Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.67 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 11
I. Kiến thức ôn thi học kì 1 Văn 11
*PHẦN ĐỌC HIỂU:
- Các phương thức biểu đạt
- Các thao tác lập luận
- Các thể thơ thường gặp
- Các biện pháp tu từ
- Các phép liên kết
- Phương thức xây dựng đoạn văn (cách thức trình bày đoạn
văn)
- Nhận diện các phong cách ngơn ngữ.
- Xác định đề tài, chủ đề, nội dung chính của văn bản
- Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể
trong văn bản
- Tìm thơng điệp có nghĩa trong văn bản.
* PHẦN LÀM VĂN
1.Nghị luận xã hội
Ôn tập lại cách viết đoạn văn nghị luận xã hội:
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
2. Nghị luận văn học:
- Ơn tập những tác phẩm văn xi hiện đại
- Phân tích nhân vật


- Phân tích một đoạn văn bản
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
a. Bức tranh phố huyện và diễn biến tâm trạng của chị em Liên
lúc chiều muộn
b. Bức tranh phố huyện và diễn biến tâm trạng của chị em Liên
khi đêm về


c. Bức tranh phố huyện và diễn biến tâm trạng của chị em Liên
trong cảnh đợi tàu
d. Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
- Chữ người tử tù (Nguyễn Tn)
a. Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao
b. Phân tích cảnh cho chữ
c. Phân tích nhân vật viên quan quản ngục
- Chí Phèo (Nam Cao)
a. Phân tích q trình tha hóa của Chí Phèo
- Trước khi nào tù
- Sauk hi vào tù
b. Phân tích q trình hồi sinh của Chí Phèo
- Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
c. Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
II. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA:
1. ĐỌC-HIỂU (4,0 điểm)
Ngữ liệu
- Các văn bản/ đoạn trích ngồi sách giáo khoa


Các cấp độ kiến thức
Nhận biết: 2 câu/ 2 điểm
 Thông hiểu: 1 câu/ 1 điểm
 Vận dụng: 1 câu/ 1 điểm
2. VIẾT-TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm)


1.Viết một đoạn văn nghị luận xã hội ( 150- 200 từ) về các vấn đề đời sống xã
hội
2.Viết một bài văn nghị luận về một nhân vật thuộc một tác

phẩm văn học đã được học
- Cảm nhận về một nhân vật thông qua đoạn trích
- Phân tích hình tượng một nhân vật
III. ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 LỚP 11
Thời gian: 90 phút
Môn: Ngữ văn
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
MẸ
Con về thăm mẹ chiều mưa,
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên.
Giọt mưa sợi thẳng, sợi xiên.
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời.
Con đi đánh giặc một đời,
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.
(Tơ Hồn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.


Câu 2: Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả
điều gì?
Câu 3: Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con?
Câu 4: Bài thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về tình mẫu tử được gợi ra trong
phần đọc hiểu.
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích sau để thấy được tiếng chửi của Chí Phèo là

tiếng nói đau thương của một con người ý thức về bi kịch của mình.
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi
trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao:
đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng
cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: Chắc nó trừ mình ra!. Khơng ai lên tiếng cả. Tức thật!
ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào
không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu
khơng? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn
cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi
đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà
chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà
trời biết! Hắn khơng biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…



×