Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Một số giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học sinh học thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 42 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo)

TÊN SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THPT

Tác giả: BÙI THỊ HOA
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Huệ

Yên Bái, ngày 06 tháng 02 năm 2022


MỤC LỤC
STT

Đề mục

Nội dung
1. Tên sáng kiến

1

I.THÔNG
TIN 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
CHUNG VỀ SÁNG 3. Phạm vi áp dụng sáng kiến
KIẾN


4. Thời gian áp dụng sáng kiến
5. Tác giả
1. Tình trạng giải pháp đã biết

2

3

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là
sáng kiến
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
II. MÔ TẢ GIẢI 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có
PHÁP SÁNG KIẾN
thể thu được do áp dụng giải pháp
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng
sáng kiến lần đầu
6. Các thông tin cần được bảo mật
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng
kiến
III.
CAM
KẾT
KHÔNG SAO CHÉP
HOẶC VI PHẠM
BẢN QUYỀN

Trang
2
2
2

2
2
2
5
28
28
34
34
34

35

1


BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CẤP CƠ SỞ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Sinh học THPT.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường Trung học phổ thông
Áp dụng giải pháp “Một số giải đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Sinh học
THPT”, phù hợp với giai đoạn đổi mới dạy học phát triển năng lực HS, và đổi mới kiểm
tra đánh giá theo chương trình phổ thơng 2018 của bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực tế tôi
đã triển khai áp dụng giải pháp ở các lớp tôi được phân công giảng dạy trong các năm
học liên tục như sau: từ năm học năm học 2017 – 2018 nay tơi tiến hành thực nghiệm sư
phạm, có đánh giá ở một số lớp và thu được kết quả rất tích cực. Sau đó, tơi mạnh dạn
chia sẻ sáng kiến của mình cho các thầy cơ cùng giảng dạy bộ môn Sinh học tại cùng trường
THPT Nguyễn Huệ, các thầy cơ đã áp dụng thử và đều có được kết quả khả thi và khả năng
áp dụng của sáng kiến rất rộng. Tùy vào điều kiện ở trường, mỗi lớp có thể triển khai một
cách linh hoạt giải pháp. Đa số các thầy cơ đều kết luận có thể áp dụng sáng kiến cho việc

dạy học hiệu quả. Sáng kiến đã góp phần tạo phong trào đổi mới phương pháp giáo dục
hiện nay ở trường THPT Nguyễn Huệ.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2021-2022
cụ thể như sau:
- Đối với tác giả sáng kiến: Tơi xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hồn thiện và áp dụng
thử và kiểm nghiệm hiệu quả sáng kiến liên tục từ năm học 2016 – 2017 đến năm 20212022 ở một số lớp tôi được phân công giảng dạy.
- Đối với người áp dụng thử nghiệm: Đồng nghiệp cùng đơn vị cơng tác của tơiđồng chí Nguyễn Thị Lan Hương, đồng chí Hà Khánh Quỳnh - Trường THPT Nguyễn
Huệ cũng đã triển khai giải pháp kết quả thu được đều triển khai dễ dàng và cho kết quả
tốt.
- Đối với người tham khảo sáng kiến: Cần có thời gian để nghiên cứu, vận dụng
linh hoạt vào giảng dạy tùy thuộc và điều kiện và đặc điểm học sinh tại cơ sở đó.
5. Tác giả:
Họ và tên: Bùi Thị Hoa
Năm sinh: 29/06/1987
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ cơng tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Nguyễn Huệ
Địa chỉ liên hệ: Ngõ 926, đường Yên Ninh, tổ 2, phường Minh Tân, TP. Yên Bái
Điện thoại: 0383382100 hoặc 0974260100
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng các giải pháp đã biết
1.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy
học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh
giá kết quả học tập là q trình thu thập thơng tin, phân tích và xử lí thơng tin, giải thích
thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư
phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ.

2



Trên thực tế, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT
hiện nay còn phiến diện, chưa bám sát mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng được nhu cầu
đổi mới giáo dục phổ thông, cần được tiếp tục cải tiến, hoàn thiện.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trước hết cần tập trung
thực hiện qua việc tổ chức kiểm tra thường xuyên liên tục.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có
liên quan chặt chẽ với nhau; đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới phương
pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo đào tạo.
Trên tinh thần đổi mới, sáng tạo trong dạy học, cập nhật quan điểm của chương
trình giáo dục phổ thơng 2018, tôi mạnh dạn thiết kế giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá.
1.2. Kết quả điều tra thực trạng giải pháp
Để khảo sát và đánh giá được hiện trạng, thực trạng trước khi áp dụng giải pháp
của mình tơi đã tiến hành khảo sát giáo viên Sinh học, GV các bộ môn khác nhau và
khoảng 200 HS tại trường THPT Nguyễn Huệ - cơ sở giáo dục mình đang cơng tác và thu
được kết quả như sau:
Phần I. KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
Câu 1: Các thầy cơ thường sử dụng hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá nào?
I. HÌNH THỨC
STT Hình thức
Kết quả
1
Thường xuyên
100%
2
Định kì
100%
II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
STT Phương pháp
Kết quả

1
Trắc nghiệm
88%
2
Viết vào giấy
67%
3
Viết trên bảng
54%
4
Miệng
71%
5
Vấn đáp
32%
6
Thuyết trình
30%
Câu 2: Theo các thầy cơ, những ý nào dưới đây là đúng với quan điểm hiện đại về đổi
mới kiểm tra đánh giá HS?
STT Nội dung
Kết quả
1
Đánh giá phẩm chất.
100%
2
Đánh giá năng lực.
100%
3
Đánh giá là học tập.

100%
4
Đánh giá vì học tập.
100%
5
Đánh giá kết quả học tập. 100%
Nhận xét kết quả: Hiện nay, sau khi đã được tập huấn Đổi mới kiểm tra đánh giá hầu hết
GV tham gia khảo sát đều hiểu rõ quan điểm đổi mới kiểm tra đánh giá. Nhưng thực tiễn
thầy cô sử dụng các phương pháp đánh giá truyền thống phổ biến hơn. Ớ một số mơn học
khác cũng có một số đổi mới tuy nhiên mang đặc thù của mơn học. Ví dụ như mơn tốn,
lý, hóa thường kiểm tra trắc nghiệm; hoặc trong giờ học bài mới thì được đánh giá lên
bảng viết. Một số khác được đánh giá qua thuyết trình.

3


Khi khảo sát về các giải pháp của mình, hầu hết các giải pháp đều chưa được triển khai
hoặc rất hiếm khi được triển khai.Có thể thấy, những hoạt động đổi mới kiểm tra đánh
giá vẫn còn mới mẻ, và ít được triển khai.
Phần II. KHẢO SÁT HỌC SINH
Câu 1. Em đã bao giờ được các thầy cô hướng dẫn tự đánh giá quá trình học tập và tự
đánh giá kết quả học tập của mình chưa, và ở mức độ như thế nào?
Mức độ
Kết quả
Chưa bao giờ
87%
Hiếm khi
13%
Thường xuyên
0%

Câu 2. Em đã thực hiện hoạt động đánh giá bạn hoặc nhóm bạn trong lớp bao giờ chưa,
mức độ như thế nào?
Mức độ
Kết quả
Chưa bao giờ
96%
Hiếm khi
4%
Thường xuyên
0%
Câu 3. Em đã thực hiện hoạt động tự thiết kế tài liệu học tập cho chính mình chưa bao
giờ chưa, hình thức như thế nào?
Tiêu chí
Kết quả
Chưa bao giờ
78%
Hiếm khi
20%
Thường xuyên
2%
Câu 4. Các trị chơi kiến thức có được tổ chức thường xun trong các giờ học tại lớp
em khơng?
Tiêu chí
Kết quả
Chưa bao giờ
19%
Hiếm khi
76%
Thường xuyên
5%

Nhận xét kết quả: từ câu 1→câu 4: khi được đề cập tới các giải pháp mà tác giả sáng
kiến đưa ra: hầu hết các giải pháp đều mới mẻ và rất hiếm hoặc khơng có tại các giờ
dạy.
Câu 5. Em đã được các thầy cô đánh giá bài thực hành như thế nào?
Hình thức
Kết quả
Viết báo cáo thực hành
95%
Đánh giá kết quả thực hành
86%
Hình thức khác
13%
Nhận xét kết quả câu 5: Hầu hết các HS đều trả lời rằng chủ yếu được đánh giá truyền
thống thông qua bài báo cáo thực hành: HS viết báo cáo thực hành gồm các nội dung:
chuẩn bị, cách tiến hành, kết quả, giải thích. Hầu như khơng thấy HS nhắc tới phương
pháp cho HS đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong giờ thực hành.
Khi khảo sát về tài liệu học, thời gian học, sự đầu tư cho học thì hầu hết học sinh
thích các hoạt độnghọc tập giải trí mà vẫn thu lượm được kiến thức trọng tâm. Khi cho
học sinh trải nghiệm đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá mình HS hiểu mình, hiểu bạn, và
muốn phấn đấu hơn.
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của (các) giải pháp:

4


Phân tích quan điểm hiện đại về đổi mới kiểm tra đánh giá từ đó lựa chọn cơ sở để
thiết kế và tổ chức các hoạt động kiểm tra đánh giá phù hợp với quan điểm hiện đại về
đổi mới dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. Tôi thiết kế bộ giải pháp đổi mới với những
tiêu chí như sau:

- Đánh giá là học tập.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá chính là đổi mới phương pháp dạy học.
- Phát huy được năng lực đánh giá và tự đánh giá của học sinh. Phát huy tính sáng
tạo, độc lập, trung thực, tinh thần làm việc khách quan, khoa học của học sinh.
Sau đó áp dụng giải pháp đổi mới, rút kinh nghiệm, hoàn thiện và tiếp tục áp dụng
trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá tại cơ sở, và cuối cùng chia sẻ giải pháp với
đồng nghiệp cùng đơn vị công tác và đồng nghiệp các trường THPT địa bàn tỉnh Yên Bái.
Cùng đẩy mạnh đổi mới kiểm tra đanh giá cũng như đổi mới dạy học tại đơn vị cũng như
trong Tỉnh.
- Nội dung (các) giải pháp:
Chương I: Cơ sở lí luận về đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học sinh học THPT.
* Quan điểm hiện đại về đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng
lực học sinh:
I. Đánh giá năng lực
- Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung (kiến thức, kĩ năng) và đánh giá
tiếp cận năng lực
STT
1
2
3

Đánh giá theo hướng
tiếp cận nội dung
Các bài kiểm tra trên giấy được thực hiện
vào cuối một chủ đề, một chương, một
học kì,...
Nhấn mạnh sự cạnh tranh
Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của
việc dạy học


Đánh giá theo hướng
tiếp cận năng lực
Nhiều bài kiểm tra đa dạng (giấy, thực hành,
sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm…) trong
suốt q trình học tập
Nhấn mạnh sự hợp tác
Quan tâm đến đến phương pháp học tập,
phương pháp rèn luyện của học sinh
Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm,
chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi tiết
của sản phẩm để nhận xét
Tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo

4

Chú trọng vào điểm số

5

Tập trung vào kiến thức hàn lâm
Đánh giá được thực hiện bởi các cấp quản
Giáo viên và học sinh chủ động trong đánh
lí và do giáo viên là chủ yếu, cịn tự đánh
giá, khuyến khích tự đánh giá và đánh giá
giá của học sinh khơng hoặc ít được cơng
chéo của học sinh
nhận
Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn diện,
Đánh giá đạo đức học sinh chú trọng đến
chú trọng đến năng lực cá nhân, khuyến

việc chấp hành nội quy nhà trường, tham
khích học sinh thể hiện cá tính và năng lực
gia phong trào thi đua…
bản thân

6

7

Dựa trên việc nghiên cứu về đánh giá năng lực tôi kết luận:
Năng lực = (kiến thức+ kĩ năng+ thái độ) × tình huống.
Như vậy đánh giá năng lực là đánh giá tổng thể cả kiến thức, kĩ năng, thái độ trong từng
tình huống cụ thể. Và tôi tổ chức cho HS được thể hiện các năng lực phù hợp với từng
tình huống như: đánh giá kiến thức đã học, đánh giá năng lực tiếp cận kiến thức của HS,
đánh giá thái độ và sự tích cực làm việc của HS.
II. Loại hình kiểm tra đánh giá:
- Xét theo quy mô: + Đánh giá diện rộng.

5


+ Đánh giá theo lớp.
- Xét theo quá trình học tập: + Đánh giá đầu vào.
+ Đánh giá quá trình.
+ Đánh giá kết thúc.
- Xét theo mục tiêu dạy học: + Đánh giá để cải tiến việc học.
+ Đánh giá kết quả.
- Xét theo người đánh giá: + Tự đánh giá.
+ Đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.

Tôi dựa trên quan điểm chủ đạo để đổi mới và áp dụng vào thực tiễn đó là : cho HS tự
đánh giá, và hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau, cuối cùng giáo viên tổng hợp và kết
luận.
III. Hình thức đánh giá
Theo quan điểm hiện đại về đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học gồm 2 hình thức:
+ Đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên).
+ Đánh giá tổng kết (đánh giá định kì).
Hai hình thức này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong suốt quá trình dạy học.

Để thuận lợi và dễ theo dõi trong q trình dạy học tơi chủ yếu áp dụng các giải pháp của
mình trong hình thức đánh giá thường xuyên.
* Tóm lại tơi xây dựng cơ sở đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá gồm:
- Đổi mới đánh giá tiếp cận đánh giá năng lực.
- HS tự đánh giá, HS đánh giá HS.
- Đổi mới chủ yếu trong đánh giá thường xun.
* Từ đó tơi thiết kế một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá và áp dụng tại trường
THPT Nguyễn Huệ như sau:
Chương II: Nội dung của giải pháp
I. GIẢI PHÁP SỐ 1: HỌC SINH ĐÁNH GIÁ
Có câu “ học thầy khơng tày học bạn”; tơi rất tâm đắc với quan điểm đổi mới kiểm
tra đánh giá là cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Do vậy tôi khai thác và phát triển
quan điểm này trong cơng tác giảng dạy của mình.
1. Áp dụng lần đầu

6


Lần đầu tiên tơi thiết kế bài dạy có đổi mới kiểm tra đánh giá là tháng 3, năm học 20162017; trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2017. Tại lớp 12A2, Trường THPT
Nguyễn Huệ. Tôi thiết kế và tổ chức như sau:
* Các bước tiến hành:


* Chi tiết kế hoạch tổ chức hoạt động như sau:
Bài 43: Diễn thế sinh thái.
Hoạt động tìm hiểu các kiểu diễn thế:
Bước 1: Tơi chia lớp thành 6 nhóm; mỗi nhóm 6-7 người; thảo luận và chuẩn bị cùng
nội dung phân biệt các kiểu diễn thế vào các tờ A0.
Bước 2: Tơi chọn 3 nhóm tiêu biểu lên dán kết quả chuẩn bị lên bảng và từng nhóm lên
báo cáo kết quả đã chuẩn bị.
Bước 3: Tơi cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm bài báo cáo của mình, và các nhóm
đánh giá chấm điểm lẫn nhau.
* Kết quả: Học sinh sôi nổi, vui vẻ, hiểu bài... HS phát huy được năng lực nhận
định, tính trung thực, khách quan. Cũng nhờ hoạt động này các em đánh giá được điểm
mạnh, điểm yếu của mình và học tập lẫn nhau.
2. Áp dụng và rút kinh nghiệm các lần tiếp theo.
Những năm học sau tơi tiếp tục phát triển hình thức cho học sinh đánh giá và có
sự điểu chỉnh về cách tiến hành; quy tắc thực hiện như sau:
2.1. Cách tiến hành:
* Bước 1: Chia nhóm và phân cơng nhiệm vụ, mỗi nhóm chuẩn bị 1 nội dung riêng (các
nhóm chuẩn bị các nội dung khác nhau). Mỗi nhóm nhận nhiệm vụ và chuẩn bị trong
khoảng 5-7p. Đồng thời tôi chuẩn bị và phát cho mỗi HS một phiếu học tập để tự hồn
thiện tài liệu học tập cho mình.
Ví dụ trong bài 23: Chọn giống vật nuôi và cây trồng (tiếp theo) – SGK sinh học 12nâng cao; tại lớp 12T3, trường THPT Nguyễn Huệ năm học 2018-2019.
Tôi phát cho mỗi HS 1 phiếu học tập như sau:
NHÓM 1, 4
NHĨM 2, 5
NHĨM 3,6
Khái niệm, qui trình Tác nhân gây đột Ứng dụng –
tạo giống bằng phương
biến
thành tựu

pháp gây đột biến
1. Tóm tắt kiến thức em học được từ
nhóm mình và nhóm bạn

7


2. Ưu điểm
(ít nhất 4 ưu điểm)
3. Nhược điểm
(ít nhất 1 nhược điểm)
4. Đặt ít nhất 1 câu hỏi thảo luận: mở
rộng, ứng dụng, ví dụ về nội dung của
nhóm mình và nhóm bạn
5. Chấm điểm

* Bước 2: Tơi chia lớp thành 6 nhóm. Phân cơng các nhóm làm các nhiệm vụ học tập
khác nhau. Mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung học tập vào tờ A0. Hoặc nếu HS khơng
mang giấy A0 sẽ lên bảng trình bày nội dung mình đã thảo luận lên trên bảng.
* Ví dụ: Dưới đây là hình ảnh tơi đã cho hs Lớp 12 T2- năm học 2020-2021 tại trường
THPT Nguyễn Huệ lên bảng trình bày và thuyết minh trên bảng:

* Bước 3: Các nhóm dán kết quả lên bảng. Tứng nhóm lên báo cáo; các nhóm cịn lại ghi
chép kết quả mình nghe được từ nhóm bạn vào phiếu học tập.
* Bước 4: Các nhóm đánh giá ưu điểm, nhược điểm, đặt câu hỏi thảo luận: mở rộng, ứng
dụng, liên hệ về nội dung của nhóm mình, nhóm bạn. Và cuối cùng chấm điểm cho mình,
cho bạn.
2.2. Quy tắc nhận xét đánh giá: “ghi nhận 4 ưu điểm mới được đánh giá một
nhược/khuyết điểm/hạn chế”.
2.3. Kết quả: HS biết cách đánh giá, tự tin đánh giá, và đặc biệt về mặt tâm lý “ người

biết ghi nhận là người đáng quý, và người được ghi nhận thì ln muốn cố gắng hơn”.
3. Áp dụng tại giờ dạy thi GV giỏi cấp trường năm học 2021-2022
Năm học 2021-2022 tại trường THPT Nguyễn Huệ tôi tiếp tục áp dụng giải pháp
này trong các giờ học. Đặc biệt trong giờ dạy thi Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở. Trong giờ
học có sự tham gia dự giờ của các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, cùng các
thầy cô trong tổ chuyên môn. Tôi tiến hành tổ chức hoạt động HS đánh giá HS và có khảo
sát ý kiến của các giáo viên tham gia dự giờ.
3.1. Tổ chức:
Trong bài 21: di truyền y học, SGK sinh học 12, tôi áp dụng giải pháp này trong hoạt
động hình thành kiến thức: tơi thiết kế cho HS khám phá “bệnh viện di truyền y học”
với các nhiệm vụ học tập gồm:

8


1. Tìm hiểu một số bệnh, hơi chúng bệnh, tật di truyền cụ thể về: khái niệm, nguyên nhân,
cơ chế, biểu hiện, biện pháp phịng ngừa. Và sau đó phân loại bệnh tật di truyền vào từng
nhóm.
2. HS thuyết minh nội dung đã chuẩn bị.
3. HS đánh giá lẫn nhau.
Tôi tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Tôi phát cho mỗi HS một phiếu học tập như sau:
Dưới đây là nội dung phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI 21: DI TRUYỀN Y HỌC
Họ và tên:………………………………………………………Lớp………………
HOẠT ĐỘNG 1: PHÁT HIỆN BỆNH, TẬT DI TRUYỀN
1. HỘI CHỨNG ĐAO
2. PHENYL KETO NIỆU
- Nguyên nhân gây Đao (đột biến

- Khái niệm?
gì)?..............................................................
….......................................................
- Biểu hiện?.............................................
- Nguyên nhân gây bệnh (đột biến gì)?
- ….....................................................
…......................................................................
- Cơ chế?
- Cơ chế? …………………………………….
……………………………………………
- Biểu hiện?.............................................
- Nguy cơ sinh con Đao phụ thuộc yếu tố
Biện pháp chữa trị?
nào?………………………………………
…......................................................................
3. UNG THƯ GAN LÀNH/ÁC TÍNH
4. BẠCH TẠNG
- Ung thư là gì?................................
- Nguyên nhân (do đột biến nào)?
- Phân biệt u lành tính-ác tính?
- …..........................................................
- …......................................................
- …..........................................................
5. UNG THƯ MÁU
- Nguyên nhân (do đột biến gì)?
- ….......................................................
7. TƠC NƠ
- Nguyên nhân?
- Biểu hiện?


6. UNG THƯ VÚ LÀNH/ÁC TÍNH
- Phân biệt u lành tính-ác tính?
….........................................................
8. HỘI CHỨNG TIẾNG MÈO KÊU
- Nguyên nhân (do đột biến gì)?
- Biểu hiện?

HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN BIỆT CÁC NHÓM BỆNH, TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
BỆNH DI
HỘI CHỨNG LIÊN
BỆNH UNG THƯ
TRUYỀN
QUAN ĐẾN ĐỘT BIẾN
PHÂN TỬ
NST
Khái niệm
Nguyên nhân, cơ
chế chung
Trong 8 bệnh, hội
chứng bệnh trên,
bệnh nào thuộc
nhóm này? Giải
thích?
Biện pháp phịng
ngừa,chữa trị
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHĨM THUYẾT TRÌNH
u cầu

NHĨM


9


Tiêu
chí
Nội
dung
Hình
thức
Phong
cách
Thời
gian

Thang 1
điểm
- Đủ đúng 5
- Đẹp,
khoa học
- Tự tin,
hấp dẫn
- Đúng
giờ

2

3

4


5

6

7

8

I

II

III

2
2
1

HS chuẩn bị kiến thức theo các nội dung trong phiếu học tập trên.
Bước 2: Tôi chia lớp thành 11 nhóm, mỗi nhóm 3-5 người. Mỗi nhóm cử một HS lên
bốc thăm thẻ nhiệm vụ học tập. Có 11 thẻ như sau:

Trong 11 nhóm có 8 nhóm đóng vai bệnh nhân ứng với các bệnh từ 1→8 như thẻ nhiệm
vụ bốc được. Và 3 nhóm đóng vai y bác sĩ của 3 khoa là I, II, III như thẻ đã bốc được.
Các nhóm chuẩn bị trước một giấy A0, bút mầu, bút dạ. Khi nhận nhiệm vụ sẽ tóm tắt nội
dung báo cáo theo hướng dẫn từ phiếu học tập để thuyết minh.
Các nhóm đóng vai bệnh nhân lên thuyết minh về bệnh tật của mình trước. Rồi đến các
nhóm đóng vai y bác sĩ di truyền. Cuối cùng các Y bác sĩ sẽ chọn lựa những bệnh nhân
nào thuộc nhóm bệnh của mình rồi cùng nhau đề xuất biện pháp phịng ngừa chữa trị.
Tiêu chí chấm điểm thuyết minh đã có sãn trong phần cuối của phiếu học tập như trên.

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHĨM THUYẾT TRÌNH
Tiêu
chí
Nội
dung
Hình
thức
Phong
cách
Thời
gian

u cầu
- Đủ đúng
- Đẹp,
khoa học
- Tự tin,
hấp dẫn
- Đúng
giờ

Thang
điểm
1
5

2

3


2
2
1

10

4

5

NHÓM
6
7

8

I

II

III


DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIẾT DẠY CĨ TỔ CHỨC CHO HS THUYẾT
MINH VÀ ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU, ĐÁNH GIÁ CHÍNH MÌNH

Kêt quả: HS thể hiện được năng lực chủ động tìm tịi kiến thức, xác định được kiến
thức trọng tâm, phân loại được các bệnh tật di truyền, đề xuất được biện pháp phòng
ngừa chữa trị. Giờ học khẩn trương, hiệu quả, và vui vẻ.
4. Điều kiện cần thiết để áp dụng

Để tổ chức cho HS đánh giá hiệu quả cần một số yếu tố sau:
• THỜI GIAN: Nên thực hiện trong tiết học ít nội dung.
• CƠNG CỤ: BẢNG KIỂM- Để hs đánh giá chính xác thì cần cung cấp tiêu
chí, hoặc thang điểm cụ thể.
II. GIẢI PHÁP SỐ 2: ĐÁNH GIÁ TRONG GIỜ THỰC HÀNH
1. Quy trình tổ chức
Sơ đồ hóa quy trình tổ chức hoạt động:

4 người/1
nhóm

Tiến hành
theo hướng
dẫn

Trả lời câu
hỏi

Các nhóm
đánh giá
nhau

GV đánh
giá, kết
luận

2. Thiết kế công cụ đánh giá
Để tổ chức đánh giá được trong giờ thực hành nhanh và hiệu quả tôi thiết kế tiêu chuẩn
đánh giá như sau:
2.1. Phần 1: Đánh giá thực hành: HS đánh giá

Để tiến hành cho HS đánh giá lẫn nhau hiệu quả, tôi tiết kế bảng kiểm theo từng mục để
HS có thể dễ dàng đánh giá.
Ví dụ trong bài thực hành: Bài 14: “Một số thí nghiệm về enzim” - SGK sinh học10.
Tơi thiết kế công cụ đánh giá HS đánh giá HS như sau:

11


Tiêu chí



Khơng

Vệ sinh sạch

1

0

Chuẩn bị đủ

1

0

Thiết kế thí nghiệm đúng

1


0

Thực hiện thao tác thành thạo

1

0

Sản phẩm thí nghiệm tốt

1

0

Kết quả

2.2. Phần 2: Đánh giá kiến thức: GV đánh giá
Ví dụ trong bài thực hành: Bài 14: “Một số thí nghiệm về enzim” - SGK sinh học10. Tôi
thiết kế công cụ đánh giá để đánh giá phần cư sở lý luận và kiến thức liên quan như sau:
Trả lời

Tiêu chí

Điểm

Câu 1. Bọt khí là gì?

1

Câu 2. Enzim gì?


1

Câu 3. Cơ chất gì?

1

Câu 4. Viết PT

1

Câu 5. Tại sao mẫu khoai luộc, mẫu
sát chanh tươi khơng sủi bọt khí?

1

Kết quả

2.3. Điểm thưởng
Nếu bất kì học sinh nào có ý tưởng hoặc có câu trả lời cho những câu hỏi khó thì GV
thưởng điểm riêng cho HS đó.
2.4. Cách tính điểm đánh giá từng HS
Điểm mỗi
HS

Điểm thực
hành (nhóm)

Điểm vấn
đáp


Điểm thưởng
(nếu có)

3. Kế hoạch tổ chức hoạt động
3.I. CHUẨN BỊ
Trước giờ thực hành chia lớp thành các nhóm nhỏ; mỗi nhóm tối đa 4 người, lâp
danh sách nhóm. Tự phân cơng các thành viên chuẩn bị đầy đủ các mẫu vật, hóa chất,
dụng cụ.
3.II. TỔ CHỨC
Tại giờ thực hành:
Bước 1: GV hướng dẫn học sinh tiến hành các thí nghiệm theo nội dung bài thực hành.
Đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung kiến thức liên quan để thuyêt minh cơ
sở, giải thích các thí nghiệm và vận dụng thực tiễn đời sống.
Bước 2: Học sinh tiến hành thí nghiệm trong khoảng 10-15 phút.
Bước 3: Hết thời gian tiến hành các nhóm chưng bày kết quả và bắt đầu đánh giá.
Bước 4: HS tự đánh giá phần thực hành của nhóm mình theo tiêu chí đánh giá (bảng tiêu
chí HS đánh giá trên) do GV cung cấp. Sau đó GV lấy ý kiến đồng ý của lớp, nếu số đơng
đồng ý thì công nhận đánh giá theo số đông. Lúc này sẽ thu được điểm chung của cả
nhóm. (tối đa 5 điểm)

12


Bước 5: GV vấn đáp phần kiến thức lý thuyết từng HS trong mỗi nhóm, chọn xác xuất
một câu bất kì để vấn đáp, chấm điểm. Lúc này sẽ thu được điểm lý thuyết của từng HS.
Sau đó cộng điểm thực hành với điểm lý thuyết vấn đáp, điểm thưởng sẽ có điểm từng
HS.

HÌNH ẢNH MINH HỌA GIỜ THỰC HÀNH ĐƯỢC TIẾN HÀNH TẠI LỚP TRONG ĐIỀU KIỆN

CHƯA CĨ PHỊNG THỰC HÀNH DO ĐANG XÂY DỰNG NĂM HỌC 2020-2021

III. GIẢI PHÁP SỐ 3: ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU HỌC TẬP
Tôi cho HS thiết kế cẩm nang.
1. Tiêu chí sản phẩm
Tơi nêu ra yêu cầu về sản phẩm để HS biết cách làm cẩm nang.
Ví dụ trong chủ đề Cấu trúc tế bào, tôi cho HS làm cẩm nang cấu trúc tế bào có các tiêu
chí như sau:

2. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Xây dựng tiêu chí về sản phẩm của HS.
Bước 2: Hướng dẫn và giao cho HS thực hiện trong khoảng thời gian 1-2 tuần
tùy điều kiện.
3. Kết quả
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa cho sản phẩm cẩm nang của học sinh.

13


Nhận xét về kết quả thu được:

14


Khi cho HS tự thiết kế tài liệu học tập, rất nhiều năng lực của HS sẽ được bộc lộ
và phát huy : Hs chủ động tìm tịi kiến tức, chu đáo, tự học, cẩn trọng, khoa học, sáng
tạo… nhờ phương pháp học này các em HS thể hiện rất say sưa và u thích mơn học,
IV. GIẢI PHÁP SỐ 4: ĐÁNH GIÁ THƠNG QUA TRỊ CHƠI
Trên nền tảng phần mềm Powerpoint đa dạng màu sắc và sinh động. Tôi thiết kế
hiệu ứng trò chơi để đánh giá học tập của HS. Đây là hình thức kiểm tra đánh giá được

HS u thích nhất và hoạt động sơi nổi nhất. Các trị chơi có thể sử dụng để kiểm tra bài
cũ, khởi động bài mới, hoặc đánh giá một đơn vị kiến thức bất kì trong bài lên lớp.
Điều kiện cần để tổ chức các hoạt động đánh giá thông qua trị chơi là: Cần có:
Máy tính hỗ trợ, bảng tương tác sử dụng tốt, máy chiếu.
DƯỚI ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH MỘT TRONG SỐ NHỮNG TRỊ CHƠI TƠI ĐÃ TỪNG
TỔ CHỨC CHO HS TRONG CÁC GIỜ GIẢNG DẠY

IV.1. Trò chơi: Giải cứu đại dương
* Thiết kế
Ví dụ trong phần kiểm tra bài cũ kết hợp khởi động bài học bài 13: Ảnh hưởng của môi
trường lên hoạt động của gen. Tơi thiết kế trị chơi này dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Sau mỗi câu hỏi có 1 tấm lưới chụp lấy 1 động vật biển. HS trả lời trong khoảng thời gian
quy định, nếu đúng thì tấm lưới được gỡ ra và động vật được giải phóng.
* Tổ chức
Bước 1: Tuyển chọn người tham gia.
- Mời HS là tình nguyện viên lên tham gia hoạt động, khoảng 4-6 người xếp 1 hàng và
điểm danh 1,2 lặp lại. Sau đó những người có số 1 về 1 đội, người số 2 về 1 đội. Hai đội
mỗi đội đứng 1 bên bảng tương tác và thi đấu trực tiếp với nhau.
- Mời 1 HS lên làm thư kí ghi chép kết quả.
- Mời 1 HS lên làm trọng tài chính.
- Cả lớp vừa làm khán giả vừa làm trọng tài đánh giá đội thắng trong từng câu.
Bước 2: GV công bố quy định trò chơi và bắt đầu chơi.
1- Nhiệm vụ trọng tài: chuyển câu hỏi, mỗi câu hỏi mới xuất hiện sẽ có đồng hồ chạy
định mức thời gian 1 phút/1 câu.

15


2- Nhiệm vụ các đội chơi: Đọc nhanh câu hỏi và chọn đáp án đúng thì nhanh tay click
vào đáp án đó. Chỉ được chọn đúng 1 lần duy nhất:

- Nếu đúng: tấm lưới sẽ nhấc ra và giải cứu thành cơng 1 động vật và giành phần thắng
câu đó.
- Nếu sai: đáp án đó sẽ trơi đi và cịn 3 đáp án cho đội còn lại chọn.
- Nếu đội cịn lại chọn sai tiếp thì sẽ mời khán giả lên tham gia và điểm thưởng cho khán
giả.
3- Nhiệm vụ thư kí ghi lại kết quả đội thắng từng câu hỏi, và cuối cùng tính tổng số lượt
đúng của tứng đội và chọn ra đội thắng.
Bước 3: GV đánh giá tổng kết điểm các đội thi và kết luận những vấn đề, kiến thức
liên quan đến các câu hỏi và dẫn dắt vào bài mới.
IV.2. Trò chơi: câu cá.
* Thiết kế: Trò chơi được sử dụng trong trong hoạt động khởi động kết hợp kiểm tra bài
cũ. Thiết kế dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi có các đáp án là những chú
cá có màu sắc khác nhau đang bơi sinh động và bắt mắt. HS đọc nhanh câu hỏi và click
vào con cá có mang đáp án đúng.
* Tổ chức hoạt động: cách tổ chức tương tự như trị chơi Giải cứu đại dương đã trình
bày ở trên.
IV.3. Trò chơi: Vòng xoay may mắn
Thiết kế - sử dụng: click vào vòng xoay cho vòng xoay quay trịn, sau đó click lần tiếp
theo vịng xoay dừng ngẫu nhiên tại một số thứ tự bất kì. Vịng xoay này có thể dùng để
chọn ngẫu nhiên nhóm được đặt tên theo số tương ứng; hoặc học sinh có số thứ tự
tương ứng.
IV.4. Trị chơi: Hộp q bí mật
* Thiết kế - sử dụng: trò chơi được sử dụng trong hoạt động tìm tịi kiến thức mới.
GV u cầu HS nghiêm cứu một số nội dung và tham gia trò chơi. Mỗi một hộp quà HS
chọn lựa sẽ là 1 câu hỏi, trả lời được câu hỏi đó HS được mở hộp quà. GV chuẩn bị phần
quà nhỏ để tặng HS.
Dưới đây là kế hoạch bài dạy có sử dụng một số giải pháp đã nêu trên.

Bài 21 . DI TRUYỀN Y HỌC
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế, hậu quả và cách phòng, chữa các bệnh tật
di truyền ở người.
- Phân biệt được bệnh di truyền phân tử với các hội chứng liên quan đến nhiễm sắc thể.
- Nêu khái niệm bệnh ung thư, nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và cách phòng trị bệnh
ung thư
- Vận dụng những hiểu biết về di truyền học vào y học và đời sống.
2. Năng lực:
Năng lực
Mục tiêu

hóa
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
- Nêu được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế, hậu
quả và cách phòng, chữa một số bệnh tật di truyền ở (1)
người.
Năng lực sinh học
- Phân biệt được bệnh di truyền phân tử với các hội
(2)
chứng liên quan đến nhiễm sắc thể.

16


Tìm hiểu thế giới
sống

- Nêu khái niệm bệnh ung thư, nguyên nhân, cơ chế
gây bệnh và cách phòng trị bệnh ung thư.
- Tìm hiểu thực tế một số bệnh di truyền phân tử và

NST như: Bệnh bạch tạng, Hội chứng Đao hay bệnh
ung thư
- Vận dụng những hiểu biết về di truyền học vào y
học và đời sống.

(3)

(4)

Vận dụng kiến thức,
(5)
kĩ năng đã học
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác
Phân cơng và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm (6)
Tự chủ và tự học
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về di truyền y
(7)
học.
Giải quyết vấn đề và Đề xuất các biện pháp phòng và trị một số bệnh di
sáng tạo
truyền ở cấp phân tử và NST như bệnh máu khó
(8)
đơng, hội chứng Đao, hay ung thư máu ác tính do
đột biến cấu trúc NST…
3. Phẩm chất
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi
(9)
việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cơng

Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được
(10)
phân cơng
Trung thực
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả
(11)
đã làm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
- Hình 21.1, 21.2
- Các hình ảnh về bệnh di truyền phân tử và NST, bệnh ung thư.
2. Học sinh.
- Đọc trước nội dung bài 20
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP ( 5 PHÚT)
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về các bệnh tật di truyền.
2. Nội dung:
- HS hoạt động đội nhóm :
CH1: lật các mảnh ghép để tìm ra bức tranh bằn cách trả lời nhanh các câu hỏi sau:

17


18


CH2: Ý nghĩa của bức tranh bệnh viện di truyền y học là gì?

3. Sản phẩm học tập
CH1: Câu trả lời của HS: đáp án trên slide đã chụp ảnh trên.
CH2: .=> Bức tranh hướng tới tìm hiểu về nội dung bài mới. Di truyền y học là một bộ
phận của Di truyền học người, là khoa học nghiên cứu và ngăn ngừa hậu quả của các
bệnh di truyền
4. Tổ chức hoạt động
* Tổ chức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
Tuyển chọn người tham gia.
- Mời HS là tình nguyện viên lên tham gia hoạt động, khoảng 4-6 người xếp 1 hàng và
điểm danh 1,2 lặp lại. Sau đó những người có số 1 về 1 đội, người số 2 về 1 đội. Hai đội
mỗi đội đứng 1 bên bảng tương tác và thi đấu trực tiếp với nhau.
- Mời 1 HS lên làm thư kí ghi chép kết quả.
- Mời 1 HS lên làm trọng tài chính.
- Cả lớp vừa làm khán giả vừa làm trọng tài đánh giá đội thắng trong từng câu.
GV cơng bố quy định trị chơi và bắt đầu chơi.
1- Nhiệm vụ trọng tài: chuyển câu hỏi, mỗi câu hỏi mới xuất hiện sẽ có đồng hồ chạy
định mức thời gian 1 phút/1 câu.
2- Nhiệm vụ các đội chơi: Đọc nhanh câu hỏi và chọn đáp án đúng thì nhanh tay click
vào đáp án đó. Chỉ được chọn đúng 1 lần duy nhất:
- Nếu đúng: tấm lưới sẽ nhấc ra và giải cứu thành công 1 động vật và giành phần thắng
câu đó.
- Nếu sai: đáp án đó sẽ trơi đi và cịn 3 đáp án cho đội còn lại chọn.
- Nếu đội còn lại chọn sai tiếp thì sẽ mời khán giả lên tham gia và điểm thưởng cho khán
giả.
3- Nhiệm vụ thư kí ghi lại kết quả đội thắng từng câu hỏi, và cuối cùng tính tổng số lượt
đúng của tứng đội và chọn ra đội thắng.
- HS nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động thi đấu với nhau dựa trên kiến thức cũ và phần mở đầu bài 21 thảo luận

thống nhất câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi
- Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận – Nhận định: GV nhận xét và dẫn dắt vào nội dung bài mới:….
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ)
Trong hoạt động này GV hướng dẫn học sinh khám phá “ bệnh viện di truyên y
học” thơng qua 2 hoạt động chính: đóng vai các y bác sĩ và bệnh nhân và thực hiện
nhiệm vụ học tập.
HS khám phá “bệnh viện di truyền y học” với các nhiệm vụ học tập gồm:
1. Tìm hiểu một số bệnh, hôi chúng bệnh, tật di truyền cụ thể về: khái niệm, nguyên nhân,
cơ chế, biểu hiện, biện pháp phịng ngừa. Và sau đó phân loại bệnh tật di truyền vào từng
nhóm.
2. HS thuyết minh nội dung đã chuẩn bị.
3. HS đánh giá lẫn nhau.

19


Tôi tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Tôi phát cho mỗi HS một phiếu học tập như sau:
Dưới đây là nội dung phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI 21: DI TRUYỀN Y HỌC
Họ và tên:………………………………………………………Lớp………………
HOẠT ĐỘNG 1: PHÁT HIỆN BỆNH, TẬT DI TRUYỀN
1. HỘI CHỨNG ĐAO
2. PHENYL KETO NIỆU
- Nguyên nhân gây Đao (đột biến
- Khái niệm?

gì)?..............................................................
….......................................................
- Biểu hiện?.............................................
- Nguyên nhân gây bệnh (đột biến gì)?
- ….....................................................
…......................................................................
- Cơ chế? …………………………………….
- Cơ chế?
- Biểu hiện?.............................................
……………………………………………
Biện pháp chữa trị?
- Nguy cơ sinh con Đao phụ thuộc yếu tố
…......................................................................
nào?………………………………………
3. UNG THƯ GAN LÀNH/ÁC TÍNH
4. BẠCH TẠNG
- Ung thư là gì?................................
- Ngun nhân (do đột biến nào)?
- Phân biệt u lành tính-ác tính?
5. UNG THƯ MÁU
- Nguyên nhân (do đột biến gì)?
7. TƠC NƠ
- Nguyên nhân?
- Biểu hiện?

6. UNG THƯ VÚ LÀNH/ÁC TÍNH
- Phân biệt u lành tính-ác tính
8. HỘI CHỨNG TIẾNG MÈO KÊU
- Nguyên nhân (do đột biến gì)?
- Biểu hiện?


HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN BIỆT CÁC NHÓM BỆNH, TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI

20


BỆNH DI
TRUYỀN
PHÂN TỬ

HỘI CHỨNG LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỘT BIẾN
NST

BỆNH UNG THƯ

Khái niệm
Nguyên nhân, cơ chế
chung
Trong 8 bệnh, hội
chứng bệnh trên,
bệnh nào thuộc
nhóm này? Giải
thích?
Biện pháp phịng
ngừa,chữa trị
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHĨM THUYẾT TRÌNH
Tiêu
chí
Nội

dung
Hình
thức
Phong
cách
Thời
gian

u cầu
- Đủ đúng
- Đẹp,
khoa học
- Tự tin,
hấp dẫn
- Đúng
giờ

Thang
điểm
5

1

2

3

4

NHÓM

5
6
7

8

I

II

2
2
1

HS chuẩn bị kiến thức theo các nội dung trong phiếu học tập trên.
Bước 2: Tôi chia lớp thành 11 nhóm, mỗi nhóm 3-5 người. Mỗi nhóm cử một HS lên
bốc thăm thẻ nhiệm vụ học tập. Có 11 thẻ như sau:

21

III


Trong 11 nhóm có 8 nhóm đóng vai bệnh nhân ứng với các bệnh từ 1→8 như thẻ nhiệm
vụ bốc được. Và 3 nhóm đóng vai y bác sĩ của 3 khoa là I, II, III như thẻ đã bốc được.
Các nhóm chuẩn bị trước một giấy A0, bút mầu, bút dạ. Khi nhận nhiệm vụ sẽ tóm tắt nội
dung báo cáo theo hướng dẫn từ phiếu học tập để thuyết minh.
Các nhóm đóng vai bệnh nhân lên thuyết minh về bệnh tật của mình trước. Rồi đến các
nhóm đóng vai y bác sĩ di truyền. Cuối cùng các Y bác sĩ sẽ chọn lựa những bệnh nhân
nào thuộc nhóm bệnh của mình rồi cùng nhau đề xuất biện pháp phịng ngừa chữa trị.

Tiêu chí chấm điểm thuyết minh đã có sẵn trong phần cuối của phiếu học tập như trên.
HOẠT ĐỘNG 1: PHÁT HIỆN BỆNH, TẬT DI TRUYỀN
a. Mục tiêu: (1), (2), (6), (7), (9), (10), (11).
b. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân : Đọc SGK trang 87, 88, 89 và quan sát hình ảnh về bệnh tật di
truyền: Hội chứng Đao, bệnh phêninkêto niệu, bệnh bạch tạng, toc nơ, ung thư máu,
ung thư gan, hôi chứng tiếng mèo kêu,ung thư vú.
- Hoạt động nhóm : Thảo luận hồn thành phiếu học tập:
1. HỘI CHỨNG ĐAO
- Nguyên nhân gây Đao (đột biến
gì)?..............................................................
- Biểu hiện?.............................................
- ….....................................................

2. PHENYL KETO NIỆU
- Khái niệm?
….......................................................
- Nguyên nhân gây bệnh (đột biến gì)?
…......................................................................
- Cơ chế? …………………………………….
- Biểu hiện?.............................................
Biện pháp chữa trị?
…......................................................................

- Cơ chế?
……………………………………………
- Nguy cơ sinh con Đao phụ thuộc yếu tố
nào?………………………………………

3. UNG THƯ GAN LÀNH/ÁC TÍNH

- Ung thư là gì?................................
-

4. BẠCH TẠNG
- Ngun nhân (do đột biến nào)?

Phân biệt u lành tính-ác tính?

22


5. UNG THƯ MÁU
- Nguyên nhân (do đột biến gì)?

6. UNG THƯ VÚ LÀNH/ÁC TÍNH
- Phân biệt u lành tính-ác tính?

7. TƠC NƠ
- Nguyên nhân?

8. HỘI CHỨNG TIẾNG MÈO KÊU
- Nguyên nhân (do đột biến gì)?

-

Biểu hiện?

-

c. Sản phẩm học tập:

Nội dung phiếu học tập
1. HỘI CHỨNG ĐAO

Biểu hiện?

2. PHENYL KETO NIỆU

- Nguyên nhân: 3NST số 21 ( ĐB lệch bội)
- Biểu hiện: |+ Biểu hiện cả ở nam và nữ.
+ cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch,
lông mi ngắn mà thưa, lưỡi dày và dài,
ngón tay ngắn, cơ thể phát triển chậm, si
đần, thường vô sinh.
+ sống được vì NST số 21 nhỏ, chứa ít gen.
+ tỉ lệ sinh con mắc hội chứng Dao tăng lên
cùng với tuổi sinh con của mẹ.
- Cơ chế: một trong 2 bên bố mẹ: cặp NST
21 giảm phân khơng bình thường (ví dụ ở
người mẹ ) cho GT mang 2 NST 21, khi thụ
tinh kết hợp với GT bình thường có 1 NST
21 tạo thành hợp tử 3 NST 21 → cơ thể mang
3 NST 21 gây nên hội chứng Đao.
- Cách phịng bệnh : Khơng nên sinh con
khi tuổi cao

23

*Khái niện: là bệnh rối loạn chuyển hóa:
*Nguyên nhân: do ĐB gen lặn trên NST
thường gây nên.

* cơ chế:
+ Người bình thường: gen tổng hợp enzim
chuyển hố phêninalanin → tirơzin
+ Người bị bệnh: gen bị ĐB không tổng
hợp được enzim này nên phêninalanin tích
tụ trong máu đi lên não đầu độc TB→ trẻ bị
thiểu năng, chậm phát triển.
* Chữa bệnh: phát hiện sớm ở trẻ rồi cho ăn
kiêng.
• Tuy nhiên khơng thể loại hoàn toàn
phenyl – alanin ra khỏi khẩu phần ăn
vì đây là axit amin khơng thay thế.


3. UNG THƯ GAN LÀNH/ÁC TÍNH

4. BẠCH TẠNG

. Khái niệm: Ung thư là 1 loại bệnh đặc - Nguyên nhân (do đột biến nào)?
trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được - Đột biến gen lặn trên NST thường.
của một số loại TB cơ thể dẫn đến hình thành
các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
- u lành tính: tế bào ung thư chỉ tạo 1 khối u.
- u ác tính: Khối u được gọi là ác tính khi các
TB của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu
di chuyển đến các nơi khác trong cơ thể tạo
các khối u khác nhau.
5. UNG THƯ MÁU
- Nguyên nhân (do đột biến gì)?
- Đột biến mất đoạn số 21


6. UNG THƯ VÚ LÀNH/ÁC TÍNH
- Phân biệt u lành tính-ác tính?

7. TƠC NƠ
- Nguyên nhân? Thể 1, XO
- Biểu hiện? nữ, lùn, vô sinh

8. HỘI CHỨNG TIẾNG MÈO KÊU
- Nguyên nhân (do đột biến gì)? Mất
đoạn số 5
- Biểu hiện? chết yểu

- u lành tính: tế bào ung thư chỉ tạo 1 khối
u.
- u ác tính: Khối u được gọi là ác tính khi
các TB của nó có khả năng tách khỏi mô
ban đầu di chuyển đến các nơi khác trong
cơ thể tạo các khối u khác nhau.

d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu HS đọc mục I, II, III trang 87, 88,
-Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
89 và quan sát hình ảnh về bệnh phênikêto
- HS bốc được thẻ bệnh nhân thì đóng vai bệnh
niệu và hội chứng Đao, ung thư máu, toc nơ,
nhân và thuyêt minh về bênh tật di truyền nhóm

ung thư gan, ung thư vú….
mình đã chuẩn bị.
- HS lên bốc thăm thẻ nhiệm vụ học tập.
- Hoạt động nhóm : Thảo luận hồn thành
phiếu học tập :
- Từng nhóm lên thuyêt minh về nội dung đã
chuẩn bị
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Định hướng, giám sát:
- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh
+ Quan sát giúp đỡ nhóm yếu hơn
- Mỗi nhóm phân cơng nhiệm vụ cho các thành
viên ghi vào phiếu cá nhân sau đó thống nhất
ghi vào phiếu học tập lớn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm.
- Các nhóm nộp sản phấm
- Gv yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày
- Đại diện một số nhóm được chỉ định trình
bày.
- Các nhóm HS khác lắng nghe và bổ sung.
- hs đánh giá lẫn nhau.
Bước 4. Kết luận, nhận định

24


×