Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường thpt trần phú thông qua tiết chào cờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
( Lĩnh vực: Giáo dục công dân )
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ THÔNG QUA TIẾT CHÀO CỜ.

Tác giả/đồng tác giả : Nơng Thị Ngọc Hà
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú

Văn Yên , ngày 28 tháng 01 năm 2022


2

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNGKIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh trường THPT Trần Phú thông qua tiết Chào cờ.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Trường học mới.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:Trường THPT Trần Phú.
4. Thời gian áp dụng sángkiến:
Từ ngày 16 tháng 9 năm 2020 đến ngày 25 tháng 05 năm 2021
5. Tác giả:
Họ và tên: Nơng Thị Ngọc Hà
Năm sinh: 04 /9/ 1984
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên


Nơi làm việc: Trường THPT Trần Phú.
Địa chỉ liên hệ:Trường THPT Trần Phú.
Điện thoại: 0984.513.630
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Giáo dục – đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho
sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ
của công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách
mạng khoa học – công nghệ đã làm cho khối lượng tri thức của nhân loại tăng
lên một cách nhanh chóng. Để khơng bị tụt hậu trong chặng đường thế kỉ này,
giáo dục cần phải có sự đổi mới để đào tạo ra những con người năng động, sáng
tạo đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo cũng khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển
năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy và học”.
Chiến lược giáo dục đó là nhằm đào tạo được nguồn nhân lực mới –
những con người khơng chỉ có tri thức, có phẩm chất đạo đức tốt mà cịn rất cần
phải có kĩ năng sống, kĩ năng hịa nhập. Chính vì thế, giáo dục kĩ năng sống trở
thành một mục tiêu, một nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết với ngành giáo dục
nước nhà.
Kĩ năng sống là kĩ năng rất quan trọng với tất cả mọi người, chứ không


3


riêng gì HS. Tuy nhiên, HS là đối tượng thường được quan tâm đầu tiên trong
việc giáo dục kĩ năng sống. Theo nhiều chuyên gia tâm lý, lứa tuổi HS THPT là
giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức
phức tạp. Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện
một cách đầy đủ này khiến cho HS trong lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng
hoảng về tâm lý, dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch. Thực tế cho
thấy, do các em thiếu các kĩ năng sống như kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng
phó với cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng sử dụng
mạng xã hội – tìm kiếm thơng tin… nên vấn đề bạo lực học đường, những vấn
đề liên quan tới đạo đức, việc ứng xử của HS với thầy cô, với gia đình, với
những người xung quanh cịn chưa thực sự văn minh.
Hiện nay, chương trình giáo dục kĩ năng sống cho HS đã được triển khai
đại trà và kĩ năng sống đã trở thành môn học bắt buộc ở một số trường thuộc bậc
tiểu học. Ở bậc THPT, nội dung giáo dục kĩ năng sống cũng được lồng ghép,
tích hợp vào các mơn học.
Với vai trị là Bí thư đoàn trường, được Chi bộ, ban giám hiệu nhà trường
giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, đôn đốc thực hiện các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong nhà trường,
qua quan sát thực tế tôi nhận thấy HS giao tiếp ứng xử cịn hạn chế ( Ví dụ: khi
nói trước đám đơng các em khơng sử dụng kính ngữ trước khi nói hoặc nói trống
khơng …), ý thức tự giác chưa cao, còn vi phạm nội quy HS nhiều nên đã tiến
hành khảo sát về kĩ năng sống của 637 HS nhà trường và thu được kết quả như
sau:
- 567 HS ( chiếm 89%) thường hay share, like những thông tin mà bản
thân cảm thấy thích dù khơng biết đúng hay sai hoặc comment, nhắn tin với bạn
bè bằng những tiếng lóng, những từ ngữ khơng thuần Việt trên mạng xã hội.
- 503 HS ( chiếm 79%) không biết điều chỉnh cảm xúc cá nhân, rất dễ
nóng giận vơ cớ, mất bình tĩnh khi xảy ra các tình huống va chạm trong các hoạt
động học tập, rèn luyện tại nhà trường .

- 485 HS ( chiếm 76,1%) không tự tin trong giao tiếp, rụt rè khi đứng
trước đám đông, cá biệt có học sinh dù đã được chuẩn bị kĩ lưỡng những nội
dung thuyết trình có sẵn nhưng khi lên sân khấu không thể phát biểu và chấp
nhận bỏ phần thuyết trình của mình và rời sân khấu.
- 401 HS (chiếm 63%) thường hay chán nản, mất phương hướng khi gặp
rắc rối, dẫn đến tình trạng trầm cảm,bng xi.
- 382 HS (chiếm 60%) thường hay vi phạm nội quy học sinh: Không
thuộc bài, không làm bài, mất trật tự trong giờ học, bỏ giờ, trốn tiết, …
- 382 HS (chiếm 60%) không biết cách giải quyết vấn đề, lúng túng khi bị
rơi vào tình huống khó, thậm chí khơng biết tìm người có khả năng giúp mình


4

giải quyết vấn đề.
Qua khảo sát cho thấy phần lớn HS còn thiếu kĩ năng sử dụng mạng xã hội
– tìm kiếm thơng tin; Một số trường hợp thì khơng biết điều chỉnh cảm xúc cá
nhân, khi gặp tình huống khó khăn thì khả năng xử lý của các em rất kém, thậm
chí có những phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào bế tắc; Một số thì thiếu tự tin, ngại
giao tiếp, rụt rè, e dè khi đứng trước đám đơng; Số khác thì thường hay vi phạm
nội quy HS.
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho HS là điều hết sức cần thiết bởi nó
sẽ để lại trong quá trình phát triển nhân cách một định hướng tốt. Cái nơi đầu
tiên cho việc hình thành kĩ năng sống, khơng đâu khác chính là mơi trường
trường học. Nhưng rèn luyện kĩ năng sống cho HS như thế nào cho hiệu quả
luôn là vấn đề trăn trở của nhà trường, của những người làm cơng tác giáo dục
và của tồn xã hội hiện nay.
Chính vì lẽ đó, tơi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến “Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho HS trường THPT Trần Phú
thông qua tiết Chào cờ”.

2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của (các) giải pháp: Giáo dục kĩ năng sống cho HS trường
THPT Trần Phú trong tiết Chào cờ bằng các phương pháp: Tổ chức trò
chơi, hội thi, hội diễn, diễn đàn, …Trong năm học 2020-2021.
- Nội dung (các) giải pháp
Nội dung được giới hạn trong ba chủ đề:
+ Chủ đề 1: Giáo dục kĩ năng tự nhận thức – Kĩ năng ứng phó với cảm
xúc.
+ Chủ đề 2: Giáo dục kĩ năng giao tiếp – Kĩ năng giải quyết vấn đề.
+ Chủ đề 3: Giáo dục kĩ năng sử dụng mạng xã hội – Tìm kiếm thơng tin
trên Internet.
- Phạm vi triển khai thực hiện: Trường THPT Trần Phú.
- Tính mới của sáng kiến: Đây là sáng kiến hồn toàn mới và cũng là sáng
kiến đầu tiên về giáo dục kĩ năng sống cho HS đã được triển khai và áp dụng
hiệu quả tại trường THPT Trần Phú.
* Quy trình thiết kế các hoạt động để giáo dục kĩ năng sống cho HS.
Dựa trên những định hướng lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống cho
HS, tôi xin đề xuất quy trình thiết kế các hoạt động để giáo dục kĩ năng sống
cho HS, gồm 4 bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu chủ đề giáo dục kĩ năng sống.
Đây là bước căn bản trong việc tiến hành soạn giảng một chủ đề cụ thể
và đo lường kết quả đạt được của HS.
Mục tiêu bài giảng có thể gồm nhiều mức độ và cách phân loại khác


5

nhau. Tôi xin đưa ra cách phân loại của Bloom như sau:

Ở tầng thấp nhất là biết kiến thức, nghĩa là HS biết được kiến thức qua

sự truyền đạt của thầy, cô. Làm thế nào để thầy, cô biết được là HS biết? Cách
đơn giản nhất là thử xem HS có nhớ hay khơng hay kiểm tra thơng qua các hoạt
động liên quan đến kí ức như: Mơ tả, kể lại, đọc thuộc lịng,…
Sau khi đã biết, trình độ nhận thức phải được nâng cao lên đến tầng thứ
hai. Đó là hiểu , vì rất nhiều HS khi học thuộc lịng và nhớ rất giỏi, nhưng vẫn
khơng thực sự hiểu. Làm thế nào để xác định được là HS hiểu? Bloom đề nghị
kiểm tra sự hiểu của HS thông qua các hoạt động sau: Tóm tắt nội dung, giải
thích, trình bày lại bằng những từ khác, thuyết trình, thảo luận, nhận biết các yếu
tố,…
Ở tầng thứ ba là vận dụng. Các từ khóa chính để kiểm tra trình độ nhận
thức ở tầng thứ ba gồm có: Ứng dụng, chứng minh, giải quyết vấn đề, minh họa,
tính tốn, sử dụng, thí nghiệm,…Ba trình độ này được xếp vào hạng trình độ
nhận thức và tư duy thấp, thuộc loại cơ bản.
Tầng thứ tư là phân tích. Các từ khóa chính để kiểm tra trình độ nhận thức
ở tầng này gồm có: Phân loại, so sánh, đối chiếu, diễn dịch, khảo sát, phân
biệt,…
Lên đến tầng thứ năm là tổng hợp. Các từ khóa chính để kiểm tra trình độ
nhận thức ở tầng này gồm có: Kết hợp các phần tử có quan hệ thành một tổng
thể, soạn thảo một chương trình (âm nhạc, văn học, thi ca,…), thiết kế, lập giả
thuyết, hệ thống hóa,…
Cuối cùng là tầng thứ sáu – đánh giá. Ở tầng này người học phải có khả
năng đưa ra những nhận xét, đánh giá, phê bình (tình huống, tác phẩm,…), đưa
ra những đề nghị, tiên đoán, chứng minh và lập luận dựa trên những dữ kiện cụ
thể đã được phân tích và tổng hợp ở hai tầng dưới.
Khi đã xác định được mục tiêu chủ đề giáo dục kĩ năng sống ta có thể
lựa chọn, thiết kế các hoạt động giáo dục kĩ năng sống phù hợp và có thể kiểm
tra trình độ tiếp thu và vận dụng của HS.
Bước 2: Xác định đơn vị kiến thức giáo dục HS.



6

Đối chiếu với mục tiêu chủ đề giáo dục kĩ năng sống chúng ta sẽ xác
định những kiến thức cần chuyển tải đến HS.
Bước 3: Thiết kế hoạt động cụ thể cho từng đơn vị kiến thức.
Trong quá trình thiết kế, tôi đã dựa vào một số căn cứ sau:
+ Dựa trên đơn vị kiến thức.
+ Đọc các tài liệu liên quan đến chủ đề giáo dụckĩ năng sống.
+ Lựa chọn và thiết kế các hoạt động phù hợp với nội dung của chủ đề cần
đưa ra.
Bước 4: Kiểm tra xem các hoạt động đã xây dựng có phù hợp với mục
đích, nội dung chủ đề và trình độ học tập của HS hay khơng?
Cần rà sốt những câu hỏi phù hợp với mục đích giáo dục kĩ năng sống,
để tìm ra những câu hỏi phù hợp nhất với trình độ HS, loại bỏ những câu hỏi
quá dễ hoặc quá khó khơng hướng vào mục đích khi giải quyết vấn đề.
* Quy trình tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho HS.
Gồm 3 bước:
Bước 1: Đặt vấn đề.
Đây là khâu khởi đầu cực kì quan trọng, có tính chất quyết định khơng
khí và tiến trình giờ học.
GV đặt vấn đề bằng cách tổ chức các hoạt động như: Trò chơi, diễn đàn,
biểu diễn tiểu phẩm, ... Thơng qua đó nêu lên vấn đề cần phải giải quyết nhằm
giáo dục kĩ năng sống cho HS.
- Tổ chức các trò chơi.
Trò chơi truyền tin, nhảy bao bố, kéo co…

-Tổ chức các hội thi, hội diễn.
Tổ chức các hội thi: đua xe phản lực, vẽ tranh tuyên truyền phòng chống
bạo lực học đường...(ảnh minh họa)



7

Tổ chức các hội diễn: Biểu diễn thời trang, văn nghệ, tiểu phẩm, ..


8

-Tổ chức các diễn đàn.
Diễn đàn là loại hình sinh hoạt rộng rãi cả về đối tượng và chủ đề, là nơi
để HS công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình về một vấn đề nào
đó. Quan điểm đó có thể chưa đúng nhưng khơng phải vì thế mà bị đánh giá lệch
lạc về tư tưởng, phẩm chất đạo đức yếu kém. Điều quan trọng của diễn đàn là
thông qua tranh luận để định hướng nhận thức và hành động cho HS.

Ảnh : Học sinh tham gia diễn đàn
“ Xây dựng tình bạn đẹp, nói khơng với bạo lực học đường”
Khi tham gia các trò chơi, hội thi, hội diễn, diễn đàn, …. HS sẽ nhận ra
các vấn đề cần phải giải quyết. Có những vấn đề cá nhân có thể tự nhận thức,
đưa ra quan điểm và giải quyết nhưng cũng có những vấn đề cần phải có sự
phối kết hợp giữa các thành viên trong đội. Do đó địi hỏi các em HS phải biết
cách hợp tác, chia sẻ công việc với nhau từ đó gắn kết với nhau hơn, ứng xử có
văn hóa, văn minh, lịch sự hơn trong giao tiếp. Khi tham gia các trò chơi, hội thi,
hội diễn, …các em sẽ hình thành một số kĩ năng nhất định, giúp các em tự tin,
mạnh dạn hơn khi diễn đạt trước đám đơng, khơng cịn nhút nhát, rụt rè.
Mặt khác tổ chức các trò chơi, hội thi, hội diễn, diễn đàn, … sẽ tạo ra sân
chơi lành mạnh thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia; Giúp các em
tránh xa thói quen sử dụng điện thoại di động , sống ích kỷ, thực dụng, thờ ơ với
sinh hoạt chính trị, khơng quan tâm đến tập thể, thích hưởng thụ, tránh xa các tệ
nạn xã hội và vi phạm pháp luật; Giúp các em rèn luyện, phấn đấu và trưởng

thành.
Bước 2: Giải quyết vấn đề.
GV là người đóng vai trị cố vấn còn HS thực hiện hành động qua các chỉ dẫn,
uốn nắn của GV. Để giúp HSgiải quyết vấn đề được nêu ra, GV cần phải khéo
léo hướng dẫn cho HS thông qua hệ thống câu hỏi hoặc đưa ra những lưu ý, chỉ
dẫn. Câu hỏi gợi mở, hướng dẫn của GV có tính chất hỗ trợ, dẫn dắt hành động
của HS. Hành động của HS là sự phản hồi trở lại để GV và HS điều chỉnh tiến


9

trình giờ học kịp thời, đúng hướng vai trị chỉ đạo, cố vấn của GV.
Bước 3. Kết luận.
Mục đích cuối cùng của việc giải quyết vấn đề là nhằm giúp HS rút ra
được thông điệp về kĩ năng sống cần được giáo dục, những nội dung cốt lõi cần
phải ghi nhớ. Bước này vừa có tính chất hệ thống hóa tri thức, vừa có tính chất
kiểm tra lại cơng việc học sinh đã thực hiện ở bước 2.
* Tiến hành dạy thực nghiệm.
Chủ đề 1: GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
–KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CẢM XÚC.
- Giáo dục kĩ năng tự nhận thức bản thân
Bước 1: Đặt vấn đề.
Tổ chức trị chơi: “ TƠI !!!”
Phát cho mỗi HS một tờ giấy, yêu cầu mỗi bạn chuẩn bị trong 5 phút chia
đôi tờ giấy và yêu cầu học sinh ghi :
+ Bên đầy đủ: Ghi 3 điểm mạnh, 3 điều bạn thích.
+ Bên khuyết: Ghi 3 điểm yếu, 3 điều bạn khơng thích.
Sau đó u cầu các bạn chia sẻ những đặc điểm của bản thân mình.
→Vấn đề đặt ra: Khi tham gia trò chơi này HS cần phải hiểu rõ về bản
thân mình: Những điểm mạnh, điểm yếu; Những điều mình thích hoặc khơng

thích.
Những diễn biến tâm lý của HS có thể xảy ra:
+ Một số HS sẽ rất hứng thú và cảm thấy dễ dàng khi liệt kê những điều
mình thích, khơng thích; Những điểm mạnh, điểm yếu.
+ Một số cảm thấy hoang mang không biết điểm mạnh, điểm yếu của bản
thân.
+ Số khác lại cảm thấy lo sợ, xấu hổ khi bạn bè biết được điểm yếu của
mình.
Bước 2:Giải quyết vấn đề.
GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra những lưu ý:
Trong cuộc sống khơng một ai là hồn hảo, khơng một ai là khơng có
khuyết điểm, điều quan trọng là chúng ta có đủ hiểu rõ chính bản thân mình để
liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, điều thích hoặc khơng thích hay khơng.
Người có nhiều điểm yếu khơng có gì là đáng xấu hổ, kẻ đáng xấu hổ là kẻ biết
được điểm yếu của mình nhưng khơng chịu khắc phục. Do đó khi các em liệt kê
những điểm mạnh, điểm yếu; điều thích và khơng thích cần:
+ Ln tự suy nghĩ/ tự phân tích bản thân mình, tự đánh giá mình qua kết
quả của hoạt động/ hành động, từng tình huống ứng xử.
+ So sánh với những nhận xét đánh giá của người khác về mình với tự
nhận xét, tự đánh giá của bản thân.


10

+ So sánh với chuẩn mực, yêu cầu chung, so sánh với gương người tốt
việc tốt để thấy mình cần phát huy hoặc cần cố gắng.
Đối với những bạn chưa xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
thì chỉ cần trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
1/ Em tự tin nhất ở bản thân mình về điều gì?
2/ Em khơng hài lịng điều gì ở bản thân mình?

Bước 3: Kết luận.
GV nhấn mạnh thơng điệp giáo dục HS được rút ra sau trò chơi:
Biết những điểm mạnh, điểm yếu, điều mình thích, khơng thích, đặc điểm
nổi bật chính là tự nhận thức về mình.
Tự nhận thức giúp ta nhận biết được cả hai mặt ưu và nhược điểm của
mình. Trên cơ sở đó có thể tự tin với những điểm mạnh và cố gắng khắc phục
những điểm yếu.
Nhận thức rõ những khả năng của mình, những điều mình thích, khơng
thích giúp kiên định, tránh mạo hiểm, tránh bị lợi dụng để có thể giải quyết vấn
đề và ra quyết định hiệu quả.
- Giáo dục kĩ năng ứng phó với cảm xúc
Bước 1: Đặt vấn đề.
Tổ chức diễn đàn: Quản lý cảm xúc – Nếu tôi là bạn.
GV đưa ra các tình huống sau:
A và B là đơi bạn cùng xóm chơi với nhau từ hồi tiểu học. A xem B là
bạn thân nhất của mình, tất cả chuyện vui buồn đều tâm sự với B. Bỗng một
hôm Aphát hiện B đang nói xấu sau lưng mình. Nếu bạn là A bạn sẽ xử lí
như thế nào?
→Vấn đề đặt ra: Nêu được cách xử lí, giải quyết vấn đề đúng đắn và phù
hợp nếu bản thân rơi vào trường hợp như vậy.
Những diễn biến tâm lý của HS có thể xảy ra:
+ Một số HS sẽ rất hứng thú và cảm thấy dễ dàng để đưa ra cách giải
quyết vấn đề trên.
+ Số khác lại cảm thấy không biết phải xử lí sao cho thỏa đáng vì bản
thân chưa rơi vào trường hợp trên hoặc nếu lỡ đưa ra câu trả lời sai thì sợ các
bạn chê cười, chế giễu.
Bước 2: Giải quyết vấn đề.
GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra lưu ý:
Đây là diễn đàn, chúng ta được quyền nêu lên chính kiến của bản thân
mà không xét đúng, sai. Nếu lỡ cách xử lí của mình đưa ra chưa phù hợp thì

qua diễn đàn này chúng ta sẽ thảo luận để tìm ra cách thức giải quyết đúng đắn
nhất, hợp lí nhất. Chính vì lẽ đó mà các em cứ tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến.
Bước 3: Kết luận.


11

GV nhấn mạnh thông điệp giáo dục HS được rút ra sau khi thực hiện diễn
đàn:
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều tình huống, có những
điều làm chúng ta xúc động, phấn khích nhưng cũng có những điều làm chúng
ta nổi giận, cáu kỉnh.
Ngay khi bị những nguyên nhân gây nên những cảm xúc tức giận, buồn
bực, điều đầu tiên chúng ta cần làm là làm chủ bản thân, kìm nén cơn giận. Sau
đó, tìm ra ngun nhân và lựa chọn cách giải tỏa cảm xúc để tránh những lời
nói, cử chỉ, hành động bộc phát khi chúng ta mất kiểm soát gây nên những sai
lầm đáng tiếc.
Chủ đề 2: GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP
– KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
- Giáo dục kĩ năng giao tiếp
Bước 1: Đặt vấn đề.
Tổ chức trò chơi hái hoa kiến thức với chủ đề kĩ năng giao tiếp.
Mỗi lớp là một đội, cử đại diện một bạn trả lời câu hỏi bằng cách viết vào
bảng. Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm, trả lời sai trừ 10 điểm. Đội thắng
cuộc là đội có điểm số cao nhất.
Hệ thống câu hỏi:
1/ Một cụm gồm 2 từ chỉ về mức độ mạnh nhẹ của lời nói trong giao tiếp?
Đáp án: Âm lượng.
2/ Để chỉ về độ dài của các từ ngữ trong câu nói, người ta thường dùng cụm từ
nào?

Đáp án: Trường độ.
3/ Khi giao tiếp, người ta thường dùng cụm từ nào chỉ về trầm bổng trong câu
nói?
Đáp án: Âm điệu.
4/ Cụm từ dùng để chỉ sự nhanh, chậm trong câu nói khi giao tiếp?
Đáp án: Nhịp điệu.
5/ Cụm từ nào dùng chỉ về những điểm cần nhấn mạnh trong câu nói khi giao
tiếp?
Đáp án: Ngữ điệu.
6/ Là yếu tố quan trọng giúp 2 người xây dựng lòng tin khi giao tiếp với nhau,
cụm từ nào thể hiện điều đó?
Đáp án: Chân thành.
7/ Là yếu tố giúp người nghe nắm bắt thơng tin của người nói, cụm từ nào thể
hiện điều
đó?
Đáp án: Rõ ràng.


12

8/ Một cụm gồm 3 từ chỉ về kĩ năng giao tiếp nhưng không sử dụng ngôn ngữ?
Đáp án: Phi ngơn ngữ.
→Vấn đề đặt ra: Mỗi cá nhân đều có cái tơi riêng, chính kiến riêng do đó để
trả lời chính xác các câu hỏi và giành chiến thắng trong trị chơi hái hoa kiến thức
này thì địi hỏi các thành viên trong đội phải biết cách hợp tác, làm việc nhóm để
thảoluận và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Những diễn biến tâm lý của HS có thể xảy ra:
+ Một số HS cảm thấy tự tin có thể trả lời chính xác tất cả các câu hỏi mà
không cần bất cứ sự hỗ trợ nào, thảo luận hay làm việc nhóm chỉ làm mất thời
gian mà thơi.

+ Số khác lại cảm thấy tự ti, ngại đưa ra ý kiến, sợ các bạn chê cười nếu
mình nói sai hoặc có thể tạo nên mâu thuẩn, xung đột khơng đáng có.
Bước 2:Giải quyết vấn đề.
GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra nguyên tắc khi làm
việc nhóm:
+ Thứ nhất: Có mục tiêu chung và phải ln bám sát mục tiêu của mình.
+ Thứ hai: Phân công công việc cần phải rõ ràng, cụ thể dựa trên năng
lực của các thành viên trong nhóm.
+ Thứ ba: Tôn trọng ý kiến của nhau.
+ Thứ tư: Tránh cảm xúc tiêu cực, đố kỵ hoặc ác ý.Không nên sử dụng
những ngơn từ mang tính chỉ trích, đổ lỗi cho người khác.
+ Thứ năm: Biết cách quản lý xung đột, các thành viên trong nhóm cần
hướng đến một giải pháp chung nếu xảy ra xung đột.
+ Và cuối cùng: Tin tưởng với lựa chọn của nhóm.
Kết luận: Như vậy, các bạn sẽ biết cách làm thế nào để chúng ta có thể
làm việc với nhau một cách tốt nhất. Đồng thời, nếu chúng ta làm được, chúng ta
sẽ cảm thấy rất hạnh phúc khi được làm việc trong một môi trường vì lợi ích
chung.
Bước 3: Kết luận.
GV nhấn mạnh thơng điệp giáo dục HS được rút ra sau trò chơi:
Giao tiếp –ứng xử là điều rất quan trọng trong cuộc sống. Biết cách giao
tiếp sẽ tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Có hai phương tiện quan trọng giúp ta giao tiếp: Giao tiếp bằng lời nói và
bằng cử chỉ.
Lời nói khi giao tiếp phải chân thành, trong sáng, rõ ràng, ...
Kĩ năng sử dụng hiệu quả ngôn ngữ trong giao tiếp: Âm lượng, trường
độ, âm điệu, ngữ điệu, nhịp điệu. Tùy theo tính chất của câu chuyện mà ta sử
dụng kỹ năng trên cho hiệu quả.
Kĩ năng sử dụng phi ngôn ngữ trong giao tiếp: Ánh mắt, nét mặt, nụ



13

cười, cử chỉ, điệu bộ, tư thế. Tùy theo nội dung câu chuyện mà ta có những kĩ
năng sử dụng cho phù hợp.
Để giao tiếp hiệu quả ngoài việc sử dụng ngơn ngữ một cách có chọn lọc,
chúng ta cần khéo léo kết hợp linh hoạt kĩ năng sử dụng phi ngôn ngữ.
- Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề
Bước 1: Đặt vấn đề.
GV mời các bạn xem tiểu phẩm (Do một nhóm HS biểu diễn).
Tiểu phẩm: Gia đình Linh có hồn cảnh khó khăn : cha làm nghề xe ơm,
mẹ đau yếu khơng có việc làm. Linh khơng muốn các bạn biết hồn cảnh gia
đình mình nên thường giấu các bạn khơng cho bố đưa đón. Linh thường xuyên
xin tiền cha nói dối để đóng tiền học nhưng mua điện thoại, quần áo, giày dép
đắt tiền để khoe với bạn bè. Tình cờ bị bạn bè phát hiện ra sự thật đăng Face
book .
Linh : (lịch sự hỏi) chào bạn , bạn có gì khơng hài lịng mà đăng Facebook
chửi mình vậy?
Bạn Linh : (vênh váo) Tao thích chửi đấy, cha mẹ ra sao thì chấp nhận đi,
khoe khoang trong khi nghèo kiết xác ?Tao chửi như vậy để cho mày bỏ cái thói
đó đi thơi.
Linh : (tức giận, quát) Liên quan đến chén cơm manh áo của bạn mà bạn
tức?
Trước thái độ tức giận của Linh , bạn Linh lao vào đánh tới tấp vào mặt
Linh. Bị đánh bất ngờ, Linh nắm được áo của bạn và xé toạc ra. Các bạn cùng
lớp biết chuyện liền báo với nhà trường. Kết quả cuối cùng cả hai bạn đều bị hạ
hạnh kiểm do tham gia đánh nhau.
→Vấn đề đặt ra:HS phải nêu được cách xử lí, giải quyết vấn đề đúng đắn
và phù hợp.
Những diễn biến tâm lý của HS có thể xảy ra:

+ Một số HS sẽ cảm thấy dễ dàng để đưa ra cách giải quyết vấn đề trên.
+ Số khác lại cảm thấy không biết phải xử lí sao cho thỏa đáng vì bản
thân chưa rơi vào trường hợp trên hoặc nếu lỡ đưa ra câu trả lời sai thì sợ các
bạn chế giễu.
Bước 2: Giải quyết vấn đề.
GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra chỉ dẫn:
Hãy tưởng tượng bản thân mình đang rơi vào trường hợp như trên, các
em hãy liệt kê tất cả những hành động mà bản thân dự định làm đồng thời phân
tích hậu quả nếu mình lựa chọn hành động đó.
Sau đó, các em cân nhắc và lựa chọn hành động nào hợp lí, hạn chế đến
mức thấp nhất hậu quả có thể xảy ra.
Bước 3: Kết luận.


14

GV nhấn mạnh thông điệp giáo dục HS được rút ra qua tiểu phẩm:
Các em thấy đấy, nếu bạn Linh trong tiểu phẩm trên gặp thầy cơ để trình
bày rõ sự việc và nhờ thầy cô giải quyết, kết quả chắc hẳn sẽ khác: Mâu thuẫn
được giải quyết,tình bạn khơng mất đi, hạnh kiểm vẫn giữ nguyên.
Cuộc sống của chúng ta ln tồn tại nhiều vấn đề, có những vấn đề ta dễ
dàng đưa ra cách giải quyết, nhưng cũng có những vấn đề ta gặp rất nhiều trăn
trở, khó khăn.
Tuy nhiên khơng có vấn đề nào là khơng có hướng giải quyết cả, điều
quan trọng là ta nhìn nhận ra vấn đề, bình tĩnh khi lựa chọn phương án giải
quyết.
Tiến trình giải quyết vấn đề:
Bước 1: Nhận diện vấn đề bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+ Xác định rõ vấn đề là gì? Vấn đề nào mình cần giải quyết?
+ Tìm ra điều cốt lõi, khó khăn nhất của vấn đề?

Bước 2: Tìm nguyên nhân của vấn đề.
+ Từ phía những người có liên quan.
+ Từ ngoại cảnh, từ bản thân.
Bước 3: Đưa ra những giải pháp tốt nhất, tích cực nhất.
Bước 4: Xem xét nhưng điều được - mất.
Liệt kê những điều mà bản thân đạt được hoặc mất đi cho mỗi lựa
chọn.
Bước 5: Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.
Cần cân nhắc mỗi lựa chọn phù hợp với bản thân, gia đình, bạn bè.
Chủ đề 3
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
– TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
- Giáo dục kĩ năng sử dụng mạng xã hội
Bước 1: Đặt vấn đề.
Tổ chức trò chơi “Truyền tin”.
Mỗi lớp cử 10 bạn xếp thành hành dọc. Người đầu hàng lên nhận thông
tin từ GV (mỗi lớp là một mẫu tin khác nhau và truyền tin trên nền nhạc sôi
động). Sau khi nhận tin, nghe hiệu cịi những người này sẽ mau chóng về chỗ
của mình và truyền tin (nói nhỏ vào tai) cho người kế cận, người này lại tiếp tục
truyền tin cho người tiếp theo và cứ thế cho đến người cuối cùng. Người cuối
cùng nhận được tin sẽ đứng lên để xác nhận thơng tin đã đến.
GV u cầu các nhóm lần lượt công bố thông tin đã nhận được và đối
chiếu với mẩu tin cung cấp ban đầu. Đội thắng cuộc là đội truyền tin nhanh nhất
và chính xác nhất.
→Vấn đề đặt ra: Làm thế nào để truyền tin một cách chính xác và nhanh


15

chóng để giành chiến thắng trong trị chơi này.

Những diễn biến tâm lý của HS có thể xảy ra:
+ Một số HS sẽ cảm thấy thú vị, quyết tâm giành chiến thắng khi tham gia
trò chơi bằng cách đưa ra nhiều chiến thuật.
+ Một số HS cảm thấy không hứng thú, không đặt nặng kết quả thắng
hay thua.
+ Số khác lại muốn giành chiến thắng nhưng không biết phải làm sao.
Bước 2: Giải quyết vấn đề.
GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra chỉ dẫn:
Ở trò chơi này có bạn sẽ cảm thấy rất thích, có bạn lại không mấy hứng
thú nhưng mỗi lớp là một đội, đã là một đội thì dù thích hay khơng các em cũng
cần phải cố gắng vì đồng đội của mình. Cho nên, các em cần phải tập trung để
loại bỏ những yếu tố gây nhiễu, phiền toái, tránh phân tâm ảnh hưởng đến kết
quả của tập thể, ảnh hưởng đến trị chơi.
Bước 3: Kết luận.
GV nhấn mạnh thơng điệp giáo dục HS được rút ra:
Trị chơi cho thấy có những đội nhận thông tin bị sai lệch là do sự truyền
thơng tin có vấn đề, kết quả thua cuộc nhưng đây chỉ là một trò chơi. Nếu thực
tế trong cuộc sống ta cũng nhận thông tin sai lệch do sự truyền thơng tin có vấn
đề thiết nghĩ hậu quả sẽ ra sao? Đôi bên căng thẳng, mâu thuẫn, dọa nạt, bạo lực
học đường thậm chí là hậu quả đáng tiếc khác có thể xảy ra.
Do đó, khi sử dụng thông tin đặc biệt là từ các trang mạng xã hội chúng ta
cần xác minh lại thông tin ấy và chỉ nên sử dụng những thơng tin chính thống
bởi thơng tin sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
- Tìm kiếm thơng tin trên Internet
Bước 1: Đặt vấn đề.
Kể chuyện: Câu chuyện thực tế: Câu like, sống ảo – hậu quả thật.
Công an huyện Văn Yên cho biết vừa xử lí một nhóm thanh , thiếu niên tụ
tập điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, bốc đầu xe, quay video. Công an
huyện Văn Yên đã tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ người điều khiển phương
tiện là L.T.T sinh 04/11/2004 ,trú tại thôn Lâm An, xã Ngịi A và H.V.L sinh

22/3/2005 trú tại thơn Khe Dứa, xã Viễn Sơn. Nhóm thanh niên tụ tập, bốc đầu
xe và quay clip trên cầu Mậu A - An Thịnh để đăng Face book câu like.
Qua làm việc, T và L thừa nhận hành vi vi phạm và hối hận vì hành động
sai trái của mình. Cơ quan chức năng buộc T và L tháo gỡ thông tin trên đồng
thời đã nhắc nhở, yêu cầu cả 2 cam kết khơng được tái phạm.
Câu hỏi đặt ra:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của 2 người này?
+ Giả sử nếu là người thân của họ, em sẽ làm gì nếu thấy thơng tin 2 bạn


16

đó đăng tải trên mạng xã hội như thế?
+ Để sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh, văn minh chúng ta cần phải
làm gì?
→Vấn đề đặt ra: Trả lời được các câu hỏi trên một cách chính xác, hợp lí
và logic.
Những diễn biến tâm lý của HS có thể xảy ra:
+ Một số HS sẽ cảm thấy dễ dàng khi đưa ra câu trả lời.
+ Số khác lại cảm thấy khó khăn khơng biết phải làm sao.
Bước 2: Giải quyết vấn đề.
GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra chỉ dẫn:
Các em cứ mạnh dạn đưa ra chính kiến cá nhân. Nếu đúng và hợp lí sẽ là
bài học cho các bạn noi theo, nếu sai hoặc chưa phù hợp thì chúng ta cùng
nghiên cứu để tìm cách khắc phục.
Bước 3: Kết luận.
GV nhấn mạnh thông điệp giáo dục HS được rút ra:
Hiện nay việc sử dụng mạng xã hội: Facebook, zalo, instagram,Tik tok ...
khơng cịn mới lạ. Nhiều người vẫn nghĩ đây là thế giới ảo, họ có thể làm bất cứ
việc gì bản thân thích mà khơng phải chịu trách nhiệm khi gây ra hậu quả.

Nhưng không, Luật an ninh mạng đã có hiệu lực, rất nhiều vụ việc đưa thơng tin
sai lệch lên mạng xã hội nhằm câu like, câu view như ví dụ trên đã bị xử phạt
hành chính thậm chí là xử phạt hình sự.
Nhu cầu tìm kiếm thơng tin phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, trang
bị kiến thức, kinh nghiệm sống là một nhu cầu rất cần thiết của mỗi người.
Trong đó thơng tin trên mạng xã hội là một kênh thông tin lớn và đa dạng.
Tuy nhiên những thông tin ấy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các em – lứa tuổi
thanh thiếu niên: Thông tin phản động, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, quảng cáo
đồ cấm, hình ảnh đồi trụy, chiêu trị lừa đảo,...
Do đó để tìm kiếm thơng tin một cách an tồn, lành mạnh cần:
+ Xác định đối tượng thơng tin cần tìm.
+ Chọn lựa cơng cụ tìm kiếm.
+ Chọn lọc thơng tin có được.
+ Biết cách chọn lựa, xử lí thơng tin.
Có 3 từ khóa quan trọng trong việc chọn lọc sử dụng các thông tin trên
mạng:
+ Thận trọng và khơn ngoan.
+ Khơng nhẹ dạ, cả tin.
+ Kiểm tra tính xác thực.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Qua kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này “Một


17

số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho HS thơng qua tiết Chào cờ” có thể áp
dụng cho tất cả các trường THPT trên địa bàn huyện Văn Yên nói riêng cũng
như trong tồn tỉnh n Bái nói chung.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp

Qua nghiên cứu và áp dụng sáng kiến, ý thức – thái độ – hành vi của
HS có sự thay đổi rõ rệt:
Bảng 1: Tổng hợp kĩ năng sống của học sinh
trường THPT Trần Phú giai đoạn trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
Nội dung
Giai đoạn trước khi
Giai đoạn sau khi áp dụng
áp dụng sáng kiến.
sáng kiến.
Ý
Nhận thức được việc làm Nhận thức được việc làm đúng,
Kĩ năng thức đúng,sai.(243 HS =38,1%) sai.(561 HS = 88,1%)
tự nhận Thái Chân thành trong nhận Chân thành trong nhận xét
thức.
độ
xét đánh giá. (217 HS = đánh giá. (566 HS = 89%)
34%)
Hành Tích cực hơn trong hoạt Tích cực hơn trong hoạt động
vi
động thi đua của lớp, hạn thi đua của lớp, hạn chế vi
chế vi phạm nội quy.
phạm nội quy.
(255 HS = 40%)
(605 HS = 95%)
Ý
Biết cách nhận diện, biểu Biết cách nhận diện, biểu lộ
Kĩ năng thức lộ cảm xúc. ( 275 HS = cảm xúc. (532 HS = 83,5%)
ứng phó
43,1%)
với cảm Thái Thái độ bình tĩnh để giải Thái độ bình tĩnh để giải tỏa

xúc.
độ
tỏa những cảm xúc tiêu những cảm xúc tiêu cực hoặc
cực hoặc tích cực thái quá tích cực thái quá của cá nhân.
của cá nhân. (102 HS = (446 HS = 70%)
16%)
Hành Kiềm chế cảm xúc, làm Kiềm chế cảm xúc, làm chủ
vi
chủ cơn giận. (159 HS = cơn giận. (503 HS = 79%)
25%)
Ý
Xác định được lời nói, cử Xác định được lời nói, cử chỉ
Kĩ năng thức chỉ đúng sai khi giao tiếp. đúng sai khi giao tiếp. (535 HS
giao
(248 HS = 39%)
= 84%)
tiếp.
Thái Tơn trọng giữa người nói Tơn trọng giữa người nói và
độ
và người nghe. (217 HS = người nghe. (573 HS = 90%)
34%)
Hành Tự tin trong giao tiếp.(152 Tự tin trong giao tiếp.(470 HS
vi
HS = 23,8%)
= 73,8%)


18

Kĩ năng

giải
quyết
vấn đề.

Ý
thức
Thái
độ

Hành
vi
Kĩ năng
sử dụng
mạng
xã hội
– tìm
kiếm
thơng
tin.

Ý
thức

Thái
độ
Hành
vi

Xác định được nội dung
cốt lõi vấn đề. (280 HS =

44%)
Bình tĩnh, thận trọng khi
lựa chọn phương án giải
quyết vấn đề. (248 HS =
39%)
Nhã nhặn, lịch sự khi giải
quyết vấn đề. (236 HS =
37%)
Ý thức đúng sai khi like
(thích), comment (bình
luận), share (chia sẻ) mọi
thông tin lên mạng xã hội.
(70 HS = 11%)
Cẩn thận khi sử dụng
thông tin. (127 HS =
20%)
Comment, like, share
những thông tin hữu ích,
chính thống lên mạng xã
hội. (306 HS = 48%)

Xác định được nội dung cốt lõi
vấn đề. (554 HS = 87%)
Bình tĩnh, thận trọng khi lựa
chọn phương án giải quyết vấn
đề. (497 HS = 78%)
Nhã nhặn, lịch sự khi giải
quyết vấn đề. (535 HS = 84%)
Ý thức đúng sai khi like
(thích), comment (bình luận),

share (chia sẽ) mọi thơng tin
lên mạng xã hội. (570 HS =
89,5%)
Cẩn thận khi sử dụng thông tin.
(592 HS = 93%)
Comment, like, share những
thông tin hữu ích, chính thống
lên mạng xã hội. (561 HS =
88%)

Nhận xét: Sau khi áp dụng sáng kiến,HS đã tiếp cận và hình thành kĩ
năngtự nhận thức, kĩ năng ứng phó với cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải
quyết vấn đề và kĩ năng sử dụng mạng xã hội – tìm kiếm thơng tin được thể
hiện qua sự thay đổi về ý thức – thái độ – hành vi.


19

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ so sánh ý thức – thái độ – hành vi của HS trước và sau khi áp dụng
sáng kiến.
Ý thức – thái độ – hành vi của HS trường THPT Trần Phú sau khi áp
dụng sáng kiến cao hơn so với trước khi áp dụng sáng kiến. Điều này cho thấy
sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho
HS trường THPT Trần Phú thơng qua tiết Chào cờ” là có cơ sở khoa học.
Sáng kiến này đã giúp các em hình thành một số kĩ năng cơ bản và cần
thiết để các em tự tin hơn trong giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề một cách
hợp lí đồng thời biết cách điều chỉnh hành vi của bản thân theo hướng tích cực,
tránh rơi vào bế tắc dẫn đến trầm cảm ; Tránh mâu thuẫn, xung đột, bạo lực học

đường; Có đủ bản lĩnh để đương đầuứng phó với những rủi ro, thách thức của
cuộc sống.
Như phân tích ở trên, kết quả sau khi áp dụng sáng kiến đã chứng minh
một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho HS thơng qua tiết Chào cờ có hiệu
quả rõ rệt.
Các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho HS rất đa dạng nhưng đều góp
phần đáng kể vào q trình giáo dục kĩ năng sống cho HS,giúp HS thay đổi
nhận thức – thái độ – hành vi theo hướng tích cực; Tu dưỡng, rèn luyện để trở
thành người vừa có đức vừa có tài, góp phần xây dựng quê hương – đất nước
ngày càng giàu đẹp.
Việc áp dụng “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho HS trường


20

THPT Trần Phú thơng qua tiết Chào cờ” đã góp phần thay đổi nhận thức –
thái độ – hành vi của HS đồng thời hình thành một số kĩ năng cơ bản như: Kĩ
năng tự nhận thức, kĩ năngứng phó với cảm xúc, kĩ nănggiao tiếp, kĩ năng giải
quyết vấn đề và kĩ năng sử dụng mạng xã hội – tìm kiếm thơng tin góp phần
giúp HS tự tin hơn, có cái nhìn mới mẻ hơn về bản thân từ đó nỗ lực hơn trong
học tập góp phần nâng cao chất lượng học tập.
Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống cho HS theo các chủ đề tự soạn còn
phụ thuộc vào năng lực của giáo viên. Mặt khác, ngoài việc giáo dục kĩ năng
sống cho HS còn phải đảm bảo thời gian BGH nhà trường triển khai các nội
dung học tập – rèn luyện đến HS, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
phát động các phong trào, thi đua khác cho nên việc áp dụng các biện pháp giáo
dục kĩ năng sống cho HS trong tiết sinh hoạt đầu tuần không được thực hiện
thường xuyên, liên tục nên kết quả giáo dục kĩ năng sống cho HS cũng cịn hạn
chế.
Với kết quả của đề tài này, tơi hi vọng có thêm nhiều kinh nghiệm để giáo

dục kĩ năng sống cho HS góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tồn diện cho
HS cả về nhân, trí, thể, mĩ. Mong rằng được sự quan tâm và chia sẻ của quý
đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giáo dục kĩ
năng sống cho HS.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
STT

Họ và tên

Năm
sinh

THPT Trần
Phú

Trình độ
chun
mơn

Giáo viên Đại học

Nội dung
cơng
việc
hỗ
trợ

Chuẩn bị cơ sở
vật chất của
các hoạt động

6. Các thông tin cần được bảo mật: Thông tin trang Face book cá nhân
của học sinh.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm nhiều hơnđến việc giáo dục kĩ
năng sống cho HS: Trang bị tài liệu giáo dục kĩ năng sống, ti vi, máy chiếu, âm
thanh...; Tổ chức triển khai ứng dụng rộng rãi sáng kiến này.
Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng sử
dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại; Nghiên cứu thêm về các biện
pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho HS.
8. Tài liệu gửi kèm: (các biểu phụ lục, phiếu điều tra, bài viết của học
sinh )
1

Nguyễn 1985
Xuân Hải

Đơn vị

Chức
danh


21

III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong báo cáo là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Văn Yên , ngày 28 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)


Nông Thị Ngọc Hà
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


22

PHỤ LỤC
Bảng 2: Bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng sống của HS.
Nội dung
Ý thức
Thái độ
Hành vi
Kĩ năng tự nhận
Ý thức được việc làm Chân thành.
Hướng
thiện
thức.
đúng
(bảo vệ lẽ phải)
sai.
Kĩ năng ứng phó
Biết cách nhận diện, Bình tĩnh.

Kìm chế cảm
với cảm xúc.
biểu lộ cảm xúc.
xúc.
Kĩ năng giao
Xác định được lời nói, Tôn trọng
Tự tin.
tiếp.
cử chỉ đúng sai khi
giao tiếp.
Kĩ năng giải
Biết cách xác định nội Bình tĩnh
Lịch sự
quyết vấn đề.
dung cốt lõi vấn đề.
Thận trọng.
Nhã nhặn.
Kĩ năng sử dụng
Ý thức được đúng sai Cẩn thận.
Thận trọng.
mạng xã hội – tìm khi sử dụng mạng xã
kiếm thông tin.
hội.


23

Bảng 3: Bảng thống kê nội dung tự nhận xét, đánh giá
của HS trường THPT Trần Phú trước khi áp dụng sáng kiến.
Không

Đúng đôi
Rất đúng
NỘI DUNG
đúng với
chút với
với bạn
bạn
bạn
1. Biết việc làm nào đúng, việc làm nào
61,9%
20%
18,1%
sai.
2. Biết tự kiểm điểm khi mắc lỗi.
66%
10%
24%
3. Tích cực tham gia các hoạt động
60%
23%
17%
phong trào của trường, của lớp, hạn chế
vi phạm nội quy HS.
4. Biết cách nhận diện, biểu lộ cảm xúc.
56,9%
20%
13,1%
5. Biết cách giải tỏa cảm xúc.
84%
10%

6%
6. Biết cách làm chủ cảm xúc cá nhân.
75%
18%
17%
7. Định hướng tích cực, có thay đổi và
61%
28%
11%
tiến bộ giao tiếp ứng xử.
8. Tự tin trong giao tiếp.
76,2%
13,8%
20%
9. Tơn trọng giữa người nói – người
66%
22%
12%
nghe.
10. Biết cách xác định nội dung cốt lõi
60%
21,8%
18,2%
vấn đề.
11. Bình tĩnh khi giải quyết vấn đề.
61%
19%
20%
12. Chán nản, mất phương hướng khi
63%

25%
12%
gặp rắc rối.
13. Ý thức được đúng sai khi like,
89%
5,6%
4,4%
comment, share mọi thông tin lên sử
dụng mạng xã hội.
14. Thận trọng khi tìm kiếm, sử dụng
80%
17%
3%
thơng tin trên internet.
15. Ln chia sẻ những thơng tin hữu
52%
22%
26%
ích, chính thống lên mạng xã hội.


24

Bảng 4: Bảng thống kê nội dung kiểm tra kĩ năng sống
của HS trường THPT Trần Phú sau khi áp dụng sáng kiến.
Nội dung
Không
Đúng đôi
Rất đúng
đúng với

chút với
với bạn
bạn
bạn
1. Bạn đã được giáo dục về kĩ năng sống.
0%
0%
100%
2. Bạn là người có định hướng và biết
11,9%
19%
69,1%
việc mình làm là đúng hay sai.
3. Bạn biết tự kiểm điểm khi mắc lỗi.
11%
30%
59%
4. Bạn tích cực tham gia các hoạt động
5%
15%
80%
phong trào của trường, của lớp, không vi
phạm nội quy HS.
5. Bạn biết cách nhận diện cảm xúc của
16,5%
21,5%
62%
cá nhân và bạn bè.
6. Bạn biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu
30%

20%
50%
cực.
7. Bạn biết cách điều chỉnh cảm xúc cá
21%
25%
54%
nhân.
8. Bạn có định hướng tích cực, vận dụng
16%
29%
55%
linh hoạt ngơn ngữ và cử chỉ phi ngôn
ngữ trong giao tiếp.
9. Bạn giao tiếp tốt và tự tin trước đám
26,2%
12,8%
61%
đơng.
10. Bạn ln có thái độ tơn trọng trong
10%
26%
64%
giao tiếp.
11. Bạn biết cách xác định nội dung cốt
13%
19%
68%
lõi vấn đề.
12. Bạn ln bình tĩnh khi giải quyết vấn

22%
11%
67%
đề.
13. Bạn thường hay chán nản, mất
16%
14%
70%
phương hướng khi gặp rắc rối.
14. Bạn ý thức được đúng sai khi like,
10,5%
15%
74,5%
comment, share mọi thông tin lên sử
dụng mạng xã hội.
15. Bạn thường xun truy cập internet
7%
11%
82%
để tìm kiếm thơng liên quan đến bài học
và sử dụng chúng một cách có chọn lọc.
16. Bạn ln chia sẻ những thơng tin hữu
12%
35%
53%
ích, chính thống lên mạng xã hội.




×