Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài:
Sinh hoạt tập thể là một yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển các
phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên trong Nhà trường phổ thông nói chung
và mỗi Liên đội, Chi đội nói riêng giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp,
thân thiện gần gũi nhau hơn trong cuộc sống; đây cũng là yếu tố góp phần không
nhỏ trong việc thực hiện chủ đề năm học của ngành Giáo dục “Xây dựng
trường học thân thiện-Học sinh tích cực”. Nhưng trên thực tế, ít anh chị Phụ
trách nào nắm bắt được cốt lõi của những sự việc hay phải làm gì khi tổ chức
sinh hoạt tập thể để phát huy cao nhất hiệu quả của buổi sinh hoạt.
Sau những giờ học căng thẳng và mệt mõi, các em cần đến những phút
giây thư giản và sảng khoái. Hầu hết các em đều háo hức chờ đợi các buổi ngoại
khoá, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhưng liệu chúng ta đã đáp ứng một
cách trọn vẹn nhu cầu và sự chờ đợi ở các em? Nếu khi đến sinh hoạt các em
gặp một anh chị Phụ trách cứ thao thao bất tuyệt hay một anh chị Phụ trách độc
diễn suốt buổi sinh hoạt, chúng tôi tin rằng khó tồn tại lâu dài những buổi sinh
hoạt như thế. Để cho các em có thể “tiêu hóa” được những bài học về đạo đức,
nhân bản, luân lý chúng ta nên biến những bài học đó thành những bài ca, điệu
múa, vở kịch hay trò chơi. Những hoạt động này không những giúp cho các em
tiếp thu bài học một cách thoải mái, tự nhiên, mà còn giúp cho các em được vui
chơi thư giãn, qua đó chúng ta có thể lồng ghép giáo dục cho các em đội viên-
nhi đồng những chuẩn mực đạo đức và rèn luyện lối sống tập thể, hiện đại.
Nhưng làm thế nào để cho những hoạt động như: ca múa hát, giao lưu, vui
chơi đạt được hiệu quả cao? Chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp qua
đề tài: “Thực trạng việc tổ chức sinh hoạt tập thể và biện pháp nâng cao chất
lượng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho Tổng phụ trách và phụ trách
đội thông qua phương pháp tổ chức trò chơi và phương pháp quản trò.”
II/ Mục đích của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi
sinh hoạt tập thể của các Liên đội, Chi đội đồng thời đề xuất một số phương
pháp tổ chức trò chơi giúp cho cán bộ đội có thêm kinh nghiệm và kĩ năng trong
việc tổ chức sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
III/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp quản
trò trong sinh hoạt tập thể ở trường phổ thông.
2. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên TPT đội, phụ trách đội và cán bộ đội
trong nhà trường phổ thông cần có kĩ năng tổ chức trò chơi sinh hoạt tập thể.
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 1 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
IV/ Giả thuyết khoa học:
Hiện nay việc tổ chức trò chơi sinh hoạt tập thể ở hầu hết các Liên đội,
Chi đội còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, đặc biệt về mặt kĩ năng và phương
pháp tổ chức. Do vậy chúng tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả tổ chức sinh hoạt tập thể cho cán bộ đội nói chung và TPT đội
nói riêng.
V/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức trò chơi trong
sinh hoạt tập thể, từ đó đề ta biện pháp tổ chức trò chơi và quản trò phù hợp và
hiệu quả.
VI/ Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài thực hiện thông qua một số phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, tra cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn để đánh giá.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát việc tổ chức trò chơi trong sinh
hoạt tập thể.
- Phương pháp xử lí.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I.
THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC SINH HOẠT TẬP THỂ
Ở LIÊN ĐỘI VÀ CHI ĐỘI.
Từ lâu, việc tổ sinh hoạt tập thể ở các Liên, Chi đội gắn liền với những trò
chơi, đặc biệt là trò chơi mang tính tập thể, trò chơi dân gian. Đây cũng là yếu tố
góp phần tạo sự hứng thú thong sinh hoạt học tập và rèn luyện cho đội viên.
Việc sinh hoạt tập thể thường diễn ra thường xuyên trong các ngày học,
trong các buổi sinh hoạt kỉ niệm các ngày lễ, như cắm trại, giao lưu văn hoá-văn
nghệ Tuy nhiên hiện nay, ở nhiều Liên đội, Chi đội việc tổ chức vui chơi sinh
hoạt đang gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên Tổng phụ trách đội, phụ trách
đội và cán bộ chỉ huy liên đội đang lúng túng trong khi làm quản trò. Nhiều
đồng chí lúng túng trong việc tổ chức nên buổi sinh hoạt không đem lại không
khí vui vẻ và hiệu quả như mong đợi. Hơn nữa, các giáo viên đó là Tổng phụ
trách không chuyên trách nên kĩ năng sinh hoạt tập thể còn nhiều hạn chế. Mặt
khác, hầu hết cán bộ Đội nói chung và giáo viên Tổng phụ trách nói riêng lại ít
tiếp xúc với các buổi tập huấn về nghiệp vụ và kĩ năng đội, phương pháp tổ chức
trò chơi, phương pháp quản trò. Vì thế, các trò chơi mà hiện nay các Liên đội,
Chi đội tổ chức cho đội viên, nhi đồng chơi lại thiếu sự phong phú và đa dạng,
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 2 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
đây cũng là điều gây sự nhàm chán, thiếu đi yếu tố bất ngờ và thú vị. Ngay như
ở Liên đội trường chúng tôi, khi kiểm tra các Chi đội về kĩ năng tổ chức trò chơi
thì Chi đội trưởng rất lúng túng, chỉ tổ chức được trò chơi “Đoàn kết” một số
chi đội khác thì tổ chức trò chơi “Con thỏ ăn cỏ” Giáo viên là anh chị phụ
trách mặc dù rất nhiệt tình nhưng cũng không mạnh dạn và gặp nhiều lúng túng
khi điều khiển cuộc chơi. Tất cả các Phụ trách và cán bộ Liên đội, Chi đội
trưởng đều không có một tài liệu nào về phương pháp tổ chức trò chơi và
phương pháp quản trò Khi được hỏi, hầu hết các Phụ trách đội đều mong
muốn có tài liệu và được tập huấn về kĩ năng tổ chức trò chơi nhằm đem lại hiệu
quả cao trong các giờ sinh hoạt tập thể.
CHƯƠNG II.
PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI
I/ Trò chơi và đặc điểm tâm lí của trò chơi
1. Khái quát về trò chơi.
Trò chơi được xem như một nhu cầu không thể thiếu trong công tác tập hợp
thanh thiếu nhi (TTN). Nó được xem là một trong những phương tiện giáo dục
trẻ nhanh nhất, có hiệu quả nhất và dễ tiếp thu nhất.
Như chúng ta đều biết, trò chơi là hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con
người, Bất cứ ai, trong cuộc đời cũng đã từng tham gia vào những trò chơi.
Cũng như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con
người. Trò chơi chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có những quy tắc nhất
định mà người tham gia phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi,
giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn đối với con
người, đặc biệt là trẻ em.
Trò chơi thực sự có ý nghĩa đặc biệt với lứa tuổi thanh thiếu nhi. Trò chơi tạo
ra cho các em những điều kiện để các em thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt
động, tạo ra ở các em những rung động thực tế và quan trọng cho cuộc sống.
Theo từ điển Tiếng Việt, trò chơi có nghĩa là hoạt động bày ra để vui chơi,
giải trí.
2. Đặc điểm tâm lí của trò chơi
Trong khi chơi, các em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời thể hiện
thái độ nhất định với môi trường. A.M Go-rơ-ki đã nói: “Trò chơi là con đường
trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần
phải thay đổi”.
Hoạt động trò chơi thúc đẩy các em:
+ Nhận thức về hiện thực
+ Hình thành những nhận thức nhất định về hành vi.
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 3 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
+ Tiếp nhận những quy tắc và quy luật cảu sinh hoạt xã hội.
+ Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những cử chỉ của
người khác cũng như đặt nền móng cho những niềm tin và thói quen đạo đức.
Theo các nhà tâm lí học, trò chơi dành cho trẻ em có những đặc điểm tâm lí
sau:
- Sự sáng tạo tự do và tính tự lập của trẻ em.
- Tính chất tích cực của hoạt động: trò chơi không bao giờ là sự lặp lại máy
móc, cứng nhắc, nó đòi hỏi có sự suy nghĩ tích cực, nổ lực hoạt động của người
tham gia.
- Tràn đầy cảm xúc: Trò chơi gắn với cảm giác thoả mãn rõ rệt. Trò chơi
còn làm nảy sinh ở các em tình hữu nghị, tình bạn bè, sự quan tâm giúp đỡ lẫn
nhau và các xúc cảm thẩm mĩ có liên quan đến nhịp điệu các động tác chơi, đến
yếu tố sáng tạo nghệ thuật trong trò chơi.
II/ Vai trò của trò chơi trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
Cùng với việc học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh. Dù
không còn là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan
trọng trong hoạt động sống của trẻ, vẫn có một ý nghĩa lớn lao đối với trẻ. Lí
luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách
hợp lí và đúng đắn thì mang lại hiệu quả giáo dục cao. Qua trò chơi, các em
không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn hình
thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Chính vì vậy, Tổ chức trò chơi được
sử dụng như là một phương pháp quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho
học sinh.
III/ Các loại trò chơi:
Có nhiều cách phân loại trò chơi:
- Phân loại trò chơi theo địa điểm: Trò chơi được tổ chức trong phòng học,
ngoài sân bãi, trên bãi cát
- Phân loại theo tính năng của trò chơi: Trò chơi tĩnh, trò chơi động, trò chơi
tĩnh động nhẹ, trò chơi tĩnh động mạnh
- Phân loại theo số lượng người tham gia: Trò chơi cá nhân, trò chơi theo
nhóm nhỏ, nhóm lớn
- Phân loại theo mục đích tổ chức: Trò chơi học tập/ giáo dục, Trò chơi giải
trí, trò chơi rèn luyện thể lực
IV/ Nguyên tắc lựa chọn, tổ chức trò chơi.
1. Đảm bảo cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò
chơi.
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 4 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hướng đối với toàn bộ quá trình
tổ chức trò chơi, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Nội dung trò chơi giúp học sinh biết cần làm những gì và cách thức tổ
chức trò chơi.
Từ đó các em thực hiện trò chơi đúng hướng, với nội dung đầy đủ, cách
thức hoạt động phù hợp.
Vì vậy trước khi chơi, giáo viên cần giải thích rõ ràng những yêu cầu cần
đạt, nội dung và cách thức hoạt động. Nếu không các em sẽ tiến hành chơi một
cách vô thức, tuỳ tiện, không đem lịa kết quả giáo dục như mong muốn.
2. Đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong quá trình tổ chức trò
chơi.
Học sinh là chủ thể nhận thức, chủ thể tự giáo dục, vì vậy trong quá trình
tổ chức trò chơi cần quan tâm đến mức độ tham gia của học sinh từ thấp đến
cao.
3. Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép.
Khi tổ chức trò chơi, cần giúp các em tham gia một cách tự nhiên, không
gò ép, để các em dễ dàng thể nghiệm những chuẩn mực hành vi đạo đức đã
được học.
4. Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lí.
Không nên tổ chức một trò chơi quá lâu, hoặc quá dài, nên lựa chọn vài
ba trò chơi thích hợp để luân phiên nhau, giúp học sinh chuyển hướng chú ý và
hứng thú một cách hợp lí nhằm phục vụ cho những yêu cầu giáo dục đã đề ra.
5. Đảm bảo tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội.
Khi tổ chức cho học sinh chơi cần có chuẩn và thang đánh giá thành tích
cá nhân và đồng đội để kích thích tính tích cực phấn đấu của học sinh và tinh
thần đoàn kết, gắn bó.
V/ Quy trình tổ chức trò chơi.
1. Công tác chuẩn bị:
a. - Chuẩn bị đầy đủ trên giấy:
Như người thầy giáo soạn giáo án trước khi dạy : đưa những trò chơi gì
vào chương trình sinh hoạt, thứ tự tiến hành các loại trò chơi (lúc mở đầu, giữa
và cuối buổi sinh hoạt, mỗi thời điểm cần có một số trò chơi thích hợp).Việc
chọn lựa các trò chơi trong một buổi sinh hoạt nhất định phải căn cứ vào nhiều
yếu tố:
- Người tham dự cuộc chơi: độ tuổi (rất quan trọng), tình hình sức khỏe,
trình độ văn hóa, kỹ năng chuyên môn (trò chơi không vượt quá khả năng thể
lực, trí tuệ, của người chơi), giới tính : có loại trò chơi thích hợp với nam nhưng
lại không thích hợp với nữ giới và ngược lại, số lượng người tham dự : có loại
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 5 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
trò chơi chỉ vui với số ít (do đó phải chia người chơi thành nhiều nhóm nhỏ,
chơi làm nhiều đợt), ngược lại có loại trò chơi chỉ thích hợp với một số lượng
người chơi đông, có loại trò chơi chỉ có thể tiến hành với một số đối tượng đã
quen biết nhau (cùng đội, cùng đoàn …) nên không thích hợp với đa số người
mới gặp nhau lần đầu.
- Địa điểm: trong nhà, ngoài trời, nơi trống trải, nơi có cỏ, cây xanh, sân
bãi rộng hẹp, có hoặc không có giới hạn rõ ràng, xét đến ảnh hưởng qua lại của
môi trường với việc tổ chức thực hiện trò chơi. Ví dụ : có thể tổ chức các trò
chơi leo trèo, ẩn nấp các nơi có cây xanh, lùm cây, nhưng lại không tổ chức trò
chơi ném bóng ở gần các loại cây hoang dại để đề phòng rắn rết khi tìm bóng …
- Khí hậu, thời tiết: mùa, tháng trong năm, ban ngày, ban đêm (để quyết định
thời gian, cường độ thích hợp của các trò chơi).
- Thời gian chơi: thời gian chung dành cho toàn bộ các trò chơi trong buổi
sinh hoạt hoặc ngày cắm trại và thời gian riêng của từng trò chơi trong chương
trình chung.
- Tác dụng, hiệu quả chính phụ của mỗi trò chơi: trò chơi rèn luyện, phát
triển đức tính hoặc khám phá những đức tính gì ở người chơi (thể lực, sự mềm
dẻo, khéo léo, sự nhanh trí, óc quan sát ? …) người điều khiển phải xác định rõ
mục tiêu giáo dục trong buổi sinh hoạt … để chọn những trò chơi đáp ứng yêu
cầu của mình.
- Tính chất của mỗi trò chơi: trò chơi rất đông (đòi hỏi một sự nỗ lực hỗn
hợp, kéo dài suốt cuộc chơi với cường độ cao hoặc vừa phải), trò chơi động (đòi
hỏi một sự nỗ lực liên tục nhưng có xen kẽ những lúc nghỉ ngơi ngắn), trò chơi
tĩnh (sự nỗ lực về mặt thể lực yếu nhưng sự nỗ lực về tinh thần, trí tuệ lại cao,
trò chơi mang tính chất giải trí nhưng thư giãn trong niềm vui).
Trong một buổi sinh hoạt, cắm trại nên xen kẽ các trò chơi hoạt động với
các trò chơi động và tĩnh để tránh sự mệt mỏi quá sức về thể chất của người chơi
hoặc sự mệt mỏi do ít hoạt động thể lực và nhàm chán (chơi một trò chơi quá
lâu, lập lại một trò chơi mới hơn …
b Những trò chơi cần đến dụng cụ (bóng, gậy, khăn quàng, cờ, dây…):
Thì phải lập danh sách đầy đủ và nhớ đem theo đến nơi chơi. Dụng cụ phải thích
hợp với độ tuổi, sức khỏe người chơi (ví dụ : bóng to hoặc nặng dành cho thanh
thiếu niên lớn khỏe, bóng vừa và nhỏ, mềm, nhẹ cho thiếu nhi nhỏ tuổi và nhi
đồng). Dự kiến cả một số bài hát kèm theo một số trò chơi nào đó để có kế
hoạch ôn luyện trước.
Một số trò chơi cần thêm người giám sát, trong các cuộc tranh tài giữa các
đội cũng phải chọn người, sắp xếp trước. Ngoài số trò chơi chính đã lựa chọn
cho chương trình sinh hoạt cần chuẩn bị thêm một số trò chơi dự trữ, đề phòng
một số trò chơi chính vì những lý do, điều kiện ngoài trời dự kiến không thể tổ
chức được ở nơi vui chơi, cắm trại (ví dụ: trời mưa, số người đi cắm trại ít hơn
các lần trước…)
c Các trò chơi trong một buổi sinh hoạt :
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 6 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
Phải đạt được tác dụng, hiệu quả giáo dục (mục đích, yêu cầu chính) đồng
thời phải gây được hứng thú, phấn khởi với người chơi, đảm bảo an toàn đoàn
kết, không để xảy ra tranh cãi khi phân thắng, thua, xếp vị thứ, không để xảy ra
sự cố gì dù rất nhỏ (cũng cần mang dự phòng một túi cấp cứu gồm ít bông băng,
thuốc sát trùng …)
Vì vậy, việc chuẩn bị tốt các trò chơi trước khi tổ chức thực hiện là hết
sức quan trọng, đảm bảo tới ba phần tư sự thành công của buổi chơi –chơi để mà
học, rèn luyện. Một thiếu sót nhỏ trong việc chuẩn bị dễ làm hỏng cả một trò
chơi thú vị, hấp dẫn, có tác dụng giáo dục tốt.
2. Tổ chức thực hiện:
a Trình bày trò chơi:
- Chọn lối giải thích rõ ràng. Ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm. Giải thích sao cho
người chậm hiểu nhất cũng hiểu được. Nếu cần thì không cần giải thích mà dẫn
dắt ngưòi chơi từng bước để tạo sự hấp dẫn.
- Nói và cử động làm mẫu thì dễ hiểu hơn, nều cần thỉ sẽ xuống đất hay lên
bảng, có thể chơi thử để giảng lại luật lệ trò chơi.
- Đừng mất kiên nhẫn vì những phá rối nô đùa của những người đã biết trò chơi.
b Điều kiện trò chơi:
- Chuẩn bị trước sự phân chia trong vòng tròn sao cho mạnh yếu đồng yếu, nếu
nam nữ xen kẽ được thì tốt.
- Phải luôn luôn di động để nhìn được mọi người. Điều khiển từ chậm đến nhanh
để tạo sự căng thẳng.
- Khai thác sự dí dỏm của ngời chơi, hay chế biến trò chơi sao cho vui vẻ, thoải
mái.
- Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn trung thực, dành cho người phát huy sáng
kiến trong phạm vi luật lệ trò chơi.
- Phải đổi trò chơi sao cho ai cũng có dịp thắng cuộc, người thắng về nhanh
nhẹn, người thắng về sức khỏe, người thắng về tính tự chủ.
- Khi bắt lỗi phải khách quan, chính xác, dứt khoát, công bằng.
- Phải biết dừng trò chơi đúng lúc, khi mọi người có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản
hay khi trò chơi đã có kết quả thắng thua rõ ràng.
3. Kết thúc trò chơi:
- Phạt những người thua bằng những hình phạt nhẹ nhàng, thoải mái, để thực
hiện, tránh những hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt.
- Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi cần thêm bớt gì không ? Về luật lệ, cách
chơi và tính hấp dẫn, sự giáo dục của trò chơi đến đâu ?
4. Quy trình tổ chức một trò chơi sinh hoạt tập thể :
4.1- Ổn định:
Để tập trung sự chú ý của vòng tròn (người tham gia chơi), người quản trò
cần tạo sự tập trung, ổn định bằng hai yếu tố : tiếng động (thường gặp) và hình
dáng.
Tiếng động: Cho vòng tròn hát, một trò chơi băng reo hoặc trò chơi phản xạ từ
thấp lên cao.
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 7 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
Hình dáng: Ngưòi quản trò bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ nghĩnh,
duyên dáng cũng tạo sự thu hút chú ý của vòng tròn.
4.2- Giới thiệu trò chơi:
Có thể lồng trò chơi vào các câu chuyện cổ tích, chuyện vui để tạo sự háo
hức, hứng thú. Tuy nhiên cần ngắn gọn và hấp dẫn.
4.3- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi:
Tuỳ theo mỗi trò chơi mà quản trò linh động hướng dẫn. Có những trò
chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có những
trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thừ vừa giải thích, làm sao cho
dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút người chơi.
4.4- Chơi thử (chơi nháp):
Rất quan trọng nhưng cần lưu ý :
- Nếu thử nhiều: khi chơi thật sẽ nhàm chán.
- Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì người chơi chưa nắm được cách
chơi sẽ gây khó khăn cho ni quản trò khi hướng dẫn chơi.
4.5- Chơi:
- Khi chơi ngươi quản trò nên cùng chơi với vòng tròn để tránh khoảng cách
và động viên khích lệ người chơi cần trọng tài.
- Khi chơi ngươi quản trò phải quan sát ngưòi chơi (vòng tròn) nhất là khi
chơi với trẻ em để biết được thái độ, cử chỉ, phong cách … từ đó giáo dục điều
chỉnh phong cách của mình (quản trò).
- Trong quá trình chơi, quản trò có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban
đầu một ít thì người quản trò nên linh động khéo léo dẫn đắt. Đừng quá nguyên
tắc, cứng ngắt làm mất vui, mất không khí sinh hoạt.
- Người quản trò phải công bằng xử lý tình huống một cách khách quan,
không thiên vị, không quá dễ dãi.
- Tác phong người quản trò phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm không
thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng.
- Trò chơi hình phạt: Hãy quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, đừng nên
bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt tham gia.
4.6- Ngừng đúng lúc:
Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh
nghiệm chơi). Đảm bảo sức khỏe cho ngơi chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi
sau. Đừng để người chơi nhàm chán, than mệt và ngán chơi.
LƯU Ý:
Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, cần nắm lại đầy đủ tình hình các
đối tượng dự chơi (những ai đau yếu, mệt mỏi, thiếu vắng …) nơi chơi (có gì
thay đổi đột xuất), dụng cụ mang theo (đủ, thiếu, tốt, hư hỏng …)
CHƯƠNG III.
PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRÒ
I. Quản trò và vị trí, vai trò của người quản trò trong sinh hoạt tập thể:
1. Khái niệm quản trò:
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 8 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
Theo từ điển Tiếng Việt, quản trò là người trông coi, điều khiển những
hoạt động diễn ra trước mắt mọi người, trước đám đông nhằm mục đích gây
hưng phấn, vui tươi.
2. Vị trí, vai trò của người quản trò trong sinh hoạt tập thể:
Trong sinh hoạt tập thể, người quản trò chiếm một vị trí quan trọng, họ
không chỉ đơn thuần là người trông coi, điều khiển nữa mà trở thành người tổ
chức, điều hành, hướng dẫn và thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt.
Quản trò ngày nay đã trở thành vấn đề của khoa học và nghệ thuật. Khoa
học ở chỗ người quản trò phải có đủ khả năng để nắm bắt đối tượng, để tác động
một cách tích cực đến người chơi tạo ra một giá trị định hướng cả về mặt thể
chất và tinh thần; qua đó, người quản trò phải thấu hiểu giá trị mà trò chơi mang
lại và nghiên cứu một cách sâu sắc những giá trị đó nhằm nâng lên thành hệ
thống lí luận để phục vụ đời sống tinh thần của từng đối tượng. Nghệ thuật ở chỗ
người quản trò còn biết khai thác các giá trị đó theo tuần tự nhất định, người
quản trò phải tự rèn luyện, hoàn thiện mình ở nhiều lĩnh vực, ở phong cách, cách
sống để có thể gần gũi tác động đến đối tượng từ những hoạt động đa dạng và
phong phú.
Hơn thế nữa, ngày nay người quản trò đã ngẫu nhiên trở thành một người
dẫn chương trình, một MC, một người biên tập và tổng đạo diễn cho các chương
trình sinh hoạt tập thể. Quản trò là hạt nhân không thể thiếu trong sinh hoạt tập
thể.
II. Những yêu cầu cần thiết đối với người quản trò.
Với vị trí, vai trò vô cùng quan trọng và cũng đầy khó khăn như trên, chúng
ta thấy rằng để trở thành một quản trò chân chính thật không dễ dàng chút nào.
Sau đây là các yêu cầu cần thiết của người quản trò:
1. Tính cách cuả người quản trò:
Quản trò phải có một tâm hồn cởi mở, một ý thức sâu sắc, nột bản lĩnh
vững vàng và một tài năng đa dạng. Sẵn sàng đón nhận và đóng góp khả năng
cảu mình cho cuộc vui chung, cho bầu không khí tập thể thêm phần đậm đà
gănd bó. Luôn biết làm, biết nói sao cho đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng để
từng chút nâng cao tính giáo dục sâu xa cho tập thể, cá nhân. Phải biến ứng biến
nhânh nhẹn, xử lí linh hoạt những tình huông xảy ra đột xuất. Thành công không
kiêu, thất bại không nản. Ăn nói phải dõng dạc, cư xử hài hoà, đủ các sở trường,
sở đoản.
2. Vốn liếng của người quản trò:
Người quản trò phải không ngừng học hỏi, tích luỹ kiến thức và kinh
nghiệm, tự rèn luyện và bồi dưỡng thường xuyên, luôn trong tư thế chuẩn bị.
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 9 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
Giọng nói và khuôn mặt: Rèn luyện giọng nói to, dõng dạc. Cách trình
bày, hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, gây được sự chú ý và hồi hộp, hấp dẫn. Khi
làm trọng tài phải nghiêm minh, khách quan và vui vẻ. Khuôn mặt tươi tỉnh, cởi
mở, nhìn bao quát toàn bộ, tránh nạt nộ, gay gắt.
Cử chỉ và dáng điệu: Dáng vẻ và hành động luôn gần gũi, gây thiện cảm,
tạo được sự chú ý, mới xuất hiện phải làm cho tập thể vui nhộn lên để tương tác
giao kết mọi người với nhau. Tránh các động tác thừa, gây mất tự chủ. Tất cả
toát lên sự gần gũi, thân tình, luôn luôn ở cùng phía với học trò.
Sức khoẻ và tháo vát: Phân phối chương trình hoạt động phù hợp với khả
năng và sức khoẻ, luôn nhanh nhẹn tháo vát trong các kĩ năng cần thiết khi sinh
hoạt tập thể.
Kiến thức và áp dụng: Luôn có ý thức học hỏi, tìm tòi tài liệu, đúc rút
kinh nghiệm, kể cả phải tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hoá,
kinh tế, xã hội, TDTT từ đó nghiên cứu, tự hệ thống thành vốn kiến thức của
riêng mình, mang ra phục vụ cho mọi người. Quản trò cũng là một công việc
giáo dục đặc biệt là đối với thanh thiếu nhi.
Tích luỹ và sáng tạo: Phải có sổ tay sưu tầm trò chơi, biết nhiều bài hát
múa, câu đố vui Biết sưu tầm và sáng tác trò chơi, bài hát Người quản trò
mỗi khi xuất hiện là một lần mang lại những cái mới và hấp dẫn.
3. Kinh nghiệm của người quản trò:
Quản trò nên tránh tổ chức, hướng dẫn những chương trình hoạt động, trò
chơi khi mình không đủ hoặc không vững kiến thức về nội dung đó.
• Tránh trình trạng không chuẩn bị trước, làm qua loa.
• Tránh không được áp đặt người chơi.
• Lúc chơi, mọi người đều bình đẳng trước luật chơi. Tuyệt đối không thiên
vị.
Tóm lại, vị trí vai trò của quản trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt tập
thể. Vì vậy người quản trò không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để đáp
ứng nhu cầu cảu người chơi. Người quản trò không đơn thuần chỉ am hiểu về kĩ
năng chuyên môn mà còn phải tiếp cận các lĩnh vự khác có liên quan đến nhiệm
vụ của mình, qua đó tự rèn luyện, phấn đấu để ngày một hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG IV.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI THAM KHẢO
I/ Thể loại trò chơi tĩnh:
1. MƯA RƠI
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính nhanh nhẹn
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 10 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
* Số lượng: 20 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
Vòng tròn chú ý theo người điều khiển. Người điều khiển đưa tay dưới
thắt lưng, cả vòng tròn vỗ tay nhẹ (mưa nhỏ). Người điều khiển đưa tay cao dần,
vỗ tay dần và nhanh dần và nhanh dần. Khi người điều khiển đưa tay qua cầu
vòng tròn, vỗ tay nhanh và lớn (mưa to)
Chú ý:
Người điều khiển có thể đưa tay lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần, với
tốc độ nhanh chậm khác nhau để tạo thành âm thanh hay.
Để gợi sự chú ý cho vòng tròn, có thể chia vòng tròn thành 2 nhóm và
thực hiện theo 2 tay của người điều khiển.
Trò chơi cũng có thể biến dạng, kết hợp với tiếng reo “rì rì” (mưa nhỏ);
“rào rào, ù ù” (mưa lớn kèm theo tiếng gió)
2. LÀM MƯA
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo, tính cẩn thận, thao tác nhanh nhẹn.
* Số lượng: 20 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
Dùng tay vỗ để làm mưa, khi người điều khiển giơ tay lên cao, mọi người
vỗ tay và khi hạ xuống thấp tất cả làm theo và vỗ tay nhỏ lại. Khi người điều
khiển đưa tay ra phía trước thì tất cả hô “đùng” để làm sấm nổ. Khi người điều
khiển xoay tròn, tất cả xoay theo và hô ú ú để làm cuồng phong. Khi người
điều khiển hô “A” , mọi người hét lớn “về nhà”
3. CHANH CUA - CUA KẸP
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo, tính nhanh nhẹn
* Số lượng: 20 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
Mỗi người tham dự đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay
phải người kế tiếp nhưng không đụng. Người điều khiển ra giữa vòng tròn hô
lớn “chanh” cả vòng tròn đáp “chua” đột ngột, người điều khiển hô “cua”, vòng
tròn đáp nhanh “kẹp” cùng với tiếng hô, tay phải mỗi người nhanh chóng nắm
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 11 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
lại thật nhanh sao cho bắt được tay trái của người bên cạnh, đồng thời rụt tay trái
về để khỏi bị kẹp. Người bị kẹp là vi phạm luật chơi và bị phạt.
4. TRỜI - ĐẤT - BIỂN
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo, nhanh nhẹn và cẩn thận
* Số lượng: 20 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
Người điều khiển đi vòng tròn, vừa đi vừa đọc “trời, đất, biển” và đột nhiên
dừng lại trước mặt 1 người chơi và hô lớn “biển” người chơi đó phải hô đáp tên
một con vật sống ở biển. Nếu nói chậm hoặc sai là vi phạm luật chơi, bị phạt.
5. NHẮC VÀ GỌI TÊN
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 20 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
Người thứ nhất giới thiệu tên mình, người kế bên phải sẽ lặp lại tên người
thứ nhất và giới thiệu tên mình. Người thứ 3 nhắc lại tên 2 người trước đó tồi
giới thiệu tên mình. Trò chơi tiếp tục và ai quên hoặc lộn tên thì đứng lên ngồi
xuống 3 lần và chơi tiếp. Khi cả vòng tròn đều đã biết tên nhau, chúng ta chuyển
sang gọi tên. Động tác : Hai tay vỗ lên đùi, rồi vỗ tay 3 nhịp và người thức hiện
nói: Dung gọi Phú, trò chơi tiếp tục, nếu đọc không đúng nhịp hoặc chậm thì bị
phạt.
6. CAO - THẤP - DÀI - NGẮN
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 20 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn.
Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người
chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu
II/ THỂ LOẠI TRÒ CHƠI ĐỘNG:
1. CƯỚP CỜ
* Mục đích: rèn luyện tính khéo léo, chính xác, nhanh nhẹn, rèn thể lực
* Số lượng: 2-7 người, đánh số thứ tự từ 1-7
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 12 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
* Vật dụng: cờ hoặc khăn quàng
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
Khi chơi, ta vẽ một vòng tròn, “đặt cờ vào giữa”, mỗi đội đứng sau vạch
xuất phát cách vòng tròn từ 1-10m. Quản trò hô: Số 1 thì 2 người số 1 cảu 2 đội
sẽ chậy đến vòng tròn, khéo léo giật cờ, nếu bị người kia đập trúng thì người đập
trúng sẽ được tính điểm. Qua 3 lần đấu, đội nào thắng 2 lần thì thắng. (Quản trò
nên hô một lúc nhiều người cho hấp dẫn)
2. CỨU MẠNG
* Mục đích: rèn luyện tính khéo léo, chính xác, nhanh nhẹn, rèn thể lực
* Số lượng: 20 người trở lên
* Vật dụng: Mỗi người đều có một đồ vật như mũ dép hoặc khăn
* Địa điểm: ngoài sân, đội hình vòng tròn
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi
Sau đó quản trò hạ lệnh tất cả đi theo vòng tròn và hát. Trong lúc đó, quản
trò lấy đi một vật của bạn nào đó và thìn lình thổi còi, bạn nào thiếu vật dụng sẽ
bị loại. Ai còn sống đến sau cùng là thắng cuộc.
3.NÓI VÀ LÀM NGƯỢC
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi
phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu
người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
4. ĐẾM SAO
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh
chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 13 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông
sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt
5. NGÓN TAY NHÚC NHÍCH
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích
nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa
hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho
đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt
6. HÁT ĐẾM SỐ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón
quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt
được bài hát sẽ bị phạt
7. TÔI BẢO
* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi:
- Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”
Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
- Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
Người chơi: vỗ tay 2 lần
Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không
nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt
8 . TRUYỀN TIN
* Mục đích: Giúp đối tượng chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật,
tạo tinh thần đồng đội.
* Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các đội.
* Nội dung: Truyền thông tin của chỉ huy (quản trò) rồi báo cáo.
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 14 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
Cách chơi:
- Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau.
- Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử
một người lên nhận lệnh.
- Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản
trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm
vào tai) cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với
quản trò "tin" mà quản trò đã phát ra.
*Luật chơi:
- Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng.
- Đội nào để lộ tin coi như thua.
- Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy.
- Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền
tắt.
Chú ý:
- Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho
người nhận, đọc xong quản trò thu lại.
- Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai
mẩu giấy ghi tin (Quản trò và các đội).
- Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài.
- Các chữ trong bản tin bằng nhau.
- Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước.
- Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của
trò chơi.
9. BẮT CÁ
* Mục đích: Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo không khí vui
vẻ trong học tập sinh hoạt.
* Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn.
* Nội dung:Quản trò quy định người bắt cá và cá.
- Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa
lên cao.
- Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.
Cách chơi:
- Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn,
chui qua tay của người bắt.
- Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp
xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.
Luật chơi:
- Cá nào bị bắt là thua.
- Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò
chơi tiếp tục.
- Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.
Chú ý:
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 15 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều
quá.
10. BảO VỆ NGỌN CỜ VINH QUANG
* Mục đích: Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo không khí vui
vẻ trong học tập sinh hoạt.
* Vật dụng : 01 cây cờ có cán
* Số lượng : 20 - 30 người
Vòng tròn đếm từ số 1 đến hết. Mỗi người phải nhớ số của mình. Quản trò đứng
giữa vòng tròn và hô to “ 11 “ vừa dứt tiếng gọi số, quản trò bỏ tay cầm cờ ra và
cho rớt tự do, người mang số 11 chạy đến và giữ không cho lá cờ chạm đất. nếu
để chạm đất là vi phạm luật chơi, bị phạt và trò chơi tiếp tục. Quản trò sẽ vào vị
trí người số 11 và mang số 11.
Chú ý : Có thể thay thế số bằng tên tỉnh, thành phố, cây trái, hoa quả
11. CHIẾM VỊ TRÍ
* Chuẩn bị : Trên sân chơi vẽ một số vòng tròn có bán kính sao cho từ 1
đến 5 người có thể đứng được trong vòng tròn, tùy số lượng người chơi mà có
thể vẽ nhiều hoặc ít.
Cách chơi : Cả tập thể có thể đi theo chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ, vừa
đi vừa hát một bài.
Quản trò hô to “ Vào 3 ( một số bất kỳ từ 1 đến 5 )
Người chơi nhanh chóng bước vào vòng tròn thuận lợi nhất sao cho có số người
có trong vòng tròn là 3 ( tùy theo yêu cầu của quản trò )
Người vào sau làm cho vòng tròn bị thừa so với yêu cầu của quản trò hoặc
không tìm ra vị trí cho mình trong vòng tròn sẽ bị phạt.
Quản trò hô “ ra “, người chơi tiếp tục hát và chờ hiệu lênh vào của quản trò
Chú ý : Trò chơi có thể biến đổi bằng cách từng nhóm đi vòng tròn theo bài hát
quanh một vòng tròn bằng ghế, số ghế ít hơn số người và cũng dành chỗ khi
người quản trò yêu cầu.
12. BAN NHẠC VUI TÍNH
Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 5 phút
Chú ý: Người chơi cần thuộc bài hạn dưới đây:
Nhóm đàn: “Nào anh em cùng ra đây, xem chúng tôi đua nhau chơi đàn: Đồ
mí sol, Đồ mi rê, Đô mí sol mí rê rê đồ”
Nhóm trống: “Nào anh em cùng ra đây, xem chúng tôi đua nhau chơi tùng:
Tùng cắc tùng, tùng cắc chiêng, tùng cắc tùng cắc chiêng, chiêng tùng”
Nhóm kèn: “Nào anh em cùng ra đây, xem chúng tôi đua nhau chơikèn: Tò
ti tè, tò tí te, tò tí tè, tí te te tò”
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 16 -
Sáng kiến kinh nghiệm Liên Đội Tiểu học số 1 Triệu Độ
Cách chơi: Chia vòng tròn thành 3 nhóm: Nhóm đàn, nhóm trống, nhóm
kèn. Mỗi nhóm cử một nhạc trưởng. Bắt đầu trò chơi, người điều khiển trịnh
trọng tuyên bố một lí do tưởng tượng nào đó đã mời được Ban nhạc của thế giới,
tên gọi các ban nhạc thật hấp dẫn. Khi chơi, người điều khiển linh hoạt chỉ từng
nhóm, mỗi nhóm khi bị chỉ hát đoạn nhạc của mình và làm theo động tác cảu
nhạc trưởng.
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Đề tài này chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng tại Liên đội mình và triển khai
trong sinh hoạt tại địa bàn dân cư ở một số Chi đoàn địa phương. Kết quả thật
phấn khởi: Các phụ trách đội và cán bộ Đội đều hứng thú và tổ chức tốt buổi
sinh hoạt tập thể, vì vậy, buổi sinh hoạt tập thể sôi nổi và sinh động hẳn lên. Các
đội viên và nhi đồng rất thích thú và thoải mái trong khi sinh hoạt.
2. Ý kiến đề xuất:
Trên đây là một số biện pháp tổ chức trò chơi và phương pháp quản trò dễ
dàng áp dụng trong sinh hoạt tập thể ở Liên đội và Chi đội. Theo giới hạn phạm
vi của đề tài, chúng tôi chỉ đưa ra một số trò chơi điển hình và dễ thực hiện.
Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi đa dạng và phong phú khác nữa. Tổng phụ trách
và cán bộ Đội chúng ta có thể linh hoạt trong tổ chức và sáng tạo thêm nhiều trò
chơi phù hợp với điều kiện cụ thể của Liên-Chi đội mình. Chúng tôi hi vọng, đề
tài này là cuốn cẩm nang cho các đồng chí trong bước đường công tác để dẫn dắt
thế hệ trẻ “Tất cả vì đàn em thân yêu”
GV-TPT: Nguyễn Thị Kim Ánh - 17 -