Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm thcs giải pháp nâng cao chất lượng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy môn sinh học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.98 KB, 9 trang )

UBND HUYỆN HƯƠNG KHÊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hương Khê, ngày 18 tháng 01 năm 2021
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY THAM GIA HỘI THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020-2021
Tên biện pháp: “Giải pháp nâng cao chất lượng thí nghiệm thực hành trong
giảng dạy môn sinh học 7”
Giáo viên: Trần Thị Kim Oanh.
Đơn vị: Trường THCS Chu Văn An.
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước việc nâng cao chất lượng giáo
dục là một trong những vấn đề then chốt,một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
mỗi nhà trường và mỗi giáo viên là áp dụng phương pháp dạy học tích cực gắn liền
với thực tiễn cho mỗi bộ môn. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì nhiệm vụ
dạy và học một mặt là giúp học sinh tích cực lĩnh hội kiến thức mặt khác phải giúp
học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.Tuy nhiên trong thực tế hiện nay
chất lượng thí nghiệm thực hành ở trường THCS chưa đáp ứng được yêu cầu dạy
học đổi mới hiện nay. Tình trạng đó có nhiều ngun nhân phần vì kinh phí cho
lĩnh vực này cịn hạn hẹp phần vì thiếu sự đầu tư cải tiến thí nghiệm thực hành và
các phương pháp dạy học thí nghiệm thực hành chưa mang lại hiệu quả… Đặc biệt
tại những trường đông học sinh và còn phải giảng dạy tại hai điểm trường như
trường THCS Chu Văn An.
Từ đó nên tơi đề xuất một số “Giải pháp nâng cao chất lượng thí nghiệm thực


hành trong giảng dạy môn sinh học 7” nhằm giúp các em nắm vững kiến thức cơ
bản và có kĩ năng thực hành trong môn sinh học tại trường tôi đang giảng dạy.
1


II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ.
Sinh học là mơn khoa học đã và sẽ không phát triển được nếu khơng có quan
sát, thí nghiệm. Qúa trình dạy và học mơn sinh học thơng qua các tiết dạy thí
nghiệm khơng chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức sâu sắc mà còn tạo cho học sinh
động lực bên trong và hứng thú học tập môn sinh học. Từ những kiến thức lí thuyết
các em học sinh sẽ được khắc sâu kiến thức của mình khi các em được thí nghiệm
thực hành.
III. MỤC TIÊU.
- Tổ chức một tiết dạy thực hành có hiệu quả.
- Định hướng nghiên cứu và phát triển cải tiến dụng cụ thực hành phù hợp với
thực tiễn dạy học và tình hình cụ thể của trường thiếu thốn dụng cụ thực hành.
- Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm thực hành cho học sinh.
IV. ĐỐI TƯỢNG.
Sau khi nghiên cứu sẽ áp dụng các bài thí nghiệm thực hành môn sinh học 7.
V. PHẠM VI.
Trường THCS Chu Văn An đang trực tiếp giảng dạy.
B. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN.
I. THUẬN LỢI.
- Trường nằm ngay trung tâm thị thấn nên việc đi lại thuận lợi có điều kiện
cho việc giảng dạy và chuẩn bị đầy đủ nội dung thực hành.
- Được sự quan tâm đầy đủ của ban giám hiệu.
- Trường có nhiều cán bộ cốt cán thuận lợi cho việc trao đổi chuyên môn khi
cần thiết.
- Số lượng giáo viên của từng bộ môn tương đối đầy đủ thuận tiện cho việc
dạy học cùng cua nên việc tìm tịi kiến thức phục vụ cho giảng dạy được thường

xuyên liên tục.

2


II. KHĨ KHĂN.
- Trường có q đơng số lượng học sinh và số lượng học sinh từng lớp vượt
qua qui định.
- Về cơ sở vật chất: Trường chưa có phịng thí nghiệm thực hành đạt chuẩn,
trường chưa có giáo viên chuyên trách thí nghiệm thực hành nên mọi việc thí
nghiệm thực hành đa số giáo viên phải tự chuẩn bị điều này yêu cầu giáo viên vừa
đảm bảo quá trình dạy học trên lớp vừa chuẩn bị nội dung tiết học thực hành tiếp
theo.
- Còn phải dạy hai điểm trường nên khó khăn cho q trình chuẩn bị thí
nghiệm thực hành.
- Số lượng phịng học có máy chiếu để sử dụng cho q trình dạy học cịn q
ít.
- Thời lượng một tiết dạy thực hành chỉ có 45 phút mà nội dung quá nhiều dẫn
đến không đáp ứng được yêu cầu.
C. NỘI DUNG BIỆN PHÁP.
I. GIẢI PHÁP.
Sinh học 7 là bộ mơn nói về động vật xung quanh con người. Là môn khoa
học gắn liền với thực tiễn các em học sinh sẽ rất thích thú khi được quan sát và mổ
các loại động vật xunh quanh mình. Vì vậy để kích thích hứng thú cho học sinh tơi
đã thực hiện các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Sử dụng mẫu vật thật.
Giáo viên và học sinh sẽ chuẩn bi mẫu vật thật để các em tìm tịi phát hiện
kiến thức như cấu tạo ngoài,di chuyển ,đời sống…của các loài động vật quen thuộc
dễ tìm được.
Ví dụ các bài sau:

Bài 15: Giun đất
Bài 18: Trai sông
Bài 22: Tôm sông ..
3


Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp trình chiếu powerpoint cùng với hệ thống
câu hỏi trò chơi để các em tìm hiểu những lồi động vật q hiếm, những động vật
khó tìm, những động vật có kích thước lớn ..
Ví dụ các bài sau:
Bài 49: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng.
Biện pháp 3: Sử dụng các video trên youtube về cách dinh dưỡng, sinh sản và
di chuyển của những lồi động vật.
Ví dụ bài 11 sán lá gan;
Ví dụ bài 13 Giun đũa;
Biện pháp 4: Sử dụng kính hiển vi với những động vật có kích thước nhỏ.
Ví dụ bài 4: trùng roi;
Ví dụ bài 8: Thủy tức;
Biện pháp 5: Thực hành mổ mẫu vật thật tại lớp.
Ví dụ bài 32: Thực hành mổ cá.
Để tiến hành một tiết thực hành hiệu quả cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định rõ tiết thực hành mình dạy thuộc loại bài thực hành nào từ
đó tìm ra u cầu và nội dung cần đạt được trong giờ thực hành.
Bước 2: Khâu chuẩn bị dụng cụ thực hành.
Giáo viên cần cụ thể hóa nhiệm vụ của thầy và trị để thực hành được thành
cơng từ chuẩn bị vật mẫu đến dụng cụ thí nghiệm thực hành.
Bước 3: Tiến hành các bước thực hành theo đúng quy trình gồm các khâu cơ
bản sau:
+ Ổn định lớp;
+ Giáo viên giới thiệu mục tiêu hướng dẫn thao tác thực hành;

+ Học sinh tiến hành thực hành;
+ Tổng kết đánh giá giờ thực hành;
4


+ Học sinh làm thu hoạch;
+ Thu dọn phòng thực hành;
Biện pháp cụ thể:
- Chia nhóm học sinh thực hành để đạt hiệu quả ,mỗi nhóm sẽ có 4 thành viên:
Học sinh 1: Nhóm trưởng nhận dụng cụ và phân chia thành viên thực hành.
Học sinh 2: Thực hiện động tác mổ để thành viên quan sát cấu tạo trong.
Học sinh 3: Đại diện nhóm trình bày cấu tạo trong.
Học sinh 4: Thư kí ghi chép nội dung thực hành và ý kiến của các thành viên.
Ở những bài thực hành tiếp theo sẽ trao đổi nhiệm vụ cho nhau để các em có
thể được hồn thành hết các nhiệm vụ.
- Phần nhận xét và đánh giá học sinh của giáo viên.
Nhận xét
Ý thức thái độ

Đánh giá
Thao tác thực
Kết quả
hành

Tổng điểm

Điểm các mục: Ý thức thái độ, thao tác thực hành, kết quả thí nghiệm. Điểm
cho tồn bài bằng tổng điểm các mục trên.
- Học sinh cuối giờ thực hành tự nhận xét đánh giá và cho điểm những cá nhân
tiêu biểu của nhóm mình và ngược lại phê bình những cá nhân chưa tích cực giáo

viên cho điểm của mỗi nhóm theo số điểm 35,30,25… Điểm mỗi cá nhân trong
nhóm khơng giống nhau tùy vào mức độ hoạt động của mình.
Thơng qua đó giáo viên đánh giá chính xác về kiến thức, kĩ năng, thái độ của
từng nhóm từng cá nhân học sinh trong giờ thực hành. Đây cũng chính là một trong
những phương pháp quan trọng giúp thúc đẩy quá trình học tập và rèn kĩ năng cho
học sinh.
IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.
1. Mỗi trường cần một phòng thí nghiệm sinh học đạt chuẩn. Nhà trường cần
có kế hoạch cung cấp, bảo dưỡng trang thiết bị, hóa chất, dụng cụ cần thiết phù hợp
5


với nội dung, đảm bảo chất lượng cho việc dạy học thực hành. Ngồi ra mỗi năm
cần tính đến nguồn kinh phí mua bổ sung trang thiết bị.
2. Mỗi trường cần có giáo viên dạy chuyên trách để giảng dạy thí nghiệm thực
hành đạt hiệu quả khơng để tình trạng dạy chéo chuyên môn đào tạo.
3. Cần tổ chức tập huấn thường xuyên các nội dung thực hành thí nghiệm. Cần
những cán bộ cốt cán làm những thí nghiệm mẫu cho toàn thể giáo viên tạo điều
kiện cho giáo viên rèn luyện kiến thức kĩ năng.
4. Cung cấp đầy đủ các tài liệu hướng dẫn, tham khảo liên quan đến dạy học
thí nghiệm thực hành đồng thời lưu ý đến vấn đề an tồn của học sinh trong q
trình thí nghiệm thực hành ở phịng thí nghiệm.
5. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học thí nghiệm thực hành trong giai
đoạn hiện nay, qua quá trình tìm hiểu, tham khảo ý kiến của các giáo viên dạy sinh
học THCS và đúc rút kinh nghiệm của bản thân. Tôi nhận thấy việc xây dựng bộ tư
liệu hỗ trợ dạy học thực hành là hết sức cần thiết. Bộ tư liệu được xây dựng trên
nền tảng tích hợp các nguồn tài liệu cần thiết cho dạy học thí nghiệm thực hành bao
gồm: Video clip, giáo án, an tồn phịng thí nghiệm, cách pha hóa chất, cách mổ
mẫu vật, bảo quản trang thiết bị, hệ thống câu hỏi củng cố…Cần tiến hành xây
dựng các bài giảng thí nghiệm thực hành bằng phương pháp hiện thực và những cái

cần cải tiến để đạt hiệu quả cao nhất. Với những video hướng dẫn thực hành thí
nghiệm này giáo viên có thể cho học sinh nghiên cứu trước ở nhà các giai đoạn các
bước của quá trình thực hành như vậy đế đạt hiệu quả cao nhất.
6. Đối với mỗi giáo viên:
- Cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về phương tiện và nội dung giáo viên cần xây
dựng kế từ đầu năm về phương tiện thực hành ở mỗi bài để chủ động trong tưng
tiết.
- Xác định rõ mục tiêu các nội dung cần tiến hành trong giờ thực hành các
thao tác thực hành.
- Giáo viên đã giao cho học sinh nhưng cũng cần chủ động chuẩn bị các mẫu
vật trong trường hợp giáo viên khơng chuẩn bị được, có trường hợp thực hành mổ
6


bài cá chép vừa qua tôi đã phân công nhiệm vụ rất rõ rang cụ thể nhưng khơng hiểu
vì sao có một số nhóm học sinh khơng đưa cá đi, một số nhóm cá q nhỏ khơng
thực hiện mổ để quan sát được.
- Giáo viên cũng nên chuẩn bị các tiêu bản mẫu mổ để học sịnh có thể đối
chiếu và so sánh.
7. Đối với học sinh.
- Cần nêu cao tinh thần ý thức, thái độ trong giờ thực hành.giáo dục cho học
sinh lòng yêu thiên nhiên động vật.
- Cần nắm vững kiến thức cơ bản vận dụng vào thực tiễn.
III. KẾT QUẢ.
Sau khi sử dụng biện pháp kết quả đạt được sau khi điều tra 276 em học sinh
lớp 7A1,2,3,4,5,6,8,10 trực tiếp giảng dạy tại trường về kĩ năng thực hành thí
nghiệm cụ thể như sau:
Lớp

TS


Giỏi

Khá

TB

Yếu

7A1

31

20

64.5%

10

32,2%

1

3%

0

0%

7A2


32

16

50%

10

31.1%

6

18.9%

0

0%

7A3

32

15

47%

15

47%


2

6%

0

0%

7A4

32

24

75%

5

15.6%

3

9.4%

0

0%

7A5


33

19

57.5.%

11

33.5%

3

9%

0

0%

7A6

32

14

43.7%

14

43.7%


4

12,6%

0

0%

7a8

42

15

35.7%

24

57,5%

3

6.8%

0

0%

7A10


42

12

28.5%

28

66.6%

2

4.9%

0

0%

D. KẾT LUẬN.
Mỗi mơn khoa học đều có những đối tượng, phương pháp, phương tiện nghiên
cứu riêng. Chính vì vậy địi hỏi người giáo viên phải có trình độ chun mơn vững
vàng thường xun trau dồi chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo yêu cầu và chất lượng
dạy học.
7


Đối với môn sinh học là một môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học nằm
trong hệ thống môn học nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Đặc thù của
bộ môn sinh học là khoa học thực nghiệm. Chính vì vậy cần được quan tâm đầu tư

đúng mức và mỗi giáo viên giảng dạy cần nhận thức đúng và làm tốt các yêu cầu
của minh nhất là tổ chức giờ thực hành như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá
trình học tập của học sinh.
- Với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp tôi
mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành mơn
sinh học 7. Vì điều kiện thời gian cũng như tình hình thực tế nhận thức của học
sinh của trường và năng lực của bản thân có hạn nên việc thực hiện đề tài này chắc
hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong hội đồng và các đồng nghiệp trao đổi
góp ý để tơi hồn thiện hơn trong chuyên môn.Tôi xin chân thành cám ơn.

8


XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Biện pháp: “Giải pháp nâng cao chất lượng thí nghiệm thực hành trong
giảng dạy mơn sinh học 7” đã được triển khai tại đơn vị, mang lại hiệu quả: Nhờ
có sự đầu tư vào thí nghiệm thực hành, các bước và phương pháp thực hành bổ
sung trang thiết bị thí nghiệm thực hành đảm bảo 100% học sinh có kĩ năng thí
nghiệm thực hành đạt kết quả cao. Học sinh tích cực hứng thú yêu thích bộ môn
nắm vững kiến thức cơ bản và kĩ năng thực hành thành thạo.
Hương khê, ngày 18 tháng 01 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Trung Thành

9




×