Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai hiệp định AICO đối với các doanh nghiệp cơ khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 119 trang )

1

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ




BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP BỘ - NĂM 2008




Tên đề tài
NGHIÊN CỨU CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC
TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH AICO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
CƠ KHÍ VIỆT NAM
Ký hiệu: 230.08.RD/HĐ-KHCN



Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Nghiên cứu Cơ khí
Chủ nhiệm đề tài : ThS. Lê Xuân Quý




7328
05/5/2009




Hà Nội – 2008
2

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ




BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP BỘ - NĂM 2008



Tên đề tài
NGHIÊN CỨU CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC
TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH AICO ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
CƠ KHÍ VIỆT NAM
Ký hiệu: 230.08.RD/HĐ-KHCN


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên)



ThS. Lê Xuân Quý


TS. Phan Thạch Hổ




Hà Nội – 2008
3

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA

TT Họ và tên Học hàm,
học vị
Đơn vị
1 Lê Xuân Quý Thạc sỹ Phòng KT-KHCN, viện NCCK
2 Nguyễn Đức Vinh Thạc sỹ Phòng KT-KHCN, viện NCCK
3 Hoàng Văn Gợt Tiến sỹ TT Thiết kế Công nghệ CTM, viện NCCK
4 Lê Ngọc Oanh Cử nhân Phòng KT-KHCN, viện NCCK
5 Lê Thu Hạnh Cử nhân Phòng KT-KHCN, viện NCCK
6 Nguyễn Hoàng Phương Cử nhân Phòng KT-KHCN, viện NCCK
7 Phan Thanh Minh Kỹ sư Phòng KT-KHCN, viện NCCK
8 Nguyễn Thị Hiền Cán bộ Phòng KT-KHCN, viện NCCK
9 Nguyễn Phương Nam KT viên Phòng KT-KHCN, viện NCCK














4

MỤC LỤC

Trang
Mở đầu 6
Chương 1: Giới thiệu chung về Hiệp định hợp tác công
nghiệp ASEAN (AICO) và hiệu quả của nó đối với các
doanh nghiệp sảnxuất công nghiệp tại các quốc gia Đông
Nam Á.


7
1.1. Giới thiệu chung về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) và các chương trình hợp tác.

7
1.2. Những vấn đề cơ bản về Hiệp định AICO. 32
1.3. Tác động c
ủa hiệp định AICO đối với các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp.
40
Kết luận chương 1 51
Chương 2: Nghiên cứu khả năng và lợi thế của các doanh

nghiệp cơ khí Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
53
2.1. Đặc điểm ngành công nghiệp một số nước tham gia AICO 53
2.2. Hiện trạng ngành cơ khí Việt Nam 63
2.3. Thuận lợi, thách thức và triển vọng phát triển của ngành cơ
khí
66
2.4. Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của một số nhóm ngành cơ
khí có khả năng tham gia AICO
68
Kết luận chương 2 82
Chương 3: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy Hiệp định AICO
để khai thác lợi thế của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam
83
Mở đầu 83
3.1. Quan điểm và định hướng giải pháp 84
3.1.1. Quan điểm 84
5

3.1.2. Định hướng giải pháp 84
3.2. Các giải pháp cụ thể 89
3.2.1. Các giải pháp về thị trường và thương hiệu 89
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực khoa học côn nghệ của
doanh nghiệp
95
3.2.3. Giải pháp bảo hộ trong khuôn khổn WTO 97
3.2.4. Giải pháp về đầu tư 99
3.3.5. Giải pháp huy động vốn 101
3.3.6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 106
3.3.7. Liên kết để tăng sức mạnh. 109

Kết luận chương 3 112
Kết lu
ận và kiến nghị 114
Tài liệu tham khảo 117
Phụ lục 118
- Phụ lục 1: Hiệp định AICO (năm 1996)
- Phụ lục 2: Hiệp định AICO sửa đổi (năm 2004)
- Phụ lục 3: Các cơ cấu AICO (năm 2005)











6


MỞ ĐẦU


Sau một năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế
nước ta đã có điều kiện tham gia vào sân chơi lớn trên toàn cầu. Bên cạnh
“sân chơi” WTO, Việt Nam còn là thành viên quan trọng của ASEAN và
có đầy đủ nghĩa vụ và hưởng đầy đủ quyền lợi của các quốc gia ASEAN.
Một trong các hiệp định quan trọng giữa các quốc gia ASEAN là Hiệp định

hợp tác công nghi
ệp ASEAN (AICO).
AICO - tên tiếng Anh ASEAN INDUSTRIAL COOPERATION,
nghĩa là Hợp tác Công nghiệp ASEAN đã được Bộ trưởng các nước
ASEAN kí ngày 27 tháng 4 năm 1996, trong đó Việt Nam được coi là một
thành viên sáng lập Hiệp định. Hiệp định AICO là chương trình hợp tác của
các nước trong khu vực có mục tiêu là thúc đẩy sản xuất của các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Đó là công cụ quan
trọng để giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia một cách hiệu quả
vào
chuỗi phân công lao động toàn cầu. Tham gia vào hiệp định AICO, các
doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường cho sản phẩm của
mình và kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Tuy vậy, hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam hiểu và tham gia vào
hiệp định AICO còn rất ít và tác dụng của hiệp định này chưa được khai
thác một cách hiệu quả. Trong khi đó, các doanh nghiệp của các nước
thành viên tham gia rất nhiều và được hưở
ng nhiều lợi ích. Nguyên nhân là
các doanh nghiệp Việt Nam chưa ý thức được tầm quan trọng và ảnh
hưởng của AICO và cũng chưa có điều kiện thật thuận lợi để khai thác
được lợi thế mà hiệp định này mang lại.
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tác động của Hiệp định hợp tác công
nghiệp ASEAN (AICO) và hiệu quả đối với các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp tại các nước Đ
ông Nam Á; Sau đó sẽ nghiên cứu, phân tích,
đánh giá lợi thế so sánh của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong thị
trường các quốc gia ASEAN và trên thế giới; và đề xuất nhóm giải pháp
nhằm thúc đẩy AICO để khai thác lợi thế cho các doanh nghiệp cơ khí Việt
Nam.






7

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC CÔNG NGHIỆP
ASEAN (AICO) VÀ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á.

1.1. Giới thiệu chung về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
và các chương trình hợp tác.
1.1.1. Sự ra đời của tổ chức ASEAN.
Từ sau năm 1945, ở Đông Nam Á, nhiều quốc gia đã ra đời dưới các
hình thức khác nhau. Năm 1945, Indonesia, Việt Nam và Lào tuyên b
ố độc
lập. Năm 1946, Mỹ trả tự do cho Philippin. Năm 1947, Anh trả độc lập cho
Mianma. Năm 1965, Xingapo tách khỏi liên bang Malaysia tuyên bố thành
nước cộng hòa độc lập. Năm 1984, Anh trả độc lập cho Bruney.
Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định
thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các
lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và vă
n hóa; đồng thời hạn chế ảnh
hưởng của các nước lớn đang muốn biến Đông Nam Á thành “sân sau” của
họ.
Năm 1954, Mỹ thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), lôi
kéo hai nước Thái Lan và Philippin vào cuộc chiến tranh chống Việt Nam.
Khi Mỹ bị thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh chống Việt

Nam, tổ chức này phải tuyên bố giải tán. Một số nước khác như Malaysia,
Xingapo đã tham gia khối quân sự ANZUS (1952) và UNZUK (1971)
d
ưới sự bảo hộ của Anh hoặc Mỹ.
Mặt khác, trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông
Nam Á, đã xuất hiện nhiều tổ chức khu vực và ký kết hiệp ước giữa các
khu vực như ASA, MAPHILINDO Các tổ chức này cũng không tồn tại
được lâu do bất đồng giữa các nước về lãnh thổ và chủ quyền. Tuy nhiên từ
đó xuất hiện nhu cầu về một tổ ch
ức hợp tác khu vực rộng lớn hơn. Giữa
các nước hội viên có điểm ching là họ đều chống lại tất các các hình thức
của chủ nghĩa đế quốc và nhấn mạnh đến chính sách đối ngoại độc lập. Sự
chống đối mạnh mẽ các cường quốc lớn tăng cường ảnh hưởng trong khu
vực xuất phát từ thực tế lịch sử là hầ
u hết các nước Đông Nam Á đều từng
là thuộc địa của các cường quốc lớn và chỉ mới giành được độc lập từ sau
chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau đó là thời kỳ các quốc gia này xây dựng
đất nước, dân tộc, củng cố nền độc lập; đồng thời tập trung phát triển kinh
tế. Trước sự leo thang của Mỹ trong chiến tranh ở Đông Dương vào nhữ
ng
năm 1960, các nước Đông Nam Á lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến sự
thống trị hoặc đụng đầu giữa một số nước lớn ở Đông Nam Á. Vì vậy các
8

thành viên sáng lập ASEAN tin rằng cách tốt nhất để tránh sự thống trị của
các nước lớn bên ngoài là đoàn kết các nước gần gũi về địa lý vào trong
một tổ chức trong khu vực, nhấn mạnh đến hợp tác, tăng cường phát triển
kinh tế và theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập.
Đồng thời, sau Chiến tranh thế giới thứ II, các trào lưu hình thành
chủ nghĩa khu vực trên thế giớ

i đã xuất hiện, như sự ra đời của Cộng đồng
kinh tế Châu Âu (EEC); khu vự tự do thương mại Mỹ Latinh (LAFTA);
Thị trường Trung Mỹ (CACM) đã tác động đến việc hình thành ASEAN.
Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á cũng như các nước của
các tổ chức khu vực trên cũng thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu
vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tă
ng cường hợp tác
kinh tế, buôn bán và phân công lao động. Về mặt chính trị, các tổ chức khu
vực củng cố tình đoàn kết khu vực và giúp các nước vừa và nhỏ có tiếng
nói mạnh mẽ hơn trong vấn đề quốc tế. Còn về mặt xã hội, chủ nghĩa khu
vực có thể đưa ra các phương hướng hợp tác để giải quyết có hiệu quả các
vấn đề xã hội đặt ra trong các nước thành viên.
Cu
ối năm 1966, ông Thanat Khoman, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Thái
Lan đã bắt đầu chuyển đến các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước Đông
Nam Á đề án lập “một tổ chức Đông Nam Á về hợp tác khu vực”.
Ngày 8-8-1967, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước Indonesia, Thái
Lan, Philippin, Xingapo và phó Thủ tường Malaysia đã ký tại Băng Cốc
bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Từ
5 nước thành viên ban đầu, đế
n nay, ASEAN đã có 10 thành viên với diện
tích 4,5 triệu Km
2
, dân số gần 521 triệu người và tổng sản phẩm đạt 757 tỉ
USD (năm 2006).
Thực tiễn đã chứng minh rằng, dù việc mở rộng có gây ra những khó
khăn, song một Đông Nam Á thống nhất làm cho hợp tác và vị thế ASEAN
ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng cho ASEAN trở thành cộng
đồng.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động

1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
:
C
ơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay như sau:
1. Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit):

Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm
một lần và họp không chính thức ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian 3 năm
đó. Cho đến nay đã có 10 cuộc Hội nghi Cấp cao ASEAN. Hội nghị Cấp
cao ASEAN lần thứ X được tổ chức tại Lào vào tháng 11/2004.
2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-
AMM)

9

Theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt
động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết.
3. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM)

AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần
thiết. Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN)
được thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4
năm 1992 tại Xin-ga-po để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện
chương trình ưu đãi quan thuế có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA.
4. Hội nghị Bộ trưởng các ngành

Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ
được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó.
Hiện có Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp,

Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên
AEM.
5. Các hội nghị bộ trưởng khác

Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi
trường, lao đọng, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông
tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương
trình hợp tác trong các lĩnh vực này.
6. Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM)

JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành
và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng
Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
7. Tổng thư ký ASEAN

Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến
nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm,
nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi
xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp
nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký
ASEAN
được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc
họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng.
8. Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC)

ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội
nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban
thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời
gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.
9. Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM)


10

SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Ma-ni-la 1987. SOM chịu trách
nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp
cho AMM.
10. Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials
Meeting-SEOM)

SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ
cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Ma-ni-la 1987. Tại Hội nghị Cấp cao
ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM
được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế
ASEAN . SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM.
11. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác

Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường, ma tuý
cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa
học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc
họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan.
12. Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM)

Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các
Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ
của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên
ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM
và AEM.
13. Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại


ASEAN có 11 Bên đối thoại: Ô-xtrây-lia, Ca-na-đa, EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Niu Di-lân, Mỹ và UNDP, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ. ASEAN cũng
có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực với Pa-kix-tan.
Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức
cuộc họp trù bị để phối hợp có lập trường chung. Cuộc họp này do quan
chức cao cấp của nước điều phối (Coordinating Country) chủ trì và báo cáo
cho ASC.
14. Ban thư ký ASEAN qu
ốc gia

Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ
máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên
quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ
trưởng phụ trách.
15. Uỷ ban ASEAN ở các nước thứ ba

Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa
ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các
11

uỷ ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các
cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 11 Uỷ
ban ASEAN tại: Bon (CHLB Đức), Bru-xen (Bỉ), Can-be-ra (Ô-xtrây-li-a),
Ge-ne-vơ (Thuỵ Sĩ), Luân-đôn (Anh), Ôt-ta-oa (Ca-na-da), Pa-ri (Pháp),
Xơ-un (Hàn quốc), Oa-sinh-tơn (Mỹ) và Oen-ling-tơn (Niu-di-lơn). Chủ
tịch các uỷ ban này báo cáo cho ASC và nhận chỉ thị từ ASC.
16. Ban thư ký ASEAN

Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp
cao lần thứ hai Ba-li, 1976 để tăng cường phối hợp thực hiện các chính

sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong
ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN.
1.1.2.2. Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN

1. Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành
viên và với bên ngoài:

Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc
chính đ
ã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á
(Hiệp ước Ba-li), ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm
1976, là:
a/ Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản
sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;
b/ Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình,
không có sự can thiệp, lật đổ hoặc c
ưỡng ép của bên ngoài;
c/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
d/ Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;
e/ Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;
f/ Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;
2. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội:

a/ Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các
lĩnh vực quan trọ
ng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus),
tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước
thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm
phán lâu dài, nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả
các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp

và hoạt động của ASEAN.
b/ Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động c
ủa ASEAN là
nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các
nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với
nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt
12

động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các
chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao,
cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó được phân đều cho các nước thành
viên trên cơ sở luân phiên theo vần A,B,C của tiếng Anh.
c/ Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN,
trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh t
ế ký tại Hội nghị Cấp
cao ASEAN lần thứ 4 ở Xinh-ga-po tháng 2/1992, các nước ASEAN đã
thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên
ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nưóc
còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực
hiện.
3. Các nguyên tắc khác:

Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số
các nguyên tắc, tuy không thành v
ăn, không chính thức song mọi người đều
hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân
thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết
ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội.
1.1.3. Các chương trình hợp tác kinh tế
1.1.3.1. Hợp tác thương mại

1. Thoả thuận ưu đãi thương mại (PTA)
Ra đời từ rất sớm trước khi các nước ASEAN ký kết Hiệp
định về
chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), từ năm 1977.
Thoả thuận ưu đãi thương mại (PTA) được đưa vào thực hiện. Ðây là
chương trình đầu tiên nhằm đẩy mạnh thương mại nội bộ ASEAN. Nội
dung của chương trình là các nước thành viên ký kết về việc áp dụng mức
thuế quan ưu đãi trên cơ sở đàm phán đa phương hoặc song phương, sau
đó
mức cam kết đưa ra sẽ được áp dụng cho tất cả các thành viên ASEAN theo
nguyên tắc Tối huệ quốc.
Về căn bản, việc áp dụng ưu đãi thuế quan theo PTA tuy là một bước
tiến trong quan hệ thương mại giữa các nước ASEAN vào thời điểm ký kết,
nhưng nó vẫn còn hạn chế cơ bản là thuế quan chỉ được cắt giảm ở một
mức độ
nhất định mà chưa thực sự được xoá bỏ. Ðồng thời, các hàng rào
phi thuế quan vẫn tồn tại, do đó gây nhiều trở ngại cho sự phát triển của
thương mại nội bộ khu vực.
2. Khu vục mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã đặt ra những thách thức to
lớn đối với ASEAN trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá
ASEAN trên th
ị trường quốc tế và tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.
Chính vì vậy tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư tại Xingapo, ngày 28-1-
13

1992, nguyên thủ các nước ASEAN đã có một quyến định quan trọng nhằm
nâng cao hơn nữa mức độ hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đó là thành
lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) thông qua việc ký kết Hiệp
định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).

Như được chỉ rõ trong văn kiện Hiệp định, mục tiêu của AFTA là loại bỏ
hoàn toàn các hàng rào cản trở thương m
ại đối với hầu hết hàng hoá trong
nội bộ ASEAN, kể cả thuế quan và các loại hàng rào phi thuế quan. AFTA
được thực hiện thông qua hiệp định CEPT.
a. Nội dung loại bỏ hàng rào thuế quan
· Nội dung:
Những nội dung chính trong việc loại bỏ hàng rào thuế quan của AFTA
được hoạch định như sau:
Các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện lịch trình cắt giảm thuế nhập
khẩu cho hàng hoá có xuất xứ ASEAN theo lộ trình trong vòng 15 năm
để
xuống từ 0 - 5%. Việc cắt giảm thuế bắt đầu từ ngày l-l-1993 và hoàn thành
vào ngày l-1-2008.
Tuy nhiên, trước xu hướng tự do hoá thương mại toàn cầu đang được
thúc đẩy mạnh mẽ và xuất phát từ nhu cầu tăng cường hợp tác phát triển
của các thành viên, ASEAN đã quyết định đẩy nhanh quá trình tự do hoá
thương mại trong khu vực bằng việc rút ngắn thời hạn hoàn thành AFTA.
Ðặc biệt, sau Hội nghị Thượng
đỉnh lần thứ sáu năm 1998, thời hạn này đã
được đẩy nhanh, đến ngày 1-1-2002 cho các thành viên cũ bao gồm
Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan và Brunây, sau đây gọi
là ASEAN - 6. Với Việt Nam thời hạn hoàn thành cắt giảm thuế quan vẫn
là năm 2006.
Phạm vi áp dụng của Hiệp định CEPT để thực hiện AFTA bao gồm tất
cả các hàng hoá có xuất xứ ASEAN, bao gồm hàng hoá công nghiệp, các
sản phẩm nông nghiệp chế biến. Riêng đối với nông sản ch
ưa chế biến
mang tính chất nhạy cảm với nền kinh tế của các nước ASEAN, tới tận
AEM - 26 tháng 9 năm 1994, các nước mới đưa loại sản phẩm này vào

phạm vi thực hiện Hiệp định CEPT với những quy định đặc biệt riêng về
thời hạn bắt đầu và kết thúc cắt giảm thuế, mức thuế suất bắt đầu và khi
hoàn thành cắt giảm. Các sản phẩm
được xác định là cần thiết để bảo vệ an
ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của
con người và động thực vật, bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch
sử và khảo cổ học của các nước thành viên ASEAN sẽ không được đưa vào
Hiệp định CEPT.
· Các danh mục hàng hoá:
Ðể triển khai AFTA, các nước ASEAN phân loại các hàng hoá trong
bi
ểu thuế nhập khẩu thành bốn danh mục với lộ trình cắt giảm được xây
14

dựng cho từng danh mục cụ thể. Nội dung và lộ trình cắt giảm thuế của
từng danh mục như sau:
- Danh mục cắt giảm ngay (IL): gồm các sản phẩm mà các nước thành
viên đã sẵn sàng cắt giảm thuế. Việc cắt giảm thuế của các sản phẩm thuộc
Danh mục này được chia thành hai lộ trình: lộ trình cắt giảm bình thường
và lộ trình cắt giảm nhanh.
+ Lộ trình cắt giả
m bình thường: theo Hiệp định được ký kết, việc cắt
giảm thuế xuống 0-5% sẽ được thực hiện trong vòng 15 năm, tức là từ ngày
l-l-1993 đến ngày l-l- 2008. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện AFTA,
các nước ASEAN đã quyết định đẩy nhanh mốc thời gian này. Tại Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ sáu tháng 12 năm l998, các nguyên thủ đã
nhất trí đẩy mốc thời gian hoàn thành việc cắt giảm thuế xuống 0-5 % là tới
ngày l-1-2002 đối với ASEAN - 6. Ðối với các nước thành viên mới gia
nhập ASEAN, thời hạn này chậm hơn, tới ngày l-1-2006 cho Việt Nam,
ngày l-l-2008 cho Lào, Mianma và ngày l-l-2010 cho Campuchia.

+ Lộ trình cắt giảm nhanh: Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư
năm 1992 đã xác định 15 nhóm mặt hàng cần cắt giảm thuế nhanh trong
vòng bảy năm, đó là: dầu thực vật, hoá chất, phân bón, sản phẩm cao su,
giấy và bột giấy, đồ gỗ và song mây, đá quý và đồ
trang sức, xi măng, dược
phẩm, chất dẻo, các sản phẩm bằng da, hàng dệt, các sản phẩm gốm và
thuỷ tinh, điện cực đồng, hàng điện tử.
- Danh mục loại trừ tạm thời (TEL): là danh mục gồm các sản phẩm mà
các nước chưa sẵn sàng cắt giảm thuế ngay. Theo quyết định của Hội nghị
Bộ trưởng AEM – 26 từ ngày 22 đến ngày 23-9-1994, danh mục này sẽ
được chuyển dần sang Danh mục cắt giảm ngay trong vòng năm năm, kể từ
ngày l-l-1996 đến ngày l-l-2000 đối với ASEAN - 6.
- Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL): là danh mục các sản phẩm sẽ
không được đưa vào tham gia AFTA vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, bảo
vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người và động
thực vật, bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lị
ch sử và khảo cổ học.
- Danh mục nhạy cảm (SEL): Hiệp định CEPT khi được ký kết không
bao gồm các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến trong phạm vi của nó.
Tuy nhiên, xuất phát từ nhận thức về vai trò của hàng nông sản chưa chế
biến đối với phần lớn các nước ASEAN, cũng như về số lượng các nhóm
mặt hàng lớn, thuế quan nhập khẩu cao được các nước áp d
ụng đối với
những mặt hàng này, tại Hội nghị AEM - 26 tháng 9 năm 1994, các Bộ
trưởng Kinh tế đã quyết định đưa nông sản chưa chế biến vào phạm vi của
Hiệp định CEPT để thực hiện AFTA. Theo quyết định tại Hội nghị này, các
sản phẩm nông sản chưa chế biến được phân loại thành ba danh mục: Danh
mục cắt giảm ngay, Danh mục loại trừ tạm th
ời và Danh mục nhạy cảm.
15


Ðối với hai danh mục đầu, lộ trình cắt giảm thuế sẽ thực hiện theo lộ
trình chung cùng với các mặt hàng khác thuộc danh mục, tức là sẽ đạt mức
thuế 0 - 5% vào năm 2002 cho các nước ASEAN - 6, năm 2006 cho Việt
Nam, năm 2008 cho Lào và Mianma.
Ðối với các sản phẩm trong Danh mục nhạy cảm, việc cắt giảm sẽ được
xử lý theo cơ chế riêng. Các nước đã nhất trí về sự cần thiế
t phải có một
thoả thuận đặc biệt đối với việc cắt giảm thuế cho Danh mục này. Tại Hội
nghị Hội đồng AFTA lần thứ chín tháng 4 năm 1996, các nước đã nhất trí
thời hạn để đưa các sản phẩm hàng hoá trong Danh mục này vào Hiệp định
CEPT từ l-l-2010. Trên cơ sở các tiến triển từ Hội nghị này, tại Hội nghị
AEM – 31 tháng 9 năm 1999, các Bộ trưởng Kinh tế
ASEAN đã chính thức
ký kết Nghị định thư về các sản phẩm nhạy cảm và nhạy cảm cao để thể
chế hoá lộ trình cắt giảm thuế quan các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm
theo Hiệp định CEPT.
·Vấn đề dành thời gian cho thành viên mới để triển khai các chương trình
hợp tác:
Một nguyên tắc được các nước ASEAN chấp thuận đó là căn cứ vào thời
điểm gia nh
ập, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các thành viên mới
mà các nước thành viên luôn tạo điều kiện về mặt thời gian để các thành
viên mới này có đủ thời gian thực hiện các chương trình hợp tác.
Ðối với Việt Nam, vì tham gia thực hiện Hiệp định CEPT chậm hơn các
nước thành viên khác ba năm (bắt đầu từ ngày l-l-1996), do đó thời hạn
thực hiện các lộ trình cho các danh mục bên trên, cũng như thời hạn hoàn
thành AFTA đượ
c chấp nhận sẽ chậm hơn các nước thành viên cũ tương
ứng. Thời hạn hoàn thành AFTA (tức là tất cả các dòng thuế trong IL đạt 0

– 5%) của Việt Nam là năm 2006. Cũng như vậy, thời hạn hoàn thành
chuyển toàn bộ các dòng thuế từ TEL sang IL là năm 2003, mỗi năm 20%
số sản phẩm trong Danh mục này phải được chuyển vào IL.
Ðối với các thành viên mới là Lào và Mianma sẽ bắt đầu thực hiện Hiệp
định CEPT t
ừ ngày l-l-1998 và kết thúc vào ngày l-1-2008. Campuchia bắt
đầu thực hiện CEPT từ ngày 1-1-2000 và kết thúc vào ngày l-l-2010.
· Vấn đề đẩy nhanh AFTA
Hiện nay trong ASEAN có xu hướng thúc đẩy nhanh hơn nữa việc triển
khai thực hiện AFTA để thúc đẩy thương mại trong nội bộ khu vực, tăng
tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài và đáp lại thách thức của các khu
vực kinh tế khác. Cho tới nay, nội dung này tập trung vào một số điểm
chính như sau:
- Ðẩ
y nhanh mốc thời gian hoàn thành AFTA, tức là thời điểm mà các
thành viên đạt thuế nhập khẩu CEPT từ 0-5% như vừa trình bày ở trên. Từ
mốc thời gian là năm 2008 trước đây, đến nay các thành viên ASEAN đã
16

đẩy nhanh thời hạn, này tới năm 2002 cho ASEAN - 6, năm 2006 cho Việt
Nam và năm 2008 cho Lào và Mianma.
- Ðẩy nhanh việc chuyển các dòng thuế trong Danh mục loại trừ tạm thời
sang Danh mục cắt giảm ngay.
- Chuyển các mặt hàng trong Danh mục nhạy cảm sang các danh mục
khác, đồng thời đẩy nhanh việc cắt giảm thuế cho các mặt hàng còn lại
trong danh mục này.
- Rà soát lại và giảm các mặt hàng trong Danh mục loại trừ hoàn toàn,
chỉ giữ lại những mặ
t hàng được xác định theo Ðiều 9 của Hiệp định
CEPT.

- Giảm thuế các mặt hàng theo CEPT xuống 0% vào năm 2010 đối với
các nước thành viên cũ ASEAN - 6 và năm 2015 với các thành viên mới.
- Thực hiện các chương trình thuận lợi hoá thương mại, bao gồm các
thoả thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và hợp chuẩn, hài hoà hoá về
hải quan và nhiều chương trình khác.
· Ðiều kiện để các sản phẩm được hưởng ưu đ
ãi trong khuôn khổ
CEPT/AFTA
Ðể được hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu theo Hiệp định CEPT,
các sản phẩm cần phải thoả mãn đồng thời các điều kiện cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc có đi có lại tức là: một sản phẩm muốn được hưởng ưu đãi
thuế nhập khẩu phải là sản phẩm đồng thời có trong danh mục cắ
t giảm
thuế của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu, và sản phẩm đó phải có thuế suất
dưới 20%.
- Sản phẩm đó phải thỏa mãn quy chế xuất xứ ASEAN, tức là phải có ít
nhất 40% thành phần của nó có xuất xứ từ các nước ASEAN (tính gộp các
nước). Trên cơ sở thành phần xuất xứ này, các sản phẩm phải có giấy
chứng nhận xuất x
ứ (Mẫu D) do cơ quan được chính phủ của từng nước
cho phép cấp.
17



Hình 1.1 thể hiện quá trình cắt giảm thuế theo Hiệp định CEPT của
các nước ASEAN căn cứ theo số liệu cam kết và thực hiện của các nước
(xem Phụ lục l). Theo biểu đồ này, kết quả cắt giảm thuế theo CEPT thể
hiện rõ xu hướng giảm xuống dưới 5% vào năm 2003 đối với tất cả các
nước ASEAN. Vào thời điểm này, thuế quan bình quân theo CEPT của

ASEAN sẽ đạt mứ
c rất thấp là 2,6%, đây là kết quả của quá trình cắt giảm
thuế liên tục hằng năm của tất cả các nước ASEAN.
b. Nội dung loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (NTBs)
Ðể tiến tới việc hoàn thành AFTA, Ðiều 5 của Hiệp định CEPT còn xác
định mục tiêu loại bỏ các hàng rào phi thuế quan như hạn chế số lượng, hạn
ngạch giá trị nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu có tác dụng hạ
n chế định
lượng…trong vòng năm năm sau khi một sản phẩm được hưởng ưu đãi
thuế quan.
Với mục tiêu được đưa ra theo Hiệp định, năm 1995 các nước ASEAN
đã thành lập Nhóm công tác về vấn đề các hàng rào phi thuế quan để xác
định và xây dựng chương trình huỷ bỏ các hàng rào phi thuế quan ảnh
hưởng đến thương mại khu vực. Dựa trên kết qủa làm việc của Nhóm công
tác, các nước đã xác đị
nh nhiều biện pháp ảnh hưởng rộng và chủ yếu đối
với thương mại hàng hoá trong khu vực ASEAN là phụ thu hải quan và các
hàng rào cản trở thương mại (TBT). Năm 1995, phụ thu hải quan được áp
dụng trên 2.683 dòng thuế và Các hàng rào cản trở thương mại (bao gồm cả
các yêu cầu về đặc điểm sản phẩm) ảnh hưởng tới trên 975 dòng thuế của
các nước.
Hình 1.1
18

Trên cơ sở đó, tại phiên họp Hội đồng AFTA lần thứ tám, các nước
ASEAN đã thống nhất quyết định thời hạn loại bỏ Các hàng rào trở thương
mại là hết năm 2003.
Cùng với Nhóm công tác về vấn đề các hàng rào phi thuế quan, các cơ
chế tổ chức khác cũng được giao nhiệm vụ tham gia vào thực hiện mục tiêu
này trong lĩnh vực cụ thể. Uỷ ban tư vấn ASEAN về

tiêu chuẩn và chất
lượng (ACCSQ) hỗ trợ cho việc thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật và các
thoả thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN. Hội nghị các quan
chức cấp cao trong nông và lâm nghiệp (SOM AMAF) đảm nhiệm việc loại
bỏ các hàng rào về kiểm dịch động, thực vật (SPS) trong lĩnh vực nông-lâm
nghiệp.
ACCSQ đã đưa ra 20 nhóm sản phẩm để ưu tiên hài hoà tiêu chuẩn
ASEAN, đó là:
l .Ðiề
u hoà không khí
2. Tủ lạnh
3. Radio
4. Ðiện thoại
5. TV
6. Thiết bị video
7. Mạch in
8. Các loại máy phát điện
9. Màn hình và bàn phím máy tính
10. Thạch anh điện - từ
11. Đi ốt
12. Linh kiện TV và radio
13. Loa và linh kiện loa
14. Linh kiện cảm ứng
15. Tụ điện
16. Ðiện trở
17. Chuyển mạch
18. Ðèn hình
19. Găng tay cao su
20. Bao cao su
19


Nhận thức được tầm quan trọng của các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau
trong việc loại bỏ các hàng rào cản trở, các nước ASEAN đã ký kết Hiệp
định khung về các Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) tại Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ sáu tháng 12 năm 1998.
Căn cứ theo Hiệp định, cho đến nay ba nhóm công tác về hài hoà tiêu
chuẩn các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm,
điện và điện tử đã được thành
lập và đi vào hoạt động.
Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, 14 sản phẩm đã được các nước ưu
tiên để hài hoà tiêu chuẩn, bao gồm: gạo, xoài, dừa, gừng, dendrobium, lạc,
bắp cải, hạt tiêu đen, hành, cam, cà phê, dứa và chuối. Các nước ASEAN
cũng đã hài hoà tiêu chuẩn đối với hàm lượng còn lại tối đa của thuốc trừ
sâu sử dụ
ng cho rau quả để thúc đẩy trao đổi buôn bán mặt hàng này trong
khu vực.
Các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại khu vực ASEAN có thể
nói là rất đa dạng và tạo ra nhiều trở ngại, nó có thể làm giảm đáng kể,
thậm chí triệt tiêu các ý nghĩa của việc cắt giảm thuế quan. Do đó, vấn đề
loại bỏ các hàng rào phi thuế quan được các nước ASEAN rất chú trọng
trong quá trình thực hiện AFTA. Những phần tiếp theo c
ủa chương này sẽ
đề cập tiếp tới các hoạt động đó, cũng như nhiều hoạt động tạo thuận lợi
thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp khác.
1.1.3.2. Hợp tác trong công nghiệp
Từ năm 1976, hợp tác phát triển công nghiệp luôn được ASEAN coi là
một trong những lĩnh vực quan trọng trong hợp tác kinh tế. Cho tới nay đã
có năm kế hoạch hợp tác được thực hiệ
n nhằm tăng cường khả năng cạnh
tranh của khu vực trong lĩnh vực công nghiệp, đó là:

1. Các Dự án công nghiệp ASEAN (AIP)
Kế hoạch các Dự án công nghiệp ASEAN (AIP) được đề ra năm 1976
nhằm xây dựng các dự án công nghiệp có quy mô lớn có khả năng đáp ứng
được những nhu cầu cơ bản và đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
của khu vực:
2. Kế hoạ
ch bổ sung công nghiệp ASEAN (AIC) và Chương trình bổ
sung nhãn hiệu (BBC)
Kế hoạch AIC được thiết lập năm 1981 và sau đó được chi tiết hoá bằng
BBC nhằm khuyến khích hợp tác sản xuất trao đổi phụ tùng và linh kiện ô
tô, tạo điều kiện chuyên môn hoá trong việc sản xuất các sản phẩm này
trong khu vực. Ðến năm 1991, các chương trình này được mở rộng ra các
sản phẩm khác ngoài ngành công nghiệp ô tô. Ðến nay đã có khoảng 70 dự
án được phê chuẩn đang được thực hiện với sự tham gia của trên mười nhà
sản xuất ô tô.
20

3. Chương trình liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV)
Chương trình này được thiết lập năm 1983 với mục tiêu khuyến khích
hơn nữa đầu tư nước ngoài vào khu vực cũng như đầu tư trong nội bộ khu
vực, và đẩy mạnh sản xuất thông qua các hoạt động tập trung nguồn lực và
phân chia thị trường. Các sản phẩm của các dự án thuộc chương trình này
được ưu đãi giảm thuế quan 50% so với mức thu
ế suất Tối huệ quốc trong
thời hạn tám năm. Cho đến nay đã có 28 dự án được phê chuẩn.
4. Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO)
Ðứng trước sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp khu vực và trong
bối cảnh Hiệp định CEPT để thực hiện AFTA đang từng bước đi vào thực
hiện làm cho BBC và AIJV không còn phát huy tác dụng, ngày 27-4-1996
tại Xingapo, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã ký Hiệp định về chương

trình h
ợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) để thay thế cho BBC và AIJV.
Mục đích của AICO là khuyến khích liên kết sản xuất giữa các doanh
nghiệp của các nước ASEAN, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và sử
dụng có hiệu qủa nguồn lực của ASEAN. Các sản phẩm được sản xuất bởi
các doanh nghiệp tham gia AICO được hưởng mức ưu đãi thuế quan tối đa
của Hiệp định CEPT là 0-5% và các khuyến khích phi thuế quan khác do
từ
ng nước quy định. Như vậy, đây là sự đẩy nhanh thực hiện AFTA trước
thời hạn đối với các sản phẩm được chế tạo bởi các liên kết sản xuất trong
ASEAN.
1.1.3.3. Các lĩnh vực khác
a. Hợp tác về đầu tư
Nhằm tăng sức cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực và
về ngắn hạn khắc phục các hạn chế của cuộc khủng ho
ảng tới thu hút đầu
tư nước ngoài, Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN đã được các
nước ký kết ngày 7-l0-1998. Mục đích của Hiệp định này là nhằm tạo ra
một khu vực đầu tư tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2010 và
cho các nước ngoài ASEAN vào năm 2020 thông qua hàng loạt các chương
trình tự do hoá, thu hút và tạo thuận lợi cho đầu tư như sau:
· Hợp tác và tạo điều kiện thuậ
n lợi cho đầu tư ASEAN;
· Phối hợp xúc tiến đầu tư và tăng cường hiểu biết;
· Tự do hoá đầu tư;
· Dành ưu đãi quốc gia và ưu đãi hơn để khuyến khích đầu tư ASEAN;
· Thúc đẩy lưu chuyển dòng vốn, lao động có tay nghề và công nghệ
giữa các nước thành viên;
· Mở cửa tất cả các ngành cho các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu
tư ASEAN nói riêng;

21

· Mở rộng vai trò của khu vực tư nhân trong các hoạt động hợp tác có
liên quan đến đầu tư.
b. Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ
Lĩnh vực dịch vụ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng GDP của các nước
ASEAN và cùng với sự phát triến của các nền kinh tế, tỷ trọng của lĩnh vực
này cũng có xu hướng tiếp tục tăng đáng kể. Tỷ trọ
ng dịch vụ trong GDP
của Malaixia là 41,8% (2003), Philíppin là 53,2% (2003), Xingapo là 65%
(2003), Thái Lan là 46% (2004) và Việt Nam là 38,5% (2004). Đó là cơ sở
tạo ra mối quan tâm chung của chính phủ các nước đối với vấn đề phát
triển thương mại dịch vụ trong khu vực ASEAN. Ðồng thời, trên các diễn
đàn tự do hoá thương mại đa phương, vấn đề đưa thương mại dịch vụ vào
khuôn khổ đàm phán tự do hoá cũng đang trở thành một nội dung nóng
bỏ
ng. Các nước ASEAN nắm bắt được nhu cầu nội tại của mình và xu thế
trên thế giới, trên cơ sở đó đã triển khai mạnh hợp tác về thương mại dịch
vụ trọng những năm gần đây. Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm tại
Thái Lan năm 1995, các nước ASEAN đã cùng nhau ký kết Hiệp định
khung ASEAN về dịch vụ (AFAS).
c. Hợp tác trong Nông - Lâm - Ngư
nghiệp và Lương thực
Nông, lâm, ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế các
nước ASEAN, do đó hợp tác trên lĩnh vực này nhằm thúc đẩy sản xuất và
buôn bán các sản phẩm nông, lâm và ngư nghiệp được các nước ASEAN
quan tâm đặc biệt.
d. Hợp tác về khoáng sản
Các nước ASEAN đã đưa ra khuôn khổ hợp tác và chương trình hành
động trong lĩnh vực khoáng sản như trao đổi thông tin về chính sách, luật

pháp để thu hút đầu tư
trao đổi thông tin về dữ liệu khoáng sản để phục vụ
cho các nhà làm chính sách và các nhà đầu tư. Nội dung chương trình hành
động trong giai đoạn 1996-1998 chủ yếu là:
· Bảo tồn, khai thác, sử dung khoáng sản và đẩy mạnh thương mại
khoáng sản;
· Thành lập một cơ sở dữ liệu về khoáng sản;
· Ðẩy mạnh trao đổi thông tin về cung cầu, tiêu chuẩn hoá và các công
trình nghiên cứu ứng dụng.
Hiện ASEAN có chín dự án hợp tác v
ề khoáng sản với sự hợp tác và
giúp đỡ của các nước là các bên đối thoại của ASEAN.
e. Hợp tác về năng lượng
Việc ký kết Hiệp định hợp tác năng lượng năm l986, được sửa đổi bổ
sung năm 1995 đã mở rộng phạm vi hợp tác đến các công việc lập kế hoạch
22

phát triển, đào tạo nhân lực, trao đổi thông tin và khuyến khích sự tham gia
của khu vực tư nhân trong các lĩnh vực sau đây:
· Ðiều tra, khảo sát, lập kế hoạch và phát triển nguồn năng lượng;
· Chính sách và kế hoạch năng lượng;
· Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ;
· Sử dụng có hiệu quả và bảo tồn nguồn năng lượng;
· Kế hoạch cung cấp và đa dạng hoá năng lượng;
· Công nghệ chuyể
n tải và phân phối năng lượng;
· Tiêu chuẩn hoá các thiết bị và cơ sở năng lượng;
· An toàn trong quá trình khai thác, sản xuất, chuyển tải và phân phối
năng lượng;
· An ninh năng lượng;

· Năng lượng và môi trường;
· Xây dựng một môi trường thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong
ngành năng lượng.
f. Lĩnh vực tài chính và ngân bàng
Hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thuế, kiểm toán và bảo hiểm
giữa các n
ước ASEAN đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho các
hoạt động thương mại, đầu tư và hợp tác công nghiệp trong khu vực.
Các ngân hàng thương mại tư nhân ASEAN cũng hợp tác với nhau khá
chặt chẽ thông qua Hiệp hội ngân hàng ASEAN và Công ty tài chính
ASEAN (AFC) để tài trợ cho các giao dịch thương mại và dự án liên
doanh. Hiện nay ASEAN đang nghiên cứu việc hình thành một thoả thuận
thích hợp để tạo điều kiện cho việc tư v
ấn giữa các ngân hàng thương mại
ASEAN để thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư.
g. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực này sẽ thúc đẩy thương mại,
đầu tư và các liên kết công nghiệp. Hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này
được chia thành các nhóm: vận tải biển và cảng biển, vận tải đường bộ,
hàng không dân dụng, bưu điện và vô tuyến vi
ễn thông. Hiệp định khung
ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh đã được các nước ASEAN
ký kết tháng 12 năm 1998 tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ sáu tại Hà Nội.
Trên cơ sở pháp lý và để hoàn thành mục tiêu của Hiệp định, Hội nghị Bộ
trưởng Giao thông vận tải ASEAN lần thứ năm (ATM-5) tháng 9 năm l999
tại Hà Nội đã thông qua một Chương trình hành động giao thông vận tải
ASEAN giai đ
oạn 1999-2004 bao gồm 55 dự án và nội dung hợp tác khác
nhau.
23


h. Du lịch
Hợp tác trong lĩnh vực du lịch nhằm phát triển ASEAN thành một
trung tâm du lịch của thế giới, đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn
hoá và môi trường của ASEAN, thúc đẩy du lịch nội bộ ASEAN.
i. Sở hữu trí tuệ
Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ sở hữu trí tuệ trong
thương mại, đồng thời nhằm nâng cao sự
tin tưởng của các nhà chuyển giao
công nghệ, khuyến khích đầu tư, trong những năm gần đây các nước
ASEAN đã và đang tiến hành nhiều biện pháp tăng cường hợp tác trong
lĩnh vực này. Hiệp định khung ASEAN về Hợp tác trong lĩnh vực sở hữu
trí tuệ được ký ngày 15-12-1995 tại Thái Lan đã tạo cơ sở pháp lý và động
lực đẩy mạnh quá trình hợp tác đó.
j. Hợp tác trong việc phát triển hạ t
ầng cơ sở
Chương trình hành động về phát triển hạ tầng cơ sở của ASEAN bao
gồm việc thực hiện đồng thời các kế hoạch hành động trong lĩnh vực giao
thông và bưu điện, chương trình hợp tác trung hạn về năng lượng và kế
hoạch hành động chiến lược về môi trường thông qua việc tăng cường trao
đổi thông tin về chính sách hạ tầng cơ sở, tă
ng cường sự tham gia của khu
vực tư nhân trong việc phát triển hạ tầng cơ sở, thiết lập các trung tâm đào
tạo phát triển nguồn nhân lực.
k. Hợp tác về cơ sở hạ tầng thông tin và thương mại điện tử
Thực hiện quyết định đưa ra trong Kế hoạch hành động Hà Nội tại
Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ sáu tháng 12 năm 1998, tháng 11 năm 1999
t
ại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN không chính thức lần thứ ba, nguyên thủ
các nước ASEAN đã thông qua sáng kiến về thiết lập không gian điện tử

ASEAN (e-ASEAN) thực hiện hợp tác trên lĩnh vực cơ sở hạ tầng thông tin
và thương mại điện tử ASEAN.
l. Hợp tác trong việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các nước ASEAN sẽ thiết lập mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ để
trao đổi thông tin và tập hợp các nguồn kiến thức và kinh nghiệm phục vụ
cho việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc phân tích chính
sách, hợp tác về tài chính, đào tạo, công nghệ, tiếp thị, cầu nối giữa khu
vực tư nhân và nhà nước, cầu nối giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ của
ASEAN với doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước đang phát triển.
m. Hợp tác về khoa học và công nghệ
Các v
ấn đề liên quan tới khoa học và công nghệ được quan tâm trong
Hội nghị khoa học công nghệ AESENB tại Lào tháng 4 năm 2005 là công
nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ và việc ứng dụng; khoa học công nghệ
24

thực phẩm, thông tin, nguồn năng lượng mới, phát triển cơ sở hạ tầng và
nguồn nhân lực.
n. Hợp tác về môi trường
Các nước ASEAN thông qua Nghị quyết về môi trường và phát triển
năm 1992 tại Xingapo để tạo ra một lập trường chung của ASEAN đối với
vấn đề môi trường của Liên hợp quốc. Năm 1994, các nước ASEAN đã
thông qua Nghị quyết về môi trường và phát triển và hài hoà các tiêu chuẩ
n
chất lượng về môi trường trong ASEAN. Các nước ASEAN đã thông qua
Chương trình hành động về môi trường để hài hoà các chính sách về môi
trường đẩy mạnh hợp tác khu vực, tăng cường các cơ sở pháp lý và thống
nhất các vấn đề về môi trường trong toàn bộ quá trình phát triển.
o. Hợp tác về phát triển xã hội
Hội nghị Cấp cao lần thứ tư năm 1992 đã đề ra phương hướng đẩy

mạnh phát tri
ển nguồn nhân lực bằng việc tăng cường liên kết giữa các
trường đào tạo, mở rộng việc tham gia của phụ nữ vào sự phát triển của
ASEAN, hợp tác chặt chẽ.trong việc nuôi dưỡng trẻ em, xây dựng chương
trình trao đổi sinh viên.
p. Phối hợp lập trường trong các vấn đề kinh tế quốc tế
Các nước ASEAN thường phối hợp chặt chẽ để thống nhất l
ập
trường trong các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế như WTO, ASEM,
APEC, và được coi là một trong những tác nhân tích cực trong hoạt động
của các tổ chức này và là một đại diện có tiếng nói quan trọng trong việc
bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển. Các nước ASEAN cũng thường
xuyên tổ chức tiếp xúc với các nước đối thoại như Mỹ, Canađa, EU, Nhật
Bản, Trung Quố
c, Ôxtrâylia, Niu Di lân để tăng cường hiểu biết lẫn nhau
và tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác kinh tế.

1.1.4. Vị thế của Viêt Nam trong cộng đồng ASEAN

Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Sự kiện chính trị quan trọng này
đã thể hiện rõ nét chính sách chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của
Việt Nam, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu vào khu vực của Việt Nam trên
các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế và chuyên ngành.
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra một trang mới trong lịch
sử ASEAN. Từ đây chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu trong khu vực; các
nước còn lại như Lào, Mianma, Campuchia lần lượt gia nhập Hiệp hội.
ASEAN thực sự là một tổ chức của cả khu vực Đông Nam Á. Với tư cách
25


là một thành viên mới của ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp nhất
định cho Hiệp hội.

1.1.4.1. Những đóng góp của Việt Nam trong ASEAN

Việt Nam không những tham gia tích cực vào chương trình hợp tác
sẵn có, mà còn đóng góp to lớn cho sự hình thành các sáng kiến, cơ chế
hợp tác mới của ASEAN. Ngay cả khi chưa gia nhập ASEAN, Việt Nam đã
ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC, 1992), tham gia ngay từ đầu vào
ARF (1994).
Ngay sau khi trở thành thành viên chính thức (1995), Việt Nam cam
kết tiến hành thực hiện tương đối tốt các chương trình cũng như cơ chế hợp
tác của ASEAN, từ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cho đến Hiệp
định khung về Khu vực tự do hóa mậu dịch ASEAN (Framework
Agreement on Services - AFSA), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư
ASEAN (ASEAN Investment Area - AIA), Hiệp định khung về Hợp tác
Công nghiệp ASEAN (ASEAN Industrial Cooperation - AICO), Sáng kiến
hội nhập (IAI)
Điều quan trọng hơn là Việt Nam cùng với các nước ASEAN đề ra
nhiều sáng kiến mới, nhằm khắc phục những mặt yếu kém, trì trệ trong
ASEAN, thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. Cụ thể là Việt Nam đã tổ
chức thành công Hội nghị ASEAN lần thứ VI (tại Hà Nội, tháng 12/1998),
với một "Chương trình hành động Hà Nội" (HPA) được thông qua, vừa
mang tính định hướng vừa đưa ra giải pháp cho việc hiện thực hóa “Tầm
nhìn 2020" - nền tảng tư tưởng cho sự thiết lập Cộng đồng ASEAN sau đó
(10/2003).
Việt Nam cũng có nhiều đóng góp về mặt ý tưởng và đề ra biện pháp
nhằm thu hẹp khoảng cách và phát triển tiểu vùng. Điều này được thể hiện
trong “Tuyên bố Hà Nội" năm 1998, “Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng
cách phát triển, nhằm tăng cường liên kết ASEAN" năm 2001

Ngoài ra, Việt Nam còn có sáng kiến trong việc tạo dựng ý tưởng và
xây dựng cộng đồng ASEAN trên 3 trụ cột chính, trong đó Cộng đồng Văn
hóa-Xã hội là do Việt Nam đề xuất.
Việt Nam đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa
bình, ổn định và hòa giải khu vực, góp phần củng cố vị thế của ASEAN
trên trường quốc tế. Đây là một trong những đóng góp nổi bật của Việt
Nam.
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã biến ước mơ và ý tưởng về xây
dựng ASEAN thành một khối thống nhất với tất cả các nước trong khu vực

×