
khăn, phức tạp; đặt ra những yêu cầu cũng mang tính đặc thù đối với chủ
thể quản lý.
Thứ hai, đặc điểm về đối tượng quản lý
Tùy thuộc vào mối quan hệ quản lý mà một người có thể vừa là chủ
thể quản lý vừa là đối tượng quản lý. Đối tượng quản lý trong hoạt động cai
nghiện ma túy ở các cơ sở cai nghiện ma túy là tất cả các lĩnh vực hoạt
động của cơ sở theo quy định của pháp luật, cán bộ viên chức, người lao
động, người cai nghiện ma túy.
- Thứ ba, đặc điểm về đa dạng các nội dung hoạt động cai nghiện
ma túy
+ Tổ chức tiếp nhận, phân loại, tổ chức khám, chữa bệnh, cai nghiện,
phục hồi sức khỏe, chăm sóc, quản lý giáo dục, tư vấn cho đối tượng
nghiện ma tuý, bị nhiễm HIV/AIDS (gồm hai đối tượng tự nguyện và bắt
buộc) theo đúng quy trình đã quy định thơng qua việc cung cấp các dịch vụ
phục hồi sức khỏe, tư vấn tâm lý, pháp lý, hướng nghiệp và chuẩn bị tái


11
hịa nhập cộng đồng giúp cho họ nhanh chóng hịa nhập với cộng đồng, ổn
định đời sống.
+ Tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm
HIV/AIDS; thông tin, giáo dục, truyền thông và triển khai các biện pháp dự

phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở CNMT.
+ Tổ chức giáo dục văn hóa, xóa mù chữ và tiếp tục giáo dục sau khi
biết chữ; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao
trình độ học vấn; tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động
văn hóa, xã hội cho đối tượng, giúp cho họ thay đổi nhận thức, hành vi đảm
bảo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
+ Hướng dẫn, tư vấn cho đối tượng, gia đình của đối tượng về chữa
trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục tại gia đình và cộng đồng.
+ Tổ chức cho các đối tượng lao động trị liệu, dạy nghề, lao động
sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động theo quy định của pháp luật;
hướng nghiệp để đối tượng tự tìm việc làm và tạo việc làm, thích nghi với
đời sống xã hội sau khi tái hòa nhập cộng đồng.
+ Thực hiện các dự án về việc làm, xóa đói giảm nghèo, các chương
trình kinh tế - xã hội khác gắn với các hoạt động dạy nghề, lao động sản
xuất, chữa trị cho đối tượng tạo điều kiện cho các đối tượng hoà nhập cộng
đồng. Liên kết với các cơ sở dạy nghề địa phương tổ chức dạy nghề phù
hợp với điều kiện của cơ sở và trình độ của đối tượng.
+ Tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường tại cơ sở cai nghiện ma túy và
khu vực nơi trú đóng của cơ sở; lồng ghép việc thực hiện các nhiệm vụ về
bảo vệ môi trường với các chương trình, kế hoạch hoạt động của cơ sở
CNMT đảm bảo cho sức khỏe của cán bộ và học viên của cơ sở CNMT,
cùng với xã hội nâng cao nhận thức, ý thức và hành động bảo vệ môi
trường, thúc đẩy phát triển bền vững.
+ Tiến hành tổ chức quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự, an tồn xã hội tại
cơ sở CNMT.


12
+ Thực hiện nghiên cứu và tổ chức mơ hình cai nghiện, chữa trị,
phục hồi; phương pháp, quy trình về chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề và tổ

chức lao động phù hợp với tình hình của cơ sở CNMT; phù hợp với đối
tượng và địa bàn để mang lại hiệu quả cao nhất.
+ Xây dựng và ban hành quy chế tổ chức hoạt động của các cơ sở
CNMT theo sự hướng dẫn để đảm bảo tổ chức hoạt động có hiệu quả, tránh
chồng chéo, không rõ trách nhiệm; cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các tổ chức chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc cơ sở CNMT; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền
lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ
luật đối với cán bộ, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của
cơ sở CNMT theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND cấp tỉnh.
+ Quản lý tài chính, tài sản của mình theo quy định của pháp luật và
phân cấp UBND cấp tỉnh.
+ Tiến hành công tác hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực được Nhà nước giao.
+ Tiến hành công tác thông tin, tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ
hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của
pháp luật và của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngoài những đặc điểm nhiệm vụ trên, các cơ sở CNMT còn thực
hiện thêm những nhiệm vụ khác do các cơ quan quản lý cấp trên giao và
theo quy định của pháp luật như: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, người lao động theo quy định; thường
xuyên kiểm tra, theo dõi và đánh giá về mức độ rèn luyện, phấn đấu của
người cai nghiện; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị.
Quản lý cơ sở CNMT là hoạt động quản lý mang tính tồn diện, đó là
việc quản lý tồn bộ các hoạt động ở cơ sở. Theo đó, phạm vi quản lý, nội
dung quản lý mang tính tồn diện, tất cả những nội dung, lĩnh vực hoạt động
của cơ sở CNMT theo quy định của pháp luật đều là đối tượng quản lý.


13
Quản lý tại cơ sở CNMT là hoạt động quản lý mang tính quyền lực

nhà nước. Tức là, Nhà nước thơng qua chính sách, pháp luật, đặc biệt là
thơng qua bộ máy, cán bộ lãnh đạo, quản lý của cơ sở CNMT.
Với tư cách là chủ thể quản lý, để thực hiện việc quản lý tại cơ sở
CNMT theo đúng các quy định của pháp luật; chủ thể quản lý có thể áp
dụng các biện pháp cưỡng chế, giáo dục bằng quyền lực nhà nước để buộc
đối tượng quản lý phải chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh.
Quản lý cơ sở CNMT là hoạt động mang tính liên tục, thường xun
và có tính phức tạp. Đây là hoạt động chủ yếu được tiến hành theo những kế
hoạch đã được chủ thể xác định, do đó nó có tính tuần tự, liên tục, không
gián đoạn. Cơ sở CNMT là nơi điều trị, chữa bệnh cho các đối tượng nghiện
ma túy, đối tượng nghiện ma túy bị nhiễm HIV/AIDS; chính vì thế hoạt
động quản lý mang tính phức tạp, diễn biến phức tạp, có nhiều tình huống đa
dạng, khó kiểm sốt; nếu chủ thể quản lý không nhận thức và thực hiện tốt
có thể làm giảm hiệu quả quản lý và làm cho tình hình sẽ phức tạp.
Quản lý tại cơ sở CNMT là để đảm bảo việc thực thi các chính sách,
pháp luật có liên quan đến các cơ sở cai nghiện bắt buộc, đảm bảo cho các
cơ sở cai nghiện bắt buộc hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Quản lý cơ sở CNMT không chỉ nhằm đến mục tiêu cụ thể của các
cơ sở CNMT mà còn nhằm đến mục tiêu chung của Nhà nước và xã hội, đó
là duy trì, bảo đảm trật tự an tồn xã hội, phịng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh
chống những tệ nạn xã hội đang ngày càng gia tăng cùng với sự hội nhập
và phát triển toàn diện của đất nước hiện nay.
1.1.3. Vai trò của quản lý hoạt động cai nghiện ma túy ở các cơ
sở cai nghiện ma túy
Thứ nhất, góp phần tăng cường hiệu quả công tác cai nghiện ma túy
của Thành phố Hà Nội. Quản lý giúp chủ thể quản lý xác định được mục
tiêu, kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện mục tiêu, kế hoạch đó; quản
lý giúp cho các thành viên và tổ chức đạt được mục đính đã xác định và đặc




×