Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học nội dung phương pháp tọa độ trong không gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.45 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ MINH

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ
TRONG KHÔNG GIAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


2

NGHỆ AN - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ MINH

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ
TRONG KHÔNG GIAN
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.01.11



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. PHẠM XUÂN CHUNG


4

NGHỆ AN - 2014


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.......................................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................9
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................10
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................10
4. Giả thuyết khoa học.................................................................................11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................11
7. Những cái mới của luận văn và những luận điểm được đưa ra bảo
vệ....................................................................................................................12
8. Cấu trúc của luận văn..............................................................................12
Chương
1
CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................................13
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................13
1.1.1. Trên thế giới..........................................................................13

1.1.2. Ở Việt Nam...........................................................................14
1.2. Một số khái niệm cơ bản...........................................................16
1.2.1. Về đánh giá và đánh giá KQHT.........................................16
1.2.2. Về tự đánh giá trong dạy học.............................................18
1.2.3. Về kĩ năng TĐG KQHT của HS..........................................24
1.3. Sự cần thiết rèn luyện cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập . .26
1.4. Tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ......................27
1.4.1. Nhóm kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập môn
Toán của học sinh................................................................27
1.4.2. Biểu hiện của kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của
học sinh trong học tập môn Toán.......................................29
1.4.3. Con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá
kết quả học tập môn Toán của học sinh ..........................30
1.4.4. Các mức độ của KN TĐG KQHT môn Toán đối với HS
THPT.....................................................................................31
1.5. Kết luận chương 1 ................................................................................36


6
Chương

2

THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT ...........................37
2.1. Mục đích khảo sát................................................................................37
2.2. Đối tượng khảo sát...............................................................................37
2.3. Nội dung khảo sát..................................................................................37
2.4. Phương pháp khảo sát...........................................................................37
2.5. Kết quả khảo sát...................................................................................37

2.6. Kết luận chương 2.................................................................................40
Chương
3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH ...............................42
3.1. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện biện pháp.............................42
3.2. Một số biện pháp sư phạm rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả
học tập môn Toán của học sinh THPT........................................................43
3.2.1. Biện pháp 1: Giúp người học nâng cao nhận th ức về t ự
đánh giá kết quả học tập....................................................44
3.2.2. Biện pháp 2: Rèn luyện cho người học các thao tác cần
thiết để tự đánh giá kết quả học tập................................54
3.2.3. Biện pháp 3: Thông qua các tình huống dạy học, GV cần
tạo cơ hội cho HS đánh giá lẫn nhau.................................69
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng bộ công cụ giúp cho HS TĐG
KQHT sau mỗi bài học, mỗi chương hay mỗi chủ đề....82
.........................................................................................93
3.3. Kết luận chương 3 ................................................................................93
Chương
4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.....................................................................94
4.1. Mục đích thực nghiệm.........................................................................94
4.2. Tổ chức thực nghiệm............................................................................94
4.3. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................95
4.3.1. Đề kiểm tra thực nghiệm
.............................95
4.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm...........................................97
4.4. Kết quả thực nghiệm............................................................................99
4.5. Kết luận chương 4.................................................................................99



7
KẾT LUẬN...............................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................103
PHỤ LỤC.................................................................................................107


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DH

:

Dạy học

ĐG

:

Đánh giá

GV

:

Giáo viên

HS

:


Học sinh

KN

:

Kỹ năng

KQHT

:

Kết quả học tập

TĐG

:

Tự đánh giá

THPT

:

Trung học phổ thông


9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy trong giáo dục, vai trò
của người học đã có sự thay đổi, họ trở thành người giữ vai trò trung tâm, là
chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo, qua quá trình học tập.
Bên cạnh việc học trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì người
học phải tự nghiên cứu, tự tìm hiểu khám phá để lĩnh hội tri thức, ngoài ra về
mặt tâm lí học cho thấy việc tự học sẽ làm phát huy hết nội lực của người học,
đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình học tập.Trong việc học tập môn toán
ở trường phổ thông việc tự học đóng vai trò quyết định trong quá trình học
tập. Để tự học có hiệu quả thì kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập đóng vai trò
rất quan trọng nó giúp cho người học có thể điều chỉnh quá trình học tập để có
kết quả cao.
1.2. Môn Toán ở trường THPT là môn học có các đặc điểm: Sự rõ ràng,
tính chính xác, logic chặt chẽ…do đó đòi hỏi ở học sinh tính cẩn thận, chính
xác cao. Nên học sinh phải có thói quen tự kiểm tra, tự phát hiện ra lỗi sai, tự
sửa chữa sai lầm khi làm bài, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đây là
điều kiện thuận lợi để rèn luyện cho học sinh THPT kĩ năng tự đánh giá kết
quả học tập thông qua dạy học môn Toán.
1.3. Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI của UNESCO cũng
đã xác định việc học là suốt đời và bốn “trụ cột” của việc học là: Học để biếtHọc để làm-Học để cùng chung sống-Học để làm người. Hướng theo đó, mục
tiêu giáo dục là đào tạo những con người có năng lực tự quyết: tự học, tự tổ
chức, tự quyết định và sau cùng là tự phát triển.
1.4. Trong thực tế dạy học ở nước ta thời gian qua cho thấy đánh giá
kết quả học tập của học sinh chủ yếu vẫn thực hiện một cách truyền thống,


10
chủ yếu dựa trên những bài kiểm tra giấy và thường thông qua điểm số của
bài kiểm tra để xác định thành tích học tập, chưa quan tâm đến vấn đề tự đánh
giá của học sinh. Trong khi đó đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải
có sự tham gia của học sinh, bởi họ là chủ thể của nhận thức nên hiểu bản

thân hơn ai hết, chính họ có thể tự đánh giá được mức độ nắm kiến thức và
phát triển kĩ năng của mình so với yêu cầu của giáo viên và chuẩn của môn
học dưới nhiều hình thức khác nhau.
1.5. Đã có một số công trình nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng tự đánh
giá kết quả học tập môn Toán của học sinh THPT. Điển hình là công trình
“Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh Trung
học phổ thông”, luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Hạnh Lâm.
Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về rèn luyện kĩ năng tự
đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trong dạy học nội dung
phương pháp tọa độ trong không gian. Do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Rèn
luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn toán cho học sinh trung học
phổ thông trong dạy học nội dung phương pháp tọa độ trong không gian
(chương trình chuẩn)” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả
học tập của học sinh THPT trong dạy học nội dung phương pháp tọa độ trong
không gian (chương trình chuẩn).
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh ở trường
THPT.


11
4. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học, nếu chỉ ra được các kĩ năng tự đánh giá cơ
bản đồng thời xây dựng và thực hiện tốt một số biện pháp sư phạm trong quá
trình dạy học nội dung phương pháp tọa độ trong không gian thì có thể hình

thành và phát triển kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán cho học
sinh THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả
học tập ở trường THPT
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá ở
trường THPT
- Xác định các kĩ năng cơ bản về tự đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kĩ năng tự đánh giá
kết quả học tập của học sinh thông qua việc dạy học nội dung phương pháp
tọa độ trong không gian.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả và tính khả thi
của một số biện pháp sư phạm đã đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài luận
văn: Tài liệu về tâm lí học, giáo dục học môn Toán, lí luận dạy học môn
Toán, nghiên cứu chương trình SGK toán THPT.
- Điều tra thực tế
Điều tra một số khía cạnh về tình hình rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết
quả học tập của học sinh THPT trong thực tế dạy học ở một số trường trong
địa bàn hiện nay.
- Thực nghiệm sư phạm


12
Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả
của việc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT.
7. Những cái mới của luận văn và những luận điểm được đưa ra
bảo vệ

Về mặt lí luận
• Làm rõ thêm vị trí, vai trò của tự đánh giá kết quả học tập ở trường
phổ thông.
• Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về tự đánh giá kết quả học
tập, kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập và kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập
môn toán của học sinh THPT.
Về mặt thực tiễn
• Đề xuất được một số biện pháp sư phạm để rèn luyện kĩ năng tự đánh
giá kết quả học tập môn Toán của học sinh THPT thông qua ví dụ minh họa
và tài liệu thực nghiệm sư phạm chỉ ra được con đường hình thành và rèn
luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh THPT.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có những nội dung
chính sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng việc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá trong dạy
học môn toán ở trường trung học phổ thông
Chương 3: Biện pháp sư phạm rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả
học tập môn toán cho học sinh THPT
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm
Kết luận
Tài liệu tham khảo


13
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới

Ở các nước trên thế giới đã có nhiều công trình, nhiều tác giả đã nghiên
cứu về TĐG.
Các nhà triết học cổ đại như Aritxtôt, Xôcrat, Hêraclit…đã nhận ra vai
trò của TĐG. Các ông đã cho rằng tự biết về mình là một nguyên tắc quan
trọng để thành công, tránh thất bại trong công việc.
Ở Úc vấn đề TĐG đã rất được quan tâm nghiên cứu và đã trở thành nề
nếp, thói quen trong quá trình học tập của HS.
Ở Phần Lan có các tác giả Jarvinen (1989), Kohonen (1989) và Ojanen
(1990) đã nghiên cứu về TĐG dưới dạng tự phản ánh của HS.
Ở Canada, TĐG được chú trọng nghiên cứu cả về lí thuyết lẫn thực
hành. Về mặt lí thuyết, qua các nghiên cứu của các tác giả Baron (1990),
Shavelson (1992), Bellanca và Berman (1994), Garcia và Pearson (1994),
Wiggins (1993), Hargreaves và Fullan (1998),… đã cho thấy vai trò của giáo
viên thay đổi, do đó ĐG phải có sự thay đổi, chú trọng hơn đến TĐG.
Rolheiser (1996) đã đưa ra được mô hình lí thuyết TĐG. Tác giả cho rằng
TĐG đóng một vai trò quan trọng một chu kì học tập của HS. Khi người học
TĐG hiệu quả việc học, họ sẽ biết được mức độ đạt được mục tiêu học tập
của bản thân. Do đó, TĐG sẽ khuyến khích HS đạt được mục tiêu cao hơn và
nổ lực hết sức để đạt mục tiêu học tập của mình. Thành tích có được là nhờ sự
kết hợp giữa mục tiêu và sự nổ lực. Trên cơ sở thành tích đó HS sẽ TĐG (tự
suy xét, tự phản ứng, tự điều chỉnh) và do đó họ sẽ tự tin hơn trong học tập.
Do đó, nếu chúng ta dạy cho người học làm tốt việc TĐG thì họ có thể học
tập tốt hơn ở những chu kì học tập sau. Về mặt thực hành, Ross và các cộng


14
sự (1998) đã thử nghiệm các bước giảng dạy cho sinh viên TĐG. Qua thực
tiễn vận dụng, các tác giả cho rằng: sử dụng hình thức TĐG, quyền lực ĐG
của GV bị chia sẻ, GV cần có thời gian để làm và để hiểu cách thức đổi mới
ĐG này; mối quan hệ GV và sinh viên có sự thay đổi; sinh viên cũng cần có

thời gian để hiểu về TĐG và vai trò của nó đối với việc học của họ.
Tổ chức AAIA, một tổ chức ở vùng Đông Bắc nước Anh chuyên
nghiên cứu về thành tựu và cải tiến việc đánh giá, đặc biệt quan tâm nghiên
cứu về vấn đề TĐG của HS trong học tập. Thành tựu nổi bật là họ đã xây
dựng được các bước giúp HS tiểu học TĐG KQHT, tìm cách khuyến khích và
giúp GV điều chỉnh, định hướng quá trình học tập theo hướng phát huy năng
lực của HS. Qua nghiên cứu họ khẳng định các ý tưởng và kết quả có được
vẫn có thể áp dụng được đối với HS các lớp lớn hơn.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam tự đánh giá cũng đã được nghiên cứu, vận dụng ở nhiều
phương diện và mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn chỉ ở những bước
đầu tiên.
Có thể nêu một vài công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề TĐG như sau:
1) Tác giả Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc [24] đã hệ thống khá đầy
đủ về ĐG và các vấn đề liên quan. Một trong những đóng góp quan trọng của
tác giả là đã đưa ra được bảy nguyên tắc chung nhất về ĐG, trong đó nguyên
tắc thứ bảy là “Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa ĐG và TĐG”. Như
vậy tác giả đã phần nào thấy được vai trò cần thiết của người học trong quá
trình ĐG, đặc biệt các ông còn nêu ra cơ sở tâm lý học, giáo dục học của việc
TĐG của HS.
2) Tác giả Trần Kiều [14] đã hệ thống hóa các vấn đề về lí luận ĐG,
đồng thời đề xuất các BP để đổi mới phương thức ĐG chất lượng giáo dục và
các nguyên tắc khi xây dựng bộ công cụ để ĐG chất lượng DH trên cơ sở


15
nghiên cứu thực tiễn Việt Nam và một số nước trên thế giới. Đặc biệt tác giả
nhận thấy TĐG là một trong mười một vấn đề lí luận cần phải đổi mới qua
khảo sát chất lượng giáo dục ở mười tỉnh trên ba miền của Việt Nam.
3) Tác giả Trần Thị Bích Liễu [20] đã hệ thống rất đầy đủ các thuật ngữ

và khái niệm các nguyên tắc, phương pháp, kĩ thuật, các nội dung đánh giá
trong GD.Trong phần thuật ngữ và khái niệm tác giả đã trình bày khái niệm
TĐG của cá nhân và tổ chức.
4) Tác giả Nghiêm Thị Phiến [27] đã nghiên cứu về khả năng TĐG của
HS lớp 4,5 trường tiểu học. Có thể nói đây là công trình đầu tiên của Việt
Nam nghiên cứu về TĐG của HS. Mặc dù bước đầu tác giả mới chỉ điều tra
thực trạng TĐG của HS tiểu học nhưng cũng đã mang lại kết quả nghiên cứu
có ý nghĩa, là cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề
TĐG. Tác giả chưa nêu quan niệm về vấn đề TĐG mà mới chỉ khẳng định vai
trò của TĐG trong GD và ĐG. Qua nghiên cứu của tác giả cho thấy khả năng
TĐG của HS là có thể hình thành từ cấp tiếu học.
5) Tác giả Vũ Tế Xiển [35] đã nghiên cứu về “TĐG của HS ở các
trường dạy nghề về năng lực và phẩm chất của bản thân”. Tác giả đã bước
đầu điều tra thực trạng TĐG phẩm chất và năng lực của bản thân”. Tác giả đã
bước đầu điều tra TĐG phẩm chất và năng lực của HS của các trường nghề,
đây là một hướng nghiên cứu rất quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay
chúng ta đang cần nguồn nhân lực chất luợng cao mới đáp ứng nhu cầu xã
hội. Tác giả bước đầu đã chỉ được HS ở các trường nghề TĐG được về những
phẩm chất, năng lực của bản thân họ. Đề tài này có ý nghĩa trong việc định
hướng nghề nghiệp cho HS trước khi ra trường.
6) Tác giả Nguyễn Thị Côi [6] đã nghiên cứu KN tự kiểm tra ĐG trong
học tập lịch sử của HS THPT. Tác giả đã nhận ra vai trò của tự kiểm tra, ĐG
đối với học tập môn lịch sử của HS và đã đề xuất được BP giúp HS TĐG
trong quá trình học tập môn lịch sử thông qua việc trả lời câu hỏi trong SGK.


16
7) Các tác giả Nguyễn Thị Lan Phương, Dương Văn Hưng, Nguyễn
Đức Minh, Nguyễn Lê Thạch [27] đã nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập
của học sinh phổ thông và một số vấn đề lí luận và thực tiễn.

8) Tác giả Nguyễn Thị Hạnh Lâm [17] đã nghiên cứu về kĩ năng tự
đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh THPT.
9) Tác giả Phạm Xuân Chung [5] đã nghiên cứu về vấn đề chuẩn bị
cho sinh viên sư phạm Toán ở trường Đại học tiến hành hoạt động đánh giá
kết quả học tập môn Toán của học sinh phổ thông.
Như vậy vấn đề TĐG trong GD và dạy học đã được nhiều tác giả
nghiên cứu, tuy nhiên chưa có công trình hay tác giả nào nghiên cứu sâu về
việc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh
THPT trong dạy học nội dung phương pháp tọa độ trong không gian. Do đó,
chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn
Toán của học sinh THPT trong dạy học nội dung phương pháp tọa độ trong
không gian” để nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Về đánh giá và đánh giá KQHT
a) Đánh giá
Thuật ngữ đánh giá được nhiều tác giả đề cập đến ở các lĩnh vực khác
nhau trong cuộc sống xã hội. Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên
(2008) thì đánh giá được giải nghĩa là:
1) Ước tính giá tiền, đánh giá tài sản;
2) nhận định giá trị.
Trong tổng thuật của Đỗ Hồng Anh (1993) về một số vấn đề đánh giá
hiệu quả giáo dục: Đánh giá là quá trình thu nhập, xử lý thông tin để giúp cho
quá trình lập kế hoạch hoặc ra quyết định cho các nhà quản lý.
Theo Trần Bá Hoành [11], thì đánh giá là quá trình hình thành những
nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông


17
tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất
những quyết định để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng,

hiệu quả công việc.
Theo từ điển trực tuyến Merriam-Webster thì thuật ngữ Đánh giá
(assessment) có gốc từ động từ đánh giá (asess) và có nghĩa là:
1) Xác định loại hoặc khối lượng của … (ví dụ như thuế);
2) Ẩn định (thuế) phù hợp với loại xác định trước: với các vấn đề thuế,
tiền hoặc các khoản thu;
3) Định giá chính thức về tài sản với mục tiêu thu thuế;
4) Xác định sự quan trọng, kích thước hoặc giá trị (đánh giá một vấn đề);
5) Phạt (một cậu thủ hay một đội chơi) vì phạm lỗi phải phạt đền.
Theo từ điển Cambridge, đánh giá là phân xử hoặc quyết định về khối
lượng, giá trị hoặc sự quan trọng của cái gì đó cụ thể hoặc sự phán quyết, hay
quyết định việc gì đó đã được thực hiện; hoặc đánh giá là một ý kiến hay phán
xét về ai đó đã được thực hiện; hoặc Đánh giá là một ý kiến hay phán xét về
ai đó/cái gì đó sau khi đã được suy xét rất cẩn thận.
Từ những quan điểm ở trên, ta có thể xem: đánh giá là quá trình thu
nhập thông tin, phân tích, xử lý thông tin để tìm ra các chỉ số về lượng, giá trị
hoặc sự quan trọng của nó trong so sánh với các mục đích, mục tiêu đã đặt
ra từ trước, từ đó đưa ra ý kiến, phán xét, khuyến nghị nhằm giúp cải thiện,
nâng cao chất lượng công việc.
b) Đánh giá kết quả học tập
KQHT là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác
nhau trong thực tế cũng như trong khoa học:
+) Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem
xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định.
+) Đó còn là mức độ thành tích đã đạt của một HS so với các bạn học
khác [24, tr.12].


18
KQHT là bằng chứng cho sự thành công của HS về kiến thức, kĩ năng,

năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục.
+) Kết quả học tập môn học là mức độ đạt được mục tiêu học tập môn
học đó của HS. Trong đó, mục tiêu học tập môn học được cụ thể hóa thành
các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học cần phải và có thể
đạt sau một chủ đề, một lớp học nhất định.
Từ những điều nói trên, có thể hiểu ĐG KQHT là quá trình thu nhập, phân
tích và xử lí thông tin về KQHT của HS, trên cơ sở đó đối chiếu với mục tiêu của
môn học, của lớp, của nhà trường tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của
GV, nhà trường và cho bản thân HS để họ học tập ngày một tiến bộ hơn.
1.2.2. Về tự đánh giá trong dạy học
1.2.2.1. Quan niệm về tự đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập
Các tác giả nghiên cứu về TĐG đã đưa ra một số quan niệm như sau:
+) TĐG là một khâu hiệu quả và quan trọng đối với việc ĐG cả quá
trình học. Một khi người học có thể TĐG chính việc học của mình và nền
tảng kiến thức của họ đang có thì họ có thể nhận ra những lỗ hổng trong kiến
thức của bản thân, nhờ đó mà quá trình học hiệu quả hơn, khuyến khích sự
tiến bộ của HS và góp phần vào việc tự điều chỉnh quá trình học.
+) TĐG là quá trình thu nhập và phân tích các thông tin thích hợp về
chủ thể, là quá trình rất phức tạp [6].
+) Sự hiểu biết về bản thân là yếu tố vô cùng quan trọng. Khi ĐG đúng
về mình, người ta có thể xác định đúng phương hướng, đúng cho sự tự GD
bản thân. Nói khác đi, TĐG là tiền đề định hướng của tự GD [26, tr.13].
Qua những điều nói trên cho thấy, mặc dù TĐG đã được quan tâm
nghiên cứu nhiều năm qua nhưng cho đến nay quan niệm về TĐG vẫn chưa
có sự đồng nhất. Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì TĐG cũng bao gồm:
thu thập, xử lí các thông tin về bản thân; đối chiếu với mục tiêu; tiêu chuẩn do


19
bản thân hoặc người khác đề ra; trên cơ sở đó tìm ra những điểm mạnh, điểm

yếu của bản thân; đè xuất những quyết định để cải thiện thực trạng.
Từ đó, ta có thể hiểu TĐG KQHT là quá trình thu nhập phân tích và lí
giải thông tin về KQHT của bản thân, đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ của
bài học, môn học, lớp học, nhà trường nhằn tạo cơ sở cho các quyết định để
việc học tập của chính mình ngày một tiến bộ hơn.
Với cách hiểu trên thì:
- TĐG KQHT là bộ phận của quá trình ĐG và thuộc dạng ĐG quá
trình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó cũng có thể mang tính chất của
ĐG chẩn đoán hoặc tổng kết.
- TĐG KQHT là một hoạt động tự phản ánh quá trình học tập của bản
thân người học về những vấn đề như: đã học được những gì, đã học như thế
nào và cần phải làm gì để học tốt hơn…
Trong phạm vi luận văn này, TĐG KQHT được xem xét trong mối
quan hệ với ĐG với hoạt động DH, tức là nó vừa có tính chất ĐG để điều
chỉnh quá trình học tập, vừa có tính chất của việc học, tự học. Như vậy,TĐG
KQHT có thể diễn ra trong quá trình học tập của HS, khi học tập có sự hướng
dẫn của GV và khi không có sự hướng dẫn của GV.
1.2.2.2. Mục đích, vai trò của TĐG kết quả học tập của HS trong quá
trình DH
a) Mục đích của TĐG
Nếu xét theo phương diện hoạt động, TĐG là mục đích tự thân của con
người, giúp nhìn nhận lại bản thân, biết được năng lực của mình, do đó họ có
thể lựa chọn và tiến hành những hoạt động thích hợp để đạt được mục đích
công việc. Biết TĐG là một điều quan trọng quyết định phần thành công,
tránh phần thất bại trong mọi công việc của mỗi con người. Đối với quá trình
giáo dục, TĐG tạo cơ hội cho người học đưa ra nhận xét, bình phẩm và tự


20
phán quyết về công việc học tập của mình, do đó phát huy vai trò nội lực của

người học trong quá trình giáo dục.
Nếu xét theo phương diện mục đích, TĐG KQHT tạo cơ hội cho HS
thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thấy được những cơ hội
và thách thức đối với công việc của mình và do đó HS có thể tự tin hơn trong
việc hoạch định công việc tương lai, cải thiện việc học tập của họ. TĐG
KQHT chẳng những giúp cho người học tiến bộ mà còn cung cấp những
thông tin giúp GV đánh giá HS sâu sắc và chính xác hơn.
Để DH theo hướng coi trọng vai trò chủ động của người học, coi việc
rèn luyện phương pháp tự học để chuẩn bị cho HS năng lực tự học liên tục
suốt đời thì GV phải hướng dẫn nhằm hình thành và phát triển kỹ năng TĐG
KQHT để họ tự điều chỉnh cách học, TĐG KQHT là một khâu quan trọng,
vừa giúp người học xác định hiệu quả của quá trình tự học điều chỉnh và định
hướng cho quá trình tự học tiếp theo.
b) Ý nghĩa, vai trò của tự đánh giá
TĐG góp phần phát triển hứng thú của người học trong quá trình tự
học và phát huy tính độc lập của họ, do đó rất cần thiết trong quá trình DH.
TĐG rất cần thiết bởi: nó giúp HS có trách nhiệm hơn đối với bản thân;
cung cấp thông tin phản hồi về quá trình học tập học tập của bản thân; cung
cấp thông tin phản hồi về quá trình học tập của chính người học; giúp họ thấy
được những điểm mạnh, điểm yếu, năng lực, trình độ kiến thức. KN của bản
thân để có sự điều chỉnh và định hướng hoạt động học tập tiếp theo cho phù
hợp, giúp cho HS tự tin, tích cực, độc lập và linh hoạt hơn trong học tập.
TĐG không chỉ có ý nghĩa lớn với hoạt động học của HS mà nó còn có
ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động dạy của GV vì chúng giúp cho các
bài học trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn, nhờ HS hoạt động tích cực và
độc lập hơn; cung cấp thộng tin phản hồi giúp cho GV nhận ra sự tiến bộ của


21
HS; chia sẻ trách nhiệm ĐG và kết quả đánh giá sẽ chính xác hơn, việc xây

dựng kế hoạch học tập cho HS của GV trở nên sát thực hơn; giúp GV thấy
được những việc tiếp theo họ phải làm đối với nhóm (cá nhân).
Như vậy, TĐG có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong quá trình DH
và trở thành một phần của hoạt động học tập. Nó là “lực nắn” hữu hiệu cách
học, phát huy nội lực học, là công cụ phản ánh năng lực, giúp nâng cao hiệu
quả học tập. Do đó, TĐG là KN quan trọng trong quá trình học tập giúp cho
người học có thể học tập suốt đời. Hơn nữa, TĐG giúp HS có thể ĐG chính
xác bản thân và chia sẻ trách nhiệm ĐG đối với GV.
1.2.2.3. Đặc trưng của hoạt động TĐG và các hình thức của các hoạt
động TĐG
a) Đặc trưng của hoạt động TĐG của HS
- Hoạt động tự đánh giá của HS mang tính độc lập. Vì người học là chủ
thể của HĐ nhận thức nên họ phải có trách nhiệm về sản phẩm của mình, tức
là KQHT. Trong hoạt động TĐG KQHT, tính độc lập giữ vai trò rất quan
trọng, nó giúp người học chủ động xử lý thông tin phản hồi để tự điều chỉnh
hoạt động học tập trước khi GV đánh giá họ, nhờ đó mà hoạt động học trở
nên tích cực, chủ động và hiệu quả hơn.
- Hoạt động TĐG có tính tất yếu. Do bản chất hoạt động của con người
là hoạt động có mục đích, hơn nữa con người có khả năng là sau một hoạt
động thì kiểm tra xem hoạt động có đạt mục đích hay chưa nên hoạt động
TĐG của HS là tất yếu. HS có thể tiến hành hoạt động này sau một bài, một
chương, một môn học, trong khi tự học hoặc sau khi đọc một tài liệu nào đó,
… nhằm xác định mức độ lĩnh hội kiến thức KN của bản thân.
- Hoạt động TĐG có tính mục đích. Khi người học xác định được
mục đích TĐG thì HĐ này sẽ dựa trên trách nhiệm của cá nhân và sự điều
khiển của ý chí. TĐG lúc này là HĐ tự giác, chủ động, có phương pháp,


22
mục tiêu và giải pháp cá nhân gắn với cá nhân, gắn với nhu cầu giá trị và

khả năng cá nhân.
- Hoạt động TĐG mang dấu ấn cá nhân.
TĐG mang dấu ấn của chủ thể, chịu ảnh hưởng chủ quan của của
chính người ĐG. Theo [7, tr. 12], hoạt động tự ĐG của HS phải đảm bảo
tính khách quan, trung thực với KQHT và với chính bản thân người học
(chủ thể của hoạt động). Khi đó, hoạt động tự đánh giá trở thành động lực
thúc đẩy quá trình học tập tiến bộ, trái lại sẽ làm cho người học rơi vào
trạng thái “tự mê” và cản trở tiến bộ của người học. Vì vậy, để có thể giảm
bớt ảnh hưởng của yếu tố chủ quan này, GV giúp HS nắm chắc mục tiêu,
nhiệm vụ học tập đồng thời cụ thể hóa các tiêu chí ĐG, chia sẻ tiêu chí ĐG
với người học.
- Hoạt động TĐG mang đặc trưng hoạt động trí tuệ: TĐG có chức
năng điều chỉnh hoạt động học tập của HS. Để có thể ĐG được quá trình học
tập đòi hỏi HS phải thực hiện các hoạt động trí tuệ cơ bản như so sánh, phân
tích, tổng hợp, hệ thống hóa,… Do đó có thể nói TĐG nó chịu ảnh hưởng
khá lớn bởi đặc điểm trí tuệ của chủ thể, HS khá giỏi thường thực hiện các
hoạt động trí tuệ tốt hơn nên thường TĐG mình chính xác hơn so với HS
trung bình, yếu kém.
b) Các hình thức của hoạt động tự đánh giá của HS
Có nhiều cách tiếp cận hoạt động TĐG KQHT của HS. Trong luận văn
này tiếp cận hai hình thức cơ bản đó là:
- HS TĐG dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Hình thức này diễn ra
trong quá trình DH, thầy trò giáp mặt nhau trên lớp. Trong quá trình truyền
thụ kiến thức, thầy khéo léo cài đặt những HĐ để HS có thể TĐG. Chẳng hạn,
thông qua trả lời các câu hỏi, qua nhận xét về bài làm của mình, của bạn, hoặc
qua nhận xét phân tích, ĐG của GV, qua các phiếu học tập, qua trao đổi thảo


23
luận trong nhóm,…Trong hình thức này, việc ĐG của thầy sẽ là mẫu, là

chuẩn mực để HS học về TĐG.
- HS TĐG không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Hình thức này có
thể bao gồm hai kiểu cơ bản là: HS TĐG theo sự hướng dẫn (gián tiếp) của
GV hoặc HS độc lập tiến hành hoạt động TĐG.
+ Trên cơ sở quá trình DH trên lớp, GV đưa ra các yêu cầu để HS tự
học và TĐG KQHT, đó là TĐG theo hướng dẫn (gián tiếp) của GV. Chẳng
hạn sau giờ học GV đưa ra phiếu hướng dẫn học ở nhà hay câu hỏi yêu cầu
hiểu sâu, mở rộng vấn để hoặc bài tập vận dụng…HS tự học và đối chiếu kết
quả hoặc “bắt chước” GV tiến hành TĐG KQHT.
+ Khi TĐG trở thành nhu cầu, thói quen thì HS có thể tiến hành hoạt
động này một cách tự giác trong quá trình tự học của mình, đó là HS độc lập
tiến hành hoạt động TĐG. Các em có thể TĐG về mức độ lĩnh hội kiến thức
sau khi học xong một nội dung hay sau khi tham khảo xong một tài liệu…
1.2.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức TĐG
Trong quá trình đổi mới ĐG, TĐG KQHT đã và đang trở thành hình
thức ĐG có vai trò quan trọng. Ta có thể thấy được các ưu điểm cơ bản là:
TĐG cho phép HS chú ý hơn đến các mục tiêu học tập; Khi HS có khả năng
TĐG sẽ có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn một cách tự tin với
khả năng của họ và có trách nhiệm hơn đối với việc học tập; Động lực học tập
được nâng cao, HS định hướng tốt hơn động lực học tập và công việc tiếp
theo; Cung cấp phản hồi về KQHT để HS có thể tự cải thiện quá trình học
tập; TĐG giúp HS học tập độc lập, tích cực, chủ động hơn.
Tuy nhiên trong một số trường hợp TĐG không đúng, có thể ĐG quá
cao hoặc quá thấp về mình. TĐG sẽ không cung cấp cho HS sự phản hồi đầy
đủ về thành tích học tập khi nó được sử dụng một cách đơn độc. Do đó, cần kết
hợp TĐG của HS với TĐG với ĐG của GV và các lực lượng giáo dục khác.


24
1.2.3. Về kĩ năng TĐG KQHT của HS

1.2.3.1. Về KN và rèn luyện KN
a) Kĩ năng
Qua các tài liệu nghiên cứu thì có hai cách tiếp cận như sau:
+) Hướng thứ nhất: Xem xét KN nghiêng về mặt kĩ thuật của hành
động, coi KN như là một phương tiện để thực hiện mà con người đã nắm
vững. Theo hướng này người có kĩ năng là người nắm vững tri thức về hành
động theo đúng yêu cầu của nó.
+) Hướng thứ hai: Xem xét KN nghiêng về năng lực con người, là biểu
hiện của năng lực con người chứ không đơn thuần là kĩ thuật của hành động.
Hướng này chú ý tới kết quả của hành động, coi kĩ năng là năng lực thực hiện
một công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong một thời gian nhất
định, trong những điều kiện tình huống mới.
Cho dù quan niệm về KN chưa đồng nhất, nhưng về cơ bản không có
sự mâu thuẫn, trái ngược nhau và đều thống nhất ở một số điểm chung, đó là:
nói đến KN tức là nói đến “biết làm”; KN là kiến thức trong hành động, có cơ
sở là kiến thức KN là sự nắm vững cách thức thực hiện, trình tự tiến hành các
thao tác, có kết quả khi hành động diễn ra; KN luôn được biểu hiện qua các
nội dung cụ thể; KN được hình thành theo con đường luyện tập.
Từ đó ta có thể hiểu: KN là khả năng thực hiện một kết quả một hành
động hoặc một hoạt động nào đó, dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm đã
có để hành động phù hợp với điều kiện cụ thể.
b) Sự hình thành và rèn luyện KN
Theo từ điển giáo dục học [13], để hình thành được kĩ năng trước hết
cần có kiến thức làm cơ sở cho việc hiểu, luyện tập từng thao tác riêng rẽ cho
đến khi thực hiện được hành động theo mục đích, yêu cầu …Có những KN
hình thành không cần qua luyện tập, nếu biết tận dụng hiểu biết và KN tương
tự đã có thể chuyển sang thực hiện hành động, hoạt động mới.


25

KN chỉ được hình thành thông qua luyện tập nhiều lần. Để hình thành
KN cho HS, GV trang bị cho các em các tri thức về KN, GV làm mẫu để các
em quan sát việc thực hiện các thao tác và GV giúp HS tiến hành thực hành,
luyện tập các thao tác, về KN cần hình thành.
Quá trình rèn luyện KN cần có hai khâu, đó là: Hình thành KN, củng cố
và nâng cao KN. Trên cơ sở KN đã hình thành, để củng cố, nâng cao dần các
cấp độ KN của HS, GV phải giúp HS có được nhận thức đồng thời phải tạo
cơ hội, thời cơ để HS luyện tập, củng cố KN với các yêu cầu nâng cao dần.
1.2.3.2. Quan niệm về KN TĐG kết quả học tập của HS
KN TĐG của HS là năng lực thực hiện một hành động hoặc một hoạt
động nào đó bằng cách vận dụng các tri thức, kinh nghiệm đã có nhằm xác
định mức độ kiến thức, KN của bản thân so với mục tiêu học tập.
Trong [9], Polya nói rằng “Trong toán học, KN là khả năng giải các bài
toán, thực hiện các chứng minh cũng như phê phán các lời giải và chứng minh
nhận được”. Do đó, ta có thể quan niệm về kĩ năng TĐG KQHT môn Toán
như sau: kĩ năng TĐG KQHT môn Toán của HS có thể hiểu là khả năng vận
dụng các kiến thức đã có vào việc xem xét, ĐG về việc lĩnh hội khái niệm,
định lí, về lời giải bài toán, về một chứng minh hay về mức độ kiến thức, KN
của bản thân đối với một nội dung toán học nào đó so với mục tiêu, nhiệm vụ
học tập.
Như vậy, kĩ năng TĐG KQHT là KN học tập của HS, được người học
tiến hành trong quá trình học, là một KN quan trọng để cải thiện quá trình
học và nhờ TĐG giúp cho người học thấy được họ đã đạt được những gì và
cách thức để cải thiện quá trình học và nhờ vào TĐG giúp cho người học
thấy được họ đã đạt được những gì và cách thức để cải thiện quá trình học.
TĐG có thể diễn ra và được rèn luyện trong cả quá trình học, dưới
nhiều dạng: qua các câu hỏi, qua lời nhận xét của GV, ĐG từ GV và bạn học,



×