Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá cho học sinh tiểu học trong dạy học môn tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.53 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Giáo dục Tiểu học)

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ
CHO HS TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

Họ và tên giáo viên: TƠ THỊ THANH
Trình độ chun mơn: ĐẠI HỌC
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
Huyện, thị xã, thành phố: Yên Bái

Yên Bái,ngày 18 tháng 2 năm 2022


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN.
1. Tên sáng kiến: “Biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá cho học
sinh tiểu học trong dạy học môn Tiếng Việt.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Trong trường tiểu học nói chung
và trường tiểu học Thành phố nói riêng.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cấp cơ sở
4. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2019 – 2020 đến nay
5. Tác giả: Tô Thị Thanh - Trình độ chun mơn: Đại học Tiểu học
Năm sinh: 1977
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố n Bái
Điện thoại: 0384017586
6. Đồng tác giả (nếu có): Khơng
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN.
1. Tình trạng giải pháp đã biết:


Tự đánh giá (TĐG) là một khâu quan trọng của cả q trình học. Với học sinh
(HS), nó là tiền đề của tự giáo dục - là kỹ năng quan trọng trong q trình học tập
giúp cho HS có thể học tập suốt đời. TĐG có ý nghĩa,vai trị đặc biệt trong quá trình
dạy học và trở thành một phần của hoạt động học tập. Nó là cách phát huy nội lực,
là công cụ phản ánh năng lực, giúp nâng cao hiệu quả học tập của HS.
HS tự đánh giá là một trong những yêu cầu của đổi mới KTĐG mà Bộ
GD&ĐT đã chỉ đạo nhằm thực hiện mục tiêu dạy học phát triển năng lực người
học. Chương trình môn Ngữ văn 2018 chỉ rõ: đánh giá thường xuyên được thực
hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên (GV) mơn học tổ chức;
hình thức đánh giá gồm: GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau, HS tự đánh giá.
Trong chương trình Tiểu học, mơn Tiếng Việt được dành cho quỹ thời gian
nhiều nhất với vai trị mơn học cơng cụ. Khả năng tự đánh giá của HS trong học môn
Tiếng Việt phát huy vai trị trong cả chương trình học tập ở Tiểu học và suốt đời.
Quan sát thực trạng hoạt động tự đánh giá của HS trong thời gian qua, tôi
nhận thấy như sau:
Ưu điểm:
Đã có những văn bản chỉ đạo, yêu cầu thực hiện việc HS tự đánh giá. Đa
số GV đã nhận thức sự quan trọng của điều này, quan tâm và thực hiện mang lại
những kết quả bước đầu trong việc phát huy tính chủ động, tích cực của HS.
Hạn chế:
- Về phía giáo viên: gặp khó khăn vì khơng có những chỉ dẫn sư phạm cụ thể
giúp giáo viên hướng dẫn hoạt động tự đánh giá của học sinh. GV yêu cầu học sinh
tự đánh giá nhưng chưa có biện pháp rèn cho các em những kĩ năng tự đánh giá.
- Về phía học sinh: HS cịn nhút nhát, thiếu tự tin khi GV tổ chức các hoạt
động tự đánh giá hoặc chưa tích cực tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học


2
tập của bạn. HS tiểu học vẫn đang còn nhỏ, thích vận động và chơi đùa nhiều nên
cố gắng hồn thành xong bài tập, chỉ thực hiện những yêu cầu được GV giao thật

nhanh để đi chơi mà không tự đánh giá bài làm của mình... HS chưa có được kỹ
năng tự đánh giá kết quả học tập của bản thân mình.
Vì những lí do trên, việc đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá
cho HS là điều cần thiết trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.
2.1. Mục đích của sáng kiến
Phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế trong việc hình thành và rèn luyện
kĩ năng TĐG kết quả học tập môn Tiếng Việt cho HS Tiểu học.
Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển
năng lực người học
2.2. Nội dung giải pháp
2.2.1. Nội dung
Kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập của HS là khả năng thực hiện một hành
động hoặc một hoạt động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã
có nhằm xác định mức độ kiến thức, kỹ năng của bản thân so với mục tiêu học tập.
TĐG bao gồm hoạt động HS đánh giá bản thân và đánh giá các bạn cùng
lớp. Hoạt động tự đánh giá có hai hình thức cơ bản là:
- TĐG dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV: Hình thức này diễn ra trong
q trình dạy học, thầy trị giáp mặt nhau trên lớp. Trong quá trình truyền thụ kiến
thức, thầy khéo léo cài đặt những hoạt động để HS có thể TĐG. Chẳng hạn thông
qua trả lời các câu hỏi, qua nhận xét về bài làm của mình, của bạn, hoặc qua nhận
xét phân tích, đánh giá của GV, qua các phiếu học tập, qua trao đổi thảo luận
nhóm,... Trong hình thức này, việc ĐG của thầy sẽ là mẫu, là chuẩn mực để HS
học về TĐG.
- HS TĐG khơng có sự hướng dẫn trực tiếp của GV.Hình thức này có thể
bao gồm hai kiểu cơ bản là HS TĐG theo sự hướng dẫn (gián tiếp) của GV hoặc
HS độc lập tiến hành hoạt động TĐG.
+ Trên cơ sở quá trình dạy học trên lớp, GV đưa ra các yêu cầu để HS tự
học và TĐG kết quả học tập, đó là TĐG theo sự hướng dẫn (gián tiếp) của GV.
Chẳng hạn sau giờ học, GV đưa ra phiếu hướng dẫn học ở nhà hay câu hỏi yêu

cầu hiểu sâu, mở rộng vấn đề hoặc bài tập vận dụng. HS tự học và đối chiếu kết
quả hoặc “bắt chước” GV tiến hành TĐG kết quả học tập.
+ Khi TĐG trở thành nhu cầu, thói quen thì HS có thể tiến hành hoạt động
này một cách tự giác trong quá trình tự học của mình, độc lập tiến hành hoạt động
TĐG. Các em có thể TĐG về mức độ lĩnh hội kiến thức sau khi học xong một nội
dung hay làm xong một bài tập.
2.2.2. Cách thức thực hiện
a. Tổ chức các hoạt động mẫu nhằm tạo cơ hội giúp HS bước đầu hiểu về
kỹ năng TĐG. HS khơng thể tự mình có được kỹ năng TĐG do đó GV phải giúp


3
cho HS từng bước có được kỹ năng TĐG. Với hs tiểu học, làm mẫu là phương
pháp quan trọng, từ đó HS quan sát và học cách đánh giá của GV, bắt chước và
luyện tập TĐG. GV nên thông qua các tình huống dạy học để làm mẫu việc đánh
giá, dạy cho HS cách đánh giá và TĐG.
b. Hình thành các kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập mơn Tiếng Việt trong
q trình học tập cho HS như: kỹ năng xác định yêu cầu cần đạt của bài học để
TĐG kết quả học tập của bản thân; Rèn luyện thao tác so sánh để góp phần hình
thành kỹ năng TĐG KQHT...
VD: cho HS thực hiện hoạt động so sánh bài làm của mình với bài làm của
bạn hay lời giải của GV đưa ra... Qua đó, các em sẽ rút ra kinh nghiệm và có thể
tự điều chỉnh bài làm của mình tốt hơn. GV có thể gọi một em HS lên trình bày
bài giải của mình, sau đó tổ chức cho các bạn khác xây dựng, đóng góp ý kiến và
cuối cùng là đưa ra đáp án chính xác, đầy đủ. Căn cứ vào đáp án cuối cùng đó, các
bạn khơng lên bảng trình bày cũng có căn cứ để tự đánh giá mình.Thơng qua báo
cáo của các em, GV dù không kiểm tra trực tiếp được cả lớp vẫn quản lí được kết
quả học tập của HS.
c. Xây dựng và tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giúp HS thực hành kỹ
năng tự đánh giá kết quả học tập như:Tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm, tạo cơ

hội để HS được tự đánh giá lẫn nhau kết quả học tập môn Tiếng Việt
- Hướng dẫn, tổ chức cho HS chấm chéo bài giữa các thành viên trong bàn,
tổ hoặc lớp (trong các tiết ôn tập, sau mỗi bài thực hành, luyện tập ở lớp…).
- Thơng qua tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, GV cùng các em xây
dựng các tiêu chí đánh giá, thang đánh giá, công cụ đánh giá để từng HS tiến hành
đánh giá các thành viên cịn lại trong nhóm.
GV có thể cùng HS xây dựng bảng kiểm làm cơng cụ đánh giá.
VD: Một bảng kiểm đánh giá bài văn miêu tả lớp 4,5
CHT

HT

HTT

- Tập trung tả đối tượng cần tả
- Viết được khoảng 15 câu
- Có nhiều chi tiết, hình ảnh
- Có sử dụng chi tiết miêu tả thú vị làm người đọc
thích
(nhân hóa, so sánh, liên tưởng, giàu cảm xúc...)
- Sử dụng từ đúng, hay
- Viết câu không sai ngữ pháp
- Đã chú ý viết đúng chính tả. Bài viết sạch, dễ đọc.
2.2.3. Các bước thực hiện:
Hình thành và rèn luyện kỹ năng TĐG kết quả học tập môn Tiếng Việt cho
HS, GV cần thực hiện các bước sau:


4
Bước 1: Nâng cao nhận thức và hình thành thói quen. Đây là bước chuẩn

bị nền tảng quan trọng cho quá trình TĐG. Trong bước này, GV phải trang bị cho
HS những kiến thức về tiếng Việt, tri thức về đánh giá, phải định hướng, tạo hứng
thú, động cơ và nhu cầu TĐG.
Bước 2: Hình thành, phát triển các kỹ thuật, thao tác và phương pháp giúp
HS TĐG. Thông qua các hoạt động cụ thể trong quá trình học tập, qua các tình
huống dạy học GV nên làm mẫu việc đánh giá, cho HS đánh giá lẫn nhau, từng
bước dẫn dắt HS TĐG, thử thực hiện việc TĐG theo yêu cầu... nhằm hình thành
ở HS các kỹ thuật, thao tác và phương pháp TĐG.
Bước 3: Tạo cơ hội, thời cơ để HS luyện tập TĐG và TĐG một cách độc
lập. Trong bước này, GV tổ chức các hoạt động học tập để HS rèn luyện TĐG
thông qua các hoạt động như: tự học, thảo luận nhóm, hệ thống bài tập... Ngoài
ra, GV nên nhắc nhở HS nên thường xuyên thực hiện TĐG kết quả học tập của
mình khi tự học khơng có sự hướng dẫn của GV.
2.2.4. Các điều kiện để thực hiện:
GV cần nhận thức rõ ý nghĩa, vai trị, cách tiến hành của việc hình thành
cho HS kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập để có kế hoạch tổ chức, thực hiện các
hoạt động tự đánh giá trong các giờ học cho HS một cách hiệu quả.
Đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu để có thể thực hiện được các công cụ đánh
giá với các hình thức phong phú.
2.2.5. Tính mới, sự khác biệt của biện pháp:
- Góp phần làm sáng tỏ q trình hình thành kỹ năng tự đánh giá kết quả
học tập cho học sinh Tiểu học.
- Xây dựng biện pháp nhằm hình thành và duy trì kỹ năng tự đánh giá kết
quả học tập cho học sinh trong môn Tiếng Việt.
- Thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
3. Khả năng áp dụng của biện pháp:
Áp dụng trong dạy học môn Tiếng Việt tại các trường Tiểu học trên địa bàn
tỉnh Yên Bái.
4. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học
- Năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 tôi được phân công giảng

dạy và chủ nhiệm lớp ...Tôi đã áp dụng biện pháp vào quá trình dạy học và thu
được kết quả như sau:


5
KQ khảo sát HS trước
TS
khi vận dụng dạy sáng
Lớp HS
kiến
HTT

HT

CHT

KQ khảo sát HS
sau khi vận dụng
dạy sáng kiến
HTT

HT

CHT

SL % SL % SL % SL % SL % SL %
2E 46 20 43,4 23 5,2

3 4,6 35 75 11 25 0


2H 46 19 41,3 21 45,6 6 13,1 33 72 13 28 0

So sánh kết quả
Trước

Sau

HTT CHT HTT CHT
44,4% 4,5% 76%

0

41,3 13,1 72

0

- Đối với hoạt động học của HS: giúp HS kiểm soát được việc học của bản
thân các em; cải thiện việc học của bản thân...Dần dần, lĩnh hội được cách tự học.
- Đối với hoạt động dạy của GV:cung cấp thông tin phản hồi cho GV nhận
ra sự tiến bộ của HS; chia sẻ trách nhiệm ĐG và kết quả ĐG sẽ chính xác hơn.
Việc xây dựng kế hoạch học tập cho HS của GV trở nên sát thực hơn.
KL: biện pháp có tính khả thi.
5. Các thơng tin cần được bảo mật
- Khơng có.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Về cơ sở vật chất Trường Tiểu học Nguyễn Trãi đáp ứng được đầy đủ, rất
thuận lợi cho việc dạy và học của cơ, trị trong nhà trường: Phịng học thơng minh
(máy chiếu, bảng tương tác, máy chiếu vật thể); các loại sách, tài liệu tham khảo.)
* Về đội ngũ giáo viên

- Giáo viên giảng dạy đạt trình độ chuẩn về chun mơn đào tạo.
- Giáo viên tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin vào việc tổ chức các hoạt động dạy và học.
- Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, tích cực thăm lớp, dự giờ
đồng nghiệp để trao đổi, rút kinh nghiệm qua các giờ dạy.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh theo hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức chuyên đề về việc đổi
mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giải pháp nêu trên.


6
7. Tài liệu gửi kèm:
1. Xác nhận của Trường Tiểu học Nguyễn Trãi về việc áp dụng biện pháp
và kết quả áp dụng
2. Giáo án thực nghiệm.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết tất cả nội dung của giải pháp đã nêu ở trên không sao chép
ở bất cứ đâu. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cấp trên.
Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Tô Thị Thanh

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................



×