Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Một số biện pháp quản lí công tác phụ đạo học sinh yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học và kết quả thi tốt nghiệp thpt quốc gia tại trường thpt mai sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.85 KB, 21 trang )

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT MAI SƠN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Giáo dục)
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC VÀ KẾT QUẢ THI TỐT
NGHIỆP THPT QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG THPT MAI SƠN

Tác giả/đồng tác giả :Trần Xn Hữu
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác:Trường THPT Mai Sơn-Lục Yên- Yên Bái

Yên Bái, ngày 14 tháng 01 năm 2022


2

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:“Một số biện pháp quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu
nhằm nâng cao chất lượng dạy học và kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia tại
trường THPT Mai Sơn”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý phụ đạo học sinh yếu
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và kết quả thi tốt nghiệp THPT tại
trường THPT Mai Sơn, Lục Yên, Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ năm học 2019-2020 cho đến nay và những năm học tiếp theo.
5. Tác giả:


Họ và tên: Trần Xuân Hữu
Năm sinh: 11/4/1977
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ cơng tác: Hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường THPT Mai Sơn-Lục Yên-Yên Bái
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Mai Sơn-Xã Mai Sơn-Huyện Lục n- tỉnh
n Bái
Điện thoại: 0988822675
6. Đồng tác giả(Nếu có)
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
“Đổi mới cơ bản hình thức thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào
tạo, đảm bảo trung thực, khách quan. Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt
nhiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn đảm bảo độ tin
cậy, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc
tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học” đây là một trong 09 nhiệm vụ


3
trọng tâm nhằm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giá
dục và đào tạo. Việc thực hiện đổi mới phương thức thi THPT quốc gia được bắt
đầu thực hiện từ năm 2015 qua 05 năm thực hiện đổi mới, đến nay phương thức thi
THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng đã đạt được những mục tiêu cơ
bản, được xã hội đồng tình và đánh giá cao. Do vậy ngày 25/9/2017 Bộ GD&ĐT
có văn bản hướng dẫn các Sở GD&ĐT; các học viện, các trường đại học, các
trường cao đẳng về việc tiếp tục thực hiện phương thức tổ chức kì thi THPT quốc
gia trong các năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017 về các bài thi và môn thi.
Từ năm 2021 trở đi các bài thi, môn thi sẽ được thiết kế phù hợp với lộ trình triển
khai chương trình giáo dục phổ thơng mới.
Nhằm đáp ứng u cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo đồng thời nâng cao

chất lượng giáo dục của nhà trường từ đó nâng cao kết quả của kỳ thi THPT quốc
gia hằng năm là một nhiệm vụ trọng tâm, là việc làm thường xuyên trong mỗi nhà
trường. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy phụ thuộc rất lớn vào hoạt động giảng
dạy của đội ngũ giáo viên, các biện pháp quản lí hoạt động dạy và học, nó quyết
định tới việc đảm bảo chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường.
Đối với giáo dục miền núi nói chung và giáo dục trên địa bàn huyện Lục n
nói riêng thì việc nâng cao chất lượng càng quan trọng và nặng nề hơn vì thực tế
cho thấy ngồi việc thực hiện quản lí các nội dung như: đổi mới phương pháp dạy
học, tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện phục vụ dạy và học, tạo
động lực cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học… thì hiện nay giáo dục miền
núi nói chung cịn gặp phải khó khăn, trở ngại rất lớn đó là tỉ lệ học sinh yếu kém
cịn cao vì những lí do cơ bản như yếu tố về tập quán, vùng miền, điều kiện kinh tế
- xã hội gặp nhiều khó khăn, ý thức học tập của học sinh chưa cao, sự quan tâm của
gia đình đến việc học tập của học sinh hạn chế…
1.1. Tình hình chung
Trường THPT Mai Sơn mới được thành lập năm 2008 trên cơ sở tách ra từ trường
THPT Hoàng Văn Thụ. Địa bàn tuyển sinh của nhà trường gồm 04 xã của huyện


4
Lục Yên gồm: Yên Thắng, Mai Sơn, Khánh Thiện, Lâm Thượng, Tân Phượng. Năm
học 2020 – 2021 có 14 lớp với hơn 637 học sinh với tổng số cán bộ giáo viên,
nhân viên là 34 người. Trong đó cán bộ quản lí 02, giáo viên trực tiếp đứng lớp 30,
nhân viên 02, chi bộ nhà trường có 24 đảng viên. Điều kiện CSVC của nhà trường
cịn thiếu, giao thơng đi lại khó khăn, xa trung tâm. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình
song chủ yếu nhà cách xa trường. Chất lượng tuyển sinh đầu vào hàng năm rất thấp
so với mặt bằng chung của tỉnh. Thống kê kết quả tuyển sinh đầu vào các năm:
Năm học

Số HS dự tuyển


Số HS trúng tuyển

Điểm xét tuyển

2019-2020

219

227

9.8

2020-2021

204

235

6.8

1.2. Đánh giá chung về hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học
nói chung và công tác phụ đạo học sinh yếu của nhà trường.
Qua nghiên cứu thực trạng các hoạt động quản lí dạy học trong nhà trường
và những cơ sở lý luận, cho thấy những hiện nay nhà trường đã đạt được một số kết
quả tích cực đó là:
- Nhà trường nhận thức được vai trò quan trọng của các nội dung hoạt động
dạy ở trường THPT, thấy được vai trò của đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng để
thực hiện hoạt động giảng dạy và hoạt động giảng dạy là hoạt động trọng tâm, chủ
yếu, là tiền đề cho tất cả các hoạt động khác. Do vậy lãnh đạo nhà trường đã tuyên

truyền giúp cho giáo viên nhận thức được vai trị mang tính quyết định của người
dạy trong q trình giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời làm cho họ
có ý thức tốt hơn về nhiệm vụ dạy học qua việc phổ biến những thông tin, văn bản,
quy chế chuyên môn.
- Nhà trường đã quan tâm việc tổ chức xây dựng, quản lý kế hoạch, quản lý
chương trình dạy học, việc thực hiện quy chế chuyên môn và bồi dưỡng đội ngũ.
- Chú ý việc trang bị các thiết bị, tài liệu phục vụ cho hoạt động dạy học và
đổi mới phương pháp. Thực hiện khá tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động
của Đảng, Nhà nước và của ngành.


5
- Trong quá trình lãnh đạo và quản lý lãnh đạo nhà trường đã phối hợp chặt
chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trong việc chỉ đạo mọi hoạt động
của đơn vị với nhiệm vụ trọng tâm là hoạt động dạy học.
- Trong những năm gần đây thành cơng lớn của nhà trường đó là đã có
những biện pháp quản lí hiệu quả trong việc chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi,
duy trì nền nếp, duy trì sĩ số do vậy chất lượng của các đội tuyển học sinh giỏi, chất
lượng thi THPT quốc gia của nhà trường giữ ổn định và có xu hướng tăng lên.
1.3. Những tồn tại, hạn chế
- Chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp so với mặt bằng chung của
tỉnh và của cả nước. Kết quả thi THPT quốc gia hằng năm đạt chỉ tiêu song kết quả
trung bình điểm thi còn rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh.
- Ý thức học tập của học sinh chưa cao, nhiều học sinh chưa có phương pháp
học tập hợp lí dẫn đến kết quả học tập thấp.
- Cơ sở vật chất cịn gặp nhiều khó khăn, cụ thể: phịng học khơng đủ, khơng
có bãi tập, phịng thư viện, thiết bị khơng đủ diện tích, hiệu quả sử dụng các
phương tiện dạy học còn thấp.
1.4. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Chưa có những giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao ý

thức học tập của học sinh phù hợp với đặc thù, điều kiện thực tế của địa phương, nhà
trường. Chưa có giải pháp hiệu quả trong việc phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém.
- Đội ngũ của nhà trường chưa thực sự tâm huyết, chưa thực sự tích cực
trong tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, chưa thực sự tận tâm,
kiên trì trong giáo dục học sinh.
- Đội ngũ của nhà trường chưa thực sự tâm huyết, chưa thực sự tích cực
trong tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa thực sự tận tâm,
kiên trì trong giáo dục học sinh.


6
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
Từ thực trạng quản lý hoạt động dạy học nói chung và cơng tác phụ đạo học
sinh yếu kém của nhà trường hiện nay và trên cơ sở những thành công, hạn chế và
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học của nhà trường, cùng với
những yêu cầu đổi mới của công tác quản lý, tơithực hiện 03 nhóm biện pháp quản
lý cơng tác phụ đạo học sinh yếu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao
kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia của trường THPT Mai Sơn như sau:
Nhóm biện pháp 1: Nâng cao thái độ, mục đích, động cơ, nền nếp học tập,
rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh; tăng cường việc quản li, giáo dục, giúp
đỡ học sinh.
Thái độ và động cơ học tập của học sinh khơng phải là cái sẵn có hay tự
phát, mà được hình thành dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên cùng tác động của nhà trường.
Chỉ đạo đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm tăng cường việc giáo dục
thái độ học tập của học sinh trong các giờ học và trong các hoạt động tập thể, bằng cách
lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp để tăng hứng thú học tập của học sinh.
Phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động, sân chơi tập thể cho
học sinh tạo sự hứng khởi cho học sinh mỗi khi đến trường, giúp học sinh tránh
được tệ nạn xã hội, sa đà vào các thói hư tật xấu, sức hấp dẫn của mạng xã hội,

game online… rèn kỹ năng sống, kỹ năng làm việc tập thể để hỗ trợ cho hoạt động
giảng dạy. Tăng cường công tác quản lí nề nếp, giáo dục đạo đức cho học sinh.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thực hiện việc đến thăm nhà học
sinh để cùng trao đổi với phụ huynh, động viên, giúp đỡ học sinh đặc biệt là các đối
tượng học sinh yếu kém và có hồn cảnh khó khăn.
Đồn Thanh niên cùng với giáo viên chủ nhiệm phối hợp với chính quyền
địa phương tăng cường cơng tác kiểm tra tình hình ăn ở, học tập đối với các học
sinh ở trọ quanh khu vực trường vào buổi tối.


7
Làm tốt công tác từ thiện, ủng hộ trong nhà trường để kịp thời giúp đỡ các
học sinh có hồn cảnh khó khăn.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh học tập nội quy học sinh, yêu
cầu phải thực hiện nghiêm túc những quy định bắt buộc trong nhà trường.
Chỉ đạo giáo viên bộ môn thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm
để trao đổi thông tin từng các nhân học sinh, tình hình học tập chung của lớp. Từ
đó có những biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập
của học sinh.
Phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền đến từng khu
dân cư nhằm nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc quan tâm, quản
lí việc học tập của học sinh.
Nhóm biện pháp 2: Thực hiện các giải pháp trong hoạt động chuyên môn.
1. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên vững vàng về
chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học
Tăng cường các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ CBQL dưới nhiều nội dung và
hình thức.
Để nhà trường ln ln có đội ngũ CBQL vững vàng về bản lĩnh chính trị,
có trình độ chun mơn sâu sắc, có năng lực quản lý vững vàng thì thường xuyên
phải quan tâm tới việc bồi dưỡng đào tạo đội ngũ kế cận theo hướng chuẩn hoá và

phải trẻ hoá đội ngũ.
Xây dựng được các tổ chuyên mơn, hoạt động có nề nếp, sinh hoạt đều đặn
hàng tháng, là diễn đàn chính trong nhà trường để giáo viên bàn bạc, thảo luận, trao
đổi, đề xuất các vấn đề về chất lượng dạy và học. Đổi mới hình thức sinh hoạt
chuyên môn theo NCBH, giảm công việc hành chính, tăng cường trao đổi nhóm
chun mơn, thảo luận để tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp nhất đối với
đối tượng học sinh nhà trường. Tăng cường trao đổi, học hỏi trong nhóm chun
mơn để nâng cao tay nghề của đội ngũ. Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo


8
viên trong năm học như: các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng đề
kiểm tra; nâng cao kỹ năng cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm…
Tăng cường kiểm tra công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên bằng nhiều
hình thức như: Kiểm tra tư liệu, tài liệu tự bồi dưỡng; kiểm tra năng lực thông qua
việc xây dựng đề kiểm tra hàng kỳ, hàng năm; kiểm tra giờ dạy…
Xây dựng môi trường làm việc, đơn vị đoàn kết, cởi mở, thân thiện, tạo điều
kiện tốt nhất để đội ngũ có cơ hội phát huy sự năng động sáng tạo, chủ động trong
việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Việc bồi dưỡng đội ngũ CBQL và đội ngũ giáo viên có đủ năng lực quản lý
và giảng dạy được xác định là khâu đột phá, then chốt trong việc nâng cao chất
lượng của nhà trường.
2. Tăng cường cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh, phù hợp với đối tượng học sinh.
Làm thay đổi, chuyển biến mạnh về nhận thức trong đội ngũ cán bộ quản lý
và giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay vẫn cịn một số ít giáo viên
chưa hiểu đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học. Có quan niệm cho rằng đổi mới
phương pháp dạy học là thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thống
bằng phương pháp dạy học mới khác hẳn phương pháp dạy học truyền thống. Lại
có quan niệm cho rằng đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng các thiết bị hiện

đại trong giờ dạy học như máy vi tính, máy chiếu, các thiết bị nghe nhìn khác,...các
cách hiểu trên đều là những cách hiểu còn phiến diện, thậm chí mang tính cực
đoan. Thực chất đổi mới phương pháp dạy học là người giáo viên căn cứ vào nội
dung kiến thức bài dạy, những phương tiện dạy học có thể có và đặc điểm đối
tượng học sinh để tìm ra cách tổ chức, hướng dẫn cho học sinh chủ động tiếp nhận
tri thức mới và biết vận dụng vào kỹ năng làm bài, thực hành, rèn luyện phương
pháp tư duy tích cực, phương pháp tự học. Như vậy, việc đổi mới phương pháp
không phải là việc làm trong một thời gian nhất định có thể hồn thành và người
giáo viên có thể bằng lịng dừng lại với kết quả đạt được ở một thời điểm nào đó.


9
Đây phải là một công việc của cả một đời dạy học mà mỗi thầy, cô giáo tâm huyết
đều theo đuổi, tìm tịi và phấn đấu khơng ngừng. Việc đổi mới phương pháp dạy
học nói chung đã cần đến sự cố gắng nỗ lực của mỗi giáo viên thì việc tìm ra
phương pháp, cách tiếp cận đối với đối tượng học sinh yếu kém là một cơng việc
địi hỏi sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ CBQL, tổ chuyên môn và bản thân mỗi giáo
viên. Để xác định được phương pháp và các tiếp cận, giúp đỡ học sinh tiến bộ địi
hỏi cần có sự phân tích kỹ lưỡng các yếu tố, nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập
thấp của học sinh và phân loại các đối tượng học sinh yếu như:
+ HS có ý thức học tập, song chưa có phương pháp học tập phù hợp.
+ HS có ý thức học tập song khả năng tiếp thu chậm.
+ HS mất căn bản kiến thức chung nhưng có khả năng tiếp thu.
+ HS không quan tâm, lơ là việc học, lười học, mất căn bản kiến thức chung…
Thông qua sự trao đổi của giáo viên giảng dạy các bộ mơn, GVCN để từ đó
các tổ chun mơn, các giáo viên bộ môn, GVCN cùng bàn bạc thống nhất lựa
chọn phương pháp giúp đỡ học sinh phù hợp. Việc lựa chọn được phương pháp dạy
học nói chung và phương pháp giảng dạy, giúp đỡ học sinh yếu nói riêng phù hợp
với đối tượng học sinh là giải pháp quyết định thành công của hoạt động giảng dạy,
phụ đạo học sinh.

3. Tổ chức phân loại và phụ đạo cho theo nhóm học sinh.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố, nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập thấp
của học sinh và các phương pháp, phụ đạo, giúp đỡ học sinh đã được thống nhất
trong tổ nhóm chun mơn, ngay từ năm học lớp 10 nhà trường chỉ đạo các tổ
chuyên môn và giáo viên giảng dạy căn cứ kết quả thi tuyển sinh, căn cứ kết quả
khảo sát và tình hình học tập thực tế lập danh sách học sinh yếu cần phụ đạo giúp
đỡ theo các bộ môn và thực hiện đồng thời việc phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu, cụ
thể như sau:
3.1. Thực hiện phân loại đối tượng học sinh


10
Trên cơ sở phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh và sự theo dõi của
các giáo viên bộ môn phân loại đối tượng học sinh theo từng mức độ yếu kém;
nguyên nhân, yếu tố dẫn đến yếu kém của học sinh để có phương pháp tiếp cận,
giảng dạy và giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực của học sinh.
Thực hiện việc khảo sát, đánh giá định kỳ đối với các học sinh tham gia phụ
đạo, nhà trường sẽ tiến hành riêng việc khảo sát, đánh giá định kỳ sự tiến bộ của
học sinh kết hợp với sự đánh giá của giáo viên bộ môn giảng dạy trên lớp để từ đó
các giáo viên bộ mơn có sự điều chỉnh phù hợp trong q trình phụ đạo, giúp đỡ,
hướng dẫn học sinh đạt hiệu quả cao nhất. Định kỳ rà soát các đối tượng học sinh
để có thể bổ sung vào hoặc đưa ra khỏi nhóm phụ đạo khi học sinh đã đạt yêu cầu
cơ bản về kiến thức môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
3.2. Thực hiện việc phụ đạo cho học sinh
- Thực hiện trong các giờ chính khố: Giáo viên giảng dạy điều chỉnh
phương pháp, cách tiếp cận học sinh cho phù hợp, giao các bài tập vừa sức để từng
bước thanh toán các “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh hoặc hướng dẫn học sinh
phương pháp học tập phù hợp tuỳ vào đối tượng học sinh.
- Thực hiện việc dạy phụ đạo trong các buổi chiều: Các học sinh yếu cần phụ
đạo, giúp đỡ theo các bộ môn sẽ được phân thành các nhóm nhỏ học sinh trên cơ sở

đã phân loại và giao cho các giáo viên phụ trách các nhóm, nhà trường sẽ tổ chức
các buổi phụ đạo trong tuần (từ 02 đến 03 buổi/tuần) mỗi buổi thực hiện phụ đạo
một môn học, thực hiện luân phiên giữa các môn. Trong các buổi phụ đạo học sinh
phụ đạo theo mơn và tất cả các giáo viên của nhóm chun môn sẽ thực hiện phụ
đạo theo các nội dung thống nhất trong nhóm chun mơn.
Việc thực hiện phụ đạo, giúp đỡ học sinh có học lực yếu được thực hiện
đồng bộ trong cả ba khối lớp 10, 11, 12, riêng với học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt
nghiệp THPT quốc gia nhà trường tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực làm bài thi
của học sinh trên cơ sở đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT hằng năm để từ đó thành
lập riêng các nhóm học sinh có kết quả khảo sát chưa đạt yêu cầu, có nguy cơ trượt


11
kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia để tổ chức phụ đạo, hướng dẫn riêng cho các đối
tượng học sinh này, chỉ đạo các tổ nhóm chun mơn tăng cường trao đổi để xây
dựng nội dung phụ đạo phù hợp với đối tượng và trình độ học sinh, hướng dẫn cách
làm bài cho học sinh tránh việc đặt ra yêu cầu quá cao đối với các đối tượng học
sinh này. Việc phụ đạo cho các đối tượng học sinh này được thực hiên xen kẽ vào
các khoảng thời gian nghỉ hoặc cuối các buổi ôn hoặc vào buổi tối để không làm
ảnh hưởng đến thời gian ôn tập cũng như phụ đạo của các mơn học khác. Ngồi
việc chia nhóm học sinh nêu trên nhà trường cũng chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm
tạo các nhóm học tập trong lớp cũng như thời gian học ở nhà trên cơ sở phân công
các học sinh khá, giỏi trong lớp theo dõi, giúp đỡ các học sinh yếu cúng tiến bộ.
- Thực hiện giảng dạy online: Hiện nay tại trường THPT Mai Sơn thực hiện
triển khai giảng dạy ôn tập, phụ đạo cho học sinh bằng hình thức online trong các
buổi tối hằng tuần thông qua sử dụng phần mềm zoom... Các nhóm chun mơn lên
lịch dạy, chun đề dạy thơng báo cho học sinh qua nhóm facebook, gửi tài liệu
cho học sinh và phân công giáo viên phụ trách thực hiện, hướng dẫn, giải đáp các
thắc mắc của học sinh. Thực tế triển khai cho thấy học sinh khá hào hứng với hình
thức học online nhiều học sinh dù khơng thuộc đối tượng học sinh yếu, kém nhưng

vẫn tham gia để củng cố thêm kiến thức.
Nhóm biện pháp 3: Các biện pháp hỗ trợ
1. Tăng cường đầu tư CSVC, tập trung chỉ đạo việc khai thác và sử dụng có
hiệu quả thiết bị dạy học, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên,
học sinh, về vai trò tầm quan trọng của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trong
yêu cầu đổi mới giáo dục THPT. Vì vậy đồi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh
phải có ý thức quản lý, bảo quản và tổ chức sử dụng. Bởi vì sử dụng đồ dùng dạy
học là trách nhiệm của người dạy và là nhu cầu của người học, việc bảo quản và sử
dụng là trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.


12
Tăng cường mua sắm thiết bị dạy học, các phương tiện nghe, nhìn hiện đại
như máy tính, máy chiếu đa năng, phịng học bộ mơn.
Tăng số máy tính được kết nối mạng, đội ngũ biết sử dụng, khai thác thông
tin trên mạng hợp lý, phục vụ hoạt động dạy học và nâng cao trình độ, đặc biệt tăng
cường việc trao đổi hướng dẫn học sinh học tập qua mạng Internet để có thể kịp
thời giải đáp và giúp đỡ học sinh.
Đẩy mạnh, làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, huy động và sử dụng các
hiệu quả các nguồn lực để sửa sang, cải tạo CSVC.
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về sử dụng
thiết bị dạy học.
2. Tạo động lực làm việc cho cán bộ, giáo viên nhà trường
Tạo động làm việc là nhân tố vô cùng quan trọng trong công tác quản lí và
cải thiện năng suất, hiệu suất cơng việc. Khi người giáo viên có động lực làm việc
thì họ sẽ thực hiện cơng việc của mình bằng sự khát khao và tự nguyện của cá nhân
nhằm phát huy và hướng các nỗ lực của cá nhân để đạt được các mục tiêu cá nhân
và mục tiêu của tổ chức. Do vậy nhà trường cần có các biện pháp tạo động lực làm
việc cho cán bộ, giáo viên bằng các biện pháp như kinh tế, công việc, môi trường

làm việc… đặc biệt trong công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu
Thực hiện chế độ khen thưởng phù hợp với điều kiện của nhà trường, đảo
bảo khách quan, kịp thời và công khai. Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên hưởng
các chế độ phúc lợi đối với người lao động.
Xây dựng mơi trường làm việc thân thiện, đồn kết; tạo cơ hội cho giáo viên
phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp; cải thiện điều kiện làm việc của giáo
viên; khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên.
Để triển khai, thực hiện các nhóm biện pháp đạt hiệu quả tại nhà trường cần
thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:
1. Đối với nhà trường


13
Thực hiện việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc giảng dạy phụ đạo học sinh
yếu, kém trên cơ sở các giải pháp của sáng kiến đã nêu đảm bảo tính khả thi, phù
hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Thực hiện việc bồi dưỡng , xây dựng đội ngũ có năng lực và nghiệp vụ
chun mơn vững vàng đáp ứng yêu cầu của công tác.
Thực hiện việc phối hợp tốt với chính quyền các địa phương, phụ huynh học
sinh trong việc quản lí, giáo dục học sinh. Phát huy vai trị của chính quyền, các tổ
chức chính trị xã hội, phụ huynh học sinh chung tay cùng nhà trường trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục. Phối hợp tốt với Đoàn Thanh niên nhà trường trong
việc tổ chức, triển khai các hoạt động, các sân chơi tập thể để tạo động lực, sự hứng
khởi cho học sinh mỗi khi đến trường, xây dựng mơi trường học tập bình đẳng,
thân thiện; tăng cường cơng tác quản lí nề nếp, giáo dục đạo đức cho học sinh
thông qua các hoạt động cụ thể.
Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đoàn kết, tạo động lực cho đội ngũ
thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai và thực hiện kế hoạch
đã xây dựng đảm bảo thực hiện mục tiêu của kế hoạch; kịp thời điều chỉnh kế

hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.
Huy động các nguồn lực để tăng cường việc đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất,
trang thiết dạy học đảm bảo tổ chức các hoạt động dạy và học trong nhà trường.
2. Đối với các tổ chuyên môn và giáo viên
Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường đã xây dựng, cụ thể hóa các nội dung
trong quá trình triển khai đảm bảo phù hợp với từng bộ mơn, từng đối tượng học
sinh, trong đó tập trung vào các nội dung:
- Đổi mới việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH nhằm phát hiện, tìm
ra các phương pháp hiệu quả trong giảng dạy, các giải pháp hỗ trợ học sinh gặp
khó khăn trong q trình học tập.


14
- Thực hiện việc đánh giá, phân loại các đối tượng học sinh yếu theo các
nhóm để có phương pháp tiếp cận và giảng dạy cho phù hợp, từ đó lập danh sách
theo từng nhóm đối tượng và phân cơng giáo viên phụ trách theo từng nhóm. Tăng
cường việc trao đổi trong các nhóm chun mơn về nội dung dạy phụ đạo cho học
sinh, đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh trong q trình triển khai để có sự điều
chỉnh về phương pháp và nội dung dạy học cho phù hợp.
- Biên soạn các nội dung ôn tập theo từng chuyên đề, từng mức độ nhận thức
giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của học
sinh theo từng thời điểm.
- Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức dạy học truyền thống và áp dụng
CNTT, Internet để việc triển khai, tương tác, hỗ trợ học sinh được thuận tiện,
thường xuyên và kịp thời.
- Thực hiện tốt việc kiểm tra, hỗ trợ giáo viên thực hiện các quy định, các
nhiệm vụ được phân công; trong việc tự học, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn thường xun quan tâm, nhắc nhở,
động viên, khích lệ từng đối tượng học sinh yếu trong quá trình học tập. Đa dạng
các hình thức kiểm tra, đánh giá; kịp thời khích lệ, khen ngợi sự tiến bộ cho dù rất

nhỏ của học sinh. Tạo các nhóm học tập trong lớp trong đó phân cơng học sinh khá
giúp đỡ các học sinh yếu hơn, xây dựng tinh thần thi đua học tập giữa các nhóm
học sinh trong lớp.
3. Đối với các tổ chức chính trị trong nhà trường
Cơng đồn, Đồn Thanh niên nhà trường tăng cường cơng tác phối hợp với
nhà trường trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ. Tùy vào chức năng của từng
tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai hỗ trợ, động viên cán bộ giáo viên và học
sinh tích cực trong cơng tác giảng dạy và học tập đảm bảo mục tiêu chung là nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường.


15
3.Khả năng áp dụng của giải pháp.
Thực tế cho thấy tỉ lệ học sinh yếu kém trong các nhà trường đều có một tỉ lệ
nhất định tùy thuộc vào chất lượng đầu vào, vùng miền, các giải pháp nâng cao
chất lượng giảng dạy của mỗi nhà trường. Do vậy căn cứ nội dung đã nghiên cứu
trong sáng kiến trong việc đề xuất các giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém để nâng
cao chất lượng thi tốt nghiệpTHPT quốc gia có thể áp dụng trong các nhà trường
nói chung và đặc biệt sáng kiến có giá trị nếu được chuyển giao, áp dụng cho các
trường trên địa bàn miền núi như huyện Mai Sơn nơi mà có tỉ lệ học sinh yếu, kém
cao so với mặt bằng chung.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Qua quá trình thực tế cơng tác,các biện pháp quản lí cơng tác phụ đạo học
sinh yếu đã được nhà trường áp dụng các nội dung trên vào trong công tác quản lí
hoạt động giảng dạy tại trường THPT Mai Sơn từ năm 2020 được và đã đem lại
những kết quả ban đầu tích cực. Cụ thể:
Thứ nhất, trong cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ
Với quan điểm đội ngũ là nhân tố quyết định đến chất lượng của nhà trường
và tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên có cơ hội phấn đấu và phát triển, nhà trường
luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ. Hiện nay nhà trường có

tổng số 34 cán bộ giáo viên, 100% giáo viên đều đạt chuẩn đào tạo trong đó trên
chuẩn là 03 đồng chí chiếm 8,57%. Nhà trường hiện có 06 đảng viên có trình độ lí
luận chính trị từ Trung cấp trở lên trên tổng số đảng viên của chi bộ là 24. Công tác
quy hoạch và xây dựng quy hoạch cán bộ của nhà trường được thực hiện công khai,
dân chủ, việc xem xét lựa chọn và bổ nhiệm đội ngũ tổ trưởng được thực hiện trên cơ
sở lấy tín nhiệm từ các tổ viên để làm căn cứ để Hiệu trưởng xem xét và quyết định.
Từ việc thực hiện sự công khai, dân chủ trong nhà trường, sự công bằng,
khách quan trong công việc, trong đánh giá, việc tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên
được thể hiện khả năng của bản thân, việc triển khai cụ thể có hiệu quả Chỉ thị 05CT/TW của Bộ Chính trị đã tạo được mơi trường, khơng khí làm việc đồn kết,


16
thân thiện. Các bộ phận và cá nhân đều thể hiện sự tự giác, trách nhiệm trong công
việc được phân công.
Thứ hai, trong công tác đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp
Từ việc nghiên cứu kỹ văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và Sở GD&ĐT
Phú Thọ và xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học trong nhà trường nhà trường đã triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên
thông qua các hoạt động cụ thể như các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp dạy
học, xây dựng chuyên đề dạy học, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn trên
cùng địa bàn…Thông qua đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chun mơn, dự giờ thăm lớp
để cụ thể hóa các nội dung về đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phù
hợp với điều kiện, đối tượng học sinh nhà trường theo hình thức cầm tay chỉ việc
tạo sự thống nhất, đồng bộ và linh hoạt trong quá trình triển khai. Đặc biệt qua việc
trao đổi, bàn bạc, thống nhất trong đội ngũ CBQL, các tổ nhóm chun mơn và
giáo viên bộ mơn của nhà trường đã xác định đúng các phương pháp, cách tiếp cận,
giúp đỡ đối tượng học sinh yếu của nhà trường đảm bảo hiệu quả và phù hợp với
đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường.
Thứ ba, về đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học
Một thực tế hiện nay nhà trường cịn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật

chất, trang thiết bị dạy học. Từ ngày thành lập nhà trường đều phải tiến hành học
hai ca do thiếu phịng học, do vậy gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức, triển
khai các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Các buổi họp, sinh hoạt chuyên môn
đều phải tranh thủ vào cuối giờ sáng, chiều hoặc buổi tối, khơng có thời gian để bồi
dưỡng hay phụ đạo cho học sinh. Nhận thức rõ vai trò của cơ sở vật chất trong việc
cải tiến, đổi mới nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, trong các năm học
gần đây bằng sự quyết tâm và thống nhất cao trong Lãnh đạo trường trong việc bổ
sung, cải tạo cơ sở vật chất hiện có đảm bảo đủ số phòng học để học một ca. Tạo
điều kiện rất thuận lợi trong cơng tác quản lí, giảm áp lực về thời gian cho giáo
viên, có điều kiện để tổ chức các hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học


17
sinh yếu kém, sinh hoạt tổ nhóm chun mơn. Nhà trường đã tiến hành bổ sung
thêm các trang thiết bị dạy học, hiện nay nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ
trang thiết bị dạy học, đặc biệt bằng nguồn lực của nhà trường và nguồn xã hội hóa,
ủng hộ tài trợ nhà trường đã tiến hành trang bị được Smart TV, máy chiếu cho các
phòng học của nhà trường rất thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học
nâng cao chất lượng.
Thứ tư, nâng cao động cơ, thái độ, ý thức học tập; cơng tác quản lí, giáo dục
học sinh
Từ thực tiễn thấy rằng cho dù nhà trường, thầy cơ giáo có cố gắng đến đâu
trong cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư trang bị cơ sở vật chất nhằm
nâng cao chất lượng của nhà trường mà học sinh khơng có gắng nỗ lực, khơng có ý
thức, động cơ, nền nếp học tập tốt thì mọi việc cũng trở nên vơ nghĩa.
Chính vì vậy để tạo cho học sinh một nề nếp học tập, một ý thức học tập tốt
là công việc vô cùng quan trọng, phải có sự chung tay của cả nhà trường, gia đình
và xã hội. Việc tạo nề nếp, động cơ học tập cho học sinh việc đầu tiên làm sao phải
tạo cho các em tâm lí vui vẻ, thích thú khi đến trường, ngoài việc sát sao của giáo
viên chủ nhiệm, việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên bộ mơn,

trong việc quản lí học sinh thì Đồn Thanh niên có vai trị rất quan trọng.
Hiện nay nhà trường đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động sinh
hoạt tập thể, các sân chơi trí tuệ thu hút động đảo các em học sinh tham gia, Đoàn
thanh niên đã xây dựng tổ chức chương trình “Khi tơi 18” như Bản tin khi tơi 18,
Chương trình phát thanh khi tơi 18, hoạt động lớp tơi sinh hoạt dưới cờ được duy
trì đều đặn 01 buổi/tuần. Thông qua các hoạt động học sinh được trải nghiệm, sáng
tạo, được rèn luyện kỹ năng sống, được giáo dục đạo đức, truyền thống, được học
tập các gương điển hình tiên tiến, được học những bài học làm người… Cùng với
đó là các hoạt động chủ đề, chủ điểm nhân các ngày lễ lớn đã tạo được khơng khí
vui vẻ, thi đua trong các khối, lớp học sinh. Việc quản lí nề nếp của học sinh cũng
được đặc biệt quan tâm từ việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện với vai


18
trị nịng cốt là Đồn Thanh niên, việc kiểm tra nề nếp học tập được tiến hành cả
trong và ngoài các buổi học do đặc thù học sinh của nhà trường có nhiều học sinh
trọ học tại các nhà dân xung quanh trường do đó Đồn trường và đội thanh niên
xung kích thường xuyên tiến hành kiểm tra việc tự học ở nhà của các học sinh vào
các buổi tối trong tuần vừa thăm nắm tình hình, vừa đơn đốc nhắc nhở việc học tập
của các học sinh để từ đó có thơng tin đối với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học
sinh. Từ những việc đã thực hiện trong những năm học gần đây việc thực hiện nề
nếp, thái độ học tập của học sinh nhà trường đã có bước chuyển rõ rệt tỉ lệ sĩ số
chuyên cần cao, hiện tượng bỏ tiết, trốn học hầu như khơng có, khơng khí thi đua
giữa các khối lớp sơi nổi, chất lượng học tập của học sinh có sự tiến bộ.
Cùng với đó là sự quan tâm, động viê kịp thời của lãnh đạo nhà trường, giáo
viên chủ nhiệm lớp, sự phối hợp thường xuyên giữa nhà trường và địa phương, Ban
đại diện cha mẹ học sinh, giữa GVCN và phụ huynh học sinh đã đem lại hiệu quả
rõ rệt. Sự tiến bộ về nề nếp, ý thức học tập của học sinh không những được sự ghi
nhận của các thầy cô giáo mà cả sự ghi nhận của phụ huynh học sinh, bà con nhân
dân, chính quyền địa phương trên địa bàn.

Thứ năm, kết quả thi THPT quốc gia
Bằng các biện pháp thực hiện phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu của nhà trường
trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2021 tỉ lệ tốt nghiệp của nhà trường đã tăng lên so
với năm học trước. nếu so sánh kết quả đầu vào và kết quả đầu ra thì đây là một sự
tiến bộ rõ rệt đánh giá sự nỗ lực của học sinh, các thầy cô giáo và của nhà trường,
và điều đó minh chứng cho các giải pháp nâng cao chất lượng của nhà trường mà
trong đó có các biện pháp phụ đạo học sinh yếu của nhà trường đã đem lại hiệu
quả. Trong học kỳ I năm học 2021-2022 Nhà trường có một học sinh đạt giải
khuyến khích mơn Địa lí trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh.
Kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia và thi học sinh giỏi cấp tỉnh và số
học sinh yếu kém.


19
Số học sinh

Năm học

Tỉ lệ học sinh

Số học sinh

đỗ tốt nghiệp đỗ tốt nghiệp

yếu, kém

Tỉ lệ

2018-2019


157

84,91

33

5,65

2019-2020

182

98,34

9

1,52

2020-2021

183

98,93

3

0,50

Trong học kỳ 1 năm học 2021-2022 nhà trường có 01 em đạt giải khuyến
khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh.

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
Tên tổ
TT

chức/cá
nhân

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
- Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn

1

Tổ KHTN

- Sinh hoạt tổ chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học
- Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn

2

Tổ KHXH

- Sinh hoạt tổ chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học

2

3


4

Tổ

Văn

phịng

Giáo viên

Đồn thanh
niên

- Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
- Sinh hoạt tổ chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học.
Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh
yếu, kém
Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt
động sinh hoạt tập thể, duy trì nền
nếp học sinh.

Thời gian áp dụng

Năm học 2020-2021
Kỳ I năm học 2021-2022

Năm học 2020-2021
Kỳ I năm học 2021-2022


Năm học 2020-2021
Kỳ I năm học 2021-2022
Năm học 2020-2021
Kỳ I năm học 2021-2022

Ghi
chú


20
6. Các thơng tin cần được bảo mật: khơng có
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
Về nhân lực là các cán bộ quản lý có năng lực quản lý và lãnh đạo; những
giáo viên đạt chuẩn giáo viên có trình độ chun mơn, tâm huyết và có lịng u
nghề, tất cả vì học sinh thân yêu
. Về kinh tế, sáng kiến cần nguồn quỹ phụ huynh hỗ trợ.
Về cơ sở và vật chất là các trang thiết bị dạy học, là loa , đài, micro, băng rôn
và đĩa CD hoặc DVD, máy chiếu, bảng thông minh, máy tính.
8. Tài liệu kèm theo : Khơng
III.Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của bất cứ một sản
phẩm trí tuệ nào.
Lục Yên, ngày 14 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Trần Xuân Hữu




×