PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài khóa luận
Đất nước Việt Nam ta đẹp vô cùng. Dân tộc ta từ ngàn năm xưa đã xây
dựng cho mình một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó ngôn
ngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người trong sự hình thành
và phát triển của loài người.
Một nhà văn người Pháp có nói rằng: “Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi
mình trong đó”. Ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, là phương tiện của
mọi sự suy nghĩ. Nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá
trình tâm lí khác, chính vì vậy mà trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm
non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ.
Đời sống của con người ngày càng phong phú và phát triển hơn, đó là nhờ
có ngôn ngữ. Con người có thể thông báo, trao đổi, truyền đạt, thông cảm, diễn
tả, trình bày tất cả những thông tin cần thiết cho nhau thông qua ngôn ngữ. Nhờ
ngôn ngữ mà người ta xích lại gần nhau hơn, trao đổi nhận thức, tư tưởng, tình
cảm và tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,…
Ngôn ngữ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài
người. Nhờ ngôn ngữ mà con người khác xa so với động vật. Nó có vai trò
quan trọng đối với con người, đối với những kho tàng văn hóa, những tri thức,
những kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn ngữ. Đặc biệt đối
với trẻ sự phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất
quan trọng với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như toàn bộ quá
trình phát triển về sau của trẻ. Không chỉ vậy mà đối với trẻ, ngôn ngữ còn là
phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo
đức mang tính chuẩn mực. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là
rất quan trọng, đặc biệt ở độ tuổi trẻ MGN (4 - 5 tuổi) trẻ đang cần được học
ngôn ngữ một cách chính xác. Đây là giai đoạn trẻ rất thích học nói vì luôn mong
muốn mình được hòa nhập vào xã hội. Với tần số nói ngày một tăng đáng kể, trẻ
sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ nói để làm phương tiện giao tiếp cho mình. Đôi khi
cũng chính vì điều đó mà trẻ dễ mắc phải một số lỗi sai về ngôn ngữ. Đây là thời
điểm tốt để rèn luyện phát âm chuẩn và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm hoàn
thiện hơn cho trẻ.
Trẻ em với hai từ ngắn ngủi nhưng dường như đã nói lên hết đặc điểm của
cả lứa tuổi này. Đây là giai đoạn mà với chúng chơi là cuộc sống. Chơi là hoạt
động rất tự nhiên trong cuộc sống của con người. Nó đặc biệt quan trọng đối
1
với sự phát triển của trẻ em. Không chơi, trẻ không phát triển được. Không
chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống. Đó là một thực tế mang
tính quy luật. Trẻ chơi với niềm đam mê, hứng thú của mình, chơi một cách vô
tư không đắn đo, toan tính,… bởi “trẻ em như búp trên cành”.
Mặt khác, trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập,
mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Trò chơi và
tuổi thơ là hai người bạn thân thiết, không thể tách ra được. Chính trò chơi đã
giúp cho sự phát triển của trẻ được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là
phương tiện hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển. Xuất từ vai trò quan trọng của
hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy
việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý
nghĩa.
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong
đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc.
Trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi
từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Nó được
kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó nó tích tụ cả trí tuệ và
niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi
dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ
nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền
được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới
xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành
những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ
cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới
thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS. TS Nguyễn
Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng đã nói về trò chơi
dân gian với trẻ em: “Trò chơi dân gian nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc
Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Những tâm hồn được chắp thêm đôi cánh,
giúp trẻ phát triển tư duy và sáng tạo những cái mới và cho trẻ sự khéo léo.
Không chỉ có vậy mà trẻ còn hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương
đất nước”,[10, tr. 98].
Với những lí do như đã trình bày ở trên, chúng tôi lựa chọn đề tài khóa
luận: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi dân gian
cho trẻ MGN (4-5 tuổi) tại trường mầm non Sao Mai - huyện Mai Sơn - tỉnh
Sơn La”.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Cho nên ngôn
ngữ là tải sản quý báu của nhân loại. Nó là cả kho tàng trí tuệ của con người. Cũng
chính vì lẽ đó mà có biết bao công trình nghiên cứu được tỏa sáng nhờ có ngôn ngữ.
Và ngôn ngữ cũng chính là vấn đề mà có rất nhiều các nhà khoa học từ các lĩnh vực
khác nhau như: Tâm lí học, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học,… đi
sâu, tìm tòi, nghiên cứu của những nhà nghiên cứu có tên tuổi như:
- V.X. Mukhina với Tâm lí học mẫu giáo đã nghiên cứu về tâm lí của trẻ
em trong độ tuổi Mẫu giáo.
- Winhem Preyer với Trí óc của trẻ em đã miêu tả chi tiết về sự phát triển
của trẻ em, phát triển về vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể thông
qua cậu bé Alex.
- Erik Erickson với Trẻ em và xã hội nghiên cứu về sự phát triển của trẻ
em, cách đối xử và giáo dục trẻ.
- John. B. Watson với Chăm sóc về tâm lí cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
nghiên cứu về tâm lí của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm sóc chúng.
- A. B. Zaporojets với Cơ sở tâm lí học của giáo dục mẫu giáo những
nghiên cứu chuyên biệt về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi.
- M.M.Konxova với Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học đã xác định được
Các hình thức, biện pháp để nhằm dạy nói cho trẻ trước khi vào tuổi đi học.
- A.N.Xookolop với Lời nói bên trong và tư duy nghiên cứu những vấn đề
lí luận về ngôn ngữ và tư duy của trẻ em.
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng được đông đảo các
nhà giáo dục quan tâm và đi vào nghiên cứu như:
- Các tác giả Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim Tuyến, Lưu Thị Lan, Nguyễn
Thanh Hồng với: Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ đề cập
tới Tiếng Việt. Dựa vào đó tác giả xây dựng các phương pháp nhằm phát triển
và hoàn thiện lời nói cho trẻ.
- Tác giả Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức với:
Phương pháp phát triển ngôn ngữ đã đưa ra các phương pháp để giúp trẻ tăng
vốn từ của trẻ.
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo dưới 6 tuổi đã đưa ra phương pháp cụ thể giúp trẻ phát triển ngôn
ngưc vốn từ của trẻ.
3
- Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia, Đoàn thị Tâm với: Tâm lí
trẻ em lứa tuổi mầm non đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển tâm lí của trẻ
mầm non qua các giai đoạn lứa tuổi.
- Luận án Phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan: Những bước phát triển ngôn ngữ
của trẻ từ 1 - 6 tuổi đã đề cập về các bước, giai đoạn hình thành phát triển
ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi.
- Luận án Phó tiến sĩ Tâm lý học: Đặc trưng tâm lý của trẻ có năng khiếu thơ
nghiên cứu tâm lí của trẻ em có chứa năng khiếu cảm thụ các tác phẩm thơ ca.
- Nguyễn Xuân Khoa với công trình: Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo từ 0 - 6 tuổi nghiên cứu về sự phát triển vốn từ ngữ của trẻ ở
các độ tuổi và đưa ra các phương pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ em ở
độ tuổi mầm non.
- Luận án Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh với đề tài: Cơ sở của việc tác động sư
phạm đến sự phát triển ngôn ngữ tuổi Mầm non đã nghiên cứu tới sự phát triển
ngôn ngữ của trẻ em mầm non.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi dân gian cho trẻ
MGN (4 - 5 tuổi).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài khóa luận tiến hành điều tra trẻ MGN (4 - 5 tuổi), giáo viên dạy
MGN (4-5 tuổi) ở ba điểm trường mầm non Sao Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn
La.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Qua những hiểu biết về đặc điểm trò chơi dân gian với sự phát triển ở trẻ
MGN (4 - 5 tuổi), về đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non chúng tôi đã mạnh dạn
đưa ra một số biện pháp, quy trình tổ chức các trò chơi dân gian nhằm nâng cao
hiệu quả việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi).
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu và khảo sát thực trạng trẻ MGN (4 - 5 tuổi) ở trường mầm non.
4
- Xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò
chơi dân gian cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi).
- Tổ chức thể nghiệm để ứng dụng đề xuất tính khả thi của các biện pháp
phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi dân gian cho trẻ MGN (4 - 5
tuổi) mà đề tài khóa luận nghiên cứu.
- Xử lí kết quả nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu. Từ
đó chúng tôi chọn lọc để xây dựng nên cơ sở lí luận cho đề tài.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dùng phiếu Anket điều tra kết hợp với việc trao đổi những thông tin có liên
quan về vấn đề nghiên cứu với các giáo viên ở trường mầm non, nhằm phát triển
ngôn ngữ thông qua một số trò chơi dân gian cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi).
- Sử dụng phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của trẻ để đưa
ra các phương pháp hợp lí với tâm sinh lí của trẻ MGN (4 -5 tuổi).
- Ngoài ra, dùng phương pháp nghiên cứu sản phẩm để xác định mục đích
phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi dân gian cho trẻ MGN (4 - 5
tuổi)
5.3. Phƣơng pháp thể nghiệm sƣ phạm
- Sử dụng các phương pháp tác động đến một nhóm trẻ được chọn để thực
nghiệm.
- Xử lí kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê toán học.
6. Giả thuyết khoa học
Qua việc khảo sát sơ bộ trên thực tế kết hợp với việc nghiên cứu lí luận,
chúng tôi thấy mức độ phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi dân gian cho
trẻ MGN (4 - 5 tuổi) ở trường mầm non hiện nay ngày càng bị hạn chế đi rất
nhiều. Hoặc nếu có thì chưa gây được hứng thú thực sự đối với trẻ, eo hẹp về
cách bố trí thời gian tổ chức trò chơi nên chưa đạt được hiệu quả cao. Do vậy,
nếu các biện pháp trong khóa luận mang tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian, góp phần vào
sự nghiệp đổi mới Giáo dục.
5
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, cấu trúc
của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
Chương này chúng tôi đề cập tới những cơ sở lí luận về ngôn ngữ của trẻ
mẫu giáo, cụ thể là trẻ MGN (4 - 5 tuổi), đặc biệt phát triển ngôn ngữ cho trẻ
thông qua trò chơi dân gian.
Chương 2: Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN
(4 - 5 tuổi) thông qua trò chơi dân gian.
Chương này, khóa luận đã xây dựng một số biện pháp, quy trình vận
dụng phương pháp giáo dục mầm non mới để tổ chức các trò chơi dân gian và
thiết kế một số mẫu giáo án theo phương pháp mới về trò chơi dân gian.
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm một số trò chơi dân gian cho trẻ MGN
(4 - 5 tuổi)
Khóa luận thiết kế một số biện pháp để ứng dụng nhằm phát triển ngôn
ngữ cho trẻ thông qua một số trò chơi dân gian nhằm để chứng minh tính khả
thi của các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt gồm các âm, các từ, các quy
tắc kết hợp từ một cộng đồng dân tộc dùng làm phương tiện giao tiếp cơ bản và
quan trọng nhất của các thành viên trọng một cộng đồng người; đồng thời ngôn
ngữ cũng là phương tiện để phát triển tư duy, truyền đạt đời sống văn hóa - lịch
sử từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Cũng có khái niệm khác về ngôn ngữ theo E. L. Tikhêeva - Nhà giáo dục
học Liên Xô cũ đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa
khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc, của
nhân loại. Do ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con
người…”, [5, tr. 10].
Không chỉ có vậy, ngôn ngữ tạo nên những con người có linh hồn. Ngôn
ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên tư duy, nhân cách
của con người, thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh hành động chính bản thân mình.
Đối với trẻ em, ngôn ngữ là cầu nối để đến với thế giới của nhân loại. Ngôn
ngữ trở thành công cụ để trẻ bày tỏ suy nghĩ, những tâm tư, tình cảm, những mong
muốn của cá nhân mình. Bởi lẽ, trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới
xung quanh, mong muốn hòa nhập với xã hội của loài người.
1.1.2.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ
a. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của
trẻ về thế giới xung quanh
Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ và là công cụ của tư duy.
Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh. Trong quá
trình nhận thức những sự vật và hiện tượng, các em phải sử dụng từ ngữ để phân
biệt được vật này với vật khác, biết được tên gọi, màu sắc, hình dáng, công dụng
và những thuộc tính cơ bản của vật,… (ví dụ: Trẻ làm quen với xe đạp, trẻ biết đặc
điểm, cấu tạo, công dụng…của xe đạp và nói được từ “xe đạp”).
Trẻ tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh thông qua khả năng phân
tích, so sánh, tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ khái quát về vật.
7
Ví dụ: Trẻ nhận xét về xe đạp:
+ Trẻ nhìn thì biết được màu đỏ (xanh).
+ Trẻ quay bàn đạp thì bánh xe quay.
+ Trẻ sờ vào sườn xe thì biết nó láng, bóng.
Trẻ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi, tìm hiểu những sự
vật hiện tượng không xuất hiện trực tiếp trước mắt trẻ, những sự vật xảy ra trong
quá khứ, tương lai. Như vậy, ngôn ngữ không chỉ giúp cho trẻ củng cố kiến thức
mà còn mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh.
Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu về chính mình, về con người và khám phá các
sự vật xung quanh cũng như những biến cố đang xảy ra trong đời sống, hay các
hiện tượng xung quanh như nắng, mưa, nóng, lạnh,… qua đó trẻ có thể nhận
thức về môi trường xung quanh.
Thật vậy, hầu hết trẻ thơ đều có một tâm hồn nhạy cảm. Đối với các em,
thế giới xung quanh chứa đựng biết bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn. Ngay trong
những cái tưởng chừng như bình thường và giản dị thì các em cũng phát hiện ra
những điều lí thú. Chẳng vậy mà Pauxtopxky có nhận xét rằng: “Thời thơ ấu
không còn mãi,… Trong thời thơ ấu tất cả đều khác. Trẻ em đã nhìn thế giới
bằng đôi mắt trong sáng và đối với tất cả với chúng đều rực rỡ hơn nhiều. Mặt
trời chói lọi hơn, đồng ruộng được cày sâu hơn, tiếng sấm vang rền hơn, mưa
to hơn, cỏ mọc cao hơn và cả lòng người cũng mở rộng hơn. Nỗi đau thương
cũng sâu sắc hơn và mảnh đất quê hương cũng chứa đầy bí ẩn, nhiều hơn gấp
hàng nghìn lần”. [12, tr. 68].
Khi người lớn đưa ra các câu hỏi, câu trả lời hay khi đàm thoại trực tiếp
với trẻ thì cũng đồng thời ngay lúc đó trẻ làm quen được với các sự vật, hiện
tượng có ở môi trường xung quanh, và trẻ hiểu được những đặc điểm, tính chất,
công dụng của các sự vật cùng với các từ tương ứng với nó thông qua các từ
ngữ đó. Trẻ thường nhìn sự vật trong tính toàn vẹn của nó mà chưa hề bị chia
cắt ra từng mảng, từng bộ phận rạch ròi khô cứng. Những thuộc tính cụ thể cảm tính sinh động như màu sắc, âm thanh … có tác động mạnh mẽ lên giác
quan và ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của trẻ. Từ ngữ và hình ảnh trực quan
của các sự vật cùng đi vào nhận thức của trẻ. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận biết
được ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng từ đơn giản dần tới phức tạp mà
trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ hình thành, phát triển
phong phú các biểu tượng về thế giới xung quanh.
8
Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cả hai cùng song
song tồn tại và phát triển với nhau,. Những ý tưởng của trẻ được bộc lộ bằng
ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy.
Ngôn ngữ của trẻ được phát triển dần theo lứa tuổi, điều đó sẽ giúp trẻ không
chỉ tìm hiểu những hiện tượng, sự vật gần gũi xung quanh, mà còn có thể tìm
hiểu cả những sự vật không xuất hiện trước mắt trẻ, những sự việc xảy ra trong
quá khứ và tương lai. Trẻ hiểu được những lời giải thích, sự gợi ý của người
lớn, biết so sánh, khái quát và dần dần hiểu được bản chất của sự vật, hiện
tượng, hình thành những khái niệm sơ đẳng. Sự hiểu biết của trẻ về thế giới
xung quanh ngày càng rộng lớn hơn. Nhận thức của trẻ được rõ ràng, chính xác
và trí tuệ của trẻ không ngừng được phát triển.
Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới
xung quanh một cách phong phú hơn. Bởi chơi là phương tiện mở rộng, củng
cố chính xác hóa biểu tượng của trẻ về cuộc sống xung quanh. Nội dung chủ
yếu của chơi là phản ánh thế giới xung quanh trẻ, nên khi tham gia vào hoạt
động này trẻ càng hiểu sâu hơn về cuộc sống xung quanh mình. Tất cả những
điều trẻ lĩnh hội trước lúc chơi dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau sẽ
được chính xác hơn, phong phú hơn.
Khi tham gia vào trò chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn, trao
đổi, phân vai trong trò chơi: Chọn vai nào, chơi như thế nào,.. và quá trình thỏa
thuận này không thể thiếu vai trò của ngôn ngữ. Trẻ bộc lộ những suy nghĩ của
mình với các bạn và nghe ý kiến của các bạn để đi đến thỏa thuận trong khi
chơi,… Sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ thực hiện hành động chơi, giao lưu với
các bạn trong nhóm và các bạn chơi khác nhóm, đánh giá, nhận xét, tuyên
dương,.. Không chỉ khi tham gia hoạt động vui chơi cùng với các bạn mà ngay
cả khi trẻ chơi tưởng tượng với một đồ vật thì ngôn ngữ vẫn đóng vai trò quan
trọng trong quá trình chơi của trẻ. Qua đó, ngôn ngữ của trẻ được phát triển, trẻ
giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của
trẻ.
b. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ
Ngay cả những bộ lạc lạc hậu nhất mà người ta mới phát hiện ra, họ cũng
dùng ngôn ngữ để nói chuyện với nhau. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương
tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, hình thành những
cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ dùng để diễn đạt, để trình bày ý tưởng, nguyện vọng
của mình cho người khác biết.
9
Đặc biệt, ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành
vi và việc làm của trẻ. Trong giao tiếp hàng ngày, thông qua truyện kể, ca dao,
đồng dao, nhất là trong các trò chơi dân gian,… trẻ cảm nhận được cái hay cái
đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống.
Đặc biệt là qua lời ru, mẹ đã dạy cho con nghệ thuật âm nhạc, thơ ca dân
tộc để con biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu bà con
làng xóm, truyền cho con những ý niệm cơ bản về thiện ác để hun đúc ở đứa
con lòng nhân ái. Ngay cả những lúc nựng con thì đây là cuộc trò chuyện đằm
thắm nhất, đầy tình yêu thương và lòng tin cậy, trong đó người mẹ đã nói với
con bằng cả tấm lòng và đứa con đã nghe mẹ với tất cả sự sung sướng và niềm
say mê. Dù có ý thức hay chưa có ý thức rõ ràng, người mẹ cũng đã dạy con
học ăn, học nói, học gói, học mở - học làm người bằng những phương
thức nghệ thuật đó khiến cho việc tiếp thu của đứa con vừa rất tự nhiên
lại có hiệu quả cao giúp cho trẻ tiếp cận dễ dàng hơn với văn hoá của dân
tộc.
Khi giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái tình cảm
khác nhau. Qua nét mặt, giọng nói, ngữ điệu, ngữ nghĩa chứa đựng trong các
từ, các câu nói, dần dần trẻ cũng biết thể hiện những cảm xúc khác nhau của
mình. Người lớn như là chiếc gương để trẻ soi mình vào trong đó. Trong quá
trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ bằng lời nói,
nét mặt, nụ cười, giúp trẻ có thể nhận ra được hành vi của mình là đúng hay là
sai. Bằng cách đó, ở trẻ dần dần hình thành những thói quen tốt và học được
những cách ửng xử đúng đắn. Người lớn có thể khen trẻ khi chúng làm đúng và
tốt, cổ vũ, động viên kịp thời cho những hành vi đúng đắn hay có những ý
tưởng hay của trẻ. Khi trẻ làm sai hay nói sai, người lớn tỏ vẻ không bằng lòng
bằng ánh mắt, nét mặt nghiêm nghị kèm theo lời nói với giọng điệu nghiêm túc
thì trẻ sẽ nhận thức được cái sai của mình và sửa sai.
Ngôn ngữ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ.
Nó tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái
đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ
thuật. Các sự vật, hiện tượng mà trẻ quan sát được trong môi trường sống được in
hằn trong trí não của trẻ. Nhưng để trẻ biết cái lá có màu xanh, bông hoa có màu
đỏ, con cá vàng bơi trong nước, con chim bay trên bầu trời,… nó trở nên đẹp như
thế nào thì thông qua ngôn ngữ trẻ sẽ nhận thức được cái hay, cái đẹp đó trong
cuộc sống xung quanh mình. Từ đó hình thành ở trẻ thái độ tôn trọng cái đẹp và
đồng thời kích thích sự sáng tạo ra cái đẹp ở trẻ.
10
Những hình ảnh tưởng tượng vừa ngây thơ, đôi khi phi lý này không chỉ
đem lại cho tuổi thơ niềm hạnh phúc mà còn cần cho mỗi người sau này lớn
lên, dù đó là người lao động chân tay, nhà khoa học hay người nghệ sĩ,…
phương tiện có hiệu quả nhất để nuôi dưỡng sự tưởng tượng đó là trò chơi.
Điều đó giúp trẻ có nhiều ấn tượng đẹp và tâm hồn trẻ sẽ càng thêm phong phú.
Từ đó, trẻ sẽ biết yêu quý và có ý thức giữ gìn những cái hay cái đẹp trong cuộc
sống.
Khi trẻ được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ văn học như thơ, truyện,
ca dao, đồng dao,… trẻ sẽ được chìm vào với thế giới đa dạng màu sắc. Bao
nhiêu loại người khác nhau, loại người tốt sao gần gũi, mến thương; loại người
xấu sao vừa ghét lại vừa sợ… Những phong cảnh xa lạ từ những khu rừng rậm
rạp bí hiểm, đến biển cả mênh mông, những lâu đài tráng lệ, những con thú
chưa hề thấy,… tất cả đã nhập vào tâm hồn của các em bé với những màu sắc
lung linh kì ảo. Tâm hồn các em được rộng mở, trí tưởng được kích thích mạnh
mẽ, thôi thúc các em muốn khám phá những điều kì lạ và lí thú trong các câu
chuyện hết sức hấp dẫn. Những câu thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, những bài
đồng dao ngộ nghĩnh có đoạn điệp khúc nhắc đi nhắc lại dễ nhớ… khiến trẻ
muốn đọc theo và sẽ nhớ rất lâu. Đây chính là thời cơ thuận lợi để trẻ tiếp xúc
với ngôn ngữ văn học, đặc biệt là văn học dân gian. Điều đó giúp trẻ phát triển
trí tưởng tượng, nó giúp trẻ sáng tạo ra những cái mới, hình thành những ước mơ
táo bạo, những hoài bão về cuộc sống tương lai.
c. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành
thành viên của cộng đồng
Những kinh nghiệm lịch sử xã hội được chứa đựng trong các công cụ lao
động, đối tượng lao động, trong các chuẩn mực hành vi các mối quan hệ qua lại
giữa con người với nhau,… nhưng hầu hết được ghi lại để truyền bá cho thế hệ
sau nhờ ngôn ngữ. Ngay từ lúc mới đầu, đứa trẻ không thể nhận thức được
những gì đang tồn tại xung quanh nó. Để thỏa mãn sự hiểu biết đó mà nó
thường đặt ra hàng vạn câu hỏi cho bố mẹ và người xung quanh chúng. Vì thế,
người lớn trở thành chiếc cầu nối trẻ với cộng đồng, với thế giới thông qua
ngôn ngữ. Người lớn đã dẫn dắt trẻ hình thành tình cảm, thái độ, nhận thức về
con người, đồ vật gần gũi xung quanh. Nhờ sự biết đi, biết nói mà trẻ ngày
càng mở rộng phạm vi tiếp xúc, phát triển nhận thức đối với thế giới xung
quanh và hình thành “ý thức bản ngã”. Trẻ muốn tự lập hơn, thể hiện các hành
vi theo ý nghĩ riêng của mình trong các trò chơi. Qua những lời chỉ dẫn của
người lớn mà trẻ dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi
11
thành viên trong cộng đồng đều phải thực hiện. Trước tiên, là những nề nếp
sinh hoạt của gia đình, nhóm trẻ, trường mầm non. Sau đó, là những quy định
ngoài xã hội, những gì trẻ được phép làm và không được phép làm. Mặt khác,
để bày tỏ những những nhu cầu mong muốn của mình với những thành viên trong
cộng đồng, trẻ sử dụng ngôn ngữ để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân mình. Điều đó
giúp trẻ hòa nhập hơn với mọi người xung quanh mình.
d. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể lực cho trẻ
Giáo dục thể lực đối với trẻ em là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể
của trẻ, việc vận động, rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh và có chế độ sinh hoạt
hợp lý nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối, sức khỏe
tăng cường đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặt thể chất.
Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, cô giáo và người lớn đã dùng chính
ngôn ngữ của mình để nhằm hướng dẫn, chỉ bảo trẻ thực hiện tốt các yêu cầu
do mình đề ra góp phần làm cho cơ thể trẻ phát triển. Đặc biệt, trong giờ thể
dục, giáo viên đã tạo điều kiện giúp trẻ thực hiện chính xác các động tác làm
cho cơ thể phát triển được cân đối bằng chính lời nói của mình.
Ngoài chế độ sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần phải được ăn ngon, ăn đủ chất
thì cơ thể của trẻ mới phát triển hoàn thiện được. Để động viên, khích lệ trẻ ăn
được thì người lớn đóng một vai trò rất quan trọng.
1.1.2.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ MGN (4 - 5 tuổi)
Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự mở rộng giao lưu của trẻ đối với
thế giới xung quanh, với con người, với đồ vật và thiên nhiên. Việc mở rộng
phạm vi tiếp xúc và các mối quan hệ xã hội giúp cho khả năng tri giác của trẻ
nhanh nhạy hơn. Khả năng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn MGN (4
- 5 tuổi) này có những bước tiến mới đáng kể. Ở thời kì này, trẻ hoàn thiện dần
về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần được định
vị. Trẻ phát âm tốt hơn, ít ê, a, ậm ừ hơn so với thời kì trước. Đặc biệt, đã xuất
hiện ở lời nói của trẻ những khái quát, kết luận đơn giản một cách mạch lạc,
song một số trẻ vẫn phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối.
Trẻ từ 4 - 5, tuổi khả năng nhận thức vốn từ tăng lên một cách đáng kể.
Theo nghiên cứu của yy. Y pratuxevich: 4 tuổi trẻ có 1900 từ và 5 tuổi là 2.500
từ. Với sự nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về ngôn ngữ của trẻ nội thành
thì vốn từ của trẻ là: 4 tuổi từ 1900 từ đến 2000 từ và 5 tuổi trẻ có từ 2500 từ
đến 2600 từ. Trẻ học từ mới nhanh hơn, phát âm các từ tốt hơn so với các giai
đoạn lứa tuổi trước. Chính vì lẽ đó mà vốn từ của trẻ ở giai đoạn này phong
12
phú, bao gồm nhiều từ loại. Số lượng các từ loại: danh từ, tính từ, đại từ, trạng
từ được tăng lên một cách đáng kể, trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiều từ loại khác
nhau và biết sử dụng chúng để thể hiện mối liên hệ đa dạng giữa các sự vật và
hiện tượng về thơi gian, định hướng không gian, số lượng, nguyên nhân và kết
quả. Trẻ có khả năng tri giác âm thanh nhanh nhạy và khả năng phát âm mềm dẻo
tự nhiên. Trẻ ham học hỏi, thích tìm hiểu về xã hội và tự nhiên. Trẻ chủ động giao
tiếp ngôn ngữ với những người xung quanh và hay đặt các câu hỏi như: “như thế
nào?”; “làm gì?”; “bao giờ?”; “tại sao?”…
Những câu hỏi, câu trả lời hay những câu nói của trẻ ngày càng được hoàn
thiện hơn. Số lượng các câu nói đúng ngữ pháp cũng được tăng lên một cách rõ
rệt, các thành phần trong câu nói được phát triển. Bởi trẻ biết lắng nghe các câu
trả lời, câu nói của người khác.
Đặc biệt, ở lứa tuổi này trẻ thích tham gia, hòa nhập với tập thể. Trẻ hứng
thú đặc biệt với việc rèn luyện những kĩ năng vận động mới học được và sử
dụng những kĩ năng đó để hoạt động, di chuyển. Trẻ biết sử dụng vốn ngôn ngữ
của mình để tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè, cô giáo một cách say sưa,
nhiệt tình và giao tiếp khéo léo hơn. Trẻ có thể diễn tả những hành động phức
tạp và hăng hái kể về những điều xảy ra với nó.
Khả năng tiếp thu và sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hằng ngày của
trẻ ngày càng tốt hơn. Trẻ rất thích tưởng tượng, chúng đã biết yêu cái thiện,
ghét cái ác. Chính vì vậy, trẻ rất thích nghe những câu chuyện về động vật dễ
thương, thiện ác phân minh, kết thúc có hậu. Trẻ không những tự mình xây dựng
cốt truyện mà còn có thể thuật lại những câu chuyện nó đã nghe người khác kể.
1.1.2. Trò chơi dân gian với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
1.1.3.1. Khái niệm trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian trẻ em là một loại hoạt động văn hóa dân gian dành cho
trẻ em, được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác
nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế nhẹ
nhàng. Những trò chơi này được tổ chức nhằm tạo cho trẻ những cảm giác
hứng thú, thoải mái, phát triển vận động kết hợp với lời nói.
1.1.3.2. Đặc điểm của trò chơi dân gian trẻ em
Trò chơi dân gian là một loại hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc của mỗi
dân tộc. Không có dân tộc nào lại không có những trò chơi riêng cho trẻ em.
Bởi trò chơi dân gian thường đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Ở bất cứ
đâu, trong gia đình, trong lớp học hay ở thôn xóm, trong các bản làng đều
13
có thể tổ chức trò được trò chơi dân gian phù hợp: ở sân nhỏ thì có thể
chơi “ô ăn quan”, “đá cầu”, … rộng hơn thì chơi “bịt mắt bắt dê”, “rồng
rắn lên mây”, “trốn tìm”, “mèo đuổi chuột”,…
Vật liệu để chơi trò chơi dân gian cũng thật đơn giản, không cầu kỳ,
tốn kém, dễ kiếm, dễ tìm, có sẵn trong thiên nhiên như: nắm sỏi, cọng cỏ,
lá hay những mẩu gỗ,… chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng.
Song, hầu hết các trò chơi dân gian của trẻ em đều gắn liền với những bài
đồng dao với đặc điểm ngôn ngữ của đồng dao mang tính giản dị, mộc mạc, vô tư,
hồn nhiên, vui tươi và ngộ nghĩnh. Có thể đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp
điệu, âm thanh dễ thuộc, dễ nhớ thường được sử dụng trong khi chơi các trò chơi
như là: “dung dăng dung dẻ”, “thả đỉa ba ba”, “chi chi chành chành”, hay “rồng
rắn lên mây” là trò chơi gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo
léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp:
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà khiển binh
Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không?...”
Logic của đồng dao chính là logic của trò chơi, nhưng cũng không thể bắt
nó phải theo cái logic của hiện thực mà mang tính nhảy cóc. Ta có thể hiểu
rằng không ai có thể giải thích được:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa”
Là cái gì? Tại sao lại:
“Cái cống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra….”
Cũng bởi cái lối nhảy cóc đó lại là yếu tố gắn bó với trò chơi để đưa các
em vào với thế giới của trò chơi, khác với thế giới ở bên ngoài lại tạo nên tính
hấp dẫn cho đứa trẻ. Ta dễ nhận thấy một biện pháp tu từ học rất tiêu biểu cho
đòng dao là biện pháp nói ngược, trái hẳn với cái logic thực tế, logic của cuộc
đời, chính vì nó đảo như vậy mới tạo sự hấp dẫn. Chẳng hạn như:
14
“Trời làm một trận mưa rào
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô
Thóc giống đuổi chuột trong bồ
Đong đong càn cấn đuổi cò ngoài ao”
Hay là:
“Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Chân giò, chai rượu nuốt người lao đao.
Lúa mạ nhảy lên ăn bò
Cỏ năn, cỏ lác rình mò bắt trâu
Gà con đuổi bắt diều hâu
Chim ri đánh đuổi vỡ đầu bồ nông”.
Hoặc:
“Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Bao giờ cho khỉ đeo hoa
Cho voi đánh sáp, cho gà nhuộm răng”.
Biện pháp nói ngược ngộ nghĩnh này rất phù hợp với không khí của trò chơi,
vì nó làm cho trẻ vui thích, kích thích tính tò mò, ham tìm hiểu của chúng.
Mặt khác, nội dung của những bài đồng dao chứa đựng nội dung giáo dục
cho trẻ nhiều mặt. Bởi lẽ đồng dao có chứa đựng những lời mộc mạc, hồn
nhiên có vần có điệu. Đồng dao là của trẻ em nên đồng dao có tính chất vui
chơi phù hợp với tâm sinh lí của trẻ. Đồng dao gợi lên tình yêu hồn nhiên của
trẻ đối với con ong, cái kiến, con cò, con vạc, con trâu, con nghé,… Khi trực
tiếp tham gia vào trò chơi, trẻ hát đồng dao và qua đó trẻ tiếp thu được những
điều hay lẽ phải một cách tinh tế, nhẹ nhàng, thoải mái.
Trò chơi dân gian gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên. Trong trò chơi, con
người (đặc biệt là trẻ) và thiên nhiên hòa quyện vào với nhau, thiên nhiên trở
nên có hồn và gần gũi với trẻ từ lúc nào. “cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con
nhện chăng tơ, quả mơ có hạt...” là bài đồng dao thường hát để chơi chuyền
15
dụng cụ là một quả bóng (có thể được thay bằng một hòn đá hoặc quả ổi xanh)
và 10 que tre được vót tròn.
Trò chơi dân gian được sáng tác dựa trên mô phỏng bắt chước hoạt động
của người lớn trong xã hội nhưng không phụ thuộc vào nghiêm ngặt vào sự
thay đổi của cuộc sống đang diễn ra hằng ngày mà phát triển theo những quy
luật riêng, ít nhiều mang tính chất ổn định. Chúng vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả
khi cuộc sống đã thay đổi. Ví dụ: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay
ngày một phát triển cao, những trò chơi: “bịt mắt bắt dê”, “kéo co”, “trốn tìm”,
“ô ăn quan”, “thả diều”,… vẫn còn tồn tại và được trẻ em đón nhận một cách
thích thú say mê.
Nhưng chính nó vì được sáng tác dựa trên hiện thực cuộc sống lao động
và sinh hoạt của con người, nên khó có thể tìm ra được ai là tác giả của những
trò chơi này, và cũng khó xác định được ngày, tháng, năm ra đời của chúng.
Trò chơi dân gian của trẻ em được chia thành bốn loại:
a. Loại trò chơi vận động: Gồm các trò chơi cho trẻ em vận động chân tay,
chạy nhảy, lộn vòng, gây không khí vui nhộn và sinh động như “tập tầm vông”;
“dung dăng dung dẻ”; “lộn cầu vồng”; “lò cò”; “bịt mắt bắt dê”;… Những trò chơi
này thường được chơi ở ngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên, với cảnh vật xung
quanh, nhằm tăng cường sức khoẻ và các tố chất về thể lực cho trẻ em.
b. Loại trò chơi học tập: Đó là trò chơi nhằm phát huy trí tuệ của trẻ em,
dạy cho các em biết quan sát, tính toán. Có khi chỉ là một bài đồng dao, trẻ em
ngồi quây quần với nhau cùng hát, cùng đối thoại để giới thiệu các sự vật xung
quanh mình, tiếp thu tri thức về cuộc sống. Có khi là trò chơi bày cách tính toán
hẳn hoi, như trò chơi: “ô ăn quan”, tập cho trẻ em biết cách làm phép trừ, phép
cộng, hoặc như trò chơi “chuyền thẻ”, rõ ràng đây là một bài học đếm từ 1 đến
10, giúp phát triển trí tuệ cho trẻ.
c. Loại trò chơi mô phỏng: Đây là những trò chơi mà trẻ mô phỏng, bắt
chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, cấy ruộng, nấu ăn,… Trong
khi chơi trẻ em thi nhau xem ai làm đẹp, làm đúng, làm nhanh hơn. Đặc biệt
những trò chơi này có tác dụng phát huy trí tưởng tượng của trẻ em, mẩu lá
cũng được xem là món ăn ngon, vỏ sò, vỏ hến cũng được xem là những cái nồi
niêu, bát đũa, cái mo cau biến thành con ngựa. Trong trò chơi này, các em hoá
thân, nhập vai thành những người lớn mà các em thích. Nhờ đó trẻ nhập vào
các mối quan hệ xã hội, học được cách ứng xử giữa người lớn với nhau, qua đó
mà trẻ học làm người.
16
d. Loại trò chơi sáng tạo: Đây là những trò chơi trong đó trẻ em tự tay
làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên, như xếp lá dứa thành cái
chong chóng, xếp lá đa thành con trâu, xếp lá chuối thành con cào cào, kết hoa
thành vòng vàng xuyến bạc, tết những cọng rơm, cọng rạ thành những hình
người. Những trò chơi này giúp các em khéo tay, phát huy sáng kiến, khơi dậy
khiếu thẩm mĩ cần cho cuộc sống và lao động sau này.
1.1.3.3. Vai trò của trò chơi dân gian trong việc giáo dục trẻ
Có thể nói rằng, trò chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh mẽ
đến trẻ em, nó là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ em. Trước
hết, trò chơi dân gian cung cấp cho trẻ những kiến thức xã hội cần thiết cho
cuộc sống của trẻ: Trẻ tập đi mua bán, tập làm nhà cửa, tập cưỡi trâu, cưỡi ngựa
trong tưởng tượng, trẻ tập làm quen với các nghề nghiệp trong xã hội… Trong khi
chơi, trẻ tiếp thu được những điều hay lẽ phải, biết yêu cái đẹp và nhìn nhận
cuộc sống một cách phong phú hơn, hơn nữa trẻ còn rèn luyện được những thói
quen cần thiết cho cuộc sống hiện thực.
Khi trẻ hòa mình vào thế giới trò chơi, trẻ sẽ được trải nghiệm với các mối
quan hệ giữa con người và con người, giữa con người với thiên nhiên. Vai trò
giáo dục nhân cách văn hoá cho trẻ em của trò chơi dân gian là rất có hiệu quả.
Khôi phục và tổ chức trò chơi dân gian, một di sản văn hoá dân tộc cho trẻ em
chúng ta ngày hôm nay nhằm để lại một “nét hoa văn” mang bản sắc dân tộc Việt
Nam trong tâm hồn của thế hệ mầm non đang trong thế kỷ XXI.
Thật vậy, trò chơi dân gian rất giàu yếu tố tưởng tượng, phù hợp với đặc
điểm phát triển tâm lí của các em. Đối với trẻ em mọi vật đều như có hồn.
Chúng có thể trò chuyện với cỏ cây, hoa lá, các loài vật, đồ vật xung quanh và
hình dung rất hồn nhiên, chân thực rằng đó là những cuộc đối thoại hết sức thú
vị như được trò chuyện với những người bạn thân thiết của mình. Trong khi
chơi, trẻ biết sử dụng vật này để thay thế cho vật kia, biết đóng các vai khác
nhau khi thì vai người mẹ, khi thì vai người bác sĩ, học sinh, người bán hàng, có
thể trẻ sẽ tưởng tượng ra các điều khác nhau mà đối với trẻ cũng trở nên thú vị
hơn,… Với đầu óc giàu sức tưởng tượng, trẻ thấy được con sên biết lên công chúa,
con cua biết cắp giỏ theo hầu và ông trăng biết xuống chơi cho có bầu, có bạn…
Hơn nữa, trò chơi dân gian còn là phương tiện để phát triển ngôn ngữ
mạch lạc, chính xác và có hiệu quả. Bởi khi tham gia vào trò chơi, trẻ được ca
hát, nhảy múa, đối đáp, hay phải sáng tạo từ ngữ,… Qua đó, vốn từ của trẻ trở
nên phong phú, ngôn ngữ mạch lạc hơn.
17
Trò chơi vui - khỏe - khéo léo là những trò chơi dân gian tổng hợp vì mỗi
trò chơi kết hợp nhiều kỹ năng vận động thể lực. Trẻ trở nên nhanh nhẹn, tháo
vát, khéo léo trong các hoạt động và phản xạ nhạy bén hơn khi tự mình nhập
cuộc vào các trò chơi vận động dân gian. Trò chơi nhằm mục đích phát huy
tính tích cực chủ động của trẻ, giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ như: “Cướp
cờ”, “Kéo co”, hay “Hái quả”, “Chui vào hang bắt chuột đồng”, hoặc “Chuột
túi nhảy qua rãnh nước - tới đích lấy cờ”.
Trò chơi dân gian trẻ em còn có ý nghĩa luyện kĩ năng. Trò chơi thường
được lặp đi lặp lại nhiều lần, và sự lặp đi lặp lại đó tạo kĩ năng thành thạo cho
trẻ. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ
em chơi suốt ngày mà không thấy chán.
Đối với trẻ em của chúng ta ngày nay, trò chơi dân gian còn góp phần hình
thành nên nhân cách văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong thời buổi
đất nước đang hội nhập, công nghệ ngày một hiện đại hơn cùng với những linh
kiện điện tử máy móc công phu nhưng cũng không thể thiếu được các trò chơi
dân gian truyền thống. Nó chính là sự nối tiếp các giá trị văn hóa dân tộc từ đó
góp phần tạo dựng nên nhân cách văn hóa dân tộc cho trẻ em.
Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam có tác dụng góp phần hun đúc nên tâm
hồn dân tộc cho tuổi mẫu giáo, lứa tuổi mà vui chơi là một hoạt động giữ vai
trò quan trọng trong sự phát triển của chúng. Tuổi thơ là một thời kì mà đứa trẻ
có một tâm hồn nhạy cảm, khiếu thẩm mĩ đang nhen nhóm. Đây chính là cơ hội
quý giá để trẻ tiếp nhận những nét đặc sắc trong văn hoá dân tộc một cách tự
nhiên và nhẹ nhàng, nhất là lại được trải nghiệm chính ngay trong hoạt động
vui chơi, một hoạt động mà trẻ rất thích thú.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số trò chơi dân gian thường sử dụng cho trẻ MGN (4 - 5 tuổi)
1.2.1.1. Nội dung
Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng.
Với mỗi lứa tuổi lại có những trò chơi phù hợp với đặc điểm hình thành và phát
triển của trẻ. Ở độ tuổi 4 - 5 tuổi là giai đoạn trẻ đang phát triển mạnh về ngôn
ngữ, trí tuệ, trẻ đã nhận thức rõ rệt hơn, khả năng chú ý của trẻ cũng cao hơn. Do
vậy, những trò chơi dân gian dành cho trẻ trong giai đoạn này có phức tạp, dài và
khó hơn so với lứa tuổi mẫu giáo bé, lớp nhà trẻ.
1.2.1.2. Định hướng chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
18
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là trẻ vừa chơi vừa hát hay
đọc các bài đồng dao đi kèm với trò chơi. Chính vì thế mà chúng ta nên sử dụng
các các bài hát, các bài đồng dao đó để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Với sự phát triển về trí tuệ của trẻ, nhận thức của trẻ đã nhanh hơn trước.
Do đó, ta nên cho trẻ đọc và thuộc những bài hát và những bài đồng dao để trẻ
củng cố vốn từ, khả năng diễn đạt và phát âm chính xác của trẻ. Hơn nữa, việc
cho trẻ giao tiếp trong khi chơi là rất quan trọng, bởi như vậy phát triển khả
năng nói mạch lạc của trẻ.
1.2.2. Khảo sát thực trạng tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ MGN
(4 - 5 tuổi) ở trường mầm non
1.2.2.1. Mục đích khảo sát
Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu:
- Thực trạng về trình độ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ MGN (4 - 5 tuổi).
- Thực trạng của giáo viên về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN (4 - 5
tuổi) thông qua trò chơi dân gian.
- Thực trạng mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ MGN (4 - 5 tuổi) thông
qua trò chơi dân gian.
1.2.2.2. Nội dung khảo sát
- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ MGN (4 - 5 tuổi) qua
trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Dự giờ quan sát giáo viên tổ chức dạy trẻ MGN (4 - 5 tuổi) chơi trò chơi
dân gian, ghi chép các biện pháp giáo viên sử dụng.
- Nghiên cứu giáo án (kế hoạch) hướng dẫn trẻ MGN (4 - 5 tuổi)
chơi trò chơi dân gian.
- Đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ MGN (4 - 5 tuổi) thông
qua trò chơi dân gian.
1.2.2.3. Đối tượng khảo sát
- Giáo viên dạy lớp MGN (4-5 tuổi): 8 giáo viên
- Trẻ lớp MGN (4 - 5 tuổi): 60 trẻ
1.2.2.4. Địa bàn khảo sát
- Ba điểm trường mầm non Sao Mai - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn la.
1.2.2.5. Thời gian khảo sát
Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 05 năm 2015
19
1.2.2.6. Phương pháp khảo sát
* Phương pháp khảo sát bằng phiếu Anket
+ Đối với giáo viên:
- Mục đích: Tiến hành khảo sát để thu thập ý kiến của các giáo viên
mầm non nhằm tìm hiểu về nhận thức về tác động của trò chơi dân gian tới sự
phát triển của trẻ đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, nhận thức của giáo
viên trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua trò chơi dân gian
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Phát phiếu khảo sát cho giáo viên
Bước 2: Tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả theo nội dung khảo sát
Bước 3: Nhận xét thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng.
+ Đối với trẻ
- Mục đích: Sử dụng các phiếu đánh giá thực trạng ngôn ngữ của trẻ MGN
(4 - 5 tuổi) nhằm tìm hiểu mức độ ngôn ngữ của trẻ.
1.2.2.7. Kết quả khảo sát đối với trẻ
Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng ngôn ngữ của trẻ MGN (4 - 5 tuổi) thông
qua các trò chơi dân gian theo phiếu đánh giá. Đánh giá 60 trẻ tại trường mầm non
Sao Mai - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La. Chúng tôi đã xây dựng những tiêu chí
đánh giá như sau:
Bảng 1.1. Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ
thông qua một số trò chơi dân gian.
T
T
1 năng phát âm
Khả
1
2 năng hiểu từ
Khả
2
3
Mức độ
Các tiêu chí
3 năng hiểu nội dung
Khả
trò chơi
Xếp loại
+ Diễn đạt dễ dàng
+ Diễn đạt bình thường
+ Diễn đạt khó khăn
+ Không diễn đạt được
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
+ Nhanh
+ Bình thường
+ Chậm
+ Không hiểu
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
+ Nhanh
+ Bình thường
+ Chậm
+ Không hiểu
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
20
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ MGN (4-5 tuổi)
điểm Trung tâm trường mầm non Sao Mai - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La
Khả năng
ngôn ngữ
Số lƣợng trẻ
Tỉ lệ %
T
K
TB
Y
Khả năng phát âm
5
7
8
0
Khả năng hiểu từ
4
5
11
Khả năng hiểu nội
dung trò chơi
6
7
7
T
K
TB
Y
25% 35%
40%
0%
0
20% 25%
55%
0%
0
30% 35%
35%
0%
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ MGN (4-5 tuổi)
điểm Tiểu khu 6 trường mầm non Sao Mai - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn la
Khả năng
Ngôn ngữ
Số lƣợng trẻ
T
K
TB
Tỉ lệ %
Y
T
K
TB
Y
Khả năng phát âm
4
7
9
0
20%
35% 45% 0 %
Khả năng hiểu từ
3
7
10
0
15%
35% 50% 0 %
Khả năng hiểu nội
dung trò chơi
5
7
8
0
25%
35%
40% 0 %
Bảng 1.4. Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ MGN (4-5 tuổi)
điểm Tiểu khu 9 trường mầm non Sao Mai - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn la.
Khả năng
Ngôn ngữ
Số lƣợng trẻ
Tỉ lệ %
T
K
TB
Y
T
K
Khả năng phát âm
4
5
11
0
20%
25%
55% 0 %
Khả năng hiểu từ
4
7
9
0
20%
35%
45% 0 %
Khả năng hiểu nội
dung trò chơi
5
7
8
0
25%
35%
40% 0 %
21
TB
Y
1.2.2.8. Kết quả khảo sát đối với giáo viên
Thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ MGN (4 - 5
tuổi) trường mầm non Sao Mai được điều tra.
+ Trình độ đào tạo:
- Giáo viên có trình độ ĐHSP mầm non là: 6 giáo viên
- Giáo viên có trình độ CĐSP mầm non là: 1 giáo viên
- Giáo viên có trình độ TCSP mầm non là: 1 giáo viên
- Giáo viên có trình độ SCSP mầm non: 0
- Giáo viên chưa qua đào tạo: 0
+ Thâm niên công tác:
- Dưới 5 năm: 0 giáo viên
- Từ 10 - 15 năm: 2 giáo viên
- Từ 15 năm trở lên: 6 giáo viên
Qua số liệu điều tra trên, ta thấy tại trường mầm non mà tôi đã tiến hành
khảo sát giáo viên có trình độ từ trung cấp trở lên đến đại học và đa số các giáo
viên đều có thâm niên công tác lâu năm tại các các lớp MGN (4-5 tuổi). Đây cũng
là điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ MGN (4-5 tuổi).
+ Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc nâng cao chất lượng hoạt động
cho trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian.
Tôi điều tra 8 giáo viên của trường mầm non Sao Mai, huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La. Sau khi điều tra, tôi thấy nhận thức của giáo viên về việc nâng cao
chất lượng hoạt động cho trẻ như sau:
- Khi hỏi về: “Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có tác động như thế nào
đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?” Tất cả các giáo viên được điều tra
đều cho rằng trò chơi dân gian tác động mạnh đến sự phát triển vốn từ, khả
năng phát âm, hiểu nghĩa của từ và khả năng nói mạch lạc của trẻ.
- Khi hỏi về: “Vận dụng quan điểm tích hợp vào trò chơi dân gian hay
không?” 100% các giáo viên đều trả lời có và giải thích về tác dụng của việc
tích hợp vào trò chơi dân gian và cách lựa chọn nội dung phù hợp để tích hợp.
Bởi vì chỉ có vận dụng quan điểm tích hợp vào trò chơi mới đem lại sự nhận
thức đầy đủ cho trẻ. Trẻ được trải nghiệm, khám phá trên thực tế cũng như trên
lý thuyết của bài dạy. Kiến thức được gắn kết với nhau và tạo một thể thống
nhất trong quá trình nhận thức của trẻ.
22
Kết quả trên cho thấy, phần lớn các giáo viên đã xác định được tác động
lớn của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và cách tích
hợp các nội dung phù hợp vào trò chơi.
- Khi được hỏi về: “Xin chị hãy cho biết những phương pháp và biện pháp
khác nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian?” thì có:
100% sử dụng phương pháp đàm thoại, giảng giải; 80% sử dụng phương pháp
bằng hình ảnh.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này, tôi đã đề cập đến những cơ sở lý luận và thực tiễn về
ngôn ngữ của trẻ MGN (4- 5 tuổi) và khả năng tiếp nhận trò chơi dân gian của
trẻ. Đặc biệt, khóa luận đi nghiên cứu về đặc điểm và vai trò của trò chơi dân
gian; bởi trò chơi dân gian là một loại hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc của
dân tộc, nó có tác động mạnh mẽ tới trẻ. Thông qua các trò chơi dân gian mà trẻ
thu nhận được các biểu tượng một cách chính xác hóa bằng ngôn ngữ.
Vì với trẻ em ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời đã có nhu cầu
dùng ngôn ngữ để giao tiếp, để khám phá môi trường xung quanh. Trong
đó việc sử dụng trò chơi dân gian để nhằm giúp trẻ giao tiếp, tìm hiểu,
khám phá thế giới xung quanh được coi là vấn đề hết sức quan trọng trong
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Hơn nữa, qua trò chơi trẻ còn tập trung vận dụng các tri thức mà trẻ đã tiếp
thu, lĩnh hội được vào trò chơi. Nhờ đó trẻ nhớ được ngôn ngữ, đồng thời tạo ra các
tình huống nhằm giúp trẻ sử dụng vốn từ đã tích lũy được một cách triệt để.
23
CHƢƠNG 2
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO
NHỠ (4 - 5 TUỔI) THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN
2.1. Khái niệm biện pháp
Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ là các cách làm, cách giải quyết
các vấn đề cụ thể, đưa ra những cách thức cụ thể nhằm áp dụng vào giải quyết
các vấn đề về ngôn ngữ cho trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển số lượng vốn từ,
cấu trúc ngữ pháp và khả năng nói mạch lạc.
2.2. Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2.2.1. Biện pháp trình chiếu video mẫu trò chơi
2.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa
Sử dụng video nhằm truyền đạt nội dung của trò chơi đến với trẻ giúp trẻ
hiểu rõ ràng và chơi thành thạo thông qua việc khai thác những điểm mạnh của
kỹ thuật hiện đại.
Qua video mà trẻ được xem, trẻ không chỉ tiếp nhận được trò chơi một
cách đẩy đủ mà còn giúp trẻ tiếp cận được với cái mới mà công nghệ thông tin
đem lại. Hơn nữa vừa tiện lợi lại tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Mục tiêu của việc trình chiếu video trong trò chơi dân gian không chỉ
dừng lại ở việc ghi nhớ được tên trò chơi, cách chơi mà trẻ còn phải biết lựa
chọn, sử dụng những từ ngữ để áp dụng vào trò chơi. Qua đó trẻ sẽ biết bộc lộ,
thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của mình về cái hay của trò chơi.
2.2.1.2. Yêu cầu
Video được trình chiếu phải đảm bảo tính thẩm mỹ, màu sắc, kích cỡ.
Video phải thích hợp với góc nhìn của trẻ và tạo được sức hấp dẫn cho trẻ, âm
thanh phù hợp và thu hút trẻ.
Trong video phải có đầy đủ quy trình của trò chơi, đảm bảo chính xác về
nội dung của trò chơi. Ngôn ngữ trong sáng, mang màu sắc dân gian và phù
hợp với lứa tuổi mầm non.
Sử dụng video để truyền đạt tới trẻ, sẽ giúp trẻ bắt chước cách chơi một
cách nhanh hơn. Hình ảnh kết hợp với âm thanh tạo sự hứng thú cuốn hút đối với
trẻ. Tuy nhiên, ngôn ngữ trong các video cho trẻ xem có tác động tới trẻ rất lớn
khiến cho trẻ nhập tâm hơn, từ đó hình thành thái độ, tình cảm cho trẻ một cách
sâu sắc.
24
2.2.1.3. Cách tiến hành
Dùng các video để cho trẻ học và nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ là
biện pháp rất hiệu quả để kích thích sự khám phá tò mò của trẻ.
Sử dụng video như là phương tiện trực quan để giúp trẻ trực tiếp quan sát
được những cái hay cái mới mẻ, độc đáo thông qua sự mô tả của công nghệ
hiện đại. Đây cũng là con đường để truyền thụ những tri thức, hoàn thiện các
kỹ năng, kỹ xảo và năng lực nhận thức, năng lực chơi của trẻ.
2.2.1.4. Điều kiện vận dụng
Giáo viên chuẩn bị các video và máy dạy trẻ vào một giờ học cho trẻ
quan sát và chơi theo những video đó.
2.2.2. Biện pháp dạy trẻ tự chơi theo nhạc
2.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa
Âm nhạc có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, đặc biệt
nó có tác dụng rất lớn tới sự phát triển của trẻ. Chơi bằng cách nghe nhạc có ý
nghĩa quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và trí nhớ của trẻ, trẻ tích lũy dần
những ấn tượng của trò chơi.
Bên cạnh đó, còn tăng cường năng lực trí não bởi giữa âm nhạc và trò
chơi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với
việc cải thiện trí nhớ vì thông qua nghe nhạc sẽ kích thích các vùng phát triển
khác nhau trong não bộ.
Biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho trẻ tự thể hiện lại nội dung trò
chơi theo nhạc sử dụng bằng chính ngôn ngữ của mình.
Qua đó, trẻ có thể thỏa sức sáng tạo lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,… làm
cho trò chơi trở nên thực sự sinh động với ngôn ngữ hồn nhiên trong sáng.
Sử dụng nhạc cho trẻ chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, lời nói
trau chuốt rõ ràng.
2.2.2.2. Yêu cầu
Nghe nhạc vốn dĩ từ trước đến nay đã được coi là một hoạt động độc lập,
là một phần không thể thiếu của một tiết hoạt động giáo dục âm nhạc. Để tổ
chức hoạt động cho trẻ chơi theo nhạc, giáo viên cần chọn nhạc phù hợp với lứa
tuổi, nội dung của trò chơi, độ dài của nhạc vừa phải không nên quá dài.
Hơn nữa, trẻ cần hiểu được rõ ràng nội dung của trò chơi. Trẻ cần miêu tả
được lại đầy đủ nội dung trò chơi theo đúng trình tự nhất định. Sử dụng các từ
25