Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực hiện đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 2025 trên địa bàn tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 19 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
***

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực: Giáo dục Mầm non
“Một số giải pháp chỉ đạo, triển khai Kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án
“Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Yên Bái”

Tác giả: Nguyễn Thị Vy
Trình độ chun mơn: Đại học mầm non
Chức vụ: Trưởng phịng Giáo dục Mầm non
Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo

Yên Bái, ngày 20 tháng 01 năm 2022

1


2

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp chỉ đạo triển khai Kế hoạch giai đoạn 2
thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc
thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục
và Đào tạo, các cơ sở giáo dục mầm non vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
Yên Bái.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến


Từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020: Lựa chọn đề tài, nghiên cứu tài liệu,
điều tra thực trạng tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái, xây
dựng các biện pháp, xây dựng bộ tiêu chí, lấy ý kiến góp ý của cơ sở và hoàn thiện
đề tài.
Từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2021: Áp dụng thực hiện các biện pháp tại
các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tháng 01/2022: Đánh giá kết quả, thu thập thơng tin, hồn thiện đề tài. Tiếp
tục áp dụng các biện pháp tại các cơ sở giáo dục mầm non.
5. Tác giả
Họ và tên: Nguyễn Thị Vy
Năm sinh: 1973
Trình độ chun mơn: Đại học Giáo dục Mầm non
Chức vụ cơng tác: Trưởng phịng Giáo dục Mầm non
Nơi làm việc: Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ liên hệ: Phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái,
số 1141, Đường Yên Ninh, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0914.850.579.
6. Đồng tác giả: Khơng
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Tiếng Việt rất quan trọng đối với mọi người dân Việt Nam, đặc biệt đối với
trẻ vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay đa số trẻ vùng sâu,
vùng xa vùng dân tộc thiểu số, trước khi đến trường chỉ sống trong gia đình, trong
mơi trường tiếng mẹ đẻ, ở các thôn bản nhỏ, do vậy trẻ chỉ nắm được tiếng mẹ đẻ
ở dạng khẩu ngữ, trẻ biết rất ít hoặc thậm chí không biết tiếng Việt, trong khi đó
tiếng Việt là ngơn ngữ chính thức dùng trong trường và cơ sở giáo dục khác. Trên
thực tế tiếng nói của các dân tộc thiểu số, hầu như chưa có vai trò rõ rệt trong việc
hỗ trợ tiếng Việt trong giáo dục, chính vì vậy mà trong những năm qua, Đảng và



3

Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo ngành giáo dục có những giải pháp thích hợp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cả nước nói chung và nâng cao chất lượng
giáo dục miền núi nói riêng. Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng
giáo dục miền núi thì trong đó vấn đề “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non
vùng dân tộc thiểu số” cho các huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn là một
vấn đề cấp thiết cần tháo gỡ và đã được chú trọng.
Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta
là tiếng Việt, vì vậy, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc
thiểu số có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng
Việt của trẻ, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt,
để hồn thành chương trình giáo dục mầm non, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh
hội kiến thức của cấp học tiểu học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng năm
2018, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Trẻ
chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức, hình
thành các kỹ năng và từ đó thiếu niềm tin vào hoạt động học tập; sự non yếu về
tiếng Việt sẽ làm hạn chế về giao tiếp của trẻ em vùng dân tộc thiểu số trong sinh
hoạt ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Tuy nhiên, phần lớn trẻ em DTTS trước khi tới trường, lớp mầm non đều
sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ khơng phải là tiếng Việt, ít có mơi trường giao
tiếp tiếng Việt. Khi đến trường, trẻ em thường giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ
đẻ trong hoạt động hàng ngày ở trường, dẫn đến việc trẻ em DTTS trẻ hạn chế
vốn từ tiếng Việt, trẻ nghe, hiểu, nói tiếng Việt hạn chế, sẽ dẫn đến trẻ khó khăn
khi vào trường tiểu học, trẻ phải học tập lĩnh hội kiến thức hồn tồn bằng tiếng
Việt, nếu khơng được chuẩn bị tiếng Việt trẻ rất khó khăn khi tiếp cận chương
trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Để thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non và đề án phổ cập giáo dục
xóa mù chữ, đặc biệt là giúp cho trẻ dân tộc thiểu số có vốn tiếng Việt cần thiết
trước khi vào học lớp 1 ở trường tiểu học, vì vậy tăng cường tiếng Việt (TCTV)

cho trẻ mầm non vùng DTTS là hết sức cần thiết.
Chính vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo triển
khai Kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho
trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”
trên địa bàn tỉnh Yên Bái, để làm đề tài nghiên cứu cho mình, phần nào tìm ra các
giải pháp nhằm tiếp tục tăng cường tiếng Việt cho trẻ ở địa phương. Qua đó góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái .
2. Thực trạng của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân
tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh miền núi có tổng số 178 trường mầm non; 2.006 nhóm,
lớp; 57.020 trẻ. Trong đó, trẻ dân tộc có 37.158 cháu chiếm tỷ lệ 65,2% số trẻ
trong tỉnh. Qua quá trình triển khai và tổ chức thực hiện Đề án giai đoạn 1 tơi gặp
một số thuận lợi, khó khăn sau:


4

2.1. Thuận lợi
Tăng cường tiếng Việt đã được triển khai giai đoạn 1, đã thu được một số
kết quả nhất định cụ thể: các trường mầm non đã thực hiện TCTV một cách linh
hoạt, phù hợp với trình độ tiếng Việt của trẻ; tích cực tổ chức một số hoạt động
như: giao lưu tiếng Việt, tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi TCTV, xây dựng góc
“Thư viện xanh, thư viện thân thiện”, góc “Địa phương” tạo nhiều cơ hội cho trẻ
được giao lưu tiếng Việt.
Các nhà trường đã mua sắm bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi; đảm
phát động phong trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, đồng thời huy động
được cha mẹ trẻ tham gia làm đồ chơi, sưu tầm học liệu, để đảm bảo điều kiện tối
thiểu phục vụ cho dạy và học.
Triển khai các hoạt động tập huấn hướng dẫn 100% giáo viên mầm non sử
dụng tài liệu hướng dẫn tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non DTTS.

Một số nhà trường đã huy động được các nhà tài trợ, dự án, tổ chức, cá nhân
bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở
vùng khó khăn, xây dựng mơi trường TCTV cho trẻ ở trường, gia đình.
2.2. Khó khăn
Thực tế giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Yên Bái về thực hiện tăng cường
tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng DTTS có một số khó khăn và hạn chế cụ thể
như sau:
Về trẻ em: Trẻ em người DTTS kỹ năng giao tiếp xã hội còn hạn chế, chưa
quen thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, trẻ còn nhút nhát, hay sợ người lạ,
ngại giao tiếp, do vốn từ tiếng Việt của trẻ cịn ít, một số trẻ đến trường khơng nói
được Việt hoặc nói được rất ít từ, trẻ phát âm tiếng Việt còn ngọng, thiếu thanh
điệu và nói chưa được đầy đủ câu tiếng Việt, đủ ý, dẫn đến trẻ em thiếu tự tin,
chưa tích cực khi tham gia các hoạt động của trẻ tại trường/nhóm, lớp.
Về đội ngũ giáo viên: Giáo viên dạy vùng DTTS chủ yếu là giáo viên người
Kinh, do không biết tiếng dân tộc, chưa hiểu hết các phong tục tập quán của người
địa phương, bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ do vậy việc thu hút trẻ các hoạt động
tăng cường tiếng Việt còn chưa đạt kết quả theo đúng mục tiêu, nội dung kế hoạch
nhiệm vụ năm học đề ra. Ngồi ra, có một số giáo viên là người dân tộc thiểu số
còn hạn chế trong phát âm một số thanh điệu, vần tiếng Việt chưa chuẩn xác.
Về cơ sở vật chất: Các nhóm, lớp tại các điểm trường lẻ chủ yếu là lớp học
ghép 2 độ tuổi và 3 độ tuổi; tài liệu, đồ dùng để dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc
thiểu số chưa phong phú, đa dạng về màu sắc, chủng loại và chất liệu. Hằng năm,
kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế do vậy đồ cùng đồ
chơi chưa đồng bộ.
- Về môi trường giao tiếp tiếng Việt tại gia đình trẻ và cộng đồng nơi trẻ sinh
sống chưa được bền vững do: Một số cha mẹ trẻ không biết tiếng Việt, ở nhà chủ
yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ, một số cha mẹ đi làm ăn xa, trẻ chủ yếu ở với ông bà,
vốn từ vựng tiếng Việt khơng nhiều nên ít quan tâm đến việc dạy trẻ nói tiếng



5

Việt, trình độ học vấn của cha mẹ trẻ cịn thấp, sự phối hợp giữa cha mẹ trẻ với
nhà trường để chăm sóc và giáo dục trẻ chưa thực quan tâm, cịn giao khốn cho
các nhà trường.
2.3. Kết quả thực trạng
Để đánh giá lại công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức hoạt động tăng cường
tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số và chất lượng tiếng Việt của
học sinh. Tôi tiến hành đánh giá, khảo sát chất lượng tiếng Việt trên trẻ thông qua
kiểm tra thực tế các nhà trường tôi đã thu được kết quả như sau:
Tổng số trường được khảo sát, đánh giá: 12 trường của 4 huyện cụ thể
(Trường Mầm non Hoa Lan, Mầm non Khau Phạ, Mầm non Sao Mai huyện Mù
Cang Chải; trường Mầm non Ngòi A, Mầm non Nà Hẩu, Mầm non Xuân Ái huyện
Văn Yên; trường Mầm non Minh Tiến, Mầm non Sơn Ca, Mầm non Trung Tâm
huyện Lục Yên; trường Mầm non Hoa Đào, Mầm non Hoa Hồng, Mầm non Họa
My huyện Trạm Tấu).
Bảng 1: Khảo sát nội dung tăng cường tiếng Việt

Nội dung khảo sát
TT

1

Xây dựng mơi trường
tiếng Việt trong và ngồi
nhóm, lớp.

2

Lồng ghép và tổ chức các

hoạt động tăng cường
Tiếng Việt.

3

TS
trường
được
đánh
giá

Công tác phối hợp với
phụ huynh để tăng cường
tiếng Việt cho trẻ

Kết quả trước khi áp dụng
sáng kiến
Đạt yêu
Tốt
Khá
cầu
SL

%

SL

%

SL


%

12

5

41,7

5

41,7

2

16,6

12

6

50

5

41,7

1

8,3


12

7

58,3

3

25

2

16,7

Từ kết quả khảo sát tại 12 trường trong 4 huyện (như bảng 1) về nội dung
TCTV, tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp chỉ đạo thực hiện Kế hoạch
giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non
vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” để thực hiện.
2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Tìm ra một số tồn tại, khó khăn trong việc chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho
trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái để từ đó:


6

Thực hiện hiệu quả Kế hoạch triển khai giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng
cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc
thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của

trẻ trên địa bản tỉnh Yên Bái.
Nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện TCTV cho đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên mầm non.
Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻở các trường mầm non có trẻ DTTS
trên địa bàn Tỉnh.
Làm tốt công tác phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc TCTV cho trẻ.
2.2. Nội dung giải pháp
Giải pháp 1. Tham mưu ban hành Đề án, kế hoạch, văn bản chính sách địa
phương.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GDĐT) về triển khai Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh
tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”
Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành kế hoạch thực hiện
Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân
tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
của trẻ; tiếp tục nâng cao chất về chủ trương tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục
đối với học sinh dân tộc thiểu số. Chỉ đạo việc thực hiện quy định chính sách hỗ
trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.
Thực hiện lồng ghép chương trình nơng thơn mới, các dự án và đẩy mạnh các hoạt
động xã hội hóa giáo dục phục vụ công tác TCTV; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các
huyện/thị xã căn cứ kế hoạch của Sở, ban hành kế hoạch phù hợp với điều kiện
địa phương.
Tham mưu ban hành Kế hoạch số 64/KH-SGDĐT ngày 24/3/2021 của Sở
GD&ĐT về việc triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em
mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” trên địa
bàn tỉnh Yên Bái.
Triển khai các kế hoạch, văn bản ban hành được thực hiện kịp thời qua các
hình thức: Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết các lớp tập huấn và qua trang
Webside của Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái.



7

Hội thảo chuyên đề “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng
dân tộc thiểu số” tại huyện Trấn Yên

Hội thảo chuyên đề “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số”
tại huyện Trạm Tấu

Bên cạnh các đề án, kế hoạch, trong các công văn chỉ đạo nhiệm vụ giáo dục
mầm non hàng năm đều có các nội dung, biện pháp triển khai thực hiện tăng cường
tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng DTTS theo hướng tích hợp nội dung trong các
hoạt động thực hiện chương trình theo từng độ tuổi của trẻ. Tham mưu ban hành
các văn bản chỉ đạo sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế
hoạch TCTV phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Giải pháp 2: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, cha mẹ trẻ.


8

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên từng bước được củng cố, kiện toàn để đáp
ứng được việc đổi mới công tác quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng học tập
của trẻ em. Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt
động TCTV cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ vùng dân tộc thiểu số luôn
được chú trọng và quan tâm, cụ thể:
Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp tập huấn chuyên
sâu để nâng cao kiến thức kỹ năng cho cán bộ quản lý, giáo viên với các nội dung:
Xây dựng kế hoạch thực hiện TCTV, dạy trẻ em người DTTS nói mạch lạc,
nói đủ câu, đúng ngữ pháp” phù hợp với chương trình; hướng dẫn xây dựng và

khai thác sử dụng môi trường tiếng Việt; hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục
tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người DTTS; thực hành áp dụng quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong chăm sóc, giáo dục trẻ DTTS và trẻ có
hồn cảnh khó khăn; hướng dẫn xây dựng tiêu chí xây dựng mơi trường tăng
cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số; Hướng dẫn kỹ năng hỗ trợ cha mẹ trẻ
trong công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
Nội dung, phương pháp TCTV cho trẻ em người DTTS thông qua các hoạt
động học tập, vui chơi, lao động và tích hợp với các mơn học khác. Tổ chức cho
cán bộ quản lý, giáo viên được tham quan xây dựng môi trường TCTV, dự giờ tổ
chức các hoạt động học, chơi của trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Hình ảnh lớp tập huấn “Xây dựng mơi trường tăng cường tiếng Việt
cho trẻ vùng dân tộc thiểu số” tại huyện Lục Yên

Tăng cường hướng dẫn học sinh tiểu học tập nói tiếng Việt thơng qua các
hoạt động chào hỏi, mô tả các sự vật, hiện tượng ở mơi trưịng xung quanh để tận
dụng những tình huống thực, mở rộng dần vòng giao tiếp. Thường xuyên tổ chức
các hoạt động tập thể như trò chơi, múa hát,…để học sinh dân tộc dễ tiếp thu tiếng
Việt. Tổ chức các tiết đọc sách, truyện tại thư viện, hình thành thói quen đọc
sách... để tăng cường ngôn ngữ tiếng Việt.


9

Chỉ đạo tổ chức hội thảo theo cụm trường tập trung chuyên sâu nội dung
như: Xây dựng kế hoạch TCTV cho trẻ theo từng độ tuổi, phù hợp với điều kiện
của trường, nhóm/lớp và phù hợp với địa phương; Tích hợp lồng ghép nội dung
giáo dục TCTV cho trẻ thông qua các hoạt động học, chơi, ăn, ngủ, lao động tự
phục vụ, vệ sinh cá nhân trẻ và các giờ đón trả trẻ; Xây dựng mơi trường tăng
cường tiếng Việt cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm; Khai thác hiệu quả môi

trường tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi; Phát huy vai trò phối kết hợp với các
tổ chức đoàn thể, cha mẹ trẻ trong việc tuyên truyền, tạo môi trường giao tiếp
bằng tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm chỉ đạo giữa các đơn vị Phòng giáo dục và đào tạo, các
trường mầm non trong việc thực hiện TCTVcho trẻ tại địa phương như kinh
nghiệm: Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua các hoạt
động học, chơi, ăn, ngủ, lao động tự phục vụ, vệ sinh cá nhân trẻ theo hướng tích
hợp lồng ghép nội dung giáo dục TCTV cho trẻ tại nhóm/lớp; xây dựng mơi
trường tiếng Việt mọi nơi, mọi lúc như hình ảnh, tranh vẽ trong lớp học, trong
phịng đọc, thư viện, khơng gian đọc ngoài trời; tổ chức cho trẻ tập giao tiếp với
bạn, với thầy cô giáo bằng ngôn ngữ tiếng Việt; hướng dẫn tạo nhiều môi trường
giao tiếp tiếng Việt ở gia đình, trong cộng đồng bằng hình thức tuyên truyền đến
cha mẹ nhắc nhở các em nghe đài, xem ti vi và trao đổi nội dung được nghe, được
đọc với người thân, bạn bè. Ở môi trường cộng đồng, giáo viên định hướng giao
tiếp với học sinh bằng tiếng Việt để trẻ phát âm tròn, rõ tiếng, biết phân biệt nói
ngọng để tự sửa.


10

Ảnh tổ chức các hoạt động tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu
số - Huyện Lục Yên

Hướng dẫn cách tổ chức các trò chơi; hướng dẫn kỹ năng thực hiện các hoạt
động đọc, viết tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, tạo được sự tham gia tích cực
từ học sinh.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non hằng năm tổ chức hoạt động để tạo
nhiều cơ hội cho học sinh được giao tiếp tiếng Việt. Tổ chức các hoạt động văn
hóa dân gian, lễ hội. Đây là một hoạt động có sự tham gia của cha mẹ, học sinh
nhằm tạo được sự đồng bộ của tất cả các môi trường giáo dục để hỗ trợ học sinh

được rèn kỹ năng nghe, nói tiếng Việt với biện pháp đã được triển khai. Phát động
phong trào sưu tầm tài liệu văn hóa địa phương, sáng tác truyện, thơ, ca, hò, vè,
các trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Chỉ đạo các đơn vị tổ chức các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng dân tộc
cho giáo viên; bồi dưỡng tiếng mẹ đẻ của trẻ cho giáo viên dạy các nhóm/lớp vùng
dân tộc thiểu số; bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ là người DTTS. Khuyến
khích đội ngũ giáo viên dạy tại các vùng DTTS chủ động học tiếng mẹ đẻ của trẻ
có thể thơng qua trẻ, cha mẹ trẻ, đồng nghiệp hoặc cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi.
Khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể dục thể
thao của địa phương để thêm hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán và đặc điểm
của trẻ dân tộc, để xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp
với từng độ tuổi của trẻ, phù hợp với địa phương.


11

CBQL, giáo viên chia sẻ về hoạt động dạy tiếng Việt và tiếng Dân tộc cho trẻ mầm
non người dân tộc thiểu số - Huyện Văn Chấn.

Quan tâm công tác quản lý dạy học tại các điểm trường, nghiệp vụ, kỹ năng
dạy học lớp ghép phù hợp với tình hình của đơn vị. Chỉ đạo lựa chọn giáo viên có
bề dày kinh nghiệm dạy tại các lớp mẫu giáo 5 tuổi và lớp 1 để việc rèn các kỹ
năng nghe, nói trong thực hiện tăng cường tiếng Việt đạt hiệu quả cao, huyến
khích các đơn vị thực hiện phân cơng sắp xếp 01 giáo viên dân tộc thiểu số, 01
giáo viên người kinh ở trong cùng một nhóm/lớp mầm non, ưu tiên đầu ra của trẻ
mẫu giáo 5 tuổi.

CBQL, giáo viên chia sẻ về hoạt động dạy tiếng Việt và tiếng Dân tộc cho trẻ mầm
non người dân tộc thiểu số - Huyện Lục Yên


Giải pháp 3: Tăng cường bổ sung tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ;
xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS


12

Chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng các nguyên liệu sẵn có, các nguyên liệu tái sử
dụng để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc và giáo dục
trẻ tại các nhóm/lớp. Hàng tháng, đẩy mạnh phong trào làm đồ dùng, đồ chơi bằng
những vật liệu sẵn có, tự nhiên để đồ dùng, đồ chơi của trẻ được phong phú đa
dạng về màu sắc, chất liệu, hình dạng nhằm giúp trẻ “Học bằng chơi, chơi mà
học”. Ngồi ra, thường xun sưu tầm các trị chơi mới, trị chơi dân gian và tích
cực sưu tầm sáng tác thơ ca để tổ chức cho trẻ chơi nhằm thu hút học sinh đến
trường và ham thích tham gia vào hoạt động. Tạo được sự gần gũi, thân thiện giữa
giáo viên và học sinh, giữa trẻ với trẻ giúp cho các em có động lực thích đến
trường và tự tin trong giao tiếp tiếng Việt dễ dàng hơn. Khuyến khích giáo viên
dành thời gian, sử dụng đa dạng đồ dùng, các tình huống để luyện nghe, nói để
tăng cường tiếng Việt.

Lễ trao tặng trang trang thiết bị tại trường Mầm non Châu Quế Thượng - Huyện Văn Yên

Hoạt động Chơi ngồi trời tích hợp lồng ghép nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ tại
Trường Mầm non Ngòi A – Huyện Văn Yên


13

Trong các cơ sở giáo dục mầm non chỉ đạo việc xây dựng và sử dụng môi
trường tiếng Việt đảm bảo có đủ các góc/khu vực hoạt động, phương tiện dạy học,
đồ dùng, đồ chơi được bố trí hợp lý, an tồn, có hệ thống chữ viết trong và ngồi

lớp học để củng cố ôn luyện về tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi phát huy các
trò chơi dân gian, đồ chơi tại các khu vực chơi góc/chơi ngoài trời hàng ngày để
giáo dục tiếng Việt.
Tăng cường phát động phong trào xây dựng môi trường tranh ảnh trong lớp
học nhằm mục đích tạo cho khơng gian lớp học sinh động, phong phú và hấp dẫn
trẻ. Tranh ảnh thường xuyên được thay đổi đã khiến cho trẻ có những kích thích
ham hiểu biết và được khám phá hơn. Việc xây dựng môi trường tranh ảnh trong
lớp sẽ tạo cơ hội cho trẻ được thực hành với tranh ảnh, lật giở, đọc theo sự cảm
nhận của mình, khuyến khích trẻ tích cực chủ động và tự mình nghĩ ra những câu
chuyện mang tính sáng tạo về những bức tranh mà trẻ u thích. Vì thế, việc xây
dựng mơi trường tranh ảnh trong lớp sẽ tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, lôi
cuốn trẻ vào hoạt động khám phá tranh nhiều hơn. Điều này, khuyến khích trẻ tích
cực chủ động và sáng tạo ra những câu chuyện kể về bức tranh mà trẻ thích. Đồng
thời khi trẻ em được tiếp xúc với mơi trường tranh ảnh phong phú sẽ kích thích
sự khám phá tìm tịi ham hiểu biết của trẻ, trẻ sẽ hình dung, suy nghĩ, tưởng tượng
và sáng tạo ra lời kể cho câu chuyện của mình. Việc xây dựng môi trường tranh
ảnh trong lớp cũng giúp giáo viên chịu khó sưu tầm tranh ảnh, truyện tranh, báo,
những ấn phẩm phù hợp với lứa tuổi trẻ mầm non, giúp giáo viên sắp xếp, trưng
bày, trang trí tranh ảnh xung quanh lớp sao cho khoa học, đẹp mắt.
Ngoài ra, giáo viên có thể vẽ, khuyến khích học sinh vẽ theo sự tưởng tượng
và khuyến khích học sinh trang trí, tơ màu, vẽ thêm những chi tiết phụ để chuẩn
bị cho các chơi trò chơi, bài học tiếp theo hoặc chỉ đaọ giáo viên tăng cường cho
học sinh được sử dụng các hình ảnh trên giấy báo, bìa vở, các quyển tạp chí để
cắt dán, sắp xếp các hình ảnh tạo thành các câu chuyện để bổ sung sách tại các
góc thư viện nhà trường. Khuyến khích học sinh sử dụng các quyển sách đã làm
được hoặc đồ dùng vật thật kể thành từng đoạn chuyện và câu chuyện hoàn chỉnh.
Chú trọng việc sử dụng hiệu quả phương tiện hỗ trợ các kỹ năng nghe, nói tiếng
Việt thơng qua các băng hình, phim, video…
Giải pháp 4: Tăng cường cơng tác kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn trong
việc thực hiện tăng cường tiếng Việt

Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực
hiện TCTV cho trẻ mầm non vùng DTTS trên địa bàn tỉnh. Thực hiện theo kế
hoạch kiểm tra chuyên môn định kỳ 2 lần/năm học, kết hợp kiểm tra qua các đợt
thanh tra chuyên ngành, kiểm tra công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
5 tuổi hoặc kiểm tra thông qua hoạt động của công tác kiểm định chất lượng giáo
dục. Nội dung kiểm tra:
Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo các độ tuổi của
trẻ; dự giờ trên lớp; Kiểm tra qua bài học của trẻ và tạo tình huống trên trẻ; Kiểm


14

tra môi trường chữ viết; đồ dùng, đồ chơi và các phương tiện dạy học trên các
nhóm/lớp, sân chơi ngồi trời cho trẻ.
Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm tra, dự giờ, tư vấn cho giáo viên
nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục, tạo môi trường lớp học, làm đồ
dùng đồ chơi. Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo định kỳ trong
việc thực hiện chuyên sâu, chuyên đề nghe, nói, đọc, viết tăng cường tiếng Việt
cho trẻ. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi lựa chọn các nội dung nhấn mạnh lồng
ghép TCTV. Thông qua kết quả đánh giá việc tổ chức chuyên đề, hội thi, chia sẻ,
rút kinh nghiệm cùng cán bộ quản lý, giáo viên để rà soát, bổ sung chỉnh nội dung,
phương pháp, hình thức trong kế hoạch sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ,
phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng được mục tiêu giáo dục TCTV.
Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác truyền thơng, thực hiện xã hội hóa
Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng
mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc dạy tiếng Việt cho học sinh; tuyên
truyền việc thực hiện hiệu quả hoạt động hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non
lên tiểu học. Thực hiện đa dạng các hình thức tun truyền thơng qua các chun
đề; chuyên mục trên các các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh/huyện/xã
và qua loa phát thanh các xóm/bản; qua các buổi họp với cha mẹ học sinh; qua

giờ đón, trả trẻ; qua bảng tin nhà trường; qua tờ rơi và qua việc tổ chức ngày lễ,
ngày, hội, hội thi tại địa phương nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh và cộng đồng đối với việc tăng cường
tiếng Việt cho trẻ.
Vận động cha mẹ trẻ để huy động tối đa trẻ em vùng DTTS trong độ tuổi
mầm non đến trường, nhóm/lớp, huy động học sinh tiểu học vùng vùng dân tộc
thiểu số ra lớp đúng độ tuổi tiểu học, để thực hiện tốt việc duy trì sĩ số, hạn chế
tối đa trẻ nghỉ học, đi học không chuyên cần, đẩy mạnh việc tổ chức học 2
buổi/ngày để trẻ em có nhiều thời gian, cơ hội trẻ được giao tiếp bằng tiếng Việt
và tập trung chuyên sâu các hoạt động giáo dục nhằm TCTV cho trẻ.
Tăng cường chỉ đạo các đơn vị lồng ghép nguồn vốn các chương trình, đề
án, đảm bảo có đủ phòng học cho trẻ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị, tài liệu, học liệu, băng đĩa hình về tăng cường tiếng Việt cho các cơ sở giáo
dục mầm non, trường tiểu học vùng DTTS.
Tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đồn thể, nhà
hảo tâm, đơn vị kết nghĩa để đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực hợp
pháp hỗ trợ đầu tư xây dựng trường, nhóm/lớp, thư viện thân thiện, trang thiết bị
tài liệu, học liệu, các đầu sách, đồ dùng, đồ chơi phù hợp khả năng nhận thức của
trẻ. Xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, mơi trường chữ viết trong
nhà trường. Ngồi ra, vận động cha mẹ tham gia vào các hoạt động như: đóng góp
sách, truyện, tranh ảnh, đóng góp vật liệu sẵn có, ngày cơng lao động xây dựng
góc thư viện; cùng tham gia tổ chức các hội thi đọc thơ, kể chuyện, sáng tác thơ


15

ca, hò vè và làm đồ dùng, đồ chơi bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương
để thực hiện tốt các hoạt động tăng cường tiếng Việt.


Giáo viên thực hiện hoạt động truyền thông tới cha mẹ học sinh –
Huyện Mù Cang Chải.

Phối hợp giữa đơn vị trường với các đoàn thể, Hội Phụ nữ, Y tế, Hội khuyến
học Đoàn thanh niên trên địa bàn để tham gia luyện nói tiếng Việt cho cha mẹ trẻ
người dân tộc thiểu số tại nhà hoặc thông qua các buổi sinh hoạt xóm/bản, buổi
họp với cha mẹ học sinh và qua các giờ đón, trả trẻ để tăng cường giao tiếp tiếng
Việt; hướng dẫn cha mẹ tạo dựng môi trường tiếng Việt, lựa chọn chuẩn bị sách
giáo khoa, đồ dùng học tập và phương pháp học cùng con tại nhà, hình thành thói
quen đọc sách để tăng cường ngơn ngữ tiếng Việt.
Giải pháp 6: Đảm bảo các chính sách hỗ trợ cho trẻ, giáo viên và kịp thời
biểu dương khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong việc
thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ
Chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc triển khai, thực hiện chính sách miễn, giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015
của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục
quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Thực hiện
chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh dân
tộc theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ; Chính sách
đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP
ngày 05/01/2018 của Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối
với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non; Nghị định
76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ về cán bộ, giáo viên, nhân viên
cơng tác tại nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng đầy
đủ các chế độ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển
vùng, phụ cấp lâu năm đã được thực hiện đầy đủ kịp thời, giúp giáo viên yên tâm


16


công tác; Hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc
thiểu số (Theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg, Nghị định số 06/2018/NĐ-CP,
Nghị định số 105/2020/NĐ-CP). Thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh và trường
phổ thơng ở xã, thơn đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số
116/2016/NĐ-CP về chi trả cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định
số 86/2015/NĐ-CP về chế độ đối với học sinh dân tộc trường phổ thơng dân tộc
nội trú và các chính sách khác.
Chỉ đạo các đơn vị thường xuyên rà soát trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn
vùng DTTS để tham mưu với các cấp có những phần quà tặng cho trẻ trong những
dịp ngày tết, ngày khai giảng, tổng kết năm học… cũng như thực hiện việc miễn
giảm học phí cho học sinh nghèo, học sinh có hồn cảnh đặc biệt. Thực hiện đúng
việc chi trả cho giáo viên dạy lớp ghép, dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng
dân tộc thiểu số được hưởng chế độ hỗ trợ theo Nghị định 06/2018 NĐ-CP ngày
05/01/2018 của Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ
em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.
Hằng năm chỉ đạo các đơn vị thực hiện xây dựng kế hoạch sơ kết, tổng kết
đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học nói chung và thực hiện nhiệm vụ tăng
cường tiếng Việt nói riêng. Tổ chức lựa chọn khen thưởng, tôn vinh những tập
thể, cá nhân có sáng kiến sáng tạo, áp dụng, sử dụng thực hiện có chất lượng, đạt
hiệu quả trong hoạt động TCTV cho trẻ mầm non vùng DTTS.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến được nghiên cứu, xây dựng các giải pháp phù hợp với thực tế tại các
cơ sở giáo dục mầm non, có chất lượng và mang tính khả thi, đã được áp dụng trong
cơng tác quản lý, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo và nhân rộng triển khai áp
dụng tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo và tại tất cả 100% các cơ sở giáo dục mầm
non vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
4.1. Trước khi thực hiện
Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương

trình giáo dục mầm non. Tuy nhiên, trong các văn bản chỉ đạo trong cấp học mầm
non chưa nhấn mạnh, chuyên sâu việc chỉ đạo nội dung, phương pháp, hình thức
trong việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt cho trẻ DTTS.
Chưa chú trọng trong việc lựa chọn tài liệu TCTV, bồi dưỡng tiếng dân tộc
cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, tài liệu cho cha mẹ trẻ là người DTTS phù
hợp với đặc điểm của địa phương.
Chưa tổ chức được lớp tập huấn về TCTV cho cán bộ quản lý, giáo viên và
cha mẹ học sinh. Giáo viên khó khăn trong bất đồng ngơn ngữ, thiếu hụt về nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ.


17

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để hỗ trợ việc thực hiện TCTV
và thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học còn còn thiếu, so
với quy định.
Chưa chuyên sâu trong các hoạt động giáo dục TCTV. Trẻ em mầm non, học
sinh tiểu học vùng DTTS thiếu tự tin, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, vốn từ tiếng
Việt còn hạn chế, trẻ cịn nói ngọng, nói thiếu thanh dấu, cịn nhút nhát khi tham
gia vào các hoạt động.
4.2. Sau khi thực hiện
Công tác TCTV cho trẻ mầm non vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã
nhận được quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch, nhiệm vụ của
Đề án, các cơ sở giáo dục mầm nonluôn linh hoạt sáng tạo trong triển khai TCTV
cho trẻ. Giáo viên chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt, chú trọng
cho trẻ tập nói tiếng Việt trong hoạt động phát triển ngơn ngữ và lồng ghép tích
hợp, mọi lúc mọi nơi; chỉ đạo lựa chọn nội dung phù hợp với địa phương, tâm lý
lứa tuổi và dân tộc của trẻ; làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ để xây dựng mơi
trường tiếng Việt tại gia đình, nhiều đơn vị đã tổ chức được các cuộc thi cho cha
mẹ cùng con tham gia, đã phát động được các phong trào thi sáng tác, thơ, đồng

dao, câu chuyện của các dân tộc địa phương để giáo viên đưa vào các hoạt động
giáo dục trẻ. Tổ chức cho trẻ làm quen với việc đọc, viết tiếng Việt dưới nhiều
hình thức: Đọc truyện tranh, sách tranh, đọc truyện khổ lớn, đọc các tác phẩm văn
học dân gian; cho trẻ làm quen với tiếng Việt, có ý thức giữ gìn bảo vệ sách, hứng
thú với việc đọc, viết; tuyên truyền, động viên trẻ em người DTTS học chung lớp
với trẻ người Kinh, giúp trẻ có mơi trường giao tiếp tiếng Việt tốt, từ đó, kỹ năng
nghe, hiểu tiếng Việt và khả năng giao tiếp của trẻ được nâng lên rõ rệt.
Căn cứ vào thực tiễn, các nhà trường lựa chọn nội dung cần tăng thời lượng
phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tăng cường rèn luyện các kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết tiếng Việt và trong các hoạt động giáo dục. Tổ chức các hoạt động
giao lưu tiếng Việt cho học sinh người DTTS; khích lệ động viên học sinh tích
cực học hỏi, trau dồi để tăng cường vốn tiếng Việt, hình thành khả năng giao tiếp
tiếng Việt, đặc biệt sự mạnh dạn, tự tin trong sử dụng tiếng Việt. Trẻ được tích
cực giao tiếp, làm quen với mơi trường chữ viết tiếng Việt phong phú, khả năng
nghe, nói, tiền đọc viết phát triển tốt. Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, tích cực tham gia
các hoạt động giáo dục. Giảm bớt được sự nhút nhát, rụt rè. Nhiều trẻ còn chủ
động giao tiếp, vui vẻ khi gặp người lạ.
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp tại các trường tôi đã khảo sát, tôi
nhận được kết quả như sau:


18

Bảng 2: Kết quả áp dụng các biện pháp
S
T

Nội dung khảo sát

T


1

2

3

TS
trường
được
đánh giá

Xây dựng mơi trường tiếng
Việt trong và ngồi nhóm,
lớp.
Lồng ghép và tổ chức các
hoạt động tăng cường Tiếng
Việt.
Cơng tác phối hợp với phụ
huynh để tăng cường tiếng
Việt cho trẻ.

Kết quả sau khi áp dụng
sáng kiến
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu
SL

%


SL

%

SL

%

12

9

75

2

16,7

1

8,3

12

8

66,7

4


33,3

0

0

12

10

83,3

1

8,35

1

8,35

Bảng 3. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
TT

Họ và tên

Nơi cơng tác

Chức danh


Trình độ
CM

Nội dung cơng việc
hỗ trợ

1

Nguyễn Thị
Kim Ngân

Phòng GD &
ĐT Huyện Lục
Yên

Chuyên
viên

Đại học Triển khai áp dụng tại
SP Mầm các trường Mầm non
non
Huyện Lục Yên

2

Bùi Thị Hằng

Phòng GD &
ĐT Huyện Văn
Yên


Chuyên
viên

Đại học Triển khai áp dụng tại
SP Mầm các trường Mầm non
non
Huyện Văn Yên

3

Đỗ Thị Hải Yến

Phòng GD &
ĐT Huyện Văn
Chấn

Chuyên
viên

Đại học Triển khai áp dụng tại
SP Mầm các trường Mầm non
non
Huyện Văn Chấn

4

Phạm Thị Vân

Phòng GD &

ĐT Huyện Mù
Cang Chải

Chuyên
viên

Đại học Triển khai áp dụng tại
SP Mầm các trường Mầm non
non
Huyện Mù Cang Chải

5

Phan Mạnh
Tường

Phịng GD &
ĐT Huyện n
Bình

Chun
viên

Đại học Triển khai áp dụng tại
SP Mầm các trường Mầm non
non
Huyện Yên Bình

6


Nguyễn Thị
Hồng Thảo

Phòng GD & ĐT Chuyên
Huyện Trạm Tấu viên

Đại học Triển khai áp dụng tại
SP Mầm các trường Mầm non
non
Huyện Trạm Tấu


19

7

Triệu Thị Tươi

Phòng GD & ĐT Chuyên
Huyện Trấn Yên viên

Đại học Triển khai áp dụng tại
SP Mầm các trường Mầm non
non
Huyện Trấn Yên

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch; Chương trình
giáo dục mầm non theo các độ tuổi; Bộ tiêu chí xây dựng mơi trường TCTV cho

trẻ em người DTTS; Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong trường mầm non (lập kế hoạch giáo dục; xây dựng và sử dụng
môi trường giáo dục; tổ chức hoạt động chơi cho trẻ; tổ chức hoạt động học cho
trẻ; hợp tác với cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ; chăm sóc, giáo dục trẻ DTTS và
trẻ có hồn cảnh khó khăn).
Kinh phí bồi dưỡng, tập huấn, biểu dương, khen thưởng. Kinh phí hỗ trợ đầu
tư cơ sở vật chất.
8. Tài liệu gửi kèm: Khơng có
III. Cam kết khơng sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Bái, ngày 19 tháng 01 năm 2022
Người viết báo cáo

Nguyễn Thị Vy



×