Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Một số biện pháp đa dạng hóa hình thức phục vụ thư viện hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động tự học, tự quản của học sinh ở trường ptdtnt thpt tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT TỈNH YÊN BÁI


BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐA DẠNG HĨA HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC NHẰM HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT
TỈNH YÊN BÁI”

Tác giả:
Nguyễn Thị Hương
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ Địa lí
Chức vụ:
Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái

Yên Bái, tháng 01 năm 2022
1


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến
“Một số biện pháp đa dạng hóa hình thức hoạt động thư viện trường học
nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của học sinh ở trường phổ
thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến
Áp dụng trong việc tổ chức, quản lý hoạt động thư viện trường học nhằm


hỗ trợ hoạt động tự học ở trường phổ thơng Dân tộc nội trú THPT tỉnh n Bái.
Trong đó có thể áp dụng đối với hệ thống trường THPT phổ thơng có điều kiện
tương đồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến
Từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
5. Tác giả
Họ và tên: Nguyễn Thị Hương
Năm sinh:
1975
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ Địa lí
Chức vụ cơng tác:
Phó Hiệu trưởng
Nơi làm việc:
Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái
Địa chỉ liên hệ:
Tổ 4, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái
Điện thoại:
0979 480 913
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp
Nghị quyết số 29 của BCH TW Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, tồn
diện Giáo dục và Đào tạo đã nêu mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông:
"nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền
thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn”.... Đáp ứng yêu cầu đổi mới đó, thư viện trường
học có vai trị quan trọng, liên quan mật thiết với thói quen đọc sách và hình
thành văn hóa đọc, thói quen tự học, chiếm lĩnh tri thức của mỗi học sinh.
Thư viện trường học được quy định là một bộ phận cơ sở vật chất thiết
yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường; có nhiệm vụ tổ

chức thu thập, khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu, sách, báo, tạp chí liên
quan đến giáo dục theo chương trình quy định hiện hành của Bộ Giáo dục - Đào
tạo và kế hoạch giáo dục của nhà trường, nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông
tin phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ, giáo viên và học
2


sinh, góp phần hỗ trợ cho cơng tác dạy và học trong nhà trường. Từ trước đến
nay, ngành Giáo dục rất chú trọng đến hoạt động thư viện trường học và xây
dựng thói quen đọc sách, hình thành văn hóa đọc trong trường phổ thông; coi đây
là giải pháp quan trọng để học sinh nâng cao kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, thay
đổi phương pháp dạy, phương pháp học, góp phần hình thành nhân cách cho học
sinh phổ thơng, đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục và xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều trường phổ thơng vẫn cịn hạn chế về cơ sở
vật chất, diện tích thư viện nhỏ, nguồn tài liệu chưa nhiều, có trường bố trí thư
viện ở vị trí khuất nẻo, khơng thu hút được học sinh. Bên cạnh đó, còn thiếu nhân
viên thư viện chuyên trách, phân giáo viên kiêm nhiệm nên hạn chế về nghiệp vụ
và công tác tham mưu hoạt động thư viện, kinh phí cho thư viện hạn hẹp, từ đó
dẫn đến việc bổ sung được đầu sách tham khảo cho giáo viên và học sinh, sách
nghiệp vụ cũng nghèo nàn, thu hút ít học sinh, giáo viên đến đọc sách...
Đối với trường phổ thông Dân tộc nội trú, học sinh học tập, sinh hoạt nội
trú tại trường 24/24h/ngày, thư viện trước đây chủ yếu hoạt động theo hướng
truyền thống, cho học sinh mượn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo đọc tại chỗ
và mượn về, nhưng bị hạn chế về thời gian phục vụ trong giờ hành chính, số tài
liệu bổ sung vào kho sách còn hạn chế, tài liệu đã cũ so với thông mới chưa được
cập nhật, bổ sung, tài liệu chưa thật sự phong phú, trong khi học sinh hạn chế về
thiết bị học tập và điều kiện tiếp cận các nguồn học liệu chính thống để tham
khảo, việc học tập phụ thuộc phần lớn vào công tác giảng dạy, cung cấp tài liệu
và sách vở của nhà trường và thầy cô, do học sinh tập trung tại trường, đa phần
điều kiện khó khăn nên cũng hạn chế việc mua tài liệu tham khảo thêm trong thời

kì bùng nổ thông tin như hiện nay.
Để thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, góp phần nâng cao chất
lượng dạy - học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, từng
bước thay đổi phương pháp dạy, phương pháp học nhằm phát triển phẩm chất,
năng lực, hình thành văn hóa đọc, hướng tới xây dựng môi trường tu dưỡng, học
tập thân thiện; đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện để tạo nguồn cán bộ,
nguồn nhân lực là con em các dân tộc thiểu số có khả năng để thành cơng trong
cuộc sống lao động cũng như thích ứng với bối cảnh mới, đồng thời có trách
nhiệm tơn trọng và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Với vai trị quan trọng của cơng tác thư viện trường học trong việc góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Để khắc phục, tháo
gỡ những hạn chế nói trên và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tự học, hình
thành văn hóa đọc; xây dựng mơi trường tu dưỡng, học tập thân thiện, nhằm hỗ
trợ thực hiện công tác đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng hình thành
phẩm chất, năng lực, từ đó thúc đẩy phong trào dạy tốt - học tốt trong nhà trường,
tác giả đã triển khai, thực hiện “Một số biện pháp đa dạng hóa hình thức hoạt
động thư viện trường học nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của
học sinh ở trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái”, sáng kiến này
3


được thực nghiệm, điều chỉnh từ những biện pháp đã được áp dụng trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ được phân công phụ trách, tổ chức, quản lý công tác thư
viện gắn với hoạt động chuyên môn tại nhà trường.
1.2. Những đóng góp của sáng kiến để góp phần nâng cao chất lượng
dạy - học ở trường phổ thông dân tộc nội trú
- Sáng kiến đưa ra những biện pháp tổ chức và quản lý, chỉ đạo hoạt động
thư viện trường học kết hợp với các hoạt động chuyên môn nhằm hỗ trợ nâng cao
hiệu quả hoạt động tự học của học sinh, hình thành văn hóa đọc; xây dựng môi
trường tu dưỡng, học tập thân thiện, nhằm hỗ trợ thực hiện công tác đổi mới

phương pháp dạy - học theo hướng hình thành phẩm chất, năng lực, góp phần
thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khẳng định uy tín nhà trường
phổ thơng dân tộc nội trú tỉnh.
- Nội dung của đề tài đã làm rõ được mục đích, yêu cầu đặt ra trên cơ sở
pháp lý, tính thực tiễn, thực trạng cơng tác tổ chức, quản lý hoạt động thư viện
của nhà trường trong quá trình phục vụ các hoạt động dạy - học. Qua việc phân
tích những khó khăn, vướng mắc để đưa ra các biện pháp cải tiến về tổ chức,
quản lý hoạt động thư viện phù hợp với điều kiện thực tiễn, đã đem lại những lợi
ích cho cơng tác giảng dạy và học tập cũng như góp phần duy trì, phát huy phong
trào tự học, tự quản và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, như :
+ Giúp Lãnh đạo nhà trường có những biện pháp cải tiến trong bố trí cơ sở
vật chất; xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động thư viện trường học, tạo phong
trào, động lực tự học, tự nghiên cứu trong dạy – học;
+ Giúp cho cán bộ thư viện nâng cao nhận thức về vai trị, chức năng,
nhiệm vụ và có biện pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình phục
vụ và thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Giúp học sinh có điều kiện và biết cách khai thác, sử dụng cơ sở vật chất,
cơng cụ, phương tiện (hệ thống máy tính, Internet của nhà trường, thiết bị điện tử
cá nhân…) để tiếp cận, khai thác với nguồn tài liệu chính thống, phong phú, kịp
thời và hỗ trợ việc nghiên cứu, hoàn thành các sản phẩm học tập được giao thông
qua các hình thức phục vụ của thư viện;
+ Hỗ trợ và giúp giáo viên có điều kiện thực hiện việc cải tiến phương pháp
giảng dạy; chuyển giao nhiệm vụ học tập phù hợp đối tượng, phát triển năng lực cá
biệt và tự chủ học sinh;
+ Phát huy phong trào tự học, tự nghiên cứu, chủ động, sáng tạo và dần
hình thành kỹ năng làm việc nhóm, từ đó xây dựng tinh thần đồn kết, hợp tác
cho học sinh trong q trình tu dưỡng, lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn,
chuyển giao nhiệm vụ của thầy cô giáo;
+ Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh được phát triển năng lực cá biệt,
hình thành thói quen tự học, tự bồi dưỡng, phát huy thế mạnh của bản thân trong

quá trình giảng dạy và học tập;
4


- Tính hiệu quả của sáng kiến đã được minh chứng qua kết quả phục vụ thư
viện và chất lượng giáo dục tồn của nhà trường (được trình bày trong mục 4 của
Báo cáo).
2. Nội dung các giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Trên cơ sở nghiên cứu tính pháp lý và thực trạng công tác hoạt động thư
viện nhà trường. Tác giả tập trung làm rõ những nhận thức về phương pháp tổ
chức, quản lý công tác hoạt động thư viện phù hợp với nhiệm vụ chính trị được
giao của đơn vị, phù hợp với đối tượng học sinh, đội ngũ cán bộ, giáo viên, hình
thành văn hóa đọc, phát huy phong trào tự học phù hợp với điều kiện thực tiễn
của nhà trường để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện trước yêu cầu đổi mới
hiện nay. Với mong muốn được chia sẻ những trải nghiệm của bản thân và được
trao đổi về “Một số biện pháp đa dạng hóa hình thức hoạt động của thư viện
trường học nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của học sinh ở
trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái”, nhằm hỗ trợ nâng cao
hiệu quả công tác đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hình thành phẩm
chất, năng lực và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện nói chung của
đơn vị cũng như các trường THPT có điều kiện tương đồng với nhà trường trên
địa bàn tỉnh Yên Bái trong những năm học tiếp theo.
2.2. Nội dung giải pháp
2.2.1. Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến so với sáng kiến đã
và đang được áp dụng
Trong đề tài này, tác giả đưa ra các biện pháp cải tiến về bố trí cơ sở vật
chất; việc phối hợp linh hoạt giữa khâu tổ chức, đa dạng hóa thêm các hình thức
hoạt động thư viện (thư viện điện tử, xây dựng tủ sách tự phục vụ) nhằm tăng
thêm thời gian đọc tài liệu ngồi giờ hành chính, trong các giờ tự học, giờ nghỉ và

bổ sung thêm nguồn học liệu mở phong phú về các lĩnh vực một cách kịp thời,
thích ứng phù hợp với điều kiện sinh hoạt học tập nội trú của học sinh mà trước
đây hình thức phục vụ của thư viện truyền thống chưa thực hiện được, đồng thời
kết hợp với các hoạt động giáo dục, quản lý học sinh của các bộ phận liên quan
trong việc tổ chức hoạt động thư viện, hình thành văn hóa đọc và hỗ trợ nâng cao
hiệu quả phong trào tự học, tự nghiên cứu, chiếm lĩnh kiến thức, mở rộng kiến
thức xã hội của học sinh cũng như chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Để thực hiện được mục tiêu trên, đòi hỏi Ban giám hiệu, cán bộ thư viện và
giáo viên cần quan tâm nghiên cứu và vận dụng phù hợp với thực tiễn của đơn vị,
theo các nội dung như sau:
Thứ nhất, cần làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng tinh
thần, động cơ tự học, tự bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, học sinh về tinh thần
trách nhiệm trong việc đổi mới dạy và học, hình thành văn hóa đọc để đáp ứng
với yêu cầu đổi mới của giáo dục cũng như xu thế phát triển của xã hội.
5


Thứ hai, quan tâm bố trí cơ sở vật chất của thư viện phù hợp với thực tiễn
của đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, học tập của giáo viên và
học sinh.
Thứ ba, chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện từ đầu năm học
phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.
Thứ tư, làm tốt cơng tác bồi dưỡng, bố trí cán bộ phục vụ thư viện đảm bảo
phát huy đúng chuyên mơn, nghiệp vụ để thực hiện có hiệu quả vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của thư viện nhà trường.
Thứ năm, tổ chức thêm các loại hình hoạt động của thư viện (như phòng
đọc điện tử; tủ sách tự đọc...), nhằm khắc phục những hạn chế của thư viện
truyền thống và thích ứng với xu thế phát triển của xã hội.
Thứ sáu, làm tốt công tác phối kết hợp giữa các bộ phận chuyên môn trong
nhà trường nhằm tổ chức hiệu quả hoạt động thư viện gắn với các hoạt động giáo

dục khác nhằm tuyên truyền, hướng dẫn, quản lý, giám sát, đôn đốc học sinh
tham gia các hoạt động nghiên cứu tại thư viện, khai thác nguồn học liệu điện tử
đúng mục đích, đảm bảo tính giáo dục... trong quá trình học tập và nghiên cứu.
2.2.2. Nội dung, cách thức và các bước thực hiện các giải pháp
2.2.2.1. Cần làm tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng tinh
thần, động cơ tự học, tự bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, học sinh về tinh thần
trách nhiệm trong việc đổi mới dạy và học, hình thành văn hóa đọc để đáp ứng
với yêu cầu đổi mới của giáo dục cũng như xu thế phát triển của xã hội.
a) Mục đích
Nhằm bồi dưỡng tinh thần, động cơ tự học, tự bồi dưỡng cho cán bộ, giáo
viên, học sinh về tinh thần trách nhiệm trong việc đổi mới dạy và học, hình thành
văn hóa đọc để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục cũng như xu thế phát
triển của xã hội.
Đối với giáo viên, cần thiết phải bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình
độ, nghiệp vụ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt thiết yếu để
chuẩn bị cho thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới.
Đối với học sinh cần có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của việc đọc sách,
nghiên cứu tài liệu, giúp học sinh đến với sách, hình thành thói quen đọc sách,
tạo nền tảng quan trọng cho việc tự học, tự chủ trong quá trình lĩnh hội kiến thức
và mở rộng vốn hiểu biết cho bản thân.
b) Biện pháp
- Nhà trường phải đề cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên, bồi dưỡng tinh thần, động cơ tự học, tự bồi dưỡng cho cán
bộ, giáo viên, học sinh về tinh thần trách nhiệm trong việc đổi mới dạy và học,
6


hình thành văn hóa đọc để đáp ứng với u cầu đổi mới của giáo dục cũng như
xu thế phát triển của xã hội.
- Thông qua các hội nghị cơ quan và sinh hoạt chuyên môn; xây dựng lồng

ghép trong kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, giáo viên hằng năm để tuyên truyền, quán
triệt nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là trách nhiệm đổi mới
nhận thức cho giáo viên về phương pháp dạy học mới, thay thế dần phương pháp
truyền thụ một chiều sang phương pháp chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn học
sinh chủ động tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức. Từ đó thúc đẩy giáo viên phải tự
nghiên cứu, phải đọc sách, tự học.
- Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh, tăng cường công tác
tuyên truyền, thông qua đội ngũ cán bộ thư viện, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên
bộ môn với nhiều hình thức tuyên truyền qua giờ học, sinh hoạt và tổ chức các
ngày giới thiệu sách …, để giúp các em nhận thức đúng đắn về ý nghĩa thiết thực
của việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu, từ đó sẽ tạo được động cơ, phong trào tự
học, tự đọc trong học sinh.
2.2.2.2. Quan tâm bố trí cơ sở vật chất của thư viện phù hợp với thực tiễn
của đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, học tập của giáo viên và
học sinh.
a) Mục đích
Bố trí thư viện đảm bảo về cơ sở vật chất, thiết bị, sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo … phong phú, thiết thực, phù hợp và thuận lợi cho cán bộ, giáo viên,
học sinh đến đọc sách, tham khảo, truy cứu tài liệu…; có sức thu hút đối với học
sinh trong q trình phục vụ, thích ứng linh hoạt với các hoạt động giáo dục khác,
đáp ứng nhu cầu cho cán bộ, giáo viên, học sinh.
b) Biện pháp
Thư viện cần được bố trí tiếp giáp khu vực lớp học, phịng chờ của giáo
viên đề tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên và học sinh có thể tranh thủ
giờ ra chơi, ngoài giờ học, giờ dạy để lên mượn sách đọc hoặc tra cứu tài liệu.
Đối với sơ đồ phòng làm việc của thư viện nhà trường đã thực hiện: bố trí
01 kho sách, 01 phịng đọc điện tử và 01 phòng làm việc của cán bộ thư viện có
bố trí tủ tra mục lục sách, tủ sách tự chọn tại tầng 1 để thuận lợi cho việc giao
dịch, hướng dẫn mượn trả sách và quản lý, giám sát học sinh; bố trí 01 phịng đọc
giáo viên lồng ghép với phịng chờ của giáo viên ngồi giờ dạy & 01 phịng đọc

học sinh tại tầng 2 thơng với hành lang khu vực lớp học lý thuyết và phòng học
bộ môn rất thuận lợi cho CB, GV, học sinh di chuyển để mượn, đọc sách;
Bố trí đủ các trang thiết bị tối thiểu để làm việc (máy tính, tủ tài liệu, hồ
sơ, ấn phẩm có đầy đủ bàn ghế làm việc của cán bộ thư viện, máy vi tính, bàn ghế
đọc sách của học sinh và giáo viên, có đủ giá để xếp sách, nội quy của thư viện,
tủ thư mục tra sách…) đảm bảo các điều kiện làm việc cho công tác phục vụ và
người đọc.
7


2.2.2.3. Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện từ đầu năm học
phù hợp với điều kiện thực tiễn của Nhà trường.
a) Mục đích
Nhằm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ về sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo, thiết bị phục vụ bạn đọc cũng như hoạt động quản lý thư viện và có
các nội dung hoạt động thư viện từ đầu năm học để có phương án phối hợp thực
hiện hiệu quả.
b) Biện pháp
Phân công một cán bộ quản lý phụ trách hoạt động thư viện, có trách
nhiệm tham mưu, quản lý, tổ chức và kiểm tra, giám sát điều chỉnh kịp thời hoạt
động thư viện kết hợp với các hoạt động giáo dục khác;
Giao cán bộ thư viện chuyên trách tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động
thư viện trong cả năm học, hoạt động chuẩn bị và phục vụ cho từng tháng, học kì
trong năm, bao gồm các nội dung:
- Có kế hoạch kiểm kê, rà soát, bổ sung, phát triển kho sách và các nguồn
lực thông tin đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho thầy, cô giáo và
học sinh trong nhà trường cập nhật theo năm học đáp ứng với chương trình giáo
dục nhà trường đã xây dựng..... Phối hợp với các tổ chuyên môn trong việc lựa
chọn, bổ sung tài liệu cho phù hợp với nhu cầu dạy và học trong nhà trường.
- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc sử dụng hiệu quả các nguồn

thơng tin, tài liệu có trong thư viện, phân cơng ca trực, lên lịch phục vụ bạn đọc,
hướng dẫn học sinh khai thác tài liệu... phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà
trường và đối tượng học sinh.
- Có kế hoạch các hoạt động chuyên đề của thư viện trong năm để tuyên
truyền, giới thiệu sách như tổ chức hưởng ứng ngày sách Việt Nam...
2.2.2.4. Làm tốt công tác bồi dưỡng, bố trí cán bộ phục vụ thư viện đảm
bảo phát huy đúng chun mơn, nghiệp vụ.
a) Mục đích
Bố trí, sử dụng và phát huy tối đa vai trị, chức năng của cán bộ thư viện,
từ đó sẽ khai thác tốt thế mạnh về đội ngũ nhằm phát huy hiệu quả hoat động thư
viện của nhà trường, góp phần hỗ trợ cho công tác tổ chức các hoạt động giáo
dục, trong đó có phong trào tự học, tự quản trong học sinh.

b) Biện pháp
Bố trí đúng vị trí việc làm, đảm bảo đúng chuyên môn. Nhà trường thuận
lợi là có 02 nhân viên thư viện chuyên trách, nên có nghiệp vụ về thư viện. Với
lực lượng này, nhà trường đã quan tâm bồi dưỡng thường xuyên, cử cán bộ tham
8


gia bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; thông qua công tác tự bồi
dưỡng, qua giao việc, yêu cầu xây dựng ý tưởng phục vụ thư viện đáp ứng yêu
cầu học tập của học sinh và giáo viên của nhà trường; đặc thù học sinh nội trú ở
tại trường, quỹ thời gian tập trung tại nhà trường nhiều trong khi phương tiện học
tập, khả năng tự lo tài liệu lại hạn chế.
Yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đúng quy trình, nghiệp vụ chun mơn: tất cả
các loại ấn phẩm trong thư viện đã được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục
lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện; có Tủ mục lục để tra cứu sách, có nội
quy hướng dẫn phục vụ cán bộ, giáo viên và học sinh đảm bảo giáo dục toàn diện
và mang tính đặc thù của trường chuyên biệt, phù hợp với các hoạt động sinh

hoạt và học tập, đặc điểm tâm lý, lứa tuổi học sinh dân tộc nội trú. Việc quản lý
hoạt động qua phần mềm phân hệ quản lý thư viện VEMIS.Library và có đủ hồ
sơ quản lý thư viện theo quy định hiện hành.
Thời gian phục vụ đảm bảo 2 ca/ngày, ngồi ra cịn phải có phương án hỗ
trợ học sinh có điều kiện tiếp cận, sử dụng tài liệu tự nghiên cứu ngoài giờ học và
trong các giờ tự học chiều - tối, ngày nghỉ.
2.2.2.5. Tổ chức thêm các loại hình phục vụ của thư viện (phịng đọc điện
tử; tủ sách tự đọc...), nhằm khắc phục những hạn chế của thư viện truyền thống
và thích ứng với xu thế phát triển của xã hội.
a) Mục đích
Nhằm tăng cường đổi mới hoạt động thư viện, đa dạng hóa hình thức phục
vụ, ngồi hình thức phục vụ truyền thống cịn tổ chức thêm các hình thức phục vụ
qua các phương tiện thơng tin, cơ sở vật chất và tính đặc thù của nhà trường để
phát triển văn hóa đọc trong nhà trường góp phần thiết thực vào đổi mới PPDH
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, tiếp tục duy trì và phát
huy chất lượng giáo dục của nhà trường trong thời gian tới.
b) Biện pháp
Hiện nay, hoạt động thư viện nhà trường đang thực hiện kết hợp các hình
thức phục vụ bạn đọc thơng qua thư viện truyền thống, kết hợp với việc hướng
dẫn CBGV, học sinh tham gia khai thác “Thư viện điện tử”, tủ sách “thắp sáng
ước mơ”, phối hợp với thư viện tỉnh để thực hiện đọc sách, luân chuyển sách qua
thư viện lưu động.
Đối với thư viện truyền thống
Nguồn tài liệu: nhà trường đã bố trí kho sách có đủ sách ở 3 bộ phận, gồm
sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo với trên 18.000
bản sách, trong đó: sách giáo khoa có 9.460 bản (bình qn đạt 22,5 đầu sách/học
sinh cao gấp 5,6 lần so với tiêu chuẩn đạt thư viện chuẩn là 4 bản/học sinh); sách
nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên như có 760 bản; sách tham khảo (các tài liệu
chuyên đề cho các mơn học, tài liệu chun sâu, ơn thi…) có 7.875 bản và nhóm
9



tài liệu về báo, tạp chí và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu đáp ứng đủ cho
100% cán bộ, giáo viên và học sinh mượn sách giáo khoa phục vụ học tập. Hằng
năm đều rà soát, bổ sung đủ sách giáo khoa, sách tham khảo tối thiểu phục vụ
hoạt động dạy – học đáp ứng kế hoạch giáo dục nhà trường.
Hình thức phục vụ: đọc sách tại chỗ trong giờ hành chính và cho mượn
sách về theo quy định. Ngồi ra cịn tổ chức ngoại khóa với “ngày hội đọc sách”
như: giới thiệu sách, triển lãm trưng bày sách mới, tranh ảnh....
Đối với thư viện điện tử
Nguồn tài liệu: Nhà trường đã phối hợp với Thư viện tỉnh n Bái để xây
dựng phịng đọc điện tử, bố trí, trang bị hệ thống máy tính của thư viện được kết
nối Internet và đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động
khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Định kì hàng năm phối hợp với thư viện tỉnh để bổ sung thêm nguồn cơ sở
dữ liệu sách điện tử với các lĩnh vực khá phong phú, đa dạng như khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội, kỹ năng sống, ngoại ngữ, tin học, giáo dục giới tính, tài
liệu địa phương, văn hóa dân tộc…,
Hình thức phục vụ rất đa dạng: cán bộ thư viện cung cấp địa chỉ, đường
link…, hướng dẫn học sinh tra cứu tài liệu tại phòng đọc điện tử, học sinh có thể
tra cứu trong giờ hành chính tại phịng đọc điện tử qua máy tính, có kết nối
Internet, có thể sử dụng máy để khai thác tài liệu, làm bài tập, các sản phẩm được
giao…. Ngoài ra, học sinh có thể khai thác tài liệu trong giờ tự học, ngoài giờ học
bằng thiết bị điện tử cá nhân (máy tính, điện thoại thơng minh nếu có…).
Với loại hình phục vụ của thư viện điện tử có ý nghĩa thiết thực phục vụ
cho cơng tác giáo dục tồn diện, nhằm hỗ trợ nhu cầu tra cứu, khai thác tài liệu
trên hệ thống máy tính, các thiết bị điện tử góp phần bổ sung nguồn tài liệu rất
phong phú, đa dạng, được cập nhật số liệu, thông tin mới kịp thời trong thư viện,
khắc phục những hạn chế của thư viện truyền thống (bị giới hạn về thời gian
phục vụ, nguồn tài liệu có hạn, đã bị lạc hậu…) để phục vụ cho công tác nghiên

cứu, học tập của cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường (phụ lục 1).
Tủ sách thắp sáng ước mơ
Nguồn tài liệu: Nhà trường đã phối hợp với thư viện tỉnh xây dựng tủ sách
“Thắp sáng ước mơ” đặt tại phòng sinh hoạt chung, bố trí tại khu kí túc xá, nhằm
phục vụ cho học sinh ngoài giờ học, trong các ngày nghỉ, cũng là nơi học sinh tập
trung sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động ngồi giờ, nhằm tạo thói quen đọc sách mọi
lúc, mọi nới, hình thành thói quen đọc sách.
Hình thức phục vụ: Tủ sách này hoạt động theo hình thức tự chọn, tự quản
lý, hình thành ý thức trách nhiệm, tự giác của học sinh. Định kỳ luân phiên đổi
sách với thư viện tỉnh theo chu kỳ 3 tháng/lần, kết hợp với thư viện lưu động để
giới thiệu sách, nhằm bổ sung, đa dạng hóa đầu sách và luân chuyển mượn sách,
10


từ đó thu hút sự quan tâm, nhu cầu tham khảo, đọc sách để mở rộng kiến thức,
cũng như hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh (phụ lục 2,3).
2.2.2.6. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa các bộ phận chuyên môn trong
nhà trường nhằm tổ chức hiệu quả hoạt động thư viện gắn với các hoạt động
giáo dục khác
a) Mục đích
Nhằm tuyên truyền, hướng dẫn, quản lý, giám sát, đôn đốc học sinh tham
gia các hoạt động nghiên cứu tại thư viện, khai thác nguồn học liệu điện tử đúng
mục đích, đảm bảo tính giáo dục... trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tạo phong trào, thói quen đọc sách, phát huy phong trào tự học tự quản.
Từ đó nâng cao tinh thần hợp tác với thầy cơ trong q trình học tập, tu dưỡng,
hình thành ý thức tự giác, tự chủ cho học sinh.
Phối hợp trong hướng dẫn, quản lý học sinh để phát huy mặt mạnh, khắc
phục, tránh những tác động tiêu cực trong q trình khai thác thơng tin và sử
dụng các thiết bị, phương tiện học tập không đúng mục đích.
b) Biện pháp

Tăng cường hiệu quả cơng tác phối kết hợp giữa các bộ phận chuyên môn
và thư viện trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, quản lý, giám sát, đôn đốc học
sinh tham gia các hoạt động nghiên cứu tại thư viện, khai thác nguồn học liệu
điện tử đúng mục đích, đảm bảo tính giáo dục... trong q trình học tập và nghiên
cứu, phù hợp với tính đặc thù, dạy - học 2 buổi/ngày, tổ chức các giờ tự học
chiều-tối và tổ chức các hoạt động giáo dục, sinh hoạt nội trú, cụ thể:
- Đối với cán bộ thư viện: phối kết hợp với các bộ phận chuyên môn như tổ
chuyên môn, giáo viên bộ môn để tham khảo nguồn tài liệu cần thiết, phù hợp
cho việc dạy – học để bổ sung nguồn tài liệu kịp thời, thiết thực tránh lãng phí;
phối kết hợp với GVCN, GVBM để tuyên truyền, giới thiệu các loại sách, tài liệu
mới trong quá trình giảng dạy để học sinh được biết, tiếp cận với tài liệu mới.
Phối hợp với Đoàn thanh niên và GVCN tổ chức các hoạt động tập thể trong
ngày hội sách, giới thiệu sách lồng ghép trong các hoạt động tập thể của nhà
trường, cũng như giáo dục việc nghiên cứu tài liệu, sử dụng thơng tin mạng đúng
mục đích...
- Đối với Đoàn thanh niên: Tăng cường giáo dục ý thức, trách nhiệm tự
học tự rèn, trách nhiệm lập thân lập nghiệp của đoàn viên thanh niên, giáo dục ý
thức trách nhiệm, động cơ tu dưỡng, học tập đúng đắn, tinh thần cầu thị của thanh
niên; phối kết hợp tổ chức những những hoạt động tập thể...
- Đối với GVCN: có trách nhiệm phối kết hợp với cán bộ thư viện, GVBM,
quản sinh để có biện pháp giáo dục, tuyên truyền, bồi dưỡng ý thức tự học, tự
đọc, giáo dục ý thức trách nhiệm tuân thủ đúng nội quy thư viện cũng như khi
khai thác tài liệu điện tử, đặc biệt tự giác trong quá trình sử dụng thiết bị điện tử
trong q trình khai thác thơng tin mạng phải đúng mục đích, đúng nội dung;
11


phân công học sinh khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ học sinh yếu; tổ chức thành những
nhóm học tập trong lớp để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; thường xuyên
giám sát, nắm bắt thông tin việc lên lớp và tham gia đọc sách, nghiên cứu tài liệu,

tự học, tự quản của học sinh để có biện pháp giáo dục, động viên kịp thời.
- Đối với GVBM: điều chỉnh phương pháp dạy học theo hướng tích cực,
chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn tự nghiên cứu, giới thiệu tài liệu, phương tiện
để học sinh biết tận dụng, khai thác nguồn lực của thư viện để tổ chức nghiên
cứu, hoàn thành sản phẩm …. Có biện pháp hướng dẫn phương pháp tự học; hợp
tác, làm việc theo nhóm, chủ động trong q trình tìm tịi, tiếp cận, khai thác,
chiếm lĩnh tri thức đồng thời đánh giá ý thức tự học nhằm bồi dưỡng lòng hiếu
học, ham hiểu biết, để học sinh chủ động tự tìm tói, nghiên cứu…
- Đối với Bộ phận quản sinh: phối hợp với GVCN và cán bộ thư viện để
giám sát, đôn đốc, nhắc nhở học sinh tham gia thực hiện nghiêm túc nề nếp học
tập, tự học, tự nghiên cứu tài liệu trên lớp, tại thư viện theo thời khóa biểu của
nhà trường (ca học chiều và tối) đúng quy định.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sau khi thực hiện, trao đổi, thu thập thông tin, kết quả thực hiện, lấy ý kiến
của các đồng nghiệp tại đơn vị, sáng kiến đã được bổ sung, điều chỉnh, tiếp tục tổ
chức triển khai áp dụng linh hoạt theo điều kiện thực tiễn của đơn vị, qua đó đã
góp phần duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ thư viện và hỗ trợ thiết thực
hiệu quả cho hoạt động tự học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường. Đề tài này, có thể áp dụng ở những đơn vị có đặc điểm tương đồng với
nhà trường.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
4.1. Cách thức thực hiện
Đối tượng áp dụng, thực ngiệm, khảo sát đối chứng: học sinh trường phổ
thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái.
Cách thức thực nghiệm, khảo sát: áp dụng cải tiến trong tổ chức, quản lý
công tác thư viện tại nhà trường kết hợp với tổ chức các hoạt động giáo dục và
được kiểm chứng qua kết quả phục vụ thư viện và chất lượng giáo dục của nhà
trường trong năm học vừa qua.
4.2. Hiệu quả chung
Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp trong cơng tác tổ chức,

quản lý đa dạng hóa hình thức phục vụ thư viện trường học đã hỗ trợ nâng cao
hiệu quả hoạt động tự học của học sinh, đã thu hút được sự quan tâm, nâng cao
nhu cầu đọc sách, nghiên cứu tại thư viện, nâng tỷ lệ học sinh tham gia đọc sách,
khai thác tài liệu, tạo phong trào thi đua nghiên cứu, học tập trong học sinh.
Qua đó, cũng tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học của giáo viên, thông qua hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn học liệu hỗ
trợ học sinh khai thác kiến thức, hoàn thành nhiệm vụ giao của thầy cô.
12


4.3. Kết quả khảo sát, kiểm chứng
Thông qua kết quả kiểm chứng, khảo sát tỷ lệ học sinh tham gia đọc sách,
tham khảo tài liệu tại thư viện, việc truy cập thư viện điện tử để nghiên cứu tài
liệu và tham gia các hoạt động của thư viện cùng với đánh chất lượng giáo dục
toàn diện (kết quả xếp loại hạnh kiểm- học lực trong năm học vừa qua cho thấy
hiệu quả nhất định và có tính khả thi nếu áp dụng sáng kiến trong quá trình tổ
chức các hoạt động giáo dục nói chung của nhà trường cũng như trong công tác
tổ chức hoạt động của thư viện nhà trường.
Kết quả khảo sát, đối sánh tỷ lệ học sinh tham gia các hoạt động phục vụ
của thư viện từ đầu năm học 2020-2021 và đầu năm 2021-2022
Hình
thức
phục vụ
Chỉ số
Số HS
Tỷ lệ
(%)
So sánh

Thư viện truyền thống


Thư viện điện tử

Đọc sách
Mượn sách
Mượn SGK
tại chỗ
TK về đọc
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
10/20 11/21 10/20 11/21 10/20 11/21

Tỷ lệ đọc tại
phòng điện tử
Tháng
Tháng
4/21
11/21

Tỷ lệ truy cập
thư viện điện tử
Tháng Tháng
4/21
11/21
315
132

235

275


236

241

418

422

73

216

56,2

65,1

56,5

57,1

100,0

100,0

17,5

51,2

31,5


74,6

-

+ 8,9

-

+ 1,1

-

-

-

+ 33,7

-

+ 43,1

Qua khảo sát, đánh hiệu quả phục vụ của thư viện trong năm 2020 và
2021: có 100% cán bộ, giáo viên và học sinh đều tham gia mượn sách giáo khoa,
sách nghiệp vụ tại thư viện;
Đối với sách và tài liệu tham khảo, số lượng học sinh đọc tại chỗ và mượn
sách về đọc tiếp tục duy trì, tuy nhiên số sách tham khảo tại thư viện truyền thống
có những tài liệu đã cũ, nên học sinh chỉ mượn và tham khảo những sách phù hợp
với nội dung chương trình học và ôn thi hiện nay, đồng thời tham khảo thêm một
số sách nâng cao, mở rộng kiến thức.

Hiện nay, do hình thức phục vụ đa dạng hơn, đã bổ sung thêm nguồn tư
liệu từ thư viện điện tử, số lượng tài liệu, lĩnh vực nghiên cứu phong phú hơn,
cập nhật thông tin mới hơn, nên học sinh đã chuyển dần sang tra cứu tư liệu điện
tử và cũng thuận tiện hơn trong khai thác tài liệu…
Đánh giá chung: số lượng học sinh tham gia tra cứu tài liệu, mượn sách
tiếp tục duy trì và tăng thêm số lượng tham gia trong quá trình học tập, tự học
cùng với sự mở rộng nguồn tư liệu cho học sinh tham gia nghiên cứu, nhất là
trong thời điểm hiện nay, một số thông tin trong sách giáo khoa đã lạc hậu, nhất
là các mơn xã hội có tính thời sự, cần cập nhật thơng tin mới, giáo dục địa
phương…
Học sinh có thêm phương tiện để hoàn thành các sản phẩm được giao qua
việc sử dụng máy tính, thiết bị ở phịng đọc điện tử, hỗ trợ thêm thiết bị cá nhân.
13


Đa phần học sinh khơng có máy tính để thực hiện nhiệm vụ, nên phòng đọc điện
tử sẽ hỗ trợ khá nhiều trong việc học tập nhóm, hồn thành bài tập được giao.
Kết quả giáo dục tồn diện học kì I năm 2020-2021 và kì I năm 2021-2022
Năm học

Chỉ tiêu

Số lượng
(418 HS)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
2021 – 2022
(422 HS)
(HK I)
Tỷ lệ (%)

So sánh với cùng kì
năm trước
2020–2021
(HK I)

Tốt

Hạnh kiểm
Khá
TB

Yếu

Giỏi

Học lực
Khá
TB

Yếu

362

51

5

0

21


280

117

0

86,60

12,2

1,2

0

5,02

66,99

27,99

0

372

44

6

0


40

283

99

0

88,15

10,43

1,42

0

9,48

67,06

23,46

0

+1,55

-1,77

+0,22


0

+4,46

+ 0,07

-4,53

0

Qua kết quả giáo dục toàn diện, đối sánh hai thời điểm cùng kì để xác nhận
hiệu quả giáo dục:
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì I năm học 2021-2022 so với cùng kì
năm học trước, tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt tăng: 1,31%; học sinh đạt hạnh
kiểm khá giảm 1,43%; học sinh hạnh kiểm trung bình tăng: 1,42%.
Kết quả xếp loại học lực học kì I năm học 2021-2022 so với cùng kì năm
học trước, tỉ lệ học sinh học lực giỏi tăng 4,46%; học sinh học lực khá tăng
0,07%; học sinh học lực trung bình giảm: 4,53%; 100% học sinh có học lực TB,
khơng có hoc lực yếu.
Đối với kết quả tốt nghiệp năm học 2020-2021 vẫn tiếp tục duy trì tỷ lệ
100%; với điểm trung bình mơn thi tốt nghiệp đạt 7.36 điểm so với 7.4 điểm
trung bình mơn học được đánh giá của nhà trường. Có thể thấy, đối với học sinh
nội trú có tính đặc thù, chuyên biệt, học sinh sinh hoạt, học tập tại nhà trường
24/24h/ngày. Mọi hoạt động giáo dục, kết quả học tập đều được thực hiện trong
khuôn khổ nhà trường và điều kiện thực tiễn đội ngũ, cơ sở vật chất và đối tượng
học sinh. Bởi vậy, các biện pháp tổ chức, quản lý thực hiện các hoạt động phục
vụ cho công tác dạy-học đều phải hướng tới phát huy nội lực, tận dụng mọi điều
kiện bên ngồi có thể để hỗ trợ các điều kiện học tập, nghiên cứu, giúp học sinh
rèn luyện tinh thần tự chủ, tự học, tự quản và hợp tác cao của học sinh với thầy

cơ, nhà trường để hồn thành kết quả dạy – học và nhiệm vụ chính trị được giao.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: áp dụng
trong công tác quản lý tại đơn vị.
6. Các thơng tin cần bảo mật: khơng có
7. Các điều cần thiết để áp dụng sáng kiến
7.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

14


Tiếp tục có sự chỉ đạo và tạo điều kiện cho các nhà trường đẩy mạnh hoạt
động thư viện, có sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý hoạt
động thư viện kết hợp với tổ chức các hoạt động giáo dục.
7.2. Đối với các đơn vị nhà trường
- Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thư viện và phân công thực hiện
đảm bảo chức năng, nhiệm vụ và tác nghiệp chuyên môn thư viện trường học.
- Cần quan tâm, chú trọng việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động thư viện kết hợp
với tổ chức các hoạt động giáo dục, góp phần hình thành thói quen đọc sách,
nghiên cứu tài liệu, phát huy tinh thần tự chủ trong học tập và kỹ năng tự học của
học sinh, từ đó thúc dẩy phong trào dạy-học theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực phù hợp điều kiện thực tiễn của đơn vị về đội ngũ, đối tượng học sinh;
qua đó định hướng giáo viên tự bồi dưỡng, nâng cao nhận thức việc đa dạng hóa
phương pháp dạy học.
- Việc tổ chức, vận dụng phải linh hoạt, từng bước phù hợp với điều kiễn
thực tiễn của nhà trường về đội ngũ, cơ sở vật chất và đối tượng học sinh.
7.3. Đối với giáo viên
Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật và nắm rõ được những yêu cầu đổi
mới về phương pháp dạy học. Có nhận thức đúng đắn về cơng tác chuyển giao
nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức và áp
dụng để giải quyết tình huống thực tiễn theo hướng dẫn của thầy cô.

8. Tài liệu kèm theo
- Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
- Báo cáo sáng kiến “Một số biện pháp đa dạng hóa hình thức hoạt động
thư viện trường học nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của học
sinh ở trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái”
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi cam đoan những nội dung, tư liệu trong hồ sơ, báo cáo sáng kiến là
đúng. Nếu có gian dối hoặc khơng đúng sự thật trong báo cáo tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.
Yên Bái, ngày 20 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Nguyễn Thị Hương

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

15


..........................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NGÀNH GDĐT
..........................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Phụ lục 1
HÌNH ẢNH THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
16


Cán bộ thư viện hướng dẫn học sinh khai thác thư viện điện tử và tra cứu tài liệu tham
khảo
(Phụ lục 2)
17


Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái phối hợp với Thư viện tỉnh
xây dựng Tủ sách “Thắp sáng ước mơ”
Để tăng cường đổi mới hoạt động thư viện, phát triển văn hóa đọc trong
nhà trường gắn với đổi mới hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện. Thực hiện Kế hoạch số 31/KH-DTNT, ngày 17/03/2021 về
xây dựng tủ sách “Thắp sáng ước mơ” và “Thư viện điện tử”. Ngày 09/3/2021,
tại Trường PT DTNT THPT tỉnh đã tổ chức buổi ra mắt tủ sách “Thắp sáng ước
mơ” và ký cam kết luân chuyển sách giữa Thư viện tỉnh và Trường PT DTNT
THPT tỉnh Yên Bái.
Tham dự trong buổi ra mắt tủ sách và ký cam kết có các đồng chí đại diện
lãnh đạo Thư viện tỉnh và trường PT Dân tộc nội trú tỉnh cùng các đồng chí cán
bộ thư viện tỉnh và đại diện cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.
Tại buổi ra mắt tủ sách, Thư viện tỉnh Yên Bái đã trao tặng nhà trường
200 bản sách, trị giá 8.000.000 đồng. Việc xây dựng tủ sách “Thắp sáng ước
mơ” nhằm đa dạng hóa hình thức phục vụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của Thư viện nhà trường, hình thành thói quen đọc sách, phát triển văn hóa

đọc trong cán bộ, giáo viên và học sinh gắn với yêu cầu đổi mới hoạt động giáo
dục.
NTH
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi ra mắt tủ sách và ký cam kết

18


Ảnh 1,2: Đại diện lãnh đạo 2 đơn vị ký cam kết luân chuyển sách

Lãnh đạo Thư viện tỉnh tặng sách cho nhà trường

19


Học sinh nhà trường tham gia nghe giới thiệu và đọc sách

20


Phụ lục 3
HÌNH ẢNH THƯ VIỆN LƯU ĐỘNG - LUÂN CHUYỂN SÁCH

Cán bộ thư viện phối hợp với thư viện tỉnh giới thiệu sách, hướng dẫn học sinh tra cứu, mượn
sách trên xe lưu động theo kỳ luân chuyển trả-mượn sách

21


22




×