Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Quản lý nội dung báo chí đa nền tảng ở các tờ báo đảng khu vực trung du miền núi phía bắc hiện nay(khảo sát tư liệu tại các báo phú thọ, hòa bình, yên bái năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐỖ NGỌC TÙNG

QUẢN LÝ NỘI DUNG
BÁO CHÍ ĐA NỀN TẢNG Ở CÁC TỜ BÁO ĐẢNG
KHU VỰC TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY
(Khảo sát tư liệu tại các Báo: Phú Thọ, Hịa Bình, n Bái năm 2019)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐỖ NGỌC TÙNG

QUẢN LÝ NỘI DUNG
BÁO CHÍ ĐA NỀN TẢNG Ở CÁC TỜ BÁO ĐẢNG
KHU VỰC TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY


(Khảo sát tư liệu tại các Báo: Phú Thọ, Hịa Bình, n Bái năm 2019)

Chun ngành: Quản lý Báo chí – Truyền thơng
Mã số: 8320101

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. NGUYỄN THÀNH LỢI

HÀ NỘI – 2022


Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày….tháng… năm 2022
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu đề tà “Quản lý nội dung báo
chí đa nền tảng ở các tờ báo đảng khu vực trung du miền núi phía bắc hiện
nay(khảo sát tƣ liệu tại các báo: Phú thọ, Hịa bình, n bái năm 2019” là
luận văn do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS, TS. Nguyễn
Thành Lợi. Các số liệu, thống kê, tổng hợp phân tích, kết quả nghiên cứu nêu
trong luận văn được tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu, dữ liệu trực tiếp và liên
quan, các thông tin trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn.
Tác giả luận văn


Đỗ Ngọc Tùng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Học viện Báo chí và tuyên truyền đã tạo
điều kiện trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình học
tập của khóa học. Trong thời gian học tập, nghiên cứu đề tài tác giả đã nhận
được sự quan tâm, chỉ bảo nhiệt tình của tập thể giảng viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Viện Báo chí, giáo viên hướng dẫn thực hiện luận văn để
bảo đảm hoàn thành kế hoạch và tiến độ đề ra; đặc biệt, tác giả xin bày tỏ sự
biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thành Lợi đã tận tình hướng dẫn, truyền
đạt kiến thức giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ Báo Phú
Thọ, Báo Yên Bái, Báo Hịa Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ, đóng góp ý kiến
bổ ích cho tác giả trong q trình nghiên cứu đề tài; đồng thời xin chân thành
cảm ơn tập thể lớp thạc sỹ Quản lý báo chí truyền thông K24.2B đã giúp đỡ,
chia sẻ kinh nghiệm với tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Do tác giả luận văn cịn hạn chế trong việc cập nhật các thông tin mới,
nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân
thành của các nhà khoa học, các đồng nghiệp để cơng trình nghiên cứu này
thực sự có giá trị và ý nghĩa.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đỗ Ngọc Tùng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Quản lý nội dung


QLND

Báo chí đa nền tảng

BCĐNT

Bộ Thông tin và truyền thông

Bộ TT và TT

Ủy ban nhân dân

UBND

Mạng xã hội

MXH


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Thống kê số lượng tin, bài theo lĩnh vực phản ánh của báo điện tử
Hịa Bình .............................................................................................. 68
Bảng 2.2.Thống kê số lượng tin, bài theo lĩnh vực phản ánh của báo điện tử
Yên Bái ................................................................................................ 69
Bảng 2.3. Thống kê số lượng tin, bài theo lĩnh vực phản ánh của báo điện tử
Phú Thọ ................................................................................................ 70
Bảng 2.4. Tỷ lệ những nền tảng báo chí được cơng chúng thường xun đọc......... 78
Sơ đồ 2.1: Quy trình trình tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm BCĐNT ....... 73



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỘI DUNG BÁO CHÍ
ĐA NỀN TẢNG Ở CÁC TỜ BÁO ĐẢNG HIỆN NAY ............................. 14
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ................................................ 14
1.2 Quản lý nội dung báo chí đa nền tảng ............................................ 34
1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý nội dung báo chí đa nền tảng ở
các tờ báo đảng ..................................................................................... 40
1.4 Yêu cầu đối với việc quản lý nội dung báo chí đa nền tảng ở
các tờ báo đảng ..................................................................................... 44
Chƣơng II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỘI DUNG BÁO CHÍ ĐA NỀN TẢNG
Ở CÁC TỜ BÁO ĐẢNG KHU VỰC TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC
HIỆN NAY.............................................................................................................................................. 48
2.1. Khái quát chung về các tờ báo thuộc diện khảo sát....................... 48
2.2. Khảo sát việc quản lý nội dung báo chí đa nền tảng ở các tờ báo
đảng khu vực trung du miền núi phía Bắc hiện nay (khảo sát tại Báo
Phú Thọ, Báo Hịa Bình, Báo n Bái từ tháng 1/2019 đến 12/2019) 54
2.3. Đánh giá việc quản lý nội dung báo chí đa nền tảng ở các tờ
báo Đảng .............................................................................................. 77
Chƣơng III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NỘI
DUNG BÁO CHÍ ĐA NỀN TẢNG Ở CÁC TỜ BÁO ĐẢNG KHU VỰC
TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY ...................................... 88
3.1. Một số vấn đề đặt ra....................................................................... 88
3.2. Nâng cao chất lượng quản lý nội dung ở các tờ báo đảng khu vực
trung du, miền núi phía Bắc .................................................................. 93
KẾT LUẬN .................................................................................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 116
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 120
TÓM TẮT LUẬN VĂN.............................................................................. 129



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ số, sự phát triển không ngừng của công nghệ
thông tin, báo chí Việt Nam đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn
nhưng cũng là cơ hội để mỗi cơ quan báo chí, nhất là người đứng đầu cơ quan
báo chí và những người làm báo phải tự đổi mới để bắt kịp xu hướng của sự
phát triển.
Năm 2019 là năm cơng tác báo chí có nhiều dấu ấn quan trọng: Năm
đầu thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm
2025. Cơng tác chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí tiếp tục được tăng cường
cả về nội dung thông tin lẫn công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, nâng cao
kỷ luật, kỹ cương trong hoạt động báo chí. Nhiều cơ quan báo chí chú trọng
đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thể hiện các chương
trình, tin bài, đặc biệt là các tuyến tin bài thông tin tuyên truyền về chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; về công tác
đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; về bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ chủ quyền
biển đảo; các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội…
Về việc thực hiện Quy hoạch báo chí, trong 11 tháng đầu năm 2019, cả
nước đã giảm 18 cơ quan báo chí so với năm 2018. Tính đến ngày
30/11/2019, có 850 cơ quan báo chí, trong đó có 179 cơ quan báo, 648 tạp
chí, 23 cơ quan báo chí điện tử độc lập; có 72 cơ quan có giấy phép hoạt động
phát thanh-truyền hình với 2 đài Quốc gia, 64 đài địa phương, 5 kênh truyền
hình. Cả nước hiện có trên 41.000 người đang cơng tác tại các cơ quan báo
chí (cả 4 loại hình), trong đó có 20.407 trường hợp đã được cấp thẻ nhà báo.
Các cơ quan chức năng tiếp tục ứng dụng khoa học, công nghệ mới
trong hoạt động quản lý báo chí theo hướng hiện đại hóa, vận hành có hiệu



2
quả hệ thống lưu chiểu điện tử Quốc gia. Có biện pháp đấu tranh hiệu quả với
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới vào Việt
Nam để gỡ bỏ những thông tin sai trái, vi phạm pháp luật Việt Nam, và đẩy
mạnh việc quản lý bản quyền báo chí nhằm thúc đẩy phát triển ngành công
nghiệp sản xuất nội dung trong nước.
Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm 2025 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu sắp xếp hệ thống báo chí gắn
với đổi mới mơ hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để
phát triển các loại hình báo chí. Theo đó, các cơ quan báo đảng địa phương
cũng đang nằm trong lộ trình phải tự đổi mới, thay đổi cách thức tổ chức, hoạt
động, tinh gọn bộ máy nhưng đồng thời ngày phải càng nâng cao chất lượng
thông tin phục vụ công chúng, độc giả.
Hiện nay, sự tác động mạnh mẽ của công nghệ với truyền thông là điều
không thể phủ nhận. Dịng thơng tin liên tục được tính từng giây từng phút, vì
vậy các tịa soạn báo cũng đang cạnh tranh quyết liệt để giữ chân độc giả của
mình. Các cơ quan báo chí đã nhận diện được thời cơ, thuận lợi cũng như tồn
tại, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, đối diện với nhiều thách thức
trước sự phát triển nhanh, mạnh của khoa học công nghệ cũng như xu thế báo
chí cần phải thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của công chúng.
Trong xu thế phát triển đó, hơn bao giờ hết tất cả các cơ quan báo chí
truyền thơng từ Trung ương đến địa phương cần nhìn nhận đánh giá đúng
thực trạng và khả năng thích ứng của đơn vị mình khi tiếp cận với cuộc cách
mạng khoa học công nghệ mới, xác định đây chính là sự sống cịn của đơn vị,
cần đổi mới để có thể giữ chân độc giả, để có thể thích ứng, tồn tại. Từ đó xây
dựng chiến lược phát triển với những bước đi, việc làm cụ thể.
Có thể nói, đa phương tiện là một trong những ưu điểm vượt trội của
báo mạng điện tử, so với các loại hình báo chí khác. Trong cùng một bài viết

trên báo điện tử tích hợp cả văn bản, hình ảnh, âm thanh, video clip đã mang


3
lại sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với công chúng. Trong những năm gần đây, hầu
hết các trang báo điện tử Việt Nam đã chú ý nhiều tới khả năng tích hợp đa
phương tiện, cùng với đó là đầu tư trang thiết bị hiện đại, bồi dưỡng kỹ năng
làm báo đa phương tiện cho các nhà báo, phóng viên nhằm tạo ra những tác
phẩm chất lượng, nhằm lôi kéo, giữ chân cơng chúng.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, báo chí đa phương tiện khơng cịn là thế
mạnh tuyệt đối, sự xuất hiện và lớn mạnh của mạng xã hội đã tác động mạnh
mẽ, làm thay đổi thói quen của người dùng, xu hướng báo chí vì thế cũng có
những thay đổi đáng kể. Báo chí cần phải ln gắn với xu hướng cơng nghệ và
áp dụng tối đa những tính năng, phần mềm của cơng nghệ mới thì các tịa báo
hiện đại (không chỉ là hội tụ, không chỉ là điện tử) mới có thể bắt kịp được.
Theo thống kê, Doanh thu của Facebook trong 12 tháng kết thúc vào
ngày 30/9/2019 là 66,529 tỷ đô la, tăng 28,2% so với năm trước. (nguồn:
MacroTrends, 2019); 56% người truy cập Facebook để lấy thông tin. (nguồn:
Facebook, 2019); từ datareportal.com – ( đến tháng 10/2019) Facebook đang
là trang web thứ 3 có lượt truy cập toàn cầu nhiều nhất sau Google (1) và
Youtube (2). Tính đến tháng 10/2019, Việt Nam có 59 triệu người sử dụng
Facebook, đứng thứ 7 trong số các quốc gia có số lượng người dùng
Facebook cao nhất. Người dùng facebook tại Việt Nam chủ yếu là từ 18 đến
34 tuổi. Trong đó khoản 52% là nam giới. Người dùng chủ yếu tham gia vào
các bài đăng video, hình ảnh hoặc sử dụng facebook messenger. Hơn thế nữa,
tại Việt Nam thì Facebook cũng là một nền tảng để phổ biến rộng rãi để bán
hàng và dịch vụ cũng tương tự như các nước khác trên thế giới, lĩnh vực này
đang được phát triển mạnh trên facebook. Điều này cho ta thấy mạng xã hội
đang là một nền tảng chiếm ưu thế trong thời đại này
Có thể thấy, báo chí đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt của mạng xã hội

(Facebook, Twitter, Google+...), với xu hướng này, báo chí truyền thơng nếu
không thay đổi, không nắm bắt được xu hướng, các tòa soạn báo sẽ dần làm
mất đi độc giả của mình, bị tụt hậu do ảnh hưởng của mạng xã hội.


4
Sự phát triển không ngừng của công nghệ cũng như mạng xã hội trong
thời đại số hóa đang đặt ra cho báo chí nói chung và báo Đảng địa phương nói
riêng khơng ít thách thức. Trước bối cảnh đó, các tờ báo Đảng đã và đang
phát triển theo hướng đa nền tảng, từng bước biến những thách thức thành cơ
hội để định vị lại hoạt động cho phù hợp với xu thế chung.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nội dung báo chí đa
nền tảng tại các tờ báo Đảng khu vực Trung du miền núi phía Bắc” (khảo sát
tại các Báo: Phú Thọ, Hịa Bình, n Bái năm 2019) để nghiên cứu, hệ thống
hóa các vấn đề lý luận, thực tiễn về cơng tác, cách thức quản lý nội dung
BCĐNT ở các cơ quan báo chí, nhất là trong các tịa soạn báo Đảng địa phương
hiện nay và cơ quan thực hiện khảo sát trong luận văn; đưa ra các giải pháp, kiến
nghị nhằm cải thiện mơ hình tịa soạn, cách thức quản lý nội dung, nhằm ngày
càng nâng cao hơn nữa chất lượng thơng tin cung cấp đến với độc giả.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Về quản lý nội dung và báo chí đa nền tảng
Trong những năm gần đây, xu thế hội tụ truyền thơng, báo chí đa
phương tiện đã có những tác động mạnh mẽ đến báo chí Việt Nam, cùng với
sự phát triển nhanh chóng và không ngừng của khoa học – công nghệ và thiết
bị di động, đã có nhiều cơng trình, tác phẩm nghiên cứu về các khía cạnh của
quản lý và tổ chức tịa soạn, BCĐNT, đa phương tiện. Đó là bài viết của các
chuyên gia, nhà nghiên cứu báo chí đăng trên các tạp chí khoa học, hoặc là
những luận văn của nghiên cứu sinh, học viên cao học chuyên ngành báo chí
ở các trường đại học trên cả nước. Các cơng trình nghiên cứu, các tác phẩm
liên quan đến khía cạnh quản lý nội dung BCĐNT, đó là cơ sở quan trọng để

tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài này.
Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Sách “Báo chí truyền thơng hiện đại” (Từ hàn lâm đến đời thường,
2011), TS Nguyễn Văn Dững, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, tác giả đã đề


5
cập đến quá trình phát triển mạnh mẽ và đa dạng của báo chí hiện đại ngày
càng phát huy vai trị xã hội của báo chí. Từ thực tiễn đó, nhiều vấn đề mới
được đặt ra đối với hoạt động đào tạo và nghiên cứu báo chí hiện đại. Trong
khoảng hai mươi năm trở lại đây, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học,
nhiều sách dịch từ nước ngoài hoặc tổng hợp kinh nghiệm thực tế của các nhà
báo chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu báo chí đã góp phần phản ánh một
phần diện mạo của báo chí hiện nay.
Sách “Báo chí thế giới – Xu hướng và phát triển” của Đinh Thị Thúy
Hằng, Nxb Thông tấn, năm 2008: tác giả đã hệ thống những lý luận, khái
nhiệm, phạm trù và hoạt động báo chí thế giới đang được phổ biến tại các
trường đại học trên thế giới và trong giới nghiên cứu báo chí. Đây là một vấn
đề cần thiết trong xu thế hội nhập quốc thế hiện nay đối với các cơ sở nghiên
cứu lý luận báo chí ở Việt Nam. Trong cuốn sách, khái niệm báo chí được
hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các loại hình báo chí như báo in, phát
thanh, truyền hình và báo mạng điện tử. Phạm trù thế giới trong khuôn khổ
cuốn sách này được đề cập mang tính điển hiền ở một số các ví dụ cụ thể về
hoạt động báo chí ở một số nước khu vực. Do đã có nhiều nghiên cứu xuất
bản ở Việt Nam về lý luận báo chí của Mác – Lênin, nên trong khn khổ của
cuốn sách này, tác giả chỉ đề cập đến các lý luận khác ít được biết đến tại
Việt Nam.
Sách “Báo chí điện tử - những vấn đề cơ bản” Nguyễn Thị Trường
Giang, Nxb Hành Chính – Chính tri, 2011: Cuốn sách trình bày quá trình hình
thành và phát triển internet và báo mạng điện tử; đặc trưng cơ bản, mô hình

tịa soạn, quy trình sản xuất thơng tin, viết và trình bày nội dung báo mạng
điện tử; giới thiệu một số tờ báo mạng tiêu biểu ở Việt Nam.
Sách “Lao động nhà báo và quản trị tịa soạn báo chí” của TS Trương
Thị Kiên, Nxb Lý luận Chính trị, 2016: tác giả đã gắn với những vấn đề lý
thuyết lao động nhà báo với hoạt động thực tiễn tại các tòa soạn, đồng thời, từ


6
thực tiễn để khái quát thành nhận định lý thuyết mang tính khoa học. Các
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương thức
lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về báo chí được thể hiện rõ ràng,
nhất qn.
“Báo chí thời cơng nghệ 4.0” của PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng - TSTrần
Quang Diệu, Tạp chí Người làm báo tháng 10/2017. Các cơ quan báo chí
truyền thơng cần nhận thúc đúng về cách mạng cơng nghệ 4.0 và tính tất yếu
của sự đổi mới, có chiến lược nghiên cứu, thay đổi chính sách quản lý báo chí
truyền thơng trước thách thức của sự phát triển mạng xã hội, truyền thông xã
hội, sự ra đời của nền BCĐNT, báo chí dữ liệu và báo chí sáng tạo, cần đổi
mới ngay, khơng chờ đợi chậm trễ thêm nữa.
“Bàn về xu hướng phát triển của báo chí trong mơi trường truyền
thơng hội tụ” của Nguyễn Thành Lợi, Tham luận Hội thảo khoa học “Sự vận
động, phát triển của báo chí, truyền thơng trong thời kì hội tụ truyền thơng,
tích hợp phương tiện”, Hà Nội, 2013.
"Báo chí phát thanh, truyền hình trong kỷ nguyên số đa nền tảng" của
Nguyễn Thế Kỷ, Tạp chí Cộng sản số tháng 7/2017. Sự phát triển của công
nghệ truyền thông đã tạo cho báo chí một hướng đi mới, đó là tích hợp các
phương tiện truyền thông. Đây là xu hướng phát triển mang tính khách quan,
đáp ứng nhu cầu thơng tin của công chúng. Tác động của công nghệ, mạng xã
hội đối với các cơ quan báo chí và cơng chúng ngày càng lớn, đây vừa là
thách thức, vừa là cơ hội khơng nhỏ đối với báo chí và cả xã hội. Nhanh

nhưng phải bảo đảm tính chính xác, tính khoa học, tính nhân văn, có trách
nhiệm cao với xã hội, thể hiện được bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn
và đạo đức nghề nghiệp vẫn là yêu cầu cốt lõi đối với phóng viên, nhà báo
trong bất kỳ thời đại nào. Trong kỷ nguyên số, nhà báo phải luôn trong tâm
thế sẵn sàng, tác nghiệp bất cứ lúc nào, ở đâu. Bên cạnh yếu tố thông tin phải
luôn mới, “nóng”, nhanh nhạy, chính xác, địi hỏi nhà báo phải biết tìm tịi


7
những cái mới, cần thiết, bổ ích, nhân văn mà cơng chúng quan tâm. Biên tập
viên, phóng viên cũng phải thường xuyên thay đổi tư duy, phương pháp, cách
thức hoạt động, sáng tạo khơng ngừng để có nhiều các tác phẩm tốt, hấp dẫn,
không bị nhàm chán, đơn điệu. Trong kỷ ngun số, báo chí, phát thanh,
truyền hình cơng là những công cụ quan trọng được sử dụng để thực hiện
chức năng tuyên truyền, giáo dục, kết nối, sẻ chia thơng tin, tư tưởng, tình
cảm trên in-tơ-nét và các loại hình truyền thơng mới.
“BCĐNT và sự trở về với giá trị cốt lõi của báo chí là phụng sự độc giả”
của nhà báo Lê Quốc Minh, tham luận tại Hội nghị báo chí tồn quốc ngày
30/12/2015. Khi Internet phát triển và phát triển điện tử trở thành con đường tất
yếu của báo chí, giới nghiên cứu đã đưa ra nhiều thuật ngữ để nhấn mạnh sự ưu
tiên, ban đầu là web-first (ưu tiên website), sau đó là digital-first để chỉ một
chiến lược digital tổng thể. Gần đây do sự phát triển quá mạnh mẽ của điện
thoại di động, mobile-first lại trở thành lời kêu gọi đối với các nhà xuất bản tin
tức, chưa kể một xu hướng đang nổi lên là social-first – ưu tiên phát thông tin
lên mạng xã hội thậm chí trước khi phát tin chính thức. Chiến lược đa nền tảng
(multiplatform) với địi hỏi thơng tin phải xuất hiện bất cứ nơi nào có độc giả,
và chủ động đưa tin đến với độc giả thay vì cách tiếp cận truyền thống là độc
giả tìm đến với thơng tin, thực tế lại đang đưa báo chí trở về với nguyên tắc cơ
bản nhất của mình: coi độc giả là ưu tiên số 1 (audience-first).
Luận văn: Luận văn thạc sĩ “Tịa soạn hội tụ ở nước ngồi và kinh

nghiệm Việt Nam” của tác giả La Thị Hoàn, 2013, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền: Qua nghiên cứu, khảo sát mơ hình tịa soạn hội tụ của một số tờ báo
lớn trên thế giới, tác giả đưa ra một cái nhìn tổng thể và tồn diện về thực
trạng hoạt động của tịa soạn hội tụ. Từ đó, tác giả đề xuất một số mơ hình tịa
soạn phù hợp với mơi trường báo chí Việt Nam.
Luận án tiến sĩ “Xu thế phát triển của Báo chí địa phương Việt Nam
trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện” của Nguyễn Tiến Vụ, 2017, Học


8
viện Báo chí và tuyên truyền: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về xu thế phát triển của báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh
truyền thông đa phương tiện, phát hiện các vấn đề thực tiễn và đề xuất các
khuyến nghị khoa học nhằm tạo điều kiện để báo chí địa phương phát triển
mạnh mẽ hơn trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện.
Luận văn thạc sĩ "Đề xuất mơ hình tồ soạn hội tụ báo Nhân dân” của
Lê Đình Liệu, 2016, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Luận văn nghiên cứu
cơ sở lý luận của mơ hình tịa soạn hội tụ, khảo sát, phân tích thực trạng tổ
chức tịa soạn báo Nhân Dân hiện nay tìm ra những ưu điểm, nhược điểm,
những mặt tồn tại hạn chế để từ đó đề xuất những giải pháp xây dựng tòa soạn
hội tụ ở báo Nhân Dân theo hướng hiện đại.
Luận văn “Thực trạng và giải pháp xử lý thơng tin trong tịa soạn báo
mạng điện tử Việt Nam hiện nay" của tác giả Trần Hồng Vân (2004). Luận
văn tiến hành khảo sát một số trang web báo mạng điện tử tiêu biểu là
Vietnamnet, VnExpress, Tuổi trẻ online, Lao động điện tử cũng như hoạt
động của tòa soạn, phòng, ban phụ trách báo mạng điện tử; nêu lên yêu cầu tất
yếu phải nâng cao chất lượng xử lý thơng tin tại các tịa soạn báo mạng điện
tử, giải pháp xây dựng khung pháp lý, chính sách cho báo mạng điện tử hoạt
động; đổi mới cách thông tin và quản lý chặt chẽ về nội dung thông tin đăng
phát trên các trang báo mạng điện tử ngay từ khi các tòa soạn báo mạng điện

tử nhận được thơng tin.
Những nghiên cứu nói trên đều đã đề cập các vấn đề về lý thuyết tổ
chức tòa soạn, sự phát triển của báo chí cùng với sự phát triển của khoa học
cơng nghệ, một số ít tài liệu đề cập sự phát triển của BCĐNT trong kỷ nguyên
kỹ thuật số, một số nghiên cứu đã đề xuất, khuyến nghị mơ hình tồ soạn cho
một cơ quan báo chí cụ thể. Trong khn khổ luận văn này, tác giả thực hiện
nghiên cứu một số vấn đề về quản lý tồ soạn của các cơ quan báo chí phát
hành thông tin trên nhiều nền tảng khác nhau như trên báo giấy, trên nền tảng


9
web, nền tảng mạng xã hội, nền tảng ứng dụng cho các thiết bị di động. Từ đó
khái quát được việc tổ chức, quản lý một tòa soạn cơ quan báo có đủ các yếu
tố về cơ sở hạ tầng, công nghệ và khoa học kỹ thuật, tổ chức thu thập thơng
tin, quy trình biên tập,phân chia thơng tin..nhằm tối ưu hóa các nguồn lực,
phù hợp vơi sự phát triển liên tục của công nghệ.
2.2 Báo Đảng khu vực trung du miền núi phía Bắc
Đối với khu vực Trung du miền núi phía Bắc chưa có nghiên cứu nào
sâu về việc quản lý nội dung BCĐNT trong tịa soạn vì vậy tác giả đã chọn đề
tài "Quản lý nội dung BCĐNT trong các tờ báo Đảng khu vực Trung du miền
núi phía Bắc" để nghiên cứu, cũng như phát triển, kế thừa các cơng trình
nghiên cứu về mơ hình hoạt động, cách quản lý nội dung thông tin, nhằm
nâng cao chất lượng thông tin cung cấp đến độc giả.
Vùng trung du miền núi phía bắc, trước năm 1954 cịn gọi là Trung du
và thượng du là khu vực sơn địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam. Xét về
mặt hành chính, vùng này bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai,
Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc
Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình, Quảng Ninh. Xét về mặt địa
lý, vùng này bao gồm 2 tiểu vùng của Bắc Bộ là Tây Bắc Bộ và Đông Bắc
Bộ. Trung tâm vùng là Thành phố Thái Nguyên; Thành phố Việt Trì .Theo

quy hoạch vùng cơng nghiệp của Chính phủ Việt Nam đến năm 2020, vùng
trung du và miền núi phía bắc nằm trong vùng 1.
Tổng diện tích của các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía bắc
là 100.965 km², tổng dân số ngày 1/4/2019 là 13.853.190 người, mật độ đạt
137 người/km. Đối với khu vực trung du miền núi phía bắc đã là địa bàn khảo
sát cho nhiều luận văn báo chí khác nhau như:
Luận văn, Xây dựng mơ hình hội tụ truyền thơng ở các tỉnh miền núi
phía Bắc (Khảo sát các Đài phát thanh truyền hình: Thái Nguyên, Bắc Kạn,
Tuyên Quang, từ năm 2013 - 2015) 2018, tác giả Lê Huy Hịa. Trong khn
khổ của cơng trình nghiên cứu, luận án tác giả đã nêu lên một số đề xuất cụ


10
thể với lãnh đạo quản lý báo chí từ Trung ương đến địa phương với mong
muốn có được sự quan tâm, kịp thời điều chỉnh hướng phát triển để các đài
PTTH địa phương ngày càng thích ứng hơn với xu thế hội tụ truyền thơng,
qua đó góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của quá trình vận động, phát
triển của hệ thống báo chí địa phương ở Việt Nam.
Luận văn “Sử dụng mạng xã hội để quảng bá nội dung các Đài Phát
thanh – Truyền hình vùng Đơng Bắc” 2019, tác giải Phạm Thị Thùy Linh.
Trong khuôn khổ của một Luận văn thạc sỹ, từ đầu tới cuối, tác giả đã cố
gắng bám sát lý luận, thực tiễn, chỉ ra những nét khái quát nhất về vai trò của
mạng xã hội đối với hoạt động quảng bá các chương trình truyền hình, đồng
thời chỉ ra một số hạn chế trong công tác hoạt động thực tiễn tại một số đài
truyền hình địa phương, từ đó, kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm phát huy
hơn nữa hiệu quả sử dụng mạng xã hội quảng bá chương trình truyền hình
trong thời gian tới nhằm mục đích cuối cùng là phát triển sự nghiệp báo chí
tại các Đài Phát thanh - Truyền hình vùng Đơng Bắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số khái niệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết
cho vấn đề nghiên cứu, luận văn khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng về
hoạt động quản lý nội dung BCĐNT ở các tờ báo Đảng khu vực Trung du
miền núi phía Bắc, từ đó đề xuất những giải pháp, khuyến nghị khoa học
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nội dung BCĐNT tở
các tờ báo Đảng trong hoạt động thực tiễn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nêu trên, tác giả luận văn thực hiện triển
khai những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Hệ thống hóa, làm rõ thêm những vấn đề lý luận, lý thuyết về quản lý,
nội dung, BCĐNT, Quản lý nội dung BCĐNT ở các báo Đảng hiện nay;
- Khảo sát thực trạng quản lý nội dung BCĐNT ở các báo đảng được
khảo sát, tìm ra ngun nhân thành cơng và hạn chế của vấn đề nghiên cứu;


11
-Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị khoa học nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nội dung BCĐNT tại các Báo Đảng ở Trung du miền núi phía Bắc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lý nội dung BCĐNT trong các tờ báo Đảng khu vực Trung du
miền núi phía Bắc
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: tại Báo Phú Thọ, Báo n Bái, Báo
Hịa Bình.
- Thời gian khảo sát: Năm 2019
5.Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận:
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, báo chí; các quan điểm,

đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Đảng và các cơ quan ban
ngành trong truyền thông về xây dựng và phát triển BCĐNT; các cơ sở lý
luận liên ngành và liên quan như, báo chí học, báo chí - truyền thơng, khoa
học quản lý, quản trị học, quan hệ công chúng và quảng cáo, triết học, xã hội
học, tâm lý học, phương pháp nghiên cứu khoa học… và lịch sử phát triển của
các đơn vị khảo sát.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả luận văn tìm hiểu, đọc, liệt
kê, phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu; phân tích các luận
điểm, quan niệm của các nhà nghiên cứu, từ đó, hệ thống hóa các vấn đề lý
luận. Đây là cơ sở để tác giả hình thành lý luận chương 1 của luận văn.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Luận văn khảo sát, tổng hợp, liệt kê
hệ thống, phân loại các tin BCĐNT ở các tờ báo Báo Phú Thọ, báo Yên Bái,


12
Báo Hịa Bình; Các kết quả khảo sát này là cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt
động quản lý nội dung BCĐNT trên Báo Phú Thọ, báo Yên Bái, Báo Hịa
Bình ở chương 2, cũng như đề xuất những giải pháp, khuyến nghị khoa học ở
chương 3 của luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: là phương pháp thu thập các
thông tin và dữ liệu dưới dạng „phi số‟ để có được các thơng tin chi tiết về đối
tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra nhằm phục vụ mục đích phân tích
hoặc đánh giá chuyên sâu tờ báo Báo Phú Thọ, báo n Bái, Báo Hịa Bình..
Các thông tin này thường được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực
tiếp hay thảo luận nhóm tập trung sử dụng câu hỏi mở, và thường được áp
dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện một số cuộc phỏng vấn các
chuyên gia, lãnh đạo quản lý của các cơ quan báo chí được khảo sát. Các nhà

báo, phóng viên, biên tập viên chuyên hoạt động trên các nền tảng … nhằm
thu thập ý kiến, nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức, phương thức, chất
lượng, hiệu quả truyền thơng và các ý kiến liên quan.
6. Đóng góp mới của đề tài
Tác giả nghiên cứu đề tài: “Quản lý nội dung BCĐNT ở các tờ báo
đảng khu vực trung du, miền núi phía Bắc hiện nay” là đề tài mới chưa được
nghiên cứu chuyên sâu tại Việt Nam, nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực
tiễn của hoạt động quản lý nội dung BCĐNT ở các đơn vị được khảo sát trong
luận văn. Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm cải tiến cách thức quản lý nội
dung thơng tin trong các tịa soạn báo, góp phần khẳng định vai trò quan trọng
của hoạt động quản lý nội dung đối với sự phát triển của ngành báo chí,
truyền thơng Việt Nam trong q trình tồn cầu hố truyền thơng và hội nhập
quốc tế;
7. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa lý luận
- Luận văn góp phần làm tài liệu tham khảo về mặt lý luận trong việc


13
nhận thức và nghiên cứu vấn đề quản lý nội dung trên BCĐNT ở các tờ báo
đảng được khảo sát:
- Luận văn cũng là tài liệu tham khảo để phục vụ cơng tác nghiên cứu,
đào tạo về báo chí - truyền thông, nhất là vấn đề quản lý nội dung trên
BCĐNT, đề xuất một mơ hình tổ chức, quản lý nội dung thơng tin một cách
có hiệu quả trong thời đại tồn cầu hố truyền thơng như ngày nay.
7.2. Giá trị thực tiễn
- Luận văn làm tài liệu tham khảo cho hoạt động thực tiễn của Báo Phú
Thọ, Báo Yên Bái và Báo Hịa Bình, các cơ quan báo chí Việt Nam, Chính
phủ và các cơ quan ban ngành quản lý, các nhà quản lý báo chí, truyền thơng,
văn hố, ngoại giao, chính trị, đội ngũ làm báo, các phóng viên.

Đề tài là một tài liệu tham khảo cho các tịa soạn báo nói chung, báo đảng
địa phương nói riêng, từ đó đưa ra các giải pháp cải tiến cách thức quản lý nội
dung, nhằm ngày một nâng cao chất lượng thông tin cung cấp đến độc giả.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm
3 chương…
Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỘI DUNG BÁO CHÍ ĐA NỀN TẢNG Ở
CÁC TỜ BÁO ĐẢNG HIỆN NAY
Chƣơng II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỘI DUNG BÁO CHÍ ĐA NỀN TẢNG Ở CÁC
TỜ BÁO ĐẢNG KHU VỰC TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY
Chƣơng III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NỘI DUNG BÁO
CHÍ ĐA NỀN TẢNG Ở CÁC TỜ BÁO ĐẢNG KHU VỰC TRUNG DU
MIỀN NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY


14
Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỘI DUNG BÁO CHÍ ĐA NỀN TẢNG
Ở CÁC TỜ BÁO ĐẢNG HIỆN NAY
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Quản lý nội dung
Khái niệm quản lý:
Quản lý là một dạng lao động xuất hiện rất sớm trong lịch sử, là hoạt
động tất yếu nảy sinh khi có sự tham gia hoạt động của nhiều người nhằm
hướng mọi hoạt động tới mục tiêu đề ra. Xuất phát từ những mục đích nghiên
cứu, các học giả đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về “Quản lý" tiêu biểu
như sau:

Theo từ điển Tiếng Việt, quản lý là “Trông nom, coi giữ” là “trơng coi
và giữ gìn theo những u cầu nhất định, tổ chức và điều khiển các hoạt động
theo những yêu cầu nhất định”[7, Tr303].
Tác giả Frederick W.Taylor (1856 – 1915) là một trong những đại biểu
xuất sắc của trường phái quản lý theo khoa học, để trả lời câu hỏi quản lý là
gì ơng cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác
làm và sau đó thấy được rằng họ đa hồn thành cơng việc một cách tốt nhất
và rẻ nhất”. Ông đã đưa ra các tư tưởng chính của thuyết quản lý theo khoa
học đó là: Tiêu chuẩn hóa cơng việc, chun mơn hóa lao động, cải tạo các
hệ quản lý [18, tr15].
Theo Fayel: "Quản lý một hoạt động mà mọi tổ (gia đình, doanh
nghiệp, nhà nước) đều có, gồm 5 yếu tố tạo thành là kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, điều chỉnh và kiểm soát". [5, tr.11].
Theo Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một mơi trường tốt
giúp con người hoàn thành hiệu quả mục tiêu định ra" [8, tr.11].
Một số khái niệm quản lý theo các cách tiếp cận tiêu biểu, bao gồm:


15
Tiếp cận quản lý theo kiểu kinh nghiệm: Cách tiếp cận này phân tích
quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm, mà thông thường là thông qua
các trường hợp cụ thể. Những người theo cách tiếp cận này cho rằng, thông
qua việc nghiên cứu những thành công hoặc những sai lầm trong các trường
hợp cá biệt của những nhà quản lý, người nghiên cứu sẽ hiểu được phải làm
như thế nào để quản lý một cách hiệu quả trong trường hợp tương tự.
Tiếp cận quản lý theo hành vi quan hệ cá nhân: Cách tiếp cận theo
hành vi quan hệ cá nhân dựa trên ý tưởng cho rằng quản lý là làm cho cơng
việc được hồn thành thơng qua con người, và do đó việc nghiên cứu nó nên
tập trung vào các mối liên hệ giữa người với người.
Tiếp cận theo lý thuyết quyết định: Cách tiếp cận theo lý thuyết quyết

định trong quản lý dựa trên quan điểm cho rằng, người quản lý là người đưa
ra các quyết định, vì vậy cần phải tập trung vào việc ra quyết định. Sau đó là
việc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định của người quản lý.
Tiếp cận theo toán học: Các nhà nghiên cứu theo trường phái này xem
xét công việc quản lý trước hết như là một sự sử dụng các q trình, ký hiệu
và mơ hình tốn học. Nhóm này cho rằng, nếu như việc quản lý như xây
dựng tổ chức, lập kế hoạch hay ra quyết định là một q trình logic thì nó có
thể biểu thị được theo các ký hiệu và các mô hình tốn học. Vì vậy, việc ứng
dụng tốn học vào quản lý sẽ giúp người quản lý đưa ra được những quyết
định tốt nhất.
Tiếp cận theo các vai trò quản lý: Cách tiếp cận theo vai trò quản lý là
một cách tiếp cận mới đối với lý thuyết quản lý thu hút được sự chú ý của cả
các nhà nghiên cứu lý luận và các nhà thực hành. Về căn bản, cách tiếp cận
này nhằm quan sát những cái mà thực tế nhà quản lý làm và từ các quan sát
như thế đi tới những kết luận xác định hoạt động (hoặc vai trị) quản lý là gì?
Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đơng
người được hình thành, tiến hành trơi chảy, đạt hiệu quả cao, bền lâu và


16
không ngừng phát triển. Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được những diễn biến,
thay đổi tích cực.
Theo một cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp…) đều có thể được xem như một hệ
thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống
bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý). Quản
lý phải trả lời các câu hỏi: “Phải đạt mục tiêu nào?” Phải đạt mục tiêu như thế
nào và bằng cách nào?”. Và bản chất của quản lý đó là biểu hiện mối quan hệ
giữa con người với con người, đó là mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối

tượng quản lý, là sự tác động có ý thức và tác động bằng quyền lực. Quản lý là
sự tác động theo chu trình bởi sự phối hợp giữa các nguồn lực nhằm thực hiện
mục tiêu chung, quản lý tồn tại trong môi trường luôn biến đổi.
Từ các khái niệm, quan niệm trên, tác giả đúc rút ra cách hiểu, khái
niệm về quản lý để sử dụng trong luận văn này, như sau: Quản lý là sự tác
động có ý thức, có hệ thống, hướng đích của chủ thể quản lý thông qua sức
mạnh quyền lực nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ,
để đạt được mục tiêu mà tổ chức đã đề ra. Trong điều kiện mơi trường kinh
tế-xã hội, chính trị - ngoại giao… ln biến động thì chủ thể quản lý sẽ sử
dụng các nguyên tắc, phương pháp, phong cách nghệ thuật, các công cụ
quản lý theo một quy trình thống nhất nhằm tối ưu hố hiệu quả cơng tác
quản lý.
Từ đó, có thể chia làm 3 dạng sau:
- Quản lý giới vô sinh (quản lý bàn, ghế, nhà xưởng...): Đây là dạng
quản lý đơn giản nhất, đặc điểm của dạng quản lý này là chủ thể quản lý có
tác động lên đối tượng quản lý trong bất kì điều kiện hoàn cảnh nào.
- Quản lý giới hữu sinh (quản lý vật nuôi, cây trồng): Đây là dạng quản
lý dựa vào chu kỳ sinh trường phát triển của đối tượng, đối tượng quản lý này


17
khơng có định mà có sự biến đổi thay đổi tùy theo điều kiện hoàn cảnh lý dựa
vào chu kỳ sinh trưởng phát triển của đối tượng, đối tượng quản lý này khơng
cố định mà có sự biến đổi, thay đổi tùy theo điều kiện hoàn cảnh.
- Quản lý xã hội (hay còn gọi là quản lý con người): Đây là dạng quản
lý đa dạng, phức tạp nhất, vì đối tượng quản lý là con người thường xuyên
biến đổi, phát triển. Đây cũng là dạng quản lý cơ bản và cũng là đối tượng
nghiên cứu chủ thể của quản lý.
Khái niệm quản lý nội dung:
Từ nhìn nhận, quản lý là sản phẩm hoạt động của con người, chính con

người là chủ thể tạo ra hoạt động quản lý. Quản lý là hoạt động nảy sinh từ
nhu cầu liên kết lại với nhau trong quá trình lao động. Trong quá trình lao
động sản xuất con người nhận thấy cần liên kết, phân công phối hợp. Mọi
hoạt động lao động chung đều cần sự tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức
mạnh để đạt được những mục tiêu nhất định. Quản lý chính là hoạt động xã
hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và sự hợp tác để
làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.
Theo từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (1988), khái niệm nội dung như
sau: “Nội dung là mặt bên trong của sự vật, cái được hình thức chứa đựng
hoặc biểu hiện”[ 7 , tr.766].Vậy ta có thể hiểu: Quản lý nội dung là sự tác
động có ý thức, có hệ thống, hướng đích của chủ thể quản lý thông qua sức
mạnh quyền lực tác động vào nội dung quản lý bằng các phương thức, biện
pháp nhất định nhằm điều khiển, dẫn dắt nội dung, duy trì ổn định và phát
triển để đạt được hiệu quả cao nhất mục tiêu quản lý. Trong điều kiện môi
trường kinh tế-xã hội, chính trị - ngoại giao… ln biến động thì chủ thể
quản lý sẽ sử dụng các nguyên tắc, phương pháp, các cơng cụ quản lý theo
một quy trình thống nhất nhằm tối ưu hố hiệu quả cơng tác quản lý.
Từ khái niệm trên, có thể nhận thấy:
- Quản lý nội dung là sự tác động có kế hoạch, có khoa học chặt chẽ


×