Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và giao tiếp với trẻ tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.15 KB, 12 trang )

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CẤP CƠ SỞ LĨNH
VỰC GIÁO DỤC TIỂU HỌC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
VÀ GIAO TIẾP VỚI TRẺ TỰ KỶ

Tác giả: Trương Thị Thanh Nhàn
Trình độ chun mơn: Đại học Giáo dục đặc biệt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên

Yên Bái, tháng 01 năm 2022


2
MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

4

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục tiểu học

4

3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cấp cơ sở..


4

4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm 2018 đến nay

4

5. Tác giả

4

6. Đồng tác giả ( nếu có) : Khơng

4

II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN

4

1.Tình trạng giải pháp đã biết

4

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

4

2.1 Mục đích sáng kiến

4


2.2.Nội dung giải pháp

5

2.2.1 Đối với trẻ chưa nói được

5

Biện pháp 1. Luyện cơ quan phát âm

5

Biện pháp 3 : Các hoạt động để kích thích trẻ nói

5

2.2.2 Đối với trẻ đã nói được một số từ, câu ngắn

5

Biện pháp 1. Hãy tạo cho trẻ nhiều cơ hội lựa chọn

5

Biện pháp 2. Xem tranh, kể chuyện, vẽ

6

Biện pháp 3. Sử dụng tranh biểu tượng


7

Biện pháp 4. Sử dụng ngơn ngữ kí hiệu để giúp trẻ Tự kỷ phát triển
ngôn

7

Biện pháp 5. Tạo các hoạt động học tập

8

Biện pháp .6. Sử dụng đồ vật hoặc hoạt động mà trẻ yêu thích để

9


3
làm phần thưởng cho trẻ
Biện pháp 7: Phát triển ngôn ngữ giao tiếp qua cách cho trẻ lựa
chọn đồ vật

9

3. Khả năng áp dụng của giải pháp

10

4. Hiệu quả, lợi ích hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

10


5. Các thông tin cần được bảo mật

11

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

11

7. Tài liệu kèm theo: Giấy áp dụng, áp dụng thử sáng kiến

11

III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

11

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

12


4
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và giao tiếp với trẻ
Tự kỷ.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục tiểu học
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Cấp cơ sở
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm 2018 đến nay
5. Tác giả:

Họ và tên: Trương Thị Thanh Nhàn
Năm sinh: 02.02.1982
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm giáo dục đặc biệt
Chức vụ cơng tác: Gi viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0965996282
6. Đồng tác giả (nếu có): Khơng
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Hiện nay tại Trường TH Nguyễn Trãi chưa có đề tài, sáng kiến cụ thể nào
nói về các biện pháp giúp trẻ Tự kỷ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Trong quá
trình hỗ trợ can thiệp cho trẻ Tự kỷ tại trường TH Nguyễn Trãi, giáo viên dạy
hòa nhập cũng đã đưa ra được một số biện pháp và kinh nghiệm của cá nhân để
giúp trẻ Tự kỷ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, tham gia vào các hoạt động một
cách tích cực, chủ động xong hiệu quả đem lại chưa cao. Do vậy, việc lựa chọn
và tìm ra các biện pháp cụ thể và áp dụng để hỗ trợ trẻ Tự kỷ phát triển ngôn
ngữ là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
2.1 Mục đích của sáng kiến: Đối với trẻ Tự kỷ khó khăn lớn nhất là các
em khó diễn giải được các nhu cầu mong muốn của bản thân để người khác có
thể hiểu và giúp đỡ. Khi trẻ muốn một thứ gì đó thì trẻ thường sử dụng các cử
chỉ, hành động (kéo tay) để người khác có thể lấy/làm cho trẻ. Do vậy sáng kiến
đưa ra nhằm giúp cho trẻ Tự kỷ phát triển ngơn ngữ để trẻ có thể giao tiếp và
hịa nhập vào cộng đồng xã hội.


5
Mặt khác, sáng kiến giúp cho giáo viên dạy can thiệp, hỗ trợ đưa ra được
các biện pháp cụ thể, tích cực để giúp trẻ Tự kỷ phát triển được khả năng ngôn

ngữ của bản thân
2.2 Nội dung giải pháp:
Để trẻ Tự kỷ phát triển ngôn ngữ, phát huy hết khả năng của bản thân để
có thể tự tin hồ nhập với thầy/cô, bạn bè và cộng đồng xã hội, tôi đưa ra một số
biện pháp cụ thể sau:
2.2.1 Đối với trẻ chưa nói được:
Biện pháp 1: Luyện cơ quan phát âm:
Luyện cơ quan phát âm: thè lưỡi (lè lưỡi ra, thụt lưỡi vào), di chuyển lưỡi
xung quanh môi, phồng má (giống như phát âm từ “không”).
Cho trẻ phát âm một số âm để luyện cơ quan phát âm của trẻ: âm a-u; âm ai; âm a- o; âm a-ô...
Gằn giọng để học sinh quan sát và phát âm theo tiếng gằn gọng theo các âm
tiết nhằm tạo được khả năng bật hơi của trẻ.
Biện pháp 2: Tạo giao tiếp mắt- mắt để giúp trẻ quan sát và phát triển
ngôn ngữ
Hãy gọi tên trẻ đó trước khi nói với trẻ để trẻ biết rằng có người đang nói
chuyện với trẻ, nếu trẻ khơng nhìn vào mình, hãy đặt tay nhẹ nhàng lên vai và
xoay trẻ về phía bạn khi đó trẻ sẽ nhìn, chìa tay về phía trẻ khi muốn trẻ đưa cho
mình một vật gì đó. Đặc biệt, khi nói chuyện với trẻ ta nên đứng gần, khơng nên
đứng q xa và hãy ln nhìn vào mắt trẻ.
Di chuyển một vật (bóng bay) sang phải - sang trái, lên cao - xuống thấp
hay cho trẻ quan sát thổi bong bóng xà phịng bay
Biện pháp 3. Các hoạt động để kích thích trẻ nói:
Giáo viên có thể tạo các trị chơi cho trẻ để trẻ cùng tham gia vào các tình
huống đó.
Với những trẻ ít khả năng bắt chước và lười phát âm, có thể bắt chước
những âm thanh mà trẻ nói
2.2.2 Đối với trẻ đã nói được một số từ, câu ngắn
Biện pháp 1. Hãy tạo cho trẻ nhiều cơ hội lựa chọn:
Khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, cần cho trẻ những cơ hội để có thể phản
ứng bằng cách đưa cho trẻ những lựa chọn.

Ví dụ: Bạn biết chắc rằng trẻ muốn ăn cơm nhưng bạn hãy hỏi trẻ “Con
muốn ăn cơm hay uống sữa”. Khi đó trẻ sẽ phải lựa chọn thứ để trả lời bạn.
Trong quá trình hướng dẫn nếu trẻ chưa phát âm được từ “ăn cơm” hoặc “cơm”
thì giáo viên có thể nói “Cơm” hoặc “ăn cơm” cho trẻ phát âm theo sau đó yêu
cầu trẻ nhắc lại.


6
Biện pháp 2. Xem tranh, kể chuyện, vẽ.
*Sử dụng thể tranh để phát triển câu: Đặt trước mặt trẻ Tự kỷ một số bức
tranh: chỉ vào tranh và nói “nhìn này, bé đang ngủ”. Sau đó hỏi trẻ “Bé đang
làm gì?”.
Với hình ảnh bơng hoa hồng: chúng ta có thể tùy vào mức độ, giai đoạn
giao tiếp của từng trẻ để yêu cầu trẻ phát âm. (từ đơn, từ ghép/câu đơn/câu
ghép…)
Ví dụ: Với trẻ ngơn ngữ ở giai đoạn từ đơn: Chỉ cần trẻ gọi tên được
“Hoa, hoặc bông hoa”
Với trẻ ngôn ngôn ngữ ở giai đoạn kết hợp từ: Chỉ cần trẻ nói “bơng hoa
hồng, hoa hơng đỏ”…
Với trẻ ngơn ngữ ở giai đoạn dùng câu sớm: trẻ có thể nói “đây là bơng
hoa hồng màu đỏ”;
Với trẻ giai đoạn ngôn ngữ ở giai đoạn câu muộn: Đây là bơng hoa hồng
màu đỏ và có mùi rất thơm”…
*Phát triển ngôn ngữ giao tiếp qua nối tranh giống nhau:
Với cách nối tranh tương ứng giống nhau, ngoài việc phát triển khả năng
nhận thức trẻ cịn phát triển khả năng ngơn ngữ giao tiếp. Yêu cầu trẻ gọi tên
tranh, nối tranh giống nhau, và nói về các bức tranh theo các chủ đề khác nhau.
Tùy thuộc vào mức độ nhận thức, ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của mỗi trẻ,
để ta đặt ra yêu cầu
Con cá màu gi?

Cá thường sống ở đâu?
Kem thường ăn vào mùa gì?
Con sẽ làm gì để cho cây sống và phát triển được?
Cùng vẽ với trẻ. Bạn chia dọc tờ giấy nửa bên phải vẽ tranh các con vật;
nửa bên trái vẽ thức ăn của chúng. Sau đó nối hai nửa tờ giấy theo cấu trúc: con
này ăn gì và u cầu trẻ nói: mèo ăn cá hoặc mèo -cá; khỉ ăn chuối hoặc khỉchuối
Kể chuyện theo tranh: Những câu chuyện rất đơn giản, nhưng lại có giá trị
rất lớn trong việc phát triển ngơn ngữ cũng như các kĩ năng xã hội, các giá trị
sống cho trẻ Tự kỷ.
Câu chuyện: Một ngày của bé


7

Buổi sáng,



thường đánh thức bé dạy lúc 6h30, sau đó giúp bé

. Mẹ cho bé

trường cô giáo dạy bé học

rất ngoan, sau đó các bé

và đưa bé

. Ở


. Đến giờ ăn các bé thi nhau



. Đến chiều,

. Buổi tối, trước khi đi ngủ mẹ thường

đón bé



cho bé

nghe.
Biện pháp 3. Sử dụng tranh biểu tượng: Tranh biểu tượng là các hình vẽ
được đơn giản hố ở mức độ cao, nó sử dụng các đường nét để diễn tả ý nghĩa.
Nhờ có tranh biểu tượng mà các ước muốn, các cảm giác và thơng tin khác nhau
có thể được chuyển tải đến đối tượng giao tiếp, trước khi dạy phải dạy trẻ hiểu
các bức tranh.

Biện pháp 4. Sử dụng ngơn ngữ kí hiệu để giúp trẻ Tự kỷ phát triển ngôn
ngữ, giao tiếp: Giáo viên có thể giúp các trẻ Tự kỷ học cách hiểu và sử dụng các


8
kí hiệu theo phương thức “Học bằng cách làm”. Giáo viên sử dụng các kí hiệu
bằng tay đơn giản khi đưa ra các chỉ dẫn bằng lời.
* Ý nghĩa của việc sử dụng ngơn ngữ kí hiệu
Việc sử dụng ngơn ngữ kí hiệu có thể kích thích phát triển ngơn ngữ bởi vì:

- Việc dùng kí hiệu sẽ giảm áp lực đối với việc nói
- Nếu đứa trẻ chưa phát triển khả năng nói, ngơn ngữ kí hiệu mang lại cho trẻ
một cơ hội giao tiếp.
- Chúng ta có thể giúp trẻ tạo ra các của chỉ bằng cách cùng làm với trẻ. Điều
này không thể làm với ngôn ngữ nói.
- Khi trẻ sử dụng các hình thức diễn đạt vơ âm để giao tiếp, chúng ta có thể
hiểu được cách trẻ thể hiện qua mình qua quan sát trẻ.
Trong một chừng mực nào đó, các cử chỉ bằng tay và các ký hiệu được hầu
hết mọi người sử dụng trong giao hàng ngày. Chúng ta thường gọi loại hình thức
giao tiếp phi lời nói này là giao tiếp bằng cử chỉ và điệu bộ. Tuy nhiên, những
trẻ em và người trưởng thành bị khiếm khính thường học tồn bộ hệ thống kí
hiệu để giao tiếp, đặc biệt là khi giao tiếp với những người khiếm thính khác.
Hầu như những ký hiệu này là đọc bằng môi, các cử chỉ và điệu bộ cơ thể khác.

Bố

Con mèo

Mẹ

Con gà

Điện thoại

Ngủ

Giường

Tắm


Biện pháp 5. Tạo các hoạt động học tập: Tạo nên các “trị chơi cơng
thức” để sử dụng với trẻ Tự kỷ. Qua trò chơi sẽ giúp trẻ Tự kỷ phát triển khả
năng hiểu ngôn ngữ của bản thân. Đồng thời giúp trẻ phát triển các kĩ năng
tương ứng: như kĩ năng vận động tinh, kiến thức về màu sắc, hình dạng...
Trị chơi: Ghép hình
Mục đích: Phát triển khả năng hiểu ngơn ngữ, khả năng nhớ tên đồ vật hoặc
tập nói tên đồ vật.


9
Biện pháp 6. Sử dụng đồ vật hoặc hoạt động mà trẻ u thích để làm
phần thưởng cho trẻ.
Tìm được đồ vật hay hoạt động mà trẻ yêu thích để làm phần thường cho
trẻ thì đó là yếu tố quan trọng giúp can thiệp thành công. Bởi đối với rất nhiều
trẻ Tự kỷ chúng rất thích chơi một đồ vật hay một hoạt động nào đó. Do vậy, khi
ta tìm được hoạt động hay đồ vật trẻ thích để làm phần thưởng khi trẻ thực hiện
được yêu cầu sẽ giúp trẻ có thể phát triển tốt.
Trẻ Tự kỷ dùng lời nói chủ yếu là để nhu cầu của chúng được thoả mãn
hơn là mục đích có tính xã hội như nói làm vui lịng người khác... Nói cho đúng
thì ai cũng dùng lời nói để thoả mãn nhu cầu của mình, khi ta nghĩ rằng lời nói
có tính cách sử dụng thì điều ấy muốn nói ngơn ngữ của trẻ Tự kỷ nhắm vào
chuyện gợi nên hành động để mang lại điều hay vật mà chúng muốn ngay lúc
ấy. Ví dụ như trẻ muốn ”uống nước”, “đi về nhà”. Trẻ nói những địi hỏi này mà
khơng cần biết khung cảnh lúc đó có thích hợp hay khơng. Dường như những
câu chuyện tâm tình, những lời tham vãn hay những câu chuyện hài hước là
những điều làm cho trẻ khó xử nhất. Đối với trẻ Tự kỷ chỉ giới hạn lời nói vào
những việc có địi hỏi thoả mãn nhu cầu trực tiếp mà thôi, điểm khác biệt ở đây
là trẻ không biết tiếp chuyện hay chờ đợi sự phản hồi. Gần như trẻ Tự kỷ không
thể hiểu được người đối diện đã hiểu hay đã nghe đủ chưa và khi nào thì cần
ngưng chủ đề đó lại và chuyển sang chủ đề khác. Vì vậy, nếu giáo viên tìm được

đồ vật hay hoạt động mà trẻ yêu thích để làm phần thường cho trẻ thì đó là yếu
tố quan trọng giúp can thiệp thành công. Bởi đối với rất nhiều trẻ Tự kỷ chúng
rất thích chơi một đồ vật hay một hoạt động nào đó, hoặc cũng có trẻ rất nhanh
chóng chán khi chơi các đồ vật/hoạt động. Do vậy, khi ta tìm được hoạt động
hay đồ vật trẻ thích để làm phần thưởng khi trẻ thực hiện được yêu cầu sẽ giúp
trẻ có thể phát triển tốt.
Ví dụ: Nếu trẻ thích ăn bánh bơng lan hay uống sữa Millo (ngồi bánh
bơng lan và sữa millo thì trẻ khơng ăn bánh và sữa gì khác) thì giáo viên ra điều
kiện nếu con thực hiện tốt yêu cầu này cô sẽ cho con ăn bánh hoặc uống sữa.
Nhưng mỗi lần cho trẻ phần thưởng nên cho trẻ từng ít để phần thưởng đó dàn
trải khi trẻ thực hiện được hết yêu cầu. Đồng thời kuyến khích trẻ đưa ra yêu cầu
bằng cách sử dụng những vật và hoạt động mà trẻ u thích.
Biện pháp 7: Phát triển ngơn ngữ giao tiếp qua cách cho trẻ lựa chọn đồ
vật
- Khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp,cần cho trẻ những cơ hội để có thể
phản ứng bằng cách đưa cho trẻ những lựa chọn. Thay vì hỏi “ Con muốn ăn
gì?” hãy hỏi trẻ “ Con muốn ăn bánh kem hay bimbim?”… Con muốn ăn bim
bim hay “ ăn” đồ chơi? Lúc này, giáo viên để trẻ tự phải tư duy, suy nghĩ để trả


10
lời các câu hỏi mang tính thử “đúng và sai”. Qua cách cho trẻ lựa chọn và thử
đúng và sai, trẻ sẽ hiểu va biết cách trả lời trong các tình huống khác nhau
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến có khả năng áp dụng đối với các giáo viên dạy hỗ trợ cá nhân,
lớp chuyên biệt, có hiệu quả đối với trẻ Tự kỷ.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Qua quá trình thực hiện và vận dụng các biện pháp nêu trên để phát triển
ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ Tự kỷ. Kết quả đạt được là rất khả quan. Cụ thể

như sau:
Mức
độ
Mức
nhẹ
Mức
nặng

Trước khi được
hỗ trợ

Sau khi được hỗ trợ

Chưa đạt

Đạt

Chưa
đạt

2

0

0

1

0


0


tiến bộ

1

Đạt yêu
cầu

Khá

1

1

Tốt

0

Từ kết quả trên ta thấy, khi sử dụng các biện pháp can thiệp giúp trẻ Tự kỷ
phát triển ngôn ngữ và giao tiếp thì các trẻ điều có sự tiến bộ rõ rệt theo khả
năng của trẻ.
Đối với trẻ ở mức nhẹ:
Bản thân các trẻ ở mức độ nhẹ đều đã có ngôn ngữ, nhưng khả năng sử
dụng ngôn ngữ của các trẻ rất nghèo nàn. Chủ yếu trẻ có thể sử dụng các từ đơn
để giao tiếp, có trẻ có thể sử dụng câu nhưng cấu trúc câu thường bị đảo
lộn…Sau khi được can thiệp, hỗ trợ, các em đã biết thực hiện theo các yêu cầu,
có thể thực hiện 1số yêu cầu cùng một lúc. Ngoài ra, các em đã sử dụng được
câu ngắn, câu dài để thể hiện nhu cầu, mong muốn của bản thân và có thể hát

theo bài hát khi được giáo viên yêu cầu. Trẻ hiểu và cũng có thể thể hiện được
những cảm xúc trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ với những người xung quanh.
Đối với trẻ ở mức độ nặng:
Phần lớn khi các trẻ mới vào can thiệp thì gần như chưa phát âm được. Trẻ
chỉ phát âm theo bản năng những âm linh tinh khơng có nghĩa. Tuy nhiên, sau
khi được can thiệp trẻ đã có thể phát được 1 số âm, tiếng, từ theo yêu cầu. Trẻ có
thể hiểu và làm theo được được yêu cầu của giáo viên mà trước khi can thiệp trẻ
chỉ biết khóc, la hét nếu khơng thích, khơng muốn làm theo.


11
Khi khả năng ngơn ngữ của trẻ có sự tiến bộ thì đồng thời các lĩnh vực
khác, khía cạnh khác của trẻ cũng có sự tiến bộ rõ nét: kĩ năng sống, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng xã hội, khả năng nhận thức, vận động thô tinh...
5. Các thông tin cần được bảo mật: Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- về phía giáo viên có chun mơn đặc thù, u nghề mến trẻ. Ln tích cực
học tập và khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
- Cở sở vật chất: có đồ dùng dạy học đáp ứng các yêu cầu day và học học sinh
đặc biệt
7. Tài liệu kèm theo:
Giấy áp dụng, áp dụng thử sáng kiến: Không
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Trương Thị Thanh Nhàn
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG VỀ VIỆC

TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
( Ký tên, đóng dấu)


12
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………



×