Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Một số biện pháp cải thiện kĩ năng nghe tiếng anh cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.96 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

(Lĩnh vực Tiếng Anh)
TÊN SÁNG KIẾN

Một số biện pháp cải thiện kỹ năng nghe
Tiếng Anh cho học sinh lớp 5

Tác giả: Vũ Thị Yến Chi
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Tiếng Anh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
Yên Bái, ngày 12 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN.............................................................1
1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh cho học
sinh lớp 5”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh Tiểu học..................................................3
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cấp cơ sở..................................................................3
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm 2020 đến nay.............................................3
5. Tác giả: Vũ Thị Yến Chi......................................................................................3
6. Đồng tác giả ( nếu có) : Khơng.............................................................................3
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN......................................................................4
1.Tình trạng giải pháp đã biết...................................................................................4
2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:..............................................5
2.1. Mục đích của giải pháp:.................................................................................5


2.2. Nội dung trọng tâm môn Tiếng Anh Tiểu học:..............................................5
2.3.Nội dung các giải pháp....................................................................................6
2.3.1. lập kế hoạch chu đáo cho một tiết dạy nghe ....................................…. 7
2.3.2 Chú ý dạy kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh...........................……… 7
2.3.3 Xác định đúng tiến trình một bài dạy hoặc một hoạt động nghe..........… 8
2.3.4 Tổ chức các trò chơi để luyên tập củng cố họat động nghe…….......… 10
2.3.5 Một số giải pháp khác để tạo cơ hội luyện tập kĩ năng nghe…….......… 13
2.3.6 Vai trò của giáo viên trong hoạt động luyện tập kĩ năng nghe.................13
3. Khả năng áp dụng của giải pháp.....................................................................................14
4. Hiệu quả, lợi ích hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.........................14
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.......................................................15
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.............................................16
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN.............................................................. 17

2


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:
1. Tên sáng kiến:
" Một số biện pháp cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 5”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Phương pháp dạy kĩ năng nghe Tiếng Anh áp dụng trong việc dạy và học
Tiếng Anh với các đối tượng học sinh khối 5 theo chương trình Sách giáo khoa
Tiếng Anh hệ 10 năm xuất bản năm 2013 và được thực nghiệm trong quá trình
dạy và học của giáo viên và học sinh khối lớp 5 của trường TH Nguyễn Trãi,
Thành phố Yên Bái.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Qua trao đổi sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn , được giám sát và
đánh giá của ban giám hiệu nhà trường, sáng kiến “ Một số biện pháp cải thiện kĩ
năng nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 5” đưa vào áp dụng trong thực tế các tiết

dạy Tiếng Anh hàng ngày của giáo viên theo chương trình Sách giáo khoa Tiếng
Anh hệ 10 năm Của Bộ giáo dục, xuất bản năm 2013 và việc học của tất cả các
đối tượng học sinh khối lớp 5 của trường TH Nguyễn Trãi, Thành phố Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Thực hiện nghiên cứu và áp dụng từ ngày 06/9/2020 đến ngày 12/5/2021.
5. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Yến Chi
Năm sinh: 1976
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Tiếng Anh
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Thành phố Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Tổ 9 Phường Minh Tân Thành phố Yên Bái.
Điện thoại: 0988182089

3


I.

MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN

1. Tình trạng các giải pháp đã biết:

Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, và ngày càng khẳng định được
vị thế, tầm quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Cùng với sự phát
triển bùng nổ của công nghệ thông tin. Tiếng Anh là chìa khố để mở ra cánh cửa
để học tập, trao đổi thông tin, hội nhập và phát triển giữa nước ta với các nước
khác trên thế giới.
Hiện nay, chương trình Tiếng Anh tiểu học được đổi mới, thiết kế trên cơ
sở hệ thống chủ điểm, chủ đề phản ánh văn hố mang tính dân tộc và quốc tế, nội

dung dạy học được lựa chọn có ý nghĩa và mở rộng theo hướng đồng tâm xoắn ốc
và phù hợp môi trường học tập, sinh hoạt cũng như tâm lí hồn nhiên, hiếu động,
dễ tiếp nhận của học sinh, Day học Tiếng Anh chú trọng việc phát triển năng lực
4 kỹ năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết và các phẩm chất cần đạt quy định cho
cấp học. Tuy nhiên các phương pháp dạy nghe theo kiểu truyền thống cịn máy
móc, khơ khan và chưa đem lại hiệu quả cao, khơng gây hứng thú cho học sinh,
vì thế kĩ năng nghe của các em rất hạn chế, không tập trung trong q trình học
nghe cũng như gặp khó khăn trong việc nghe hiểu để giao tiếp được với bạn bè,
thầy cơ về một chủ đề nào đó cho dù chủ đề đó rất đơn giản, Bên cạnh đó số
lượng lớp học lại đơng nên trong q trình dạy giáo viên không thể bao quát và
hỗ trợ kịp thời các em. Cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy cho các em cũng chưa
được đầu tư đầy đủ như các nguồn tài liệu tham khảo, học liệu điện tử, các em ít
có cơ hội được tiếp xúc với người bản xứ nên ít nhiều cũng hạn chế trong việc
nghe và giao tiếp bằng Tiếng Anh. Vì thế hiệu quả dạy học chưa cao, các em
chưa thực sự tích cực, chủ đơng, sáng tạo, ít có cơ hội trải nghiệm thực hành
ngôn ngữ trong thực tiễn, dẫn đến ngại giao tiếp bằng Tiếng Anh, nhiều em lúng
túng khơng thể nói chuyện, nghe hiểu được khi giao tiếp với người nước ngồi.
Từ đầu năm học tơi đã tiến hành khảo sát nhanh về mức độ hứng thú và
chất lượng môn Tiếng Anh của học sinh lớp 5A. Kết quả cụ thể như sau:
Lớp

TSHS

5A

45

Lớp

TSHS


5A

45

Rất thích

Thích

Khơng thích

SL
10

SL
17

SL
18

%
24

%
44

%
32

Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6


Dưới 5

SL
9

SL
5

%
20

SL
18

%
40

SL
13

%
29

%
11

2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

4



2.1. Mục đích của giải pháp
Trước yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tự giác
tích cực của học sinh để các em hứng thú, chủ động sáng tạo chiếm lĩnh và làm
chủ kiến thức và giáo viên phải là người có vai trị hướng dẫn, điều khiển, tổ
chức linh hoạt các hoạt động để tạo sự hứng khởi trong học tập của học sinh
nâng cao hiệu quả chất lượng môn học. Là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy
tôi mạnh dạn đề xuất "Một số biện pháp cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh cho
học sinh lớp 5” nhằm giúp các em thêm tự tin, hứng khởi, để học và luyện tập
một cách hăng say, tích cực, tăng cường năng lực giao tiếp, phát huy khả năng tư
duy sáng tạo, hợp tác , qua đó bồi dưỡng phẩm chất, thái độ tích cực với việc học
Tiếng Anh và vận dụng tốt trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
2.2. Nội dung trọng tâm môn Tiếng Anh Tiểu học
Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thơng.
Mơn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng,
giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các
nền văn hố, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý
thức cơng dân tồn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá
nhân.
Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tiếng Anh là
giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các
đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu
cầu và khả năng của học sinh: Em và những người bạn của em - Em và trường
học của em - Em và gia đình em - Em và thế giới quanh em - Bản thân và bạn bè
- Nơi em sinh sống - Sở thích, ước mơ - Mơn học và hoạt động u thích ở trường
- Nghề nghiệp - Kỳ nghỉ, lễ hội - Các món ăn và đồ uống - Mùa và thời tiết - Sức
khoẻ và các bệnh thường gặp - Phương tiện giao thơng ... qua đó học sinh có

những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hố của các quốc gia
nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, có thái độ tích cực đối với
việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu q và trân trọng nền văn hố và ngơn ngữ
của dân tộc mình.
Quá trình dạy học Tiếng Anh đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm
trung tâm, năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh được phát triển thơng
qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, giáo viên là người tổ chức,
hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động luyện tập
ngôn ngữ ở mức tối đa và từng bước nâng cao khả năng tự học.

5


Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình
thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,
chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói, - Nghe và nhận biết trọng âm
từ. - Nghe hiểu và làm theo những chỉ dẫn đơn giản. - Nghe và trả lời các câu hỏi
đơn giản về các chủ đề trong Chương trình. - Nghe hiểu các đoạn hội thoại, độc
thoại ngắn, cấu trúc đơn giản khoảng 45 - 60 từ về các chủ đề trong Chương trình.
- Nghe hiểu nội dung chính các câu chuyện ngắn rất đơn giản về các chủ đề quen
thuộc như bản thân, gia đình, trường học, … hoặc liên quan đến nhu cầu giao tiếp
tối thiểu hằng ngày.
Giáo viên là người tạo điều kiện cho quá trình giao tiếp giữa học sinh với nhau
trong lớp học, giữa học sinh với sách giáo khoa và với các nguồn học liệu khác.
Là cố vấn cho quá trình học tập, giáo viên sẽ giúp cho chính mình hiểu được
những gì học sinh cần trong q trình học tập, những gì là sở thích của các em, và
những gì các em có thể tự làm được để chuyển giao một số nhiệm vụ cho các em
tự quản; phát huy được vai trò chủ động và sáng tạo của các em trong học tập;
vậy nên giáo viên phải lựa chọn được những phương pháp và thủ thuật dạy học
phù hợp.

Với cương vị là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở trường Tiểu học
Nguyễn Trãi- một đơn vị được thí điểm thực hiện đề án nâng cao chất lượng day
học ngoai ngữ , tôi luôn nắm rõ đặc trưng phương pháp của bộ môn mình giảng
dạy. Cùng với thực tế và kinh nghiệm giảng dạy tơi ln chú tâm để có những giờ
học sơi nổi thu hút sự hứng thú để các em nắm bắt bài học ngay ở trên lớp tránh
sự lặp lại nhàm chán, các em có thể vừa học vừa chơi, đồng thời khắc sâu được
những kiến thức, chú trọng phát triển kí năng giao tiếp nghe nói vận dụng tốt
trong thực tiễn cuộc sống.
Góp phần thay đổi thái độ học tập của học sinh trong các giờ học Tiếng
Anh, nhằm giúp các em thêm tự tin, hứng khởi, học sinh khơng chỉ được luyện
tập cá nhân, các em cịn tham gia nhiều hoạt động nhóm đơi, nhóm ba và các đội.
Từ đó, các em có tinh thần đồn kết, trách nhiệm, khả năng làm việc nhóm, tăng
cường khả năng giao tiếpđể học và luyện tập một cách, tích cực, phát huy khả
năng tư duy sáng tạo, hợp tác, qua đó bồi dưỡng phẩm chất, thái độ yêu thích,
tích cực trong việc học Tiếng Anh.
2.3. Nội dung các giải pháp
Động lực để học ngoại ngữ của trẻ là để có thể giao tiếp và sử dụng tất cả
những gì các em đã tiếp thu để tương tác với người khác về nhu cầu và sở thích
của mình. Lắng nghe là một sự tham gia chủ động, nên khi chúng ta lắng nghe,
tâm trí của chúng ta ln tích cực để hiểu được ý nghĩa của ngôn từ. Vậy nên giáo

6


viên phải đảm bảo ln giữ cho khơng khí lớp học được vui vẻ, thoải mái để
người học không bị căng thẳng hay rơi vào trạng thái lo lắng.
Nội dung bài nghe thường sử dụng các câu ngắn gọn và đơn giản về mặt
ngữ pháp, có ngữ điệu cường điệu để thu hút sự chú ý của học sinh, nhấn mạnh từ
khóa, giới hạn các chủ đề trong phạm vi những gì quen thuộc với học sinh, nên
được nhắc lại và diễn giải một cách thường xuyên.

Để luyện nghe có hiệu quả học sinh phải được rèn luyện và thực hành nghe
nhiều để làm quen với dạng nói của ngơn ngữ. Càng nghe nhiều thì người học
càng có kinh nghiệm nhận ra âm vần, hiểu được ý nghĩa của thông tin thể hiện
qua cách phát âm, trọng âm của từ và ngữ điệu câu. Vậy để nâng cao chất lượng
bài dạy kĩ năng nghe và cải thiện kĩ năng nghe cho học sinh lớp 5 , Tôi xin đề
xuất một số biện pháp
2.3.1 Giáo viên cần lập kế hoạch chu đáo cho một tiết dạy nghe
- Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung tiết dạy từ sách giáo khoa, sách giáo viên.
SGK, SGV là cơ sở quan trọng, để giáo viên hoạch định giảng dạy của mình cho
tiết học năms kĩ mục đích yêu cầu của tiết dạy, dự tính các phương án trả lời của
học sinh.
- Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) một cách
linh hoạt và phù hợp: Việc lựa chọn kỹ thuật dạy nghe phải được xác định trên cơ
sở phù hợp với từng nội dung của tiết dạy, đặc điểm, đối tượng học sinh và các
giai đoạn trong tiến trình dạy nghe.
- Sử dụng thành thạo các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy
nghe: Loa, đài, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh minh họa, Sáng tạo ra các đồ dùng
dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy, Đảm bảo chất lượng mẫu nghe+ Bằng đài
có chất lượng tốt, Giáo viên đọc với tốc độ trung bình, phát âm chuẩn xác.
- Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trị định hướng,
điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học. Tổ chức, điền khiển lớp học, phân
bố thời gian hợp lý. truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh.
2.3.2 Chú ý dạy kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh
- Rất dễ nhận thấy học sinh của chúng ta kém về kĩ năng phát âm, vì vậy muốn
học sinh nghe tốt để giao tiếp nghe nói thành thạo, trước hết phải dạy và sửa cho
các em kĩ năng phát âm từ khi các em những năm bắt đầu học những năm bắt đầu
học. đặc biệt trong các tiết học ngữ âm, học từ vựng, luyện ngữ điệu câu...
- Luyện nghe trọng âm của từ và trọng âm của câu. Người Anh khi nghe một từ
có nhiều âm tiết họ chỉ nghe trọng âm của từ đó. Khi nghe một từ nhiều âm tiết, ta
nên luyện tập nghe trọng âm của từ đó.

- Luyện nghe và nhận diện các cặp âm dễ lẫn, các âm khó phát âm chuẩn và cách
nối âm trong lúc nói của người bản xứ Trên thực tế, nhiều học sinh tiếp nhận một
giọng nói tiếng Anh thường khơng chuẩn hoặc chứa nhiều âm không thực giống
với cách phát âm của người bản xứ. Đây cũng là một trở ngại đối với học sinh khi
nghe người bản xứ nói. Như vậy cần rèn luyện cho học sinh có ý thức nhận diện
ra các âm khó phát âm chuẩn, hay các âm dễ lẫn cũng như cách nối âm trong lúc

7


nói của người bản xứ.Việc luyện nghe này cần được thực hiện lồng ghép và
thường xuyên trong lúc luyện đọc từ mới, giới thiệu ngữ liệu.
2.3.3 Xác định đúng tiến trình một bài dạy hoặc một hoạt động nghe
Tiến trình của một tiết dạy nghe phải trải qua 3 giai đoạn:
* Pre – Listening (trước khi nghe):
Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp học sinh tập
trung sự chú ý vào chủ đề, đặc biệt là đốn trước những thơng tin của chủ đề
được nghe. Để khắc phục những khó khăn khi nghe trong tiết học, giáo viên cần
giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống nội dung có liên quan đến bài nghe, khai
thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe, gợi trí tị mị, tạo
hứng thú cho các hoạt động của bài.
- Cho học sinh nghĩ, đoán trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh
nhất định
- Dạy từ vựng , tuy nhiên lưu ý là khơng giới thiệu hết từ mới, nên để học
sinh đốn nghĩa của từ trong ngữ cảnh
- Trước khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan tranh ảnh
minh hoạ kèm theo sẽ hổ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh gợi ý nội dung sắp
nghe. xác định tranh có liên quan sắp xếp theo thứ tự, để đốn ra chủ để, thơng tin
cần thiết, tạo hứng thú cho các em trước khi nghe. Một số thủ thuật dạy trong giai
đoạn này.- True / False statements prediction- Open - prediction- Ordering- Prequestion. Việc lựa chọn hoạt động nào để thực hiện trong giai đoạn này còn tuỳ

thuộc vào một số yếu tố như thời gian tiến hành bài tập nghe, tài liệu có sẵn hay
khơng có sẵn, trình độ và sở thích của học sinh. Điều kiện giảng dạy của lớp cũng
là một trong những yếu tố đưa đến quyết định chọn lựa kĩ thuật nào..
- Giáo viên nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần và hướng
dẫn yêu cầu nhiệm vụ cụ thể khi nghe ( chọn đúng, sai, đánh dấu tick, đánh số
hoặc trả lời câu hỏi,…)
- Ví dụ 1: Unit 4. Lesson 1. Activity 4. Listen and tick Yes or No (SGK
Tiếng Anh 5 tập 1- trang 25):
Học sinh đọc thầm các câu được đưa ra trong đề bài, thảo luận theo nhóm
đơi, đốn xem câu nào đúng, câu nào sai. sau đó cho học sinh nghe để đối chiếu
với dự đốn của các em
- Ví dụ 2: Unit 11. Lesson 2. Activity 4. Listen and complete (SGK
Tiếng Anh 5 tập 2- trang 9):
Giao viên sử dụng thủ thuật Open- Prediction bằng cách: Yêu cầu học thảo
luận theo nhóm đơi, đọc thơng tin về tình hình sức khỏe của các bạn được đề cập
trong bảng và đoán xem lời khun cho các bạn là gì. Sau đó giáo viên gọi học
sinh đưa ra và ghi lại dự đoán về những lời khuyên đó. Cuối cùng giáo viên cho
học sinh nghe để đối chiếu với dự đoán của các em.
* While – Listening (trong khi nghe)
- Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp cho học sinh
thực hành kỹ năng nghe tức là qua lời nói rút ra được thơng tin cần truyền đạt
- Cho học sinh nghe và làm bài tập, nếu phần trước cho học sinh đốn nội dung
nghe thì ở phần này cho học sinh đối chiếu điều đã nghe với điều đã đoán

8


- Đối với bài nghe khó giáo viên có thể chia quá trình nghe thành bài tập nghe từ
dễ đến khó.- Đối với bài nghe dài có thể dễ hố bài nghe thành các dạng bài tập
phù hợp trình độ học. Đây là giai đoạn học sinh có cơ hội luyện tập. Ở giai đoan

này giáo viên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện như:
+ Defining True- False (Nghe và chọn đáp án đúng hoặc sai)
+ Check the correct answer (Nghe và tích chọn đáp án đúng )
+ Matching (Nghe và nối nội dung đúng)
+ Filling in the grip / chart / gap (Nghe và hoàn thành nội dung trong bảng)
+ Answering comprehension questions (Nghe và trả lời câu hỏi)
+ Selecting (Nghe và chọn, khoanh trịn, tích chọn đáp án đúng hoặc sai,....)
+ Deliberate mistakes (Nghe và tìm ra từ hoặc câu sai )
+ Listen and draw (Nghe và vẽ )
Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này vì vậy giáo viên chú ý cần sữa lỗi
cho học sinh và đưa ra các phương án trả lời đúng. Giáo viên bật băng, đĩa CD
bài nghe 2 đến 3 lần (nếu nội dung khó có thể cho các em nghe 4 lần ). Lần đầu
giúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu bao quát nội dung bài nghe. Lần thứ hai
nghe để lấy thơng tin chính xác để hồn thành bài tập. Lần thứ ba nghe từng câu
hoặc từng đoạn và kiểm tra lại bài tập đã làm.
* Post – Listening (sau khi nghe).
Mục đích của các hoạt động sau khi nghe nhằm:
- Kiểm tra xem học sinh có hiểu những thơng tin được nghe theo u cầu hay
khơng và có hồn thành được các hoạt động trong giai đoạn "While- listening”
hay không.
- Tìm ra ngun nhân làm cho học sinh khơng nghe được hoặc khơng hiểu
được một số phần nào đó trong bài tập nghe
- Giúp học sinh có cơ hội đánh giá thái độ biểu cảm người thể hiện hội thoại
qua ngữ điệu giao tiếp.
- Dùng bài tập mở rộng theo chủ đề bài nghe dùng kỉ năng bổ trợ thêm để luyện
nghe
- Luyện Quiz: Game Listening Quiz là một game hỗ trợ luyện nghe một cách
chủ động. Phần game này giúp bạn luyện được khả năng nhận diện từ và kỹ
năng hình thành câu.
- Luyện Shadow (nói nhại): sẽ giúp luyện cho bạn kỹ năng nói tiếng anh. Bạn

chỉ cần bắt chước y hệt câu thoại mà bạn nghe được là được.
- Luyện Write (Listening Dictation – nghe chép chính tả): theo nghiên cứu, việc
nghe chép chính tả sẽ giúp người học rèn luyện được khả năng nhận thực âm
thanh để có thể nhận diện được các âm khó nghe hoặc âm bị đứt âm đuôi hay
các từ chức năng….
- Luyện Role play (nhập vai/ lồng tiếng): Hãy thử nhập vai thành nhân vật
trong video/phim bạn đã xem rồi nói lại những gì bạn nghe được theo đúng tốc
độ, ngữ điệu của nhân vật.
+ Ngồi ra, giáo viên có thể sử dụng các kỹ năng khác để giúp học sinh luyện
tập sau khi nghe như nêu vài nhận xét về kết quả nghe của nhóm,làm bài tập có
liên quan, viết lại những thông tin các em vừa nghe được, hoặc thảo luận mở

9


rộng, tổ chức các trò chơi vừa taọ hứng thú cho HS vừa củng cố kiến thức tuỳ
theo nội dung của từng bài nghe:
- Ví dụ: Unit 14. Lesson 1. Activity 4. Listen and number (SGK Tiếng
Anh 5 – Tập 2, trang 25):

Sau khi học sinh nghe và đánh số các bức tranh để tạo thành câu chuyện
hoàn chỉnh, giáo viên có thể tổ chức một trong các hoạt động sau:
- Recall the story: Cho học sinh quan sát tranh và thảo luận theo nhóm kể
lại câu chuyện bằng những câu, từ đơn giản theo ý hiểu của các em. Sau đó gọi
một số em đứng trước lớp tóm tắt lại câu chuyện.
2.3.4 Tổ chức sinh đơng các trị chơi để luyên tập củng cố họat động nghe
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng
trong các giờ học của học sinh Tiểu học. Trị chơi học tập tạo ra khơng khí vui
tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó cịn kích thích được trí tưởng tượng,
tị mị, ham hiểu biết ở trẻ giúp các em hứng thú hơn trong học tập và tự tin hơn,

các em sẽ không chán nản môn học , với cảm giác học mà chơi, chơi mà học các
em sẽ lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên và củng cố và khắc sâu kiến thức hơn
nữa .
Tổ chức trò chơi: “Magic Wheel” trên Powerpoint để củng cố lại nội dung
bài nghe như sau: GV đưa một số câu hỏi về nội dung bài nghe, cho HS chơi
theo 2 đội. Đại diện mỗi đội sẽ chọn 2 thành viên chọn 2 câu hỏi bất kì, quay
vịng quay để lấy điểm. Các thành viên sẽ mang điểm về cho đội mình nếu trả lời
đúng câu hỏi GV đưa ra. Kết thúc trò chơi, đội nào quay được nhiều điểm hơn đội
đó dành chiến thắng.

. VD: Unit 3.Lesson 2. Activity 4: Listen and write one word in each blank
(SGK Tiếng Anh 5-Tập một)
1. Mai went to see her grandparents by ………….

10


 2. Linda went to her hometown by …………..
 3. Nam went to the seaside by ……………...
 4. Trung went to Da Nang by …………….
*Qua trò chơi: “Who’s the millionaire?”

*Rescue the Frog Prince. (Cứu Hồng Tử Ếch )

Có thể sử dụng trị chơi này trong bài ơn tập số 1 (Review 1). Activity 2. Listen
and number-SGK Tiếng Anh 5, Tập 1 để giúp HS củng cố lại thông tin bài nghe.
* Eating starfruits, paying gold (Ăn khế, trả vàng)
VD: Unit 3.Lesson 2. Activity 4: Listen and write one word in each blank (SGK
Tiếng Anh 5-Tập một )


11


* Fishing game (Câu cá)
- Ví dụ minh họa: Unit 11. Lesson 1. Activity 4: Listen and tick (SGK Tiếng
Anh 5-Tập hai)

*Pass the ball (Truyền bóng)

VD: Unit 6. Lesson 8. Activity 4: Listen and tick (SGK Tiếng Anh 5-Tập một)
*Travelling with Doraemon
- Ví dụ minh họa: Unit 4. Lesson 1. Activity 4: Listen and tick Yes or No (SGK
Tiếng Anh 5-Tập một)

12


Tuỳ theo đặc điểm của từng bài giáo viên có thể tiến hành thực hiện quy
trình 3 bước luyện nghe hiểu cho học sinh, đặc biệt là bước thứ nhất sao cho có
thể giúp các em hình thành và phát triển hứng thú khả năng tập trung, biết sử
dụng thông tin suy đoán điều sẽ nghe. Nhờ vậy học sinh sẽ chủ động và tự tin hơn
khi nghe.
2.3.5 Một số giải pháp khác để học sinh có cơ hội luyện tập kĩ năng nghe:
Ngoài những biện pháp trên, giáo viên cân hướng dẫn và khuyến khích học
sinh luyện kĩ năng nghe thông qua một số việc làm sau:
- Nghe các bài chant có vần, có nhịp điệu.
- Tích cực xem truyền hình, video, phim hoạt hình bằng tiếng Anh nghe đài, đọc
báo chí tiếng Anh .
- Chơi trị chơi và nghe và tập các bài hát Tiếng Anh
- Xem các clip dạy phát âm, dạy nghe trên trang Youtube của giáo viên nước

ngồi hoặc Việt Nam.
- Nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội, cố gắng diễn đạt
bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ, nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói
nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
- Sưu tầm các tài liệu, giáo trình như Starters, Movers, Flyers của Cambridge để
luyện nghe cho HS từ cấp độ dễ đến khó.
- Tổ chức dạy học trải nghiệm Tiếng Anh thơng qua lồng ghép trong các hoạt
động tập thể như các giờ chào cờ, múa hát tập thể, duy trì hoạt động câu lạc bộ
Tiếng Anh, tổ chức ngày hội Tiếng Anh, giao lưu hùng biện Tiếng Anh, hay tổ
chức cho các nhóm học sinh đi dã ngoại, tham gia lồng tiếng cho phim hoạt hình
trên Youtube, làm phóng sự phỏng vấn, tập làm hướng dẫn viên, MC dự báo thời
tiết, tổ chức phiên chợ... khích lệ học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ như thi
IOE, trạng nguyên Tiếng Anh, Toffel Primary.... Qua đó, tạo khí thế học Tiếng
Anh thân thiện, học sinh tích cực thi đua qua đó phát triển phẩm chât và năng lực,
hiệu quả day học sẽ ngày càng nâng cao.
2.3.6 Vai trò của giáo viên trong các hoạt động luyện tập kĩ năng nghe:
Giáo viên sẽ đóng vai trị chủ đạo trong việc đổi mới hương pháp và phát huy
sáng kiến dạy học tích cực này.

13


- Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng
tiếng Anh làm ngôn ngữ chính để giao tiếp. Tuỳ theo khối lớp và đối tượng học
sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu Tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu,
dễ nhớ, dễ thuộc, ln biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng
trong giao tiếp.
- Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi học sinh trong khi nói. hãy để các em
nghe và nói tự nhiên. chú ý dến độ trôi chảy hơn là sự chính xác, đừng buộc học
sinh phải dừng nói trong khi học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình

bằng Tiếng Anh, làm như vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ khi nghe và nói.
- Giáo viên nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói Tiếng Anh với hình thức
“vừa chơi - vừa học”
- Trong thời gian ở nhà, hướng dẫn các em tập nghe Tiếng Anh qua đài, Tivi,
nghe các bài hát bằng tiếng Anh...linh hoạt tạo ra các môi trường giao tiếp để học
sinh có thể luyện tập tốt kỹ năng nghe và các kỹ năng giao tiếp khác.
Vì vậy giáo viên phải khơng ngừng học hỏi từ đồng nghiệp, tích lũy kinh nghiệm,
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học
máy chiếu, bảng tương tác , khai thác các phầm mềm ứng dụng dạy học Tiếng
Anh...
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Qua một thời gian áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp cải thiện kĩ năng
nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 5” đưa vào thực tế các tiết dạy Tiếng Anh
hàng ngày của giáo viên theo chương trình Sách giáo khoa Tiếng Anh 5 thí điểm
hệ 10 năm xuất bản năm 2013 và việc học Tiếng Anh của học sinh khối lớp 5
của trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Thành phố Yên Bái bước đầu đã mang lại
những kết quả nhất định.
Vì vậy bản thân tôi mong rằng sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu áp dụng
các biện pháp cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh, sẽ được ứng dụng rộng rãi trong
giảng dạy của các giáo viên sao cho phù hợp với các đối tượng học sinh nhằm để
khắc phục dần những khó khăn, vướng mắc thực hiện việc dạy và học nghe tiếng
Anh, để trong một tương lai không xa chúng ta có thể tạo ra một mơi trường Anh
ngữ thưc sự trong các trường tiểu học.và phát huy hiệu quả tốt nhất trong giảng
dạy Tiếng Anh cấp Tiểu học
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Ở lớp 5, việc đưa tiết dạy nghe tiếng Anh vào chương trình là điều kiện tốt
để học sinh có thể phát triển một cách đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ. Song dạy và
học nghe Tiếng Anh còn "mới" đối với cả học sinh và giáo viên, vì vậy trong
những năm đầu thực hiện, cả giáo viên và học sinh khơng thể tránh khỏi những

khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu. Với biện pháp này, học sinh lớp 5 trường tôi đang

14


giảng dạy đã và đang cải thiện và nâng cao được khả năng nghe và đạt được
nhừng kết quả rất đáng khích lệ.Trước hết, những kinh nghiệm này rất phù hợp
với chương trình SGK mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động
sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực
hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng, khơng khí học tập trong
lớp ln sơi nổi, nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, khơng cịn
lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. các tiết học trở nên sôi nổi, học sinh chủ
động lĩnh hội tri thức, tham gia thực hành nhiều hơn, tự tin hơn.
- Đa số học sinh nắm vững kiến thức , rất tích cực trong giờ học, hoạt động
của các em mang tính tự giác, giờ học thỏa mái, có sự hứng thú cho mơn học
nhiều hơn, khơng cịn e ngại dụt dè trong giao tiếp sử dụng Tiếng Anh , độ lưu
loát biểu cảm trong câu nói, khả năng tư duy của các em cũng tiến bộ hơn.
- Các em hào hứng với các trò chơi ngơn ngữ lơi cuốn tạo khơng khí sinh động,
tích cực trong giờ học.
- Các thủ thuật luyện nghe này giúp cho các giáo viên tiết kiệm được thời gian
trong phần giới thiệu ngữ liệu, lượng từ vựng không quá tải đối với học sinh,
dành nhiều thời gian cho các kỹ năng thực hành giao tiếp. Thời gian phân bố cho
các phần trong một tiết dạy đảm bảo, đồng thời khắc phục được những nhược
điểm của phương pháp ngữ pháp-dịch truyền thống .
Chính vì vậy qua khảo sát học sinh về thái độ đối với môn học và chất lượng bài
các bài kiểm tra định kì và cuối kì các em làm bài đạt kết quả cao hơn và chất
lượng bộ mơn cuối năm chuyển biến rất tích cực.
Tổng số

Rất thích


Thích

Khơng thích

Khối lớp 5:
171
283 hs
Chất
lượng
Giỏi %

61%
Khá

%

TB

%

Yếu

%

Kém

%

Khối lớp 5:

283 hs

158

56%

65

23,0 %

2

0,7%

0

0%

58

20,5
%

112

38 %

03

1%


5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, bổ sung thêm tranh ảnh mới tài liệu tham
khảo để phục vụ cho việc dạy và học môn Tiếng Anh.
- Giáo viên phải khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun môn, nghiệp vụ
sư phạm, phát huy sáng kiến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, để đạt
hiệu quả dạy học cao nhất, có nhiều cơ hội hơn nữa để giao lưu, học hỏi và rút
kinh nghiệm qua các cuộc hội thảo chuyên đề với các đồng nghiệp, chuyên gia
trong nước và nước ngoài.

15


- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa bộ mơn tiếng Anh cho học sinh ít nhất
một buổi sinh hoạt ngoại khóa/một học kỳ dưới nhiều hình thức như câu lạc bộ,
đố vui để học, viết báo tường,thi hùng biện, tổ chức ngày hội Tiếng Anh với các
trò chơi ngôn ngữ…Nhằm tạo hứng thú cũng như tạo sân chơi bổ ích cho học
sinh trong học tập.
III. Cam kết khơng sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo là đúng sự thật. Nếu có gian
dối, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.
Yên Bái, ngày 12 tháng 01năm 2022
Người viết báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Thị Yến Chi

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( Ký tên, đóng dấu)


16


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
(Ký, đóng dấu)

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- The English language Teacher’s Handbook.
2- The ELTTP Methodology course.
3- Teacher’s book and text books Tiếng Anh 3,4,5.
4- Practice techniques for language teaching.
5- A training course for teacher.
6- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, kỹ năng môn Tiếng Anh
Tiểu học.
7- Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh.
8- Tài liệu tập huấn chương trình giáo dục phổ thơng 2018

18



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái Yên
Bái.
- Họ và tên: VŨ THỊ YẾN CHI
- Ngày tháng năm sinh: 29 tháng 11 năm 1976
- Nơi công tác: Trường TH Nguyễn Trãi - Thành phố Yên Bái
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học Sư Phạm Tiếng Anh
- Tỷ lệ(%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%.
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: " " Một số biện pháp cải thiện kĩ
năng nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 5”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Thị Yến Chi
Chức vụ: Giáo viên trường TH Nguyễn Trãi
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh Tiểu học.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Từ ngày 06/9/2020 đến ngày 12/5/2021 của năm học 2020-2021.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình
thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,
chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói
Giáo viên cần chú tâm để tổ chức những giờ học sôi nổi thu hút sự hứng thú
để các em nắm bắt bài học ngay ở trên lớp tránh sự lặp lại nhàm chán, các em có
thể vừa học vừa chơi, đồng thời khắc sâu được những kiến thức, chú trọng phát
triển kí năng giao tiếp nghe nói vận dụng tốt trong thực tiễn cuộc sống.
Giáo viên cần lập kế hoạch chu đáo cho một tiết dạy nghe, chú ý dạy kĩ

năng phát âm chuẩn cho học sinh, xác định đúng tiến trình một bài dạy hoặc một
hoạt động nghe, sinh động các hoạt động trước, trong khi và sau khi nghe, gắn kết
các trò chơi để luyên tập củng cố họat động nghe, tạo môi trường giao tiếp nghe
nói ngồi lớp học để tăng cơ hội luyện tập kĩ năng nghe, giáo viên chủ động sáng
tao, tích cực học hỏi, linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin và các kĩ thuật dạy
học tiên tiến, khai thác các nguồn học liệu nâng cao hiệu quả dạy học.
5. Những thông tin cần được bảo mật : Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

19


- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, bổ sung thêm tranh ảnh mới tài liệu tham
khảo để phục vụ cho việc dạy và học môn Tiếng Anh.
- Giáo viên phải khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun môn, nghiệp vụ
sư phạm, phát huy sáng kiến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng
cao hiệu quả dạy học.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa tạo sân chơi bổ ích cho học sinh.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Đa số học sinh nắm vững kiến thức , rất tích cực trong giờ học, hoạt động
của học sinh mang tính tự giác, giờ học thỏa mái, có sự hứng thú cho mơn học
nhiều hơn, khơng cịn e ngại dụt dè trong giao tiếp sử dụng Tiếng Anh , độ lưu
lốt biểu cảm trong câu nói, khả năng tư duy của học sinh cũng tiến bộ hơn.
- Các thủ thuật luyện nghe này giúp cho các giáo viên tiết kiệm được thời gian
trong phần giới thiệu ngữ liệu, lượng từ vựng không quá tải đối với học sinh,
dành nhiều thời gian cho các kỹ năng thực hành giao tiếp. Thời gian phân bố cho
các phần trong một tiết dạy đảm bảo, đồng thời khắc phục được những nhược
điểm của phương pháp ngữ pháp-dịch truyền thống .
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng

kiến lần đầu (nếu có): Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung
thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  
Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022
Người nộp đơn

Vũ Thị Yến Chi

20



×