Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Khơi nguồn hứng thú học tập môn hoá học cho học sinh thpt thông qua hoạt động khởi động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 37 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI
TRƢỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ
–––––––––––––––––––––––––––––

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Hóa học
Đề tài:

KHƠI NGUỒN HỨNG THÚ HỌC TẬP MƠN HĨA
HỌC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Tác giả: Phạm Thị Hồng Nhung
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trƣờng THPT Hồng Văn Thụ

n Bái, tháng 01 năm 2022
1


BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: KHƠI NGUỒN HỨNG THÚ HỌC TẬP MƠN HĨA
HỌC CHO HỌC SINH THPT THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hóa học
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Giảng dạy mơn Hóa học trong trường
THPT
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2020-2021 đến nay
5. Tác giả:
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hồng Nhung


Năm sinh: 1990
Nơi công tác: Trường THPT Hồng Văn Thụ
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Hoàng Văn Thụ - Lục Yên - Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Hoàng Văn thụ - Lục Yên - Yên Bái
Điện thoại: 0974.836.850
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng sáng kiến đã biết
Dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển, sự bùng nổ về công
nghệ thông tin làm cho khối lượng tri thức của nhân loại được tích lũy quá lớn, nhân
lên từng ngày, cùng với đó là sự lão hóa thơng tin theo thời gian, trong khi thời gian
học tập của con người có giới hạn. Do vậy người học cần có khả năng giải quyết vấn
đề và thích ứng với sự thay đổi không lường trước được trong tương lai, do đó mơ
hình dạy học truyền thống có thể trở thành lực cản của sự tiến bộ trong xã hội. Những
năm gần đây, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan
tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc
học. Để làm được điều đó nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương
pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học tích cực, dạy học sinh
2


cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Trong
phương pháp dạy học tích cực học sinh giải quyết được các vấn đề cụ thể trong những
bối cảnh thật, tình huống mới, thực tiễn. Như nhà chính trị gia lỗi lạc của Hoa Kì
Benjamin Franklin đã từng nói: “Nói cho tơi và tơi sẽ quên, dạy cho tôi và tôi sẽ nhớ,
cho tôi làm và tơi sẽ học”, chính vì lí do đó, sự thay đổi phương pháp dạy học là cần
thiết trong bối cảnh hiện nay, trong phương pháp dạy học mới đó học sinh ln được
cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Một trong những hoạt

động của tiến trình dạy học đó chính là hoạt động khởi động.
Khởi động là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học của một bài nên có
vai trị rất lớn giúp tiết dạy thành cơng. Mục đích nhằm tạo ra khơng khí vui vẻ trong
lớp và tạo ra các tình huống có vấn đề giúp học sinh thấy hứng thú tiếp cận với nội
dung bài học.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động
khởi động có ảnh hưởng lớn đến tồn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc
chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; Do đó năm
học 2020 – 2021 tôi nghiên cứu và đưa ra đề tài “Khơi nguồn hứng thú học tập mơn
Hóa học cho học sinh THPT thông qua hoạt động khởi động” nhằm nâng cao hiệu
quả đổi mới trong dạy học Hóa học theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của
học sinh. Với ý nghĩa đó, trong những năm học gần đây bản thân tơi ln quan tâm,
tìm tịi đổi mới để tìm ra cách khởi động bài học hấp dẫn, đúng yêu cầu và đem lại
hiệu quả cho từng tiết dạy.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Thơng qua hoạt động khởi động giáo viên đã đưa các em đến với mỗi tiết
học một cách nhẹ nhàng, hào hứng nhất để các em khám phá dần dần kiến thức
dưới nhiều khía cạnh, góc độ từ đó cho các em thêm tình u với bộ mơn Hóa
học.
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy
động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội
dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tị mò,
sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động
thường được tổ chức thơng qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích
thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi,
giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ.
Thông qua việc sử dụng và nhân rộng giải pháp để hỗ trợ đồng nghiệp
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, khơi dậy sự hứng thú học tập cho học
sinh.

3


Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học hóa học.
Thơng qua q trình thực tế áp dụng, cùng những đóng góp của đồng
nghiệp nhằm củng cố, nâng cao kiến thức cho bản thân.
Bản thân tôi và các đồng nghiệp có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu và vận
dụng các ý tưởng đó vào cơng tác giảng dạy sau này.
2.2. Nội dung giải pháp
* Cách thức thực hiện
Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu
dẫn nhập nên không mất nhiều thời gian. Với phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh, khởi động cần tổ chức thành hoạt động để
học sinh trực tiếp tham gia nên giáo viên cần thiết kế sao cho hoạt động này vừa
đảm bảo về mục tiêu của bài học, đảm bảo về thời gian, và hơn nữa là cần sinh
động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú tham gia của các học sinh trong lớp.
Hoạt động khởi động là bước “ thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực
hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn
cho học sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được
hứng thú cho học sinh để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả
lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. Câu hỏi/tình huống đưa
ra ở phần này cũng cần có tính hấp dẫn, có thể là các câu hỏi mà các em cần huy
động các kiến thức đã biết để trả lời, cũng có thể là các tình huống “lạ”, mới mẻ
mà các em chưa thể giải thích được, hoặc là những tình huống gần gũi với cuộc
sống hàng ngày, các em muốn biết tại sao lại như vậy, có những tình huống như
vậy mới kích thích được trí tị mị và nhu cầu học tập một cách chủ động và tích
cực của các em.
* Các bƣớc thực hiện
Tổ chức các hoạt động khởi động dưới dạng các thí nghiệm, các video,
các thơng tin hữu ích hay dạng trị chơi trong giờ học hóa học khơng những

nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà cịn tạo khơng khí học tập sơi nổi, các
em sẽ thấy thoải mái nhưng vẫn tiếp thu bài học có hiệu quả, mặt khác, qua các
hoạt động này sẽ giúp các em ghi nhớ tốt, kiểm tra, ứng dụng những kiến thức
hóa học và có hứng thú đối với các giờ học.
Tuỳ theo từng kiểu bài mà giáo viên đưa ra các loại trị chơi, các thí
nghiệm vui, phim khoa học sao cho phù hợp. Có rất nhiều cách để thiết kế hoạt
động khởi động như: Thí nghiệm vui hóa học, các video, bài báo có tính thời sự,

4


hoặc các tình huống có vấn đề, hoặc các trị chơi như: mảnh ghép bí mật, nhìn
nhanh nhớ giỏi, ơ chữ may mắn, nhanh như chớp nhí…
Tuy nhiên để hoạt động khởi động đạt hiệu quả, giáo viên phải xây dựng
các trị chơi, các thí nghiệm vui, các hiện tượng tự nhiên, mảnh ghép đảm bảo
đúng mục tiêu kiến thức trọng tâm bài học. Các câu hỏi cho mỗi trò chơi, mỗi
mảnh ghép, mỗi đoạn phim đều tập trung vào các đơn vị kiến thức hóa học cần
ghi nhớ. Tùy từng bài dạy mà giáo viên cần bám sát vào vào mục tiêu, nội dung
của bài học để sáng tạo ra các cách tổ chức để vừa huy động những kiến thức đã
có của học sinh, vừa kích thích trí tị mị của các em để từ đó các em thấy hứng
thú với nội dung bài học. Tuỳ theo từng bài dạy giáo viên cần linh hoạt để tiết
học sao đạt hiệu quả cao nhất.
Để hoạt động khởi động thành cơng, địi hỏi giáo viên ln tìm tịi sáng tạo,
chuẩn bị công phu. Các vấn đề được đưa ra không đơn giản q nhưng cũng
khơng khó hiểu, cần thiết thực, gần gũi với cuộc sống, gây tính tị mị và cũng
cần tránh sự trùng lặp gây phản cảm, không tạo được hứng thú cho học trò. Tùy
từng bài học mà giáo viên lựa chọn các hình thức phù hợp.
Để đạt được điều đó giáo viên cần thực hiện các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu kế hoạch bài dạy về phát triển năng lực, phẩm
chất cho học sinh.

Bước 2: Xác định chuỗi hoạt động của kế hoạch bài dạy và mục tiêu của
từng hoạt động
Bước 3: Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể. Trong đó đối với hoạt
động khởi động cần chọn hình thức khởi động (trị chơi, thí nghiệm, video…)
sao cho vừa phù hợp với mục tiêu của kế hoạch bài dạy, vừa hợp lý về nội dung,
thời gian để từ đó kích thích được hứng thú học tập của học sinh.
Bước 4: Hoàn thiện kế hoạch bài dạy.
* Các điều kiện để thực hiện
Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian,
cơ sở vật chất (máy chiếu, bảng tương tác, dụng cụ hóa chất thực hành…) để
giáo viên có thể thiết kế và tổ chức được nhiều hoạt động cho học sinh tham gia,
đồng thời tạo nhiều cơ hội để giáo viên được được giao lưu, trao đổi chuyên
môn, cập nhật các phương pháp dạy học tích cực với đồng nghiệp trong và ngồi
trường.
Giáo viên phải có trình độ chun mơn vững vàng , ln có ý thức tự học,
tự bồi dưỡng để trau dồi chuyên môn cũng như nắm bắt kịp thời những đổi mới
trong dạy học.
5


2.3. Tính mới, sự khác biệt của biện pháp
Căn cứ vào lộ trình thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, căn
cứ vào các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất,
năng lực của học sinh bản thân tôi thấy việc xây dựng các hoạt động dạy học nói
chung cần phải đổi mới, trong đó hoạt động khởi động có vai trị kích thích hứng
thú học tập của học sinh. Hoạt động khởi động có tác động rất lớn đến việc tiếp
thu kiến thức của học sinh trong giờ học, nó khơng chỉ tạo hứng thú mà cịn
giảm nhẹ áp lực của mơn học. Đặc biệt với các hoạt động khởi động hấp dẫn cịn
mang lại cho các em sự thích thú, sự sáng tạo tìm tịi học hỏi để tự trau dồi cho
mình những kiến thức hữu ích. Để từ đó các em có tình u đối với mơn học, có

kỹ năng sáng tạo những sản phẩm khoa học của chính các em cũng như sẽ phát
huy được nhiều thế mạnh cá nhân hay tinh thần làm việc tập thể.
Hiện nay trên thị trường sách cũng như trên các trang mạng internet đã có
một số tài liệu nhưng viết rất chung chung về hoạt động khởi động và lại chưa
chỉ ra các phương thức cụ thể cũng như cách đưa hoạt động khởi động vào bài
học làm sao cho hiệu quả, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của học sinh. Đặc biệt
với mơn Hóa học, thì chưa có tài liệu nào viết riêng về cách khởi động của từng
bài học cụ thể, có chăng chỉ là lồng ghép vào một vài giáo án lẻ tẻ và chưa có hệ
thống. Xuất phát từ lí do đó, sáng kiến “Khơi nguồn hứng thú học tập mơn Hóa
học cho học sinh THPT thơng qua hoạt động khởi động” là nguồn tài liệu giúp các
thầy cơ giáo giảng dạy mơn Hóa có thể áp dụng vào các tiết học của mình để tạo hứng
thú học tập cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học. Không chỉ vậy, các thầy
cô bộ môn khác cũng có thể dựa vào ý tưởng và các phương thức xây dựng hoạt động
khởi động viết trong sáng kiến để thiết kế thành hoạt động khởi động cho mơn học của
mình trở nên sinh động, hấp dẫn.
Mơ tả chi tiết bản chất của sáng kiến.
Bản chất của sáng kiến là xây dựng hoạt động khởi động của một số bài
học theo các hướng tiếp cận khác nhau giúp học sinh hứng thú với nội dung bài
học, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy bộ mơn Hóa học ở trường phổ thơng
cũng như góp phần phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Trong sáng kiến này, tôi đã xây dựng hoạt động khởi động dưới 3 hình
thức:
 Khởi động dựa vào tình huống có vấn đề
 Khởi động dựa theo cách đặt vấn đề
 Khởi động trên hình thức tổ chức trị chơi
6


Dưới đây tôi xin minh họa nội dung sáng kiến áp dụng cho các vấn đề đã
trình bày ở trên.

A. Thiết kế hoạt động khởi động dựa vào tính huống có vấn đề
Tình huống có vấn đề: Là những tình huống mà nghe ban đầu tưởng như vơ lí
với những thứ đã cơng nhận, nếu dùng lí thuyết đã biết để giải thích thì bế tắc, phải
dùng lí thuyết khác mới giải quyết được, và để giải quyết được tình huống chính là trả
lời câu hỏi tại sao? Vì sao?
Trong dạy học Hóa học, tình huống có vấn đề trong hoạt động khởi động tơi đã
chia thành 2 nhóm chính:
 Tình huống có vấn đề xuất phát từ những thí nghiệm trực quan.
 Tình huống có vấn đề xuất phát từ những tình huống thực tiễn.
1, Tình huống có vấn đề xuất phát từ những thí nghiệm trực quan.
Thí nghiệm 1: Nước có thể dập lửa, liệu nước có tạo ra lửa được hay khơng?
 Vị trí áp dụng: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm - Hóa
học 12
 Chuẩn bị:
 1 chậu thủy tinh đựng nước
 1 chiếc thuyền nhỏ gấp bằng giấy
 1 mẩu kim loại Na
 Thao tác tiến hành:
Trước khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên đặt câu hỏi: Nước có thể dập lửa, liệu
nước có tạo ra lửa được hay khơng chúng ta cùng quan sát thí nghiệm sau:
Cắt 1 mẩu nhỏ kim loại Na, lau sạch dầu rồi cho vào chiếc thuyền giấy, sau đó
thả chiếc thuyền vào chậu nước thủy tinh.
Yêu cầu học sinh: Nêu hiện tượng quan sát được và dự đốn các hóa chất đã sử
dụng trong thí nghiệm trên?
GV ghi nhận các ý kiến của HS, cho biết các hóa chất đã sử dụng và giới
thiệu bài học: “Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”
Thí nghiệm 2: Khơng có lửa làm sao có khói?


Vị trí áp dụng: Amoniac và muối amoni – Hóa học 11




Chuẩn bị:


2 đũa thủy tinh mà đầu đũa có quấn sẵn 1 miếng bơng



Dung dịch HCl đặc, NH3 đậm đặc
7




Thao tác tiến hành:

Trước khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên nêu vấn đề: Các cụ thường có câu:
“khơng có lửa làm sao có khói”. Vậy trong hóa học điều này có đúng khơng mời các
bạn xem thí nghiệm sau:
Lấy hai đũa thủy tinh ở đầu có quấn một ít bông. Nhúng một đũa vào dung dịch
axit nitric (hoặc axit clohiđric) đậm đặc và nhúng đũa thứ hai vào dung dịch amoniac
25%. Đưa hai đầu đũa lại gần nhau.
Yêu cầu học sinh: Nêu hiện tượng quan sát được và dự đốn các hóa chất đã sử
dụng trong thí nghiệm trên?
GV ghi nhận các ý kiến của HS, cho biết các hóa chất đã sử dụng và giới
thiệu bài học: “Amoniac – muối amoni”
Thí nghiệm 3: Nước đá có thể cháy?



Vị trí áp dụng: Ankin – Hóa 11



Chuẩn bị: Đá viên, CaC2, 1 ống bơ, diêm.

 Thao tác tiến hành: Lấy vài mẩu CaC2 đặt sẵn vào trong 1 ống bơ khô, rồi
thả một nắm nước đá bỏ vào ống bơ đó sau đó bật diêm đốt trên mặt ống bơ.
Giáo viên yêu cầu HS xem và trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao nước đá có thể cháy?
+ Em hãy dự đốn các hóa chất đã sử dụng trong thí nghiệm trên?
GV ghi nhận các ý kiến của HS, cho biết các hóa chất đã sử dụng và giới
thiệu bài học: “Akin”
Thí nghiệm 4: Trứng chui vào lọ
 Vị trí áp dụng: Bài amoniac, Hóa 11
 Dụng cụ và hóa chất:
Bình cầu cổ dài (250 ml) thu đầy khí NH3 (2 bình); cốc thủy tinh 100 ml (1
cái); nước cất; dung dịch phenolphthalein; trứng luộc (2 quả).
 Thao tác tiến hành:
Bóc 2 quả trứng đã luộc sẵn (có kích thước bằng nhau) rồi lần lượt nhúng hai
quả trứng vào dung dịch phenol phtalein, sau đó để 2 quả trứng lên miệng của
bình 1 chứa đầy khí NH3 đã điều chế sẵn và bình 2 khơng chứa gì.
Giáo viên u cầu HS xem và trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao quả trứng tự chui được vào bình?
8


+ Khí trong bình cầu và nước nhúng quả trứng là chất gì?
+ Vì sao quả trứng lại đổi thành màu hồng?

GV ghi nhận các ý kiến của HS, cho biết khí trong lọ có tên là amoniac và
giới thiệu bài học: “Amoniac- muối amoni”
2, Tình huống có vấn đề xuất phát từ những tình huống thực tiễn
Có thể hiểu, tình huống thực tiễn trong dạy học là những tình huống do
giáo viên (GV) lựa chọn từ những hoạt động, trải nghiệm của con người thông
qua lao động sản xuất và cuộc sống, tùy vào mục đích của bài học mà giáo viên
chọn lọc, thiết kế phù hợp nhằm hình thành phát triển năng lực, phẩm chất cho
HS.
Để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần lựa chọn những tình
huống thực tiễn gần gũi với học sinh, có thể là những hiện tượng thường thấy
trong sinh hoạt hàng ngày, hoặc những thông tin “hot” đang gây sự chú ý của dư
luận.
Để đưa các tình huống thực tiễn vào trong các tiết học một cách sinh động,
hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi đã thiết kế các tình huống thực
tiễn dưới nhiều hình thức khác nhau như: dạng báo ảnh, dạng video, thơ ca, âm
nhạc…
Sau đây là một vài ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Ngộ độc khí CO
(Video xem tại đây: Ngộ độc khí CO)
 Vị trí áp dụng: Cacbon – Hóa học 11
 Tổ chức thực hiện
Giáo viên cho HS xem video một đoạn phóng sự về ngộ độc khí CO và trả
lời 2 câu hỏi:
+ Vấn đề thời sự trong phóng sự là gì?
+ Ngun nhân gây ra vấn đề đó?
GV thuyết trình: Từ lâu, việc đốt than củi, than hoa hay than tổ ong để sưởi
ấm đã trở thành một thói quen phổ biến ở vùng nơng thơn. Nhiều gia đình có
phụ nữ sau sinh, người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ thường đốt than trong phòng ngủ,
phòng tắm để sưởi ấm vào mùa lạnh. Theo nhiều người, ngoài việc làm ấm cơ
thể, sưởi bằng than còn giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, đây là thói quen nguy

hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe,
tính mạng con người. Vậy để có hiểu biết thêm về vấn đề này, chúng ta cùng tìm
hiểu bài ngày hơm nay: “Cacbon”
9


Ví dụ 2: Ngộ độc rượu
(Video xem tại đây: Nam thanh niên tử vong do ngộ độc rượu)
 Vị trí áp dụng: Ancol– Hóa học 11
 Tổ chức thực hiện
Giáo viên cho HS xem video một đoạn phóng sự về tác hại của rượu và trả
lời 2 câu hỏi:
+ Vấn đề thời sự trong phóng sự là gì?
+ Ngun nhân gây ra vấn đề đó?
GV thuyết trình: Tai nạn giao thơng gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho gia
đình và xã hội. Để có một xã hội lành mạnh thì khi tham gia giao thơng cần chấp
hành đúng luật. Vậy để tìm hiểu tại sao rượu là 1 trong những tác nhân chính
gây ra các vụ tai nạn giao thơng chúng ta cùng vào bài học ngày hơm nay:
“Ancol”
Ví dụ 3: Tác hại của bóng cười
(Video xem tại đây: Tác hại của bóng cười)
 Vị trí áp dụng: Axit nitric và muối nitrat – Hóa học 11
 Tổ chức thực hiện:
Giáo viên cho HS xem video một đoạn phóng sự tác hại của bóng cười và trả
lời 2 câu hỏi:
+ Vấn đề thời sự trong phóng sự là gì?
+ Cho biết cơng thức, tên gọi của khí cười?
Giáo viên thuyết trình: Khí cười hay cịn gọi là khí N2O (nitrogen monoxide)
là một loại khí có vị ngọt, khơng màu. Khi hít phải khí cười sẽ gây ức chế thần
kinh, khiến cho cơ thể phản ứng chậm lại, người dùng hít khí này sẽ có cảm giác

hưng phấn và sảng khối. Trong y học, khí N2O có thể được sử dụng giúp điều
trị giảm đau, có chức năng như một thuốc an thần nhẹ, nên khí N2O thường
được sử dụng khi thực hiện các thủ thuật y tế như nha khoa, sản khoa giúp người
bệnh giảm lo lắng và thư giãn. Tuy nhiên nếu lạm dụng khí cười sẽ gây ra các
hậu quả nghiêm trọng như cơ thể bị co giật, mất kiểm sốt, trầm cảm, bất tỉnh…
Khí cười cũng có thể gây ảo giác, có dấu hiệu tượng tự như ma túy tổng hợp và
cũng gây nghiện.
Vậy khí cười được sinh ra từ những phản ứng nào ta cùng tìm hiểu bài hơm nay
“Axit nitric và muối nitrat”
10


Ví dụ 4: Thủ phạm gây nổ mỏ than
 Vị trí áp dụng: Bài: Ankan – Hóa học 11
 Tổ chức thực hiện:
Giáo viên trình chiếu các bài báo về các vụ nổ mỏ than gần đây và đưa ra
dẫn chứng:
Theo báo công an nhân dân ra ngày 26/11/2021: Vụ nổ mỏ than tại
Listvyazhnaya, vùng Kemerovo, tây nam Siberia, xảy ra ngày 25/11/2021, khiến
nhiều người thương vong. Giới chức địa phương xác nhận 52 người thiệt mạng.
Cũng theo báo đời sống ra ngày 24/8/2021: Vụ nổ mỏ than tại Colombia
khiến ít nhất 8 thợ mỏ đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Vậy để tìm hiểu rõ hơn trong mỏ than có khí gì mà khi nổ lại gây ra rất
nhiều thương vong như vậy? Để tránh được những tai nạn thương tâm như vậy
chúng ta cần lưu ý gì, chúng ta cùng nghiên cứu bài: “Ankan”
B. Thiết kế hoạt động khởi động theo cách đặt vấn đề.
1, Dựa vào thí nghiệm trực quan
Ví dụ 1: Thuốc rửa rau đổi màu kì lạ
 Vị trí áp dụng: Phản ứng oxi hóa – khử (tiết 2) – Hóa 10

11


 Chuẩn bị:
 3 cốc nhựa 150ml
 1 chai nước oxi già 60ml
 1 gói bột thuốc tím rửa rau 1g
 10 ml giấm ăn
 10 ml nước vôi trong
 Cách tiến hành:
Chuẩn bị 3 cốc, mỗi cốc chứa 90ml dung dịch nước rửa rau (KMnO4)
Cho 1 ít giấm ăn (CH3COOH) vào cốc số 1, nước lọc vào cốc 2, nước vôi trong
(Ca(OH)2) vào cốc số 3.
Lần lượt cho vào mỗi cốc 20ml dung dịch nước oxi già (H2O2) rửa vết thương
Sau khi làm xong thí nghiệm giáo viên đặt câu hỏi:
+ Em hãy cho biết thành phần của nước oxi già, giấm ăn, bột thuốc tím rửa rau?
+ Hãy nêu hiện tượng quan sát được, dự đoán sản phẩm của mỗi phản ứng?
Qua thí nghiệm trên, nhận xét về sản phẩm phản ứng oxi hóa khử của KMnO4
trong các mơi trường khác nhau? Từ đó giáo viên dẫn vào bài “Phản ứng oxi hóa –
khử”
Ví dụ 2: Chất chỉ thị màu
 Vị trí áp dụng: Sự điện li của nước – pH – Chất chỉ thị axit - bazơ - Hóa 11
 Chuẩn bị:
 Học sinh chuẩn bị: Nước ép bắp cải tím, nước chanh, nước xà phịng.
 Cốc 250 ml (4 chiếc), nước cất.
 Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị 3 cốc, mỗi cốc chứa 100ml lần lượt các dung dịch: nước chanh,
nước cất, nước xà phịng.
+ Rót dung dịch nước cải tím vào từng cốc trên.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi: Cho biết môi

trường của dung dịch nước chanh, nước cất, nước xà phòng? Nhận xét về sự thay đổi
màu sắc của dung dịch nước ép bắp cải tím trong các trường hợp trên.
Giáo viên ghi nhận các ý kiến của học sinh, giới thiệu về chất chỉ thị màu và giới
thiệu bài học: “Sự điện li của nước – pH – Chất chỉ thị axit bazơ”
12


Với bài này, ngồi cách sử dụng thí nghiệm trực quan thì giáo viên cũng có thể
sử dụng thí nghiệm mô phỏng như sau:
 Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị thí nghiệm mơ phỏng về độ pH của các dung
dịch thường gặp.
Link tại đây: /> Cách tiến hành: Giáo viên giới thiệu về cách sử dụng phần mềm thí nghiệm
mơ phỏng thang đo pH, gọi một vài học sinh lên đo pH của các dung dịch thường gặp
sau đó giới thiệu vào bài “Sự điện li của nước – pH – Chất chỉ thị acid bazơ”

Ví dụ 3: Tính chất của dung dịch H2SO4


Vị trí áp dụng: Axit sunfuric – Muối sunfat - Hóa 10



Chuẩn bị:
 2 quả bóng bay

 Đường ăn

 Zn viên

 Dung dịch H2SO4 đặc, loãng

13




Cách tiến hành:

Thí nghiệm 1: Cho vài viên Zn vào quả bóng bay mới, chưa bơm. Sau đó đưa
miệng quả bóng bay bịt kín vào miệng ống nghiệm chứa dung dịch X lỗng.
Thí nghiệm 2: Dùng đũa thủy tinh chấm vào cốc đựng dung dịch X lỗng, sau đó
viết chữ lên tờ giấy trắng A4, rồi sau đó hơ tờ giấy lên gần ngọn lửa đèn cồn.
Thí nghiệm 3: Chuẩn bị 1 thìa đường cho vào 1 chiếc cốc sạch. Nhỏ vào cốc vài
giọt dung dịch X (đậm đặc)
Yêu cầu học sinh: Nêu hiện tượng ở mỗi thí nghiệm. Dự đốn chất X và giải
thích ngắn gọn các hiện tượng quan sát được.
Giáo viên ghi nhận các ý kiến của học sinh, cho biết chất X là dung dịch sulfuric
acid và giới thiệu vào bài học.
Ví dụ 4: Vũ điệu Na
 Vị trí áp dụng: Bài: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại
kiềm - Hóa 12


Chuẩn bị:
 Kim loại Na
 Dầu hỏa
 Dung dịch phenolphtalein
 Cốc 250ml

 Cách tiến hành:
Giáo viên tiến hành thí nghiệm:

Ðổ 30ml nước cùng vài giọt phenolphtalein vào một cốc dung tích 250ml
và rót 50ml dầu hỏa lên trên mặt nước. Lấy một miếng Na cạo sạch nhỏ bằng hạt
đậu đặt cẩn thận lên lớp dầu hỏa.
Yêu cầu học sinh: Nêu hiện tượng và cho biết tại sao miếng kim loại Na lại
nổi lên rồi lại chìm xuống như vậy?
Giáo viên ghi nhận các ý kiến của học sinh và giới thiệu bài học.
14


2, Dựa trên tình huống thực tiễn thiết kế dƣới dạng video, phim ảnh, truyện
tranh, âm nhạc, thơ ca…
Ví dụ 1: Video giới thiệu về các vật liệu polime
(Video xem tại đây: Video giới thiệu về các vật liệu polime)
 Vị trí áp dụng: Bài : Vật liệu polime – Hóa học 12
 Tổ chức thực hiện:
Giáo viên cho học sinh xem video tự thiết kế về vật liệu polime. Yêu cầu học
sinh: Em kể tên các vật dụng được làm từ vật liệu polime mà em biết? Đặc điểm
chung của các vật liệu này là gì?
Giáo viên cho biết những ứng dụng rộng dãi của polime và dẫn vào bài học: “Vật
liệu polime”
Ví dụ 2: Bài hát Ghencovy
(Video xem tại đây: Bài hát Ghencovy)


Vị trí áp dụng: Ancol – Hóa học 11

 Tổ chức thực hiện: Giáo viên cho học sinh xem video bài hát Ghencovy.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Em hãy cho biết thông điệp 5K của bộ y tế trong việc phòng chống dịch bệnh
Covid-19?

+ Trong 5 biện pháp đó, thì có 1 biện pháp là rửa tay khử khuẩn (giáo viên giơ lọ
nước rửa tay khơ cho các em xem), em có biết thành phần chính trong nước rửa tay
khơ là gì khơng?
Giáo viên cho biết thành phần chính của nước rửa tay khơ là ethanol (ancol
etylic) và giới thiệu bài “Ancol”
Ví dụ 3: Bài hát chiếc bụng đói
(Video xem tại đây: bài hát chiếc bụng đói)


Vị trí áp dụng: Bài : Lipit– Hóa học 12

 Tổ chức thực hiện: Giáo viên cho học sinh xem video bài hát “chiếc bụng
đói”. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Thường các bạn gái rất sợ béo, cho biết những thực phẩm nào chứa hàm lượng
chất béo cao?
+ Để tránh hiện tượng thừa cân béo phì thì cần làm gì?
Giáo viên giới thiệu về các thực phẩm giàu chất béo như: mỡ lợn, gà, bò… các
loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu dừa… và giới thiệu bài “Lipit”
15


Ví dụ 4: Truyện tranh Oxi – Ozon


Vị trí áp dụng: Bài : Oxi - Ozon – Hóa học 10

 Tổ chức thực hiện: Giáo viên chiếu truyện tranh tự thiết kế về Oxi –
Ozon, gọi 2 học sinh lên đóng vai, 1 bạn đóng vai Oxi, 1 bạn đóng vai Ozon.

16



Ví dụ 5: Bài thơ về cách tính số oxi hóa


Vị trí áp dụng: Bài : Phản ứng oxi hóa khử – Hóa học 10

 Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức cho 1 học sinh đọc bài thơ về số
oxi hóa, hoặc cho nhóm học sinh chuẩn bị sẵn nội dung bài thơ trên giấy Ao rồi
cử đại diện nhóm lên đọc bài thơ.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các quy tắc xác định số oxi hóa (như 1
hình thức kiểm tra bài cũ) rồi giới thiệu bài học.
Ngồi các tình huống trên, giáo viên cịn có thể sử dụng các tình huống trong
thực tiễn khác để khởi động cho bài học như: Bảo quản nước ngọt, gói hút ẩm trong
bánh kẹo, dạ dày của con người, hoặc có thể dựa vào âm nhạc, video thiết kế, các bài
thơ khác như: Video về iron và hợp chất, video về tính chất của kim loại, bài thơ về
tính chất của kim loại, bài thơ về protein, bài thơ về liên kết cộng hóa trị….
C. Thiết kế hoạt động khởi động dựa vào trò chơi
Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được
khơng khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nếu giáo viên thiết kế được
các trò chơi học tập ngay từ đầu tiết học phù hợp với mục tiêu bài học, tâm lí lứa
tuổi học sinh thì hình thức “chơi mà học” này sẽ có tác dụng tuyệt vời trong việc
17


tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn.
Khơng chỉ vậy, hình thức trò chơi sẽ rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh
thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.
Thơng qua tổ chức các trị chơi sẽ làm cho mơn học gần gũi với HS, phát

huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia
vào q trình học tập, khơng chỉ học sinh khá, giỏi tham gia mà các em học sinh
yếu, trung bình cũng đều tích cực tham gia để giành được điểm số cũng như
phần quà cho đội mình, từ đó giờ học trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo viên
giảm nói nhiều trên lớp, tránh được tình trạng nhồi nhét kiến thức, học sinh vui
vẻ thoải mái. Quan hệ thầy trò trở lên gắn kết và gần gũi.
Có rất nhiều trị chơi có thể áp dụng cho hoạt động khởi động, tùy từng bài học
mà giáo viên lựa chọn, thiết kế sao cho phù hợp với thời lượng, nội dung bài học.
1, Trị chơi ơ chữ
Cách thức: Giáo viên thiết kế ô chữ hàng ngang và hàng dọc. Từ đó đặt
các câu hỏi để HS giải đáp. Mỗi ô chữ là một vấn đề liên quan đến các kiến thức
trong các bài học, ô chữ hàng dọc là kiến thức bài học cần nhấn mạnh cũng có
thể mỗi ơ chữ hàng ngang có một chữ cái chìa khóa, sau đó u cầu HS đốn
những chữ bí ẩn có nội dung là gì?
HS tham gia theo hình thức các nhân riêng lẻ hoặc chia thành các đội, mỗi
ô lật ra HS/nhóm HS sẽ nhận được phần thưởng (điểm khích lệ, món q là các
đồ dùng học tập…). Riêng đội nào lật được ơ chữ chìa khóa sẽ là đội chiến
thắng.
Đây là một trị chơi kích thích tinh thần học tập rất tốt, nó cũng là cơ hội để
các em kiểm tra kiến thức cũng như sự hiểu biết của mình. Đồng thời cũng là cơ
hội thể hiện sự hiểu biết của bản thân, hay cơ hội được trau dồi thêm kiến thức
một cách hiệu quả nhất. Nó có thể kích thích tinh thần làm việc nhóm, biết hợp
tác với nhau phấn đấu cho mục tiêu chung.
Ví dụ 1: Bài Amino axit - Hóa 12
Nội dung bài Amino acid là một bài liên quan với nhiều kiến thức đã học,
do đó để vào bài một cách sinh động và giúp học sinh ơn tập lại kiến thức cũ thì
việc sử dụng trị chơi ơ chữ cũng là một cách tạo hứng khởi và sự thú vị cho bài
học với từ chìa khóa là cụm từ: Amino axit
Hàng ngang 1 (gồm 4 chữ cái): Trong phân tử amin, do trên ngun tử nitơ cịn
đơi electron chưa tham gia liên kết nên các amin có tính?

Hàng ngang 2 (gồm 5 chữ cái): Khi cho amin tác dụng với dung dịch axit ta thu
được sản phẩm gọi là muối?
18


Hàng ngang 3 (gồm 6 chữ cái): Đây là một loại gia vị được làm chủ yếu từ các
nguyên liệu như rỉ đường mía, tinh bột sắn, bột ngơ… có tác dụng làm cho các
món ăn trở nên đậm đà, ngon và hấp dẫn hơn?
Hàng ngang 4 (gồm 9 chữ cái): Một chất vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện
tính bazơ gọi là chất?
Hàng ngang 5 (gồm 3 chữ cái): Bậc của amin CH3NH2 là bậc?
Hàng ngang 6 (gồm 7 chữ cái): Hợp chất hữu cơ chứa nhiều loại nhóm chức
khác nhau được gọi là hợp chât?
Hàng ngang 7 (gồm 6 chữ cái): Axit CH3COOH có tên thơng thường là?
Hàng ngang 8 (gồm 6 chữ cái): Để khử mùi tanh của cá người ta thường dùng
chất nào?
Hàng ngang 9 (gồm 7 chữ cái): Phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol gọi là
phản ứng?

Ví dụ 2: Cơng thức phân tử hợp chất hữu cơ
Hàng ngang số 1 (gồm 7 chữ cái): Một chất độc có trong thuốc lá, gây ra bệnh ung
thư phổi.
Hàng ngang số 2 (gồm 10 chữ cái): Liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử các hợp
chất hữu cơ
19


Hàng ngang số 3 (gồm 6 chữ cái): Nguyên tố nhất thiết phải có mặt trong hợp chất
hữu cơ.
Hàng ngang số 4 (gồm 12 chữ cái): Dung dịch dùng để nhận biết CO2.

Hàng ngang số 5 (gồm 4 chữ cái): Cho hơi nước qua CuSO4 khan màu trắng sẽ
chuyển sang màu…..
Hàng ngang số 6(gồm 9 chữ cái): Để xác định hàm lượng các nguyên tố trong hợp
chất hữu cơ ta dung phương pháp phân tích…….
Hàng ngang số 7 (gồm 7 chữ cái): Hợp chất hữu cơ được chia thành 2 loại:
hidrocacbon và…..của hidrocacbon.
Hàng ngang số 8 (gồm 11 chữ cái): Hợp chất hữu cơ chỉ chứa cacbon và hidro.
Hàng ngang số 9 (gồm 3 chữ cái): Nguyên tố cần thiết đối với sự sống trên trái đất.
Từ chìa khóa: CHẤT HỮU CƠ

2, Trị chơi: mảnh ghép bí mật
Đây là một trò chơi rất phù hợp, hiệu quả để vào bài, tạo sự hứng thú, kích
thích tính tị mị với nội dung bài học.
Giáo viên sẽ đưa ra các mảnh ghép và HS sẽ lần lượt mở từng mảnh ghép,
với mỗi mảnh ghép là 1 câu hỏi nếu HS trả lời đúng sẽ lật được mảnh ghép và
nội dung của bức tranh được hé mở một góc. Học sinh có thể đoán nội dung
ngay từ mảnh ghép đầu tiên, và mỗi lần mở được mảnh ghép GV có phần
thưởng tặng HS. Với bức tranh chính sẽ có phần thưởng cao hơn nếu học sinh
càng mở được sớm thì thành quả nhận được càng cao. HS có thể mở bất cứ
mảnh ghép nào trong trị chơi, khơng cần mở theo thứ tự. Trò chơi mang lại sự
mới mẻ, sự thú vị cho mơn học, HS sẽ cảm thấy thích thú với hơn với môn học
20


nó khơng phải ln khơ khan, nhàm chán mà sẽ cảm thấy giờ học nhẹ nhàng,
học mà chơi, chơi mà học.
Ví dụ 1: Nhơm và hợp chất của nhơm – Hóa 12

Câu hỏi số 1: Hãy cho biết tính chất hóa học cơ bản của kim loại?
Câu hỏi số 2: Cho nguyên tố M (Z=13), viết cấu hình electron nguyên tử

và xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn?
Câu hỏi số 3: Hãy cho biết đây là nguyên tố nào?
+ Phổ biến thứ 3 trong vỏ trái đất (sau oxi và silic)
+ Dạng đơn chất có màu trắng bạc, nhẹ, được sử dụng làm đồ gia dụng
trong gia đình
Câu hỏi số 4: Cho các nguyên tố sau: Au, Al, Fe, Cu, Ag. Hãy sắp xếp
chúng theo thứ tự độ dẫn điện giảm dần
Sau khi các mảnh ghép được lật mở, Giáo yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Cho biết đây là hình ảnh gì? Hình ảnh giúp ta liên tưởng đến nguyên tố hóa
học nào?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên có thể kể thêm câu chuyện về nguyên tố
nhôm:
“Truyện xưa kể lại rằng, khoảng gần hai nghìn năm về trước. Một hơm,
một người lạ đến gặp hồng đế La Mã Tibêri. Người đó mang tặng hồng đế
một cái chén do chính mình làm ra từ một thứ kim loại lấp lánh như bạc, nhưng
lại rất nhẹ. Người thợ nói rằng, anh ta lấy được thứ kim loại từ đất sét mà chưa
ai biết. Tuy nhiên Tibêri là một hoàng đế thiển cận. Sợ rằng, thứ kim loại mới
với những tính chất tuyệt vời của nó sẽ làm mất hết giá trị của đống vàng và bạc
21


đang cất giữ trong kho, nên vị hoàng đế này đã ra lệnh chém đầu người phát
minh và phá tan xưởng của anh ta để từ đấy về sau không còn ai dám sản xuất
thứ kim loại “nguy hiểm” ấy nữa. Bởi vậy, cũng dễ hiểu rằng, khi một vị Quốc
vương ở châu Âu đã sắm riêng được cho mình một bộ hồng bào đính cúc nhơm
thì ơng ta liền lên mặt với các vua chúa khác về sự giàu có của mình. Các vua
chúa kia chỉ biết ngậm ngùi ghen tức với món xa xỉ như vậy.
Từ thời đó đến những năm 1880, các nhà khoa học mới chỉ tìm ra phương
pháp để tách những mẩu nhơm cực nhỏ, do đó nhơm có giá rất cao. Napoleon
III, tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa Pháp, chỉ cho bày biện đồ dùng bàn

ăn bằng nhôm khi tiếp đãi những vị khách cao quý nhất. Những khách mời bình
thường sẽ được mời dùng dao nĩa bằng vàng hoặc bạc.
Mãi đến cuối thế kỷ XIX, ngành sản xuất nhôm mới trưởng thành vượt bậc,
kết quả là giá kim loại này giảm xuống rõ rệt và nó được ứng dụng rất nhiều
trong các lĩnh vựa khác nhau”.
Ví dụ 2: Cacbon và hợp chất của cacbon – Hóa 11
File đính kèm tại đây: Cacbon và hợp chất của cacbon

22


Ví dụ 3: Sự điện li – Hóa học 11

Câu 1: Trong dịch vị dạ dày của người tồn tại một loại axit cực kì quan trọng
đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Axit được nhắc tới có tên là gì?
GV giới thiệu thêm thơng tin: axit clohiđric (HCl) ngồi việc hịa tan được
các muối khó tan, nó cịn là chất xúc tác cho phản ứng phân hủy các chất đường,
bột, protein thành các chất đơn giản để cơ thể hấp thụ được.
Câu 2: Trong trồng trọt người ta sử dụng vôi bột CaO để khử chua cho đất do
vôi bột tác dụng được với nước tạo thành hợp chất có tính bazơ có tính khử
chua. Hợp chất bazơ đó có cơng thức hóa học là gì?
Câu 3: Giấm ăn được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Giấm ăn chứa 3-5%
hàm lượng axit nào?
Câu 4: Ca dao có câu:
“Đi khắp gầm trời mẹ là tốt nhất
Ăn trăm món muối vẫn hàng đầu”.
Muối ăn mà câu ca dao nhắc tới có cơng thức hóa học là gì?
Hoặc đặt câu hỏi về biển nào có độ mặn cao nhất thế giới, người rơi xuống
biển đó thì khơng bị chìm.
Giáo viên cung cấp thêm các thơng tin về biển chết, độ mặn, về sinh vật

đều không thể sống được…
Bức tranh bí ẩn: Cây cột điện đổ vào mùa mưa bão.
Giáo viên dẫn dắt vào bài: Người đi qua khu vực nguồn nước có cây cột
điện đổ có khả năng bị điện giật nếu như chưa ngắt điện. Vì sao lại có hiện
tượng đó? Để giải thích cho câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu bài “Sự điện
li”.
23


3, Trị chơi: Nhìn nhanh- nhớ giỏi
Để giúp học sinh ghi nhớ những từ khóa quan trọng của một bài học, giáo
viên có thể sử dụng trị chơi nhìn nhanh nhớ giỏi.
Luật chơi: Chia lớp thành các đội, giáo viên chiếu lên màn hình các từ khóa
và cho cả lớp quan sát trong vịng 15 giây, sau đó u cầu các đội viết lại các
từ/cụm từ mà vừa quan sát được trong thời gian 2 phút. Đội chiến thắng là đội
viết chính xác được nhiều từ/cụm từ nhất.
Ví dụ 1: Bài kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Hóa học 12

Ví dụ 2: Bài khái quát về nhóm halogen – Hóa học 10

24


4, Trị chơi: Hộp q bí mật
Đây là một trị chơi rất hiệu quả để tạo khơng khí sơi nổi, vui tươi cho cả
lớp, đặc biệt trò chơi phù hợp với các tiết luyện tập, giáo viên có thể sử dụng trị
chơi này để thay cho hình thức kiểm tra bài cũ, vừa đảm bảo mục tiêu kiểm tra
được sự chuẩn bị bài của học sinh, vừa tạo được hứng thú cho học sinh tham gia
vào các hoạt động học tập.
Luật chơi: Học sinh sẽ xung phong lên chọn các hộp quà bất kì, mỗi hộp

quà sẽ tương ứng với một câu hỏi, nếu trả lời đúng học sinh sẽ được nhận 1 món
quà tương ứng, phần quà có thể là điểm số, tràng pháo tay, những chiếc kẹo…
Ví dụ: Luyện tập: Anken-ankađien – Hóa học 11

Link tại đây: hộp quà bí mật luyện tập anken- ankađien
Câu hỏi:
Hộp số 1: Hãy cho biết phản ứng đặc trưng của anken?
Hộp số 2: Cho biết công thức chung của dã đồng đẳng anken?
Hộp số 3: Hãy gọi tên sản phẩm của phản ứng: hiđro hóa hồn tồn isopren?
Hộp số 4: Anken sau có tên gọi là
Hộp số 5: Khí này làm cho quả nhanh chín?
Hộp số 6: Hiđrocacbon mà trong phân tử có hai liên kết đơi C=C được gọi là?
Hộp số 7: Hãy cho biết trong phân tử propen có mấy liên kết xich ma (σ)?
Hộp số 8: Anken A có công thức phân tử C4H8. Khi cộng nước vào A (có xúc
tác axit) chỉ tạo ra một sản phẩm duy nhất. Hãy gọi tên của A?

25


×