Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Áp dụng căn bản công pháp võ cổ truyền cho học sinh thcs vào giờ học thể dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 13 trang )

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRUNG THCS QUANG TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực : Giáo dục (môn GDTC)

Phương pháp giảng dạy công pháp căn bản võ cổ truyền
vào trường học ở bậc Trung học cơ sở

Họ và tên tác giả: Bùi Minh Tuấn
Trình độ chun mơn: Cử nhân Sư phạm GDTC
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung – TP Yên Bái
Chức vụ: Giáo viên

Yên Bái, tháng 01 năm 2022


2
I. Thông tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến : “Phương pháp giảng dạy công pháp căn bản võ cổ
truyền vào trường học ở bậc Trung học cơ sở”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến : Học sinh trường THCS Quang Trung
4. Thời gian áp dụng sáng kiến : Năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022 và
các năm học tiếp theo
5. Tác giả :

Họ và tên: BÙI MINH TUẤN
Năm sinh 19/10/1988
Trình độ chun mơn : Đại học


Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Quang Trung
II. Mơ tả sáng kiến
1. Đặt vấn đề
1.1. Lí do chọn sáng kiến
Trong sự nghiệp đổi mới nhằm tiến đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng và văn minh. Thì yếu tố con người ln chiếm vị trí quan trọng
hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có
con người xã hội chủ nghĩa” . Trong hình mẫu và phẩm chất con người, thể lực
và thể chất đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Vì
thế mỗi quốc gia đều chú trọng đến công tác thể dục thể thao và đưa nền Thể
Dục Thể Thao (TDTT) của nước mình lên tầm cao mới. Mục tiêu của hệ thống
giáo dục quốc dân nước ta là hướng tới sự phát triển toàn diện cả về: đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động. Hoạt động giáo dục thể chất trong nhà
trường phổ thông là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các hoạt động giáo dục
khác. Việc tập thường xuyên, liên tục sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ
và tăng cường sức khoẻ tạo cơ xương phát triển, tạo dáng đi khoẻ mạnh, tim
khoẻ lên, lồng ngực nở ra, sự vận chuyển máu đi nuôi cơ thể tốt hơn, thải ra
được những chất có hại cho sức khỏe, nhờ vậy khí huyết được lưu thơng, người
tập ăn ngon, ngủ tốt, học tập đạt kết quả cao hơn. Một trong những nhiệm vụ của


3
nhà nước là đảm bảo việc giáo dục một thế hệ trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối
về thể chất cũng như tinh thần.
Bên cạnh những bài tập thể dục tay khơng, đội hình đội ngũ, điền kinh khơ
khan thường dẫn đến sự nhàm chán trong giảng dạy và không tạo hứng thú trong
tập luyện cho các em học sinh thì việc đan xen những thế võ vào tiết dạy, vào
những bài thể dục giữa giờ là hết sức cần thiết.
1.2. Mục đích của sáng kiến

Võ cổ truyền Việt Nam được hình thành và lưu truyền trong suốt trường kỳ
lịch sự của dân tộc Việt Nam, được người Việt Nam sáng tạo và bồi đắp qua
nhiều thế hệ hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí,
kỹ thuật chiến đấu đặc thù, các địn đánh...Với những kỹ pháp võ thuật này,
người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước trong suốt quá
trình lịch sử Việt Nam. “Võ cổ truyền đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn
năm qua, nó mang một vẻ đẹp mà không môn phái nào trên thế giới có được, nó
khơng chỉ là mơn võ phịng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà
còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong
hệ thống tư tưởng Việt Nam”. Vậy nên để duy trì giá trị bản sắc văn hóa dân tộc
và làm mới nội dung tập luyện phát hiện những nhân tố tích cực, ươm mầm tài
năng cho địa phương.
Các môn võ cổ truyền giúp học sinh phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc
độ trong lứa tuổi 14, 15 là vô cùng cần thiết và chiếm một vị trí quan trọng vì
lứa tuổi này q trình thần kinh hưng phấn chiếm ưu thế nên các em rất hiếu
động, do vậy quá trình phát triển thể lực, cho các em sử dụng bài tập đa dạng với
các hình thức tập luyện phong phú các nhà khoa học cho rằng: “Khi phát triển
thành tích đỉnh cao phải có trình độ học tập tốt muốn có một thể lực tốt chỉ có
một con đường là thơng qua q trình luyện tập lâu dài, liên tục, có hệ thống, có
khoa học mới đảm bảo các tố chất thể lực phát triển tốt”, và yếu tố thể lực đóng
một vai trị quan trọng trong cuộc sống của mỗi em. Ngồi ra, việc học tập môn
võ cổ truyền giúp các em tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, tinh thần đoàn kết, biết
giúp sẻ chia. Cùng nhau gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Nên tơi
chọn viết sáng kiến: “Phương pháp giảng dạy công pháp căn bản võ cổ truyền
vào trường học ở bậc Trung học cơ sở”


4
1.3. Về khả năng áp dụng sáng kiến:
Trong sáng kiến này tôi đưa ra các bài tập cụ thể nhằm tăng lượng vận động

rèn luyện phù hợp các nhóm tuổi. Phạm vi hiệu quả và tính ứng dụng của sáng
kiến có thể áp dụng cho đối tượng học sinh trường THCS Quang Trung, đồng
thời có thể mở rộng, áp dụng đối với các trường bạn. Sáng kiến này giúp cho
mỗi giáo viên có phương pháp phù hợp để mở rộng rèn luyện thêm về sức khỏe
và các năng lực, phẩm chất cho học sinh.
2. Nội dung giải pháp công nhận sáng kiến
2.1. Căn cứ để thực hiện sáng kiến
Thực hiện hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo tại công văn số 4775
ngày 16/9/2015 chỉ đạo các trường học trong cả nước cùng triển khai thực hiện
theo sự chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cơng văn 6311 ngày
11/8/2015 về việc triển khai nội dung tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ,
bài võ cổ truyền được đưa vào chương trình giáo dục thể chất trong các nhà
trường phổ thông.
2.2. Nội dung sáng kiến
- Giải pháp 1 : Tuyên truyền giới thiệu về lịch sử môn võ cổ truyền Việt Nam ở
trong nước và nước ngoài
Truyên truyền, giới thiệu trực tiếp trong các giờ dạy thể dục, kết hợp với
Đội thiếu niên tuyên truyền lồng ghép trong các hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh
đó kết hợp cùng giáo viên bộ môn Lịch Sử mở rộng bài học tuyên truyền về môn
võ cổ truyền trong các giờ học. Tài liệu có thể lấy thơng qua các bài viết như :
Lịch sử võ học Việt Nam 1, 2 - tác giả : Vũ Đức, Lịch sử võ ta – tác giả : Lê
Sáng..


5

- Giải pháp 2 : Đưa võ cổ truyền vào trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Sau khi đã học các nội dung võ cổ truyền sẽ đưa vào các hoạt động ngoài
giờ lên lớp như : thể dục giữa giờ, hoạt động mở đầu cho một chuyên đề hay
biểu diễn chào mừng trong các ngày lễ hoặc các hoạt động tập thể tổ chức trong

trường học


6


7
- Giải pháp 3 : Tổ chức câu lạc bộ võ cổ truyền trong trường học
Việc tổ chức các câu lạc bộ võ cổ truyền rất quan trọng, đây là nơi các em
học sinh đam mê về võ thuật và các hoạt động thể dục thể thao gặp gỡ, trao đổi
học hỏi lẫn nhau. Giúp các em duy trì ý thức và đam mê luyện tập, phát triển kỹ
năng sống. Để thành lập các câu lạc bộ cần chọn lựa các thành viên chủ chốt, bố
trí giờ tập hợp lý không ảnh hưởng đến thời gian học tập

- Giải pháp 4 : tổ chức hội thi trong khuôn khổ trường học, tổ chức cho học sinh
đi giao lưu, thi đấu tại trường bạn.
Việc tổ chức hội thi giúp các em cố gắng trong việc học tập, rèn luyện kỹ
năng các môn võ cổ truyền. Các hội thi sẽ tổ chức vào thời gian sát hoặc trùng
với các ngày lễ lớn, kết hợp với các tổ chức Đoàn, Đội để quản lý và hướng dẫn
học sinh thực hiện. Đồng thời báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường để đưa vào
kế hoạch nhà trường. Việc giao lưu với các trường bạn giúp các em tăng tính
học hỏi, đồn kết. Phát huy tinh thần thượng võ


8

Các bài tập cụ thể
Bài 1: (tiết 1 – 2 ) Giới thiệu các tấn pháp



9

- Giáo viên thị phạm tập cùng học sinh các tấn pháp đã học 1 lần.
- Cán sự điều khiển. Giáo viên quan sát và sửa động tác kỹ thuật cho học sinh
- Cho học sinh thả long tại chỗ 10 đến 15 giây sau mỗi lần tập.
Bài 2: (Tiết 3 – 4 )Giới thiệu các thủ pháp
+ Thủ pháp (Bộ Sơn)

+ Thủ pháp (bộ chưởng)

- Giáo viên thị phạm tập cùng học sinh các thủ pháp 1 – 2 lần.
- Cán sự điều khiển. Giáo viên quan sát và sửa động tác kỹ thuật cho học sinh
- Cho học sinh thả long tại chỗ 10 đến 15 giây sau mỗi lần tập


10
Bài 3: (tiết 5 – 6 ) giới thiệu Cước pháp
+ Cước pháp:

- Giáo viên thị phạm tập các cước pháp cùng học sinh 1 - 2 lần
- Cán sự điều khiển. Giáo viên quan sát và sửa động tác kỹ thuật cho học sinh
- Cho học sinh thả long tại chỗ 10 đến 15 giây sau mỗi lần tập.
Bài quyền 36 động tác
Mỗi tiết sẽ học 6 động tác mới, 1 tiết ôn và sửa kỹ thuật


11
Tính mới của sáng kiến
Việc giảng dạy võ cổ truyền trong các giờ học thể dục đã được thực hiện
tại nhiều trường trung học cơ sở xong về cơ bản các hình thức và nội dung cịn

đơn điệu, chưa gây được hứng thú cho học sinh vì vậy giải pháp tôi đưa ra mang
điểm mới là việc dạy võ cổ truyền không chỉ thực hiện trong tiết học thể dục, mà
cịn được lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa và các tiết chuyên đề, chủ đề
thực hiện trong trường học điều này giúp việc học tập, rèn luyện võ thuật cho
học sinh mang tính thường xuyên và phổ biến hơn. Đồng thời việc tổ chức câu
lạc bộ giúp các em phát huy tính tự lập, tự chủ và năng lực bản thân. Tránh việc
truyền thụ một chiều từ giáo viên.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp trên có thể áp dụng cho học sinh các khối lớp trong trường
trung học cơ sở Quang Trung cũng như các trường trong địa bàn tỉnh.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Đánh giá chung về học sinh:
Nội dung bài tập thu hút được học sinh, khơng khí lớp học sơi nổi học
sinh tích cực thực hiện hồn thành tốt u cầu về kỹ thuật, động tác đúng đẹp.
Bài tập có nhiều nội dung liên hệ mở rộng, ứng dụng trong thực chiến, tự
vệ góp phần mở rộng vốn hiểu biết về thực tế, kĩ năng sống cho học sinh.
Sức khỏe học sinh của học sinh được nâng lên, thành tích trong các cuộc
thi đạt giải cao.
NĂM HỌC
2018 – 2019

THÀNH TÍCH
1 huy chương vàng
2 huy chương bạc
3 huy chương đồng

2019 – 2020

3 huy chương vàng

5 huy chương bạc
6 huy chương đồng


12
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, thông qua kết quả thực nghiệm tôi thấy
cần tiếp tục nghiên cứu thêm một số bài tập phối hợp nâng cao cho bài tập
phong phú, đa dạng nhằm phục vụ cho việc đáp ứng yêu cầu giảng dạy được tốt
hơn. Góp phần phong phú hơn trong quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao
trong trường học.
Trên đây là các nội dung trình bày của tơi về biện pháp ““Phương pháp
giảng dạy công pháp căn bản võ cổ truyền vào trường học ở bậc Trung học cơ
sở”
Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp,
của Hội đồng khoa học các cấp để biện pháp của tơi được hồn thiện hơn, đạt
hiệu quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng dạy
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (không)
6. Các thông tin cần được bảo mật (không)
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Sân bãi rộng rãi sạch sẽ, loa nhạc, nguồn internet để học sinh tự tham
khảo khi tập thêm tại nhà.
8. Tài liệu gửi kèm : Không
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, ngày 25 tháng 01 năm 2022
Người viết:

Bùi Minh Tuấn



13
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………



×