Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo, tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương lớp 6 năm học 2021 2022 phù hợp với thực tế tại trường thcs quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Quản lý Giáo dục)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC DẠY HỌC GIÁO DỤC ĐỊA
PHƯƠNG LỚP 6 NĂM HỌC 2021-2022 PHÙ HỢP VỚI THỰC TẾ TẠI
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

Tác giả: LÊ THANH HÀ
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung

Yên Bái, tháng 01 năm 2022


Báo cáo sáng kiến 2022

2

Lê Thanh Hà, THCS Quang Trung

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp chỉ đạo, tổ chức dạy học nội dung
Giáo dục địa phương lớp 6 năm học 2021-2022 phù hợp với thực tế tại trường
THCS Quang Trung.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí Giáo dục
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 6 - Trường THCS Quang
Trung và các trường THCS trong tỉnh.


4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 15 tháng 12 năm 2021 đến ngày 31 tháng 01 năm 2022.
5. Tác giả:
Họ và tên: Lê Thanh Hà
Năm sinh: 1979
Trình độ chun mơn: ĐH SP Tốn
Chức vụ cơng tác: Phó Hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường THCS Quang Trung
Địa chỉ liên hệ: Lê Thanh Hà, trường THCS Quang Trung, thành phố Yên
Bái, tỉnh Yên Bái.
Điện thoại: 0912038359
II. MƠ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
Bắt đầu từ năm học 2021- 2022, Chương trình giáo dục phổ thơng 2018
được triển khai đối với lớp 6, trong đó Giáo dục địa phương là một môn học bắt
buộc. Nội dung tài liệu dạy học bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch
sử, địa lí, kinh tế, chính trị - xã hội, mơi trường,... của tỉnh Yên Bái được cụ thể
hóa thành 8 chủ đề bao gồm: Chủ đề 1: Vùng đất Yên Bái từ thời tiền sử đến thế
kỉ X; Chủ đề 2: Truyền thuyết, truyện cổ tích; Chủ đề 3: Âm nhạc truyền thống
tỉnh Yên Bái; Chủ đề 4: Trang phục dân tộc ở Yên Bái; Chủ đề 5: Văn hoá ẩm
thực Yên Bái; Chủ đề 6: Các nghề truyền thống ở Yên Bái; Chủ đề 7: Biến đổi
khí hậu và phòng chống thiên tai ở tỉnh Yên Bái; Chủ đề 8: Nghĩa vụ tôn trọng,
bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng ở n Bái.
Trước đây, chương trình địa phương được lồng ghép vào từng mơn học.
Giáo viên đơn giản dạy theo phân phối chương trình, có giáo viên đổi mới phương


Báo cáo sáng kiến 2022

3


Lê Thanh Hà, THCS Quang Trung

pháp dạy học như dạy học gắn với trải nghiệm, tích hợp dưới hình thức tìm hiểu,
trình diễn, thuyết trình trang phục dân tộc đối với môn Mĩ thuật, Giáo dục công
dân; dạy học sử dụng video tài liệu đối với môn Lịch sử, ... phần nào học sinh đã
hứng thú và tăng hiệu quả trong việc hình thành, tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên,
việc đổi mới chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực dễ thực hiện, học sinh sử dụng được
cơng nghệ thơng tin mức trình chiếu và chỉ diễn ra tại một khối lớp, 1 lớp học.
Trường THCS Quang Trung chưa thực hiện được dạy học gắn với du lịch trong
bất cứ năm học nào. Năm học 2021-2022, sau khi tài liệu giáo dục địa phương lớp
6 được ban hành, là Phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn tơi đã nghiên cứu kĩ
chương trình để chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình
thức dạy học đối với môn học này nhằm đảm bảo chương trình dạy học Giáo dục
địa phương lớp 6 thích ứng linh hoạt, an tồn trong tình hình dịch COVID 19 diễn
ra phức tạp, nâng cao hiệu quả môn học, áp dụng công nghệ thông tin, chia sẻ
kinh nghiệm chuyên môn với các trường THCS, TH và THCS trong tỉnh thông
qua sáng kiến “Một số giải pháp chỉ đạo, tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa
phương lớp 6 năm học 2021-2022 phù hợp với thực tế tại trường THCS Quang
Trung”.
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của (các) giải pháp:
“Một số giải pháp chỉ đạo, tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương
lớp 6 năm học 2021-2022 phù hợp với thực tế tại trường THCS Quang Trung”
nhằm giải quyết được dạy học đảm bảo chương trình linh hoạt, an toàn trong thời
gian dịch bệnh COVID 19 tại tỉnh Yên Bái; đổi mới phương pháp dạy học; ứng
dụng công nghệ thông tin; dạy học gắn với du lịch; chia sẻ chuyên môn với các
trường THCS, TH&THCS trong tỉnh Yên Bái thơng qua các hình thức dạy học
“lớp học khơng biên giới” đối với hai chủ đề học kì 1 - Chủ đề 1: Vùng đất Yên
Bái từ thời tiền sử đến thế kỉ X; Chủ đề 2: Truyền thuyết, truyện cổ tích.

2.2. Nội dung (các) giải pháp
Giải pháp 1: Chỉ đạo xây dựng chủ đề 1, chủ đề 2 chương trình Giáo
dục địa phương lớp 6 có sự kết hợp của nhiều lực lượng giáo dục.
Sau khi nhận được chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái về dạy học
Chương trình Giáo dục địa phương lớp 6, tác giả họp chỉ đạo đối với các Tổ trưởng
chuyên môn, các giáo viên tham gia dạy các lĩnh vực để định hướng cho việc dạy


Báo cáo sáng kiến 2022

4

Lê Thanh Hà, THCS Quang Trung

học đảm bảo chương trình, thích ứng với tình hình dịch bệnh, cuốn hút được học
sinh, sự trợ giúp của phụ huynh tham gia cùng học sinh. Khác biệt hơn nữa là sự
kết hợp với cơ quan khác như Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Quản lý khu du lịch hang
Thẩm Han, trung tâm truyền thông VNPT Yên Bái, các nghệ nhân người dân tộc
Thái Mường Lò trong dạy học hai chủ đề.
Giải pháp 2: Sử dụng mơ hình “Lớp học khơng biên giới”
Mơ hình “Lớp học khơng biên giới” là một lớp học mà ở đó giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh tham quan, gặp gỡ, giao lưu với các lớp học, giáo viên
và chuyên gia trên khắp thế giới thơng qua chương trình có tên gọi “Skype in the
Classroom” do Microsoft cung cấp miễn phí. Nói cách khác, Lớp học không biên
giới là lớp học vượt qua 4 bức tường của lớp học truyền thống, là nơi mà giáo
viên có thể mang cả thế giới vào lớp học của mình. Lớp học ấy khơng chỉ mang
đến một khơng gian học tập mới lạ, hấp dẫn, kết nối học sinh từ thành thị đến
vùng sâu, vùng xa mà còn góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, hướng đến
giáo dục hội nhập công nghệ 4.0.
Chủ đề "Vùng đất Yên Bái từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X” thuộc lĩnh

vực văn hóa, lịch sử truyền thống gồm 3 phần Vùng đất Yên Bái thời Nguyên
thủy, Vùng đất Yên Bái thời Văn Lang - Âu Lạc, Vùng đất Yên Bái thời kì Bắc
thuộc. Tác giả xác định dạy học từ tài liệu có bài viết, mẫu vật chụp từ bảo tàng
tỉnh Yên Bái chưa đáp ứng được mục tiêu dạy Chương trình Giáo dục địa phương,
khi Trường THCS Quang Trung rất gần với Bảo tàng tỉnh. Tuy nhiên trong tình
hình dịch COVID 19, việc tập trung đơng học sinh không khả thi, đồng thời học
sinh các trường bạn ở các huyện xa trong tỉnh khơng có dịp về tham quan, học tập
tại Bảo tàng. Được sự nhất trí của đồng chí Hiệu trưởng, tác giả và nhóm giáo
viên dạy lịch sử trường THCS Quang Trung đã liên hệ với Ban Giám đốc Bảo
tàng tỉnh. Được sự đồng thuận của Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh
Yên Bái, tác giả đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chủ đề "Vùng đất Yên
Bái từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X” dưới hình thức dạy học theo mơ hình “lớp
học khơng biên giới” từ Bảo tàng tỉnh, mời hướng dẫn viên thuyết trình. Trực tiếp
tham gia "Lớp học không biên giới” của Trường THCS Quang Trung được kết


Báo cáo sáng kiến 2022

5

Lê Thanh Hà, THCS Quang Trung

nối từ Bảo tàng tỉnh đến 7 điểm cầu trường THCS Quang Trung (7 lớp 6), trường
THCS Lê Hồng Phong huyện Lục Yên (5 lớp 6), trường PTDTNT THCS huyện
Văn Chấn (3 lớp 6), trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề huyện Mù Cang Chải
(3 lớp 6), trường PTDTBT TH&THCS Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (1 lớp 6),
trường PTDTBT THCS Lang Thíp (1 lớp 6), trường THCS thị trấn Cổ Phúc (3
lớp 6) với sự tham gia của 936 học sinh lớp 6. Lớp học giúp các em học sinh có
cái nhìn toàn diện và sinh động về kiến thức trong bài học thông qua những hiện
vật được lưu giữ tại Bảo tàng.


Các em học sinh trường PTDTBT Các em học sinh trường THCS Lê
TH&THCS Chế Tạo huyện Mù Cang Hồng Phong huyện Lục Yên tham gia
Chải tham gia lớp học
lớp học

Các em học sinh trường THCS Quang Các em học sinh trường PTDTBT
Trung, thành phố Yên Bái tham gia
TH&THCS Mồ Dề, huyện Mù Cang
lớp học
Chải tham gia lớp học
Chủ đề 2: Truyền thuyết, truyện cổ tích, “lớp học khơng biên giới” kết nối
với 6 điểm trường trong tỉnh. Từ trường THCS Quang Trung đến các trường
PTDTNT THCS huyện Văn Chấn, PTDTNT THCS huyện Yên Bình và PTDTBT


Báo cáo sáng kiến 2022

6

Lê Thanh Hà, THCS Quang Trung

TH&THCS huyện Trạm Tấu, trường TH&THCS An Thịnh huyện Văn Yên,
PTDTBT TH&THCS huyện Mù Cang Chải, THCS Tô Hiệu thị xã Nghĩa Lộ. Lớp
học diễn ra khi 46 học sinh lớp 6B đang cách ly, thực hiện học trực tuyến.Với chủ
đề này thầy cơ giáo viên đã góp phần xây dựng kế hoạch mang tính chun mơn
sâu, thể hiện các phần nội dung gắn với đặc trưng của địa phương và được thể
hiện trong buổi học. Đây là điểm mới mà dạy trực tiếp khó đạt được (nội dung cụ
thể được tác giả trình bày giải pháp 3).


Điểm cầu trường THCS Quang
Trung, thành phố Yên Bái

Học sinh trường PTDTNT THCS
huyện Yên Bình tham gia lớp học

Học sinh trường PTDTNT THCS Học sinh trường PTDTNT TH&THCS
huyện Văn Chấn tham gia lớp học
huyện Mù Cang Chải tham gia lớp
học
Giải pháp 3: Hình thức dạy học gắn với nhân vật, địa danh.
Chủ đề "Vùng đất Yên Bái từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X” được tác
giả lựa chọn dạy học từ Bảo tàng tỉnh Yên Bái. Trình tự buổi học chủ đề qua mơ
hình “lớp học khơng biên giới” cũng giống như tiến hành như dạy trực tiếp trên


Báo cáo sáng kiến 2022

7

Lê Thanh Hà, THCS Quang Trung

lớp, nhưng thay vào việc học sinh nghiên cứu, quan sát mẫu vật trong tài liệu thì
cán bộ thuyết minh Bảo tàng hướng dẫn học sinh quan sát các hiện vật, tài liệu,
tranh ảnh lịch sử tiêu biểu mà Bảo tàng trưng bày liên quan đến nội dung bài
học. Mỗi hiện vật, mỗi hình ảnh và những thơng tin là những giáo cụ trực quan
sinh động làm bớt đi sự khô cứng, đơn điệu của những bài giảng lịch sử, tạo sự
hứng thú cho học sinh khi được trực tiếp nhìn thấy những hiện vật và có sự
tương tác giữa cơ và trị tại các điểm cầu thơng qua các câu hỏi và phần trả
lời. Cuối chủ đề là trò chơi tái hiện lại nội dung bài học. Kết thúc chủ đề, cả thầy

cơ và học trị đều có trải nghiệm thú vị, để lại ấn tượng khó qn.

Một số hình ảnh Hướng dẫn viên thuyết trình cổ vật trong bảo tàng tỉnh
Yên Bái, học sinh tham gia lớp học sôi nổi.
Chủ đề 2: Truyền thuyết, truyện cổ tích. Đối với chủ đề này, tài liệu có 2
văn bản Nàng Han và Cậu bé con cơi. Qua tìm hiểu tác giả biết được n Bái
khơng chỉ có câu chuyện về nàng Han dũng cảm mà cịn có hang Thẩm Han là địa


Báo cáo sáng kiến 2022

8

Lê Thanh Hà, THCS Quang Trung

điểm du lịch tại xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh n Bái và trị chơi Tó mác lẹ
của người dân tộc Thái Mường Lị. Do đó việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy
học gắn với du lịch, mời nhà văn có nghiên cứu về truyền thuyết nàng Han để tư
vấn cho giáo viên dạy chủ đề theo phương pháp mới. Chủ đề có sự kết hợp của
chun mơn 3 trường PTDTBT THCS huyện Văn Chấn, THCS Tô Hiệu thị xã
Nghĩa Lộ. Chủ đề được chia thành 3 phần: Phần 1: Kể chuyện về nàng Han –
người con gái dũng cảm, kiên cường xây dựng quân đội bảo vệ dân làng do nhà
văn Hà Lâm Kì vai ơng kể chuyện cho các cháu. Phần 2: Tham quan hang Thẩm
Han được thực hiện quay trực tiếp do các thầy cô trường PTDTBT THCS huyện
Văn Chấn cùng phụ huynh và người trông coi hang thực hiện. Phần 3: Trị chơi
Tó mác lẹ do các em học sinh trường THCS Tô Hiệu thực hiện. Trò chơi đã được
các nghệ nhân người dân tộc Thái truyền lại. Tiết học Ngữ văn về truyện cổ tích
và truyền thuyết n Bái khơng chỉ cung cấp cho các em nhiều thơng tin bổ ích,
thú vị, tạo cảm hứng cho các em say mê tìm hiểu thêm về văn học địa phương mà
còn dạy các em biết yêu q, trân trọng và có ý thức giữ gìn, lưu truyền các truyền

thuyết, câu chuyện cổ của quê hương Yên Bái. Chủ đề diễn ra khi tình hình dịch
bệnh đang gia tăng tại n Bái, nhờ mơ hình “Lớp học không biên giới” mà các
em vẫn được tham gia học tập, ngoài văn bản đơn thuần trong tài liệu, các em có
cơ hội học tập trải nghiệm, giao lưu với chính nhà văn, người đã nghiên cứu nhân
vật qua các tài liệu dân gian để lại, tham quan hang Thẩm Han và trị chơi Tó mác
lẹ diễn ra thực tế. Trong 7 trường tham gia học tập, 2 trường PTDTNT n Bình
và PTDTBT TH&THCS huyện Trạm Tấu thầy cơ đã dạy văn bản này cho học
sinh, nhưng khi nhận được Kế hoạch dạy chủ đề, thầy cô nhận lời tham gia để các
em có cơ hội trải nghiệm qua hình thức đặc biệt. Việc đổi mới hình thức tổ chức
mới lạ, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ, trường bạn sẵn sàng tham gia để cùng trao đổi
kinh nghiệm chuyên môn, học sinh nhận được nhiều mới mẻ qua các hoạt động
trải nghiệm này. Các em học sinh cùng thầy cô trường THCS Tô Hiệu rất hào
hứng khi được học được trò chơi gắn với câu chuyện truyền thuyết của địa
phương, ghi lại video để gửi lại cho các bạn trường khác học tập.


Báo cáo sáng kiến 2022

9

Nhà văn Hà Lâm Kỳ

Học sinh quan sát trị chơi Tó mác lẹ
từ các nghệ nhân

Lê Thanh Hà, THCS Quang Trung

Hình ảnh từ video hang Thẩm Han

Học sinh trường PTDTNT

TH&THCS huyện Mù Cang Chải
đang tham gia lớp học

Các điều kiện cần thiết, dự toán các chi phí, hao tổn cụ thể để có thể triển
khai áp dụng giải pháp
Đối với các giải pháp đưa ra thực hiện dạy học chủ đề 1 và chủ đề 2 Chương
trình Giáo dục địa phương tỉnh n Bái có ưu điểm, điều kiện cần thiết sau:
Chuyên môn nhà trường đi đầu trong đổi mới, mạnh dạn đổi mới về phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học để đáp ứng mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ
thơng 2018 nói chung, mục tiêu Chương trình Giáo dục địa phương nói riêng.
Nhà trường, Cha mẹ học sinh khơng phải chi phí đi lại, ăn ở cho học sinh,
thầy cô từ các huyện xa về tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái hoặc học sinh, thầy
cô từ các huyện thị tham quan hang Thẩm Han thuộc xã Sơn A, huyện Văn Chấn.


Báo cáo sáng kiến 2022

10

Lê Thanh Hà, THCS Quang Trung

Phương tiện, thiết bị dạy học được đảm bảo, đường truyền internet ổn định.
Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất chu đáo, test phòng học. Cần sự phối hợp của
trung tâm VNPT Yên Bái để buổi học đảm bảo chất lượng hình ảnh, âm thanh.
Giới hạn về số lượng tài khoản tham gia vào phòng học Zoom nên việc mở
rộng thêm các trường tham gia khó khăn hơn. Nhưng việc mở rộng sẽ dẫn đến
học sinh ở các trường hạn chế được giao lưu, tương tác nên việc triển khai rộng
hơn khơng thật cần thiết.
2.3. Tính mới đối với đơn vị hoặc địa phương (đối với giải pháp mới),
hoặc sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ (đối với giải pháp vận

dụng triển khai)
Sáng kiến “Một số giải pháp chỉ đạo, tổ chức dạy học nội dung Giáo dục
địa phương lớp 6 năm học 2021-2022 phù hợp với thực tế tại trường THCS Quang
Trung” mang tính mới ở giải pháp 3. So với các môn học khác, các lớp 7, 8, 9 đã
xây dựng kế hoạch dạy chủ đề đổi mới ở tính tích hợp, sân khấu hóa, có sự tham
gia của Cha mẹ học sinh, ... nhưng việc dạy học gắn với nhân vật, địa danh chưa
có tại trường THCS Quang Trung, xây dựng kế hoạch dạy phối hợp với Bảo tàng
tỉnh Yên Bái mà trực tiếp mời Hướng dẫn viên thuyết minh qua “lớp học khơng
biên giới” thì trường THCS Quang Trung là tiên phong trong các trường
TH&THCS trên tồn tỉnh (sau đó trường TH Nguyễn Thái Học thành phố Yên
Bái đã vận dụng hình thức này); dạy chủ đề chia các phần nội dung đến từng
trường gắn với địa danh trong nội dung một chủ đề là điểm mới trong sinh hoạt
chuyên môn liên trường đã được thực hiện ở chủ đề 2. Điểm mới này chưa có
trường nào trong tỉnh cập nhật khi dạy Chương trình địa phương. Trường THCS
Quang Trung với nhà văn Hà Lâm Kỳ đang sinh sống tại thành phố Yên Bái đảm
nhiệm phần kể chuyện; thực hiện quay trực tiếp Tham quan hang Thẩm Han do
các thầy cô trường PTDTBT THCS huyện Văn Chấn cùng phụ huynh và người
trơng coi hang thực hiện; Trị chơi Tó mác lẹ do các em học sinh trường THCS
Tô Hiệu học từ các nghệ nhân và quay lại video thực hiện. Đây là một sáng kiến
khả thi, thiết thiết thực, mang lại hiệu quả cao đối với học sinh, thầy cô trường


Báo cáo sáng kiến 2022

11

Lê Thanh Hà, THCS Quang Trung

THCS Quang Trung và lan tỏa được đến các trường bạn qua công nghệ số “lớp
học không biên giới”.

3. Khả năng áp dụng của giải pháp
“Một số giải pháp chỉ đạo, tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương
lớp 6 năm học 2021-2022 phù hợp với thực tế tại trường THCS Quang Trung” có
thể áp dụng rộng rãi với các trường trong tỉnh. Việc dạy học từ Bảo tàng có thể
có 1 trường tại thành phố Yên Bái để việc chuẩn bị cơ sở vật chất truyền tới các
trường thuộc các huyện dễ dàng hơn. Dạy học gắn với nhân vật và địa danh theo
các lĩnh vực hoàn toàn có thể áp dụng phù hợp đối với các trường TH&THCS
trong tồn tỉnh. Giúp học sinh thấy kiến thức khơng xa vời, đặc biệt được tìm hiểu,
được trải nghiệm các kiến thức thuộc các lĩnh vực của chính quê hương mình.
Được sự giúp đỡ, hướng dẫn thêm của giáo viên, học sinh có bài báo cáo sản phẩm
sau mỗi chủ đề đầy đủ, sắc nét hơn.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp (Nêu hiệu quả, lợi ích cụ thể đã hoặc dự kiến thu được theo ý kiến của
(tập thể) tác giả và các tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến - nếu có kèm theo
các số liệu minh chứng cụ thể)
Việc áp dụng sáng kiến có hiệu quả cao trong cơng việc của chính người
quản lí, phụ trách chuyên môn. Linh hoạt trong công tác chỉ đạo, thúc đẩy giáo
viên thực hiện đổi mới, đáp ứng dạy – học theo Chương trình giáo dục phổ thơng
2018.
Giáo viên tham gia thực hiện sáng kiến được thay đổi hình thức dạy học,
ứng dụng cơng nghệ thơng tin, học tập chia sẻ chuyên môn; phối hợp trong cùng
buổi dạy chủ đề, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu; được trải nghiệm vào
tiết học khó quên.
Học sinh được tham gia học bằng trải nghiệm, không phụ thuộc tất cả vào
tài liệu, thay đổi hình thức hình thành kiến thức, dễ tiếp thu, nhớ lâu; được giao
lưu học hỏi từ các bạn trong các trường khác trong tỉnh; thêm yêu quê hương, con
người Yên Bái.


Báo cáo sáng kiến 2022


12

Lê Thanh Hà, THCS Quang Trung

Kết thúc Chủ đề 1: Vùng đất Yên Bái từ thời tiền sử đến thế kỉ X; Chủ đề
2: Truyền thuyết, truyện cổ tích: 303/303 = 100% học sinh lớp 6 trường THCS
Quang Trung đều hứng thú và muốn được học tập gắn với trải nghiệm đặc biệt là
học với nhân vật, địa danh của chính mảnh đất Yên Bái quê hương, 100% học
sinh xếp loại đạt đối với các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra học kì 1 đối
với Chương trình giáo dục địa phương.
Giải pháp 2 của Sáng kiến đã được báo Yên Bái đưa tin. “Lớp học không
biên giới” ở Trường THCS Quang Trung” Cập nhật: Thứ ba, 21/12/2021 | 7:43:12
AM.
Việc áp dụng mơ hình “lớp học khơng biên giới” an tồn, hiệu quả trong
thời gian dịch bệnh COVID 19 diễn ra. Khơng tốn chi phí đi lại, ăn ở, quản lý học
sinh đối với thầy cô, cha mẹ học sinh tại các huyện xa mà các em vẫn được quan
sát, được hướng dẫn tìm hiểu về các cổ vật thuộc các thời kì lịch sử; tham quan
khu di lích lịch sử qua máy quay của chính thầy cơ và cha mẹ học sinh; lưu truyền
trị chơi của các nghệ nhân để lại, ...
Từ việc phối hợp trong giảng dạy mà Bảo tàng tỉnh Yên Bái được nhiều
học sinh biết đến dù chưa một lần đặt chân đến thành phố Yến Bái. Hiệu quả hoạt
động của Bảo tàng được nâng cao khi “Bục giảng từ Bảo tàng” được thực hiện.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
STT

1

2
3


Họ và
tên
Lương
Thị Thu
Hằng
Trần
Mạnh
Khơi
Nguyễn
Thị Hà

Năm
sinh

Đơn vị

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

Nội dung cơng
việc
hỗ trợ

1981


Trường THCS
Quang Trung

Giáo
viên

ĐH

Trợ giảng

1981

Trường THCS
Quang Trung

Giáo
viên

ĐH

Phát hình ảnh

1977

Trường THCS
Quang Trung

Giáo
viên


ĐH

Trợ giảng

4

Lê Thị
Sâm

1979

Trường THCS
Quang Trung

TTCM

ĐH

Xây dựng kế
hoạch, mời
khách

5

Bạch
Quỳnh
Hoa

1980


Trường THCS
Quang Trung

Giáo
viên

ĐH

Giảng dạy

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không


Báo cáo sáng kiến 2022

13

Lê Thanh Hà, THCS Quang Trung

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Giáo viên: Trình độ cơng nghệ thơng tin trong việc sử dụng phần mềm
dạy học, sử dụng thiết bị dạy học trực tuyến.
Cơ sở vật chất: Có đủ thiết bị dạy học trực tuyến, đường truyền internet ổn
định.
8. Tài liệu gửi kèm: Không.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của tác giả nào.
Thành phố Yên Bái, ngày 05 tháng 02 năm 2022
Người viết báo cáo


Lê Thanh Hà
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................



×