Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Dạy tiếng trung thông qua tổ chức trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.46 KB, 25 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành GD&ĐT tỉnh n Bái
Tơi:

Số
TT

1

Họ và tên

Nơi
cơng
tác
Ngày tháng
Chức
(hoặc
năm sinh
danh
nơi
thường
trú)

Tỷ lệ (%)
đóng góp vào
Trình độ
việc tạo ra
chun


sáng kiến
mơn
(ghi rõ đối với
từng đồng tác
giả, nếu có)

Hà Thị Minh Hạnh

Trường
CĐSP Giảng
01/9/1975
Yên
viên
Bái

Thạc sỹ

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
Dạy tiếng Trung thông qua tổ chức trò chơi
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Khác với nhiều tài liệu là các vấn đề trong sáng kiến đều đưa ra hướng thực
hiện áp dụng chi tiết và mở để cho người đọc dựa vào đó tư duy phát triển sự sáng
tạo của mình; các vấn đề được xây dựng theo hệ thống, đúng chương trình khung,
phù hợp khoa học giáo dục.
Nội dung trong sáng kiến được phân tích chi tiết để người đọc dễ hiểu, dễ vận
dụng và thuận lợi trong quá trình hướng dẫn tư duy sáng tạo và tự tư duy; các vấn

đề trình bày tạo điều kiện cho người đọc có thể dựa vào đó để thực hiện, để rèn
luyện kỹ năng tư duy, vận dụng sáng tạo trong sử dụng lĩnh hội kiến thức ngôn ngữ.
Sáng kiến được viết theo cấu trúc như sau:
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản, trình bày các nội dung: Một số vấn đề trong
dạy ngoại ngữ; Thế nào là dạy học thơng qua tổ chức trị chơi; Tại sao cần áp dụng
1


trị chơi trong giảng dạy mơn Tiếng Trung; Những ngun tắc trong dạy ngoại ngữ
thơng qua trị chơi; Thuận lợi và khó khăn trong dạy tiếng trung thơng qua trị chơi;
Thực trạng của q trình dạy học tiếng Trung thơng qua trò chơi cho học sinh sinh
viên ngành Tiếng Anh tại CĐSP Yên Bái.
Chương 2. Thiết kế và tổ chức dạy học tiếng Trung thơng qua trị chơi cho học
sinh sinh viên ngành Tiếng Anh, bao gồm các vấn đề sau:
- Thiết kế dạy học thơng qua trị chơi, trình bày các nội dung: Xây dựng trò
chơi gắn với thực tiễn; Các bước xây dựng trò chơi trong dạy tiếng trung.
- Một số điểm cần chú ý trong tổ chức dạy học thơng qua trị chơi.
Chương 3: Một số trị chơi, bao gồm các nội dung: Trò chơi luyện ngữ âm; Trị
chơi luyện chữ Hán; Giải thích chữ Hán; Giải thích chữ Hán; Chiết tự; Trải nghiệm
văn hóa.
Sự khác biệt của sáng kiến đối với các tài liệu khác cùng loại, đó là trong sáng
kiến trình bày dựa theo phân tích chương trình khung chuẩn đào tạo tiếng Trung
cho học sinh sinh viên ngành Tiếng Anh, và phân chia theo cấp độ rèn luyện. Các
vấn đề đều có hướng dẫn, ở cấp độ phân tích và thực hiện, tuy nhiên không làm
mất đi sự sáng tạo cho người đọc.
Tất cả các vấn đề trình bày đều được phân tích để người đọc hiểu được tư duy
thực hiện; hệ thống lựa chọn hướng đi khá phong phú, giúp giáo viên cũng như học
sinh, sinh viên chủ động trong rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng tốt trong tự
chủ ngôn ngữ. Đặc biệt, tạo môi trường học tập ngôn ngữ gắn với đời sống xã hội.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

Tất cả các nội dung của sáng kiến đều đã được một số giáo viên cùng chuyên
môn sử dụng trong các năm học 2020 – 2021; 2021 – 2022.
- Những thông tin cần được bảo mật: Không
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên dạy tiếng Trung cho học sinh, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh;
Học sinh, sinh viên đang theo học chuyên ngành tiếng Anh và những người có
nhu cầu tự học tiếng Trung.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo
ý kiến của tác giả:
Sau khi được chia sẻ, sinh hoạt chun mơn theo một số vấn đề trình bày trong
sáng kiến, giáo viên dạy tiếng Trung đã tự bồi dưỡng, củng cố về hệ thống kiến
thức, phương pháp, kỹ năng thực hành luyện tập hơn. Đồng thời, sáng kiến là tài

2


liệu tham khảo cho các em học sinh, sinh viên trong q trình học tập, thực hành
ngơn ngữ.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo
ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến:
Giáo viên nhận thấy công việc hiệu quả hơn khi được chia sẻ; đã giúp họ thực
hiện tốt hơn trong việc nâng cao trình độ, tự bồi dưỡng phương pháp.
Học sinh, sinh viên tự nhận thấy sự cải thiện đáng kể trong tư duy thực hành
ứng dụng ngôn ngữ.
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử sáng kiến:

TT

Họ và tên


1 Đỗ Huyền Nghĩa

Nơi công
Ngàytháng tác (hoặc Chức
nămsinh nơi thường danh
trú)
Trung tâm
Đào tạo
Giáo
11/3/1982 Hán Ngữ,
viên
Trường CĐ
Lào Cai

Trình độ
chun
mơn

Nội dung
cơng
việc hỗ
trợ

Đại học

Áp dụng
các giải
pháp của
sáng kiến


Tôi xin cam đoan thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Bái, ngày 20 tháng 01 năm 2022.
Người nộp đơn

Hà Thị Minh Hạnh

3


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM YÊN BÁI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Ngoại ngữ)

Tên sáng kiến:
DẠY TIẾNG TRUNG THÔNG QUA TỔ CHỨC TRỊ CHƠI

Tác giả/đồng tác giả :
Hà Thị Minh Hạnh
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ
Chức vụ:
Giảng viên
Đơn vị công tác: Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái

Yên Bái, Ngày 25 tháng 12 năm 2021

4



I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
Dạy tiếng Trung thơng qua tổ chức trị chơi.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Giảng viên dạy tiếng Trung cho các lớp chuyên ngành Tiếng Anh.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Năm học 2020 – 2021; 2021 – 2022.
5. Tác giả:
Họ và tên: Hà Thị Minh Hạnh
Ngày tháng năm sinh: 01/9/1975
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ
Chức vụ công tác: Giảng viên
Nơi làm việc: Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, tổ 53, phường Đồng Tâm,
Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0945.754.666
E-mail:
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong nhiệm vụ tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và cơng
tác NCKH theo định hướng đổi mới trong giáo dục và đào tạo thì cơng tác phát
triển chương trình, xây dựng biên soạn tài liệu học tập là một nhiệm vụ quan trọng
đối với giảng viên.Hơn thế nữa, nhu cầu học tập ngoại ngữ trong xã hội hiện đại là
một ưu tiên. Đặc biệt, đó là sự kỳ vọng của nhiều sinh viên ngoại ngữ mong muốn
học tốt cùng một lúc hai ngoại ngữ. Đã có một số vấn đề được xây dựng, đề cập ở
sách tham khảo, trên nhiều trang mạng theo từng cấp độ để đáp ứng nhu cầu của
người học. Tuy nhiên, đó là sự phong phú về tài liệu, đa dạng các kiểu hình phân
chia phương pháp giảng dạy, nhưng đại đa số được đề cập mang tính khái quát,

hoặc dàn trải, chưa thật sự phù hợp với giáo viêntiếng Trung và học sinhtrên địa
bàn tỉnh Yên Bái.
Cũng theo khảo sát của chúng tôi đối với nhiều sinh viên các khố được đào tạo
trong trường thì việc học tiếng Trung là vơ cùng khó khăn bởi sự nhận diện mặt
chữ, cấu trúc ngữ pháp, ...
Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng phương pháp dạy tiếng Trung thông qua tổ
chức trị chơi theo chương trình khung một cách có hệ thống, phù hợp khoa học
5


giáo dục sẽ giúp giáo viêncó nhiều thuận lợi trong công tác triển khai nhiệm vụ và
sinh viên tiếp thu tốt hơn.
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp
Nghiên cứu, phân tích, xây dựng một số vấn đề cơ bản trong giảng dạy tiếng
Trung nhằm góp phần hỗ trợ giáo viên công tác giảng dạy và học tập cho học sinh
sinh viên ngoại ngữ ở Yên Bái hiệu quả hơn nữa. Đồng thời, là tài liệu tốt cho
người học trong q trình tự học ơn luyện tiếng Trung tại nhà.
- Nội dung giải pháp
Khác với nhiều nghiên cứu là các trò chơi trong sáng kiến đưa ra đều hướng
dẫn chi tiết và mở để cho người đọc dựa vào đó tư duy phát triển sự sáng tạo của
mình; các vấn đề được xây dựng theo hệ thống, đúng chương trình đào tạo.
Nội dung trong sáng kiến được phân tích chi tiết để người đọc dễ hiểu, dễ vận
dụng và thuận lợi trong quá trình hướng dẫn tư duy sáng tạo và tự tư duy để chủ
động phát triển ngôn ngữ; các trò chơi đưa ra cơ bản với từ ngữ đưa ra khá phong
phú, giúp giáo viên, học sinh hoàn tồn có thể dựa vào đó để học tập củng cố kiến
thức, để rèn luyện kỹ năng tư duy, vận dụng sáng tạo trong thực hành ngôn ngữ.
Các vấn đề trong sáng kiến được xây dựng theo cấu trúc như sau:
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản
1.1. Một số vấn đề trong dạy ngoại ngữ

Trong tiếng Trung có một câu phương ngữ như sau: “Education must be fun.”
(Việc học cần có sự hứng thú). Giáo viên cần phải vận dụng những phương pháp
tích cực để biến việc học nặng nề thành một niềm vui để sinh viên thêm niềm say
mê trong học tập. Sự hứng thú có thể nói là mấu chốt để có thể học tốt một ngơn
ngữ, cho nên kích thích niềm hứng thú, sự say mê của sinh viên, nâng cao chất
lượng dạy và học trong việc học ngoại ngữ là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.
Đặc biệt đối với môn Tiếng Trung, là một môn Ngoại ngữ 2, trong suy nghĩ của
nhiều em, đây là một môn học phụ, nên việc tạo thêm động lực học tập cho các em
càng có vai trị quan trọng hơn. Chính vì vậy, dạy học ngoại ngữ thơng qua trò chơi
ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong học đường, thơng qua các trị chơi, dưới
sự chỉ đạo của giáo viên, vận dụng thêm một số đạo cụ dạy học, sinh viên có thể
nhẹ nhàng và vui vẻ tiếp thu được bài học của mình, giáo viên có thể đạt được mục
tiêu dạy học đã đặt ra.
1.2. Thế nào là dạy học thơng qua trị chơi

6


Trong tâm lý học đại cương và giáo dục học đưa ra khái niệm dạy học thơng
qua trị chơi như sau: “Trị chơi có luật và những nội dung cho trước, là trò chơi
của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hố, hệ thống hóa các biểu
tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lịng ham hiểu biết của
trẻ - trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi”
Bản chất của phương pháp dạy học thơng qua trị chơi chính là thơng qua việc
tổ chức hoạt động cho học sinh sinh viên, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học
sinh sinh viên được hoạt động bằng cách tự chơi trị chơi, trong đó mục đích của
trị chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung
và phương học, đặc biệt là khi áp dung phương pháp dạy học có sự hợp tác và tự
đánh giá.
Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để khởi động,

củng cố kiến thức. Tuy nhiên cũng có thể tổ chức cho học sinh sinh viên chơi các
trị chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới, tạo hứng thú học tập cho học sinh
sinh viên ngay từ khi bắt đầu bài học mới.
1.3. Tại sao cần áp dụng trò chơi trong giảng dạy mơn Tiếng Trung ?
Trị chơi trong dạy học cũng giống như bất kỳ mọi trị chơi đều có sức lan tỏa
và hấp dẫn rất lớn, có thể tiết chế được tình cảm, thúc đẩy hoạt động tư duy, phát
triển trí lực, hình tượng hóa tri thức, tăng thêm sức ghi nhớ, ni dưỡng trí tưởng
tượng của học sinh sinh viên, khắc phục cảm giác căng thẳng, khiến cho HSSV
nảy sinh mong muốn chủ động được nói. Việc tạo hứng thú học tập cho học sinh
sinh viên là một điều vô cùng cần thiết trong hoạt động dạy học, phù hợp với mọi
đối tượng. Ngoài ra, đối với đối tượng là học sinh sinh viên ngành Tiếng Anh, việc
vận dụng trị chơi trong hoạt động dạy học cịn có một tầm quan trọng khác bởi
những lý do sau đây:
Môn Tiếng Trung đối với sinh viên ngành Tiếng Anh là môn Ngoại ngữ 2, việc
tạo hứng thú cho các em học Tiếng Trung là một yêu cầu cần thiết.
Nhiều học sinh sinh viên vẫn xem Tiếng Trung là một môn học phụ, học để đủ
tín chỉ tích lũy ra trường, nên khơng có sự nhiệt huyết trong học tập.
Tiếng Trung là ngôn ngữ khá lạ lẫm với người Việt Nam do có sự khác biệt lớn
về chữ viết, tạo ấn tượng khó khăn ban đầu, dễ sinh tâm lý nản chí ở học sinh sinh
viên.
Phần ngữ âm Tiếng Trung có nhiều điểm tưởng như tương đồng với tiếng Việt,
nhưng thực ra có sự khác biệt khá cơ bản, nếu khơng chịu khó luyện tập, các em sẽ
dễ bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ khi phát âm tiếng Trung.
7


Từ những lý do trên, tôi quyết định sáng tạo và vận dụng một số trị chơi trong
q trình giảng dạy ngữ âm và chữ Hán cho các em, để đánh thức niềm đam mê và
hứng thú học tập của các em, giúp các em nắm và vận dụng tốt phần ngữ âm cơ
bản của Tiếng Trung và bước đầu làm quen với chữ Hán.

1.4. Những nguyên tắc trong dạy ngoại ngữ thơng qua trị chơi
 Chơi hơn dạy
Chính xác phải nói đây là phương pháp “Dạy mà khơng dạy”, trong đó, giáo
viên lên lớp khơng theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không
phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Trung. Từ đó,
hướng dẫn các em tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác
nhau.
 Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết
Hình ảnh, trị chơi, nhạc họa, diễn kịch… nói chung là các hoạt động nhằm
giúp trẻ tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Trung một cách tự nhiên, không
gượng ép.
Các hoạt động đa dạng sẽ giúp người học hình thành phong cách riêng trong
học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập.
 Học cụ hơn giáo trình
Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy
lẫn trị. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường
học cụ là điều cần thiết.
Dạy tiếng Trung cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch…)
bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của các em, nhất là cần khuyến khích
tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa q trình học tập, khuyến khích nghe
nói, giao tiếp tiếng Trung.
Việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại,
truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm
bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.
 Nói nhiều hơn nghe-viết
Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học, dễ nói theo nhất trong học ngoại ngữ và
khi nói được, người học sẽ từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng
tiếng Trung. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp tiếng Trung đối với nhiều
thế hệ đi trước.
Ngồi ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, các em cũng cần phải phát âm

chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp
8


người học phát âm chuẩn. Qua đó, người học cũng phát âm tiếng Trung chuẩn hơn.
Một cách hạn chế trong việc dạy tiếng Trung là phát âm không chuẩn nên cần tăng
cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc…
 Bắt chước hơn ngữ pháp
Bắt chước là không thể thiếu được đối với học ngoại ngữ, đặc biệt trong việc
dạy tiếng Trung cho học sinh sinh viên ngành Tiếng Anh. Bắt chước giúp quá trình
học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản.
Ngữ pháp được hình thành từng bước trong q trình học nhưng tránh khơng
để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt.
Việc xác định tốt hay xấu là do giáo viên và học sinh sinh viên chủ động xác định
và hành động phù hợp. Việc bắt chước sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển kỹ
năng phát âm, các em sẽ có thể phát âm tiếng Trung với mức độ chuẩn gần với
người bản xứ.
 Vui hơn cho điểm
Học sinh sinh viên đã quá quen với lẽ thông thường ở nước ta sau mỗi buổi học
không riêng gì ngoại ngữ là phụ huynh thường hỏi “hơm nay được bao nhiêu
điểm” mà không hỏi “hôm nay học có vui khơng, có gì mới khơng” như trong các
hệ thống giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này đeo đẳng nên học sinh sinh viên rất
chú ý lấy được điểm cao và vui chủ động nhận kiến thức lại là thứ yếu. Từ đó, qua
từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số
cao.
Điểm số cũng rất cần vì đó cũng là một cách động viên người học nhưng động
viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp học sinh động, động
cơ học tập tốt bởi động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả.
1.5. Thuận lợi và khó khăn trong dạy tiếng trung thơng qua trò chơi
 Thuận lợi

- Học sinh, sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ có khả năng tự tin, chủ động
về ngơn ngữ.
- Có thói quen giao tiếp nhanh với phản xạ ngơn ngữ tốt.
- Tiếng Trung có hình thức từ ngữ gần với các từ Hán Việt.
 Khó khăn
- Tiếng Trung là một dạng ngơn ngữ có chữ viết “Hình que” nên khó nhớ từ.
- Cách dùng cấu trúc “hơi ngược” với tư duy người Việt.

9


- Hầu hết học sinh, sinh viên tỉnh Miền núi đa số là người dân tộc thiểu số
nên có ảnh hưởng đến chất lượng học Ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung
nói riêng.
1.6. Thực trạng của q trình dạy học Tiếng Trung thơng qua trị chơi cho học sinh
sinh viên ngành Tiếng Anh tại Trường CĐSP Yên Bái.
 Thuận lợi
- Học sinh sinh viên học ngoại ngữ có mơi trường học tập của trường chuyên
nghiệp nên việc tiếp cận tiếng Trung là ngoại ngữ thứ hai cần hoàn thiện theo quy
định.
- Khi triển khai các hoạt động trò chơi ở trên lớp học thì đại đa số các em học
sinh sinh viên chủ động hịa mình vào mơi trường tiếng Trung Quốc và mạnh dạn
luyện nói tiếng Trung
 Khó khăn
Học sinh sinh viên của nhà trường hầu hết là học sinh người dân tộc thiểu số
trong toàn tỉnh.
Phong tục tập quán của các dân tộc anh em trong tỉnh có nhiều điểm khác nhau
nên cản trở q trình thích ứng trong trò chơi là rất lớn.
Chương 2. Thiết kế và tổ chức dạy học Tiếng Trung thơng qua trị chơi cho
học sinh sinh viên ngành Tiếng Anh

2.1. Thiết kế dạy học thơng qua trị chơi
2.1.1. Xây dựng trị chơi gắn với thực tiễn
a) Các bước thiết kế bài học gắn với thực tiễn
Bước 1: Xây dựng bài giảng xung quanh những vấn đề thực tế
Đầu tiên, các thầy cô cần xác định kiến thức trong bài giảng được áp dụng ở
đâu trong thực tế, sau đó thiết kế mơi trường phù hợp để học sinh có được trải
nghiệm tốt nhất.
Bước 2: Củng cố kiến thức bằng những bài tập thực tế
Không chỉ dừng lại ở việc giao bài tập về nhà bằng những bài tập khô khan
và lặp đi lặp lại, thầy cơ có thể làm đa dạng hóa cách học sinh được ôn lại kiến
thức và tiếp cận kiến thức mới qua các hoạt động nghiên cứu, trải nghiệm, hoặc
tương tác thực tế.
Người lớn chúng ta trong cuộc sống, thường xuyên phải làm nghiên cứu
theo cách này hay cách khác. Khi chúng ta muốn lên kế hoạch đi du lịch, tổ
chức một bữa tiệc hay mua một món đồ có giá trị, chúng ta phải xem xét rất
nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định. Chúng ta có thể áp dụng cách suy
10


nghĩ đó với học sinh. Trong một bài học về địa lý, hãy giao nhiệm vụ cho các
con tìm hiểu về đất nước như thể các con sắp đi du lịch sang đó. Các con sẽ
phải tìm hiểu về điều kiện thời tiết, các danh lam thắng cảnh, … kiến thức sẽ
đến với các con một cách tự nhiên hơn, và trải nghiệm học sẽ vui hơn.
Một cách khác để đưa đời thực vào mơi trường học tập đó là qua các thử
thách thực tế. Thay vì đưa ra các bài tập lý thuyết tính tốn, hãy cho các con
thử sức với những nhiệm vụ người lớn hay làm: thiết kế biển quảng cáo, tờ rơi,
hoặc viết một bức thư tới đối tác kinh doanh. Những học sinh nhỏ tuổi nhất
cũng có thể làm được những bài tập này nếu thầy cô đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng,
hoặc một cấu trúc có sẵn để các con điền vào chỗ trống. Tất nhiên là học sinh
vẫn phải làm bài tập trên lớp, nhưng những bài tập nho nhỏ này sẽ cho các con

những kiến thức thực tế, được thấy thế giới của người lớn hoạt động ra sao.
Bước 3: Theo dõi, khuyến khích và động viên học sinh tiếp tục phát huy
tinh thần khoa học, tìm hiểu và quan sát thực tế
Một điều vô cùng quan trọng trong việc mang lại trải nghiệm học tập thực
tế đó là duy trì, phát huy và động viên học sinh thể hiện niềm đam mê mọi lúc
mọi nơi chứ không chỉ dừng lại trong môi trường lớp học. Thầy cô cần cho các
con hiểu được giá trị của những bài học, tầm ảnh hưởng của tư duy khoa học và
những giá trị mang lại cho cộng đồng, xã hội. Từ đó, sẽ hình thành ở các con
học sinh một tinh thần chủ động tìm tịi, học hỏi và óc quan sát nhạy bén, biến
việc học và tiếp nhận kiến thức trở nên tự nhiên và dễ dàng hơn.
Một cách rất hay để thầy cơ đạt được điều này đó là qua việc chia sẻ những dự
án, sản phẩm của học sinh trên các cộng đồng mạng. Xuất phát từ một chủ đề,
như tập hợp các mẩu truyện về lịch sử địa phương hoặc một vấn đề môi trường
nơi các con sinh sống đang đối mặt, thầy cô sẽ giao cho các con nhiệm vụ
nghiên cứu, viết bài rồi truyền tải trên mạng Internet với hình thức là 1 trang
blog do thầy cơ điều hành. Ngồi ra, các tờ rơi, áp phích về chủ đề cũng có thể
được học sinh thiết kế để chia sẻ thông tin. Các con học sinh sẽ làm việc chăm
chỉ hơn, với tinh thần trách nhiệm cao hơn khi biết rằng những dự án của mình
có giá trị với cộng đồng như thế nào.
b) Thiết kế trò chơi trong dạy ngoại ngữ
Chọn thời điểm sử dụng trị chơi
Thơng thường, trị chơi ngơn ngữ được sử dụng để lấp chỗ trống ở một vài
phút đầu hoặc cuối của một bài học hoặc chỉ dành cho một số HS nhanh hơn trong
khi những HS khác chỉ quen với hình thức làm bài tập. Khơng có gì sai trong việc
11


này, nhưng đó là một cái nhìn khá hạn hẹp về trị chơi. Theo Lee (1991), một trị
chơi “khơng nên được coi là một hoạt động ngoài lề trong những khi GV và HS
khơng có việc gì tốt hơn để làm”, nó phải là trung tâm của việc giảng dạy ngoại

ngữ.
Trị chơi có thể được sử dụng để thực hành tất cả các kĩ năng: đọc, viết, nghe và
nói; trong tất cả các giai đoạn của quá trình dạy và học như: trình bày, lặp lại, tái
kếthợp và sử dụng ngơn ngữ tự do; và cho nhiều hình thứcgiao tiếp như khuyến
khích, phê bình, đồng ý, giải thích.
Nói chung, trị chơi có thể là một phần tích hợp của giáo trình giảng dạy và có
thể được sử dụng ở bất kì giai đoạn nào của q trình dạy ngơn ngữ miễn là chúng
phù hợp và được lựa chọn một cách cẩn thận.
Lựa chọn trị chơi
Trị chơi có thể được lấy từ nhiều nguồn nhưng không phải tất cả chúng đều áp
dụng được vào lớp học. Các trị chơi có thể được sử dụng phỏng theo nguyên bản
hoặc biến tấu thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong thời đại công nghệ
thông tin được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy như ngày nay, các trò chơi được
thiết kế rất phong phú trên nhiều phần mềm hỗ trợ như: PowerPoint, Kahoot,
Google Forms, Edmodo,... và được tiến hành chơi thơng qua các cơng cụ như máy
tính, điện thoại thơng minh, máy tính bảng.
Q trình áp dụng trị chơi
Trị chơi có thể được sử dụng trong bất kì kĩ năng nào và vào bất kì giai đoạn
nào của kĩ năng đó tùy vào mục đích bài giảng và mục đích áp dụng của GV. Dù là
loại trò chơi nào, GV cần chuẩn bị cẩn thận cho từng trò chơi, bao gồm: thời gian,
tài liệu, phương tiện hỗ trợ, bản trình bày trò chơi, hoạt động trong khi chơi, sau
khi chơi. Mỗi trị chơi thường kéo dài từ 12-15 phút, có thể dài hoặc ngắn hơn tùy
thuộc vào mục đích và u cầu của bài học. Ví dụ, trị chơi được áp dụng trong giai
đoạn khởi động nên kéo dài 3-5 phút là phù hợp.
2.1.2. Các bước xây dựng trò chơi trong dạy tiếng trung
a) Nguyên tắc thiết kế trò chơi trong dạy học
- Đảm bảo tính khoa học giáo dục;
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong yêu cầu kiến thức;
- Tạo môi trường học tập thân thiện, gắn kết.
b) Các bước tiến hành xây dựng và thực hiện trò chơi

Bước 1: Trước khi chơi

12


GV giới thiệu trị chơi cho HSSV, đó là giai đoạn quan trọng nhất để chơi trò
chơi. Để đảm bảo thành công, tất cả các hướng dẫn trong giai đoạn này phải rõ
ràng, ngắn gọn, chính xác, đơn giản nhất có thể. Hướng dẫn trị chơi bao gồm các
bước sau:
- Giới thiệu mục đích của trị chơi;
- Giải thích các quy tắc của trò chơi, số điểm, hoặc lượng thời gian tối đa; Cung cấp một ví dụ mẫu về trò chơi cho các sinh viên bắt chước và giúp họ hiểu
tất cả các hướng dẫn.
Trong giai đoạn chuẩn bị này, GV đóng một vai trị quan trọng vì một bài thuyết
trình được chuẩn bị kĩ lưỡng và chi tiết sẽ đảm bảo tỉ lệ phản hồi cao từ người học.
Bước 2: Q trình chơi
Trong trị chơi, GV nên can thiệp càng ít càng tốt để tạo ra một bầu khơng khí
riêng cho HSSV, từ đó họ có thể tận dụng cơ hội tham gia vào trị chơi một cách
tích cực và cố gắng thực hiện các trò chơi thành cơng. GV đi quanh lớp học quan
sát, khuyến khích HSSV tham gia vào trò chơi. Trong một số loại trò chơi, GV
thậm chí cịn tham gia cùng HSSV. Hầu hết các trò chơi được lựa chọn đều được
chơi giữa các nhóm. Lí do khiến HSSV làm việc theo nhóm là khuyến khích HSSV
làm trung gian cho những người yếu hơn và tạo ra bầu khơng khí cạnh tranh giữa
các nhóm.
Bước 3: Kết thúc trò chơi
GV tuyên bố người, đội thắng cuộc và giải thưởng, sau đó đưa ra phản hồi và
nhận xét. Điểm chính ở đây là mang lại những điều tốt nhất cho người học và cho
họ thấy rằng tất cả những gì họ đã làm và trải nghiệm với ngôn ngữ đều thú vị.
2.2. Một số điểm cần chú ý trong tổ chức dạy học theo trò chơi
Trò chơi có thể được coi là một cơng cụ để tăng động lực học của HSSV, từ đó
cải thiện việc học tập môn Tiếng Trung. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, một số ý

kiến hướng tới khai thác các trò chơi này cũng nên được xem xét.
Trong một lớp học, có rất nhiều HSSV với cá tính khác nhau: có HSSV nhiệt
tình tham gia các hoạt động trên lớp, có HSSV chưa tích cực. Vì vậy, GV nên lựa
chọn các trị chơi hoặc hoạt động trong đó đặt trách nhiệm trên mỗi cá nhân một
cách bình đẳng, các thành viên trong nhóm khơng thể trốn tránh việc hồn thành
nhiệm vụ nhất định. Ngoài ra, cần chú ý nhiều hơn đến những HS nhút nhát và
chậm chạp để họ tự tin hơn tham gia vào lớp học. Một trong những cách để làm
điều này là cung cấp cho HSSV nhiều cơ hội chiến thắng hơn bằng cách tiến hành
nhiều trò chơi có chứa một số yếu tố may mắn.
13


Đối với những HSSV khơng thích chơi trị chơi, GV cần giải thích những lợi thế
của trịchơi, cho họ thấy rằng trị chơi khơng chỉ là hoạt độnggiải trí mà cịn có giá
trị giáo dục cao và khuyến khíchhọ thử tham gia. GV có thể chỉ định một số HSSV
làm trọng tài để đảm bảo cơng bằng.
Ngồi ra, những trị chơi được chuẩn bị bằng hình ảnh, thẻ hình hoặc những
dụng cụ trực quan có thể thu hút người học nhiều hơn. GV cũng nên có sự lựa chọn
các trị chơi cho phù hợp với nhu cầu, sở thích, mối quan tâm của HSSV và liên
quan đến nội dung của bài học.
Hướng dẫn của GV cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của trò chơi. Điều này cho
thấy rằng mệnh lệnh nên đơn giản và ngắn gọn. Các hướng dẫn phải được trình bày
theo thứ tự logic với các từ liên tiếp, rõ ràng hoặc các số thứ tự. GV có thể sử dụng
ngôn ngữ mẹ đẻ ở giai đoạn này nếu cần thiết vì sẽ lãng phí thời gian khi để HSSV
không được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng tham gia vào một hoạt động mà họ chưa
hiểu đầy đủ, mọi thứ sẽ đi lệch hướng rất nhanh và sau đó GV sẽ phải dành nhiều
thời gian hơn để cố gắng khắc phục tình hình.
Lưu ý cuối cùng nhưng khơng kém phần quan trọng là khâu quản lí lớp học.
Trong khi HSSV đang chơi trò chơi, rất nhiều tiếng ồn có thể được tạo ra, đặc biệt
là trong các lớp học lớn. Vì vậy, GV cần phải làm một số cơng tác quản lí lớp học

cũng như đưa ra các quy tắc nhất định để kiểm soát tiếng ồn và sự lộn xộn gây ra
bởi một vài HSSV quá kích động.
Chương 3: Một số trò chơi
3.1. Trò chơi luyện ngữ âm
Mục đích: Ơn tập những ngữ âm đã học
(1) Chọn đúng âm nghe được (hai đội chơi tách biệt)
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những bảng giấy có hai từ có âm đọc tương tự
nhau, ví dụ: “wǔfàn” &” wúfáng” (mảnh giấy 1), dán những mảnh giấy 1này lên
bảng. Ngoài ra, cịn có thêm một mảnh giấy khác chỉ ghi một trong hai âm trên, ví
dụ: “wǔfàn” (mảnh giấy 2), những mảnh giấy 2 này sẽ để ở bàn để HSSV cầm đọc.
Chuẩn bị thành hai phần giấy như nhau cho hai đội sử dụng.
Cách chơi: Giáo viên chia sinh viên thành hai đội, mỗi lần đọc một âm mỗi đội
sẽ cử ra hai HS sinh viên tham gia, sinh viên thứ nhất sẽ đứng quay lưng lại với
bảng đen, đọc to âm trong mảnh giấy 2 đã được giáo viên để sẵn trên bàn, HS sinh
viên thứ hai đứng đối diện với sinh viên thứ nhất, quay mặt hướng lên bảng đen,
lắng nghe âm đọc và chọn ra âm mình nghe được bằng cách gập giấy lại, che đi âm
mình cho rằng khơng đúng. Lần lượt từng cặp HS sinh viên tiến hành cho đến khi
14


đọc hết các từ giáo viên cho sẵn. Lúc có một đội hồn thành trước sẽ kết thúc trị
chơi. Đội nào có nhiều kết quả đúng hơn sẽ là đội thắng.
Lưu ý: Mục đích trị chơi là để tăng thêm hứng thú và sự tập trung trong khi
luyện ngữ âm cho sinh viên, lợi dụng ham muốn chiến thắng của sinh viên, trước
khi bắt đầu trò chơi, giáo viên nên cho toàn lớp đọc tất cả các âm trên bảng, các em
có tâmlý chuẩn bị chơi nên đa phần sẽ tập trung đọc để lúc chơi có thể đọc đúng.
Sau khi kết thúc trò chơi, lại cho các em đọc lại thêm một lần nữa để luyện tập tốt
các âm đã học.
(2) Chọn đúng âm nghe được (hai đội thi đua, tranh kết quả đúng)
Tương tự như trò chơi (1), nhưng ở đây giáo viên chỉ chuẩn bị một phần đạo

cụ, hai đội sẽ cùng nhau chơi và tranh kết quả đúng về phần đội mình. Thành viên
của hai đội sẽ luân phiên chỉ cử một người lên đọc các mảnh giấy 2 giáo viên cho
sẵn, hai thành viên khác của hai đội sẽ hướng lên bảng, lắng nghe và nhanh nhất
tìm thấy mảnh giấy ghi âm vừa nghe được, tranh về dán lên phần bảng của đội
mình. Sau khi kết thúc trị chơi, phần bảng của đội nào có được nhiều kết quả đúng
hơn sẽ là đội thắng.
Ưu điểm so với trò chơi (1): HS sinh viên đa số đều thích có sự cạnh tranh, nên
sẽ tập trung và hăng say hơn trong trị chơi, khơng khí lớp học cũng sẽ sôi nổi hơn.
(3) Nghe và điền vào âm còn thiếu
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn những mảnh giấy 1 ghi các phiên âm Tiếng
Hán, nhưng các phiên âm này sẽ bị thiếu mất một phần, hoặc là thanh mẫu, hoặc là
vận mẫu, thanh điệu. Mảnh giấy 2 ghi các phiên âm đầy đủ để trên bàn để HS sinh
viên cầm đọc, chuẩn bị thành hai phần giống nhau để hai đội sử dụng.
Cách chơi: Tương tự trò chơi (1), chia lớp thành 2 đội, mỗi âm sẽ cử hai sinh
viên, một HS sinh viên đọc các âm trên bàn, một HS sinh viên sau khi nghe xong
âm sẽ điền vào chỗ trống còn thiếu của các âm cịn thiếu trên bảng. Đội nào hồn
thành trước và có nhiều âm đúng hơn sẽ là đội thắng.
Lưu ý: Trò chơi này áp dụng đối với sinh viên đang học ngữ âm những bài đầu
tiên, do HS sinh viên chưa có khả năng nhớ và ghi lại trọn vẹn cả âm nghe được,
nên giáo viên nên tách từng phần để sinh viên điền trống, mục đích để SV sinh
viên làm quen dần với cách viết ngữ âm tiếng Hán.
(4) Viết lại đúng âm nghe được
Tương tự như trò chơi (3), nhưng giáo viên không cần chuẩn bị những mảnh
giấy 1, HS sinh viên thứ nhất sẽ lắng nghe HS sinh viên thứ hai đọc các âm ghi ở
mảnh giấy 2, sau đó ghi lại âm nghe được lên bảng. Sau thời gian giáo viên quy
15


định sẵn (có thể từ 3 đến 5 phút), đội nào ghi được nhiều âm đúng hơn là đội
thắng.

Mức độ khó của trị chơi này khó hơn trị chơi (3), ở đây, khơng những địi
hỏi sinh viên phải đọc chính xác các âm giáo viên cho sẵn, hơn nữa các em cịn
phải nhớ được cách ghi chính xác của từng âm. Thơng qua trị chơi (4), giáo
viên có thể đánh giá được mức độ nắm bắt ngữ âm của HS sinh viên chính xác
nhất.
3.2. Trị chơi luyện chữ Hán
Mục đích: Ôn tập những chữ Hán đã học
(1) Chọn đúng chữ Hán được yêu cầu và viết phiên âm
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số chữ Hán đã học, mỗi từ viết trên một
mảnh giấy nhỏ, đem tất cả các mảnh giấy có ghi chữ Hán dán lên bảng đen.
Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi một từ, mỗi đội sẽ cử một người
chơi, cứ luân phiên như vậy cho hết tất cả các chữ Hán được cho sẵn trên bảng.
Cách chơi: Giáo viên sẽ làm chủ trò chơi, mỗi từ, giáo viên sẽ nói to nghĩa
tiếng Việt của từ đó, sinh viên hai đội sẽ tìm chữ Hán biểu đạt nghĩa tiếng Việt
mà giáo viên vừa nói, tranh lấy chữ Hán đó, dán lên phần bảng của đội mình,
sau đó viết phiên âm của chữ Hán vừa giành được bên cạnh. Sau khi hết các
chữ Hán cho sẵn, đội nào giành được nhiều chữ đúng, đồng thời viết đúng
phiên âm nhiều hơn sẽ là đội thắng.
(2) Viết lại chữ Hán với phiên âm và nghĩa cho sẵn
Tiếp nối trò chơi (1), ở trò chơi này, sau khi hai đội hoàn thành phần phiên
âm chữ, giáo viên sẽ thu lại các mảnh giấy có sẵn chữ Hán trên đó và yêu cầu
HS sinh viên tự viết lại chữ Hán trên nền phiên âm đã có sẵn. Trong thời gian
quy định (từ 5 đến 7 phút), đội nào viết được nhiều chữ đúng hơn sẽ là đội
thắng.
Lưu ý: Mỗi lần mỗi đội chỉ có một HS sinh viên được đứng trên bảng, viết
xong chữ này mới đến lượt HS sinh viên khác lên viết chữ khác. Nếu hai hoặc
ba HS sinh viên cùng đứng trên bảng một lúc sẽ là phạm quy.
(3) Viết câu với chữ Hán cho sẵn
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị nhiều mảnh giấy có ghi sẵn những chữ Hán
đã học và đem dán lên bảng. Chia HS sinh viên thành 2 đội, mỗi từ được đặt

câu sẽ do một sinh viên chọn và viết lại, lần lượt như vậy cho đến khi hết thời
gian quy định (7 đến 10 phút).

16


Cách chơi: Mỗi lần, mỗi đội sẽ cử một HS sinh viên lên bảng chọn một chữ
Hán, sau đó đem chữ Hán đó dán về phía bảng của đội mình, đồng thời viết
một câu có sử dụng chữ Hán đó, mỗi lần mỗi đội chỉ được phép có một HS
sinh viên đứng trên bảng, viết xong chữ này mới đến lượt sinh viên khác lên
viết chữ khác. Nếu hai hoặc ba HS sinh viên cùng đứng trên bảng một lúc sẽ là
phạm quy.
Lưu ý: Sau khi chơi xong trò chơi này, giáo viên không những sẽ đánh giá
được mức độ nhớ cách viết chữ của HS sinh viên mà còn biết được cả khả
năng vận dụng những từ đã học được vào câu thực tế. Nhưng trong quá trình
chấm điểm, giáo viên cần cân nhắc câu dài, câu ngắn, câu có ý nghĩa để cho
điểm chính xác và cơng bằng nhất, tạo niềm tin và sự hứng thú trong việc cạnh
tranh của HS sinh viên.
(4) Thêm một nét tạo chữ mới
Cách chơi: Giáo viên viết lên bảng một số chữ Hán quen thuộc, yêu cầu HS
sinh viên đọc những chữ Hán đó. Chia lớp thành 4 đội chơi, yêu cầu các đội thêm
một nét vào các chữ Hán đó để tạo thành chữ mới. Đội nào tạo được nhiều chữ
Hán mới và nhanh nhất giành chiến thắng.
Mục đích: Giúp HS sinh viên chú ý kết cấu, nét chữ và tăng khả năng phân biệt
những chữ Hán viết gần giống nhau.
Một số chữ Hán phù hợp với giai đoạn bắt đầu học như:
1.王 2.日 3.白 4.头 5.牛
Đáp án gợi ý: 1.玉 2.目 3.百 4.买 5.生
(5) Thêm hai nét tạo chữ mới
Cách chơi và mục đích: giống trị chơi (4)

Một số chữ Hán phù hợp với giai đoạn bắt đầu học như:
1.力 2.天 3.口 4.令 5.土
Đáp án gợi ý: 1.办 2.关 3.只 4.冷 5.去
(6) Ai tạo được nhiều chữ Hán nhất
Cách chơi: Giáo viên viết lên bảng chữ “口”. Chia lớp làm 4 nhóm. Yêu cầu
sinh viên thêm 2 nét bất kỳ để tạo nên chữ mới. Nhóm nào viết được nhiều chữ
nhất và nhanh nhất giành chiến thắng. Nên giới hạn thời gian trong khoảng 5 phút.
Mục đích: Nâng cao khả năng nhớ chữ Hán.
Đáp án gợi ý: 可, 只, 目, 田, 电
Ngồi chữ “口”, giáo viên có thể chọn một số chữ khác như “日”, “月”
17


(7) Dùng 3 nét tạo chữ
Cách chơi: Giáo viên viết lên bảng một số nét tạo nên chữ Hán như: 一, 丨, 丿,
丶 ... Với yêu cầu sinh viên dùng 3 nét bất kỳ (có thể giống hoặc khơng giống) tạo
nên các chữ Hán. Thời gian hạn định là 5 phút, ai viết được nhiều chữ và đúng nhất
là người thắng cuộc.
Mục đích: năng cao năng lực dùng các nét tạo chữ Hán của sinh viên.
Đáp án gợi ý: 三, 土, 士, 川, 口
(8) Chữ Hán thoắt hiện
Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số chữ Hán HS sinh viên chưa được
học. Chia lớp thành 4 nhóm. Giáo viên sẽ đưa từng chữ Hán lên cho sinh viên xem
trong thời gian rất ngắn. Kết thúc, các nhóm cử thành viên lên viết lại chữ Hán.
Nhóm viết được nhiều và đúng nhất giành chiến thắng.
Mục đích: nâng cao khả năng phân tích chữ Hán, tăng sự chú ý tới các bộ kiện.
Một số chữ Hán phù hợp: 衠, 冀, 膏, 蒯, 燕
3.3. Giải thích chữ Hán
Giải thích chữ Hán là dựa vào các đặc điểm của chữ Hán để phân tích và giải
thích chữ Hán về cả ba mặt hình, âm và nghĩa. Như đã giới thiệu ở trên chữ Hán là

sự kết hợp của ba yếu tố hình, âm và nghĩa. Ba yếu tố này có quan hệ mật thiết với
nhau. Đây cũng là yếu tố cơ bản giúp ta giải thích về chữ Hán giúp HS sinh viên dễ
nhớ và có hứng thú hơn.
(1) Giải thích về mặt hình ảnh
Chữ Hán được phát triển từ chữ tượng hình. Tuy số lượng chữ tượng hình
trong tiếng Hán hiện nay khơng nhiều nhưng chúng ta có thể vận dụng chúng để
giải thích các chữ Hán và mối quan hệ giữa hình và nghĩa của chữ Hán đó. Điều đó
giúp cho bài học thêm phong phú, dễ hiểu và thú vị hơn. Cũng cần chú ý rằng
nhiều chữ Hán tượng hình hiện nay đã rất khó nhận biết, giáo viên cần có sự chọn
lọc khi giới thiệu.
Ví dụ:
+)chữ “目” nghĩa là mắt, giáo viên có thế vẽ hình con mắt, chữ “目” là hình
ảnh của con mắt khi được dựng đứng lên.
+) Chữ “山” nghĩa là núi, giáo viên vẽ hình 3 ngọn núi cao thấp đứng cạnh
nhau.
+) Chữ “大” nghĩa là to, đây là hình ảnh của một người đứng chính diện dang
cả 2 tay, 2 chân, lúc đấy người là to nhất.
18


Ngồi ra, trong tiếng Hán cịn có chữ hội ý. Khi giảng giải một số chữ sau giáo
viên có thể giải thích:
+) Chữ “休” có nghĩa là nghỉ ngơi, ghép từ hai bộ “亻” (nhân đứng: người) và
“木” (mộc: cây) là hình ảnh người tựa vào gốc cây để nghỉ.
+) Chữ “林” có nghĩa là rừng, ghép từ hai bộ “木” (mộc: cây) biểu thị hai cái
cây tạo thành rừng cây.
(2) Giải thích về mặt âm thanh
Có khoảng 80% chữ Hán là chữ hình thanh. Chúng ta có thể dựa vào bộ phận
biểu âm trong chữ hình thanh để giải thích về âm của chữ Hán đó.
Ví dụ:

Sinh viên đã học chữ “请” (qǐng), sau đó khi được học các chữ khác có phần
biểu âm là “青” như “情” (qíng), “晴” (qíng), giáo viên có thể giải thích thêm các
chữ này đều là chữ hình thanh và có âm đọc gần giống nhau do có bộ phận biểu âm
chung là “青” (qīng), phần còn lại thể hiện nghĩa. Như vậy khi gặp các chữ có bộ
phận biểu âm như trên sinh viên có thể đốn được một phần âm của chữ Hán đó là
gì. Cũng cần chú ý rằng, hiện nay bộ phận biểu âm và âm của chữ Hán có trường
hợp hồn tồn giống nhau về cả thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu, tuy vậy có những
trường hợp có sự khác biệt. Vì vậy khi giải thích cho sinh viên, giáo viên cần chú ý
phân biệt thêm.
(3) Giải thích về mặt nghĩa
Trong chữ Hán có một số chữ là chữ chỉ sự và hội ý. Giáo viên có thể dựa vào
ý nghĩa của các bộ phận tạo nên chữ Hán để giải thích nghĩa chữ Hán đó.
Ví dụ:
+) Chữ “本” có nghĩa là gốc rễ, đặt nét ngang phía dưới bộ mộc (cái cây) chỉ
gốc, rễ của cây
+) Chữ “信” có nghĩa là thư, bao gồm hai bộ phận là bộ “亻” (nhân đứng:
người) và “言” (ngôn ngữ), vậy “信” có thể được hiểu là ngơn ngữ của người được
viết ra.
Ngồi ra, bộ phận biểu nghĩa trong chữ hình thanh cũng giúp nhiều trong việc
giải thích nghĩa. Các chữ có phần biểu nghĩa giống nhau thường có ý nghĩa chung
nhất định. Nắm bắt được đặc điểm này sẽ giúp sinh viên nhớ chữ Hán dễ dàng hơn.
Ví dụ:

19


+) Bộ “女” (nữ) chỉ phụ nữ. Thường thì các chữ Hán xuất hiện bộ này đa số sẽ
đều liên quan đến phụ nữ như “妈” (mẹ); “姐” (chị); “妹” (em gái)...
+) Bộ “氵” (thủy) chỉ nước. Thường thì các chữ Hán xuất hiện bộ này đa số sẽ
đều liên quan đến nước như “河” (sông); “湖” (hồ); “酒” (rượu)...

3.4. Chiết tự
Chiết tự là một trong những mẹo nhớ chữ Hán. Qua việc phân tích các đặc
diểm về hình thể của chữ Hán mà người ta sáng tạo ra những câu thơ dễ nhớ, dễ
thuộc, dễ hiểu. Giáo viên có thể giới thiệu các bài thơ chiết tự như:
+) Chữ “德” đức
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
+) Chữ “孝”hiếu
Đất thì là đất bùn ao
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay
Con ai mà đứng ở đây
Đứng thì chẳng đứng vịn ngay vào sào.
3.5. Trải nghiệm văn hóa
Học bất kỳ một ngơn ngữ nào cũng vậy, việc trải nghiệm với văn hóa của nước
bản địa nói ngơn ngữ đó sẽ giúp HS sinh viên khơng chỉ hiểu thêm về văn hóa của
họ mà cịn tăng sự hứng thú với ngôn ngữ đang học. Trung Quốc là một đất nước
có nền lịch sử lâu đời cùng những truyền thống văn hóa đặc sắc. Giáo viên có thể
kết hợp việc học chữ Hán với việc giới thiệu những nét văn hóa đó.
(1) Viết thư pháp chữ Hán
Thư pháp chữ Hán-nghệ thuật viết chữ Hán là một nét văn hóa truyền thống
nổi bật của người Trung quốc. Trong q trình dạy học, giáo viên có thể đưa nội
dung này vào giới thiệu cho HS sinh viên.
+) Chuẩn bị: mực tàu, bút lông, giấy viết.
+) Tiến hành: Đầu tiên, giáo viên cho HS sinh viên xem một đoạn phim giới
thiệu về thư pháp chữ Hán và một vài bức ảnh thư pháp chữ Hán, sau đó hướng
dẫn các em viết một số nét cơ bản theo kiểu thư pháp và cho các em thực hành viết
một số chữ như “学” (học), “心” (tâm), “孝” (hiếu) hoặc chính tên của mình...Việc
trải nghiệm viết thư pháp chữ Hán sẽ tạo nhiều hứng thú cho HS sinh viên.
(2) Cắt giấy chữ Hán


20



×