Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 10 vận dụng kiến thức vi sinh vật để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải nhà bếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Sinh học)

Tên sáng kiến:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 10
VẬN DỤNG KIẾN THỨC VI SINH VẬT
SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ RÁC THẢI NHÀ BẾP

Tác giả : NGUYỄN THỊ HỒNG THƠM
Trình độ chun mơn: Đại học Sinh học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác:Trường THPT Hồng Văn Thụ

n Bái, ngày 10 tháng 1 năm 2022

1


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh lớp 10 vận dụng kiến thức vi sinh vật
sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải nhà bếp
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sinh học
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Thực hiện những tiết dạy học trải nghiệm hoặc dạy học stem cho học sinh lớp 10
trong nhà trường.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Đề tài đã được bản thân tôi ấp ủ từ ý tưởng cá nhân với những ý kiến bổ ích
từ đồng nghiệp và tiến hành thực tế từ năm học 2020 – 2021 cho đến nay.


5. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thơm
Năm sinh: 20/08/1979
Trình độ chun mơn: Đại học sinh học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Hoàng Văn Thụ
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Hoàng Văn Thụ - Huyện Lục Yên – Tỉnh n
Bái
Điện thoại: 0979216174
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Lượng rác thải hữu cơ từ nhà bếp của mỗi gia đình hiện nay là rất lớn chiếm
85% đến 90% tổng lượng rác thải. Trong khi đó nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ
cho cây trồng hiện nay đang được khuyến khích sử dụng rất cao. Một số rác thải như
hoa quả dư thừa bị hỏng, vỏ trái cây, cuống rau, vỏ trứng, xương, bã cà phê....những
chất thải này ở khu vực thị trấn được thu gom và đưa về nơi tập kết để tự phân hủy.
Cịn ở khu vực nơng thơn được vứt ra vườn và trong q trình phân hủy đã gây ơ
nhiễm mơi trường sống, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

2


Thực tế đa số học sinh trường THPT Hoàng Văn Thụ là con em dân tộc thiểu số,
địa bàn sinh sống rộng, gia đình thuần nơng, đời sống vật chất cịn nhiều khó khăn
thiếu thốn nên chưa có điều kiện tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về việc vận dụng kiến
thức được học vào đời sống, có thể góp phần vào việc bảo vệ mơi trường sống ngay
chính tại gia đình mình. Vì vậy tơi mạnh dạn xây dụng đề tài: "Hướng dẫn học sinh
lớp 10 vận dụng kiến thức vi sinh vật sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải nhà
bếp" với mục đích:
Thứ nhất: Qua việc hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài để giúp các em củng cố

được kiến thức cơ bản phần sinh học vi sinh vật đồng thời giúp học sinh hiểu về vi sinh
vật rộng hơn, sâu hơn tham gia các hoạt động thực hành mà không bắt học sinh học
thuộc một cách máy móc.
Thứ hai: Giúp các em có thể tự tay mình biến rác thải nhà bếp đồ bỏ đi thành phân
hữu cơ – sản phẩm có ích và rất thiết thực với đại bộ phận học sinh là gia đình thuần
nơng.
Thứ ba: Góp phần làm giảm ơ nhiễm môi trường
Thứ tư: Tạo cho học sinh kĩ năng học đi đôi với hành, đưa kiến thức vào cuộc
sống qua đó các em u thích mơn học hơn.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích
- Giúp các em có cơ hội thể hiện sự hiểu biết cũng như gia tăng kiến thức của bản
thân trong các tình huống về bảo vệ mơi trường từ những việc làm nhỏ của mình trong
gia đình.
- Giúp các em có những hiểu biết thêm về hoạt động của vi sinh vật trong đời sống
và nó có thể đem lại lợi ích thiết thực gì trong cuộc sống. Góp phần giáo dục, nâng cao
ý thức cho học sinh giữ gìn mơi trường sống và phịng tránh ơ nhiễm mơi trường, ơ
nhiễm nơng phẩm.
- Có thái độ cương quyết bảo vệ mơi trường trước tình hình ơ nhiễm mơi trường và ô
nhiễm thực phẩm hiện nay.
- Biết yêu lao động, quý trọng giữ gìn sức khỏe cá nhân.
- Học sinh ý thức được phòng bệnh hơn chữa bệnh.
2.2. Nội dung
2.2.1. Cơ sở lý luận:
3


- Vi sinh vật là những sinh vật rất nhỏ bé chúng có khả năng hấp thụ và chuyển
hóa các chất dinh dưỡng nhanh. Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành
các chất hữu cơ đơn giản, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống

khác.
- Lợi dụng những hiểu biết về hoạt động của vi sinh vật để sử dụng sử lý rác thải
với chi phí thấp
- Xử lý rác thải bằng cơng nghệ vi sinh vật là nhờ hoạt động sống của vi sinh vật
phân hủy rác thải thành các phần nhỏ hơn hình thành sinh khối vi sinh vật cao hơn,
các sản phẩm trao đổi chất của vi sinh vật và các loại khí như CO2, CH4 …. Các q
trình này có thể xảy ra hiếu khí hay kị khí.
- Các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ; hỗn hợp các vi sinh vật thuộc các chi:
Bacillus sp, Saccharomyces sp. (nấm men), Lactobacillus sp, Actinomyces có khả
năng phân giải mạnh cellulose, tinh bột, kitin, protein, khử mùi hôi thối, đồng
thời sinh ra các hoạt chất có lợi cho mơi trường.
* Một số hình ảnh về vi sinh vật

4


2.2.2. Một số khái niệm:
- Rác thải sinh hoạt: là chất thải bao gồm mọi thứ mà con người không cịn sử
dụng tới, có ý định vứt đi hoặc loại bỏ. Chất thải có thể ở dạng rắn (rác thải), lỏng
(nước thải) hoặc khí (khí thải).
- Rác thải hữu cơ: Là những loại rác chứa nhiều chất hữu cơ dễ dàng phân hủy,
và là loại phế thải được tạo bởi hàng ngày của con người. Rác hữu cơ có thể được tái
chế để đưa vào sử dụng làm phân xanh chăm sóc cây trồng (phân hữu cơ) hoặc làm
thức ăn cho động vật nuôi.

- Chế phẩm sinh học: "Chế phẩm sinh học" là những sản phẩm thông qua nghiên
cứu thực nghiệm mà được điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn
trong tự nhiên, chúng có nguồn gốc từ thực vật (rong, rêu, tảo...), động vật (giun quế,
cơng trùng...), vi sinh vật... Các sản phẩm này có độ an tồn cao, thân thiện với con
người và mơi trường, không độc hại cho vật nuôi, cây trồng, thủy sản, xử lý môi trường.


2.2.3. Các bước thực hiện
Để nghiên giải quyết vấn đề trên tôi đã đưa ra giải pháp và tổ chức thực hiện
như sau:
*Nghiên cứu bài học
+) Học sinh
Các em nghiên cứu nội dung bài học trong SGK cơ bản
Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
5


Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
Ngoài ra cũng là tiền đề để học các bài:
Bài 25 + 26: Sinh trưởng của vi sinh vật. Sinh sản của vi sinh vật (chỉ giới thiệu
các hình thức sinh sản của VSV).
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Tìm hiểu thêm thơng tin trên mạng internet.
+) Giáo viên:
Nghiên cứu kỹ các bài dạy để xây dựng kế hoạch tích hợp kiến thức sản xuất và
bảo vệ mơi trường. Tìm kiếm các kiến thức tích hợp phù hợp cho bài dạy qua nhiều
kênh khác nhau: Thực tế địa phương; qua sách báo; qua mạng internet…trong đó chú
trọng các tư liệu sát thực ở địa phương.
Sử dụng phương pháp này GV có thể kiểm tra, phát hiện mức độ nhận thức, năng
lực tư duy của HS với sản phẩm của mình ... Đây là phương pháp quan trọng cần được
ứng dụng triệt để và sáng tạo trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp nhận những kiến
thức đã học trong SGK. Khi xây dựng câu hỏi cần phải đảm bảo: Câu hỏi bám sát thực
tế, tập trung vào nội dung cơ bản có tính ứng dụng vào thực tiễn, dễ hiểu, phải kích
thích được trí thơng minh, tư duy sáng tạo của học sinh. Tập trung vào câu hỏi nêu vấn
đề, câu hỏi tò mò, phát hiện kiến thức giúp học sinh hình thành được kĩ năng tự học
phù hợp với bộ môn.

Hệ thống câu hỏi: Câu hỏi tái hiện câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở, tìm tịi phát hiện...
Tùy thuộc vào từng bài dạy cụ thể mà giáo viên lựa chọn những câu hỏi phù hợp, có
thể xây dựng hệ thống câu hỏi như sau:
1.Vi khuẩn tiến hành lên men có ý nghĩa gì? Các sản phẩm lên men là gì?
2. Hãy phân biệt các loại mơi trường nuôi cấy vi sinh vật. (Câu hỏi phát hiện)
3. Dựa vào nhu cầu về oxi, vi sinh vật được chia làm mấy loại?
4. Thế nào là vi khuẩn kị khí tùy tiện, kị khí chịu khí, kị khí bắt buộc, hiếu khí, hiếu
khí bắt buộc? có thể lấy ví dụ chứng minh. (Câu hỏi phát hiện)
5. Hãy nêu các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật? (Phát hiện)
6. Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong ni cấy không liên tục được chia làm
mấy pha? (Câu hỏi định hướng)
7. Thế nào là chủng vi sinh vật? Em biết có khoảng bao nhiêu chủng vi sinh vật?(Câu
hỏi khái quát)
8. Hãy so sánh vi sinh vật sinh trưởng trong môi trường tự nhiên với vi sinh vật sinh
trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục (Câu hỏi nêu vấn đề)
9. Nếu biết lợi dụng những hiểu biết về hoạt động của VSV thì người dân có thể sử
dụng để xử lý rác thải nơng nghiệp khơng? Vì sao?(Câu hỏi nêu vấn đề)
10. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV có lợi, hay có hại cho con người,
chúng ta cần làm gì để phát huy mặt có lợi và hạn chế mặt có hại? (Câu hỏi sáng tạo)
11. Em có suy nghĩ gì nếu như chúng ta sử dụng vi sinh vật sản xuất phân bón từ rác
thải nhà bếp để bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta? (Câu hỏi khái quát)
12. Phân hữu cơ có được coi là sản phẩm có giá trị với cuộc sống của chúng ta khơng,
vì sao? (Câu hỏi khái qt)
* Nội dung:
6


+) Khảo sát thực tế:
Tôi tiến hành khảo sát với 6 lớp giảng dạy 10A 3,4,5,6, 9,10 tổng 165 học sinh
Phiếu thăm dò ý kiến gồm 4 câu hỏi đề cập đến nhận thức của các em về hiểu biết

của mình: lượng rác thải trong gia đình và địa phương nơi em sinh sống, lượng phân
hóa học dùng để trồng các lại cây trong gia đình và mức độ ơ nhiễm mơi trường ở gia
đình và địa phương em, cuối cùng là giải pháp chuyển hóa rác thải nhà bếp thành phân
hữu cơ sử dụng cho cây trồng. Sau đó, tôi tổng hợp và thống kê câu trả lời của các em
để có số liệu đánh giá về mức độ nhận thức của các em về vấn đề này.
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1
Nội dung khảo sát
Lượng rác thải từ gia đình
Lượng phân hóa học dùng trong
gia đình
Mức độ ơ nhiễm mơi trường ở
gia đình và địa phương em

Nhiều

Ít

PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2
Nội dung khảo sát
Giải pháp chuyển hóa rác
thải nhà bếp thành phân
hữu cơ

Đồng ý

Không đồng ý

Kết quả khảo sát:
Phiếu khảo sát số 1
Nội dung khảo sát

Số hs
Lượng rác thải từ gia đình 165
Lượng phân hóa học 165
dùng trong gia đình
Mức độ ơ nhiễm mơi 165
trường ở gia đình và địa
phương em

Nhiều
91%
78%

9%
22%( khơng trồng cấy)

96%

4%

Ít

Phiếu khảo sát số 2:
Nội dung khảo sát
Số hs
Giải pháp chuyển hóa rác 165
thải nhà bếp thành phân
hữu cơ
+) Hướng dẫn các em thực hiện:

Đồng ý

90%

Không đồng ý
10%

A. Công tác chuẩn bị:
7


+ Thu gom rác thải hữu cơ
+ Bao tay, dụng cụ trộn, dao kéo để cắt nhỏ rác
+ Thùng nhựa hoặc thùng xốp, thùng sơn
+ Men ủ( chế phẩm EMZEO, EMIC 100g, Trichoderma ) thúc đẩy quá trình tạo
ra phân hữu cơ
+ Đường phên
+ Nước giếng
B. Cách thức thực như sau:
Cách 1: Hướng dẫn các em thực hiện sản phẩm dùng để tưới tại vườn trường.
Cách này có thể thực hiện trong những gia đình các em ở trung tâm thị trấn trồng
rau trên sân thượng.
Bước 1: Thái nhỏ nguyên liệu, hòa đường phên, trộn men

Bước 2: Xay nhỏ nguyên liệu sau đó trộn với men ủ
Mục đích của việc xay nhỏ nguyên liệu giúp vi sinh vật phân giải nhanh các chất
hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản. Thu hoạch nhanh sản phẩm để sử
dụng.

Bước 3: Ủ rác:
Khi hoàn thành xong các bước ta cho vào trong các bình chứa như hình và tiến
hành ủ trong khoảng thời gian từ 15 đến 25 ngày.

Trong khoảng thời gian này các vi sinh vật hoạt động yếm khí( lên men kị khí)
8


Hỗn hợp các vi sinh vật thuộc các chi: Bacillus sp, Saccharomyces sp. (nấm men),
Lactobacillus sp, Actinomyces có khả năng phân giải mạnh cellulose, tinh bột, kitin,
protein, khủ mùi hôi thối, đồng thời sinh ra các hoạt chất có lợi cho môi trường.
Hoạt động của vi sinh vật trong quá trình ủ rác
Các vi sinh vật có mặt trong q trình ủ phân rác bao gồm vi khuẩn, nấm, men,
khuẩn tía v.v... Người ta xác định rằng hầu hết các lồi trong nhóm vi sinh vật nêu
trên đều có khả năng phân giải gần hết các chất hữu cơ thô trong rác thải. Tất nhiên
mỗi một loài vi sinh vật có khả năng tốt nhất để phân huỷ một dạng chất hữu cơ nào
đó.
Phân hủy protein: Protein → Peptide → Amino acid → Hợp chất Amonium →
Sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn, N, NH3.
Phân hủy Carbonhydrat: Carbonhydrat → Đường đơn → Acid hữu cơ → Sản
phẩm chuyển hóa của vi khuẩn, CO2.
Các nhóm vi sinh vật tham gia chuyển hóa vật chất hữu cơ trong q trình ủ phân
gồm các vi khuẩn hiếu khí, xạ khuẩn hiếu khí và các vi nấm hiếu khí. Ngồi ra có một
số loại vi khuẩn yếm khí, kỵ khí tùy tiện.
Các q trình sinh hoá diễn ra trong hỗn hợp ủ chủ yếu do hoạt động của các vi
sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho các hoạt động sống
của chúng. Các loại vi khuẩn và nấm đóng vai trị quan trọng trong q trình phân giải
các hợp chất phức tạp thành những chất đơn giản cây dễ hấp thụ.

Ủ trong thời gian 15 ngày đến 25 ngày

Thời gian này vi sinh vật sẽ hoạt động

Phân hữu cơ tự ủ sẽ có các đặc điểm như sau:

+ Phân hữu cơ sẽ chuyển sang có màu nâu vàng, trên bề mặt có lớp màng trắng
+ Phân khơng có mùi hôi
+ Phần nước sử dụng để tưới, phần bã bón vào gốc cây
Ngồi ra cũng có thể hướng dẫn nhiều cách làm đa dạng, sử dụng thùng xốp:
9


Hình thức này thích hợp với gia đình các em ở khu trung tâm thị trấn, có thể sử
dụng phân bón này để trồng rau trên sân thượng.
Hướng dẫn sử dụng: Pha loãng 300ml phân hữu cơ vi sinh với 10l nước tưới
vào buổi sáng và buổi chiều hàng ngày.
Dự tốn chi phí để thực hiện:
Rác thải
3kg
0 đồng
Đường phên
0,6 kg
15.000đ
Men ủ : Emzeo, Emic 200g
30.000đ
Trên đơn vị diện tích, thời gian
2 luống rau, 2 tháng
Cách 2: (tham khảo) Hướng dẫn các em thực hiện tại gia đình dùng để bón,
gia đình những em ở thơn bản có đất vườn rộng ( sử dụng Trichoderma chế
phẩm sinh học nấm đối kháng)
Bước 1: Cho một lớp đất hoặc mùn dừa vào dưới đáy thùng để làm nền (độ dày
khoảng 5 – 10 cm).
Bước 2: Cắt nhỏ rác nhà bếp đã được phân loại và trộn đều với men ủ phân.
Cho rác đã trộn vào thùng ủ.
Kiểm tra và điều chỉnh độ ẩm cho đến khi bóp nắm rác cảm thấy dính chặt là

được.

Nên cắt nhỏ rác trước khi ủ để tối ưu hiệu quả lên men
10


Bước 3: Phủ một lớp đất hoặc mùn dừa lên trên cùng để hạn chế ruồi nhặng và mùi
hơi. Có thể bổ sung thêm rác bằng cách:
+ Đổ trực tiếp rác mới đã cắt nhỏ vào thùng.
+ Thêm men ủ Trichoderma và trộn đều.
+ Phủ tiếp một lớp đất hoặc mùn dừa mỏng lên.
+ Quy trình thực hiện liên tục mỗi khi bổ sung thêm rác mới vào ủ.

Khi muốn bổ sung rác thải, chúng ta chỉ cần thực hiện như bước 2 và phủ lên
một lớp đất hoặc mùn dừa là được
Bước 4: Đặt thùng ủ ở nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và nơi có
độ ẩm cao.
Đậy kín thùng chứa, đặt ở vị trí thơng thống, có mái che, kê cao để khơng bị
ngập úng nước.
Sau khoảng 20 - 30 ngày, khi rác khơng cịn phát mùi và phân hủy hết, có thể
đem ra bón cho cây trồng.
Hoặc trộn thêm với đất làm giá thể trồng cây trên sân thượng, rau trong vườn…

Đợi phân hủy và sử dụng phân bón cho vườn rau sạch
11


Trong quá trình ủ:
+ Chú ý kiểm tra độ ẩm cho thùng chứa.
+ Dùng tay nắm hỗn hợp rác sao cho nếu thấy nước rủ qua kẽ tay thì thêm rơm

rạ.
+ Nếu nắm lại thấy rác tơi, rời rạc thì thêm nước. Cịn nếu thấy hỗn hợp kết dính
với nhau thì chứng tỏ độ ẩm đạt u cầu.
+ Sau đó, chỉ cần đợi tầm khoảng 30 ngày thì phân đã phân hủy thành phân.
Phân hữu cơ tự ủ sẽ có các đặc điểm như sau:
+ Phân hữu cơ sẽ chuyển sang có màu nâu đất
+ Phân sẽ có mùi của đất
+ Phân hữu cơ vụn ra giống như mùn có nghĩa là phân đã phân hủy hồn tồn và
có thể đem ra sử dụng để bón cho cây trồng.
Lưu ý: Cách 3 – 5 ngày, mở thùng để đảo trộn, kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ 1 lần
để đảm bảo chất lượng của phân ủ
Dự tốn chi phí để thực hiện:
+ Rác thải
1000kg
0 đồng
+ Men ủ ( Trichoderma)
40.000đ
+ Thùng nhựa có thể tận dụng: Thùng, xơ, chậu hỏng hoặc hộp xốp bỏ
Tính mới trong cơng tác giảng dạy học đi đơi với hành:
Từ thực trạng nêu trên, qua tìm tòi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm. Đồng nghiệp có thể xem đó
là tính mới của đề tài: Làm thế nào để dạy một kiến thức đạt hiệu quả trên cơ sở vận
dụng các kĩ thuật, PPDH tích cực và ứng dụng tích cực vào đời sống...học sinh tích
cực tham gia, tìm tịi, nghiên cứu khoa học, vận dụng và giải quyết các vấn đề trong
học tập và thực tế cuộc sống...
Thay vì cho học sinh làm thực hành trên lớp (vì cần thời gian nên sẽ không thấy
ngay được kết quả thực hành), tôi đã giao cho các em làm thực hành ở nhà, có chụp
ảnh và quay video lại để chứng minh quá trình các em làm thực hành nhóm ở nhà.
Sản phẩm thực hành được ứng dụng vào đời sống. Các em cảm thấy rất thích thú khi
được trải nghiệm cùng nhau.

3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Tiến hành so sánh sử dụng phân hóa học với phân hữu cơ được làm từ rác thải
nhà bếp:
- Sử dụng men vi sinh, chế phẩm sinh học để ủ rác hữu cơ, đây chính là quá
trình chế biến chất phế thải hữu cơ từ nhà bếp thành dinh dưỡng sạch cho cây trồng
dễ hấp thụ
- Việc dùng chế phẩm vi sinh sử lý chất phế thải hữu cơ giúp phân giải các chất
thải hữu cơ và khử mùi hơi sinh ra trong q trình ủ phân. Sau khi ủ rác nhà bếp sẽ
biến thành nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây trồng trong vườn. Có rất nhiều loại
chế phẩm sinh học có thể dùng để ủ và cũng có rất nhiều cách ủ rác.
- Sau khi hướng dẫn các em làm thành sản phẩm tôi đã kết hợp với giáo viên dạy
nghề làm vườn thí điểm trên vườn rau của các lớp nghề để kiểm định giải pháp.
Rác thải:
3kg
0 đồng
Đường phên:
0,6 kg
15.000đ
12


Men ủ: Emzeo, Emic 200g
30.000đ
Trên đơn vị diện tích, thời gian
2 luống rau, 2 tháng
Trải qua thời gian ủ 15 đến 25 ngày đưa vào sử dụng.

- Tiến hành so sánh sử dụng phân hóa học với phân hữu cơ được làm từ rác thải
nhà bếp:


Sử dụng phân hóa học

Sử dụng phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp
13


Luống rau được sử dụng bằng phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp xanh tốt hơn lá
mềm hơn so với luống rau được sử dụng phân hóa học.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp
- Học sinh hứng thú trong học tập phần vi sinh vật để vận dụng vào thực tiễn đời
sống như:
+ Làm một số món ăn từ lên men vi sinh vật: như sữa chua, thịt mắm, nem
chua…
+ Ủ thức ăn cho vật nuôi, gia súc để tăng thêm chất dinh dưỡng từ VSV như: ủ
chuối, bã đậu nành…..
+ Làm phân bón cho cây trồng cịn có nhiều cách khác như: ủ rác khô( lá khô)
tăng thêm lượng mùn cho đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng ở dạng rễ hấp
thụ.

Thu gom lá khô trên sân trường

Ủ phân bón từ bã đậu

Ủ lá khơ chuyển hóa thành mùn

Bã đậu ủ đang lên men
14



- Các em chủ yếu là gia đình thuần nơng, hướng cho các em có ý tưởng phát triển
nghề nghiệp trong tương lai, xây dựng quê hương ngay trên chính mảnh đất của mình
4.2. Hiệu quả trong bài khảo sát khi kết thúc bài học:
Tôi đã tiến hành một điều tra nhỏ để khảo sát về mức độ yêu thích của các em sau
khi bài học kết thúc. Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
SL
Thú vị
Bình thường Khơng thích
Năm học
SL

2020– 2021

%

SL

%

SL

%

10A3

45


28

62.22

14

31.11

03

6.67

10A4

44

20

45,5

16

36,4

08

18,2

10A5


45

25

55,6

20

44,4

0

0

10A6

44

22

50

20

44,4

02

4,5


10A9

44

23

52,3

18

41

03

6,8

10A10 44

35

79,54

9

20,46

0

0


Từ kết quả trên tơi nhận thấy: HS khá thích thú với giờ học trải nghiệm thực hành,
tích cực, chủ động và sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt
trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Khơng khí học
tập sơi nổi, nhẹ nhàng, học sinh u thích mơn học hơn.
4.3. Hiệu quả trong việc kiểm tra và đánh giá học sinh:
Đối với phần kiểm tra đánh giá, tôi đã tiến hành làm một bài kiểm tra khảo sát với
6 lớp 10A3,4,5,6,9,10 kết quả cụ thể như sau:
KIỂM TRA 15 PHÚT
Họ và tên HS: ………………………………………………….
Lớp
: ………………………………………………….
Câu 1: Vi sinh vật là gì ?
A.Là virut kí sinh gây bệnh cho sinh vật khác.
B.Là vi khuẩn có kích thước hiển vi sống hoại sinh hoặc kí sinh.
C.Là những cơ thể sống có kích thước hiển vi *
D.Cả a và b.
Câu 2: Làm thế nào để phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của VSV ?
A.Đời sống tự do, kí sinh hoặc hoại sinh.
B.Nguồn cacbon mà chúng sử dụng.
C.Nguồn năng lượng.
D.Cả b và c.*
Câu 3: Hô hấp ở vi sinh vật là gì ?
A.Là chuỗi phản ứng ơxi hố khử diễn ra ở màng tạo thành ATP.
B.Là quá trình trao đổi khí ơxi và CO2 giữa cơ thể và mơi trường.
C.Là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành các chất đơn giản hơn, giải phóng năng
lượng, cung cấp cho các hoạt động sống khác. *
D.Là quá trình phân giải các chất không cần ôxi.
15



Câu 4: Đặc điểm của quá trình tổng hợp các chất ở VSV là:
A. Cần một thời gian dài vì đa số VSV mất thời gian dài để hấp thu nguyên liệu cho sự
tổng hợp các chất.
B. VSV có khả năng tổng hợp các chất là thành phần xây dựng cấu trúc tế bào nhờ
enzim và năng lượng có trong tế bào.
C. Diễn ra với tốc độ nhanh, phương thức đa dạng.
D. B+ C *
Câu 5: Quá trình phân giải các chất ở VSV khác với ở động vật bậc cao như thế
nào?
A. Diễn ra bên ngoài cơ thể nhờ các enzim do vi sinh vật tiết ra.
B. Tốc độ chậm hơn.
C. Hiệu quả năng lượng cao hơn.
D. Phân giải ở VSV gồm 2 giai đoạn: phân giải ngoại bào và phân giải nội bào. *
Câu 6: Tại sao trâu, bị đồng hố được rơm rạ, cỏ giàu chất xơ ?
A. Vì trâu, bị là động vật nhai lại.
B. Vì trong rơm rạ, cỏ có nhiều vi sinh vật phân giải chất xơ.
C. Vì dạ cỏ của trâu, bị có chứa VSV phân giải chất xenlulôzơ, hemixenlulozơ, pecton
ở rơm rạ, cỏ. *
D. Vì dạ cỏ trâu bị có chứa men tiêu hố phân giải chất xenlulơzơ, hemixenlulozơ,
pecton ở rơm rạ, cỏ.
Câu 7: Con người đã sử dụng VSV tạo ra các loại axit amin quý như glutamic,
lizin và prôtêin đơn bào... dựa vào đặc điểm nổi bật nào sau đây của VSV?
A. Có khả năng tổng hợp các loại axit amin và tốc độ sinh sản nhanh. *
B. VSV có khả năng tổng hợp các chất là thành phần xây dựng cấu trúc tế bào nhờ
enzim và năng lượng có trong tế bào.
C. Chỉ có VSV mới có khả năng tạo ra các axit amin đó.
D. VSV khơng gây bệnh cho con người.
Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Sữa chua tự làm có thành phần dinh dưỡng giống với sữa chua đóng hộp bán sẵn
trên thị trường.

B. Sữa chua tự làm khơng có lợi cho sức khỏe của con người.
C. Cơ sở sinh học của việc sản xuất sữa chua là quá trình lên men etylic.
D. Cơ sở sinh học của việc sản xuất sữa chua là quá trình lên men lactic. *
Câu 9: Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất:
A. Việc xử lý rác thải nông nghiệp ở phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của địa phương,
cần phải có kinh phí lớn thì mới có thể xử lý được rác thải nơng nghiệp được.
B. Nếu biết lợi dụng những hiểu biết về hoạt động của VSV thì người dân có thể xử lý
rác thải nơng nghiệp với chi phí thấp. *
C. Chỉ có nơng dân mới có trách nhiệm xử lý rác thải nơng nghiệp.
D. Tốt nhất là nên hạn chế xả rác để tiết kiệm chi phí xử lý rác thải nơng nghiệp.
Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV vô hại đối với con người.
B. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV hầu hết gây hại cho con người,
chúng ta nên tìm cách loại bỏ VSV.
16


C. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV vừa có lợi, vừa có hại cho con
người, chúng ta cần biết cách phát huy mặt có lợi và hạn chế mặt có hại. *
D. Con người có thể kiểm soát được sự tồn tại của VSV bằng chất diệt khuẩn và thuốc
kháng sinh.
Năm học

2020 – 2021

Lớp

SL

Giỏi

SL

%

Khá
SL

%

Yếu

Tb
SL

%

SL

%

10A3

45 9

20

9

20


22

49

5

10

10A4

44 8

18,2

10

22,7

22

50

4

9

10A5

45 12


27,3

10

22,2

22

49

0

0

10A6

44 7

16

9

20,5

23

52,2

5


11,4

10A9

44 7

16

10

22,7

23

52,2

4

9

22.72 13

29,5

21

47,7

0


0

10A10 44 10

Như vậy, có thể nhận thấy đưa nội dung kiến thức vào thực hành có hiệu quả rõ
rệt.
Tơi nghĩ rằng những giờ học với kiến thức phong phú và phương pháp dạy học
tích cực, đặc biệt là dạy học kết hợp với thực tiễn sẽ giúp các em say mê hứng thú hơn
với môn học không mông lung kiến thức với cách dạy chay…..
4.3. Đánh giá số liệu.
Dựa vào số liệu điều tra cụ thể như trên, tôi nhận thấy việc hướng dẫn các em vận
dụng kiến thức được học vào thực tiễn đã thực sự thu hút được sự quan tâm của học
sinh. Điều đó chứng tỏ tính ưu việt của phương pháp này so với cách thức dạy lý thuyết
không và thực hành trong phịng thí nghiệm quen thuộc.
Hơn nữa, sử dụng phương pháp này chúng ta cịn kích thích được trí tò mò, tinh
thần chủ động của học sinh với nội dung bài học. Tỉ lệ học sinh u thích mơn học đã
tăng lên, hứng thú hơn khi tìm hiểu lợi ích của vi sinh vật, đặc biệt là được vận dụng
ngay trong đời sống và góp phần bảo vệ mơi trường sống xung quanh.
Qua bài khảo sát chất lượng học sinh sau khi đã áp dụng đề tài, kết quả thu được
rất khả quan.
Những đánh giá số liệu ấy cho phép chúng ta tin tưởng vào tính khả dụng của
phương pháp này đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ‘ học đi đôi với hành’
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Trình độ chun mơn: Đại học ngành Công nghệ sinh học; học sinh lớp 10 của
các trường THPT.
Cơ sở vật chất: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, tranh ảnh, phiếu khảo sát...
- Đối với học sinh: Các em tham dự trải nghiệm đầy đủ với tinh thần tích cực giao
lưu học hỏi và rất hứng thú.
+ Đa số các em đều nhận biết hoạt động của vi sinh vật trong quá trình phân giải
và tổng hợp chất hữu cơ. Từ đó các em có ý thức hơn trong việc thực hành bảo vệ môi

17


trường để hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngay trong chính gia đình mình góp
phần vào việc bảo vệ môi trường chung ở địa phương nơi em sinh sống và cho toàn xã
hội.
+ Từ những hiểu biết của bản thân về thực trạng về vấn đề ô nhiễm mơi trường
hiện nay, các em nhận thấy mình là lực lượng tuyên truyền về tầm quan trọng của việc
tham gia tích cực về việc bảo vệ mơi trường trong gia đình và cộng đồng.
+ Có thái độ cương quyết với việc hạn chế sử dụng phân bón hóa học, để cùng
nhau bảo vệ môi trường.
- Đối với giáo viên:
Việc thực hiện sáng kiến này giúp tôi thấy được đây là việc làm đúng đắn và có ý
nghĩa thực tiễn; cần thiết tổ chức những tiết học ngoại khóa tham quan trải nghiệm thực
tế.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Khơng có
7. Tài liệu gửi kèm: Khơng

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt - “SGK Sinh học 10” NXB Giáo dục 2006.
2. Nguyễn Thành Đạt, Tổng Chủ biên – Phạm Văn Lập, Chủ biên – Phạm Văn Ty – “
SGK Sinh học 10” Nhà xuất bản Giáo dục – Tháng 6/2006
3. Ngô Văn Hưng – “Bài tập chọn lọc Sinh học 10 cơ bản và nâng cao” Nhà xuất bản
Giáo dục – năm 2006
4. Ngô Văn Hưng(Chủ biên) - Lê Hồng Diệp – Nguyễn Thị Hồng Liên- “Dạy học theo
chuẩn KTKN môn Sinh học 10” – NXB Bộ GD & ĐT 2009.
5. Phạm Văn Ty (Chủ biên) – Bùi Việt Hà – “ Bồi dưỡng HSG phần VSV học” - Nhà

xuất bản giáo dục Việt Nam 2017
6. Khắc Điệp – “Lục Yên(Yên Bái): Rác thải đang hủy hoại môi trường” – Báo Dân
tộc và đời sống 16/7/2018.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. GV. Giáo viên
2. HS: Học sinh
3. SL: Số lượng
4. SGK: Sách giáo khoa
5. THPT: Trung học phổ thông
6. VSV: Vi sinh vật

19


III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền
Lục yên , ngày 10 tháng 1 năm 2022
Người viết báo cáo

Nguyễn Thị Hồng Thơm
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
20



×